1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoa học tổ chức và những vấn đề cơ bản - PGS. TS. Nguyễn Bá Dương

133 9 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Cơ Bản Của Khoa Học Tổ Chức
Tác giả PGS. TS. Nguyễn Bá Dương, PGS. TS. Nguyễn Cúc, TS. Đức Uy
Trường học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học tổ chức
Thể loại sách tham khảo
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 8,73 MB

Nội dung

Cuốn sách Những vấn đề cơ bản về Khoa học tổ chức gồm các nội dung chính như: đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của khoa học tổ chức; con người trong tổ chức; tổ chức là khái niệm trung tâm của khoa học tổ chức; các thành tố cơ bản của tổ chức;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CUA 2 „

KHOA HOC TO CHUC KHOA HOC QUANLY

_ TƯLI EU | Ký hiệu: VD0 S249

Trang 3

LOI NHA XUAT BAN

Trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, công tác tổ chức, cán bộ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức và điểu hành bộ máy lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở nhằm thực hiện có hiệu quả nhất các mục tiêu chính trị,

kinh tế, văn hoá, xã hội trong tiến trình cơng nghiệp hố,

hiện đại hưã đất:nước: -::z: Ì

Puy nhién) công tác tổ chức cán-bộ của tước:ta hiện hay

vẫn 'còn' nhiều: yếu: kém;-bất 'cập: Điều này: đã được' chỉ: rõ

trong Văn kiện Đại hội 1X của Đăng: "Công tác tổ chức, cán bộ chậm 'đổi mới, chưa đáp“ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh

đạo của Đăng và hiệu lực:quản lý, điểu hành của Nhà nước trong:tHời kỳ miới:.: Việc tuyển chọn,:đầö tạo, sấp xếp, sử

dụng và đánH giá cán bệ cồn nhiều thiếu sót, có khi dựa vào

tiệt số'quan niệm: eũ, định kiến và ‘thes 62m tính; cách làm thiếu quy hoạch, không sau’ sát, không theo đúng quy trình

Công tác quản lý cán bộ, đẳng viên thiếu chặt:chế Chưa tích cực phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ cố đức, có

tài"

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, xây dựng ngành khoa

học tổ chức đáp ứng yêu cầu: của công tác dao tao, bổi đưỡng

cán bộ làm công tác tổ chức nói riêng và cần bộ, đẳng viên nói

chung ngày càng trở nên cấp thiết

Để góp phần đáp ứng yêu cầu đó, Nhà xuất bản Chính trị

Trang 4

quốc gìa xuất bản cuốn sách Những uấn đề cơ bản của

khoa học tổ chức (Sách tham khảo) do tập thể tác giả

biên soạn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bá Dương chủ biên Xuất phát từ tư tưởng Hê Chí Minh và quan điểm của

Đảng tả xác định cán bộ là gốc của mọi công việc, công tác tổ

chức cán bộ là công việc gốc của Đảng, nội dung cuốn sách chú trọng phân tích rõ chức năng cơ bản của tổ chức, nhất là

tổ chức hiện đại là lắm cho tri thức mang lại hiệu quả cao, do

đó phải có chuyên môn hoá cao Tuy vậy, bản thân trì thức

không thể tạo ra sản phẩm Nó chỉ tạo ra hiệu quả khi gắn

vào hệ thống duy nhất và thực biện sự hợp nhất đó là nhiệm

vụ của tổ chức Nội dung cuốn sách còn nhấn mạnh đến vấn

để đào tạo, bồi dưỡng, bế trí, sử dụng cán bộ, trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của cách mạng để bố trí cán bộ có đủ đức tài tương xứng với nhiệm vụ được giao Do đó, việc nâng cao đạo đức cắtkh mạng, không ngừng tu dưỡng, học tập lý luận chính trị và chuyên môn của cán bộ luôn luôn là vấn để

hệ trọng và bức xúc mà cáo Đại hội Đảng ta, nhất là từ Đại hội VI của Đảng đến nay đã chỉ rõ Tuy nhiên, nội dung cuốn

sách mới chỉ là kết quả bước đầu nhận thức về lĩnh vực khoa học tổ chức còn mới mé | ở nước ta, rất mong được bạn đọc góp

ý xây dựng cho nội dung cuốn sách

Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc để có thêm tài liệu tham khảo Tháng 4 năm 2004 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUOC GIA

LỜI NÓI ĐẦU

Từ khi ra đời cho đến nay, khoa học tổ chức cùng với khoa học quản lý đã có những đóng góp to lớn trong việc

thúc đẩy nhanh sự tiến bộ của xã hội loài người ở thế kỷ XX Sự ra đời và phát triển của khoa học tổ chức - một

trong những khoa học nghiên cứu và sử dụng con người

là một tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài người Trong nhiều thập kỷ gần đây, nhiều nước trên thế giới đã biên soạn giáo trình, sách tham khảo và đưa

bệ môn khoa học tổ chức vào trong chương trình đào tạo

cán bộ lãnh đạo, quản lý, đào tạo các chuyên gia có trình

độ thành thạo quản lý nhân sự hay công tác tư vấn về tổ chức và nhân sự Đề cập đến vai trò của tổ chức, chúng ta không thể không dẫn lại câu nói nổi tiếng của V.L

Lênin: "Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách

mạng, và chúng tôi sẽ đảo ngược nước Nga lên"!

Trong hơn 50 năm tiến hành đào tạo, bổi dưỡng cán bộ - công việc gốc của Đảng, Trường Đảng Nguyễn Ái Quếc, nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

1 V.I Lênin: 7oàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1978, t.6, tr 162

Trang 5

đã có sự quan tâm nhất định về khoa học quản lý và tổ chức trong quá trình hoạt động của Học viện Đã có thời kỳ, Trường Tổ chức và Kiểm tra được thành lập riêng để đào tạo, bồi dudng cán bộ lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực hoạt động này Hiện nay, tuy không còn hình thức

trường đào tạo chuyên ngành như vậy, song những vấn

dé về quản lý và tổ chức vẫn được chú trọng trong

chương trình đào tạo ở hệ cử nhân chính trị, cao cấp lý luận chính trị, đặc biệt là chương trình bổi dưỡng lý

luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ cho đội ngũ

cán bộ chuyên làm công tác tổ chức từ cấp quận, huyện

trở lên

Thực tiễn công cuộc đối mới ở nước ta hiện nay, cũng

như thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói

chung và cán bộ làm công tác tổ-chức nói riêng, đòi hỏi

phải sớm nghiên cứu, xây dựng bộ môn khoa học tổ chức và đưa vào trong nội dung chương trình đào tạo, bổi dưỡng Chỉ có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu đào tạo, phát triển “năng lực hoạt động thực tiễn”, trong đó có năng lực tổ chức, cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn cũng như yêu cầu thực tiễn đang

đặt ra , :

Khoa học tổ chức còn là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam Để đáp ứng được ít nhiều nhu cầu của thực tiễn; trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo những tài liệu có liên quani ở

trong và ngoài nước, chúng tôi đã mạnh dạn biên soạn

cuốn sách Những uấn đề cơ bản của khoa học tổ chức Nội dung cuốn sách gồm 8 chương và phần phụ

8

lục Với trình độ có hạn, chắc chắn tập tài liệu này chưa

được đây đủ, còn thiếu hệ thống và có nhiều hạn chế ở các mặt Chúng tôi rất mong nhận được những góp ý của bạn đọc, nhất là ý kiến của các nhà lãnh đạo, các chuyên

gia về nh vực tổ chức, cán bộ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

Chuong I

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC TỔ CHỨC

I- KHOA HỌC TỔ CHỨC VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Công tác tổ chức hơn bao giồ hết đang nổi lên như một nhân fế quyết định thắng lợi của công cuậc đổi mới

do Đảng ta khỏi xướng và lãnh đạo Tại Hội nghị Trung ương 6 khoá IX của Đảng, khi bàn về việc thực hiện các

nghị quyết về công tác tổ chức và cán bộ, Hội nghị thống nhất cho rằng: "Đánh giá cán bộ, hiện vẫn là khâu yếu

nhất; đánh giá yếu nên bế trí cán bộ không đúng" ị

Trong thời gian tới, các ngành, các cấp cần tập trung - | giải quyết các khâu bức xúc; làm rõ chức năng, nhiệm |

vụ các tổ chức trong bộ máy Đảng, chính quyển và các

đoàn thể nhân dân; tập trung kiện toàn, tăng cường hệ

thống các tổ chức chính trị ở ed sổ, tiếp tục thể chế hoá

nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo 'công tác cần bộ;

thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2)

Trang 7

khoá VIH của Đảng, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống

tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực; đổi mới việc đánh

giá cán bộ, tăng cường công tác quy hoạch cán bộ lãnh

đạo và yêu cầu nhiệm vụ, điều chuyển số cán bộ thiếu

kém năng lực ra khỏi bộ máy quản lý để bổ sung vào những người tài, người trẻ

_ Hội nghị Trung ương 6 đã cho ý kiến về cơ cấu tổ chức Chính phủ trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI Mục

tiêu là tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức của Chính phủ

theo tỉnh thần cải cách hành chính để bộ máy Chính phủ hợp lý hơn, hoạt động phù hợp với cơ chế kinh tế mới và đúng pháp luật; bảo đảm một: nền hành chính

trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại và hoạt động

có ký cương, trách nhiệm, hiệu lực;,hiệu quả, theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, trước mắt, là thực hiện thắng, lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX Ca cấu tổ chức Chính phủ trong nhiệm kỳ mới phải bảo:đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, dap ứng yêu cầu mới của thời kỳ phát:triển đất nước Hội nghị cũng xác định cần làm rõ chức nang quan lý nhà nước vI.mô:của

Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, tập trung vào

xây dựng chiến: lược, quy hoạch,.kế hoạch, xây: dựng và bạn hành thể chế chính sách ah

Các cd quan thuộc Chính phủ sẽ 46 chức lai theo hướng: chuyển một số cơ quan trực thuộc: các bộ có liên

quan, sáp nhập một số cơ quan thành bộ nếu ,đủ điều kiện và chỉ giữ lại một số cd:quan làm chức năng của

‘don vi su nghiệp hoặc chuyên môn nghiệp vụ Bên cạnh

đó, sẽ tổ chức lại các tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ

tướng Chính phủ thành lập; chỉ giữ lại một số tổ chức cần thiết; đồng thời, thực hiện phân cấp đối với chính

quyền địa phương

Công tác cán bộ tuy là loại công việc quan trọng song

“không phải là nội dung bao trùm của khoa học tổ chức,

mặc dù hiện nay đó là một khâu yếu nhất trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta Đồng chí Trần Đình Hoan, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã nhấn mạnh: "Quản lý và đánh giá cán bộ

là khâu yếu nhất nhưng chậm khắc phục; quan điểm,

phương châm, tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, nhất

quán, chưa căn cứ trước hết vào kết quả thực biện nhiệm vụ" Vấn để đặt ra ở đây là từ góc độ khoa học tổ chức, qua ý kiến trên, phải xác định và từ đó tạo nên sự

nhất trí, đồng thuận trong các cấp lãnh đạo về các quan

điểm; phương châm, tiêu chí đánh giá cán bộ một cách

khoa học Đểng thời, chúng ta cũng thấy rằng khoa hoc

tổ chức không chỉ tập trung vào việc quản lý và đánh giá cán bộ mà phải trên cơ sở xây dựng các cơ chế, quy

chế hoạt động với một căn cứ sơ đẳng: tổ chức là một tập hợp các cá nhân hợp lại để thực hiện các mục đích chung

thay vì các ứng xủ của cá nhân này với cá nhân kia - một kiểu quan hệ liên cá nhân vốn tiểm tàng sự thiên

1 Báo Nhân Dân, ngày 29-8-2009

Trang 8

lệch thuần tuý tình cảm riêng tư (bệnh nể nang trong

công tắc cán bộ)

Cơ chế, quy chế chính là cốt lõi của một tổ chức Ví

dụ hiện nay các bộ trưởng thường có từ ba đến năm thứ

trưởng "giúp việc", nơi ít, nơi nhiều: Bộ trưởng với cách

chuẩn bị và thực hiện các quyết định cũng chưa có quy chế rõ ràng (Vụ phó hay Vụ trưởng chuẩn bị quyết định, loại quyết định nào do Bộ trưởng hay Thứ trưởng ký duyệt, v.v.; trong khi ở cấp cao - cấp Chính phủ chỉ có 8 Phó Thủ tướng, v.v.) Sự chồng chéo, dẫm chân, trì trệ trong bộ máy tổ chức cho thấy sự cần thiết thật sự một

khoa học tổ chức hiện đại và phù hợp đáp ứng các yêu

cầu và thách thức của sự tổ chức - quản lý xã hội ở cấp

vĩ mô và vi mô ở nước ta hiện nay

Gần đây ở nước ta bắt đầu nói đến "Chính phủ điện tử", mà một số quận và phường ở thành phố Hồ Chí

Minh và Hà Nội đã bắt đầu thử nghiệm Cách nhìn

nhận Chính phủ kiểu doanh nghiệp ở Mỹ có thể gợi ý

cho chúng ta có thêm các góc nhìn khác nhau về tổ chức Trong cuốn sách Đổi mới hoạt động của Chính phủ,

do hai nhà nghiên cứu người Mỹ là Đêvit Âuxbớt và Tét

Ghebld, biên soạn dựa trên những nghiên cứu hoạt động

của chính quyền Mỹ từ cơ sở và việc đổi mới những hoạt

động ấy, đã đúc:kết kinh nghiệm và nêu lên 10 nguyên

tắc chỉ đạo sự đổi mới hoạt động của Chính phủ nhằm làm cho Chính phủ liên bang, các bang và chính quyển

các cấp trổ nên gọn nhẹ, linh hoạt và cơ động, đỡ tốn

14

kém, đáp ứng nhanh chóng và có hiệu quả những nhu

cầu do sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế -

xã hội ở nước Mỹ đề ra Chúng ta có thể tham khảo cuốn sách đó nhằm thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính

bên thêm thế ký XXI

Hai tác giả nhấn mạnh: "Chúng tôi sử dụng mấy chữ

Chính phủ kiểu doanh nghiệp để miêu tả mô hình mới

mà chúng tôi thấy đang xuất hiện khắp nước Mỹ Mấy chữ đó có thể làm cho nhiều độc giả ngạc nhiên vì họ

nghĩ nhà doanh nghiệp chỉ là chủ xínghiệp nam và: nữ

Nhưng ý nghĩa đích thực của chữ nhà doanh nghiệp

rộng hơn rất nhiều Mấy chữ đó là do nhà kinh tế học người Pháp J.B.Xay tạo ra vào khoảng năm 1800, Xay

viết: "Nhà doanh nghiệp chuyển các nguồn kinh tế ra

khỏi khu vực có năng suất và sản lượng thấp và đưa

chúng vào khu vực có năng suất.và sản lượng cao hơn

Nói một cách khác, nhà doanh nghiệp sử dụng các

nguồn theo những cách mới để nâng cao năng suất và

hiệu quả tới mức tối đa" Định nghĩa của Xay được áp

dụng như nhau vào các khu vực tư nhân, khu vực công

_ và khu vực tự nguyện hoặc khu vực thứ ba Khi chúng

tôi nói đến mô hình kiểu doanh nghiệp là chúng tôi

muốn nói đến các cơ quan thuộc khu vực công thường

xuyên hành động theo cách đó - thường xuyên sử dụng các nguền của mình theo những cách mới để nâng cao cả

hiệu suất lẫn hiệu quả của chúng"

Một cách nhìn mới về Chính phủ mà hai nhà nghiên

Trang 9

cứu đưa ra có thể lý thú và bổ ích, đúng như nhà văn nổi tiếng người Phap 1a Marcel Prót nói: "Hành trình

khám phá đích thực không phải là ở chỗ tìm ra những miền đất mới mà là ở chỗ nhìn bằng con mắt mới"

Với những niềm tin cơ bản như: tìn tưởng sâu sắc ở Chính phi, x4 héi vin minh khong thé hoạt động có - hiệu quả nếu không có Chính phủ éó hiệu qua, cdi ma hiện nay quá hiếm hơi và vấn để không phải là những

người làm việc trong Chính phủ mà là các hệ thống có họ làm việc trong đó, chủ nghĩa tự do truyền thống và

chủ nghĩa bảo thủ truyển thống đều không thích hợp lắm với những vấn dé ma những Chính phủ của chúng

ta đang vấp phải hiện nay và cuối cùng tin tưởng sâu sắc ở sự không cơ hội, công bằng cho mọi người Mỹ Hai nhà nghiên cứu nêu trên đưa ra 10 nguyên tắc đổi ˆ mới hoạt động Chính phủ như sau:

1 Chính phủ xúc tác: cẩm lái chứ không phải bơi chèo 2 Chính phủ của cộng đông: giao quyền hơn là phục | vụ hoc 3 Chính phủ có tính cạnh tranh: đưa cạnh tranh vào việc cung ứng dịch vụ

4 Chính phủ hoạt động theo hướng nhiệm vụ: biến đổi các tổ chức hoạt động theo hướng luật lệ

ð Chính phủ định hướng hoạt động theo kết quả: cấp tiền cho kết quả, chứ không phải là quá chú trọng ở

đầu vào.” :

16

6 Chính phủ hoạt động theo hướng khách hàng: đáp ứng những nhu cầu của khách hàng chứ không phải bộ

máy quan liêu

7 Chính phủ kinh đoanh: kiếm r ra tién han 1a chi 8 Chính phủ đự liệu trước: phòng ngừa hơn là chữa

trị

9 Chính phủ phi tập trung hoá: từ hệ thống cấp bậc đến sự tham gia và hợp tác

10 Chính phủ hướng vào thị trường: thúc đấy thông :

qua sự thay đổi của thị trường

Một trong những giải pháp mà Chính phủ ở một số quốc gia cho rằng có thể làm giảm bớt phiển hà cho công

dân là dịch vụ hành chính công

Vấn để khoa học tổ chức đang được chú trọng trong đời sống xã hội hôm nay ở Việt Nam, qua một số thực

nghiệm xã hội kiểu mới mà thành phố Hê Chí Minh và

Hà Nội đang tiến hành), là dịch vụ hành chính công

1 Ngày 13-5-2002, tại Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ hành

chính công quận Tây Hồ trực thuộc Uy ban nhân dân quận

chính thức khai trương hoạt động ngay bên cạnh cơ quan

hành chính Nhà nước Những nhân viên; chuyên viên của Trung tâm bước đầu đều là những cán bộ công chức của các phòng nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân quận Phó Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu cho biết mô hình này vẫn đang trong quá trình thí điểm

Tại thành phố Hé Chí Minh, cách đây gần hai năm, Trung

tâm Kiểm định bản để và tư vấn địa ốc trực thuộc Sở Địa

chính - Nbà đất cũng đã khai trương hoạt động dịch vụ thủ

Trang 10

»-

Dịch vụ hành chính công phải chăng là một giải

pháp hữu hiệu nên đã thu hút các nhà lãnh đạo, các nhà thực tiễn hành chính và nhà khoa học bàn, luận, tranh

luận nhiều đến thế?

Có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau về dịch vụ

hành chính công, nhưng tựu trung, khái niệm dịch vụ công được hiểu là những công việc mà Nhà nước, cụ thể là cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện trách nhiệm của mình trước công dân Dịch vụ công là để phân biệt với địch vụ tư: dịch vụ công do Nhà nước, cụ thể là các cơd quan nhà nước, thực hiện; còn dịch vụ tư do tư nhân

(cá nhân, tổ chức) thực hiện Cơ sở của dịch vụ tư là một sự thoả thuận có tính chất dân sự giữa hai bên, một bên

có quyển yêu cầu bên kia cung cấp cho mình một dich vụ nào đó, đồng thời có nghĩa vụ thanh toán cho bên kia

một khoản tiền nhất định như đã thoả thuận Ngược lại, cơ số của địch vụ công là quyển lực nhà nước, hay nói cụ

thể hơn, là trách nhiệm và thẩm quyển của các cơ quan

nhà nước thực hiện những công vụ, nhiệm vụ để thông

tục giấy tờ về nhà đất Đội ngũ chuyên viên của Trung tâm

cũng gồm cán bộ công chức thuộc sở và một số nhân viên,

cộng tác viên do Trung tầm hợp đồng thêm Mới đây nhất,,

ngày 7-6-2002 Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định cho phép Trung tâm được trực tiếp tham gia các hoạt động tư vấn ở thị trường bất động sản; tư vấn giao dịch, định giá bất động sản; tư vấn dịch vụ đầu tư xây dựng và đầu tư kinh đoanh bất động sản

18

qua đó tạo điều kiện cho người dân thực hiện những

quyền cơ bản của mình đã được pháp luật thừa nhận

Việc thử nghiệm dịch vụ hành chính công ở Hà Nội

và thành phế Hồ Chí Minh trong gần hai năm qua đã bước đầu cho thấy một số điều hợp lý và có ích như:

- Giải toả được một số công việc ứ đọng, ách tắc, quá

tải ở các cơ quan hành chính nhà nước, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của người dân trong việc thực hiện các dịch vụ cần thiết

- Những công dân bỏ tiền ra chi phí cho địch vụ yên

tâm hơn so với trước đây phải thông qua những người

làm nghề "cò mỗi", hạn chế được sự rủi ro Nhiều người

có thời gian tập trung vào làm những công việc có hiệu

quả kinh tế cao hơn và sẵn sàng trích một phần để chỉ

trả cho dịch vụ hành chính công

- Công đân có thể tính toán trước được khả năng cho phép của mình đến đâu khi nhờ dịch vụ hành chính

công Trong một số trường hợp, người ta đỡ phải đi lại

vất vả nhiều lần mà hiệu quả lại nhanh hơn

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trên cũng xuất hiện

những nguy cơ tiểm Ẩn từ dịch vụ hành chính công như: - Những thành công của dịch vụ hành chính công

mới chỉ là bước đầu, dù là đáng phấn khởi nhưng không

phải không có mặt trái của nó cũng như những nguy cơ tiềm ẩn trong đó mà chúng ta cân phải dự báo để có một

nhận thức đúng đắn, cũng như có cách thức xử lý kịp

thời với những vấn để có thể nảy sinh trong quá trình

19

Trang 11

thực hiện địch vụ hành chính công Ở đây, chúng tôi chỉ

xin nêu một số điểm cần lưu ý: sự bất bình đẳng trong thực hiện quyển công dân là một bất cập lớn nhất trong

việc thực hiện dịch vụ hành chính công như hiện nay

- Mặc dù dịch vụ hành chính công tỏ ra có nhiều

thuận tiện, nhưng một điểu hiển nhiên là sự thuận tiện

đó chỉ dành cho những người có tiền Đó là nguy cơ của

sự phân biệt đối xử, sự bất bình đẳng mà chúng ta cần phải thấy trước

Thực tế cho thấy, cùng một công việc, chắc chắn nếu

một người bổ ra một khoản tiền để thông qua dịch vụ hành chính công thì người đó sẽ được đối xử khác với những người làm theo thủ tục thông thường Đơn giản

là người "đi mua" với tư cách là khách hàng bao giờ

cũng được coi trọng và phục vụ tận tình hơn người "đi

xin" Sự bất bình đẳng trong việc đối xử là điều không

thể tránh khỏi

- Sẽ có nguy cơ nhiều cơ quan nhà nước thay: vì tìm

cách cải tiến công việc để phục vụ nhân dân được tốt

hơn thì lại "hợp đồng hoá, dịch vụ hố" những cơng việc

thuộc trách nhiệm của mình Và xu hướng "tiển tệ hoá"

các quan hệ hành chính là điểu khó có thể chấp nhận

-'Ngoài ra, thực hiện dịch vụ hành chính công sẽ

mang đến cho cơ quan và những người trực tiếp thực hiện nó những lợi ích nhất định Ở đây xuất hiện một nguy cơ: người thực hiện dịch vụ hành chính công tiến

hành công việc không chỉ trên cơ sở trách nhiệm và 20

quyền hạn như trước kia mà bao gồm cả trách nhiệm của "bên B", cho nên không loại trừ khả năng họ sẽ làm mọi cách để thực hiện được công việc mà họ đã nhận được từ phía người yêu cầu Vì vậy, rất dễ dẫn đến việc có những sự "châm chước" các điều kiện mà pháp luật đã quy định Do vậy, nguyên tắc pháp chế trong hoạt

động quản lý sẽ có thể bị vi phạm một cách "vô thức" Đó

là điều mà chúng ta cần tính đến

Dịch vụ hành chính công - nên hay không nên? Để

khẳng định dứt khoát, vấn để này cần phải được xem xét, phân tích từ góc độ khoa học tổ chức, từ thực tiễn Việt Nam Cần lưu ý là tháng 12-2003, việc Uỷ ban

nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định giải thể dịch

vụ hành chính công cho thấy rõ ràng hiện tượng "lợi bất cập hại" đã diễn ra trong quá trình thử nghiệm dịch vụ

nay 6 Thu dé

1I- KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHAT TRIEN KHOA HỌC TỔ CHỨC

Những tổ chức xã hội đơn giản ra đời cách đây

_ khoảng 8.000 năm, song việc đưa tổ chức xã hội thành

khoa học thì rất muộn - vào những thập kỷ đầu của thế

kỷ XX, khi F.Taylor công bố tác phẩm Những nguyên lý

quan ly khoa học Chính ông được coi là người đi tiên

phong trong “tổ chức lao động một cách khoa học”

Thuật ngũ £ổ chức (organisation) bắt nguồn từ chữ

Trang 12

Hy Lạp: organon - tức là công cụ Dấu vết của tính công

eu nay được tìm thấy trong những tổ chức chính thức

đầu tiên như các đế chế, nhà thờ, quân đội có cấu trúc

hình tháp Đến thế ký XVIII, khi nhân loại chuyển: từ

nén van mính nông nghiệp sang nền văn minh công

nghiệp thì quan điểm máy móc về tổ chức càng thể hiện

rõ Việc sử dụng máy móc trong nền sản xuất công

nghiệp đồi hỏi các tổ chức phải thích nghỉ với nhu cầu của máy móc

Tuy nhiên, cách nhìn nhận tổ chức như cỗ máy đã

xuất hiện từ rất sớm Trong cuốn sách nổi tiếng của

Gareth Morga¡i Cách nhìn nhận tổ chúc từ nhiều góc độ

có dẫn lại câu chuyện của Trang Tử (thế kỷ IV trước Công nguyên) riói rằng:

Khi Tử Cống đi du ngoạn ở miền bắc sông Hân, ông

trông thấy một ông già đang khơi một mương dẫn nước

vào vườn rau Ông già xuống giếng, xách một gầu nước

trèo lên đổ vào mương, sau đó lại lặp lại công việc như

vậy Mặc đù làm việc cật lực, kết quả vẫn chẳng thấm vào đâu Tử Cống nói với ông già: “Có một cách dẫn nước

vào cả một trăm con mương mỗi ngày mà chẳng khó

nhọc gì cả, vậy cụ có muốn biết cách đó khơng?” Ơng già làm vườn đứng phấắt dậy, nhìn Tử Cống rổi hỏi: “Đó

là cách gì vậy?” Tử Cống đáp lại: “Cụ dùng một cái đòn

bẩy bằng gỗ, một đầu có treo một vật nhẹ, một đầu treo

vật nặng, bằng cách đó cụ có thé múc nước nhanh như

nước phun, đơn giản thế thôi, người ta gọi đó là gầu

to bo

thang bang”

Ông già trả lời với về giận đữ: “Tôi sực nhó ông thầy

mình Ông ta từng nói người nào đó dùng máy thì làm công việc như một cái máy AI làm công việc của mình

như một cái máy thì thấy con tìm của mình trở thành

một cái máy, và a1 thấy trong lổng ngực mình có nhịp

đập của cái máy thì người đó mất đi tính mộc mạc Ai

đánh mất tính mộc mạc thi tam hén ho hay do dự Mà tính do dự của tâm hồn không phù hợp với lẽ chính thực Những điểu mà ông nói không phải là điểu tôi chưa biết Đáng ra tôi lấy làm xấu hổ phải dùng đến nó

mới phảT”

Nếu ông già đó đạo chơi trong thế giới hiện đại của

chúng ta có lẽ ông sẽ bối rối Máy móc có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống Quả vậy, nớ lắm tăng năng lực sản xuất của con người lên hàng triệu lần Cuộc tranh luận nổ ra giữa Tử Cống và ông già vẫn đang tiếp tục :

Trong suốt thế kỷ XIX, đã có nhiều nhà nghiên cứu

hướng vào việc giải quyết những vấn để tổ chức trong

nên sản xuất cơ khí Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỹ XX

thì những tư tưởng đó mới được khái quát lại thành một

lý thuyết tổng quát về tổ chức và quần lý ‘

.Một đóng góp có ý nghĩa rất quan trọng của các nhà

nghiên cứu như Henri Fayol (Pháp), E.W.Mooney (Mỹ),

Lyudall Urwick (Anh) - những đại điện tiêu biểu cho trường phái quản lý cổ điển- cho rằng, quản lý là một

23

Trang 13

quá trình kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, điểu phối,

kiểm tra và đi đến một loại hình tổ chức quan liêu (xem bảng dưới đây): - Thống nhất điều khiến: Ngôi thứ

- $ố lượng nhân viên cấp dưới quyển kiểm tra của một người: - Người quản lý cố vấn và quản lý kinh doanh; - Tính chủ động: - Phân công lao động: Ï— ~ Quyền lực và trách nhiệm: - Một nhân viên chỉ nhận lệnh từ một

cấp trên duy nhất Quyền của cấp trên đối với cấp dưới ấi từ trên xuống dưới trong tổ chức Dây chuyển này, bắt nguồn từ nguyên tắc trên, phải

phục vự cho việc truyển đạt và ra

quyết định

- Số lượng các cá nhân dưới quyền của cùng một người không được quá đông, nếu không nó.sẽ gây ra các vấn đề về truyền đạt và điều phối

- Người quản lý cố vấn có thể thực hiện

các công việc quan trọng nhưng phải

lưu ý không bao giờ lấn lên quyền của

người quản lý kinh doanh theo thứ bậc

- Khuyến khích ở mọi cấp của tổ chức

- Sự chỉ đạo phải tìm cách đạt tới một mức độ chuyên sâu cho phép thực

hiện mục đích của tổ chức một cách

hiệu quả

~ Phải tính đến quyền điều khiển va doi hổi sự chấp hành, phải đạt được sự cân bằng giữa quyển lực và trách

nhiệm Cho ai đó trách nhiệm lam

một công việc ma lại không giao

quyền cho họ thì thật vô nghĩa - Tập trung quyền lực: - Kỷ luật - Lợi ích riêng phải phục tùng lợi ích chung: - Công lý: - Tính ổn định của đội ngũ cán bộ: - Sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ:

- Ít nhiều luôn luôn có sự tập trung

quyền lực, nhưng phải thay đổi để sử

dụng tối ưu khả năng của đội ngũ cán

bộ

- Sự tuân lệnh, sự thực hiện, sự cương

quyết, cách xử sự và các dấu hiệu

bên ngoài phải phù hợp với quy chế

và tập quán tổ chức,

~ Nhờ tính cương quyết, tính gương mẫu, sự thông cảm đúng đắn và sự thường

xuyên giám sat

- Dựa trên lòng tốt và công bằng nhằm

đưa đội ngũ cán bộ đi đến thực hiện các nhiệm vụ chức năng của mình: trả

công đúng đấn nhằm khuyến khích

tinh thần, không nợ và trả công quá

mức

~ Nhằm khuyến khích năng lực

- Để thúc đấy sự hài hoà - nguồn gốc

của sức mạnh Các nguyên tắc này trước đây được Fréderic Đại đế và

các chuyên gia khác sử dụng để biến

Trang 14

Theo nhận xét của G.Morgan: tổ chức quan liêu là một tập hợp các vị trí công tác được xác định rõ ràng,

được tổ chức thành thứ bậc theo các phương pháp quyết

định hay liên lạc Nếu xem xét một cách tỷ mỷ các

nguyên tắc này, chúng ta nhận thấy những người bảo vệ cho trường phái cổ điển đã quan niệm tổ chức đúng như

họ thiết kế một cỗ máy

Cấu trúc tổ chức được thực hiện như vậy phải hoạt

động chính xác nhờ vào các mô hình quyển lực, ví dụ

trách nhiệm trao cho từng vị trí, quyển ra lệnh hay

quyền đòi hỏi phải tuân lệnh Các mô hình quyển lực làm các điểm tựa và cho phép điều phối các hoạt động đến nó vào một hướng chính xác, bất chấp các hoạt động khác Do rất chú ý vào các mô hình quyền lực và các quá

trình chỉ đạo chung, kỷ luật và sự phục tùng của cá

nhân đối với lợi ích chung nên các nhà quản lý tìm cách

dam bao mệnh lệnh một khi được phát ra từ cấp cao của

xí nghiệp sẽ đi xuyên suốt tổ chức một cách chính xác

nhằm tạo ra hiệu quả nhất định

Những đóng góp có tính chất nền tảng cho sự ra đời

của khoa học quản lý và tổ chức, trước tiên phải kể đến những nguyên tắc mà nhà quản lý học, tổ chức học

người Mỹ là F.Taylor đưa ra Các nguyên lý quản lý khoa học của ông là nền tảng của tổ chức lao động suốt

nửa đầu của thế kỷ XX và cho đến ngày nay, một số

nguyên lý vẫn còn giá trị Năm nguyên lý cơ bản của tổ chức quản lý mà Taylor đưa ra là:

26

- Người lãnh đạo phải đảm nhận tất cả trách nhiệm

tổ chức công uiệc: người lãnh đạo phải đảm nhận hoàn toàn suy nghĩ về kế hoạch hoá, thiết kế suy nghĩ công

việc, còn người lao động chỉ thực hiện nhiệm vụ mà thôi - Phải áp dụng các phương pháp khoa học để xác định: phương pháp hiệu quả nhất khi thực hiện công việc, chuẩn bị nhiệm vụ của người công nhân theo quan

điểm này, đồng thời nêu rõ cách thức thực hiện một cách

chính xác

- Lựø chọn người giỏi nhất để thực hiện nhiệm vụ đã

định ;

- Đào tạo người công nhân làm việc có hiệu quả

- Giám sát kết quả của người lao động để đảm bảo

cho họ sử dụng được các phương pháp thích hợp và đạt

kết quả mong muốn

Nhiều nhà nghiên cứu sau này đã phân tích những nguyên tắc trên và thống nhất cho rang F.Taylor đã đưa

ra ba cải cách lớn:

Cải cách thứ nhất là, việc tiến hành về tổ chức quản

lý của F.Taylor căn cứ vào nguyên lý phản ứng theo chức năng, tách bạch chức năng kế hoạch với chức năng

thừa hành và thiết lập cơ cấu quản lý kế hoạch một cách

tương ứng

Cải cách thứ hai là, căn cũ vào nguyên lý phân công chức năng để phân định rõ hơn chức năng của quản lý

Cải cách thứ ba là, căn cữ vào nguyên tắc phân công theo chức năng để phân biệt những việc thông thường

Trang 15

và những việc bất thường trong chức năng quản lý

‡.Taylor được coi là một trong những người đầu tiên

chủ trương xoá bỏ loại hình tổ chức trực tuyến cũ theo

kiểu quân đội bằng loại hình tổ chức theo chức năng Những đóng góp cho sự ra đời và hoàn thiện của

khoa học tổ chức còn phải kể đến nhiều loại hình nghiên cứu khác như: nghiên cứu về sự điểu hoà, phối hợp giữa

cá nhân và tổ chức của Chris Argyzis (Mỹ); nghiên cứu

về tổ chức và quản lý một cách có hệ thống của Ermest Đale (Mỹ); nghiên cứu về thiết kế cơ cấu tổ chức cha Jay

W.Lorseh (Mỹ) Đặc biệt, phải kể đến những đóng góp

của Peter F.Drucker về điều kiện cần thiết của cơ cấu tổ chức và các loại hình cd cấu tổ chức Theo ông, con người là nguần lực cơ bản nhất của tổ chức Một tổ chức tổn

tại là vì một mục đích và sứ mệnh đặc biệt nào đó, vì

chức năng xã hội đặc biệt nào đó Một cơ cấu tổ chức lý tưởng cần phải có 7 điều kiện dưới đây:

- Một là, tính chính xác; - Hai là, tính kinh tế;

- Ba là, có phương hướng cho tương lai;

- Bốn là, hiểu rõ nhiệm vụ của bản thân và nhiệm vụ

chung;

- Năm là, có quyết sách;

- Sáu là, tính bền vững và tính thích ứng;

- Bảy là, tính vĩnh cửu và tự đổi mới

Về loại hình cơ cấu tổ chức, ông cho rằng, cho đến

nay đã có ð loại cơ cấu tổ chức hình thành trên cơ sổ 3

28

nguyên tắc thiết kế tổ chức khác nhau:

Nguyên tắc một: Lấy nhiệm vụ và công việc làm

trung tâm - cơ cấu tổ chức theo chức năng và cơ cấu tổ

chức theo nhóm công tác đặc biệt

Nguyên tắc hai: Lấy thành quả làm trung tâm để

thiết kế cơ cấu tổ chức - chế độ liên bang và chế độ gần

như phân quyền

Nguyên tắc ba: Lấy quan hệ trong công việc làm

trung tâm - tổ chức theo hệ thống

Để cập đến sự hình thành và phát triển của khoa học tổ chức không thể không nhắc đến những đóng góp của

các nhà nghiên cứu tâm lý học, xã hội học ở Liên Xô

trước đây

Đóng góp quan trọng đầu tiên cho lý luận về tổ chức

phải kể đến nhà nghiên cứu nổi tiếng Xôviết là

P.M.Kécgientxép, với tác phẩm Những nguyên lý của công tác tổ chức được xuất bản từ năm 1992 Sau này,

nó đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng thông dụng

trên thế giới Bạn đọc Việt Nam đã được tiếp cận tác

phẩm này Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tác phẩm

này đã được V.I.Lênin xác định trong tác pham Tha it

mà tốt Lúc đó, V.I.Lênin thiết tha mong muốn có những tác phẩm có giá trị về tổ chức và quản lý Người viết: “Mỏ ngay một cuộc thi soạn hai cuốn sách giáo khoa, hoặc nhiều hơn nữa,viết về tổ chức công tác nói chung, và đặc biệt là về công tác quản lý ta có thể lấy quyển

29

Trang 16

sách vừa xuất bản của Kécgientxép làm cơ sở",

Ngoài P.M.Kécgientxép, các nhà xã hội học tổ chức

khác như D.M.Grishiani, V.G.Podmarkép, N.I.Lapin,

N.A.Kurtikép, R.Grigas di cé nhiéu déng gép vé té

chức xã hội, tổ chức xã hội của xí nghiệp Đặc biệt, những tác phẩm nổi tiếng của các tác giả như: V.G

Afanaxép (Con người trong quản lý xã hội); V.N Sêpen

(âm lý học trong quản lý sản xuất); E.X Cudomin,

J.P Vôncốp (Người lãnh đạo uà tập thê); G.Kh Pôpếốp

(Tổ chức các quá: trình quản ly); P.Genor (Tâm lý học quản lý), v.v đã góp phần hoàn thiện và phát triển khoa học tổ chức và ứng dụng nó vào thực tiễn đời

sống

Ở Việt Nam, Chủ tịch Hề Chí Minh và Dang ta đã

sớm quan tâm đến công tác xây dựng tổ chức Đảng,

Nhà nước, quân đội, công an, doanh nghiệp và các tế

chức quần chúng khác Những bài viết, bài nói của Bác

Hồ và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp khác của Dang,

nhất là những đồng chí đã và đang trực tiếp lãnh đạo

trong lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ, đã có nhiều đồng góp to lớn, có ý nghĩa phương pháp luận và lý luận về khoa học tổ chức Ban Tổ chức Trung ương,

Ban Tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã sớm

1 V.I Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcova, 1978,

t.45, tr 449,

30

thành lập trung tâm và viện nghiên cữu về khoa học tổ chức Các cơ quan nghiên cứu này trong những năm qua đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận,

xây dựng những quy định, cø chế chỉ đạo thực tiễn công

tác tổ chức, cán bộ Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên

cứu cơ bản và ứng dụng, khoa học tổ chức chỉ mới được bắt đầu trong những năm 70-80 của thế kỷ XX, trước

tiên là trong hệ thống trường Đảng, qua việc biên soạn

và giảng dạy một số chuyên để về lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức Có thời kỳ, ở nước ta cồn thành lập cả

trường tổ chức và kiểm tra Những vấn để lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ được đặc biệt quan

tâm từ những năm 90 của thé ky XX Nam 1997, Ban

Tổ chức Trung ương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh phối hợp biên soạn bộ giáo trình lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cắn bộ gồm 3 tập Năm 1999, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đào

tạo hệ cử nhân chính trị chuyên ngành tổ chức, cán bộ Năm 1999, Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức,

quản lý thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã xuất bản cuốn sách Khoa học tổ chức va

quản lý - một số uấn đề lý luận uà thực tiễn Một số

trường đại học cũng đã biên soạn giáo trình và đưa vào

giảng dạy môn quản trị nhân sự Tuy vậy, hiện nay ở nước ta vẫn chưa có tài liệu nào để cập và trình bày một cách tương đối có hệ thống về khoa học tổ chức

31

Trang 17

II1- ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC TỔ CHỨC

1 Đối tượng của khoa học tổ chức

Để làm rõ đối tượng, nhiệm vụ cũng như ranh giới giáp

biên của khoa học tổ chức với các khoa học lên ngành, cần xác định nội hàm của một số khái niệm hạt nhân là: lãnh

đạo, quản lý, tổ chức (theo cả nghĩa rộng và hẹp) Đây là một vấn để mà cho đến nay còn chưa được thống nhất

trong giới nghiên cứu và lãnh đạo, quản lý Chính bằng cách này, có thể làm rõ hơn khoa học tổ chức với tư cách là

một khoa học hệ thống - tích hợp đa ngành, liên ngành Nếu xét theo nghĩa rộng thì:

- Lãnh đạo là khái niệm bao trùm

- Tổ chức là khái niệm con - nhánh của lãnh đạo

- Quản lý là khái niệm phát sinh đo hai khái niệm trên sản sinh ra

Xét theo quan điểm hệ thống thì lãnh đạo là một quá

trình mà tổ chức và quản lý là các khâu - thao tác, công

đoạn của lãnh đạo,

Đồng thời, theo chúng tôi, nếu nhìn từ góc độ chủ thể, khách thể trên bình điện triết học thì người lãnh đạo

không nhất thiết, đồng thời với người tổ chức Người lãnh đạo là người vạch ra đường lối, chủ trương, chiến lược

Người cán bộ làm công tác tổ chức là người thực hiện các

diéu trên, tức là nhà “chiến thuật” Nếu có đường lối lãnh

đạo mà không cụ thể hoá nó thành chính sách và quan

32

trọng nhất là không có hoặc thiếu tổ chức thực hiện các

chính sách thì cũng không làm cho bộ máy hoạt động có hiệu lực và hiệu quả

Tà một khoa học tích hợp (tổng hợp đa ngành - liên

ngành), tổ chúc học hay khoa học tổ chức có đổi tượng

nghiền cứu là: cấu trúc, các quy luật, nguyên tắc uận hành

uà các điều kiện cẩn uà đủ để đạt hiệu quả, hiệu lực của tổ

chức Có thể xem nó như một tổng thể - thực thể sống

Như đã nói ở trên, theo chúng tôi, tổ chức là một cấu trúc

phức tạp, phong phú và mâu thuẫn mà các thành tố (thuộc

tính) bản chất của nó bao gầm: mục tiêu (chức năng), quyền

lực (thứ bậc), con người và bản sắc Ngoài ra, tổ chức còn có các thuộc tính khác như thời gian, quy mô Cái gọi là thuộc tính bản chất là những thành tố mà thiếu nó (đù chỉ là một

thuộc tính) thì sẽ không thể gọi là tổ chức

Sự tương tác biện chứng của bốn thành tế trên lại diễn

ra trong một môi trường (không gian) và thời gian xác

định Thành tế đầu tiên là mục đích do con người (nhóm

người hoặc cá nhân) vạch ra Tổ chức là cái do con người

tạo nên Một bẩy ong không thể coi là một tế chức Gia

đình cũng chưa thể xem là tổ chức theo cách tiếp cận trên

Một khi mục tiêu đã hoàn thành thì mục tiêu cũng

triệt tiêu và tổ chức sẽ “chết” (giải tán, tan rã) Nói cách

khác, là một thực thể sống, tổ chức có sinh thành, phát

triển với các thăng trầm rỗi đi đến triệt tiêu trên cơ sở phủ định của một loại hình tổ chức mới khác hẳn với nó về

chất Khi nhìn nhận tổ chức là một thực thể sống, vấn để

Trang 18

cốt lõi là phải chú trọng đến việc đảm bảo cho nó được

thoả mãn một số nhu cầu thiết yếu cơ bản và khả năng

thích ứng với sự biến đối của môi trường xã hội

Sự khác nhau của tổ chức này với tổ chức khác trước hết bắt nguồn từ sự khác nhau về mục tiêu; con người sáng lập ra một tổ chức để làm gì? (để tìm kiếm lợi nhuận,

để giải phóng giai cấp, v.v.?)

Bản thân mục đích của tổ chức cũng không thể có day đủ ngay lúc đầu mà được thay đối, bổ sung, hoàn chỉnh

Sự tương tác giữa các thuộc tính - thành tố của tổ chức cũng cần xem xét ở phạm vi ngoài một tổ chức, với nghĩa là các tổ chức cũng tác động lẫn nhau

2 Nhiệm vụ của khoa học tổ chức -

Theo chúng tôi, trong những năm tới ở nước ta, khoa

học tổ chức có những nhiệm vụ sau:

- Nghiên =ứu cơ sở lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ đối tượng và bộ khái niệm cơ bản của khoa học tổ chức hiện đại trên cơ sở quán triệt tỉnh thần các nghị quyết của

Trung ương Đảng và các chủ trương, chính sách của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ

mới

- Phân tích và tổng hợp các thành tựu nghiên cứu cải

cách về khoa học tổ chức từ khí đổi mới

- Đánh giá trên cơ sở phương pháp luận mácxít và tư tưởng Hồ Chí Minh những bài học về công tác tổ chức Đảng và chính quyền - Triển khai một số nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cụ 34 thể là trong lnh vực công tác cán bộ và cải cách hành chính

- Giới thiệu rộng rãi trước hết cho giới lãnh đạo và

quản lý các cấp một số thành tựu về lý luận và thực tiễn của khoa học tổ chức

Cần lưu ý, khoa học tổ chức là một khoa học có tính {ng dụng thực tiễn cao và tổng hợp Bằng việc tập hợp các

nha thực tiễn, hoạch định chính sách; các nhà lý luận và

tổ chức thông qua các hội thảo trao đổi, nghiên cứu khoa học ở các học viện và trường đại học; qua việc biên dịch,

biên soạn các tư liệu; trên cơ sở các quan điểm của Đảng ta, và các lý thuyết tổ chức ở trong và ngoài nước, khoa

học tổ chức ở Việt Nam có thể góp phần đắc lực trong việc

nâng lên một tầm cao mới chất lượng và hiệu quả lãnh

đạo; quản lý xã hội ở cấp vĩ mô và vi mô, triển khai và

phát huy các thành tựu ban đầu của công cuộc đổi mới nhằm đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trước cơ hội và thách thức của

quá trình hội nhập kinh tế trong bối cảnh toàn câu hoá

hiện nay ˆ : :

IV- KHOA HOC TỔ CHỨC VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BO MON KHOA HOC CO LIEN QUAN :

Từ những điều đã trình bày ở trên (cho thấy, khoa

Trang 19

đời Khoa học tổ chức hay tổ chức học là một khoa hoc nghiên cứu về tổ chức, đặc biệt là về các tổ chức xã hội,

tổ chức con người

Khoa học tổ chức, theo chúng tôi, còn là khoa học tổng

hợp, hệ thống, đa ngành, liên ngành Nó không đẳng nhất

với khoa học quản lý hoặc các khoa học khác có liên quan

Theo quan niệm trên thì tin học, công nghệ học, kỹ thuật học trong thời đại thông tin là các khoa học liên quan, bởi vì mặc dù “con người” là thành tố trung tâm,

hay nói chính xác hơn, con người trong các mối quan hệ tổ chức phong phú và đan xen, thì “thông tin - tri thức”

chính là “chất nuôi đưỡng” duy trì, bảo đảm hoạt động

của tổ chức và các thành viên của nó

Sự đan xen và kết hợp trên tạo thành một chỉnh thể

các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, xã hội nhân văn mà C.Mác đã tiên đoán, và trên cơ sở đó, cho phép chúng ta nói đến khoa học tổ chức là một trong những

khoa học tổng hợp đa ngành (không chỉ lên ngành như

xã hội học, tâm lý học, v.v.), trong đó có những khoa học

có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với khoa học tổ chức Ví dụ như tâm ]ý học, kinh doanh học, quản trị học, nhân học, văn hoá học, tin học, v.v có thể xem là các

khoa học có quan hệ trực tiếp với khoa học tổ chức Khoa học về môi trường có những bộ phận gắn liển với

khoa học tổ chức hơn các bộ phận khác Cụ thể, môi

trường văn hod, méi trudng tam ly gan lién véi khoa hoc ~ tổ chức hơn môi trường tự nhiên địa lý, mắc dù con người của tổ chức ở các nước nhiệt đới và hàn đới có

>

36

hành vi ứng xử không giống nhau

Trang 20

Hình B: Khoa học tổ chức với các khoa học liên ngành Khoa học về hệ thống Khoa học tổ chức V- HỆ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC TỔ CHỨC

Khoa học tổ chức là một khoa học tích hợp đa dạng và liên ngành, do đó không có những phương pháp nghiên cứu riêng biệt Nói cách khác, khoa học tổ chức

sử dụng tất cả các phương pháp nghiên cứu của các

khoa học có liên quan, trước hết là các khoa học xã hội

và nhân văn như triết học, xã hội học, tâm lý học, nhân

chủng học

Sự khái quát về lịch sử ra đời của khoa học tổ chức cho thấy nó có liên quan tới rất nhiều khoa học chuyên

38

ngành khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Do sự ra đời muộn, khoa học tổ chức đã tiếp thu, sử dụng nhiều

phương pháp của các khoa học khác và cũng xây dựng cho mình một hệ phương pháp riêng

Có thể chia thành các nhóm (hệ) phương pháp được

sử dụng ít nhiều trong khoa học tổ chức như sau: 1 Nhóm phương pháp điều tra xã hội

2 Nhóm các phương pháp thống kê - xã hội

- 3 Nhóm các phương pháp mô hình hoá

4 Nhóm các phương pháp phân tích - tổng hợp

5 Nhóm các phương pháp thực nghiệm xã hội |

Cơ sở phương pháp luận của việc sử dụng các nhóm

phương pháp nghiên cứu của khoa học tổ chức trên đây | là các nguyên tắc của phép duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin: nguyên tắc

khách quan, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc lịch sử cụ thể, nguyên tắc phát triển

Trang 21

Chương II

CON NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

I- CON NGƯỜI - NHÂN TỐ CÓ VỊ TRÍ TRUNG TÂM, QUYẾT ĐỊNH TRONG HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Con người là một đề tài cũ song luôn luôn mới

trong nhận thức của chính con người Là một đề tài cũ

vì từ lâu đãácó nhiều khoa học lấy con người làm đối tượng nghiên cứu; là vấn dé luôn luôn mới bởi lẽ sự hiểu biết của xã hội loài người cho đến nay về chính bản thân mình vẫn còn quá ít, chưa đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn đời sống xã hội đặt ra

Từ khi con người biết sống thành tổ chức, xã hội, nhiều bộ óc thông minh đã đặt ra câu hỏi: tổ chức, quản

lý những con người như thế nào để đạt được hiệu quả khi họ được tập hợp lại, khi họ sống và lao động chung

với nhau dù là hoạt động chung ấy rất đơn giản như sẵn

bắn? Ở phương Đông, từ thời cổ đại đã hình thành

thuyết: "thiên - địa - nhân" - thuyết bàn đến vị trí, vai

trò cũng như mối quan hệ giữa ba yếu tế cơ bản: trời -

40

đất - con người Đất, trời biến đối phức tạp, khôn lường

song cũng không thể bằng yếu tố con người - yếu tố tâm

lý, lòng người Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi

không bằng nhân hoà - sự nhận thức về vị trí trung tâm, quyết định của yếu tố con người cho đến nay vẫn

không thay đổi trong hệ thống tổ chức xã hội hiện đại -

Khoa học tổ chức uè quản lý ra đồi với tự cách là

chuyên ngành khoa học ứng dụng độc lập được đánh dấu từ thời điểm E.Taylor công bố tác phẩm Những nguyên

lý của uiệc quản lý một cách khoa học vào năm 1911

Ông là người đầu tiên tách biệt chức năng kế hoạch

(chức năng quản lý) với chức năng thừa hành, từ nguyên

lý phân công theo chức năng để phân định rõ hơn chức

năng của quản lý Hơn 90 năm qua, đã có nhiều nhà nghiên cứu để cập ở nhiều góc độ những vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức Tuy nhiên, nhận thức về vị trí của yếu tố con người trong hệ thống tổ chức từ vi mô đến vĩ mô vẫn không thay đổi Trong xã hội hiện đại, yếu tố

vật chất, hệ tư tưởng, những giá trị của các nền văn

hóa, yếu tố thời gian ngày càng ảnh hưởng mạnh đến sự tổn tại và phát triển của các tổ chức; song yếu tố con người vấn là một trong những yếu tố trung tâm, quyết định Tổ chức, quản lý con người từ xưa đến nay vẫn là

một trong những công việc khó khăn, phức tạp nhất

Yếu tế con người trong hệ thống tổ chức xã hội hiện

đại được nhìn nhận ở các phương diện sau đây:

- Con người với tư cách là chủ thể của hệ thống tổ

41

Trang 22

eee eee chức (nhà tổ chức) - Con người với tư cách là đối tượng của công tác tổ chức (cấp đưới) - Mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng trong hệ thống tổ chức

Ba phương điện trên có mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, đảm bảo cho tổ chức tổn tại và phát triển Việc quá để cao hay coi nhẹ phương diện nào đều dẫn đến nguy cơ làm cho tổ chức hoạt động kém hiệu quả Bản chất của việc quản lý khoa học, theo E.Taylor,

chính là một cuộc cách mạng tư tưởng hồn tồn khơng

chỉ ở chủ thể mà còn ở đối tượng của quản lý, là cuộc cách mạng tư tưởng của các chủ thể trong mối quan hệ

quản lý ,

Khái quát lý luận và thực tiễn tổ chức, quản lý xã hội nhiều thế kỷ qua cho thấy, việc quan niệm về con

người như thế nào sẽ hình thành một kiểu tổ chức, kiểu

lãnh đạo tương ứng dù là trong hệ thống vi mô hay vĩ mô

; Vào năm 1957, Douglas Mc Gregor (1906-1964) da

tổng kết các lý thuyết về con người trong quản lý và đề ra "lý luận X - lý luận Y".nổi tiếng trong bài luận văn

Nhân tố con người trong xí nghiệp đăng trên tạp chí

Bình luận oễ quản lý ö Mỹ; đến năm 1960 in thành

sách

Tổ chức xí nghiệp là một tổ chức xã hội đo con người

hợp thành Để quản lý có hiệu quả, các nhà quản lý

không thể né tránh vấn để căn bản là quan điểm về bản chất của con người Trong tác phẩm của mình, Gregor

đã cho rằng nhận thức của nhà quản lý về bản tính của

con người là cơ sở của tất cả các sách lược về phương pháp quản lý Nhiệm vụ của nhà quản lý là huy động các nguồn lực để thực hiện các yêu cầu của tổ chức Quản lý là thông qua người khác để hồn thành cơng

việc :

Các lý thuyết về con người (triết lý nhân sự) bao gầm:

Một là, lý thuyết X - kiểu lãnh đạo Ä:

1ý thuyết X quan niệm về con người như sau:

- Lười biếng là bản tính của con người bình thường Họ chỉ muốn làm việc ít

- Họ thiếu chí tiến thủ, không dám gánh vác trách

nhiệm, có khuynh hướng cam chịu để người khác lãnh đạo

- Bản tính con người là lười biếng, máy móc, vô tổ chức, vô kỷ luật, chống lại cải cách

- Chỉ thích lợi ích vật chất, không thích giao lưu, đễ

bị lừa gạt

Quan niệm trên có trong các tác phẩm của F.Taylor, F.Ghinbert, H.Grantt, H.Fayol Trên cơ sở phân tích quan niệm trên, Gregor đã đặt tên là lý thuyết X về con người

Từ quan niệm về bản tính con người như vậy đã hình

thành kiểu lãnh đạo X với cái tên là "Củ cà rốt và cái

43

Trang 23

gậy" Bản chất của kiểu lãnh đạo X là: sự kết hợp giữa

"quản lý nghiêm khắc" và "quản lý ôn hoa"; dùng lợi ích

vật chất để kích thích tính tích cực của công nhân, song mặt khác lại thực thi "kỷ luật sắt"

Lãnh đạo kiểu X trên thực tế đã kém hiệu quả, thậm

chí cồn gây ra xung đột giữa giới chủ và giới thợ vào những thập kỹ đầu của thế kỷ XX Con người không chỉ

hướng tới thoả mãn cắc nhu cầu vật chất mà còn hướng

tới thoả mãn các nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định bản thân, v.v Vì vậy, dùng "kẹo ngọt và roi da" không những không kích thích

được tính tích cực của người công nhân lúc bấy giờ mà

còn tạo ra sự bất đồng trong quan hệ giữa người quản lý

và công nhân Kiểu lãnh đạo X không tin tưởng vào cấp dưới, lấy kỷ luật, đốc thúc, kiểm tra làm chính; biến

người công nhân thành cái máy chỉ biết phục tùng mệnh

lệnh, v.v nên gây ra sự căng thẳng, sợ hãi, chấp nhận

vất vả vì đồng lương cao, tổn hại đến thể lực, tỉnh thần

của người công nhân

Hai là, lý thuyết Y - kiểu lãnh đạo Y:

Sau thập kỷ 30 của thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện lý luận quản lý về quan hệ nhân quần là sự ra đời một

quan niệm mới về con người trong hệ thống tổ chức và

quan lý được gọi là lý thuyết Y do Gregor, Maslow, Likest xây dựng nên Lý thuyết Y quan niệm về con

người như sau:

- Lười nhác không phải là thuộc tính bẩm sinh của 44

con người nói chung Lao động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là hiện tượng bẩm sinh của con người

- Điểu khiển, đe doa và trừng phạt không phải là

biện pháp duy nhất để thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu của tổ chức

- Cơn người có khả năng sáng tạo, có tình thần trách

nhiệm và muốn làm việc tốt

- Trong quá trình giải quyết khó khăn của tổ chức, hâu hết các thành viên có khả năng suy nghĩ, có tỉnh thần và năng lực sáng tạo, chỉ có một số ít người không có những khả năng ấy

- Ở điều kiện bình thường, tiểm năng trí tuệ của con người chỉ được phát huy phần nào Nhiệm vụ của người quản lý là tìm cách khơi đậy, phát huy tiểm năng Ấy

Cũng theo Gregor, ly thuyét Y quan niệm về ban tính con người khác hẳn lý thuyết X nên có thể đi đến

sách lược và phương pháp quản lý như sau (kiểu lãnh

đạo Y):: -

- Phải quan tâm đến cả nhu cầu vật chất và nhu cầu xã hội của con người, phải tin tưởng vào người công

nhân

- Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu cá nhân

Trang 24

ee

Kiểu lãnh đạo Y đã làm cho người công nhân nhận thấy vai trò, vị trí của mình trong tập thể, được tôn

trọng nên họ làm việc tự giác, cố gắng thể hiện mình

Ba là, lý thuyết Z - kiểu lãnh đạo 2:

Lý thuyết này do William Ouichi xây dựng trên cơ

số tiếp thu những mặt tích cực của lý thuyết X và lý thuyết Y về con người Lý thuyết Z quan niệm:

- Con người không chỉ có nhu cầu vật chất mà còn có

nhiều nhu cầu xã hội, tỉnh thần khác, thậm chí các nhu cầu xã hội cồn cao hơn cả nhu cầu vật chất

- Khi người lao động được thoả mãn các như cầu sẽ

tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động

- Sự trung thành tuyệt đối, yếu tế nhân hoà tạo nên

yếu tố thành công trong quản lý

- Tỉnh thần tập thể, sự thích nghĩ với sự _ phối hợp hành động trong tổ chức là yếu tế quyết định sự thành công của các công ty Nhật Bản

Từ quan niệm trên đi đến kiểu lãnh đạo Z ở Nhật Bản với những đặc trưng sau:

- Người lãnh đạo doanh nghiệp gần gũi, yêu thương,

quan tâm đến cấp dưới của mình, coi họ như là người thân trong gia đình

- Tạo những điều kiện, cơ hội thuận lợi cho mọi người

thi thd tài năng, phát triển

- Quan tâm đào tạo, bổi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ; xây dựng cơ chế tuyển dụng theo chế độ suốt đời

- Phân chia quyển lợi thích đáng, công bằng trong

46

việc nâng lương, thăng chức

Kiểu lãnh đạo Z thực sự đã làm cho cấp dưới tin

tưởng, trung thành với người lãnh đạo; hết lòng, hết sức

vì công ty; có ý thức trách nhiệm cao về công việc của

mình

II- NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NHÌN NHẬN VỀ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG

Những quan điểm về con người trong hệ thống tổ chức như đã trình bày ở trên giúp chúng ta có cơ sở xây

dựng sách lược, lựa chọn phương pháp lãnh đạo, quản lý và xây dựng tổ chức hợp lý, có hiệu quả Tuy nhiên, một trong những nhiệm vụ cơ bản của tổ chức là phát hiện,

khai thác tiểm năng sáng tạo của con người V.I.Lênin đã viết: "Chúng ta cần có một đại hợp tấu; chúng ta phải

xây dựng kinh nghiệm cho mình để có thể phân đúng

các vai trò trong dàn hợp tấu, để đối với người này thì giao cây đàn vĩ cầm đẩy tình cảm, đối với người kia thì giao cây đàn trầm cuồng bão, đối với người khác nữa thì giao cho que nhạc trưởng" :

Vì vậy, để sử dụng con người đúng din, có hiệu quả

cần phải chú trọng những phương diện cụ thể sau đây:

1 Dẫn theo: Người lanh dao va tap thể, Nxb Sự thật, Hà

Nội, 1978, tr.39-40

Trang 25

Một là, nhìn nhận con người trên phương diện số lượng, giới tính, lứa tuổi, sức khoẻ, thần kinh, hình

dáng, trong mối tương quan với công việc, vị trí được

giao và với đặc điểm, mục tiêu, tính chất của tổ chức

Những đặc điểm thuộc về vị thế tự nhiên, về mặt

sinh học này của con người tuy không phải là yếu tế

quyết định, song nỗ có vị trí rất quan trọng va anh hưởng trước tiên một cách trực tiếp đến hiệu quả sử dụng con người: Ngoài ra, chúng còn tham gia qy định tâm mực lãnh đạo, tầm mực tổ chức của người đứng đầu

Hơi là, nhìn nhận con người ở phương điện cá tính

trong mối tương quan với vị tÉÍ được giao và với tập thể, người lãnh đạo Cá tính là những đặc trưng tâm lý tương đối ổn định của cá nhân, nó được biểu hiện trong

tính cách, khí chất và năng lực của cá nhân đó

Cấu trúc của cá tính bao gồm bai phương điện cơ bản: tính khuynh hướng của cá tính (đặc trưng tích cực

của thái độ, hành vi) và đặc trưng tâm lý cá tính (tính ổn định) biểu hiện ở điện mạo tâm lý của một cá nhân Đặc trưng tâm lý cá tính.bao gầm:

- Đặc trưng mang tính khả năng tiểm tàng có thể

hoàn thành một hoạt động nào đó (năng lực hoạt động thực tiễn); - Đặc trưng động lực của hoạt động tâm lý (thé hién ở khí chất); Đặc trưng thái độ đối với hiện thực khách quan và 48 sản phẩm hoạt động (thể hiện ở tính cách) Những đặc trưng tâm lý trên tương đối ổn định ở cá nhân và được hình thành sớm

Có bốn kiểu khí chất điển hình là: khí chất linh heat, khí chất bình thản, khí chất nóng nảy, khí chất ưu tư Thông thường ở cá nhân là sự kết hợp ít nhất là hai kiểu

khí chất trở lên, trong đó có một kiểu khí chất nổi trội

hơn :

'Tính cách của cá nhân thường được chia thành bai loại: tính cách hướng nội và tính cách hướng ngoại Theo

tác giả Long Tử Dân, từ lâu cổ nhân đã phân tích tính

cách hướng ngoại thành các kiểu người: người cương

nghị, người cố chấp, người khoát đạt, người hung hãn,

người năng động Tính cách hướng nội có các kiểu người: người nhu thuận, người cẩn thận, người nịnh hót, người ' rụt rè, người trầm tĩnh và người mưu mẹo

Việc nhìn nhận con người ở phương diện cÁ tính

không chỉ giúp người lãnh đạo làm công tác tổ chức có cơ sở để lựa chọn, bố trí con người đúng việc, đúng chỗ mà

còn là căn cứ để lựa chọn cách thức tác động và tổ chức

lao động tập thể có hiệu quả

Từ lâu cổ nhân đã nói: nhân vơ thập lồn, ở mãi cá

nhân bao giờ cũng có mặt mạnh, mặt hạn chế Con người hiện đại ngày nay có nhiều đặc trưng tâm lý nổi

trội, ưu điểm, song trong công tác tổ chức cũng cần lưu ý một số đặc điểm hạn chế sau đây mà ở mãi cá nhân, mức

độ có thể khác nhau:

48

Trang 26

Cai goi 1A manh hay yếu, hay và dỗ của mỗi cá nhân không phải là cố định Mặt khác, ranh giới giữa chúng cũng rất mỏng manh Để gử dụng con người có

hiệu quả cần quán triệt phương châm đùng người của

Chủ tịch Hồ Chí Minh: phát huy cái hay của người đó và giúp người đó sửa chữa cái đỏ ˆ

- Con người thường thích được khen, không thích

chê Khi nhìn nhận cái xấu, cái dé cha người khác thì rất nhanh, có ấn tượng mạnh; còn khi nhìn nhận về cái

đã của bản thân, hiểu mình thì rất khó Không ai tự

nhận mình là xấu, là xảo quyệt hay gian đốt

- Con người trong nhận thức, thái độ, hành vi, quan

điểm, v.v thường có xu hướng cho mình: là đúng Người

có vị thế xã hội cao lại dễ có cảm nhận nhửư vậy nên thường dẫn đến chủ quan 4

- Con người trong những tình huống nhất định biết che giấu ý đồ, tình cảm, lòng ham, ý thích của mình - trong suy

nghĩ và hành động thể hiện là người bất nhất Đây cũng là một đặc điểm cẩn lưu ý khi hiểu con người

- Con người có xu hướng hám lợi, nhất là lại ích vật chất Nhân cách, phẩm giá, liêm chính ở mỗi cá nhân

đều có giới hạn Vì vậy, công tác giáo dục có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình sử dụng con người

Tình cảm lấn át lý trí, yêu nên tốt, ghét nên xấu cũng là đặc trưng thường thấy của con người Chính vì

thế, trong khi nhìn nhận, đánh giá người khác dé bi chi

phối, làm mất đi tính khách quan

50

- Trong đời sống, đôi khi những bất bạnh, mất mát lớn thì con người có thể vượt qua được, song nhiều vấn- để nhỏ nhặt lại làm cho họ căng thẳng, khó vượt qua

Nhìn chung, con người không chịu được khi bị sỉ nhục

lỏng tự ái là cao nhất s

1II- CON NGƯỜI VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ

KHOA HOC T6 CHỨC

Từ góc độ khoa học tổ chức, có thể nhìn nhận con người Việt Nam ở hai phương diện để so sánh: :

- Con người truyền thống -

- Con người hiện đại

Sự so sánh này chỉ là tương đối, vì trong thời kỳ quá độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý - tổ chức

xã hội, các giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại

còn đan xen nhau, chưa thể nói hệ giá trị nào là có tác

động chủ đạo chi phối cách tổ chức đời sống xã hội trên

mọi lĩnh vực eủa nó

Ví dụ: cái gọi là "tác phong công nghiệp" vốn có nghĩa là

coi trong chất lượng sống, tính đi động cao, có hiệu suất và i hiệu quả, xem thời gian là vàng bạc (đúng giờ, quý trọng tính chính xác, nhanh gọn); không chậm chap, lề mề, thich song phẳng, đổi mới; không bảo thủ, coi trọng chất lượng hơn

số lượng, coi trọng tiện nghi và công cụ làm việc, tiết kiệm

Trang 27

mặc dù tốc độ đơ thị hố đã bắt đầu diễn ra ở các vùng nông

thôn và miền núi

Những đặc tính của con người Việt Nam truyền thống đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập Cái hay rất nhiều song cai dé cing khong it Vi du:

« Khi bàn đến những thói hư tật xấu của người Việt cổ truyền, Giáo sư Trân Quốc Vượng cho rằng, xuất phát từ cái đa số của cộng đồng người Việt Nam cho đến

hôm nay là nông dân (tiểu nông) với các môi cảnh tâm -

sinh: nông dân - nông nghiệp - nông thôn hay dân dã -

dân cư - đân làng;'con người Việt Nam truyển thống trước tiên là con người của nhà, sau đó là của làng rồi đến nước, quốc tế Xã hội Việt Nam truyển thống là "xã

hội xóm làng - dân dã”, cơ cấu công nghệ sản xuất là: nước - phân - cần - giống Từ cd sở trên, Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng, nhược điểm của người Việt cổ truyền là: tư duy bằng bụng - lòng - đạ (nghĩ bụng, một lòng một đạ, hay tránh né }Đặc biệt, ông còn nhấn mạnh: Nhược điểm lớn nhất của người Việt ở châu thể

Bắc Bộ cổ truyền là từ người đân đến người quan, người

vua, không cởi mở (open- -minded) cho “ha léng ha da" ma cit bi “cuén vao trong" (introverti) rồi "để bụng",

ganh ghen đế ky 0aloux)

“1, Xem: Tam lý người Việt Nam nhìn từ nhiều mác độ, Nxb,

Tổng hợp thành phế Hồ Chí Minh, 2000, tz.114-121 52

e Khi bàn đến tính cách của người Việt Nam nói

chung, tác giả Bùi Quốc Châu có nhận xét như sau:

- Tính vừa phải (triết trung, trung dung) không thái

quá, không cực đoan

- Tinh linh động, mềm dẻo (không quá cứng nhắc) - Tính độc lập cao, tỉnh thần bất khuất - Chuộng thực tế hơn viển vông (không thích chuyện xa vời) - Thích sự thoải mái, tự nhiên (đặc biệt ở Nam Bộ) - Giàu nghị lực (sức chịu đựng) - Can đảm, mưu trí - Hiền hoà, nhận hậu, độ lượng, giàu lòng tha thứ, ' coi trọng tình người

- Thông minh, hiếu học

- Không quá khích, không hiếu thắng

Trang 28

- Oc cuc bé dia phudng

- Óc chiến thuật hơn óc chiến lược - Tính tuỳ tiện, cẩu thả

: Lang phi thời giờ và tiền bạc

- Tính coi trời bằng vung (không coi việc gì trên đời

là quan trong ca)

" Tính bảo thủ

- - Tính thích nhàn tản Ham chơi hơn ham làm việc - Tinh thích danh hơn thích làm giàu (không qua coi

trọng đồng tiền)" "

+ Kết quả nghiên cứu để tài KX.07-11, do Giáo sư Nguyễn Quang Uẩn, Phó giáo sư Nguyễn Thạc, Phó giáo sư Mạc Văn Trang chủ trì, về biến đổi định hướng giá

trị ở con người Việt Nam trước và sau năm 1986, có những nhận xét rất đáng quan tâm:

1 Định hướng giá trị ở con người Việt Nam trước

năm 1986:

- Không chú ý tính toán hiệu quả kinh tế

- Chịu đựng gian khổ, ít đồi hỏi

- Kém nang dong, thao vat

1 Xem: Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ, Sảad, tr.172-173 54 Hướng vào các giá trị tập thé - Sống nặng về tình nghĩa - Chap nhận "bình quân"

2 Định hướng giá trị sau năm 1986: - Đòi hỏi mức tiêu dùng ngày càng cao - Biết tính ‘toan hiệu quả kinh tế

- Chấp nhận ganh đua, cạnh tranh - Hướng vào lợi ích cá nhân

- Chấp nhận phân hoá giàu nghèo

- Quan hệ dựa trên quan hệ kinh tế là chính

- Dam mao hiém

Một số ví dụ nêu trên cho thấy đến nay, ở nước ta vẫn chưa có những công trình nghiên cứu cơ bản có hệ thống về con người Việt Nam truyền thống và hiện đại, mà một trong những vấn để trọng tâm là mối quan hệ tương tác giữa hai hệ giá trị truyền thống và hiện đại Vì thế, khi để cập đến vấn đề con người Việt Nam trong hệ thống tổ chức, chúng Vôi chỉ bước đầu nêu lên một số

tiêu chí đặc trưng cho các quan hệ xã hội của con người

Việt Nam giữa hai kiểu người của xã hội truyền thống và xã hội hiện đại trong các cộng đổng từ nhỏ tới lớn:

nhà - làng - nước mà theo chúng tôi, dòng họ, gia đình, làng xóm trước đây không phải là một tổ chức với cách

tiếp cận hiện đại Cách đặt vấn đề như vậy là cân thiết

cả về mặt lý luận và thực tiễn Để có được những đánh

giá khoa học, chắc chấn cần tiếp tục nghiên cứu, trao

đổi, tranh luận Những tiêu chí đó là:

Trang 29

Con người truyền thống Con người hiện đại * Gần chặt: - Với cộng đồng làng xã - Với gia đình dòng họ - Không gian sống hẹp - Với tập quán, lề thói - Lệ tục chức cố định - Với ït loại hình kiểu tổ|- Gắn chặt: -'Với nhóm nghề nghiệp, lợi ích, hứng thú - Với gia đình và nhóm nhỏ - Không gian sống mở - Thói quen - Pháp luật Với nhiều loại hình tổ chức khác nhau và thay đổi thường xuyên *M6i quan hệ" - Huyét théng déng ho - Gia đình, gia tộc - Thân tộc hẹp - Lau dai Mất quan hệ: - Tự do ⁄ - Công việc l - Sở thích, thân quen - Không lâu dài * Pham vi giao tiép: - Khép kin - Làng xóm, láng giéng - Địa phương quê quán - Tần số giao tiếp nhỏ -: - Mối giao tiếp thâm sâu

Pham vi giao tiếp -Mo - Nơi cư trú di động - Không cố định, luôn thay đổi - Lớn - Mốt giao tiếp thoáng qua (hời hợt) 56 TV- VẤN ĐỀ TÁC ĐỘNG, ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI

CON NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC

Trong cuộc sống và hoạt động chung, hành vỉ của con người diễn ra rất phức tạp và theo nhiều hướng khác

nhau Làm thế nào có thể điểu khiển được hành vi của

con người phối hợp chặt chế với nhau để đạt mục tiêu chung của tổ chức là một vấn để then chốt, song cũng rất khó khăn Con người không phải là cỗ máy mà cứ “ấn

nút” là né vận hành theo ý muốn Để điểu khiển được

hành vi-của con người trong tổ chức cần thiết phải hiểu rõ được những nhân tố cơ bản của hành vi và những nhân tố ảnh hưởng, điều chỉnh hành vi củả con người

1 Nhân tố cơ bản của hành vi

Vấn đề về những nhân tế của hành vi của con người

đã được các nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu từ lâu

Ở phương Tây đã sớm xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này

Nhà nghiên cứu người Anh là Uyliam Mác Đacgôn

cho rằng, hành vi của con người phụ thuộc vào các bản

năng cảm xúc sau:

.- Bản năng đấu tranh - cảm xúc tức giận, sợ hãi - Ban nang chạy trốn - cảm xúc tự vệ

- Bản năng duy trì nòi giống - tình dục, yêu đương

+ Bản năng sở hữu - tham lam, ghen tuông, muốn chiếm hữu

Trang 30

- Ban năng xây dựng - cảm xúc sang tao

- Bản năng bây đàn - tình cảm nhóm, cộng đẳng Nhằm khám phá những nhân tố hành vi con người, nhà xã hội học nổi tiếng E Frémme cho rằng, lý đo sâu

xa nhất thúc đẩy hoạt động của con người là cảm giác cưỡng bách và công kích Ông cũng chờ rằng, trong tâm lý học phương Tây hình thành hai quan điểm đối lập nhau Quan điểm bản năng luận quy tất cả những cái có

-tính phá hoại ở trong con người vào cái tiên ý thức, tiên

văn hoá, thuộc giới động vật Loại quan điểm thứ hai lại

cho rằng, hành vị con người hoàn tồn phụ thuộc vào

mơi trường xung quanh Từ đây ông cho rằng, con người

có hai loại hành vì: ,

Loại hành vi gây gổ để tự vệ có phẩm chất tốt với

tính cách là một bệ phận của di san chủng loại phát

sinh ở con người, nó gắn với những thói quen thích nghỉ

với những điều kiện mới có nguồn gốc một phân ở những bản năng ‘

Loại hanh vi gay gé thit hai có “phẩm chất xấu” đồng nhất với tính phá hoại và tàn bạo, nó không có ở động vật và có nguễn gốc ở trong bản tính của con người,

trong những dục vọng mà đẳng sau nó là sự hưng phấn

mang tính chất kích thích chứ không phải là tính chất tự nhiên Những hưng phấn đó có liên quan đến mặt

sinh học của con người, nhưng phân lớn lại đo hoàn

cảnh xã hội mà trong đó con người sinh sống quyết định Rõ ràng ở đây E Frômmơ cho rằng hành vi con người là

58

xuất phát từ cái chủ quan của người đó

Nhà tâm lý học người Mỹ là dJenđơn lại cho rằng

hành vi con người phụ thuộc vào tính khí, mà tính khí

như thế nào lại có nguồn gốc từ ba lá thai của các cơ

quan: nội bì, trung bi, “ngoại bì quy định

- boại hình thái nội bi:

Loại người này có thân hình béo tết, tròn trĩnh, mặt to, cổ ngắn, bụng to, các chỉ ngắn Họ thường phản ứng

chậm, động tác yếu ớt, giấc ngủ sâu, dài, dễ ngủ

Thường biểu lộ sự hề hởi, tự mãn Trong quan hệ, họ giao du rộng, tổ ra thân thiện Tôn sùng truyền thống, gia đình; hay thả mình về hổi ức tuổi thơ; không chịu được cô đơn; gặp chuyện không may ưa được an ủi, tình

cảm Họ là người thích nhậu nhẹt, uống rượu vào thì

giao tiếp rộng, tổ ra tốt bụng và mau nước mắt - Loại người hình thái trung bi:

Thường có hệ xương phát triển; vai rộng, ngực nỏ; tứ

chỉ to, dài, da thô Trong hoạt động thường có phản ứng

mạnh mẽ, cử chỉ dứt khoát Họ là người thẳng thắn, có

sức chịu đựng, không sợ khó khăn, gian khổ Họ thường

ưa thích quyền lực, hay ghen tuông, thanh toán đối thủ,

có hành động mạnh mẽ khi gặp rủi ro, khó chịu Họ phàm ăn, uống rượu tổ ra hăng hái hơn

- Loại người hình thái ngoại bÈ:

Dáng người mảnh khanh, gay, cổ dài, thân hẹp, vai xuôi; tứ chỉ thon và dài Họ là người có phản ứng nhanh nhẹn song cử chỉ lúng túng, giọng nói yếu ớt Quan sát

59

Trang 31

eee

chính xác, tỉnh ranh; hay chóng mặt, ngủ không sâu;

nhạy cảm cao với sự bất lợi; không chịu được tiếng ổn,

đau đầu: Tình cảm-kín đáo, thích kìm nén Họ hay phân

tích nội tâm, có năng lực trí óc; không chịu được khuôn

mẫu, tầm thường Khi giao tiếp ít vui vẻ, thái độ khó

lường hết được Thích cô độc khi gặp rủi ro Họ là người

thích uống rượu, dễ bị nghiện về ma tuý:

Hành vi của con người phụ thuộc vào khí chất (tính khí) Tuy nhiên, cơ sở sinh lý thần kinh của khí chất, theo học thuyết về hoạt động của hệ thần kinh cấp cao

của I.P Páplốp, là do quy định của các kiểu thần kinh

cấp cao

Người có tính khí linh hoạt thuộc kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt Người có tính khí nóng nảy có hệ thần kinh mạnh, không cân bằng, hưng phấn lớn

hơn ức chế Người có tính khí bình thản (trầm) có kiểu

hoạt động thần kinh mạnh, cân bằng, thiếu linh hoạt

Người có tính khí ưu tư nổi trội có kiểu hoạt động thân

kinh yếu, không cân bằng, thiếu linh hoạt

Những quan điểm của Jenđơn như đã trình bày ở trên không thể giúp chúng ta nghiên cứu lý giải một

cách đúng đấn và khoa học về động cơ thúc đẩy hành vi

của con người trong quản lý và tổ chức, vì đó là một

quan điểm sai lầm, chủ quan

- Nhu cầu - nhân tố chủ yếu cơ bẳn cua hanh vi Trên cơ sở-tổng hợp những nhân tế của hành vi con

người, chủ nghĩa Mác - Lénin cho rằng hành vi của con

60

người không chỉ phụ thuộc vào yếu tế chủ quan mà còn được quy định bởi yếu tố khách quan Nhu cầu của con người là yếu tố chủ yếu, là điểm xuất phát của những

cách thức ứng xử, hành vi của con người đối với tự

nhiên, xã hội và với bản thân mình Theo C Mác: không

ai có thể làm một điều gì đó mà lại không làm nó đồng

thời vì một nhu cầu nào đó của chính mình, và vì các cơ quan có nhu cầu đó

Con người là một tồn tại có ý thức và hành vi của con người là có thể nhận thức được, là hành vi có mục dich, ý thức Song, như cầu chỉ trở thành lý do, động cơ thúc đẩy hành vi khi nó gặp gõ được đối tượng, có điểu

kiện thoả mãn, được nhận thức biến thành mục tiêu có ý

thức, dựa trên hiểu biết lợi ích, nguyện vọng Khẳng định nhu cầu là nhân tố chủ yếu, cơ bản của hành vị,

các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác hồn tồn khơng hề

loại bỏ ảnh hưởng của tư tưởng tới hành vi.C Mác và

Ph Ăngghen đã từng chỉ ra rằng, một khi tư tưởng thâm nhập được vào quần chúng sẽ biến thành sức

mạnh vật chất to lớn Tuy nhiên, những tư tưởng và lý luận chỉ thâm nhập được vào quân chúng khi nào chúng nói lên những nhu cầu, những đòi hỏi của họ, vì lý luận

chỉ được thực hiện ở mỗi dân tệc trong chừng mực nó là

sự biểu hiện những nhu câu, những đòi hỏi của đân tộc Phải chăng những nhu cầu lý luận sẽ trực tiếp trở thành những nhu cầu thực tiễn?

Cũng như yếu tế tư tưởng, lý luận (nhận thức, quan

81

Trang 32

điển, niềm tin); yếu tố ý chí, tình cảm của cá nhân cũH§

ln chi phối hãnh vì của cá nhân đó Ý chí có khả năng tăng cường hoặc kìm hãm hành vị, có khả năng diy tf hành vi Cðồn tình cẩm được coi là nguồn động lực thúc đẩy hành vi Xúe cảm, tình cảm của con người chỉ có

được một khi nhu cầu của con người được thoả mãn hay

không thoả mãn, đó là một dạng thái độ luôn gắn bó với

nhu cầu Tuy nhiên, nhu cầu của cá nhân, của các tang lớp, giai cấp trong xã hội là khác nhau và không phải

lúc não ¿ñnäg phù hợp với xu hướng tiến bộ, tích cực: Bởi

thế, uốn có hành vi đúng (hướng vào mục tiêu chung của tổ chức) phải có sự nhận thức đúng và đầy đủ, có

thái độ (xúc cảm, tình cảm) phù hợp, tích cực

98, Cơ chế tâm lý của hành vi con người

Từ những vấn dé đã trình bày ở trên cho thấy có nhiều nhân tế của hành vi con người Nếu xác định nhụ câu là nhân tế chủ yếu, eơ ban, ta sẽ có sở đổ thu hẹp về cử chế tâm lý của hành vi bao gềm: nhu cầu + đối tượng = hành vi Nếu xác định ngoài nhu câu cồn có cả những nhân tố chủ quan khác như nhận thức, quan điểm, niềm

tin, ý chí, tình cảm cũng là những nhân tố của hành vi,

ta sẽ có sơ để đây đủ về cd chế tâm lý của hành vỉ: nhận

thức - quan điểm - niém tín - ÿ chí - tình cảm - hành vi

Hành vi của con người không chỉ bị quy định bởi cáe nhân tế chủ quan mà cồn bị quy định bởi môi trường xã hội, nhất là của nền sản xuất vật chất, trong đó có cả nhu cầu của con người Nền sản xuất vật chất tác động

62

đến con người không có con đường nào khác ngoài việc thông qua các nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu Mặt khác, sự tác động của môi trường xã hội đến hành vi của con người thông qua các chuẩn mực của nhóm, xã hội và

địa vị của cá nhân trong nhóm và xã hội Từ đây cho

thấy, các định chế xã hội (đạo đức, pháp luật, quy chế ) là những nhân tố khách quan luôn có tác động và tham

gia điều: chỉnh hành vĩ cá nhân Tổng hợp những nhân -tố, chủ: quan và khách quan của hành vi con ngườita có

sở đề cơ chế tâm lý mở rộng của hành vi con người

Trang 33

Từ sơ đô mỡ rộng cơ chế tâm lý hành vi con người cho

thấy hệ thống các nhân tố của hành vi có sự liên quan,

tác động tới nhau rất chặt chế Môi trường xã hội sản

sinh ra nhu cầu, nhu cầu sản sinh ra những đặc điểm

của ý thức cá nhân (nhận thức, quan điểm, niềm tin, ý

chí, tình cảm) dưới những hình thức lợi ích khát khao,

nguyện vọng, mong muốn, thách thức, mục tiêu hay nói cách khác sẽ tạo nên lý do, động cơ thúc đẩy hành

vi Cồn hành vi lại luôn hướng vào môi trường xã hội,

làm biến đổi môi trường, biến đổi bản thân, làm nảy

sinh những nhu cầu mới và dẫn đến ý thức mới

Trong công tác quản lý, tổ chức con người đồi hỏi

phải chú trọng đến toàn bộ những nhân tố của hành ví trong mối quan hệ qua lại giữa chúng Mặt khác cũng cần phải lưu ý rằng, khơng nên tuyệt đối hố hệ thống

các nhân tố của hành vi nhữ đã trình bày ở trên, vì mọi

sơ đồ đều có hạn chế Nhu cầu tuy là nhân tố chủ yếu, cơ bản của hành vỉ song cũng không phải là nhân tố duy

nhất °

Nghiên cứu hành vi con người trong tổ chức cần lưu

ý ở cả hai vị trí: vị trí cá nhân và vị trí của tổ chức Tuy

trong mối quan hệ này, cá nhân và tổ chức luôn có

những đòi hỏi ở nhau : Cá nhân móng muốn ở tổ chức uê:

- Nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của công việc - Tính độc đáo, sáng tạo của công việc

_ „ Tính độc lập, hướng dẫn, quyển lực của công việc

_ 84

- Ủy tín và vị thế công việc

- Tính an toàn, tiện nghỉ của các điều kiện làm việc - Công nhận và phần thưởng cho việc hoàn thành tốt - Tiền lương và các phúc lợi khác

- Bảo hiểm xã hội, sự thăng tiến, phát triển

- Quy chế, vấn để ký luật, quan hệ giữa các thành

viên `

- Sự ổn định của công việc

Tổ chức mong muốn ở các cá nhân oễ:

- Có trị thức như một chuyên gia trong một lĩnh vực - Là thành viên có năng lực, làm việc có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển tổ chức ,

- Có khả năng liên kết, giao tiếp, duy trì tốt các quan hệ trong tổ chức ,

- Là người có cá tính, có đạo đức tốt

- Biết xây dựng và chia sẻ những giá trị chung - Có khả năng làm tốt hơn công việc của mình _ + Có khả năng đảm nhận tốt mật vị trí nhất định, sẵn sàng nhận trách nhiệm cá nhân, bảo vệ quyền lợi của tổ chức - Tuân theo sự phân công, thực hiện tốt các quy định của tổ chức

Giải quyết tốt sự chờ đợi, đòi hỏi giữa cá nhân và tổ

Trang 34

Chương II TỔ CHỨC LÀ KHÁI NIỆM TRUNG TÂM CỦA KHOA HỌC TỔ CHỨC ˆT: TỔ CHỨC LÀ GÌ? -1, Gác cách tiếp cận về tổ chức

Tổ chức xã hội là một vấn đề phức tạp Với lý đo đó,

mỗi khoa học khi tiếp cận về tổ chức đều có cách hiểu

khác nhau : ,

Cac nha triét hoc eoi tổ chức là cơ cấu tổn tại của sự vật, là "thuộc tính của bản thân sự vật Do quan niệm như thế nên khi tổ chức vận hành tổ ra kém hiệu quả

người ta chủ yếu tập trung vào đổi mới cơ cấu tổ chức,

dẫn đến sự tách, nhập tổ chức

Các nhà tâm lý học coi tổ chức là những tập thể đo

những ca nhân thừa nhận có suy tính, có hiểu biết, có sự phối hợp hành động với nhau Ở góc độ tâm lý xã hội, người ta lại nhìn nhận tổ chức là một nhóm chính thức của các cá nhân hoặc là những hệ thống tương tác xử lý

66

thông tin và đưa ra các quyết định

Các nhà kinh tế học coi tổ chức là những trung tâm

hoạt động kinh tế hoặc là những công cụ của các nhà

doanh nghiệp hoặc các nhà quản lý để sản xuất ra hàng

hoá, dịch vụ

Dưới góc độ xã hội học, người ta coi tổ chức là những

thực thể xã hội phối hợp với nhau có mục đích, là hệ

thống xã hội được cơ cấu theo mục tiêu hay là những hiệp hội với mục đích liên kết xã hội :

Theo lý thuyết hệ thống thì tổ chức là những hệ

_thống được tạo bởi những nhân tố lệ thuộc chung với

nhau, được vận hành theo mục tiêu, trong một giới hạn

và trạng thái cân bằng

Quan điểm của các kỹ sư công nghệ cho tổ chức là hệ

thống người máy được tổ chức theo chức năng

Rhi tiếp cận về tổ chức, Gareth Morgan trong cuốn sách Cách nhìn nhận tổ chúc từ nhiều góc độ cho vằng,

khi tìm hiểu tổ chức hay một hiện tượng tổ chức, thiết kế tổ chức thì-tất yếu phải dùng đến cách ẩn dụ hoá tổ

chức Ẩn đụ không chỉ là một kỹ thuật trong suy lý mà còn đòi hỏi một cách tư duy, cách xem xét tác động đến cách thức hiểu thế giới như thế nào Tác giả đã lần lượt so sánh tổ chức với cỗ máy; tổ chức được xem xết như một cơ thể sống; tổ chức được nhìn nhận như một bệ não; tổ chức như một nền văn hoá; tổ chức được coi như hệ thống chính trị; tổ chức được nhìn nhận như một nhà

tù tâm lý; tổ chức được nhìn nhận như một đồng chảy và

Trang 35

như sự tiến hoá -

Sự ẩn dụ hoá tổ chức như trên đã giúp chúng ta nhận thức, nhìn nhận tổ chức đẩy đủ và chính xác hơn

trong những điều kiện của xã hội hiện đại,nhất là một

khi cần thiết kế hay đổi mới tổ chức

Các cách tiếp cận : góc nhìn về tổ chức theo quá

trình phát triển của khoa học tổ chức (cả.về lý thuyết và

'thực tiễn) được cụ thể hoá bằng các mô hình tổ chức

khác nhau Theo tổng kết của nhà nghiên cứu Xôviết

A.P Ovexkin, có các mô hình sau đây:

- Tổ chức như một quá trùnh lao động: Cách tiếp cận sớm nhất về đo đạc và xây dựng hệ thống tổ chức Cơ sở

phương pháp luận của nó là việc tách bạch “con người

lao động” như nền tảng gốc của tổ chức Trong các

khuôn khổ của mô hình này, quá trình ]ao động được

chia nhỏ tối đa ra thành các yếu tố đơn giản nhất với

mục đích đưa chọ người lao động một chế độ thực hiện

tối ưu nhặt Bản thân hoạt động lao động và nguyên tắc

tách khỏi sự quản lý trở thành chức năng của người

khác - ¬

Mơ hình này dưới cái tên “chủ nghĩa Taylo khá nổi

tiếng Các đặc điểm chủ yếu của nó: “hành vỉ được mô tả

một cách trọn vẹn và chỉ tiết, người lao động theo sơ đề hợp lý hoá và cả cách tiếp cận con người như một loại “phụ

tùng” chỉ có thể đùng vào một chỗ nhất định mà thôi: - Tổ chúc nhự cái máy Tác giả của mô hình này là A

tayol, L Urvich và những người khác xem tổ chức như:

68

Po Ổ

một cái máy phi cá nhân xây dựng trên các mối liên hệ

hình thức hoá, vì thế mục tiêu ở dang tha bậc, nhiều cấp

bãnh chính Người ta nhấn mạnh đến sự thống nhất của

sự chỉ huy tách biệt các khâu chức năng “phòng, ban

hoá” và các đòn bẩy điểu chỉnh (quy hoạch, phối hợp,

kiểm tra .) Tổ 'chức theo ý nghĩa này trước hết là công

cụ giải "quyết các "nhiệm vụ Con người trong đó hiện diện không phải như một cá nhân, nhân cách mà chỉ là

coh ngudi trừu tượng nói chung Hệ thống kỹ thuật

thuần tuý như vậy thì giả định một tình huống có thé quan lý và kiểm tra hoàn toàn hoạt động của nó

_.Mô hình "quan liêu" tổ chức: Giống với quan niệm trên là quan niệm hợp lý hoá “quan chức hoá” hành vi

của con người ‘trong các tổ chức M Veber thiết kế quan niệm này với mục đích khắc phục "tính phì lý vốn có ở con người trong các cử chỉ và quan hệ Sự đảm bảo tính hiệu quả của tổ chức có được nhở các "chuẩn hoạt động

Ưu điểm ở đây đạt được nhờ vào tính chính xác, tính

đồng nhất, tính kết hợp rõ ràng và tính tổng quát các quan Hệ Các chức trách giữa các thành viên của tổ chức được phân bế tuỳ theo tính thẩm quyển, quyền lực

cũng được xây dựng trên nguyên tắc này Khác với các tác giả nêu trên, M Veber khéng chu trọng vào việc

thiết kế thực tế các cấu trúc hành chính hình về tố chức

quan chức mà chỉ đưa ra một mô hình lý thuyết loại trừ các vấn đề đang nảy sinh " ị

- Tổ chức công xã: Quan niệm về tổ chức như một

Trang 36

nn ae

trường hợp cá biệt của cộng đồng, một xã hội Cái then

chốt ở đây là quan hệ “con người - con người, “con

người - nhóm” Hơn nữa, các quan hệ này xây dựng

trên cơ sở liên kết cá nhân của các mối ràng buộc lẫn nhau và cả lợi ích chung, v.v Cái điểu chỉnh chủ yếu

đc

là chuẩn mực “ứng xử” được thừa nhận trong nhóm

Cấu trúc xây dựng các hội riêng biệt, không hình thức

Tính tổ chức như thế thoả mãn các nhu cầu xã hội của

cá nhân thông qua dư luận xã hội Cái “tổ chức trong tổ

chức” có tính xã hội tâm lý ấy ít có thể quản lý được

nếu dùng các phương pháp trước đây; va con dudng duy nhất tác động đến tổ chức là thông qua việc thâm nhập vào môi trưởng tự nhiên của nó, tác động đến các động

cơ, tâm thế, v.v Mô hình này về lý thuyết và thực

nghiệm được luận chứng bởi E Mayo, E Rollisberger và

nhiều người khác

- Mô hình xã hội kỹ thuật: Do trường phái Tavistok

đề xuất, dựa trên sự phụ thuộc của các mối liên hệ bên

trong nhóm vào công nghiệp sản xuất Các nghiên cứu

tiến hành trong những năm ð0 của thế kỷ XX bởi nhóm các nhà xã hội học Anh tổ chức tại các mổ than ở Uenx và các nhà máy dệt ở Akmedabade lại vạch ra ảnh hưởng ngược lại của các phẩm chất xã hội - tâm lý đối với năng suất Ở mức độ mà các đặc điểm thiết bị và các

quá trình kỹ thuật cho phép thì tổ chức nên tính đến và

chấp nhận sự điểu chỉnh không chính thức ở những khu

vực riêng biệt Tuỳ theo mức độ phát triển cd sd ky

70

thuật của sản xuất mà sự linh động này cũng có thể có hay không có hoàn toàn

- Mộ hình tưởng tác: Bắt đâu từ 8 Bernard, sau đó

1a E G Saimon, J March va một số người khác Tổ chức

được xem là hệ thống các tác động qua lại lâu đài giữa những người làm việc Các cá thể lại đưa vào tổ chức, cả

mong đợi và giá trị riêng của mình và bị chi phéi bởi biểu tượng của mình về hoàn cảnh Bởi vì các giá trị cấu trúc, ở mức độ nào đó, là sản “phém | của những sự tác động qua lại này (cùng với các tác động qua lại chính

thức) làm nảy sinh một sự không xác định lớn với việc, quản lý, mạo hiểm khi ra quyết định Tính hợp lý của

người lãnh đạo cũng bị hạn chế: ‘do su hiéu biét về tổ chức không đầy đủ, tất cả các hậu quả của những quyết định không nhìn trước được, thứ tự ưu tiên không én, định Phương thức quan trọng của việc duy trì kiểm tra

là phân tích hệ thống và xây dựng tổ chức có tính đến các giới hạn hình thức hoá, đó là ‹ các haw qua cua những

quan hệ bên trong nhóm _

Tổ: chức "tự nhiên”: Quan niệm xuất phát từ

Parson, M Merton, À Fxtionv và một số người khác

Sự vận hành tổ chức được xem như một quá trình khách quan tự hoàn thiện, trong đó nhân tế chủ quan, tuy hiện diện nhưng không chiếm vị trí chủ đạo Tính tổ chức là trạng thái của hệ thống cho phép nó tự điều chỉnh khi có sự tác động của bên trong hay từ bên ngoài

Mục tiêu chỉ là một trong những khả năng có thể có của

Trang 37

sự vận hành, sự đi chệch mục tiêu không phải là sai lim hay khiếm khuyết mà là thuộc tính tự nhiên của hệ thếng Hệ quả của vai trò lớn của các nhân tố tự phát về

nguyên tắc không quy hoạch được trong đó Cách tiếp cận này tránh được cách nhìn tổ chức từ góc độ quản lý

mà nhìn nó như một hiện tượng xã hội đặc thù phát

triển theo các quy luật riêng của nó Các tính quy luật này mới chỉ được nhận biết một phần cho nên xuất hiện nhiều tình huống không nhìn trước được

Dẫn ra một số cách tiếp cận nêu trên về tổ chức cho thấy, do tính phức tạp của tổ chức nên thực trạng trên

không có gì là agạc nhiên cả Theo nhận xét của nhà

nghiên cứu xã irội học tổ chức người Đức là G Buschges

thì: Ai tiếp cận 3ổ chức như là một công cụ để thực hiện

và đảm bảo tế lực thống trị thì sẽ đặt vấn để và tìm giải pháp khác với những người nhìn nhận nó như một hệ thống tương tác để xử lý các thông tin, tìm ra những quyết định trong hệ thống đó, và cũng khác với những người coi tổ chức như một nhóm người có tổ chức hoặc coi nó như một hệ thống xã hội luôn theo một mục tiêu!,

2 Định nghĩa khái quát về tổ chức

Do có nhiều ngành khoa học, nhiều cách tiếp cận về tổ chức, nên đến nay đã xuất hiện nhiều định nghĩa

1 Xem: Nhập môn xã hội học tổ chức, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1996, tr 68 732 ' khác nhau về tổ chức, ví dụ: -

- Trong cuốn sách Những nguyên lý của công tác tổ

chức, P M Kécgientxép cho rằng: “Tổ chức” nghĩa là

lién hiệp nhiều người lại để thực hiện một công tác nhất

định Chúng ta cũng có thể gọi bản thân hình thức liên hiệp đó là một “tổ chức”:.- - -

Ở đây cần phải phân biệt ý nghĩa hai mặt của từ

này: chúng ta gọi việc tổ chức con người là “tổ chức” (động từ), chẳng hạn, việc tổ chức quân đội để bảo vệ

đất nước hoặc việc tổ chức ra đảng Đông thời, chính kết

quả của việc đó cũng gọi là một “tổ chức” (danh từ), ví

dụ người ta nói: “tổ chức đẳng”

Một tổ chức bao gồm những yếu tế gì? Một kế hoạch

công tác tổ chức có những bộ phận hợp thành nào? Một

người Mỹ (Emecsơn) viết nhiều về để tài này trả lời như sau: Để có thể thực hiện thắng lợi bất kỳ một việc nào

cũng cần:

1 Có một kế hoạch hoặc một lý tưởng nhất định

2 Có một tổ chức có đặc tính là đủ khả năng đạt tới

và thực hiện được những yêu cầu của lý tưởng 3 Có lao động, tiền vốn, máy móc và phương pháp

1 Xem: Kécgientxép: Những nguyên lý của công tác tổ

chức, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999, tr 9-13

Trang 38

tạo khả năng cho tổ chức đạt được và hoàn thành nhiệm

vu `

-4 Có những cán bộ lãnh đạo đủ năng lực buộc tổ

chức phải thực hiện được lý tưởng đặt ra với sế người va ©

phương tiện cho trước

Công thức này vạch ra khá đúng đấn những bộ phận

cấu thành của công tác tổ chức, nhưng nó cần được chỉ

tiết hoá hơn nữa

Sau khi phân tích quá trình tổ chức một:cuộc mft

tinh, P.M Kécgientxép đã phân ra 7 yếu tế cơ bản của công tác tổ chức:

1: Mục tiêu: mục tiêu hoặc nhiệm vụ công tác là gì?

2 Loại hình tổ chức: loại hình tổ chức nào là loại

hình thức hợp hơn cả để hồn thành cơng tác đã vạch

ra? ` ¬ `

3 Phuong pháp: phải van dung nhting phương phap tổ chức như thế nào mới có thể đạt được mục tiêu đã định?

4 Con người: cần có những người giúp việc như thế nào và cầrni sử dụng một lượng nhân lực như thế nào để thực hiện công tác?

ð Phương tiện vật chất: cần có những loại vật liệu gì

„ ^ ` Aa aA ~ ? ñ : * ,

để hồn thành cơng việc? Và cần phải dùng những loại

công cụ nào để chế biến vật liệu theo các phương pháp

đã vạch ra?

6 Thời gian: trong khoảng thời gian bao lâu thì công

việc có thể và phải được hoàn thành? Mỗi một bước công

74

OE C75

tác đồi hổi bao nhiêu: thời gian để hoàn thành? Phải thực hiện tất cả các thao tác phân định ra từ công việc đã giao theo trình tự nào?

7 Riểm tra: thực hiện nắm tình hình công tác vă tổ

chức kiểm tra có hiệu lực đối với việc hồn thành cơng tac dé như thế nào?

- Khi để cập đến khái niệm tổ chức, nhà nghiên cứu

Nhật Bản là Mitdkazu Aoki cho rằng: Nói tới tổ chức là

nói tới một hệ thống hợp lý tập hợp từ hai người trở lên để phát huy.đến mức cao nhất năng lực tương hỗ nhằm

đạt được mụe đích và mục tiêu chung" : .; Dưới góc độ xã hội học tổ chức, sau khi phần tích

một số khái niệm về tổ chức, trong cuốn sách Nhập môn xã hội học tổ chức, tác giả là nhà xã hội học người Đức - Œ Buschges đã nhận định, được các nhà xã hội học đều nhất trí rằng: Tổ chức là đấu biệu đặc trưng và yếu tố

cấu thành một xã hội công nghiệp và dịch vụ hién dai’

Sau khi phân tích các đặc trưng của tổ chức như: tổ

chức là kết quả của sự phát triển xã hội, tổ chức là hiệp

hội có mục đích, tổ chức là hệ thống hợp tác, tổ chức là công cụ lãnh đạo; tổ chức là môi trường sống, tác giả cho

rằng khái niệm tổ chức mang tính bất định và tính đa

1 Xem: Nghệ thuật quản lý biểu Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.104

9 Xem: Qunter Buschges: Nhập môn xổ ï hội học tổ chức, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1996, tr 26

75

Trang 39

nghia Dé phan biét giữa ngôn ngữ thông thường và

ngôn ngữ khoa học về tổ chức cần hiểu về nguyên tắc tổ chức được định nghĩa là sự kết hợp của các cá nhân và

có cùng ba đặc điểm ngang nhau sau đây:

Xác định mục đích riêng; :

- Tổ chức phân công công việc có định “hướng theo

mục tiêu;

+ Cé mét ban quản lý :

Từ đó, tác giả cho rằng, có thể hiểu tổ chức theo

nghĩa sau: Tập thể một.số người có sự phân công công

việc, do một số cá nhân thành lập, nhằm đạt đến một số

mục tiêu nhất định, được tạo dựng một cách có kế hoạch, liên kết với nhau, mạng tính hỗn hợp, tương đối lâu đài Tập thể này có tối thiểu một trung tâm ra quyết định và kiểm tra, điểu hành việc hợp tác lấn nhau!,

Ở Việt Nam, trong một số tài liệu, giáo trình về tâm lý học quan lý, một số tác giả cho rằng: tổ chức là một nhóm xã hội chính thức trên cơ sở tập hợp những con người có sự thống nhất về mục đích, có sự phối hợp chặt chẽ về hành động và có văn bản pháp quy quy định?

Từ một số quan niệm nêu trên cho thấy các tác giả

lựa chọn cách tiếp cận khác nhau đều đi đến những

1 Xem:.Gunter Buschges: Nhập môn xã hội học tổ chức,

Sởđd, tr: 64,

2.°Xem: Tam kẻ học quản lỷ dành cho người lãnh đực;

Nxb: Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.264

76

định nghĩa khác nhau về tổ chức Ngoài ra -còn ó một

nguyên nhân nữa dẫn đến sự khác nhau trong các định

nghĩa về tổ chức; vì phải mất một thời gian dài, it nhất là sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các học giả mới thừa

nhận khái niệm tổ chức mặc dù nó đã trở thành một

thực tế xã hội từ rất lâu Theo ý kiến của nhà quản lý hoe nổi tiếng người Mỹ là Peter E Druker, thì vấn để

này có các lý do sau đây: - ; ; Thứ nhất là tổ chức: đã tác động sâu sắc đến chính

thể và xã hội Tổ chức không tương xứng với cái mà sác nhà khoa học xã hội và khoa học chính trị vẫn tim là

chuẩn mực Họ vẫn tin rằng, một xã hội theo nghĩa

“thông thường” là một thể thống nhất chứ không phải là

một tập hợp đa đạng Khi các nhà khoa học chính trị và

các nhà xã hội học chú ý đến khái niệm tổ chức, thì trong mọi trường hợp họ đều coi đó là một hiện tượng

không thông thường, một sự bất thường nguy hiểm Một ví dụ điển hình cho quan niệm như vậy là tác phẩm Những nên tảng pháp lý của chủ nghĩa: tư` bản: (1824) của nhà kinh tế học lao động nổi tiếng người Mỹ John-R

Commos (1862 - 1945) -

Thứ bai là, lý giải tại sao cho đến nay người ta ít chú ý đến khái niệm tổ chức Quân đội, nha ths, trưởng đại

học; bệnh viện, doanh nghiệp, nghiệp đoàn, tất cả đã

được biết đến, được nghiên cứu và được phân tích trong

một khoảng thời gian dài và với mức độ cực kỳ chỉ tiết Nhưng mỗi một trong số chúng lại được coi như một tập

Trang 40

mxww

hợp riêng biệt-và khác với những tập hợp khác Thậm

chí đến nay, nhiều người phỏng vấn cồn ngạc nhiền khi Druker nói rằng ông đã làm công tác tư vấn cho tất cả

các tổ chức đó trong khoảng thời gian hơn 40 năm Chỉ

mới gần đây, người ta mới nhận thấy rằng tất cả chúng

đều thuộc một.loại: tất cả đều thuộc thể chế “tổ chức” Chúng là môi trường do cơn người tạo ra, là “sinh thái xã hội” của xã hội hậu tư bản Chúng có đặc tính chung

nhiều hơn là khác biệt Như đã nói ở trên, rất nhiều

người còn nghĩ ngay đến cụm từ “quản lý kinh doanh”

khi nghe đến từ “quản lý”, vẫn không hiểu rằng quản lý là một chức năng chung có ở mọi loại hình tổ chức Sự xuất hiện từ "quản lý" sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho chúng ta hiểu được rằng, tổ chức là một tập

hợp riêng biệt Nó không phải là “cộng đồng” hay “xã hội” hoặc cũng không phải là “giai cấp” hoặc “gia: đình”,

các nhà khoa học xã hội hiểu đó là những nhân tế kết

hợp hiện đại Nhưng nó cũng không phải là “thị tộc”, “bộ

lạc” hoặc “dòng hợ” hoặc bất kỳ những nhân tố kết hợp nào khác của xã hội truyền thống đã được biết và

nghiên cứu bởi các nhà nhân chủng học, dân tộc học, và

xã hội học Tổ chức là một cái gì đó mới và khác biệt

Vậy nó là cái gì?

Từ những điều dẫn ra ở trên, có thể đi đến một nhận xét rằng, tổ chức thường không phải là những tập hợp

riêng lẻ, tách rời, tự nó theo đuổi mục đích chung của chính tổ chức mà là một yếu tế của một hệ thống, vận 78 hành để thực hiện một chức năng của hệ thống Tổ chức không chỉ là một công cụ, một hệ thống chính trị mà còn

là một chức năng của xã hội, một bộ phận của xã hội Chính thông qua mục đích, chức năng của tổ chức mà ta

phân biệt được các loại hình tổ chức (Đảng, Nhà nước,

quân đội, doanh nghiệp hay đoàn thể nhân dân)

Trong thời đại công nghệ thông tín, các tổ chức được

coi là những thể chế thực hiện những mục tiêu nhất

định 7ổ chức được coi là nhân tố biến đổi Đề dam bảo

biệu quả, nó phải liên hiệp những con người có tri thức

và chuyên môn sâu và phải tập trung vào một nhiệm vụ chung nhất định Tổ chức là một sứng tạo của con người,

nó phải tổn tại, có thể không phải là vĩnh viễn song cũng phải trong khoảng thời gian nhất định Chức năng

cơ bản của tổ chức hiện đại là làm cho tri thức mang lại

hiệu quả, muốn vậy tri thức phải có chuyên môn hoá cao Để tạo ra sức mạnh của trì thức phải có sự chuyển

biến từ đơn tri thức lên đa tri thức mới có thể tạo nên

một xã hội mới Mặt khác, chúng ta cũng cần thiết phải chú ý rằng, bản thân tri thức không thể tạo ra sản phẩm Tri thức chỉ tạo ra hiệu quả khi nó được gắn vào hệ thống duy nhất, tức là tri thức được hợp nhất Thực -hiện sự hợp nhất đó là nhiệm vụ của tổ chức Từ đây cho phép lý giải sự tổn tại của tổ chức và chức năng của nó

trong xã hội hiện đại và theo chúng tội có thể hiểu khái niệm tổ chức nhự sau:

Ngày đăng: 13/07/2022, 11:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w