1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ thành phố hà nội lãnh đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương từ năm 2000 đến năm 2012

93 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Bộ Thành Phố Hà Nội Lãnh Đạo Công Tác Nghiên Cứu, Biên Soạn Lịch Sử Đảng Bộ Địa Phương Từ Năm 2000 Đến Năm 2012
Trường học trường đại học
Chuyên ngành nghiên cứu lịch sử
Thể loại bài luận
Năm xuất bản 2012
Thành phố hà nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 418 KB

Nội dung

1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt chặng đường lịch sử hơn 80 năm từ khi thành lập, xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đến công tác tư tưởng, lý luận Một trong những nhiệm vụ của công tác tư tưởng, lý luận là tổng kết công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền và giáo dục lịch sử Đảng Ngày 24-1-1962, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng được thành lập có nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn và tổng kết lịch sử toàn Đảng Sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đạt được nhiều kết quả quan trọng có ý nghĩa lịch sử Tuy nhiên, trên hành trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta đã gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn như: sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, nhân quyền, dân chủ… nhằm tiến hành “diễn biến hòa bình”, âm mưu gây bạo loạn, lật đổ Nhiều luận điệu sai trái, phản động xuyên tạc sự thật lịch sử được tung lên các phương tiện thông tin đại chúng đã tác động không nhỏ đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân Trong xã hội, xuất hiện một bộ phận cán bộ, đảng viên dao động về tư tưởng, thoái hóa về đạo đức, lối sống, thậm chí sa ngã, biến chất và vi phạm pháp luật Điều đáng báo động là một bộ phận giới trẻ sống không có lý tưởng, lãng quên quá khứ và không biết trân trọng những truyền thống hào hùng, vẻ vang của dân tộc mà biết bao thế hệ đã hy sinh xương máu qua hàng ngàn năm lịch sử để xây dựng đất nước như hôm nay Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh công tác tư tưởng, lý luận, nhất là công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, để 2 khẳng định “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng và dân tộc ta Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng phải được tiến hành một cách toàn diện, có hệ thống từ Trung ương đến địa phương, nhằm làm rõ các chặng đường lịch sử, hoạt động đấu tranh cách mạng của các cấp Đảng bộ Từ đó, nêu bật những thành tựu, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm; tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, bồi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ Đổi mới Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, ngày 28/8/2002, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 15 - CT/TW về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” [3, tr.1] Lịch sử Đảng bộ địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử toàn Đảng, là biểu hiện sinh động và cụ thể của lịch sử toàn Đảng, minh chứng cho lịch sử toàn Đảng bằng những sự kiện diễn ra trong quá trình phát triển lịch sử ở địa phương “Những bài học kinh nghiệm của lịch sử Đảng bộ địa phương bổ sung vào kho tàng bài học kinh nghiệm chung của lịch sử toàn Đảng” [69, tr.27] Nghiên cứu, tổng kết lịch sử Đảng bộ, ngoài việc đáp ứng nhiệm vụ cách mạng của địa phương, còn làm sáng tỏ việc các Đảng bộ địa phương vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi địa phương Qua đó, góp phần quan trọng vào việc khẳng định đường lối cách mạng của Đảng đúng đắn và khoa học Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương bao gồm công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản, tuyên truyền, giáo dục lịch sử các Đảng bộ; lịch sử truyền thống các ban, ngành, đoàn thể 3 Đối với Thành phố Hà Nội, việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương được hình thành đến nay đã được hơn 50 năm (1962 - 2014) Trong thời kỳ đổi mới, nhất là sau khi có Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (năm 2002), Đảng bộ Hà Nội đã quan tâm lãnh đạo đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn và tuyên truyền lịch sử Đảng bộ địa phương Thực hiện sự lãnh đạo của Thành ủy và các cấp ủy, chính quyền địa phương, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ trên địa bàn Thành phố đạt được những kết quả quan trọng, song cũng chưa đáp ứng thật tốt với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra Nội dung biên soạn, phương pháp triển khai, quy chế thẩm định, phối hợp xuất bản… cần được xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện nhằm đưa ra những biện pháp hợp lý hơn để góp phần nâng cao chất lượng công tác lịch sử Đảng trong thời gian tới Tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương là việc làm cần thiết nhằm khẳng định những thành tựu, chỉ ra hạn chế Qua đó, kịp thời đề ra chủ trương, giải pháp hợp lý nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, thiết thực góp phần vào việc tổng kết công tác lịch sử Đảng toàn quốc Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương từ năm 2000 đến năm 2012” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Công tác nghiên cứu, biên soạn và tuyên truyền lịch sử Đảng, lịch sử Đảng bộ địa phương đã có một số tác giả và công trình nghiên cứu, đề cập ở các khía cạnh khác nhau: Bài viết, bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước: - Trường Chinh (1963), Bài nói chuyện tại Hội nghị nghiên cứu 4 Lịch sử Đảng, ngày 27/12/1963, lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng - Trường Chinh(1985), Về công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng (Một số bài nói và viết, Viện lịch sử Đảng, lưu hành nội bộ - Trần Đình Hoan (2002), “Nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là nhiệm vụ nặng nề, khó khăn nhưng rất vẻ vang”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (12) - Trương Tấn Sang (2008), “Cần tạo ra những bước tiến mới trong nghiên cứu, tuyên truyền, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (3)… Những bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước là những ý kiến chỉ đạo chung về công tác biên soạn lịch sử toàn Đảng Các công trình về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ địa phương: - Khổng Đức Thiêm (1999), Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương trong điều kiện hiện nay , đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Lịch sử Đảng, Học Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội - Nguyễn Tĩnh Khảm (2007), “Về đội ngũ cán nộ làm công tác lịch sử Đảng ở địa phương”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (3) - Phạm Đức Kiên (2008), Quan điểm và sự chỉ đạo của Đnảg đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội - Tạp chí Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Đảng (2008), Về phương pháp nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam , Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội - Hoàng Thị Kim Thanh (2009), Khảo sát công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố Nam bộ sau khi có chỉ thị 15 5 ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002 - 2008), đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Những công trình, bài viết của các tác giả chủ yếu xoay quanh vấn đề viết lịch sử Đảng bộ địa phương, thực trạng tổ chức, đội ngũ cán bộ, công tác nghiên cứu, biên soạn…Từ đó, đưa ra quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch sử Đảng bộ địa phương Một số bài viết, công trình nghiên cứu về công tác Lịch sử Đảng ở các tỉnh, thành phố trong cả nước: - Vũ Tiến Tuynh (2008), “Công tác chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng ở thành phố Hà Nội”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (7) - Nguyễn Kim Chiến (2010), Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương từ năm 1997 đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội - Nguyễn Thành Tài (2010), Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận từ năm 1992 đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội - Huỳnh Văn Tới (2009), “Công tác biên soạn, xuất bản lịch sử ở tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí lịch sử Đảng, (6) Những công trình, bài viết bước đầu đề cập đến công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và sự lãnh đạo của các Đảng bộ các tỉnh, thành trong việc chỉ đạo công tác lịch sử Đảng bộ địa phương 3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích của luận văn - Làm rõ quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản và tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ, 6 lịch sử truyền thống địa phương - Tổng kết kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong việc lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương 3.2 Nhiệm vụ của luận văn - Hệ thống hóa các văn kiện, nghị quyết của Đảng và của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ - Trình bày quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp - Khẳng định những kết quả, chỉ ra những hạn chế trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống - Bước đầu tổng kết một số kinh nghiệm của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong việc lãnh đạo công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn - Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương - Quá trình chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương 4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu vấn đề trong phạm vi Thành phố Hà Nội, từ năm 2000 đến năm 2012 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1 Cơ sở lý luận của luận văn Luận văn được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam 7 trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ Ngoài ra, luận văn cũng dựa trên các văn bản liên quan đến công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, của Trung ương Đảng, Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo của thành phố Hà Nội đối với công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic; đồng thời có sự kết hợp các phương pháp: đối chiếu, so sánh, thống kê tổng hợp… nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cần đề cập Luận văn chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu các văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố; các chương trình, kế hoạch; quyết định; báo cáo hàng năm của Thành ủy và các công trình về nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ có liên quan 6 Những đóng góp về khoa học của luận văn - Luận văn đã góp phần tập hợp và hệ thống hóa các chủ trương, quan điểm của Trung ương Đảng và Đảng bộ Thành phố Hà Nội về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương từ năm 2000 đến năm 2012 - Luận văn góp phần làm rõ hơn về nội dung, phương pháp và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng ở Thành phố Hà Nội Đồng thời, phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học những thành tựu, hạn chế và đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương từ năm 2000 đến năm 2012 Từ đó góp phần làm sáng tỏ việc thực hiện Chỉ thị số 15 CT/TW của Trung ương Đảng, của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, là cơ sở khoa học cho việc hoạch định phát triển công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội 8 những năm tiếp theo 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống tại một số cơ sở đào tạo của Thành phố Hà Nội 8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết 9 Chương 1 CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2007 1.1 KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1.1 Vị trí địa lý, dân số và địa danh lịch sử Hà Nội là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dầy lịch sử nghìn năm văn hiến Nhân dân Hà Nội yêu chuộng hoà bình, thiết tha với độc lập tự do Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời Một tháng sau sự kiện vĩ đại đó, ngày 17/3/1930, Đảng bộ Hà Nội được thành lập Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảng bộ và nhân dân Hà Nội nêu cao truyền thống đoàn kết, phấn đấu không ngừng nghỉ trong cao trào giải phóng dân tộc, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược góp phần giữ vững non sông bờ cõi, xây dựng phát triển Thủ đô Thực hiện Nghị quyết số 15 NQ/QH của Quốc hội, từ ngày 1-8-2008, địa giới hành chính thành phố Hà Nội được mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích và dân số của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, Đông Xuân của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình Với địa giới hành chính mới, không chỉ tiềm năng về đất đai, con người mà còn những giá trị truyền thống của Thủ đô Hà Nội ngày càng được phát huy trong công cuộc đổi mới [14, tr.8] Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính, có tổng diện tích tự nhiên là 3.344,60 km Phía đông thành phố Hà Nội là hai tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên Phía tây và tây bắc giáp tỉnh Hoà Bình và tỉnh Phú Thọ Phía bắc là tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Thái Nguyên Phía nam giáp tỉnh Hà Nam Dân số của Hà Nội sau năm mở rộng địa giới hành chính là 6.537,9 ngàn người, cư trú ở 10 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, 10 Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông và 19 huyện, thị ngoại thành là: Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Quốc Oai, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây [14, tr.12] Hiện nay, địa bàn thành phố Hà Nội giữ vị trí phía tây vùng đồng bằng Bắc Bộ Địa bàn thành phố thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam và từ tây sang đông Hà Nội sau mở rộng là cầu nối trực tiếp với các vùng Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc và các tỉnh phía nam, có sông Đà ở phía tây, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Công ở phía bắc Sông Hồng chảy qua địa bàn thành phố mà phía bắc và phía đông của dòng sông có các huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm và quận Long Biên Sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy chảy qua giữa địa bàn thành phố Các tuyến giao thông đường bộ trước khi mở rộng địa bàn, như đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ số 1, số 2, số 3, số 5, số 6, đường 11a (nay là đường 32) và hiện đang có thêm các tuyến đường cao tốc, các tuyến đường vành đai, cùng các cây cầu bắc qua sông Hồng đã đưa Hà Nội vươn tới mọi miền của đất nước Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài không chỉ đáp ứng yêu cầu bay trong nước mà còn bay đến nhiều nước trên thế giới của thời mở cửa Trên địa bàn thành phố, với hai khu vực nội thành và ngoại thành Khu nội thành gồm 10 quận, đây là nơi mật độ dân số đông, là trung tâm chính trị - hành chính của đất nước, với các cơ quan ban ngành của Trung ương và thành phố, các cơ quan ngoại giao đóng trên địa bàn, là nơi kinh tế thương mại - dịch vụ sầm uất [14, tr.20] Khu vực ngoại thành gồm 19 huyện thị rộng lớn, đó là vùng núi đồi trung du và vùng đồng bằng trù phú gồm các huyện: Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây, Ba Vì, Mê Linh, Sóc Sơn thuộc 79 Để tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn các công trình lịch sử Đảng của các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội Từ thực tiễn tổ chức nghiên cứu, biên soạn và những yêu cầu về nâng cao chất lượng Việc nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng bộ phải được coi như là một đề tài khoa học và tuân theo một quy trình công phu, nghiêm túc và chặt chẽ cụ thể như sau: Đảng bộ ra Nghị quyết chuyên đề để quán triệt trong địa phương, từ đó nâng cao ý nghĩa tầm quan trọng của vấn đề, huy động được cao nhất các yếu tố thuận lợi trong việc sưu tầm tài liệu, tư liệu, nhân chứng lịch sử Thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo làm Phó ban thường trực và một số ủy viên do cấp ủy chỉ định Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết của cấp ủy về nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ Lập Ban Biên tập gồm một chủ biên và một số biên tập viên Ban biên tập chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo về việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn bao gồm từ sưu tầm, xác minh, hệ thống hóa tư liệu, viết biên niên, xây dựng đề cương, bảo vệ đề cương và viết bản thảo, đề xuất những nội dung cần tổ chức hội thảo, chỉnh sửa bản thảo sau hội thảo Về các bước tiến hành cụ thể cần thực hiện theo thứ tự sau: + Lập kế hoạch nghiên cứu, biên soạn; + Dự trù kinh phí chi tiết cho từng công việc; + Viết biên niên sự kiện; + Viết bản thảo; + Tổ chức Hội thảo khoa học; 80 + Chỉnh sửa sau Hội thảo; + Thẩm định bản thảo; + Tổ chức việc in ấn, phát hành Đảng bộ các địa phương cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động về công tác lịch sử Đảng hàng năm và từng giai đoạn để chủ động tổ chức triển khai thực hiện, xác định mục tiêu và hướng nghiên cứu mang tính chuyên sâu và đặc thù của địa phương để tổng kết, hình thành luận chứng xây dựng các đề tài khoa học có quy mô và ý nghĩa lớn Các cấp ủy phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ chủ trương của Trung ương và thực tiễn của địa phương, các sở ngành để xác định đúng nhiệm vụ và từ đó đề ra được những giải pháp kịp thời, thích hợp, nhằm chỉ đạo từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống 3.3.3 Quan tâm lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy cán bộ nghiên cứu lịch sử tinh gọn, có trình độ, đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ có chuyên môn lịch sử là lực lượng chủ yếu thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp Chất lượng tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác lịch sử Đảng càng cao thì chất lượng công tác lịch sử Đảng càng được nâng lên Ngược lại, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác lịch sử Đảng Tiếp tục củng cố nhân sự của phòng Lịch sử Đảng trực thuộc Ban Tuyên giáo, cán bộ chuyên trách công tác lịch sử Đảng ở các quận, huyện, thị xã từ đó xây dựng các chương trình kế hoạch cụ thể để triển khai đồng bộ các mặt công tác chuyên môn Tăng cường công tác chỉ đạo nghiên cứu biện soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống ở các bộ, ban 81 ngành ở từng địa phương nâng cao chất lượng các công trình được xuất bản Đáp ứng yêu cầu về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ của các cấp trong thời gian tới cần phải tiếp tục nâng cao trình độ cho đội ngũ đang trực tiếp làm công tác hiện nay bằng cách: xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tạo được những cán bộ chủ chốt có trình độ đúng chuyên ngành và có kinh nghiệm để có thể chủ trì thực hiện các công trình và tham mưu được cho cấp ủy trong công tác triển khai nghiên cứu biên soạn, thẩm tra… Quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện về vật chất và tinh thần, động viên mọi người tâm huyết hơn đối với công việc được giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ công tác lịch sử Đảng bộ của địa phương Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên hơn nữa với Viện Lịch sử đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ nhằm giải quyết tốt các vấn đề liên quan trong công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử Đảng ở địa phương Duy trì và thực hiện tốt nội dung các báo cáo về công tác lịch sử Đảng bộ địa phương gửi Viện Lịch sử đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Để xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử đảm bảo chất lượng, có tầm, có tâm và tinh thần, trách nhiệm, làm việc thực sự tâm huyết, say mê nghiên cứu khoa học và có bản lĩnh chính trị đối với quá khứ, hiện tại và tương lai, đối với Đảng, với nhân dân và đất nước, yêu cầu đặt ra với các cấp ủy đảng là phải thường xuyên chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu lịch sử và lịch sử Đảng bộ có phẩm chất, trình độ, năng lực, phương pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ các cấp và những vấn đề của lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam đặt ra Đồng thời biết vận dụng trong các trang bản thảo lịch sử phát huy 82 sức mạnh trí tuệ của nhân dân, của toàn Đảng bộ trong công trình nghiên cứu lịch sử Đảng bộ địa phương 3.3.4 Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiên cứu, biên soạn, thẩm định, xuất bản các công trình lịch sử Đảng bộ địa phương Mỗi tác phẩm lịch sử là một công trình khoa học xã hội Để xuất bản được một công trình, phải trải qua nhiều công việc, mỗi công việc cần có những quy trình cụ thể Thường các công trình lịch sử của Trung ương hay địa phương, có khâu thực hiện vắn tắt, nhưng về cơ bản đều phải trải qua một quy trình từ xây dựng kế hoạch; sưu tầm tư liệu; đến nghiên cứu, biên soạn; tổ chức hội thảo, xin ý kiến đóng góp của tập thể, cá nhân đã từng tham gia công tác tại địa phương, các sở, ngành; lấy ý kiến thẩm định của cơ quan chức năng để tu chỉnh xong mới đưa đi xuất bản Mỗi bước, mỗi công việc đều có vai trò tác dụng nhất định Xây dựng kế hoạch là bước khởi đầu quan trọng Kế hoạch là sự hoàn thiện ý tưởng về cuốn sách Trong kế hoạch chứa đựng toàn bộ mục đích, yêu cầu, lí do viết sách, nội dung chính của cuốn sách, các chương mục; các bước tiến hành và thời gian cụ thể hoàn thành Trước khi nghiên cứu, biên soạn phải tiến hành sưu tầm tư liệu Tư liệu cơ bản cần tìm đủ là cơ sở cho việc nghiên cứu, biên soạn cuốn lịch sử Công việc nghiên cứu, biên soạn, chỉ có thể được tiến hành khi có đầy đủ tư liệu, nếu không sẽ gặp khó khăn và không thể thực hiện được Thường thì tư liệu không bao giờ có đầy đủ ngay mà người biên soạn phải biết cách tổ chức sưu tầm, khai thác ở các nguồn như: kho lưu trữ, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo, công văn, ảnh, sách báo, các nhân chứng lịch sử ở cả Trung ương và địa phương 3.3.5 Xây dựng mối quan hệ, phối kết hợp chặt chẽ giữa các địa phương trên địa Thành phố với Viện lịch sử Đảng Trung ương 83 Trong mối quan hệ giữa lịch sử toàn Đảng và lịch sử Đảng bộ địa phương, Lịch sử Đảng bao gồm lịch sử các địa phương trong cả nước, lịch sử Đảng bộ địa phương là một phần cụ thể của lịch sử toàn Đảng Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương trước đây, nay là Viện Lịch sử Đảng, là cơ quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, thẩm định lịch sử Đảng bộ các địa phương Trên địa bàn thành phố, các quận, huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn; luôn có mối quan hệ mất thiết, gắn bó với nhau cả địa lý, con người và văn hóa - xã hội Do đó, khi nghiên cứu lịch sử cụ thể của từng địa phương có thể có mối liên quan đến địa phương khác, hoặc có khi liên quan đến các tỉnh, thành khác Điều đó đặt ra yêu cầu phải xây dựng được mối quan hệ và phối hợp, hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương Để thực hiện tốt sự phối hợp, hợp tác giữa các địa phương, đơn vị, Đảng bộ Thành phố chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác lịch sử ở địa phương gắn với sự chỉ đạo Trung ương Đảng; Viện lịch sử Đảng Trung ương các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học trong toàn ngành để nâng cao chất lượng các công trình lịch sử Đảng bộ 84 KẾT LUẬN Từ năm 2000, thực hiện chủ trương của Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương và đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận Bộ máy cán bộ làm công tác lịch sử Đảng được hình thành từ Thành phố tới các quận, huyện, thị xã và Đảng bộ trực thuộc Cán bộ Phòng lịch sử Thành phố qua các giai đoạn có sự thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế, song chất lượng không ngừng được nâng cao Hầu hết các Đảng bộ quận, huyện, thị xã và Đảng bộ trực thuộc đã tiến hành biên soạn, xuất bản lịch sử của Đảng bộ Phương pháp nghiên cứu, biên soạn cách thức tổ chức, chỉ đạo, hình thức tuyên truyền, giáo dục từng bước được đổi mới, đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28 - 8 - 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ; lịch sử truyền thống của các ngành, đoàn thể ở thành phố Hà Nội Nhận thức của các cấp ủy địa phương đã được nâng lên; sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, cụ thể hơn Công tác cán bộ được chỉ đạo và thực hiện đổi mới theo hướng tinh gọn, hiệu quả, vừa đảm bảo về số lượng, vừa đảm bảo về chất lượng, đồng thời phát huy cao nhất khả năng trí tuệ của cá nhân và tập thể Phương pháp nghiên cứu, biên soạn có sự cải tiến, đảm bảo các quy trình trong nghiên cứu, biên soạn, thẩm định, xuất bản; tập hợp được các ý kiến tham gia, đóng góp của nhiều ngành, nhiều cấp, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học chuyên ngành; đồng thời đảm bảo tính Đảng, tính khoa học Bên cạnh việc phản ánh trung thực quá trình hoạt động của Đảng bộ thành phố, Đảng bộ cơ 85 sở… Các công trình lịch sử Đảng bước đầu có sự đánh giá, tổng kết, rút ra được những kinh nghiệm từ thực tiễn, phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng được tiến hành đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và ngày càng phát huy tác dụng thiết thực Trong quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác lịch sử Đảng bộ địa phương, Đảng bộ Thành phố đã có nhiều vận dụng sáng tạo trong chỉ đạo, thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn và giáo dục truyền thống cách mạng ở các quận, huyện, thị xã, các sở, ngành, đoàn thể Bằng sự đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, khuyến khích hỗ trợ về kinh phí, đã thực sự tạo ra phong trào biên soạn lịch sử khá sôi nổi và hiệu quả trong các Đảng bộ cơ sở ở Hà Nội Với những kết quả đạt được 80 đến 90% xã, phường, thị trấn đã xuất bản lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng, Thành phố Hà Nội luôn là đơn vị tiêu biểu trong các tỉnh, thành của cả nước có tỷ lệ số đơn vị cơ sở đã xuất bản lịch sử Đảng bộ Việc đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn và giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ địa phương ở Hà Nội đã có tác dụng tích cực trong đẩy mạnh công tác lịch sử Đảng bộ địa phương, ghi lại những trang sử vẻ vang, oanh liệt của Đảng bộ thành phố, các Đảng bộ quận, huyện, thị xã, cơ sở; rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ cả trong hiện tại và tương lai, góp phần vào công tác giáo dục truyền thống, giáo dục lịch sử cách mạng của Đảng bộ và tổng kết kinh nghiệm, góp phần vào công tác tư tưởng lý luận, công tác xây dựng Đảng Tuy nhiên, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ cũng còn những hạn chế cả về nhận thức và số lượng, chất lượng công trình và hiệu quả trong công tác tuyên truyền giáo dục Song thành tựu đạt được vẫn là cơ bản, là sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ Thành phố và đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng 86 Phát huy những kết quả đạt được và những kinh nghiệm đúc kết trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo năm 2000 đến năm 2012, Đảng bộ Hà Nội tiếp tục lãnh đạo các địa phương, đơn vị đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử Đảng bộ địa phương; phấn đấu đến năm 2015 có 100% các đảng bộ cơ sở ở xã, phường, thị trấn hoàn thành việc biên soạn, xuất bản công trình lịch sử đến năm 2010 Đồng thời, đẩy mạnh công tác giáo dục lịch sử truyền thống và cách mạng, nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên và nhân dân, nhằm động viên mọi người tích cực, tự giác, ra sức công tác, học tập, xây dựng Hà Nội giàu đẹp, hiện đại, văn minh, xứng đáng với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước; góp phần to lớn vào công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng của cả nước và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ban Bí thư Trung ương Đảng (1974), Thông tri số 309 - TT/TW ngày 09 -12 - 1974 về một số công tác của ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Hà Nội 2 Ban Bí thư Trung ương Đảng (1992), Quyết định số 29 - QĐ/TW ngày 05-5-1992 về tên gọi, chức năng nhiệm vụ mới của Viện Mác - Lê Nin, Hà Nội 3 Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002), Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28 - 8 2002 về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội 4 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1974), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ VI, Hà Nội 5 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1983), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ IX, Hà Nội 6 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1986), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ X, Hà Nội 7 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1991), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XI, Hà Nội 8 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1996), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XII, Hà Nội 9 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1996), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XII, Hà Nội 10 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2001), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII, Hà Nội 11 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2000), Lịch sử Đảng bộ Thành Hà Nội 1930 - 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 88 12 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV, Hà Nội 13 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV, Hà Nội 14 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2012), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1962), Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 24-01-1962 của Bộ chính trị về Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trực thuộc Trung ương, Hà Nội 16 Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (2002), Thông tri số 07-TT/TU, ngày 19/11/2002 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng”, Hà Nội 17 Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội (2009), Chỉ thị số 17-CT/TU Ngày 6/8/2009, về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác sưu tầm - nghiên cứu - biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng”, Hà Nội 18 Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội (2009), Hướng dẫn số 35 HD/TGTU tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 6-8-2009 của Ban Thường vụ Thành uỷ, Hà Nội 19 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2000), Lịch sử truyền thống ngành Tuyên giáo Hà Nội, Nxb Hà Nội 20 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2002), Báo cáo số 53-BC/TGTU ngày 8/12/2002 về kết quả công tác Tuyên giáo Đảng bộ thành phố Hà Nội năm 2002, phương hướng nhiệm vụ năm 2003, Hà Nội 21 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2004), Báo cáo số 169-BC/BTGTU ngày 2/1/2004 về Tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2003, phương hướng nhiệm vụ năm 2004, Hà Nội 89 22 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2007), Báo cáo số 12-BC/BTGTU ngày1 /1/2007 về Tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007, Hà Nội 23 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2007), Báo cáo số 05-BC/BTGTU ngày 15/1/2007 về Báo cáo thành tích Lịch sử Đảng năm 2006, Hà Nội 24 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2008), Báo cáo số 04-BC/BTGTU ngày 21/1/2008 về Tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Hà Nội 25 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2009), Báo cáo số 7 -BC/BTGTU ngày 5/1/2009 về Tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Hà Nội 26 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2009), Kỷ yếu Ban Tuyên giáo Hà Nội 1949 - 2009), Hà Nội 27 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2010), Báo cáo số 239 -BC/BTGTU ngày 5/1/2009 về Tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Hà Nội 28 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2010), Báo cáo số 11 -BC/BTGTU ngày 5/1/2011 về Tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Hà Nội 29 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2009), Báo cáo số 21 ngày 31/8/2009 về công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội sau một năm mở rộng, Hà Nội 30 Phạm Ngọc Bích (2008), “Công tác chỉ đạo, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (7) 31 Nguyễn Đức Bình (1997), “Cán bộ nghiên cứu lịch sử Đảng phải có đứ, tài của chiến sỹ cộng sản và nhà khoa học chân chính”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (2) 90 32 Nguyễn Đức Bình (2000), "Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác lịch sử Đảng năm 1999", Tạp chí Lịch sử Đảng, (5) 33 Trường Chinh (1963), Bài nói chuyện tại hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng ngày 27-12-1963, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 34 Trường Chinh (1978), Kiện toàn tổ chức, mạnh dạn đi vào biên soạn sơ thảo lịch sử Đảng bộ địa phương, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Hà Nội 35 Nguyễn Hữu Chí (2008), “Mấy vấn đề về dạy học lịch sử địa phương”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1) 36 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng, toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 37 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 38 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 39 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 40 Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 35, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 41 Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 42 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 43 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX) về văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, giáo dục đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 91 44 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 45 Trần Đình Hoan (2002), “Nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là nhiệm vụ nặng nề khó khăn nhưng rất vẻ vang”, Tạp chí Lịch sử Đảng 46 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Chủ nghĩa xã hội khoa học, chương trình cao cấp, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 47 Trần Thị Thu Hương (2004), “Vai trò của tư liệu trong nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (10) 48 Nguyễn Tĩnh Khảm (2007), “Về đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng ở địa phương”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (3) 49 Phạm Đức Kiên (2008), Quan điểm và sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 50 Lê Thế Lạng (2005), “Đổi mới phương pháp giảng dạy lịch sử trong trường Đảng - bắt đầu từ đâu”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (7) 51 V.I Lênin (1980), Toàn tập, Tập 20, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 52 V.I Lênin (1980), Toàn tập, Tập 21, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 53 V.I Lênin (1980), Toàn tập, Tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 54 Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2000), Phương pháp luận sử học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 55 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 56 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 57 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 58 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 59 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 92 60 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 61 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 62 Trình Mưu (2002), “Một vài ý kiến về giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam", Tạp chí Lịch sử Đảng, (8) 63 Trịnh Nhu (1997), “35 năm nghiên cứu lịch sử Đảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (2) 64 Nguyễn Trọng Phúc (Chủ biên) (2001), Đề cương bài giảng phương pháp luận sử học hệ đào tạo cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội 65 Lê Minh Phương (2008), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (12) 66 Trương Tấn Sang (2008), “Cần tạo ra những bước tiến mới trong nghiên cứu, tuyên truyền, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (3) 67 Tạp chí Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Đảng (2008), Về phương pháp nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 68 Hoàng Thị Kim Thanh (2007), “Công tác lịch sử Đảng bộ địa phương sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 15 của Ban Bí thư Trung ương Đảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1) 69 Hoàng Thị Kim Thanh (2007), Về phương pháp và nội dung nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, ban ngành, đoàn thể Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 70 Thành ủy Hà Nội (2005), Những sự kiện cơ bản lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội 2000 - 2005, Hà Nội 71 Thành ủy Hà Nội (2007), Báo cáo số 104 ngày 27/12/2007 về tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 15 CT/TW ngày 28/08/2002 của Ban Bí thư 93 về công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội 2002 - 2007, Hà Nội 72 Thành ủy Hà Nội (2011), Báo cáo số 19 ngày 27/12/2011 về Kết quả công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong hơn 3 năm (8.2008 - 2011), Hà Nội 73 Thành ủy Hà Nội (2012), Báo cáo số 103 ngày 16/8/2012, Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 15 –CT/TW, ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 17 – CT/U, ngày 06-8-2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống, Hà Nội 74 Khổng Đức Thiêm (1999), Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương trong điều kiện hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Lịch sử Đảng, Học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 75 Đỗ Xuân Tuất (2003), “Hòa Bình với công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống cách mạng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1) 76 Viện Lịch sử Đảng (2004), Báo cáo số 20/LSĐ ngày 20/2/2004 về tổng kết công tác Lịch sử Đảng năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ năm 2004, Hà Nội 77 Viện Lịch sử Đảng (2004), Hướng dẫn số 94-HD/LSĐ ngày 1/2/2004 “Về việc viên soạn biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ địa phương”, Hà Nội 78 Viện Lịch sử Đảng (2004), Công văn số 72/LSĐ ngày 15/9/2004 “Về việc tổng kết 2 năm thực hiện Chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng, Hà Nội 79 Viện Lịch sử Đảng (2007), 45 năm ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng và phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 80 Viện Lịch sử Đảng (2012), 50 năm ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng và phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội ... LÃNH ĐẠO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012 2.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐẢNG... ƯƠNG ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐẢNG VÀ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2007 1.3.1 Khái niệm, mối quan hệ lịch sử Đảng địa phương lịch sử tồn Đảng. .. trương, giải pháp Đảng Hà Nội lãnh đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng địa phương Để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng địa 39 phương, Thành ủy Hà Nội nhận thức sâu

Ngày đăng: 19/07/2022, 16:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1974), Thông tri số 309 - TT/TW ngày 09 -12 - 1974 về một số công tác của ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tri số 309 - TT/TW ngày09 -12 - 1974 về một số công tác của ban nghiên cứu lịch sửĐảng
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 1974
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1992), Quyết định số 29 - QĐ/TW ngày 05-5-1992 về tên gọi, chức năng nhiệm vụ mới của Viện Mác - Lê Nin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 29 - QĐ/TW ngày05-5-1992 về tên gọi, chức năng nhiệm vụ mới của Viện Mác - LêNin
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 1992
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002), Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28 - 8 - 2002 về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28 - 8 -2002 về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biênsoạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2002
4. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1974), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ VI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ VI
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 1974
5. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1983), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ IX, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ IX
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 1983
6. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1986), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ X, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ X
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 1986
7. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1991), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XI
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 1991
8. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1996), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XII
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 1996
9. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1996), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XII
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 1996
10. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2001), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2001
11. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2000), Lịch sử Đảng bộ Thành Hà Nội 1930 - 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộThành Hà Nội 1930 - 2000
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
12. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2006
13. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2011
14. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2012), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộThành phố Hà Nội
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2012
15. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1962), Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 24-01-1962 của Bộ chính trị về Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trực thuộc Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịquyết số 41 - NQ/TW ngày 24-01-1962 của Bộ chính trị về Bannghiên cứu lịch sử Đảng trực thuộc Trung ương
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
Năm: 1962
16. Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (2002), Thông tri số 07-TT/TU, ngày 19/11/2002 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tri số 07-TT/TU, ngày19/11/2002 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácsưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyềnthống cách mạng”
Tác giả: Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Năm: 2002
17. Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội (2009), Chỉ thị số 17-CT/TU Ngày 6/8/2009, về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác sưu tầm - nghiên cứu - biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 17-CT/TU Ngày6/8/2009, về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đốivới công tác sưu tầm - nghiên cứu - biên soạn lịch sử Đảng vàgiáo dục truyền thống cách mạng”
Tác giả: Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội
Năm: 2009
18. Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội (2009), Hướng dẫn số 35 HD/TGTU tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 6-8-2009 của Ban Thường vụ Thành uỷ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn số 35 HD/TGTUtổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 6-8-2009của Ban Thường vụ Thành uỷ
Tác giả: Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội
Năm: 2009
19. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2000), Lịch sử truyền thống ngành Tuyên giáo Hà Nội, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử truyền thống ngànhTuyên giáo Hà Nội
Tác giả: Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2000
20. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2002), Báo cáo số 53-BC/TGTU ngày 8/12/2002 về kết quả công tác Tuyên giáo Đảng bộ thành phố Hà Nội năm 2002, phương hướng nhiệm vụ năm 2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 53-BC/TGTU ngày8/12/2002 về kết quả công tác Tuyên giáo Đảng bộ thành phố HàNội năm 2002, phương hướng nhiệm vụ năm 2003
Tác giả: Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Năm: 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w