Trước ngày 26/2/1999 TGHĐ được ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày và trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng được phép mua bán trong một biên độ nhất định.
Đến nay khi nền kinh tế vận động mạnh theo cơ chế thị trường thì việc xác định tỷ giá như trên không còn phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường và thông lệ quốc tế. Từ 26/2/1999 TGHĐ chính thức công bố hàng ngày được xác định trên cơ sở bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó, đồng thời biên độ giao dịch cũng được rút xuống là 0,1%.
(Quyết định 64/1999 QĐ - NHNN7 và 65/1999/QĐ- NHNN7).
Song song với việc thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá NHNN Việt Nam cũng đã có quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất (QĐ số 241/2000/QD NHNN1 ngày 2/8/2000) bằng việc bãi bỏ cơ chế điều hành lãi suất cơ bản thay bằng và tổ chức tài chính được quyền ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng nhưng không được vượt qua mức lãi suất cơ bản và biên độ quy định trong từng thời kì.
Những tháng đầu năm 2008, cung ngoại tệ trên thị trường tăng mạnh, tỷ giá xuống quá thấp. Đến ngày
21/3/2008, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước công bố chỉ còn 15.990 VND/ USD, giảm tới 15 VND/USD so với ngày 20/3/2008 và giảm gần 100 VND/USD so với thời điểm đầu năm 2008; tỷ giá mua bán của Ngân Hàng Thương Mại với doanh nghiệp cũng chỉ còn 15.830 – 15.840 VND/USD, giảm 1,5% so với đầu năm 2008…
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạn chế mua ngoại tệ của Ngân hàng thương mại và từ đó NHTM cũng hạn chế mua ngoại tệ của doanh nghiệp. Trước sức ép đó của thị trường, mới đây, NHNN đã cho phép NHTM cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) thực hiện thí điểm cơ chế mua bán ngoại tệ theo tỷ giá thoả thuận với doanh nghiệp.
Vì vậy từ thực tế kinh nghiệm áp dụng thí điểm tại Eximbank, việc NHNN cho triển khai rộng rãi cơ chế tỷ giá thoả thuận cũng là việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp kiềm chế làm phát. Khi đó tỷ giá giảm làm cho hàng hoá, nguyên
nhiên vật liệu chuyển vào Việt Nam rẻ hơn, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thì khó khăn hơn.
Không những vậy, cơ chế thoả thuận về tỷ giá giữa doanh nghiệp và NHTM còn khắc phục được những bất hợp lý trong thực tiễn hiện nay. Bởi vì từ ngày 10/3/2008, NHNN đã nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá của các NHTM với khách hàng được tăng từ +/-0,75% lên +/ - 1,0%, nhưng do diễn biến của thị trường, các NHTM và doanh nghiệp đã "lách luật" bằng việc thoả thuận với nhau một mức phí với nhiều tên gọi khác nhau, như: phí “quản lý ngoại tệ tiền mặt“, phí “kiểm đếm ngoại tệ tiền mặt”, phí thu đổi ngoại tệ,... phổ biến ở mức khoảng 2%. Do đó thực tế tỷ giá của doanh nghiệp bán cho NHTM còn thấp hơn rất nhiều tỷ giá danh nghĩa. Hoặc thực tế tỷ giá NHTM mua USD của doanh nghiệp thấp hơn 3% so với tỷ giá do NHNN công bố, chứ không phải 1% như quy định.
dụng ngoại tệ có xu hướng giảm mạnh, nguyên nhân chính là do vào thời điểm giữa tháng 5, tỷ giá VND/USD đảo chiều (VND mất giá mạnh). Những diễn biến bất thường trên thị trường ngoại tệ có thể gây mất cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại, gây mất an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ đó nền kinh tế Việt Nam bị chao đảo nghiêm trọng.
Biến động tỷ giá từ 2005 đến 2010 được biểu hiện trên 2 hình dưới đây:
Hình 1: (Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm)/ (tỷ giá đồng nội tệ/USD) tháng 1-2005 đến tháng 4.2008 (Nguồn: Dragon Capital)
Hình 2: Biểu đồ biến động tỷ giá VND/USD từ tháng 1/2008 đến 1/2010.
(Nguồn: Dragon Capital)
Nhận xét: Những thay đổi chính sách tỷ giá vừa qua,
có thể đem lại những tác dụng tức thời nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, nhưng sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào thị trường bằng quyết định hành chính sẽ để lại cho xã hội tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ.
Một số bất cập của Chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay, đó là nặng về quản lý tỷ giá hối đoái danh nghĩa, thiếu các phân tích và đánh giá thường xuyên về tỷ giá hối đoái thực và mức độ tác động đến lạm phát, xuất khẩu .
Chính sách tỷ giá hối đoái neo chặt vào USD về cơ bản ổn định (mức độ phá giá không quá 1%/năm) trong khi lạm phát khá cao. Điều này tạo ra nhiều hiệu ứng phức tạp, cụ thể:
- Doanh nghiệp có thói quen ỷ lại vào tỷ giá ổn định, tận dụng lợi thế về tài nguyên và lao động rẻ, ít chú ý đến đổi mới công nghệ và giá trị gia tăng của sản phẩm, không quan tâm phòng ngừa rủi ro hối đoái; không lựa chọn các đồng tiền thanh toán có lợi thế. Vì vậy, doanh nghiệp thường có phản ứng thái quá khi VND lên giá nhẹ. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN đã vượt qua dễ dàng áp lực các đồng tiền bản địa lên giá mạnh so với USD (khoảng từ 20-25%) trên cơ sở cải tiến công nghệ, tiết kiệm chi phí và thay đổi thị trường mục tiêu, thay đổi đồng tiền thanh toán, thực hiện các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro hối đoái.
- Do tỷ giá hối đoái căn bản ổn định (không có rủi ro hối đoái) nên các nhà đầu tư dễ dàng tận dụng chênh lệch lãi suất nội tệ và ngoại tệ; chênh lệch lãi suất trong
nước và quốc tế để đầu cơ tiền tệ, khiến cho thị trường biến động mạnh, tình trạng thừa, thiếu ngoại tệ rất khó dự báo, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Trong điều kiện thắt chặt tiền tệ, với chính sách tỷ giá như trên cũng làm tăng xu hướng các ngân hàng thương mại vay vốn ngắn hạn từ nước ngoài (kể cả ngân hàng nước ngoài) mà chủ yếu để tài trợ nhập khẩu. Điều này cũng làm tăng đáng kể rủi ro đối với an toàn hệ thống ngân hàng (giống như tình hình Thái Lan trước khủng hoảng 1997).
- Giao dịch tài khoản vốn về cơ bản đa được tự do hóa ngoại trừ một số hạn chế kỹ thuật và các giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Điều này đòi hỏi chính sách tỷ giá hối đoái cần được linh hoạt hơn và sự phối hợp chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cần chặt chẽ hơn. Chính sách tỷ giá hối đoái càng linh hoạt (biên độ tỷ giá hối đoái càng rộng) thì hiệu ứng của các công cụ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước càng mạnh mẽ