1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tỷ giá hối đoái phù hợp với nền kinh tế Việt Nam

69 572 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 285 KB

Nội dung

Lời mở đầu Trong điều kiện hội nhập và phát triển như hiện nay, các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mở rộng ra các nước khác. Đơn vị thanh toán không chỉ

Trang 1

Lời mở đầu Trong điều kiện hội nhập và phát triển như hiện

nay, các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực củamột nước ngày càng được mở rộng ra các nước khác.Đơn vị thanh toán không chỉ là nội tệ, mà còn là cácngoại tệ khác nhau Hoạt động chuyển đổi đồng tiềnnày thành đồng tiền khác trong quá trình quan hệ giữacác nước, nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh phạmtrù tỷ giá hối đoái

Việc phân tích và dự đoán được tỉ giá hối đoái,cũng như hoạch định một chính sách tỉ giá hối đoáiphù hợp là một vấn đề cực kỳ quan trọng Cho đếnnay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài tỷ giáhối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái Song đây làmột vấn đề có thể nói còn mới mẻ đối với Việt Nam,nên chưa được nghiên cứu một cách quy mô, đầy đủ

Và đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế,nhiều thuộc tính và đặc trưng mới đã xuất hiện nhưngchưa được định hình rõ ràng, nên việc điều hành tỷ giátrong quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường ở nước ta

Trang 2

vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, tương xứng với

vị trí của nó trong hệ thống lý luận và thực tiễn

Với những ý nghĩa đó em đã chọn cho mình đềtài Tỷ giá hối đoái nhằm phần nào làm sáng tỏ và pháttriển thêm lý thuyết về tỷ giá hối đoái cũng như làm

cơ sở để hoạch định được một chính sách tỷ giá hốiđoái phù hợp với nền kinh tế Việt Nam Đề tài của emgồm có 3 chương:

Chương 1: Lí luận chung về tỷ giá hối đoái

Chương 2: Chính sách tỷ giá hối đoái

Chương 3: Tình hình tỷ giá hối đoái với nềnkinh tế Việt Nam

Do những hạn chế về trình độ, kinh nghiệm cũngnhư thời gian và việc sưu tầm tài liệu nên không tránhđược nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được những ýkiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và cácbạn

Hoàn thành đề án này xin cho phép em được bày

tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Võ Văn

Trang 3

Vang, đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong suốtquá trình hoàn thành đề án này.

Trang 4

CHƯƠNG 1

Lí luận chung về Tỷ giá hối đoái

1.1.Khái niệm:

Hầu hết mỗi quốc gia hay một nhóm các quốc

gia liên kết đều có những đồng tiền riêng củamình.Mỹ có Dollar (USD), Nhật Bản có Yên (JPY),Việt Nam có tiền đồng (VND), Liên minh Châu Âu(EU) có đồng tiền chung Euro (EUR),…Do mỗiđồng tiền chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khácnhau, vì thế trên thị trường cần phải có quy định tỷ lệ

để làm cơ sở chuyển đổi giữa 2 đồng tiền, tỷ lệ nàyđược gọi là tỷ giá hối đoái

Có rất nhiều nhà kinh tế đưa ra các khái niệm khácnhau về tỷ giá hối đoái Ví dụ như: Samuelson- nhàkinh tế học người Mỹ cho rằng: Tỷ giá hối đoái là tỷgiá để đổi tiền của một nước lấy tiền của một nướckhác.Crishtopher Pass và Brian Lowers trongDistionary of Economics cho rằng: Tỷ giá hối đoái làgiá của một lọai tiền tệ được biểu hiện qua giá củamột loại tiền tệ khác

Trang 5

Các khái niệm trên đều phản ánh một số khía cạnhkhác nhau của Tỷ giá hối đoái, nhưng tổng quátchung có thể định nghĩa: Tỷ giá hối đoái là giá cả củađơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vịtiền tệ nước khác.

Ví dụ: 1USD= 18.650 VND, 1EUR=1,3403 USD ,1USD= 93,07 JPY

1.2 Phân loại

-Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoai hối, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra.Đây là những loại tỷ giá được niêm yết tại

các ngân hàng thương mại Các loại tỷ giá này đượcdùng để mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng vàkhách hàng Tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn

tỷ giá bán ra, phần chênh lệch đó là lợ nhuận kinhdoanh ngoại hối của ngân hàng

-Căn cứ vào phương diện thanh toán quốc tế, Tỷ giáhối đoái được chia ra thành tỷ giá tiền mặt và tỷ giáchuyển khoản

Trang 6

Tỷ giá tiền mặt là loại tỷ giá áp dụng cho các ngoại

tệ tiền mặt, séc, thẻ tín dụng.Tỷ giá chuyển khoản ápdụng cho các trường hợp giao dịch thanh toán quangân hàng.Loại tỷ giá này thường thấp hơn tỷ giátiền mặt

-Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, Tỷ giá hốiđoái được chia ra thành:

+Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa:trong giao dịchngoại hối, thông thường các ngân hàng không thôngbáo tất cả tỷ giá của các hợp đồng ký trong ngày, màchỉ công bố tỷ giá mở cửa áp dụng cho các hợp đồngđầu tiên và tỷ giá đóng cửa áp dụng cho các hợpđồng giao dịch lúc cuối ngày

+Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn: Tỷ giá giaongay là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối thì nhậnđược thanh toán tiền ngay hoặc tối đa sau đó 2ngày.Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được áp dụng khi bánngoại hối ngày hôm nay nhưng sau đó từ 3 ngày trởlên mới thanh toán

Trang 7

-Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá, Tỷ giá hối đoáiđược chia ra thành tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi.

Tỷ giá cố định là tỷ giá do ngân hàng trung ươngcông bố và không thay đổi trong thời gian dài.Tỷ giáthả nổi là tỷ giá dược hình thành từ quan hệ cung cầungoại hối Tỷ giá này biến động thường xuyên tùytheo tình cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.-Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát,

tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá danh nghĩa

tế, việc làm và lạm phát

Trang 8

-Tỷ giá hối đoái và hoạt động thương mại thươngmại quốc tế.

Là một pham trù kinh tế liên quan đến việc tính toán

và so sánh giá trị giữa 2 đồng tiền, cho nên một sựbiến động của tỷ giá hối đoái sẽ làm thay đổi sứcmua của 2 đồng tiền và do vậy làm cho giá cả hànghóa xuất nhập khẩu của 2 quốc gia trong quan hệ tỷgiá trên thị trường quốc tế cũng thay đổi, từ đó ảnhhưởng đến quy mô thương mại quốc tế

Ví dụ khi đồng tiền nội tệ mất giá, đồng nghĩa làđồng ngoại tệ lên giá thì giá cả hàng hóa xuất khẩucủa quốc gia đó trên thị trường quốc tế trở nên rẻhơn.Một khi giá cả hàng hóa trở nên rẻ hơn, thì sứccạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế sẽđược nâng cao, mức cầu mở rộng và khối lượng hànghóa xuất khấu sẽ gia tăng Nền kinh tế thu đượcnhiều ngoại tệ và cán cân thanh toán được cảithiện.Và ngược lại

Tuy nhiên, khi xem xét tác động của tỷ giá đến sựthay đổi hoạt động thương mại quốc tế và cán cân

Trang 9

thanh toán cần lưu ý rằng hiệu ứng này không xảy rangay mà phải trải qua một khoảng thời gian nhấtđịnh.Hay nói cách khác, thì đồng tiền nội tệ mất giáthì cán cân thanh toán không thể cải thiện ngay màcòn phụ thuộc vào thời gian thích ứng đối với việcthay đổi giá cả hàng hóa của người tiêu dùng trongnước và nước ngoài.

-Tỷ giá hối đoái với lạm phát, tăng trưởng kinh tế vàviệc làm

Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến trạng tháikinh tế trong nước: lạm phát, tăng trưởng kinh tế vàviệc làm Thật vậy, khi đồng nội tệ mất giá sẽ khuyếnkhích gia tăng xuất khẩu, từ đó gây tác động lantruyền thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và tạoviệc làm ổn địnhcho người lao động Tuy nhiên,đồng nội tệ mất giá sẽ làm cho giá cả hàng hóa tưliệu sản xuất nhập khẩu tăng cao, từ đó giá thành sảnxuất trong nước cũng tăng Điều này làm cho mặtbằng giá cả trong nước tăng cao và sức ép trong nước

Trang 10

tăng cao và sức ép lạm phát cao trong nước trở nênmạnh hơn.

Ngược lại, khi đồng nội tệ lên giá thì hàng hóa nhập

từ nước ngoài trở nên rẻ hơn, từ đó làm cho lạm pháttrong nước giảm xuống vì những hàng hóa đó đềuđược tính vào trong chỉ số giá cả trong nước Thếnhưng, đồng nội tệ lên giá sẽ hạn chế hoạt động xuấtkhẩu, làm thu hẹp sản xuất trong nước và thất nghiệpgia tăng

1.4.Các phương pháp niêm yết tỷ giá.

1.4.1.Phân loại:

Vì có liên quan đến 2 đồng tiền nên khi niêm yết một

tỷ giá bao giờ cũng có 2 đồng tiền tham gia: mộtđồng tiền đóng vai trò yết giá, đồng tiền còn lại đóngvai trò định giá Ví dụ: 1USD = 1,1 EURO

1GBP =2,5SGD

Trong đó đồng thứ nhất (USD, GBP ) là đồng tiềnyết giá, có đặc điểm là một đơn vị cố định Đồng tiềnthứ 2 (EURO, SDG) là đồng tiền định giá, có đặcđiểm là một lượng tiền biến đổi

Trang 11

Xuất phát từ góc độ phạm vi quốc gia, có 2 phươngpháp niêm yết tỷ giá hối đoái: Phương pháp trực tiếp

và phương pháp gián tiếp

-Phương pháp trực tiếp: là phương pháp yết giá đồngngoại tệ bằng khối lượng đồng nội tệ Thông quaphương pháp này thì giá cả của một đơn vị ngoại tệđược biểu hiện trực tiếp ra ngoài

Ví dụ :1USD =15600VND

-Phương pháp gián tiếp: là phương pháp yết giá đồngnội tệ bằng khối lượng đồng ngoại tệ Thông quaphương pháp này thì giá cả của một đơn vị ngoại tệchưa được biểu hiện trực tiếp ra ngoài.Để muốn biếtgiá cả đó là bao nhiêu thì chúng ta cần phải tiến hànhthực hiện phép tính chuyển đổi

Ví dụ :1VND =0,0000641 USD

Suy ra 1USD =1/0,0000641VND=15600VND

Do vai trò nổi bật của đồng USD và tập quán trongquá khứ nên ngày nay hầu hết trên các thị trườngngoại hối đều sử dụng đồng USD và đồng Bảng Anhlàm đồng tiền yết giá trong các giao dịch ngoại tệ

Trang 12

1.4.2.Tỷ giá chéo trong yết giá 2 chiều

Tỷ giá chéo là tỷ giá của 2 đồng tiền bất kỳ được xácđịnh thông qua một đồng tiền thứ 3( đồng tiền trunggian)

Theo nghĩa hẹp, do đồng USD thường là đồng tiềnđược yết giá với các đồng tiền quốc gia khác, nên tỷgiá của 2 đồng tiền bất kỳ được xác định từ tỷ giá giũachúng với USD Từ đó tỷ giá chéo được hiểu là tỷ giágiữa 2 đồng bất kỳ được xác định thông quaUSD( USD luôn là đồng tiền trung gian)

Tỷ giá chéo là loại tỷ giá được tính từ 2 tỷ giá songbiên khác( Tỷ giá 2 đồng tiền khác nhau với cùng mộtđồng tiền thứ 3) Ví dụ: nếu biết tỷ giá của DEM vàFRF so với USD, người ta có thể tính được tỷ giáDEM/FRF

Giá nghịch đảo dùng cho việc nghiên cứu để quyếtđịnh giá mua bán trên thị trường cho 2 loại ngoại tệ.Khi phải quyết định giá mua hoặc bán với một ngoại

tệ thứ 3, người ta phải chọn giữa một trong ba ngoại tệlàm chuẩn để bắc cầu cho sự tính toán giá cả của hai

Trang 13

ngoại tệ còn lại Trên thị trường hối đoái quốc tế,thường chỉ thông báo tỷ giá giữa USD và các đồngngoại tệ khác( trừ Bảng Anh) Vì vậy khi cần xác định

tỷ giá giữa các đồng khác nhau, người ta tìm cách xácđịnh tỷ giá của 2 đồng yết giá gián tiếp Cách làm đóđược gọi là phương pháp xác định tỷ giá chéo

Đồng tiền đó có thể là đồng tiền bất kỳ nào, khôngphải là một đồng tiền cố định nào Muốn xác định tỷgiá hối đoái của đồng tiền A so với đồng tiền B theophương pháp tính chéo, ta lấy tỷ giá giữa A so với Cnhân với tỷ giá giữa C so vớiB: = × Cần chú ý xác định chiều giao dịch(muahoặc bán) của khách hàng để dùng tỷ giá mua hay tỷgiá bán

1.5.Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái.

1.5.1 Các nhân tố thuộc về dài hạn :

-Năng suất lao động : Năng suất lao động cao làm giáhàng của một nước rẻ tương đối so với các nướckhác Cầu hàng xuất nước đó cao lên kéo theo sự tănggiá của đồng tiền nước đó Về lâu dài , do năng suất

Trang 14

lao động của một nước cao hơn tương đối so với nướckhác , nên đồng tiền của nước đó tăng giá.

- Thuế quan và hạn mức nhập khẩu là những công cụkinh tế mà chính phủ dùng để điều tiết và hạn chếnhập khẩu.Chính công cụ này nhiều hay ít đã tác động

và làm tăng giả cảcủa hàng ngoại nhập,làm giảmtương đối nhu cầu với hàng nhập khẩu, góp phần bảo

hộ và khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất trongnước.Những công cụ mà nhà nước dùng để hạn chếnhập khẩu sẽ ảnh hưởng và làm cho tỷ giá hối đoáicủa đồng nội tệ có xu hướng giảm về lâu dài

- Ưa thích hàng nội so với hàng ngoại Nếu sự hamthích của người nước ngoài về mặt hàng trong nướctăng lên thì cầu về hàng nội sẽ tăng lên làm đồng nội

tệ tăng giá,bởi hàng nội địa vẫn bán được nhiều ngay

cả với giá cao hơn của đồng nội tệ.Cầu đối với hàngxuất của một nước tăng lên làm cho đồng tiền nước đógiảm giá

-Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến tỷ giá : Phần lớncác nước đang phát triển đều phải đối mặt với tình

Trang 15

trạng “Đôla hoá” trong nền kinh tế.Đó là sự mất niềmtin vào đồng bản tệ , người dân và các tổ chức kinh tếgăm giữ đôla và chỉ tín nhiệm đồng tiền này trongthanh toán trao đổi Do vậy cầu USD rất lớn và giácác đồng bản tệ xuống thấp các nước luôn trong tìnhtrạng căng thẳng về dự trữ ngoại hối đảm bảo khảnăng thanh toán nợ đến hạn

-Tỷ lệ lạm phát: Nếu tỷ lệ lạm phát nước A cao hơn tỷ

lệ lạm phát nước B,nước A cần nhiều tiền hơn để đổilấy một lượng tiền nhất định của nước B

-Giá đồng tiền nước A giảm xuống

-Cán cân thương mại: Nó liên quan đến hoạt độngxuất nhập khẩu Xuất khẩu lớn tỷ giá lên giá

1.5.2 Các nhân tố thuộc về ngắn hạn

-Lãi suất : Lãi suất là một biến số kinh tế tổng hợp tácđộng đến nhiều chỉ tiêu khác nhau trong đó tỷ giá vàlãi suất có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau.Trong một nước nếu lãi suất nội tệ tăng trong khi lãisuất thế giới ổn định sẽ làm cho các luồng vốn quốc tế

Trang 16

đổ vào nhiều vì mức lãi suất quá hấp dẫn Do vậy cầutiền nước này tăng lên và tỷ giá tăng theo

-Dự trữ, phương tiện thanh toán, đầu cơ: tất cả đều cóthể làm dịch chuyển đường cung và cầu tiền tệ Đầu

cơ có thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệttrong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại và côngnghệ máy tính hiện đại có thể trao đổi hàng tỷ USDgiá trị tiền tệ mỗi ngày

-Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế phảnánh mức cung- cầu về ngoại tệ trên thị trường ,do đó

nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái Bội thucán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá giảm và bội chicán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá tăng

Trang 17

CHƯƠNG 2

Chính sách tỷ giá hối đoái

2.1.Tổng quát chung về chính sách tỷ giá hối đoái 2.1.1 Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái:

Mỗi một nước trên thế khi bắt đầu mối quan hệkinh tế và thương mại hoặc các mối quan hệ khác vớimột quốc gia nào đó đều phải thiết lập mối quan hệvới đồng tiền của nước mình với đồng tiền của nước

đó Từ đó hình thành nên chính sách tỷ giá hối đoái.Chính sách TGHĐ là một hệ thống các công cụdùng để tác động tới cung cầu ngoại tệ trên thịtrường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạttới những mục tiêu cần thiết Về cơ bản, chính sách tỷgiá hối đoái tập trung chú trọng vào hai vấn đề lớn:vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và vấn đề điềuchỉnh tỷ giá hối đoái

2.1.2 Mục tiêu, nội dung của chính sách tỷ giá hối đoái.

Chính sách tỷ giá hối đoái là một bộ phận hữu cơ vàquan trọng của chính sách tiền tệ và mở rộng hơn nữa

Trang 18

là chính sách tài chính quốc gia Việc định hướng điềuchỉnh của chính sách tỷ giá có ảnh hưởng đến các khíacạnh kinh tế vĩ mô khác như: lạm phát, nợ nước ngoài,công ăn việc làm…Do đó hệ thống mục tiêu và nộidung của chính sách tỷ giá phải xuất phát từ địnhhướng phù hợp với mục tiêu và nội dung cơ bản củachính sách tiền tệ ở từng giai đoạn Nhưng tựu chungthì chính sách tỷ giá hối đoái thường có mối quan hệchặt chẽ với các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệtrong các nhóm chính sách sau:

+Ổn định dựa trên mối tương quan cung và cầu ngoại

tệ trên thị trường để khuyến khích xuất khẩu, kiểmsoát nhập khẩu, tạo điều kiện phát triển, ổn định vàtham gia vào quá trình quốc tế hóa nền kinh tế

+Ổn định cũng đồng nghĩa với sự ổn định tiền tệ Do

đó nó tạo ra một sự ổn định về tâm lý và lợi ích củacác nhà đầu tư Khi một người kinh doanh xuất nhậpkhẩu họ luôn luôn phải tính toán trướclợi tức mà họ cóthể nhận được sau một quá trình kinh doanh và điều

đó có thể thực hiện được nếu sự biến động tỷ giá hối

Trang 19

đoái có lợi cho họ.Song một nền kinh tế vừa có xuấtkhẩu vừa có nhập khẩu, sự biến động tỷ giá có lợi chongười nhập khẩu sẽ có hại cho người xuất khẩu vàngược lại Vì vậy Nhà nước phải ổn định tỷ giá đểđảm bảo quyền lơi cho cả hai phía.

+Từng bước ổn định và nâng cao uy tín đồng tiền củaquốc gia mình để khuyến khích các nhà đầu tư trong

và ngoài nước đầu tư và phát triển sản xuất kinhdoanh

+Phối hợp chặt chẽ với chính sách quản lý ngoại hối

để thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đấtnước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dựtrữ ngoại tệ, hướng tới phát triển kinh tế bền vững Tỷgắn kết với các chính sách xã hội Tỷ giá hối đoái ổnđịnh sẽ góp phần làm cho người dân yên tâm làm ăn,doanh nghiệp không gặp nguy cơ phá sản, không gây

ra thất nghiêp đối với người lao động và cuối cùngkhông gây ra biến động xã hội

Tóm lại gắn kết chặt chẽ với mọi mặt của đời sốngkinh tế xã hội ,một biến động của tỷ giá sẽ tác động

Trang 20

trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chính sách kinh tế xãhội khác nhau Do vậy, khi xem xét chính sách tỷ giáphải thận trọng và xem xét tổng thể các mối quan hệqua lại, những mặt tích cực và tiêu cực có thể mang lạicho đời sống kinh tế xã hội, không thể xem xét mộtcách tách biệt và một chiều

2.2.Các chế độ Tỷ giá hối đoái

2.2.1.Chế độ tỷ giá hối đoái cố định

a.Chế độ đồng giá vàng (1880 - 1932):

Sau một quá trình phát triển lâu dài, tiền thống nhất

từ các dạng sơ khai thành hai loại: vàng và bạc sau

đó cố định ở vàng Chế độ bản vị vàng là chế độ ở

đó, vàng đóng vai trò là vật ngang giá chung, chỉ cótiền đúc bằng vàng hoặc dấu hiệu của nó mới có thểđổi lấy nó Theo đó, đồng tiền của các nước được đổitrực tiếp ra vàng, tỷ giá hối đoái được hình thành trên

cơ sở so sánh hàm lượng vàng của các đồng tiền, sự

so sánh đó được gọi là ngang giá vàng (gold parity)

Trang 21

Ví dụ: 1 GBP = 5 USD có nghĩa là: 1GBP có chứa

"một hàm lượng vàng" tương đương với 5 lần hàmlượng vàng của 1 USD Nói cách khác, ngang giávàng của GBP so với USD là: GBP/USD = 5

Trong chế độ bản vị vàng, khi việc đúc tiền vàng ,đổi tiền ra vàng và xuất nhập khẩu vàng được thựchiện tự do thì tỷ giá hối đoái tách khỏi ngang giávàng là rất ít vì nó bị giới hạn bởi các điểm vàng.Thực hiện xuất nhập khẩu vàng sẽ quay quanh "điểmvàng" Giới hạn lên xuống của tỷ giá hối đoái làngang giá vàng cộng (hoặc trừ) chi phí vận chuyểnvàng giữa các nước hữu quan Điểm cao nhất của tỷgiá hối đoái gọi là "điểm xuất vàng" vì vượt quá giớihạn này, vàng bắt đầu "chảy ra khỏi nước" Điểmthấp nhất của tỷ giá hối đoái là "điểm nhập vàng" vìxuống dưới giới hạn này, vàng bắt đầu "chảy vàotrong nước"

Nhờ có đặc điểm trên, chế độ bản vị vàng có tính ổnđịnh cao, tiền tệ không bị mất giá, tỷ giá ít biến động,cán cân thương mại tự động cân bằng Chế độ này có

Trang 22

khả năng tự điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưuthông mà không cần đến sự can thiệp của Nhà nước,

do đó nó có tác động tích cực đối với nền kinh tế tưbản chủ nghĩa trong giai đoạn đầu phát triển Đâycũng là thời kỳ phát triển rực rỡ của thương mại quốctế

Tuy nhiên chế độ bản vị vàng tồn tại không lâu Năm

1914 bắt đầu sụp đổ, và đến cuộc khủng hoảng kinh

tế thế giới năm 1929 - 1933 đã đánh dấu sự sụp đổhoàn toàn của chế độ bản vị vàng dưới mọi hìnhthức và điều đó cũng có nghĩa là đánh dấu sự kếtthúc của thời kỳ tỷ giá hối đoái ổn định và sức muacủa đồng tiền được giữ vững

b.Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods (1946 - 1971)

Nhằm ổn định lại sự phát triển thương mại quốc tế vàthiết lập một trật tự thế giới mới sau thế chiến thứhai, Mỹ, Anh và 42 nước đồng minh đã họp hội nghịtại Bretton Woods (Mỹ) tháng 7/1944 để bàn bạc xâydựng hệ thống tiền tệ và thanh toán chung Hội nghịđược đánh giá là hội nghị thành công nhất thế kỷ Tại

Trang 23

đây 56 nước ký tên hiệp định chấp nhận thành lậpQuỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB)

và một chế độ tỷ giá hối đoái mới Theo chế độ này,các nước cam kết duy trì giá trị đồng tiền của mìnhtheo đồng USD hoặc theo nội dung vàng trong phạm

vi biến động không quá ( 1% tỷ giá đăng ký chínhthức tại quỹ Nếu các nước tự thay đổi tỷ giá màkhông được sự đồng ý của IMF thì sẽ bị phạt cấmvận NHTW các nước phải can thiệp vào thị trườngtiền tệ nước mình để giữ cho tỷ giá nước mình khôngthay đổi bằng cách mua bán đồng USD Điều nàycũng có nghĩa là các nước phải cùng nhau bảo vệ giátrị cho đồng USD Đổi lại, Mỹ cam kết ổn định giávàng ở mức 35USD/ounce vàng ( biến động giá cảkhông quá 24 cent/ounce) USD là đồng tiền chủ chốt

số 1 với tiêu chuẩn giá cả 1USD = 0,88714 gramvàng

Trong thời kỳ đầu cứ 1USD giấy phát hành ra đã có

từ 4 đến 8 USD vàng bảo đảm Lượng vàng đảm bảo

đồ sộ như vậy nên cả thế giới tư bản chỉ lo có vàng

Trang 24

để đổi lấy USD mà mua hàng Mỹ chứ không quantâm đến việc USD có đổi lấy vàng được không.Chính vì vậy, các nước có xu hướng chuyển đổi từ

dự trữ vàng sang dự trữ USD để tiết kiệm chi phí.USD đã trở thành tài sản dự trữ quốc tế của các nước

vì Mỹ cam kết với các NHTW rằng sẽ chuyển đổikhông hạn chế USD ra vàng Các nước ngày càng mởrộng thương mại với Mỹ, gia tăng dự trữ USD của

họ, khiến cho sức hút USD ra ngoài ngày càng tăng.Trong 25 năm độc quyền phát hành tiền tệ, Mỹ đã lợidụng đồng USD để thu hút của cải các nơi trên thếgiới về tay mình Hàng trăm tỷ USD được thả langthang đi khắp các nước mà không có gì bảo đảm, gây

ra lạm phát USD Chế độ Bretton Woods ngày càngbộc lộ những hạn chế mà bản thân nó không tự khắcphục được:

- Dự trữ không tương xứng do quy mô thương mạiquốc tế ngày càng tăng gắn liền với những dòng vậnđộng tiền tệ lớn

Trang 25

- Các cuộc khủng hoảng có nguyên nhân đầu cơ: Khi

có sự thay đổi về mức giá cả tương đối giữa các đồngtiền làm cho một số đồng tiền được đánh giá quá caohoặc quá thấp Vì tỷ giá là luôn cố định, việc các nhàđầu cơ mua, bán lượng tiền lớn khiến cho NHTWphải chi tiêu những lượng ngoại tệ lớn để cố gắngduy trì tỷ giá đã định theo thoả ước cho đến khi nóđược thay đổi

- Sức ép từ tương quan thực tế giữa các đồng tiền: Sựtăng trưởng khác nhau về xuất nhập khẩu cũng như

tỷ lệ lạm phát rất chênh lệch giữa các nước và hàngloạt các nhân tố tác động khác đã làm cho có sự thayđổi tương đối về giá trị tương đối giữa các đồng tiềnxét về dài hạn Vì vậy, một số nước đã xin thay đổilại tỷ giá, gây sức ép cho tỷ giá cố định

Vào những năm 60, bối cảnh kinh tế xã hội có nhiềuthay đổi, khoa học kỹ thuật phát triển làm cho cácnước phục hồi kinh tế, thế giới chia làm 3 cực: Mỹ,Nhật và Tây Âu Do đó, các nước đã xuất khẩu hànghoá sang Mỹ và Mỹ trở thành nước nhập siêu Về

Trang 26

phía mình, hàng hoá Mỹ không còn sức hấp dẫn nhưtrước làm cho cán cân thương mại Mỹ thường xuyênthâm hụt, dự trữ vàng ngày càng giảm, nợ nướcngoài tăng, USD mất giá nghiêm trọng Thêm vào đó

Mỹ sa lầy vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam và một

số nước khác khiến chính phủ Mỹ chi tiêu ngày càngnhiều tiền Các nước khủng hoảng lòng tin với USD,

đã chuyển đổi USD dự trữ ra vàng, làm cho dự trữvàng của Mỹ giảm sút nhanh chóng Trước nhữngdiễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thếgiới, tổng thống Mỹ Nixon sau 2 lần tuyên bố phágiá: Lần 1(tháng8/1971) 1USD = 0,81gram vàngròng và 42 USD = 1ounce vàng, lần 2 (tháng 3/1973)1USD = 0,7369 gram vàng ròng và 45 USD = 1ounce vàng Đồng USD bị phá giá (-10%) thì chế độ

tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods hoàn toàn sụpđổ

c.Nhận định chung về chế độ tỷ giá cố định:

Đây là chế độ tỷ giá hối đoái mà ở đó Nhà nước, cụthể là NHTW tuyên bố sẽ duy trì tỷ giá giữa đồng

Trang 27

tiền của quốc gia mình với một hoặc một số đồngtiền nào đó ở một mức độ nhất định ở đây, NHTWđóng vai trò điều tiết lượng dư cầu hoặc dư cung vềngoại tệ để giữ tỷ giá hối đoái cố định bằng cách bán

ra hoặc mua vào số dư đó

- Ưu điểm của chế độ tỷ giá cố định:

+ Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế vì nó manglại một môi trường ổn định, thuận lợi, ít rủi ro chocác hoạt động kinh doanh

+ Buộc các chính phủ phải hoạch định và thực thi cácchính sách vĩ mô

+ Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tránhnhững xung đột về mục tiêu chính sách và nhữngbiến động về tỷ giá

- Hạn chế của chế độ tỷ giá cố định:

+ Thường chịu sức ép lớn mỗi khi xảy ra các cơn sốc

từ bên ngoài hoặc từ thi trường hàng hoá trong nước,bởi khi đó mức chênh lệch thực tế quá lớn về giá trị

Trang 28

giữa nội tệ và ngoại tệ sẽ dẫn đến phá vỡ mức cânbằng tỷ giá.

+ Chế độ tỷ giá cố định làm mất tính chủ động củachính sách tiền tệ, khiến cho NHTW gặp khó khăntrong việc thay đổi lượng tiền cung ứng

+ Đặc biệt, nó làm cho các quốc gia dễ rơi vào tìnhtrạng "nhập khẩu lạm phát" không mong muốn

2.2.2.Chế độ tỷ giá thả nổi (từ năm 1973 đến nay):

Sau thất bại của hệ thống tỷ giá hối đoái BrettonWoods, vào tháng 7/1976, tại hội nghị Jamaica, cácthành viên của IMF đã thống nhất đưa ra những quyđịnh mới cho hệ thống tiền tệ quốc tế Đó là "tỷ giálinh hoạt" hay "tỷ giá thả nổi" được các thành viênIMF chấp nhận Theo chế độ mới, tỷ giá được xácđịnh và vận động một cách tự do theo quy luật thịtrường mà cụ thể là quy luật cung - cầu ngoại tệ.NHTW các nước không có bất kỳ một tuyên bố haycam kết nào về chỉ đạo, điều hành tỷ giá

- Ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi:

Trang 29

+ Giúp cán cân thanh toán cân bằng: Giả sử mộtnước nào đó có cán cân vãng lai thâm hụt khiến nội

tệ giảm giá Điều đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chếnhập khẩu cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cânbằng

+ Đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ

+ Góp phần ổn định kinh tế, tránh được những cú sốcbất lợi từ bên ngoài, vì khi giá cả nước ngoài tăng sẽlàm cho tỷ giá tự điều chỉnh theo cơ chế PPP để ngănngừa các tác động ngoại lai

- Nhược điểm:

+ Là nguyên nhân gây nên sự bất ổn do các hoạtđộng đầu cơ làm méo mó, sai lệch thị trường, có khảnăng gây nên lạm phát cao và tăng nợ nước ngoài.+ Hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dụng do tâm lý

lo sợ sự biến động theo hướng bất lợi của tỷ giá

Khi mới ra đời, chế độ tỷ giá thả nổi tự do được cho

là phương thức hữu hiệu vạn năng cho sự phát triểncủa nền kinh tế Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng,

Trang 30

càng thả nổi tỷ giá thì sự phát triển kinh tế càng kém

ổn định Bởi lẽ, biến động của tỷ giá rất phức tạp,chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị,tâm lý, xã hội đặc biệt là nạn đầu cơ Trên thực tếthì lại không có thị trường thuần tuý nên không thể

có một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn Sự can thiệpcủa Chính phủ vào thị trường ngoại hối làm cho tỷgiá hối đoái có những diễn biến thuận lợi hơn nênchế độ tỷ giá thả nổi có quản lý ngày càng đượcnhiều quốc gia lựa chọn đặc biệt là các nước đangphát triển

2.2.3.Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (bán thả nổi):

Đây là chế độ tỷ giá hối đoái có sự can thiệp của haichế độ cố định và thả nổi Ở đó, tỷ giá được xác định

và hoạt động theo quy luật thị trường, chính phủ chỉcan thiệp khi có những biến động mạnh vượt quámức độ cho phép

Có 3 kiểu can thiệp của chính phủ:

Trang 31

- Kiểu can thiệp vùng mục tiêu: Chính phủ quy định

tỷ giá tối đa, tối thiểu và sẽ can thiệp nếu tỷ giá vượtquá các giới hạn đó

- Kiểu can thiệp tỷ giá chính thức kết hợp với biên độdao động: Tỷ giá chính thức có vai trò dẫn đường,chính phủ sẽ thay đổi biên độ dao động cho phù hợpvới từng thời kỳ

- Kiểu tỷ giá đeo bám: Chính phủ lấy tỷ giá đóng cửangày hôm trước làm tỷ giá mở cửa ngày hôm sau vàcho phép tỷ giá dao động với biên độ hẹp

Hiện nay, chế độ tỷ giá "bán thả nổi" có nhiều tính

ưu việt hơn và được nhiều nước sử dụng, đặc biệt làcác nước đang phát triển Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là

"thả nổi" ở mức độ bao nhiêu nên gần với thả nổi haygần với cố định hơn? biên độ dao động là bao nhiêu?Rất khó để đưa ra một câu trả lời chung cho mọiquốc gia mà phải tuỳ thuộc vào điều kiện thực tiễn vàmục tiêu của từng quốc gia theo đuổi Nhìn chung,đối với các nước kinh tế đang phát triển trong đó cóViệt Nam, với một hệ thống công cụ tài chính còn

Trang 32

nhiều yếu kém, sự phối hợp giữa các chính sách cònthiếu đồng bộ, đồng tiền yếu và dự trữ ngoại tệ cònhạn hẹp thì tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý tỏ ra làmột chính sách hợp lý nhất.

CHƯƠNG 3

Tỷ giá hối đoái với nền kinh tế Việt Nam

3.1.Tình hình phát triển của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.

3.1.1 Sự hình thành và vận động của tỷ giá cùng chính sách TGHĐ trong giai đoạn trước tháng 3/1989 thời kế hoạch hoá , tập trung kinh tế.

Năm 1950 được coi như là một cái mốc khi màTrung Quốc, Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hộiĐông Âu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam,

Trang 33

đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành các quan

hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và cácnước.Từ ngày 25.11.1955, tỷ giá chính thức đượcquy định giữa đồng Việt Nam(VND) và nhân dân tệTrung Quốc(CNY) là 1 CNY=1470 VND Vào thờiđiểm này, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và Rup củaLiên Xô là 1 SUR = 735VND Đến đầu năm 1961 tỷgiá giữa đồng Việt Nam và Rup của Liên Xô đượcđiều chỉnh lại là 1SUR=3,27VND

Năm 1977, các nước XHCN thoả thuận thanh toánvới nhau bằng tiền Rup chuyển nhượng Bên cạnh tỷgiá Nhà nước còn sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ.Tháng 3.1989 thì huỷ bỏ chế độ kết toán nội bộ này Sau khi bắt đầu có chủ trương thu hút vốn đầu tưnước ngoài năm 1985, nhất là khi Việt Nam thôngqua luật đầu tư nước ngoài vào năm 1987, thì vấn đềluồng ngoại tệ bằng Dola Mỹ vào Việt Nam phảiđược tính đến Và TGHD chính thức giữa đồng ViệtNam và Dola Mỹ đã được xác định một cách chủquan theo tỷ giá hiện tại giữa đồng Việt Nam và

Trang 34

đồng Rup Với việc thực hiện tỷ giá kết toán nội bộ,mức tỷ giá chính thức thường cố định trong thời giantương đối dài và thấp hơn rất nhiều so với mức tỷ giátrên thị trường Tình hình này dẫn đến một thực trạng

là những địa phương, những ngành nghề nào đó càngxuất khẩu nhiều thì ngân sách Nhà nước càng phải bù

lỗ nhiều Nếu bù lỗ không đủ hay chậm trễ sẽ dẫnđến tình trạng nợ chồng chất lẫn nhau và thiếu vốnkinh doanh Bên cạnh đó, do tỷ giá chính thức quyđịnh thấp, các tổ chức kinh tế và cá nhân có ngoại tệlại tìm cách không bán cho ngân hàng, các tổ chứcđại diện nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài cũnghạn chế việc chuyển tiền vào tài khoản ở ngân hàng

để chi tiêu mà thường đưa hàng từ nước ngoài vàohay sử dụng trực tiếp tiền mặt trên thị trường Thực

tế này vừa gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước vừalàm phát sinh những tiêu cực trong đời sống kinh tế

xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ những hoạt động phi pháp

và chính điều này tác động ngược trở lại làm tìnhhình tỷ giá trong thị trường càng diễn biến phức tạp

Ngày đăng: 28/11/2012, 10:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Frederic S.Mishkin, “Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường Tài chính”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường Tài chính
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
2. Lê Vinh Danh , “ Tiền và hoạt động ngân hàng” ,NXB Chính trị quốc gia ,1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền và hoạt động ngân hàng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
3. GS.TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân –Lê Nam Hải ( chuyên viên kinh tế) “ Tiền tệ ,ngân hàng ,thị trường tài chính”, NXB Thống kê, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ ,ngân hàng ,thị trường tài chính
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Học viện Ngân hàng, “Tài chính Quốc tế trong nền Kinh tế mở”, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính Quốc tế trong nền Kinh tế mở
5. Giáo trình môn “ Lý thuyết tài chính - tiền tệ “ NXB Thống kê , 2001 Khác
6. Một số vấn đề về tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam - GS.TS Lê Văn Tư, TS.Nguyễn Quốc Khanh., NXB Thống kê, 2000 Khác
7.Quản lý ngoai hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. TS. Lê Quốc Lý , NXB Thống kê, 2004 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: (Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm)/ (tỷ   giá   đồng   nội   tệ/USD)   tháng   1-2005   đến   tháng  4.2008 (Nguồn: Dragon Capital) - Tỷ giá hối đoái phù hợp với nền kinh tế Việt Nam
Hình 1 (Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm)/ (tỷ giá đồng nội tệ/USD) tháng 1-2005 đến tháng 4.2008 (Nguồn: Dragon Capital) (Trang 47)
Hình 1: (Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm)/ (tỷ   giá   đồng   nội   tệ/USD)   tháng   1-2005   đến   tháng  4.2008 (Nguồn: Dragon Capital) - Tỷ giá hối đoái phù hợp với nền kinh tế Việt Nam
Hình 1 (Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm)/ (tỷ giá đồng nội tệ/USD) tháng 1-2005 đến tháng 4.2008 (Nguồn: Dragon Capital) (Trang 47)
Hình 2: Biểu đồ biến động tỷ giá VND/USD từ tháng 1/2008 đến 1/2010.  - Tỷ giá hối đoái phù hợp với nền kinh tế Việt Nam
Hình 2 Biểu đồ biến động tỷ giá VND/USD từ tháng 1/2008 đến 1/2010. (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w