Sự hình thành và vận động của tỷ giá cùng chính sách TGHĐ trong giai đoạn trước tháng

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái phù hợp với nền kinh tế Việt Nam (Trang 32 - 35)

chính sách TGHĐ trong giai đoạn trước tháng 3/1989 thời kế hoạch hoá , tập trung kinh tế.

Năm 1950 được coi như là một cái mốc khi mà Trung Quốc, Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội Đông Âu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành các quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước.Từ ngày 25.11.1955, tỷ giá chính thức được quy định giữa đồng Việt Nam(VND) và nhân dân tệ Trung Quốc(CNY) là 1 CNY=1470 VND. Vào thời điểm này, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và Rup của Liên Xô là 1 SUR = 735VND. Đến đầu năm 1961 tỷ giá giữa đồng Việt Nam và Rup của Liên Xô được điều chỉnh lại là 1SUR=3,27VND.

Năm 1977, các nước XHCN thoả thuận thanh toán với nhau bằng tiền Rup chuyển nhượng. Bên cạnh tỷ giá Nhà nước còn sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ. Tháng 3.1989 thì huỷ bỏ chế độ kết toán nội bộ này.

Sau khi bắt đầu có chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 1985, nhất là khi Việt Nam thông qua luật đầu tư nước ngoài vào năm 1987, thì vấn đề luồng ngoại tệ bằng Dola Mỹ vào Việt Nam phải được tính đến. Và TGHD chính thức giữa đồng Việt Nam và Dola Mỹ đã được xác định một cách chủ quan theo tỷ giá hiện tại giữa đồng Việt Nam và đồng Rup. Với việc thực hiện tỷ giá kết toán nội bộ, mức tỷ giá chính thức thường cố định trong thời gian tương đối dài và thấp hơn rất nhiều so với mức tỷ giá trên thị trường. Tình hình này dẫn đến một thực trạng là những địa phương, những ngành nghề nào đó càng xuất khẩu nhiều thì ngân sách Nhà nước càng phải bù lỗ nhiều. Nếu bù lỗ không đủ hay chậm trễ sẽ dẫn đến tình trạng nợ chồng chất lẫn nhau và thiếu vốn kinh doanh. Bên cạnh đó, do tỷ giá chính thức quy định

thấp, các tổ chức kinh tế và cá nhân có ngoại tệ lại tìm cách không bán cho ngân hàng, các tổ chức đại diện nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài cũng hạn chế việc chuyển tiền vào tài khoản ở ngân hàng để chi tiêu mà thường đưa hàng từ nước ngoài vào hay sử dụng trực tiếp tiền mặt trên thị trường. Thực tế này vừa gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước vừa làm phát sinh những tiêu cực trong đời sống kinh tế xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ những hoạt động phi pháp và chính điều này tác động ngược trở lại làm tình hình tỷ giá trong thị trường càng diễn biến phức tạp.

Tóm lại, TGHD được xác lập và vận hành ở Việt Nam trong giai đoạn trước tháng 3/1989 là một hệ thống khá phức tạp, được xác lập theo ý đồ phục vụ cho kế hoạch do Nhà nước quyết định, không xuất phát từ luật thực tại trong nền kinh tế trong và ngoài nước mà hậu quả là làm cho việc tính toán,phản ánh thu chi ngân sách Nhà nước bị sai lệch, công tác điều hành ngân sách Nhà nước gặp khó khăn, cản trở các quan hệ kinh tế cả trong và ngoài nước. Đây cũng là

vừa một biểu hiện và cũng vừa là kết quả của một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái phù hợp với nền kinh tế Việt Nam (Trang 32 - 35)