1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011

92 1,9K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài hướng đến việc xác định tất cả các nhân tố kinh tế khách quan lẫn chủ quan, trong nước và ngoài nước tác động lên lạm phát và dự báo tình hình lạm phá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-

CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Trang 2

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục phụ lục

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT

1.1 Các quan điểm về lạm phát – cách đo lường lạm phát 1

1.1.1 Các quan điểm về lạm phát 1

1.1.1.1 Luận thuyết “lạm phát lưu thông tiền tệ” 1

1.1.1.2 Luận thuyết “ lạm phát cầu dư thừa tổng quát” 1

1.1.2 Cách đo lường lạm phát 2

1.1.2.1 Các đo lường lạm phát trên thế giới 2

1.1.2.2 Cách đo lường lạm phát của Việt Nam 3

1.2 Các loại lạm phát 4

1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát 5

1.3.1 Lạm phát do cầu kéo 5

1.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy 7

1.4 Tác động của lạm phát 8

1.5.Các nhân tố được xem xét khi nhắc đến lạm phát 111

Trang 3

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 2.1 Tình hình lạm phát của Việt Nam từ 2000 đến 2011 13

2.1.1 Lạm phát trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003 13

2.1.2 Lạm phát Việt Nam giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006 14

2.1.3 Lạm phát giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 16

2.1.4.Lạm phát Việt Nam từ năm 2010 đến nay 17

2.2 Nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát ở Việt Nam từ 2000 đến 2011 19

2.2.1 Nhóm nguyên nhân trong nước 19

2.2.1.1 Đầu tư công kém hiệu quả 19

2.2.1.2 Chính sách tiền tệ 21

2.2.1.3 Chính sách mở cửa của Việt Nam trong tiến trình hội nhập 22

2.2.1.4.Yếu tố tâm lý, đầu cơ, làm giá 23

2.2.1.5 Thu nhập của dân cư 24

2.2.1.6 Vai trò điều hành của NHNN và sự phối hợp của các cơ quan chức năng ……… 24

2.2.1.7 Tăng giá điện, xăng dầu 25

2.2.2 Nhóm nguyên nhân ngoài nước 25

2.2.2.1 Tác động của dòng tiền nóng 25

2.2.2.2 Chi phí nguyên vật liệu nhật khẩu gia tăng 26

2.2.2.3 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 26

Trang 4

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN LẠM PHÁT VÀ DỰ BÁO

3.1 Các mô hình đo lường lạm phát 30

3.1.1 Một số mô hình đo lường lạm phát truyền thống 30

3.1.1.1 Mô hình đường cong Phillips 30

3.1.1.2 Mô hình chi phí đẩy 31

3.1.1.3 Mô hình lạm phát do cầu kéo 34

3.1.1.4 Mô hình lạm phát theo quan điểm kỳ vọng 35

3.1.1.5 Mô hình lạm phát theo trường phái tiền tệ 36

3.1.2 Một số mô hình nghiên cứu lạm phát trong thời gian vừa qua và ý nghĩa của nó 40

3.2 Giới thiệu mô hình tự hồi quy vecto VAR ( Vecto Autoregression) 44

3.2.1 Mô hình tự hồi quy vecto VAR 44

3.2.1.1 Khái niệm 45

3.2.1.2 Phương pháp ước lượng mô hình Var 46

3.2.1.3 Một số vấn đề trong xây dựng mô hình Var 46

3.2.2 Ứng dụng Mô hình VAR cấu trúc nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ trên thế giới 46

3.2.2.1 Ứng dụng mô hình tự hồi quy vecto VAR ở Mỹ 47

3.2.2.2 Mô hình VAR cấu trúc nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát trên 7 quốc gia Đông Á 48

3.3 Ứng dụng mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Việt Nam 49

3.3.1 Cơ sở dữ liệu 49

Trang 5

3.3.2 Xây dựng mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm

phát 50

3.3.2.1 Lựa chọn biến cho mô hình 50

3.3.2.2 Mô hình VAR cơ bản phù hợp ở Việt Nam 52

3.3.3 Dự báo lạm phát trong thời gian sắp tới 54

CHƯƠNG 4 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM KIỀM SOÁT LẠM PHÁT

Ở VIỆT NAM 4.1 Những giải pháp tình thế 57

4.2 Các biện pháp chủ yếu chống lạm phát ở Việt Nam 58

PHẦN KẾT LUẬN

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 : Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm từ năm 2000 đến năm 2003

Bảng 2.2 : Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2004

Bảng 2.3 : Tốc độ tăng giá tiêu dùng qua các quý giai đoạn 2004 – 2006

Bảng 2.4 : Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm từ năm 2007 đến năm 2009

Bảng 2.5 : Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm 2010 và 5 tháng đầu năm 2011

Bảng 2.6 : Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 1995-2010

Bảng 2.7 : Mức lương tối thiểu trong cơ quan nhà nước từ năm 1999 đến 2010

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 : Thâm hụt ngân sách, vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài 2000-2010

Hình 2.2 : Cơ cấu đầu tư của khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và FDI

Hình 3.1 : Cơ chế dẫn truyền của lãi suất đến lạm phát Hình 3.2 : Chi phí tăng đẩy giá lên cao Hình 3.3 : Mô hình chi tiêu quá khả năng cung ứng Hình 3.4 : Mô hình tổng cung-tổng cầu

Trang 9

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 : Hệ 10 phương trình trong mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác

động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2010

Phụ lục 2 : Dữ liệu sử dụng trong mô hình tự hồi quy vecto VAR cơ bản

Phụ lục 3 : Kết quả kiểm định độ trễ của mô hình VAR 10 biến

Phụ lục 4 : Kết quả kiểm định mô hình VAR cơ bản 10 biến

Phụ lục 5 : Kết quả kiểm định phần dư của Mô hình Phụ lục 6 : Kết quả dự báo của Mô hình

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lạm phát không phải là một khái niệm mới mẻ đối với các nhà hoạch định chính sách cũng dân cư Nó thay đổi liên tục, có khi tạm lắng, có khi thuyên giảm, có khi lại lên cơn sốt, trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội lạm phát có những sắc thái riêng Lạm phát mỗi lần xuất hiện đều mang theo một sức mạnh tiềm ẩn, làm rối loạn nền kinh tế, làm phức tạp xã hội và làm giảm mức sống của người dân Chính vì thế, việc xác định những nhân tố đã và đang tác động đến lạm phát từ đó đề ra những giải pháp thích hợp cho thực trạng lạm phát Việt Nam là một vấn đề bức thiết hiện nay Điều đó

đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Ứng dụng mô hình vecto tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát việt nam”

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xây dựng được một mô hình thực sự phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam, có thể chỉ ra đâu là nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát trong những khoản thời gian nhất định và có thể dự báo được tình hình lạm phát trong thời gian sắp tới Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát thực trạng lạm phát Việt Nam

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, định lượng, thống kê, so sánh

và tổng hợp nhằm làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được

sử dụng trong bài là mô hình Tự hồi quy vecto VAR nhằm phân tích và làm rõ vai trò của các biến số kinh tế vĩ mô góp phần đẩy lạm phát lên cao

Trang 11

4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Tổng quan về lạm phát và các tác động của lạm phát

Chương 2: Phân tích các yếu tố đã gây nên thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm

2000 đến 5/2011

Chương 3: Tìm hiểu về các mô hình đo lường và kiểm định lạm phát từ đó xây dựng

một mô hình kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát trong nước và dự bào tình hình lạm phát trong thời gian sắp tới

Chương 4: Đề ra một số biện pháp kiểm soát tình thế và các biện pháp lâu dài nhằm

kiểm soát chặt chẽ lạm phát và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài là một bức tranh tổng quan về thực trạng lạm phát Việt Nam, nguyên nhân cũng như diễn biến lạm phát từ năm 2000 đến năm 2011 Đồng thời, đề tài cũng đóng góp một công cụ định lượng giúp cho các nhà điều hành chính sách vĩ mô có một cái nhìn

rõ hơn về các yếu tố tác động đến lạm phát từ đó có các giải pháp điều chỉnh thích hợp giúp kiểm soát tình hình lạm phát

6 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài hướng đến việc xác định tất cả các nhân tố kinh tế khách quan lẫn chủ quan, trong nước và ngoài nước tác động lên lạm phát và dự báo tình hình lạm phát sắp tới của Việt Nam Bài nghiên cứu cũng gặp không ít hạn chế và thiếu sót Vì thế, hướng

đi tiếp theo của đề tài là tiếp tục nghiên cứu và kiểm định các nhân tố vĩ mô cũng như

vi vô tác động đến lạm phát

Trang 12

1.1.1.1 Luận thuyết “lạm phát lưu thông tiền tệ”

Quan điểm này cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên Lạm phát trong mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng cầu lưu thông tiền tệ Lạm phát xuất hiện và chỉ xuất hiện khi số lượng tiền trong lưu thông tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với sản xuất

1.1.1.2 Luận thuyết “ lạm phát cầu dư thừa tổng quát”

Các tác giả theo luận thuyết tiền tệ ở Mỹ giải thích rằng: “Lạm phát là cầu dư thừa” thường xuyên do phát hành tiền quá mức Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát là những vi phạm quá trình tái sản xuất nằm trong lĩnh vực tiền tệ Vì lưu thông tiền tệ

có ảnh hưởng mang tính quyết địng tới sự phát triển tích cực của nền kinh tế

1.1.1.3 Luận thuyết “lạm phát giá cả”

Những người theo luận thuyết này coi sự gia tăng giá cả là lạm phát Bất cứ thời kỳ nào mà giá hàng hóa tằn không kể lâu hay mai, có tính chất chu kỳ hay đột xuất đều là thời kỳ của lạm phát

Trang 13

Trên đây mới chỉ là một vài luận điểm về lạm phát Điều đó cũng đủ cho chúng ta nhận định rằng lạm phát là vấn đề hết sức phức tạp và nghiên cứu rất khó khăn Khi nói đến lạm phát, có những người nghĩ ngay đến lạm phát tiền tệ, nhưng cũng có người lại không nghỉ vậy, vì nếu đưa tiền vào lưu thông đúng quy luật khiến giá cả hàng hóa không tăng thì đó không là lạm phát Ngược lại, với một lý do đột biến nào

đó mà làm cho giá cả hàng hóa tăng lên, dĩ nhiên không liên quan đến việc phát hành tiền, là biểu hiện của lạm phát….Tóm lại, có hai quan điểm về lạm phát được ủng hộ

Hai quan điểm này tuy khác nhau về nguyên nhân nhưng lại thống nhất với nhau về kết quả lạm phát đều làm cho giá cả hàng hóa tăng lên

1.1.2 Cách đo lường lạm phát

1.1.2.1 Các đo lường lạm phát trên thế giới

Ở Mỹ, cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) chọn chỉ số trượt giá tổng tiêu dùng cá nhân làm cơ sở cho các quyết định của mình Chỉ số này rộng hơn CPI và không bị ảnh hưởng bới sự thay đổi thói quen tiêu dùng trong dân chúng nên nó là thước đo rất tốt cho tình trạng lạm phát hiện thời

Với các nước khác, ngân hàng trung ương (NHTW) thường sử dụng CPI đã được hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ vì không có được số liệu trượt giá tổng tiêu dùng cá nhân tốt như

Mỹ

FED và một số NHTW của ÚC, New Zealand, Nhật Bản loại bỏ một số hàng hóa có

độ biến thiên lớn ( lương thực, năng lượng…) ra khỏi hàng hóa tính CPI lạm phát cơ bản Lập luận này là những thành phần mặc dù có độ dao động lớn nhưng về lâu dài không làm ảnh hưởng đến xu hướng chung của lạm phát Ngoài ra, sự biến động của

Trang 14

những yếu tố này thường nằm ngoài khả năng kiểm soát và tầm ảnh hưởng của

NHTW

1.1.2.2 Cách đo lường lạm phát của Việt Nam

Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá bản lẻ của một lượng lớn các hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tập hợp với nhay để đưa ra mức giá cả trung bình gọi là mức giá trung bình của tập hợp các sản phẩm Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá, là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc

Lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát, là suất tăng của mức giá tổng quát theo thời gian Hai thước đo thông dụng phản ảnh mức tổng quát là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số thu nhập quốc dân điều chỉnh

Chỉ số giá tiêu dùng là tỷ số phản ánh giá của rổ hàng hóa trong nhiều năm khác nhau

so với giá của cùng rổ hàng hóa trong năm gốc Chỉ số giá này phụ thuộc vào năm được chọn làm năm gốc và sự lựa chọn rổ hàng hóa tiêu dùng Trên cơ sở xác định chỉ

số giá tiêu dùng bình quân, tỷ lệ lạm phát phản ánh sự thay đổi mức giá bình quân của giai đoạn này so với giai đoạn trước theo công thức:

Tỷ lệ lạm phát = (mức giá hiện tại – mức giá năm trước)/ mức giá năm trước X 100% Nhược điểm của chỉ số này là mức độ bao phủ cũng như sử dụng trọng số cố định trong tính toán Mức độ bao phủ của chỉ số này chỉ giới hạn đối với một số hàng hóa

cơ bản của người dân thành thị mua vào năm gốc những nhược điểm mà chỉ số này gặp phải khi phản ánh giá cả sinh họat là không phản ánh sự biến động của giá cả hàng hóa cơ bản, không phản ánh sự biến đổi trong cơ cấu hàng hóa tiêu dùng cũng như sự thay đổi trong phân bổ chỉ tiêu của người tiêu dùng cho những hàng hóa khác nhau về mặt thời gian

Trang 15

Căn cứ vào tốc độ lạm phát, được chia thành 3 loại: lạm phát vừa phải, lạm phát phi

mã, siêu lạm phát

1.2.1 Lạm phát vừa phải

Mức độ tăng của giá cả cao hơn từ trên vài phần trăm đến mức lớn hơn không nhiều

so với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm được gọi là lạm phát vừa phải lạm phát kiểm soát được Đối với loại này thì tùy theo chiến lược và chiến thuật phát triển kinh

tế mỗi thời kỳ mà các chính phủ có thể chủ động định hướng mức khống chế trên cơ

sở duy trì một tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu để gắn với một số mục tiêu kinh tế khác như kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng cường xuất khẩu, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong các năm tài khóa nhất định

1.2.2 Lạm phát phi mã

Mức độ tăng của giá cả hàng hóa lúc này cũng như một con ngựa bất kham đang tung

vó để chạy Nhìn chung lạm phát phi mã duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ mất giá nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho giao dịch hằng ngày Mọi người

có xu hướng tích trữ hàng hóa, mau bất động sản, chuyển sáng sử dụng vàng và các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch lớn và tích lũy của cải

Trang 16

Khi lạm phát phi mã xảy ra, sản xuất đình trệ, tài chính của nền kinh tế bị phá hoại và nếu không có biện pháp thích hợp để ghìm chân chú ngựa thì nền kinh tế sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng siêu lạm phát

1.2.3 Siêu lạm phát

Siêu lạm phát là lạm phát xảy ra ở mức độ lớn hơn lạm phát phi mã Siêu lạm phát thường xảy ra do các biến cố lơn dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội như: chiến tranh, khủng hoảng chính trị…Khi những biến cố lớn xảy ra, sự thâm hụt ngân sách khiến chính phủ phải phát hành tiền giấy để bù đắp dẫn đến siêu lạm phát Siêu lạm phát có sức phá hủy toàn bộ hoạt động nền kinh tế, dẫn đến suy thoái nghiêm trọng

Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau thế chiến thứ nhất Giá một tờ báo đã đăng từ 0,3DM vào tháng 1 năm 1992 đã lên đến 70.000.000

DM chỉ trong chưa đầy 2 năm sau đó Giả cả các mặt hàng khác cũng tăng tương tự

Từ tháng 1/1992 đến tháng 11/1993, chỉ số giá đã tăng từ 1 lên 10.000.000.000

Như vậy, có thể phân loại lạm phát theo nhiều mức độ khác nhau để có những biện pháp kiểm soát thích hợp Song biện pháp phòng bệnh hay chữa bệnh cũng còn phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh

1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát

Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, song nguyên nhân trực tiếp của bất kỳ cuộc lạm phát nào cũng xuất phát từ các lý do đẩy tổng cầu tăng quá mức (lạm phát do cầu kéo) hoặc tổng cung giảm do chi phí tăng lên (lạm phát do chi phí đẩy)

Trang 17

Nếu gọi tổng là AD thì AD = C+I+G+X-M

Trong đó:

C: chi tiêu hộ gia đình

G: chi tiêu của chính phủ

I: đầu tư nền kinh tế

X: nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu

M: lượng hàng hóa nhập khẩu

Tổng cầu tăng lên có thể do một số nguyên nhân sau:

Chi tiêu của chính phủ cho an ninh quốc phòng, tăng các khoản đầu tư của Chính phủ làm tăng tổng cầu

Thâm hụt ngân sách kéo dài và được đài thọ bằng cách vay mượn ở trong nước, ngoài nước hoặc NHTW, khối lượng tiền tệ lưu thông tăng lên Vay nước ngoài cũng làm khối lượng tiền tăng Vay trong nước khi trả mà thu không đủ chi cũng phải phát hành

và làm cho khối lượng tiền tệ tăng Khối lượng tiền tệ tăng làm cho tổng chi tiêu bằng tiền tăng

Chi tiêu dùng của các hộ gia đình tăng do mức thu nhập tăng hoặc được Chính phủ giảm thuế, hoặc chế độ an sinh xã hội hay bảo hiểm tốt nên quyết đinh cắt giảm tiết kiệm để chi tiêu, hoặc Chính phủ tăng trợ cấp

Tâm lý thích tiêu dùng hay tiết kiệm của dân chúng đưa đến sự gia tăng tốc độ lưu thông tiền tệ Nếu dân chúng có khuynh hướng thích tiêu dùng, tốc độ lưu thông tiên

tệ gia tăng nhanh hơn

Đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên do dự đoán về triển vọng phát triển kinh tế trong nước và cà ngoài nước hay do lãi suất giảm

Trang 18

Do chính sách tiền tệ mở rộng tạo nên điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân dễ tiếp cận nguồn vốn, có thể vay dễ dàng hơn, vay nhiều hơn dẫn đến nhu cầu chi tiêu nhiều hơn

Các yếu tố liên quan đến nhu cầu nước ngoài như: tỷ giá hối đoái, mức thu nhập của

cư dân nước ngoài…làm gia tăng nhu cầu hàng hóa xuất khẩu kéo theo tổng cầu gia tăng

Trong các phân tích trên đây, tổng cầu tăng gây áp lực tăng giá làm xảy ra tình trạng lạm phát trong ngắn hạn Song, nếu nền kinh tees chưa đạt được mức sản lượng tiềm năng, thì việc tăng tổng cầu trong trường hợp này trở thành một chính sách lạm phát

có hiệu quả để thúc đẩy sản xuất xã hội làm cho nền kinh tế tăng trưởng, khi đó tổng cung sẽ tăng, sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng lên theo

Ngược lại với lạm phát do nguyên nhân từ phía cầu là lạm phát do nguyên ngân từ phía cung gọi là lạm phát do chi phí đẩy

1.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy

Trong hoàn cảnh sản xuất không tăng hoặc tăng ít trong khi chi phí tăng lên (chi phí sản xuất tăng vượt mức tăng của năng suất lao động) thì sẽ sinh ra lạm phát chi phí đẩy Chi phí sản xuất tăng lên sẽ tạo áp lực đẩy giá bán sản phẩm tăng lên hay có thể làm giảm mức cung hàng hóa của xã hội, như vậy trong trường hợp này là do các yếu tốt sản xuất và tiêu dùng hàng hóa gây ra

Chi phí tăng lên có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Mức tăng tiền lương vượt mức tăng năng suất lao động Các doanh nghiệp trong nền kinht ế thị trường phải chịu rất nhiều áp lực về vấn đề tiền lương Trong ngắn hạn, chi phí công nhân ổn định do bị hạn chế bởi hợp đồng lao động nhưng trong dài hạn do áp lực của công đoàn, do thuế thu nhập và các yếu tố khác làm cho nhân viên tạo sức ép nâng tiền lương, khi lương tăng, giá cả hàng hóa sẽ tăng Quy trình này tác động bởi yếu tố hành chính, có ý nghĩa tăng lên, các doanh nghiệp phải tăng giá bán để đảm bảo laợi nhuận Khi giá cả hàng hóa nói chung và tiêu dùng nói riêng tăng lên thì người

Trang 19

lao động tìm mọi cách để tăng lương Khi lương tăng, giá cả tăng, đến lược mình, các doanh nghiệp lại tăng giá bán để đảm bảo lợi nhuận

Do giá nhập khẩu tăng lên tác động trực tiếp tới giá cả trong nước (nếu là hàng tiêu dùng trực tiếp) hoặc tác động gián tiếp thông qua việc làm tăng chi phí sản xuất ( nếu

là đầu vào của quá trình sản xuất) Giá hàng nhập khẩu tăng lên có thể do lạm phát của nước ngoài cao làm cho giá nguyên liệu ở nước xuất khẩu tăng, hay do đồng nội tệ bị mất giá so với đồng tiền của những nước có quan hệ mậu dịch

Do thuế suất tăng lên làm ảnh hưởng tới mức sinh lợi của các nhà đầu tư do vậy đẩy giá cả tăng lên Để duy trì mức sinh lời mong muốn, hoặc các doanh nghiệp tăng tỷ lệ lợi nhuận bằng biện pháp tăng giá bán hàng hóa sẽ làm cho giá cả tăng, việc tăng giá trong trường hợp này mang tính bất hành chính tích cực nhằm duy trì lợi nhuận ở mức mong muốn Việc này thường xảy ra trong điều kiện độc quyền Một số nước gọi là lạm phát hành chính

Như vậy, một lần nữa khi phân tích về lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy đều cho thấy lạm phát xảy ra sẽ làm cho giá cả hàng hóa tăng lên Trong khi phân tích về các loại lạm phát, nguyên nhân của lạm phát, các nhà kinh tế thừa nhận không phải lạm phát tích cực hay tiêu cực cho nền kinh tế, song những hậu quả mà nó để lại không nhiều thì ít cũng tác động đến nền kinh tế

1.4 Tác động của lạm phát

Lạm phát có thể tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau, với mức độ ảnh hưởng tổng thể khác nhau đáng kể phụ thuộc vào cơ cấu thể chế ( cả Nhà nước và tư nhân ) của nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thích nghi với mức lạm phát hiện hành và khả năng dự báo lạm phát

1.4.1 Tác động tích cực

Lạm phát được xem là giúp tăng trưởng kinh tế thông qua việc khuyến khích huy động vốn và tăng tính linh hoạt trong giá cả Tỷ lệ lạm phát thấp có thể giúp bôi trơn thị trường hàng hóa, lao động và tăng tính linh hoạt tương đối đối với giá cả Nếu giá

cả (kể cả tiền lương và giá các nhân tố khác) giảm xuống với tính linh hoạt thấp và

Trang 20

nếu các ngành sản xuất khác nhau có mức cầu và năng suất tăng không đồng đều thì giá cả tăng nhẹ có thể tạo ra một mức độ linh hoạt giá cả tương đối lớn cần thiết cho việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực Một tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định sẽ tạo ra một trong những động lực mạnh nhất để giúp đạt được mức tăng trưởng ổn định

1.4.2 Tác động tiêu cực

Ngược lại khi lạm phát xảy ra ngoài dự tính, nó tạo ra sự biến động bất thường về giá trị tiền tệ và làm sai lệch toàn bộ thước đo các mối quan hệ giá trị, ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội Có thể kể ra một số hậu quả của lạm phát sau đây:

1.4.2.1 Lạm phát kìm hãm tăng trưởng kinh tế

Lạm phát làm cho thu nhập thực của người lao động bị sụt giảm, có thể kéo theo các cuộc đình công đòi tăng lương với quy mô lớn, dài ngày và làm đình trê hoạt động sản xuất, gây ngưng trệ sự tăng trưởng của nền kinh tế

Lạm phát làm cho lãi suất danh nghĩa tăng lên bởi tỷ lệ lạm phát dự tính tăng lên ( lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát), nếu lạm phát dự tính không phù hợp với lạm phát thực tế nó sẽ làm ảnh hưởng đến mức lãi suất thực Kết quả là ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư và ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của nền kinh tế

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, do lạm phát, giá cả vật liệu, hàng hóa, nguyên liệu đều gia tăng làm cho khi vực sản xuất kinh doanh thu hẹp dần, trong khi đó, buôn bán, thương mại, dịch vụ phát triển dẫn đến khủng hoảng kinh tế và trật tự kinh tế bị thay đổi

Trong lĩnh vực đầu tư, sự biến động bất thường của lạm phát gây khó khăn cho việc xác định mức lợi chính xác của các khoản đầu tư, khiến các nhà đầu tư ngần ngại khi tiến hành đầu tư, nhất là đầu tư vào các dự án dài hạn, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế

Trong lĩnh vực lưu thông và phân phối, giá cả hàng hóa tăng gây nên tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hóa, dẫn đến làm mất cân đối giả tạo quan hệ cung cầu làm cho lĩnh vực lưu thông bị rối loạn

Trang 21

1.4.2.2 Lạm phát làm cho đời sống dân cư gặp khó khăn

Khi lạm phát tăng lên, tổng thu nhập danh nghĩa tăng lên, giá cả hàng hóa tăng, trong khi thu nhập không tăng, hoặc tăng chậm (đặc biệt những người làm công ăn lương) ngày càng khó khăn

1.4.2.3 Lạm phát làm rối loạn hệ thống tiền tệ

Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, lạm phát làm cho sức mua đồng tiền giảm, lưu thông tiền tệ diễn biến khác thường, tốc độ lưu thông của tiền tệ tăng lên một cách đột biến càng làm cho sức mua của đồng tiền giảm xuống nhanh chóng hơn Hoạt động của hệ thống tín dụng ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng, do nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán

và thua lỗ trong kinh doanh Tình hình đó làm cho hệ thống tiền tệ bị rối loạn và không thể kiểm soát

1.4.2.4 Lạm phát làm xấu đi tình trạng cán cân thanh toán quốc tế

Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn tỷ lệ lạm phát nước ngoài ( có quan hệ mậu dịch) thì giá cả hàng hóa trong nước trở nên đắc đỏ hơn so với giá cả hàng hóa nước ngoài, do đó làm giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu, làm xấu đi tình trạng của tài khoản vãng lai Tỷ lệ lạm phát cao cùng với bội chi tài khoản vãng lai có thể thạo nên tâm lý trông đợi một sự giảm giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ tạo nên áp lực tăng tỷ giá, tỷ giá tăng càng đẩy mức giá cả chung tăng lên

1.4.2.5 Lạm phát làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp

Mức giá chung tăng lên có thể gây nên sự giảm sút của tổng cầu và công ăn việc làm,

do đó gia tăng tỷ lệ thất nghiệp (vì lý do khu vực sản xuất sẽ bị thu hẹp)

Như vậy, có thể thấy ngoại trừ trường hợp lạm phát vừa phải còn có tác động tích cực đến nền kinh tế còn lại nói chung lạm phát đều gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Vì vậy, việc tìm giải pháp thích hợp để kiềm chế lạm phát là một vấn đề cần thiết

Trang 22

1.5 Các nhân tố được xem xét khi nhắc đến lạm phát

Qua những phân tích tổng quan trên đây, chúng ta cũng có thể nhận thấy vấn đề lạm phát không còn là xa lạ với Việt Nam Tuy nhiên cần phải nhìn nhận rằng, lạm phát vẫn mãi là vấn đề nóng và chiếm sự quan tâm đặc biệt của các nhà làm chính sách, các nhà kinh tế học và cả chính người lao động Và để giải quyết vấn đề không lạ nhưng khó khăn này không phải là công việc đơn giản, bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào việc phân tích những nhân tố tác động mạnh nhất đến lạm phát trong giai đoạn hiện nay

1.5.1 Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là một trong 2 công cụ (cùng với chính sách tài khóa) mà chính phủ

sử dụng mạnh mẽ và nhiều nhất khi có lạm phát Việc thay đổi lãi suất thông qua các quyết định của NHTW được xem là những con bài chủ chốt để giải quyết vấn đề lạm phát Tuy nhiên không phải lúc nào cũng đạt được mong muốn Một chính sách tiền tệ đưa ra sẽ kéo theo nhiều nhân tố làm tác động mạnh đến nền kinh tế Một số nhân tố khi chúng ta nghiên cứu đã nhận thấy sự liên quan và tương thích ở mức độ cao là tỷ giá hối đoái, mức cung tiền, lãi suất…

1.5.2 Chính sách tài khóa

Cùng với chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa được xem là ác chủ bài của chính phủ khi thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát Thông qua thuế và thu chi ngân sách, chính phủ có thể tác động đến lạm phát làm ổn định tình hình Khi xem xét chúng ta cần chú ý đến các yếu tố như: chính sách thuế, chi tiêu công, mức nợ công, các chính sách an sinh xã hội…

1.5.3 Sự đánh đổi mục tiêu tăng trường và lạm phát

Một trong những nhân tố mới xuất hiện giai đoạn gần đây đó là sự đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng với lạm phát Liệu rằng chính phủ của một quốc gia có lựa chọn liệu phát kiểm soát lạm phát ở mức ổn định hay sẽ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế mà bỏ qua việc kiềm chế lạm phát…Đ.ó là một bài toán khó và sẽ được quan tâm khi chúng ta nghiên cứu và kiểm định ở Việt Nam

Trang 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tổng quan những lý luận cơ bản về lạm phát Những cách nhìn cũng như các cách tiếp cận khác nhau về lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát, phân loại lạm phát Điều khiến cho lạm phát trở thành vấn đề bức thiết đó là khi lạm phát gia tăng quá mức nó gây nên những tác động tiêu cực đến kinh tế quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân Với những gì đề cập ở chương 1 sẽ giúp chúng ta có được cách nhìn toàn diện và tổng quan để bước sang chương 2, chúng ta sẽ đến với thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay và các yếu tố đã và đang tác động đến lạm phát

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 2.1 Tình hình lạm phát của Việt Nam từ 2000 đến 2011

2.1.1 Lạm phát trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003

Số liệu thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003 của nước ta ở mức thấp và ổn định dưới 5%

Bảng 2.1 : Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm từ năm 2000 đến năm 2003

Nguồn : Tổng cục thống kê

Chỉ số giá tiêu dùng năm 2000 là -0.6, chỉ số giá tiêu dùng một số tháng trong giai đoạn này cũng ở mức âm Nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát, thuật ngữ “kích cầu” lần đầu tiên xuất hiện trong các chính sách điều hành kinh tế của chính phủ, một

2000 2001 2002 2003

Tháng trước = 100%

Tháng 1 100.4 100.3 101.1 100.9 Tháng 2 101.6 100.4 102.2 102.2 Tháng 3 98.9 99.3 99.2 99.4 Tháng 4 99.3 99.5 100.0 100.0 Tháng 5 99.4 99.8 100.3 99.9 Tháng 6 99.5 100.0 100.1 99.7 Tháng 7 99.4 99.8 99.9 99.7 Tháng 8 100.1 100.0 100.1 99.9 Tháng 9 99.8 100.5 100.2 100.1 Tháng 10 100.1 100.0 100.3 99.8 Tháng 11 100.9 100.2 100.3 100.6 Tháng 12 100.1 101.0 100.3 100.8 Bình quân tháng 100.0 100.1 100.3 100.2

Trang 25

kế hoạch kích thích kinh tế thông qua nới lỏng tín dụng và mở rộng đầu tư nhà nước bắt đầu được thực hiện từ năm 2000 Tổng số vốn đầu tư phát triển năm 2002 tăng trên 20 nghìn tỷ so với năm 2001, vốn đầu tư trong dân tăng 20,7% chiếm 25,3% trong tổng số vốn đầu tư phát triển

Nhờ những biện pháp kích cầu đó, một chuyển biến quan trọng được ghi nhận trong năm 2002 là nền kinh tế đã chuyển từ thiểu phát liên tục và kéo dài sang lạm phát nhẹ, CPI tăng 4%, vừa đủ kích thích đầu tư trong nước( tăng trưởng kinh tế đạt 7.04% hoàn thành mục tiêu 7-7.3% mà Quốc Hội đã đề ra cho năm 2002) Cùng với việc kiểm soát được lạm phát, vấn đề giải quyết việc làm cũng đạt thành tích đáng kể

Bước sang năm 2003, lạm phát được tiếp tuc giữ ơ mức thấp, chỉ số giá tiên dùng tăng 3%, tăng trưởng GDP năm 2003 vẫn tiếp tuc đà của năm 2001, đạt 7,24% Cùng với

đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở thành thị giảm từ 6.01% năm 2002 xuống còn 5.8% năm 2003 Tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn tăng 2.29%, đạt 77.7% ( nguồn : tổng cục thống kê)

2.1.2 Lạm phát Việt Nam giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006

Sau một thời gian hạ nhiệt thì đến năm 2004 lạm phát lại tăng trở lại Chỉ số CPI của năm 2004 ở mức 9,5% Vượt xa so với kế hoạch quốc hội đề ra là 4 – 5 % Nhưng các chỉ tiêu kinh tế xã hội còn lại đều hoàn thành so với kế hoạch đề ra

Trang 26

Bảng 2.2 : Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2004

Nguồn : tổng cục thống kê

Trước tình hình lạm phát tăng cao, Quốc hội đã cố gắng để tỷ lệ lạm phát thấp hơn tốc

độ tăng trưởng kinh tế ( 6.5 % so với 8-8.5% ), tổng kim ngạch xuất khẩu tăng

14-16%, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 5.5% cuối cùng thì tỷ lệ lạm phát

đã được giữ ở mức 8.3%, bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế

Bước sang năm 2006, chính phủ lại tiếp tục thành công trong việc khống chế lạm

phát, tỷ lệ lạm phát là 6.6% thấp hơn 1.6% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế

Điểm lưu ý trong giai đoạn này là lạm phát không theo quy luật vốn có, đó là tăng vào

quý cuối năm và quý I năm sau, tăng ít hoặc giảm vào quý II và quý III mà tăng liên

tục qua các quý

Trang 27

Bảng 2.3 : Tốc độ tăng giá tiêu dùng qua các quý giai đoạn 2004 – 2006

Nguồn : Tổng cục thống kê

2.1.3 Lạm phát giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009

Lạm phát Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn này Giá tiêu dùng tháng 12 năm

2007 tăng tới 2,91%, không những cao hơn so với các tháng trong năm mà còn

tăng cao nhất so với tốc độ tăng trong tháng 12 của hơn mười năm qua Lạm phát

năm 2007 tăng lên 8.3% nhưng vẫn chưa cao như năm 2008 Chỉ tính riêng trong 6

tháng đầu năm 2008 chỉ số CPI của cả nước đã tăng 18.44%, cao nhất so với mức

tăng cả năm trong 15 năm qua kể từ năm 1993 (diễn biến lạm phát 6 tháng đầu

năm 2008 lần lượt là: T1: 2,38%; T2: 3,56%; T3: 2,99%; T4: 2,2%; T5: 3,91%;

T6: 2,14% ) mặc dù đến hết 6 tháng đầu năm, khi GDP tăng khoảng 6,8% thì tốc

độ tăng M2 đã được khống chế chỉ còn ở mức tăng khoảng 6% so với đầu năm và

tốc độ tăng tín dụng cũng chỉ ở mức 12%, nguy cơ thiếu thanh khoản của nhiều

NHTM đã được giải toả từ giữa tháng 7 và tình hình diễn biến thị trường nói

chung cũng như vấn đề chống lạm phát nói riêng, trong 6 tháng cuối năm 2008 có

rất nhiều dấu hiệu khả quan nhưng lạm phát cả năm 2008 vẫn ở mức cao 22.96%

Đến cuối năm 2009 lạm phát có xu hướng giảm, lạm phát năm 2009 ở mức 6.88%

Trang 28

Bảng 2.4 : Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm từ năm 2007 đến năm 2009

Tháng trước = 100% 2007 2008 2009

Tháng 1 101.1 102.4 100.3 Tháng 2 102.2 103.6 101.2

Tháng 4 100.5 102.2 100.4 Tháng 5 100.8 103.9 100.4 Tháng 6 100.9 102.1 100.6 Tháng 7 100.9 101.1 100.5 Tháng 8 100.6 101.6 100.2 Tháng 9 100.5 100.2 100.6 Tháng 10 100.7 99.8 100.4 Tháng 11 101.2 99.2 100.6 Tháng 12 102.9 99.3 101.4 Bình quân tháng 101.0 101.5 100.5

Nguồn : tổng cục thống kê

2.1.4 Lạm phát Việt Nam từ năm 2010 đến nay

Tiếp sau xu hướng giảm của năm 2009, lạm phát lại tăng trở lại mạnh mẽ từ tháng 9

năm 2010 khiến cho chỉ số giá tiêu dùng CPI cho 11 tháng đã tăng lên đến 9,58% so

với 20,71% và 5,07% của cùng kỳ năm 2008 và 2009 Chỉ số giá tiêu dùng tháng

12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 11,75% Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2010

tăng 9,19% so với bình quân năm 2009 Tuy nhiênTính chung, CPI cả năm 2010 đã

tăng 11,75% so với tháng 12-2009 (năm 2009, CPI cả năm tăng 6,52% so với tháng

12-2008) ( nguồn : tổng cục thống kê) Ở từng nhóm hàng, có đến 5/11 nhóm hàng có

chỉ số giá tăng từ 12% đến 20% so với tháng 12 năm trước Trong năm, khu vực thành

thị có chỉ số tăng giá cao hơn khu vực nông thôn, lần lượt là 11,97% và 11,52%

Trang 29

Tình hình kinh tế 5 tháng đầu năm 2011 diễn ra trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng, giá cả hầu hết các mặt hàng trong nước ở mức cao Theo thống kê của Tổng cục thống kê thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2011 tăng 6,12% so với tháng 12/2010, tăng 13,89% so với cùng kỳ năm trước Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I năm nay tăng 12,79% so với bình quân cùng kỳ năm 2010 Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của chính phủ là kiềm chế lạm phát, Nghị quyết số 11/NQ-

CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 do Chính phủ ban hành đã có những dấu hiệu khả quan, đi kèm theo đó là tình hình kinh tế vĩ mô bước đầu đã có những chuyển biến tích cực Tuy nhiên, vấn đề lạm phát hiện nay vẫn còn là “một căn bệnh” nhức nhối của toàn xã hội Chỉ số CPI tháng vẫn tăng cao mặc dù có giảm nhẹ vào tháng 5 vừa qua

Bảng 2.5 : Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm 2010 và 5 tháng đầu năm 2011

Trang 30

2.2 Nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát ở Việt Nam từ 2000 đến 2011

Lạm phát Việt nam từ năm 2000 đến nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, do tác động của nhân tố trong nước lẫn nhân

tố nước ngoài, có những nguyên nhân trực tiếp và cả gián tiếp Sau đây là một số nguyên nhân lạm phát nổi cộm

2.2.1 Nhóm nguyên nhân trong nước

2.2.1.1 Đầu tư công kém hiệu quả

Trong thời gian vừa qua để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế chính phủ đã có kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng đất nước và liên tục bội chi ngân sách trong nhiều năm Nguồn thu ngân sách không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ Vay nợ là một trong những giải pháp mà chính phủ lựa chọn để bù đắp thâm hụt ngân sách Phần lớn nguồn vay nợ của Chính phủ là vay nợ nước ngoài trong dài hạn, việc này sẽ gây sức

ép nghiêm trong lên tỷ giá và đến lượt tỷ giá gây sức ép và làm tăng lạm phát trong nước Bên cạnh đó chính sách tài khóa nới lỏng đã kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, nền kinh tế lấy dần lại được tốc độ tăng trưởng cao nhưng kéo theo đó CPI cũng gia tăng

Hình 2.1 : Thâm hụt ngân sách, vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài 2000-2010

Nguồn: Bộ Tài Chính

Vốn đầu tư chảy vào nền kinh tế chủ yếu thông qua kênh dẫn là các doanh nghiệp nhà nước ( DNNN) và dự án đầu tư do nhà nước quản lý Đầu tư nhiều song hiệu quả thấp

Trang 31

cộng với tình trạng lãng phí, tham ô, thất thoát tài sản nhà nước, đầu tư sai mục đích

đã và đang là những nhân tố đẩy giá thành sản phẩm của khu vực nhà nước lên cao và kéo theo việc tăng chi phí đầu vào của cả nền kinh tế

Hình 2.2 : Cơ cấu đầu tư của khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và FDI

Nguồn : Tổng cục thống kê

Đầu tư dàn trải, tràn lan ngày càng phổ biến chẳng hạn nhiều tập đoàn nhà nước bành trướng sang lĩnh vực ngân hàng và bất động sản đã và đang làm tăng chi tiền của nhà nước vào lĩnh vực lưu thông song không đem lại hiệu quả vì đay là các lĩnh vực đầu tư hoàn toàn mới và không phải là sở trường cử các tập đoàn này Số dự án đầu tư tăng nhanh qua các năm không tương xứng với tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư Nhiều

dự án chưa đủ thủ tục cũng được cấp vốn và nhiều dự án không có vốn cũng cho triển khai, nhiều dự án công trình kéo dài do thiếu vốn, thậm chí không theo kế hoạch Phân

bổ nguồn vốn dàng trải dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng, tình hình nợ đọng rất lớn, số lượng dự án đầu tư dở dang cao, công trình chậm đưa vào sản xuất sử dụng gây lãng phí lớn Theo đánh giá tổng thể về đầu tư năm 2010 của Bộ KHĐT công bố mới đây trong số 34.607 dự án đang thực hiện đầu tư, thì có tới 3.386

dự án chậm tiến độ, chiếm 9,78% số dự án thực hiện trong kỳ

Bảng 2.6 : Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 1995-2010

Nguồn: NHNN

Đầu tư không hiệu quả thể hiện qua hệ số ICOR còn cao và phần lớn những đầu tư của nhà nước là những nguồn đầu tư dài hạn Vốn đầu tư này có tỷ trọng lớn trong

Trang 32

tổng đầu tư của nền kinh tế nên việc tăng chi tiêu của chính phủ cũng là một yếu tố góp phần làm tăng cầu từ đó làm tăng mặt bằng giá cả trong nước Bảng 2.6 cũng cho thấy lạm phát trong giai đoạn này cũng là do lạm phát cơ cấu, nền kinh tế vận hành kém hiệu quả, đầu tư không đúng hướng đã làm cho lạm phát kéo dài

2.2.1.2 Chính sách tiền tệ

Thường thì chính sách tiền tệ của chính phủ thường có độ trễ nhất định lên nền kinh

tế chính vì thế mà CSTT theo hướng kích cầu của chính phủ trước đây bây giờ mới phát huy “hậu quả” của nó

Chính sách tiền tệ kích cầu mà chính phủ áp dụng có tác dụng khơi thông dòng vốn, kích thích tiêu dùng của các tầng lớp dân cư và làm tăng tổng cầu, cũng từ chính sách

đó mà lượng tiền trong lưu thông tăng lên Như năm 2000, khi NHNN bãi bỏ lãi suất trần, chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản, tạo điều kiện cho cung-cầu về vốn theo cơ chế thị trường và các NHTM chủ động hơn trong kinh doanh Và vào ngày 24/5/2001 TTCP ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP quy định lãi suất tín đụng đầu tư phát triển của nhà nước giảm xuống còn 5.4%/năm Riêng lãi suất cho vay ngân hàng phục vụ người nghèo đối với khu vực III là 5.4%/năm và đối với khu vực khác là 6%/năm Lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng cũng liên tục giảm xuống đến mức thấp Có nhiều tiền hơn và dễ hơn thì việc tiêu dùng cũng thoáng hơn Chính sách kích cầu trong giai đoạn này và việc duy trì chính sách kích thích tương đối liên tục trong những năm sau đó, một mặt giúp nền kinh tế lấy lại phần nào đà tăng trưởng, nhưng mặt khác đã tích tụ những mầm mống gây ra lạm phát cao bắt đầu bộc lộ từ giữa năm

2007

Gần đây nhất khi đứng trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế Từ đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế Gói kích thích kinh tế đã triển khai được phân thành các phần : (1) gói

hỗ trợ lãi suất 4%; (2) gói hỗ trợ tiêu dùng bao gồm miễn thuế thu nhập cá nhân và hỗ trợ người nghèo ăn Tết; (3) gói hỗ trợ đầu tư bao gồm miễn, giảm, giãn thuế doanh thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp và cho nông dân vay vốn không lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất công nghiệp; (4) đầu tư công bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên và khu chung cư cho người thu nhập thấp Về cơ bản gói

Trang 33

kích thích kinh tế này đã đạt được mục tiêu đề ra là ngăn chặn được đà suy giảm kinh

tế, góp phần quan trọng làm cho hệ thống ngân hàng cải thiện được tính thanh khoản

và duy trì khả năng trả nợ của khách hàng Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, gói kích thích kinh tế đã bộc lộ nhiều tồn tại và hệ lụy Đó là việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao gây nguy cơ tái lạm phát, gây đột biến trên thị trường ngoại hối, thị trường vàng, thị trường bất động sản Góp phần đẩy lạm phát lên cao trong thời gian vừa qua

Cùng với chính sách kích cầu thì chính sách cung tiền và lãi suất của chính phủ cũng tác động đến lạm phát Việt Nam Chúng ta biết rằng một trong những đơn thuốc chống lạm phát trong cơ chế thị trường là thực hiện lãi suất thực dương Tức là lãi suất tiền cho vay phải cao hơn lãi suất tiền huy động và lãi suất tiền huy động phải cao hơn mức lạm phát Nhưng đến trước năm 2007, NHNN vẫn chưa thực hiện nguyên tắc này khiến đồng Việt Nam bị coi rẻ và kéo dài nạn dư thừa tiền trong lưu thông, trong khi các ngân hàng mất tính thanh khoản và ngưng trệ hoạt động cho vay Và dù bắt tay vào chống lạm phát trong cả 2 năm 2007, 2008 các ngân hàng Việt Nam mới chỉ đảm bảo được lãi suất tiền cho vay lớn hơn lãi suất huy động, còn lãi suất huy động thấp hơn nhiều mức lạm phát Do vậy, lượng tiền thừa trong lưu thông vẫn quá nhiều Ngoài ra qua việc quản lý lỏng lẻo và không mạnh tay với hệ thống ngân hàng của chính phủ đã khiến cho các ngân hàng lạm dụng vay thiếu đảm bảo và cho vay mang tính đầu cơ cao trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán, cũng như các kỹ năng nghiệp vụ hoạch toán “ lãi giả-lỗ thật” trong hoạt động của một

số ngân hàng nếu không được nhận diện và xử lý kịp thời, sẽ rất dễ tạo ngòi nổ nhạy cảm cho các chấn động tài chính trong tương lai ở nước ta

2.2.1.3 Chính sách mở cửa của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Với những thành tựu phát triển kinh tế nổi bật cùng với chính sách thông thoáng cởi

mở, trong những năm qua, Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà ĐTNN Lượng vốn của các nhà ĐTNN vào Việt Nam liên tục ở mức cao thông qua kênh đầu

tư trực tiếp và gián tiêp

Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11/2006 mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng chưa từng có, khiến mức độ giao lưu thương mại và đầu tư

Trang 34

quốc tế tăng vọt, làm dòng vốn vào (cả đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp) tăng mạnh Kéo theo lượng USD trong lưu thông tăng mạnh, nên để giữ được sức mạnh cạnh tranh trong xuất khẩu Chính phủ nước ta đã lựa chọn biện pháp can thiệp bằng thị trường

mở, NHNN đã tung ra lượng tiền VND rất lớn để mua ngoại tệ Điều này khiến cho

dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng trưởng hơn 100% Dự trữ ngoại tệ tăng quá nhanh làm cho lượng cung ứng tiền tệ theo nghĩa rộng hàng năm phải tăng 20-30%, thúc đẩy vật giá trong nước tăng cao Đến tháng 8 năm 2007, lạm phát ở Việt Nam lần đầu tiên

ở mức 2 con số kể từ tháng 4 năm 2004 Đến tháng 10 năm2007, Việt Nam bắt đầu nới lỏng việc khống chế tỷ giá hối đoái, cho phép đồng Việt Nam tăng giá Kết quả, đồng Việt Nam đã tăng giá rất mạnh, nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2008 bằng cả năm 2007, dẫn đến tình trạng lạm phát Do đó, khi đồng tiền chung tăng giá, Việt Nam không tránh được quy luật chung là tỷ giá danh nghĩa không tăng nhưng thực tế

có tăng Điều này không những không giải quyết được tình trạng thâm hụt trong cán cân thương mại, mà còn do tác động của lạm phát đã làm bùng nổ cao trào bán tháo đồng Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn mà lâu nay Việt Nam vẫn dựa vào để bù đắp nhập siêu Đó là cách làm tương đối chắc chắn song ĐTNN tăng quá nhanh sẽ làm cho nền kinh tế phát triển quá nóng và gia tăng áp lực lạm phát Năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ nổ ra làm cho thị trường chứng khoán toàn cầu bị chao đảo trong đó có cả thị trường chứng khoán Châu Á Vốn nước ngoài giảm sút mạnh, các nhà đầu tư lo sợ rút vốn về nước Việt Nam Đồng bị bán tháo, đầu tư trực tiếp nhanh chóng bị rơi vào tình trạng xấu Lạm phát Việt Nam thời kỳ đó một lần nữa cảnh báo chính phủ phải thận trọng trong việc mở cửa đối với vốn tư bản nước ngoài Bất kể là thu hút vốn dài hạn hoặc ngắn hạn của nhà ĐTNN đều phải thích hợp với trình độ phát triển kinh tế và sức chịu đựng của thị trường

2.2.1.4 Yếu tố tâm lý, đầu cơ, làm giá

Giá cả của một số mặt hàng ( nhất là các mặt hàng độc quyền) ở Việt Nam tăng chưa hẳn là do chi phí đầu vào tăng cao mà do việc quản lý điều hành vĩ mô chưa thật tốt, các doanh nghiệp kinh doanh lợi dụng đầu cơ, tăng giá Và giá tăng rồi thì sẽ không giảm hoặc giảm rất chậm trong khi cơn sốt giá quốc tế đã hạ nhiệt Điều này đã gây thiệt hại kinh tế cho người tiêu dùng, giảm sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh thị

Trang 35

trường, thậm chí còn làm suy giảm lòng tin, độ tín nhiệm của dân chúng và doanh nghiệp vào năng lực điều hành của chính phủ Có một thực tế là trong một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ mà DNNN chiếm thị phần lớn, đã xuất hiện hành vi độc quyền và lợi dụng vị trí độc quyền thống lĩnh thị trường để cạnh tranh không lành mạnh Những việc làm không có lợi cho nền kinh tế đã xuất hiện như áp đặc giá cả, ép giá khi thu mua, tăng hoặc giảm giá thiếu căn cứ, lũng đoạn thị trường…

2.2.1.5 Thu nhập của dân cư

Thu nhập của người dân trong những năm vừa qua luôn tăng lên đã một phần làm tăng tổng cầu và mặt khác tạo tâm lý tăng giá các mặt hàng tiêu dùng khác

Bảng 2.7 : Mức lương tối thiểu trong cơ quan nhà nước từ năm 1999 đến 2010

Trang 36

2.2.1.7 Tăng giá điện, xăng dầu

Xăng và điện là 2 mặt hàng, nhiên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và tiêu dùng Chính vì thế mà việc tăng giá xăng dầu và tăng giá điện tác động làm tăng giá hầu hết các mặt hàng trong nền kinh tế

Nhưng việc chính phủ tăng giá xăng là một việc không tránh được Giá xăng dầu trên thế giới tăng và Việt Nam là một nước nhập cảng xăng dầu nhiều hơn gấp bội lượng xăng dầu xuất khẩu Và đúng như vậy, Nghị Quyết số 11/NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011, đã cho phép gia tăng giá xăng dầu trong nước cho phù hợp với giá xăng dầu thế giới và giá điện trong nước theo cơ chế thị trường Tính từ đầu năm đến nay giá xăng dầu đã được điều chỉnh gia tăng 2 lần: một lần là vào ngày 24/2/2011, khi giá xăng tăng từ 16.400 đồng lên 19.300 đồng và lần thứ 2 được điều chỉnh tăng thêm

2.000đ - 2.800đ/lít lên mức 21.300 đồng đối với xăng A92 Điện được điều chỉnh tăng

15,28% từ 1/3 góp phần làm gia tăng chỉ số giá tiêu dùng Tăng giá điện và xăng ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực kinh tế và trực tiếp làm nạn lạm phát trầm trọng thêm Đây là một hiện tượng chi phí đẩy

2.2.2 Nhóm nguyên nhân ngoài nước

2.2.2.1 Tác động của dòng tiền nóng

Tiền nóng là một loại vốn đầu tư lưu động không nhằm vào một việc cụ thể nào mà chỉ để dành được lợi nhuận lớn với mức rủi ro ít nhất Nó mang tính chất đầu cơ một thời gian ngắn và lưu động rất nhanh chóng trên thị trường tài chính quốc tế đặc trưng nổi bật của nó là ngắn hạn, đầu cơ, vào-ra rất kín đáo, rất khó quan sát và kiềm chế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng, các trang thiết bị, kiến trúc thượng tầng và điều kiện đầu tư không ngừng được cải thiện Chính vì thế mà Việt Nam đang trở thành một thị trường thu hút dòng tiền nóng Đặc biệt, thị trường cổ phiếu và thị trường nhà đất có giá thấp, kiểm soát lại lỏng lẻo, thiếu chuyên gia giỏi tạo điều kiện cho vốn tiền nóng ra vào, vận hành và chuyển dịch lợi nhuận đầy béo bở

Được nhận đinh là một thị trường tiềm năm, Việt Nam không thể không trở thành đối tượng hoành hành của dòng tiền nóng Mấy năm gần đây, Việt Nam đã đi nhanh trong việc mở cửa với bên ngoài và cải cách tư hữa hóa trong nước, làm cho dòng tiền nóng

Trang 37

đổ vào nhiều Từ năm 2004-2007 đã xảy ra tình trạng xấu trong đầu tư trực tiếp và sự thâm hụt trong tài khoản cộng với tình trạng tăng nhanh trong dự trữ ngoại hối, vốn đầu tư với hình thức không phải là vốn đầu tư trực tiếp đổ vào trong nước hết sức lớn, vượt xa quy mô trực tiếp, trong đó vốn tiền nóng quốc tế chiếm một tỷ trọng không nhỏ

Khi tình hình kinh tế trong nước có chuyển biến xấu, lập tức vốn tiền nóng rút ra sau khi đã có lời Khi tiền nóng rút ra nhanh thì tạo thành một nhân tố thúc đẩy kinh tế chuyển biến xấu vốn ĐTNN đột nhiên dừng lại hoặc rút ra nhanh có thể làm hệ thống tài chính bị khủng hoảng và rối loạn nặng hơn Đầu tư có tính chất đầu cơ rút ra nhanh

có thể làm biên độ dao động lớn hơn gây thiệt hại nặng hơn Một số dấu hiệu cho thấy, vốn tiền nóng đã tìm cách rút ra khỏi thị trường Việt Nam từ quý IV/2007 Trong một

số khoản đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam vẫn có vốn tiền nóng trá hình, ngụy tạo dưới hình thức là vốn đầu tư hợp pháp Chính vì thế chúng ta cần phải cảnh giác cao hơn nữa với các khoản đầu tư từ nhà ĐTNN

2.2.2.2 Chi phí nguyên vật liệu nhật khẩu gia tăng

Chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu cũng tác động đến chỉ số giá tiêu dùng thông qua việc làm tăng giá các sản phẩm đầu ra Xét từ năm 2000 trở lại đây, các số liệu thống

kê của IMF cho thấy, sau hai năm biến động theo xu thế giảm, chỉ số giá nguyên liệu thế giới năm 2003 bắt đầu tăng mạnh (trên 13%), và liên tục trong 3 năm 2004-2006 đạt tốc độ tăng cao ngất ngưỡng trong khoảng 20-30% Điều này đã dẫn đến giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào gia tăng và tác động làm thổi bùng lạm phát trong năm

2004

Kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi thì sản xuất sẽ tăng lên và nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất trên thế giới sẽ tăng lên Và khi cầu tăng lên thì chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào mà chúng ta bị phụ thuộc vào nước ngoài cũng sẽ tăng

lên, tiếp tục ảnh hưởng đến chi phí đầu vào Đó cũng chính là tác động của lạm phát

do chi phí đẩy trong điều kiện “sống nhờ” vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà

chúng ta buộc phải chấp nhận

2.2.2.3 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới

Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ với hàng loạt công ty phá sản hay gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính Cuộc khủng hoảng này đã đánh vào lòng tin của các

Trang 38

nhà đầu tư, khiến họ phải tìm cách hạn chế rủi ro, thu hẹp tính lưu động của thị trường

Âu Mỹ Các nhà đầu tư bắt đầu chuyển vốn của họ vào các nước đang phát triển để chia sẻ bớt thiệt hại và rủi ro Và để hạn chế bớt tình trạng khan hiếm tiền tệ do khủng hoảng gây ra, FED đã áp dụng một số biện pháp như giảm lãi suất cơ bản từng bước,

mở rộng tính lưu động của USD, thả lỏng để USD mất giá Điều đó đã khiến cho dòng tiền nóng bắt đầu chảy ra khỏi nước Mỹ

Dưới tác động của chính sách giảm giá USD và giảm nguồn vốn đầu tư quốc tế của

Mỹ, giá các mặt hàng cơ bản tính bằng USD trên trường quốc tế như dầu, lương thực, nguyên vật liệu đã tăng mạnh Trong khi đó, hơn 70% nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành sản xuất của Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, việc tăng giá thành sản phẩm trong nước và chỉ số giá tiêu dùng là khó tránh khỏi

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đối với Việt Nam còn thể hiện qua thâm hụt mậu dịch Xét về góc độ sức mua, lạm phát cao và tỷ giá hối đoái dài hạn luôn song hành với nhau Đồng Việt Nam mất giá làm tăng thêm áp lực lạm phát Xét theo tầm vĩ mô, lạm phát cao làm cho giá thành sản phẩm tăng, làm giảm lợi nhuận và thanh khoản của doanh nghiệp Tình trạng này đã làm cho hàng nhập khẩu tăng mạnh,

từ đó thâm hụt mậu dịch của Việt Nam càng tăng nhanh

Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam thiếu sức cạnh tranh, dựa nhiều vào việc vay tiền lãi suất thấp nhưng lúc này lãi suất cho vay đã tăng lên mạnh mẽ đi đôi với giá thành tư liệu sản xuất lên cao Hệ lụy là, toàn bộ các ngân hàng và nền kình tế phải gánh chịu tình trạng xấu trên

Khủng hoảng tài chính không phải là nguyên nhân chính gây ra lạm phát Việt Nam song rõ ràng nó là lực lượng thúc đẩy kinh tế Việt Nam rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện nay

Trang 39

Từ những phân tích trên ta có thể khái quát nguyên nhân gây ra lạm phát Việt nam giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 5/2011 qua mô hình sau:

điều chỉnh theo giá

thị trường giá điện

2 Chi phí nguyên vật liệu nhật khẩu gia tăng

3 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới

Trang 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của bài nghiên cứu cho ta một cái nhìn tổng quát về tình hình lạm phát Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay Qua đó, chúng ta có thể dễ dàng thấy được tình hình lạm phát Việt Nam luôn thay đổi thất thường và nhận thấy điểm khác biệt giữa lạm phát giai đoạn hiện nay so với lạm phát các giai đoạn trước Chương 2 còn tập trung phân tích những yếu tố khách quan lẫn chủ quan, trong nước và ngoài nước đã góp phần khiến cho lạm phát Việt Nam tăng cao Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết được trong những nhân tố tác động đó, nhân tố nào là chủ đạo làm lạm phát tăng cao và tác động như thế nào đến lạm phát trong nước? Chương 3 của bài nghiên cứu sẽ tập trung vào khái quát các mô hình đo lường lạm phát đã được áp dụng trên thế giới và xây dựng mô hình phù hợp cho Việt Nam nhằm trả lời cho câu hỏi vừa rồi

Ngày đăng: 26/02/2014, 14:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Trần Ngọc Thơ, PSG.TS Nguyễn Ngọc Định (2011) “Giáo Trình Bộ Môn Tài Chính Quốc Tế ” trường Đại học Kinh tế tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Bộ Môn Tài Chính Quốc Tế
2. PGS.TS. Phan Thị Cúc ( 2008) “Diễn Biến Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiềm Chế Linh Hoạt” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn Biến Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiềm Chế Linh Hoạt
3. Hoàng Ngọc Hà ( 2010) “Giải Pháp Kiềm Chế Lạm Phát Tại Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải Pháp Kiềm Chế Lạm Phát Tại Việt Nam
4. Trần Quốc Hưng ( 2010) “Giải Pháp Kiểm Soát Lạm Phát Ở Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải Pháp Kiểm Soát Lạm Phát Ở Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay
5. Võ Trí Thành (1997), “Inflation Stabilization : The Vietnamese Experience In The 1980s And 1990s”, PhD These, Australian National University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation Stabilization : The Vietnamese Experience In The 1980s And 1990s
Tác giả: Võ Trí Thành
Năm: 1997
6. Dương Thị Thanh Mai (2002), “ Vận Dụng Mô Hình Phân Tích Chính Sách Tỷ Giá Ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận Dụng Mô Hình Phân Tích Chính Sách Tỷ Giá Ở Việt Nam
Tác giả: Dương Thị Thanh Mai
Năm: 2002
7. Vương Thị Thảo Bình(2008), “ Tiếp Cận Và Phân Tích Động Thái Giá Cả -Lạm Phát Của Việt Nam Trong Thời Kỳ Đổi Mới Bằng Một Số Mô Hình Toán Kinh Tế”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.Tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp Cận Và Phân Tích Động Thái Giá Cả -Lạm Phát Của Việt Nam Trong Thời Kỳ Đổi Mới Bằng Một Số Mô Hình Toán Kinh Tế
Tác giả: Vương Thị Thảo Bình
Năm: 2008
1. Bernanke, B. S. and I. Mihov (1998), “Measuring monetary policy” Quarterly Journal of Economics Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measuring monetary policy
Tác giả: Bernanke, B. S. and I. Mihov
Năm: 1998
2. Ben S C Fung( 2002), “ A VAR analysis of the effects of moneytary policy in East Asia”, BIS working paper Sách, tạp chí
Tiêu đề: A VAR analysis of the effects of moneytary policy in East Asia
3. Gerlach, S. and W. Peng (2006) “Output Gaps and Inflation in Mainland China” Working Papers, BIS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Output Gaps and Inflation in Mainland China
4. Uma Ramakrishnan and Athanasios Vamvakidis (2002), “Forecasting Inflation in Indonesia”, IMF Working Paper Sách, tạp chí
Tiêu đề: Forecasting Inflation in Indonesia
Tác giả: Uma Ramakrishnan and Athanasios Vamvakidis
Năm: 2002
5. Sajawal Khan And Abdul Qayyum (2004),“Measures of Monetary Policy Stance: a case of Pakistan” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measures of Monetary Policy Stance: a case of Pakistan
Tác giả: Sajawal Khan And Abdul Qayyum
Năm: 2004
6. Marshall Carter, Moody’s Analytics (2011) “Vietnam Outlook: Inflation Prompts Policy Tightening” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam Outlook: Inflation Prompts Policy Tightening
7. Nguyen Thi Thu Hang, Nguyen Duc Thanh ( 2011) “Macroeconomic Determinants Of Vietnam’s Inflation 2000-2010: Evidence And Analysis” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Macroeconomic Determinants Of Vietnam’s Inflation 2000-2010: Evidence And Analysis
8. Fabio C. Bagliano, Carlo A. Favero(1999), “Information from financial markets and VAR measures of monetary policy” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Information from financial markets and VAR measures of monetary policy
Tác giả: Fabio C. Bagliano, Carlo A. Favero
Năm: 1999
10. Bernanke, B and I Mihov (1997): “What does the Bundesbank target?” European Economic Review Sách, tạp chí
Tiêu đề: What does the Bundesbank target
Tác giả: Bernanke, B and I Mihov
Năm: 1997
11. Bernanke, B and I Mihov (1998): “Measuring monetary policy”, Quarterly Journal of Economics Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measuring monetary policy
Tác giả: Bernanke, B and I Mihov
Năm: 1998
13. Christiano, L, M Eichenbaum and C Evans (2000): “Monetary policy shocks: what have we learned and to what end?” in J Taylor and M Woodford (eds), Handbook of Macroeconomics, North Holland Sách, tạp chí
Tiêu đề: Monetary policy shocks: what have we learned and to what end
Tác giả: Christiano, L, M Eichenbaum and C Evans
Năm: 2000
2. Bộ công thương: http://www.moit.gov.vn 3. Ngân hàng nhà nước: http://www.sbv.gov.vn 4. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn 5. IMF: http://www.imf.org Link
6. WB: http://www.worldbank.org 7. IEA: http://www.iea.org Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1. Tình hình lạm phát của Việt Nam từ 2000 đến 2011 - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
2.1. Tình hình lạm phát của Việt Nam từ 2000 đến 2011 (Trang 24)
Bảng 2. 2: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2004 - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
Bảng 2. 2: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2004 (Trang 26)
Bảng 2. 3: Tốc độ tăng giá tiêu dùng qua các quý giai đoạn 2004 – 2006 - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
Bảng 2. 3: Tốc độ tăng giá tiêu dùng qua các quý giai đoạn 2004 – 2006 (Trang 27)
Bảng 2. 4: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm từ năm2007 đến năm 2009 - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
Bảng 2. 4: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm từ năm2007 đến năm 2009 (Trang 28)
Tình hình kinh tế 5 tháng đầu năm 2011 diễn ra trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng, giá cả hầu hết các mặt hàng trong nước ở  mức cao - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
nh hình kinh tế 5 tháng đầu năm 2011 diễn ra trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng, giá cả hầu hết các mặt hàng trong nước ở mức cao (Trang 29)
Hình 2. 1: Thâm hụt ngân sách, vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài 2000-2010. - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
Hình 2. 1: Thâm hụt ngân sách, vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài 2000-2010 (Trang 30)
Hình 2. 2: Cơ cấu đầu tư của khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và FDI - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
Hình 2. 2: Cơ cấu đầu tư của khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và FDI (Trang 31)
Bảng 2.7 : Mức lương tối thiểu trong cơ quan nhà nước từ năm 1999 đến 2010 - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
Bảng 2.7 Mức lương tối thiểu trong cơ quan nhà nước từ năm 1999 đến 2010 (Trang 35)
Hình 3. 1: Cơ chế dẫn truyền của lãi suất đến lạm phát. - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
Hình 3. 1: Cơ chế dẫn truyền của lãi suất đến lạm phát (Trang 44)
Hình 3.2: Chi phí tăng đẩy giá lên cao. - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
Hình 3.2 Chi phí tăng đẩy giá lên cao (Trang 44)
3.1.1.3. Mơ hình lạm phát do cầu kéo - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
3.1.1.3. Mơ hình lạm phát do cầu kéo (Trang 45)
Hình 3. 3: Mơ hình chi tiêu q khả năng cung ứng. - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
Hình 3. 3: Mơ hình chi tiêu q khả năng cung ứng (Trang 46)
Mơ hình ảnh hƣởng của khoảng chênh lệch sản lƣợng lên tỷ lệ lạm phát. - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
h ình ảnh hƣởng của khoảng chênh lệch sản lƣợng lên tỷ lệ lạm phát (Trang 49)
3.3. Ứng dụng mơ hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Việt Nam  - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
3.3. Ứng dụng mơ hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Việt Nam (Trang 60)
3.3.2.2. Mơ hình VAR cơ bản phù hợp ở Việt Nam - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
3.3.2.2. Mơ hình VAR cơ bản phù hợp ở Việt Nam (Trang 63)
(9 phương trình cịn lại trong mơ hình: phụ lục 1) - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
9 phương trình cịn lại trong mơ hình: phụ lục 1) (Trang 64)
Từ bảng kết quả, ta chú ý đến nhân tố giải thích nhiều nhất cho lạm phát qua 4 quý đó là cung tiền M2, CPI, tín dụng nội địa, dự trữ ngoại hối  và  giá dầu - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
b ảng kết quả, ta chú ý đến nhân tố giải thích nhiều nhất cho lạm phát qua 4 quý đó là cung tiền M2, CPI, tín dụng nội địa, dự trữ ngoại hối và giá dầu (Trang 65)
Kết quả cho thấy mơ hình đã giải thích được sự biến động của lạm phát. Theo dự báo của mơ hình thì CPI quý 2 năm 2011 sẽ tăng khoảng 4.92 % so với quý I năm 2011 - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
t quả cho thấy mơ hình đã giải thích được sự biến động của lạm phát. Theo dự báo của mơ hình thì CPI quý 2 năm 2011 sẽ tăng khoảng 4.92 % so với quý I năm 2011 (Trang 66)
Hệ 10 phương trình trong mơ hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2010 - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
10 phương trình trong mơ hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2010 (Trang 77)
Dữ liệu sử dụng trong mơ hình tự hồi quy vecto VAR cơ bản kiểm định 10 nhân tố tác động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2010 - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
li ệu sử dụng trong mơ hình tự hồi quy vecto VAR cơ bản kiểm định 10 nhân tố tác động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2010 (Trang 81)
Kết quả kiểm định mơ hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát việt nam giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2010 - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
t quả kiểm định mơ hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát việt nam giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2010 (Trang 86)
=> phần dư 3 của mơ hình dừng. - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
gt ; phần dư 3 của mơ hình dừng (Trang 88)
=> phần dư 5 của mơ hình dừng. - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
gt ; phần dư 5 của mơ hình dừng (Trang 89)
=> phần dư 7 của mơ hình dừng. - BCKH ứng dụng mô hình vector tự hồi quy var kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát tại việt nam 2011
gt ; phần dư 7 của mơ hình dừng (Trang 90)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w