1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu than ở tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và triển vọng

105 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 12,9 MB

Nội dung

Xuất khẩu than ở tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và triển vọng

Trang 2

XUẤT KHẨU THAN ở TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN

KHOÁNG SẢN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG

IV Olĩll

Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thu Hiền

Lớp : Trung Ì Khóa :44E Giáo viên hướng đẫn : ThS Trần Bích Ngọc

Hà Nôi - 2009

Trang 3

LỜI CẢM Ơ N

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh

tế và K i n h doanh quốc tế, trong trường Đại học Ngoại Thương nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế nói riêng vì đã giảng dạy và huống dẫn những kiến thức nền tảng tong quá trình học tập tại trường Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo - Thạc sỹ Trần Bích Ngọc, người

đã tận tình hưồng dẫn, có những ý kiến đóng góp, phản biện đầy hiệu quả, khoa học và trách nhiệm cao để bài khóa luận được hoàn thiện hơn Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tói Ban quản lý thư viện trường Đ ạ i học Ngoại Thương, thư viện Quốc gia và các cán bộ kinh doanh xuất khấu trong Ban xuất khẩu của Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã cung cấp cho tôi những thông tin và tài liệu cần thiết

Cuối cùng, không thể không nhắc đến sự động viên, chăm lo, chia sẻ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận

Tôi luôn ý thức rằng do còn hạn chế về nhiều mặt nên những khiếm khuyết, sai sót là khó tránh khỏi Vì vậy, những ý kiến đóng góp từ các thầy

cô giáo và những người quan tâm đến lĩnh vực này sẽ là nguồn động viên quý báu để khóa luận được hoàn thiện hơn nữa

Một lần nữa cho phép tôi được nói lời cảm ơn tồi tất cả bời nếu không có những sự giúp đỡ tận tâm ấy, khóa luận này sẽ khó có thể hoàn thành

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2009

Sinh viên

Bùi Thị Thu Hiền

Trang 4

MỤC LỤC

L Ờ I M Ở Đ Ầ U Ì Chương Ì • 3

N H Ữ N G V Ấ N Đ Ề L Ý L U Ậ N C H U N G V È X U Ấ T K H Ẩ U T H A N 3

ì Tài nguyên Than Việt Nam 3

1 Phân loại tài nguyên than 3

2 Quy m ô - phân bố tài nguyên Than Việt Nam 6

3 Công dụng của các loại than 7

3.1 Than trong ngành năng lượng 7

3.2 Than ương sinh hoại hàng ngày và các ngành công nghiệp khác 10

l i Tổng quan về hoạt động xuất khảu than ở Việt Nam l i

1 Tình hình cung cầu về sản phảm than l i

/./ Trên thị trường thế giới //

1.2 Tại thị trường nội địa 15

2 Vai trò của hoạt động xuất khấu than 16

2.1 Đối với nền kinh tế thế giới 16

2.2 Đối với nền kinh tế quốc gia 17

2.3 Đổi với Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam 19

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khảu than 20

3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên 20

3.4 Các yếu tố về luật pháp 22

3.5 Các yếu tố cạnh tranh 23

3.6 Các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia 24

3.7 Các yếu tố khoa học công nghệ 24

Chương 2 26

T H Ự C T R Ạ N G V À TRIỀN V Ọ N G C Ủ A H O Ạ T Đ Ộ N G X U Ấ T K H Ẩ U

T H A N Ở T Ậ P Đ O À N C Ô N G NGHIỆP T H A N - K H O Á N G SẢN V Ệ T N A M

' .' ' 26

I.Giói thiệu chung về Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.26

1 Chăng đường phát biển của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt

Nam 26

2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề lãnh doanh chính của Tập đoàn

công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 27

2.1 Công nghiệp than 27

2.2 Công nghiệp khoáng sản, luyện kim 27

2.3 Công nghiệp điện lực 28

2.4 Công nghiêp Hỏa chất mỏ và Vật tiêu Aậy dựng 28

Trang 5

2.5 Chế tạo máy 29

3 Cơ cấu tổ chức của Táp đoàn 29

n Két quả kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt

Nam (2001-2008) „ 7 .31

HI Thực trạng của hoạt động xuất khẩu than ở Tập đoàn công nghiệp

Than Khoáng sản Việt Nam 34

1 Kết quả xuất khẩu Than những năm gần đây của Tập đoàn công

nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam 34

Quy mô xuất khẩu than tại Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng

2 Những nhân tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn

Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam 59

2.1 Các quy định pháp luật, chỉ thị và chính sách của chinh phủ 59

2.2 Các thay đối về ánh hình chính trị và kinh tế trong khu vực và Quốc

rv Triển vỐng của hoạt động xuất khẩu than ở TKV 67

1 Triển vỐng về cung và cầu 67

ì Chiến lược đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu than 72

1 Chiến lược từ phía nhà nước 72

2 Chiến lược từ phía tập đoàn 74

2.1 Chiến lược tổng quát 74

2.2 Chiến lược cờ thể 74

n Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu than 78

1 Giải pháp từ phía nhà nước 78

/./ Xác định giá bán than nội địa theo cơ chế thị trường 78

Trang 6

1.3 Các biện pháp khác Sỉ

2.Giải pháp từ phía Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt

2.1 Nâng cao chất lượng than xuất khẩu 84

2.2 Tim kiếm và mở rộng thị trường 86

2.3 Đào tạo nguồn nhân lực 88

2.4 Một số biện pháp khác 91

K É T LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 95

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Công nghệ thông tin CNTT

Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ EIA

Hòn Gai HG

Tổ chức năng lượng thế giới IEA

Sản xuất kinh doanh SXKD

Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam TKV Tổng công ty Than Việt Nam TVN

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ sơ Đ Ò

Bảng Ì: Giá trung bình các loại than trên thế giới 5

Bảng 2: Tiêu thụ nhiên liệu khoáng trên toàn thế giới thời kì 1950-2007 8

Bảng 3 : Tiêu thụ than đá theo khu vực năm 2001 và năm 2007 9

Bảng 4: Sản lượng than sản xuất tại một số nước trên thế giới 14

Bảng 5 : Sản lượng than xuất khẩu tại một số nước trên thế giới 14

Bảng 6: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu than của T K V từ 2001 đến 2008 34

Bảng 7: Cơ cấu chủng loại than xuất khẩu của T K V 41

Bảng 8: So sánh giá than nội địa và giá than xuất khẩu bình quân 43

Bảng 9: Mục tiêu sản lượng than thương phẩm đến năm 2025 75

Bảng 10: Nhu cầu vốn đầu t u đến năm 2025 76

Biứu đồ Ì: Nhu cầu than trên thế giới 13

Biứu đồ 2: Cơ cấu doanh thu của T K V năm 2008 32

Biứu đồ 3: Cơ cấu sản lượng than tiêu thụ nội địa và xuất khẩu 33

Biứu đồ 4: C ơ cấu xuất khẩu than theo thị trường 2008 38

Biứu đồ 5: Nhu cầu điện năng thế giới 1997-2020 69

Sơ đồ Ì :TỔ chức Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 30

Sơ đồ 2: Quy trình xuất khẩu than tại T K V 49

Sơ đồ 3: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than tại T K V 53

Sơ đồ 4: Quy trình làm thủ tục hải quan 56

Trang 9

L Ờ I M Ở Đ Ầ U

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong thời kì lành tế mờ toàn cầu hóa hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách khuyến khích đẩy mạnh các ngành kinh tế trọng điếm, trong đó xuất khấu là một trong các ngành được nhà nước đặc biệt chú trọng quan tâm

Sản phẩm than được biết đến là nguyên liệu, đồng thời là nhiên liệu vô cùng cần thiết cho các ngành công nghiệp Hơn thế nữa, vào thòi điểm hiện nay, khi giá dầu mỏ và khí đủt tăng cao và nhu cầu về năng lượng ữên thế giới cũng không ngừng tăng thì than càng ngày lại càng được quan tâm Nhu cầu tăng đột biến về sản phẩm than trong những năm qua trên thế giới thực sự là cơ hội vàng cho việc xuất khâu than của Việt Nam

Ngành than với hơn 100 năm lịch sử đã và đang đóng một vai trò quan trọng Ương quá trình phát triển của đất nước Trong đó không thể không nói đến sự đóng góp của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ( T K V ) - doanh nghiệp sản xuất than chính chiếm hơn 9 0 % tổng sản lượng than hàng năm của toàn ngành Trong suủt chặng đường hơn 14 năm hoạt động, mỗi năm TKV đã xuất khẩu hàng chục triệu tấn than, đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, hoạt động xuất khẩu than ở TKV vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề Bên cạnh đó, làm thế nào để hoạt động xuất khẩu than vừa đạt hiệu quả cao, mang lại ngoai tệ cho đất nước, lại vừa đảm bảo được vấn đề an ninh năng lượng quủc gia là nhiệm vụ không phải chỉ của ngành than Vì thế, việc nghiên cứu thực trạng cũng như triển vọng, để từ đó đề xuất ra những giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu than là vô cùng hữu ích và thiết thực nhất là trong thời kì hội nhập hiện nay

Xuất phát từ thực tiễn đó, cùng với kiến thức đã được hoe tập và nghiên cứu tại trường và trên cơ sở sủ liệu thực tế về thực trạng hoạt động xuất khẩu than ở TKV,

em đã lựa chọn đề tài: "Xuất khẩu than ở Tập đoàn công nghiệp nan - Khoáng

Trang 10

sản Việt Nam - Thực trạng và triển vọng" để từ đó có thể đưa ra cái nhìn xác thực

nhất về hoạt động xuất khẩu than ở TKV cũng như đề xuất một số giải pháp đế hoạt động xuất khẩu than thực sự có hiệu quả

2 Phương pháp nghiên cứu

Đe tài này được nghiên cứu dựa trên các phương pháp :

- Phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin;

- Phương pháp phân tích tông họp;

- Phương pháp thống kê;

3 Kết cấu của đề tài

Khóa luận ngoài Lòi mở đau, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo gồm có 3 chương:

Chương í-Lý luận chung về xuất khấu than

Chương 2- Thực trạng và triển vọng cửi hoạt động xuất khau than ở Tập đoàn

công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Chương 3 - Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu than

Trang 11

Chương Ì

NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VẺ XUẤT KHẨU THAN

ì Tài nguyên Than Việt Nam

Trong lòng đất của tổ quốc ta chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản quý: than, đồng, chì, thiếc, sắt, kẽm, vàng, bạc, đá quý, các nguồn nước khoáng Ngày nay, với kỹ thuật thăm dò hiện đại ngành địa chất của ta còn phát hiện ra nhiều loại quặng quý hiếm, có giá trị cao trên trưộng quốc tế, trong những nguồn tài nguyên đó than đá vẫn là một trong những tài nguyên

có giá trị và có trữ lượng lớn nhất

Tuy nhiên, chình vì than là một tài nguyên khoáng sản do thiên nhiên

ưu đãi nên nó không phải là nguồn tài nguyên vô tận Không như nhiều sản phẩm khác, than là sản phẩm không thể tái tạo được, vì vậy nếu không có chính sách khai thác họp lý thì nguồn tài nguyên này sẽ dần dần cạn kiệt

1 Phân loại tài nguyên than

Than là nguồn tài nguyên nằm sâu trong lòng đất, muốn sử dụng con ngưội phải khai thác Công nghệ khai thác, chế biến, sàng tuyến ộ mỗi nước khác nhau sẽ cho ra sản lượng than khác nhau với chất lượng khác nhau Do vậy chất lượng than cũng phụ thuộc một phần lớn vào công nghệ khai thác chế biến, sàng tuyển Những quốc gia có công nghệ khai thác, sàng tuyển, chế biến tiên tiến sẽ tạo ra những sản phẩm than xuất khẩu lớn về số lượng, cao về chất lượng và đa dạng về chủng loại

Hiện nay trên thế giới, than được phân loại thành bốn loại chính:

• Than Linhit (nâu, lửa dài)

Là loại than mềm nhất trong 4 loại, than có màu nâu đen, dễ bị nghiền nhỏ và chủ yếu được sử dụng trong sản xuất điện Than Linhit còn hay được gọi là than nâu, được hình thành từ sự phân hủy thực vật từ khoảng 50-70 triệu năm trước Than Linhit có hàm lượng các bon từ 20-30%, than chứa

Trang 12

hàm lượng nước khá cao ( 3 5 % ) Than Linhit là loại than có chất lượng tháp

vì vậy giá trung bình của loại than này trên thị trường thế thường không cao ( chi bằng 1/3 giá than Antraxit)

• Than Sub-bituminous

Là loại than có độ ẩm trung bình, cũng thường được sử dụng trong sản xuất điện H à m lượng các bon chứa trong than tầ 3 5 % - 4 5 % , nhiệt lượng 8,000-13,000 BtiVs/pound1

• Than Bituminous ị than Bitum)

Là loại than ít ẩm hơn cả than linhit hay sub-bituminous H à m lượng các bon trong than cao, tầ 4 5 % - 85% Than Bitum có nhiệt lượng khá cao 10,500-15,000 Btu's /pound, vì vậy loại than này ngoài được sử dụng trong công nghiệp sản xuất điện, người ta còn sử dùng để làm than cốc hay than luyện cốc - một nguyên liệu cần thiết trong công nghiệp sản xuất thép

• Than Anthracite (than Antraxit)

Than Antraxit được phát hiện tầ năm 1769, là loại than cứng nhất trong

4 loại Than Antraxit là loại than không khói, hàm lượng các bon cố định cao ( 8 5 % - 9 5 % ) , chất bốc thấp Than Antraxit được dùng trong công nghiệp sản xuất thép, xi măng, điện, hợp k i m sắt, và một số loại sản phẩm các bon cao cấp khác như: than hoạt tính, than lọc nuớc, than chì, điện cực, chất xúc tác, chất hấp thu

Các nhà sản xuất và xuất khẩu than Antraxit phải kể đến đó là: Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Ukraina, Nam Phi, Đức, Anh, Tây Ban Nha Đây

là loại than có chất lượng cao nhất và giá trung bình cao nhất trên thị trường thế giới Hiện nay, than Antraxit là loại than mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất

1 Ì Btu = 0.252-0.253 kcal

Trang 13

Bảng số liệu sau thể hiện giá trung bình của các loại than trên thị trường thế giới:

Bảng 1: Giá trung bình các loại than trên thế giới

Đơn vị: dollars/short ton (2000 Ibs)

N ă m Bituminous

(chất lượng trung bình) Subbitumỉnous

Linhit (chất lượng thấp)

Antraxit (chất lượng cao)

Nguồn : Energy Information Aảministration

Hiện nay, than Antraxit cũng đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam Than Antraxit của Việt Nam với chất lượng tốt, ít khói, nhiệt lượng cao, hàm luông lưu huỳnh, nitơ ít, ít gây ô nhiễm môi trường đã nậi tiếng trên thế giới hơn 30 năm qua, đặc biệt là trong 10 năm gần đây than Antraxit của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc Than Việt Nam

đã chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường thế giới Gần đây tậ chức quản lý chất lượng quốc tế (Internetional Quality Management) đã cấp giấy chứng nhận và tặng huy chương bạc cho than Antraxit của Việt Nam về chất lượng và những đóng góp của nó trong việc bảo vệ môi trường Than Antraxit của Việt Nam đã được dùng làm nhiên liệu quan trọng cho các

Trang 14

ngành chế biến vật chất khác như: luyện kim, điện lực, hoa chất Than Antraxit của Việt Nam được chia ra làm nhiều loại khác nhau với số lượng,

cỡ hạt, thành phần, độ tro của than như than cục vàng danh, cục hòn gai 3,4,5(cục HG), than cám 6,7,8,9,10,11 M ỗ i thị trường tuy theo nhắng nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau m à người ta lựa chọn loại than phù hợp

2 Quy mô - phân bố tài nguyên Than Việt Nam

Việt Nam may mắn được nằm trong số các quốc gia có trắ lượng than khá lớn, phân bố rải rác ở khắp cả nước Chủng loại than của Việt Nam khá

đa dạng nhưng xuất khẩu chủ yếu vẫn là than Antraxit với nhãn hiệu nòi tiếng trên thế giới trong nhiều năm qua: Hongai Antraxit Coal

Trên lãnh thổ Việt Nam, Than được phân bố theo các khu vực:

Bế than Antraxit Quảng Ninh : Nằm về phía Đông Bắc Việt Nam, kéo

dài từ Phả Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai- c ẩ m Phả - M ô n g Dương- Cái Bầu- Vạn Hoa dài khoảng 130 Km, rộng từ l o đến 30 Km, có tổng trắ lượng khoảng 10,5 tỉ tấn, trong đó: tính đến mức cao -300m là 3,5 tỉ tấn đã được tìm kiếm thăm dò tương đối chi tiết, là đối tượng cho thiết kế và khai thác hiện nay, tính đến mức cao -1 OOOm có trắ lượng dự báo khoảng 7 tỉ tấn đang được đầu tư tìm kiếm thăm dò Than Antraxit Quảng Ninh có chất lượng tốt, phân bố gần các cảng biển, đầu mối giao thông rất thuận lợi cho khai thác và tiêu thụ sản phẩm Than Antraxit Quảng Ninh đã được triều đình nhà Nguyễn khai thác từ năm 1820 và người Pháp khai thác từ năm 1888-1955 Từ năm 1955 đến nay do Chính phủ Việt Nam quản lý và khai thác

Be than Đồng bằng sông Hồng : nằm trọn Ương vùng đồng bằng châu thổ sông

Hồng, có đinh là Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Ninh Bình đến Hải Phòng, thuộc các tỉnh thành phố: Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Sơn Tây, Hà Nam, Phủ Lý, Phúc Yên, Vĩnh Yên và dự

Trang 15

kiến còn kéo dài ra vùng thềm lục địa của biển Đông Việt Nam Vói diện tích khoảng 3500 Km2, vói tổng trữ lượng dự báo khoảng 210 tỷ tấn Khu vực Khoái Châu với diện tích 80Km2 đã được tìm kiếm thăm dò với trữ lượng khoảng Ì ,5 tỷ tân, trong đó khu vực Binh Minh, với diện tích 25Km2 đã được thăm dò sơ bộ với trữ lượng 500 triệu tấn hiện đang được tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác để mỉ

mỏ đầu tiên Các vỉa than thường được phân bố ỉ độ sâu -100 đến -3500m và có khả năng còn sâu hơn nữa Than thuộc loại Subbituminous, rất thích hợp với công nghệ nhiệt điện, xi măng, luyện thép và hoa chất

Các mỏ than vừng Nội địa: Có trữ lượng khoảng 400 triệu tấn, phân bố ỉ nhiều

tỉnh, gồm nhiều chủng loại than: Than nâu-lửa dài (than linhit) ỉ mỏ than Na Dương,

mỏ than Đồng Giao; than bán Antraxit ỉ mỏ than Núi Hồng, mỏ than Khánh Hoa, mỏ than Nông Sơn; than mỡ ỉ mỏ than Làng cẩm, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Khe Bố Ngoài ra còn có nhiều mỏ than hiện đang được khai thác

Các mỏ than Bùn: Phân bố ỉ cả 3 miền: Bác, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng

chủ yếu tập trung ờ miền Nam Việt Nam, đây là loại than có độ tro cao, nhiệt lượng thấp, ỉ một số khu vực có thể khai thác làm nhiên liệu, còn lại chủ yếu sẽ được sử dụng làm phân bón phục vụ nông nghiệp Tổng trữ lượng than bùn trong cả nước dự kiến có khoảng 7 tỉ mét khối

Như vậy than Việt Nam đa dạng về chủng loại, chất lượng than tốt, trữ lượng lớn Đây là một lợi thế đối vói Việt Nam trong việc đẩy mạnh phát triển ngành than, mỉ rộng thị trường ra nhiều nước trên thế giới

3 Công dụng của các loại than

3.1 Than trong ngành năng lượng

Than hàng năm khai thác trên thế giới chủ yếu tiêu thụ chủ yếu cho các ngành công nghiệp trong đó có ngành năng lượng Sự tăng cường độ hoạt động kinh tế của con người gắn liền với sự tiếp tục gia tăng dân số thế giới buộc mọi quốc gia phải phát triển mạnh ngành năng lượng Trong

Trang 16

tát cả các nhiên liệu thương mại dùng phục vụ trong ngành năng lượng của các quốc gia như dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên, thủy điện và hạt nhân thì than đá vẫn luôn là nhiên liệu được tiêu thụ khá mạnh Bảng số liệu sau cho biết sự tăng nhanh mức tiêu thụ nhiên liệu khoáng trên toàn thế giới trong thời kì 1950 - 2007:

Bảng 2: Tiêu thụ nhiên liệu khoáng trên toàn thế giới thời kì

1950-2007

Đơn vị: triệu tấn dầu qui đối

N ă m Than Dầu mỏ Khí thiên nhiên

Nguồn : Chương trình các nhà lãnh đạo Việt Nam tháng 7/2008

Từ bảng số liệu trên có thể thặy rằng nhu cầu về than trên thế giới đang ngày một tăng lên, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu mỏ đang tăng cao C ó thể giải thích như sau: v ớ i thủy điện thì địa điểm làm thủy điện thì không thể dịch chuyển dù có thể tải điện đi một khoảng cách xa, thường không quá 1000 km Khí đốt tự nhiên và dầu thì chi phí lại quá đắt trong khi đó than đá tuy đang trở thành loại nhiên liệu cũ và tương đối bẩn nhưng mức tăng trưởng tiêu thụ của nó là nhanh nhặt trong ba loại nhiên liệu vì nó có sẵn và chi phí thặp Bảng 3 thể hiện rõ tình hình tiêu thụ than đá trên thế giới :

Trang 17

Bảng 3 : Tiêu thụ than đá theo khu vực năm 2001 và năm 2007

Đơn vị: triệu tân

ị Nguôn : Chương trình các nhà lãnh đạo Việt Nam tháng 7/2008)

N h ư vậy, mặc dù người ta vẫn lo ngại về những hậu quả sinh thái của việc sử dụng than đá thì vật mang năng lượng này vẫn chiếm vị trí ưu thế với mốc tiêu thụ toàn thế giới 5 tỷ tấn vào năm 2001 và 6,4 tỷ tấn vào năm 2007 Những con số này phần nào khẳng định được tầm quan trọng của than trong ngành năng lượng của m ỗ i quốc gia

Tại Việt Nam, một trong những nước tiêu thụ năng lượng thương mại thấp nhất, thì theo tính toán của Bộ Công thương từ nay đến 2025 nhu cầu điện của Việt Nam là 4.000 MW, do đó nhu cầu than cho nhiệt điện cũng

sẽ tăng lên Đây thực sự vừa là một thách thốc đồng thời cũng vừa là một

cơ hội cho việc phát triển ngành than phù hợp với chiến lược của mình Thách thốc này cần và có thế được vượt qua C ơ hội này cần được khẳng định cho chiến lược phát triển của ngành Xét về tiềm năng, tài nguyên cũng như nguồn lao động khai thác mỏ ở Việt Nam thì nước ta có đủ điều kiện đáp ống yêu cầu cần thiết cho việc phát triển ngành than phục vụ cho ngành năng lượng quốc gia.vấn đề quan trọng là cần có chính sách ở tầm

Trang 18

quốc gia về đầu tư phát triển, cân đối giữa các ngành kinh tế phục vụ cho ngành năng lượng trong đó có ngành than, đảm bảo cho ngành năng lượng phát triển bên vững, hài hoa giữa các ngành kinh tế và các lĩnh vực xã hội, môi trường

3.2 Than trong sinh hoạt hàng ngậy và các ngành công nghiệp khác

Than đã gắn bó với cuộc sống của loài người từ hàng nghìn năm trước Các nhà khoa học tin rằng, khoảng 4000 năm trước, những người sống t ừ thời đế quốc R ô m a đã sở dụng than đá như một loại nhiên liệu giúp sưởi

ấm và nung chảy k i m loại Mặc dù hiện nay vị trí quan trọng của than đang bị dầu mỏ thay thế, nhưng trong một tương lai dài, khi m à các mỏ dầu cạn kiệt, trong khi than lại là một nguồn tài nguyên có trữ lượng cực lớn, than khi đó sẽ là nguồn nhiên liệu số Ì trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta

Ngoài vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành năng lượng như đã phân tích ở trên, than còn là nhiên liệu cần thiết cho cuộc sống của chúng ta hiện nay như dùng để sưởi ấm, đun nấu Bên cạnh đó vì cấu trúc của than là chất các bon nên chúng sẽ hấp thụ rất nhiều các hợp chất, tạp chất hữu cơ, do đó than còn được sở dụng trong bộ lọc hóa học

Ví dụ: than hoạt tính là một loại sản phẩm các bon được sản xuất từ các dạng các bon t ự nhiên gồm: than, than non, gỗ, vỏ dừa, vỏ cọ dùng

để sở lý nước, không khí, các loại dung môi, ga, dùng trong công nghiệp thục phẩm, thuốc, thép, hoa dầu, xở lý nhiễm độc cho đất

M ộ t ứng dụng quan trọng nữa của than trong cuộc sống đó là than còn được sở dụng để nung chảy gang cũng như làm nhiên liệu không khói chất lượng cao, làm chất k h ở trong các công nghệ luyện k i m

từ quặng sắt, các chất làm tơi trong phối liệu Theo báo cáo thống kê hàng năm ở nước ta có khoảng 2 0 % số lượng than khai thác tiêu t h ụ trong nước là cho ngành công nghiệp x i măng Bên cạnh đó, như đã đề

Trang 19

cập trong phần trước, than còn được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất thép (Than Bituminous), sản xuất phân bón ( t h a n bùn)

N h ư vậy, than không những là nguyên liệu, nhiên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp m à nó còn đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của loài nguôi Vì vậy, việc bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này, bảo vệ " vàng đen" của thế giới, băm đảm vấn nền an ninh năng lượng quốc gia là nhiệm vụ quan trọng của Chính Phủ và của ngành Than Việt Nam

l i Tổng quan về hoạt đểng xuất k h ẩ u than ở V i ệ t Nam

1 Tình hình cung cầu về sản phẩm than

LI Trên thị trưởng thế giới

Than là loại nguyên liệu quý hiếm không có khả năng phục hồi, hàng năm trên thế giới rất nhiều quốc gia cần sử dụng nguyên vật liệu đen này

để dùng cho sản phẩm công nghiệp

Ví dụ như thị trường Tây  u cần nhập than để phục vụ cho mểt số ngành công nghiệp sản thép và Titan, ờ Châu  u và Nam phi cần nhập than để dùng làm nhiên liệu đốt sưởi vào m ù a đông

Các nước nhu Nhật Bản thì cần nhập than để phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp như thép, x i măng nên số lượng nhập khẩu tương đối ổn định Hàng năm thị trường than trên thế giới rất sôi đểng, tổng số lượng xuất khẩu than của các nước trên thế giới là khoảng 700-800 triệu tấn trong khi đó số lượng than Việt Nam chi chiếm mểt thị phần rất nhỏ

bé trên thị trường than thế giới (khoảng 20 triệu tấn trong 3 năm trở lại đây), không xứng đáng gọi là đối t h ủ cạnh tranh đối với các quốc g i a hùng mạnh m à có trữ lượng than lớn Nhưng V i ệ t Nam có ưu thế hơn các nước khác là có trữ lượng than Antraxit là loại than quý hiếm, hiện nay

Trang 20

trên thế giới ít có nước nào có trữ lượng than Antraxit lớn như V i ệ t Nam

M ộ t số nước có mỏ than Antraxit chủ yếu là Trung Quốc, Nam Phi, Mĩ, Ucraina, Việt Nam Những nước có mỏ than Antraxit nhưng trữ lượng rất thấp như úc, Pháp, Bỉ, H à lan, Đức, Nauy, Balan, Nhật Bản, Thúy Sĩ Hiện nay, theo thống kê trên thế giới thì Trung Quốc là nước sản xuất than lớn nhất Tuy nhiên, từ năm 1996 sản lượng than sản xuất tại Trung Quốc giảm dần theo từng năm do Trung Quốc phải đóng cờa một sô mỏ không hiệu quả Sản lượng năm 2000 là 1,2 tỷ tấn trong đó 7 5 % là than Bitum, 2 0 % là than Antraxit và 5 % là than nâu Trung Quốc hiện nay có 40.000 mỏ than trong đó có 500 mỏ thuộc sở hữu nhà nước Tuy Trung Quốc là nước sản xuất than lớn trên thế giới nhưng chủ yếu là tiêu dùng trong nước

Bên cạnh đó, nhu cầu than Antraxit trên thế giới là rất lớn và ngày càng tăng Ngày nay thế giới rất quan tâm đến vấn đề môi trường, ở nhiều nước quốc h ộ i không cho phép nhà máy điện hạt nhân, hoặc không cho phép nhà máy thủy điện Vì vậy người ta đang có x u hướng quay lại phát triển nhiệt điện trong đó có nhiệt điện chạy than Ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây  u việc kiểm soát mòi trường được tiến hành rất chặt chẽ, do vậy có nhu cầu sờ dụng than Antraxit nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh, phất pho, nitơ và các chất độc hại thấp C ó thể nói trên thị trường thế giới cầu về than Antraxit lớn hơn rất nhiều so v ớ i cung Đây là một l ợ i thế cho tập đoàn Than -Khoáng sản Việt Nam phát triển hoạt động xuất khẩu than của mình

Các nguồn thông t i n cập nhật và diễn biến thị trường than thế giới và khu vực t ớ i thời điểm hiện nay cho thấy, thị trường than thế giới những năm t ớ i vẫn tiếp tục trong tình trạng "cầu lớn hơn cung"

Trang 21

Biểu đồ Ì thể hiện nhu cầu than trên thế giới năm 2002 và dự báo đến năm 2025:

Biểu đồ Ì: Nhu cầu than trên thế giới

NHU CẦU THAN TOÀN THÊ mới TĂNG HON ì TỈ TẲN

2002 2025

Nguồn: U.S.EIA International Energy Outlook

Năm 2007 Châu Á tiếp tục là châu lục tiêu thụ than lớn nhất thế giới chiếm 33,75% tổng nhu cầu tiêu thụ than thế giới Châu Á cũng là khu vực có tốc độ tiêu thụ tăng cao nhất Dự báo những thị trường có mức tiêu thụ mạnh nhất sẽ là Trung Quốc, ả n Độ, Indonexia, Hàn Quốc Thực tế cho thấy, năm 2007 nhu cầu than của Trung Quốc tăng 47,6% so với 2006

, nước này vẫn phải nhập khẩu khối lượng lớn than đá do cung không đủ cầu Dự kiến đến năm 2010, nhu cầu than của nuớc này cỏ thể lên tới 2,6

tỷ tấn về phía cung, bảng số liệu sau thể hiện tình hình cung cấp than của các nước trên thế giới:

2

Phụ lục Ì: Biểu đồ sàn lượng sản xuất than tại Trung Quốc 1950-2100

Trang 22

Bảng 4: Sản lượng than sản xuất tại một số nước trên thế giới

Đơn vị: Triệu tân

Ba lan 163,8 159,5 156,1 157,2 Tổng cộng 5187,6 5886,7 6195,1 6302,5

Nguồn: The supply and demand of coal - Market Chump 7/2008

Bảng 5 : Sản lương than xuất khẩu tai một số nước trên thế giói

Đơn vị: Triệu tấn

Úc 238,1 257,6 287,2 Indonesia 107,8 147,6 195,3 Trung Quốc 103,4 79,0 47,0 Nam Phi 78,7 77,5 76,2 Nam M ỹ 57,8 68,8 70,5 CIS3

41,0 62,3 73,2

M ỹ 43,0 49,9 52,1 Canada 27,7 31,0 34,1

Ba lan 16,4 16,4 16,6 Việt Nam 6,5 14,7 22,0 Tổng 713,9 804,8 885,0

Nguồn: The suppỉy and demand of coal - Market Chump 7/2008

3

Cộng đồng các quốc gia độc lập là các quốc gia thành viên cũ của Liên bang X ô Viết

Trang 23

Từ hai bảng số liệu trên có thể thấy rằng so với sụ tăng lên nhanh chóng của nhu cầu than trên thế giới thì sự tăng lên của sản lượng than tại các nước sản xuất và xuất khẩu than trên là không đáng kể N ă m 2008, mặc dù xuất khẩu than từ úc, nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, đã tăng 1 0 % đạt 287 triệu tấn (số lượng than xuất khẩu) trong năm và dự kiến đạt 300 triệu tấn trong năm 2009; nguận cung than của Indonesia cũng dự tăng 6 % trong năm

2009 đạt 220 triệu tấn (số lượng than xuất khẩu), nhung những nguận cung này sẽ không thế đáp ứng đủ nhu cầu than toàn cầu Vì vậy, rõ ràng trong những năm tới, trước tình hình cầu về than lớn hơn nhiều so v ớ i cung thì đây thực sự là cơ hội cho hoạt động xuất khẩu than của nước ta

1.2 Tại thị trường nội địa

Trong những năm gần đây, thị trường Than Việt Nam trở nên sôi động, than xuất khẩu tăng, thị trường than tiêu thụ trong nước cũng tăng mạnh Hiện mỗi năm Tập đoàn Than khoáng sản sản xuất được khoảng 40 triệu tấn than (năm 2008 T K V sản xuất được 36 triệu tấn than - con số giảm so với dự kiến), trong đó khoảng 1 5 - 2 0 triệu tấn cung cấp cho các khách hàng trong nước, còn lại để xuất khẩu, chủ yếu là sang Trung Quốc Những năm trước đây, do nhu cầu trong nước thấp, việc xuất khẩu là nhằm mở rộng thêm thị trường tiêu thụ cho ngành than và tìm kiếm nguận ngoại tệ phục vụ cho chương trình đầu

tư hiện đại hóa hoạt động khai thác Nhưng giờ đây, nhu cầu tiêu thụ than trong nước đã tăng mạnh, tông lượng than sử dụng nội địa vào năm 2008 đạt 15,5 triệu tấn4, gấp 1,7 lần so với năm 2002

Theo Bộ Công Thương, để đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế trong giai đoạn từ nay đến 2025, mỗi năm Việt Nam cần thêm 4.000 M W điện Do tiềm năng thủy điện đã khai thác gần hết, nguận khí đốt thiên nhiên có thể khai thác không nhiều, nên vấn đề phát triển nguận điện trong những năm tới

4

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (2008), Báo cáo tổng kết năm 2008,tĩ.2ì

Trang 24

sẽ phụ thuộc phàn lớn vào các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than Theo nhu cầu đó, nếu các nhà máy điện sắp được xây dựng sử dụng than đế sản xuât một nửa công suất, thì mỗi năm nhu cầu tiêu thụ than sẽ tăng thêm 6 triệu tân Theo các chuyên gia, hiện nay sản lượng khai thác đã đạt tới mức giới hạn, do các mỏ than l ộ thiên đang cạn dần Trong nhởng năm tới, việc khai thác than càng ngày càng phải tiến sâu vào lòng đất hơn, nên sản lượng sẽ giảm Nguồn cung cấp than chính của Việt Nam là các mỏ ở tỉnh Quảng Ninh Theo TKV, khu mỏ này có tổng trở lượng 10,5 tỉ tấn, đủ để cung cấp cho nền kinh tế mỗi năm 50 triệu tấn trong 70 năm nởa Nhưng phần có khả năng khai thác với sản lượng lớn, nằm ở độ sâu dưới 300 mét, chỉ có 3,5 tỉ tấn và đã được khai thác từ hơn 100 năm qua, nên còn lại không nhiều M ỏ than lớn nhất nước là ở vùng đồng bằng sông Hồng, với tống trở lượng đến 210 tỉ tấn, nhưng mỏ này lại nằm sâu dưới lòng đất từ 100 - 3.500 mét T K V đang tiến hành đầu tư để khai thác mỏ này Tuy nhiên, do than nằm ở độ sâu quá lớn, nên mỗi năm chỉ có thể sản xuất khoảng 9-10 triệu tấn

Có thể thấy, trở lượng than của Việt Nam tuy lớn nhưng phần có thể khai thác không nhiều Trong khi đó nhu cầu về than tại thị truồng trong nước ngày một tăng, vì vậy, đã đến lúc Chính phủ cần xem xét, đưa ra nhởng chính sách hợp lý để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu than, mặt khác lại để dành được nguồn "vàng đen" cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong tương lai

2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu than

2.1 Đối với nền kinh tế thế giới

Hoạt động xuất khẩu nói chung đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển Xuất khẩu than là một hoạt động kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giởa trong nước với nước ngoài, thông qua việc mua bán sản phẩm than để nối liền một cách hởu cơ giởa thị trường trong nước với thị trường

Trang 25

nước ngoài, thỏa mãn nhu cầu của sản xuất, của các quốc gia về sản phàm than theo số lượng, chất lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp với chi phí

2.2 Đối với nền kinh tế quốc gia

Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng trưựng

và phát triển kinh tế đối với mỗi quốc gia Xuất khẩu than tại tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam cũng đã và đang thực hiện tốt vai trò của nó

2.2.1 Xuất khấu than tạo doanh thu cho nhà nước, từ đó tạo ra nguồn vốn

chủ yếu cho nhập khấu, phục vụ công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước

Công nghiệp hoa với bước đi phù hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưựng kinh tế Nhưng sự tăng trưựng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật Song không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ các điều kiện này Thực tế cho thấy, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia đang phát triển khác đều thiếu vốn, kỹ thuật và thừa lao động Đ ể khắc phục được tình trạng này họ buộc phải nhập từ bên ngoài những yếu tố m à trong nước chưa có khả năng cung ứng Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có

đủ ngoại tệ cần thiết cho việc nhập khẩu này?

L I / OIUL

Trang 26

Thực tế cho thấy để có nguồn vốn nhập khẩu, đất nước ta đang huy động

từ các hình thức chủ yếu sau:

+ Đầu tư nước ngoài, vay nợ, các nguồn viện trợ

+ Thu từ hoạt động du lảch, dảch vụ thu ngoại tệ trong nước

+ Thu từ hoạt động xuất khẩu

Tâm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn vay nợ và viện trợ thì không ai có thế phủ nhận được, song việc huy động nguồn vốn này không phải là dễ dàng Bên cạnh đó, sử dụng nguồn vốn này thì các nước

đi vay thường phải chấp nhận những thiệt thòi nhất đảnh và sẽ phải hoàn lại nguồn vốn này cho nước ngoài sau một khoảng thời gian nhất đảnh nào đó

Mặt khác, ở nước ta hoạt động du lảch, dảch vụ thu ngoại tệ phát triến chưa mạnh Do đó, nguồn vốn quan trọng nhất có thế trông chờ vào đó là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu than chính một trong những hoạt động xuất khấu chính của Việt Nam tạo tiền đề cho nhập khấu, quyết đảnh quy m ô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu

2.2.2 Xuất khâu than có tác động tích cực tời giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dán

Ngành than là một ngành đòi hỏi một lực lượng lao động lớn Không chỉ

có vậy, sự phát triển của ngành than còn kéo theo sự phát triển của các ngành dảch vụ khác có liên quan Chính vì vậy sự phát triển của xuất khẩu than không những tạo công ăn việc làm trực tiếp trong ngành m à còn gián tiếp tạo

ra nhiều việc làm trong các ngành khác Hiện nay, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn 12 vạn lao động với thu nhập trung bình 3 triệu đồng/ người/tháng Đây là một con số

có ý nghĩa không nhỏ trong sự phát triển của xã hội, góp phần tăng thu nhập

và cải thiện dời sống cho người lao động Bên cạnh đó, xuất khẩu than phát

Trang 27

triển đã góp phần vào việc tạo mới hay mở rộng khu dân cư, góp phần phân

bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng

2.2.3 Xuôi khâu than là cơ sở đế mở rộng và thúc đấy sự phát triển các mối quan

hệ kinh tế đối ngoại

Giữa xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu, cơ bịn và là hình thức ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại Từ đó nó thúc đây các mối quan hệ khác phát triển theo như du lịch quốc tế, bịo hiếm quốc tế, giao thông vận tịi quốc tế Ngược lại, sự phát triển của các ngành này lại là điều kiện tiền đề cho hoạt động xuất khấu phát triển

Như vậy, có thế nói đấy manh xuất khấu nói chung và xuất khấu than nói riêng sẽ tạo ra động lực cần thiết cho việc giịi quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế

2.3 Đối với Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam

+ Thông qua hoạt động xuất khẩu than, Tập đoàn Than có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế về giá cị cũng như chất lượng sịn phẩm Những yếu tố đó đòi hỏi tập đoàn phịi hình thành một cơ cấu sịn xuất phù họp với thị trường

+ Sịn xuất hàng xuất khẩu giúp Tập đoàn phịi luôn luôn đối mới và hoàn thiện công tác quịn lý kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để tái đầu tư cho quá trình sịn xuất cị về chiều rộng lẫn chiều sâu

+ Xuất khẩu than tăng mạnh trong những năm qua đồng nghĩa với việc Tập đoàn đã thu hút được nhiều lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ cho đất nước và đầu tư vào nhũng lĩnh vực kinh doanh khác

Ngoài ra, khi tiến hành hoạt động xuất khấu, các doanh nghiệp nói chung còn

có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh vói nhiều đối tác nước ngoài trên

cơ sở địm bịo lợi ích cho tất cị các bên

Trang 28

Như vậy, xuất khẩu than có vai trò quan trọng không chi đối với Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, với nền kinh tế của mỗi quốc gia, m à còn có vai

ừò quan trọng đối với nền kinh tế thế giói

3 Những nhân tổ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu than

3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng không nhờ đến công tác xuất khấu than Việt Nam với tài nguyên than phong phú là một trong những tiền đề để nước ta tiến hành sản xuất và xuất khẩu đạt hiệu quả cao Đồng thời, điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi cũng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu than phát triển Ví dụ: thời tiết mua bão sẽ làm cản trở việc các tàu nước ngoài vào ăn than, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu; hay điều kiện địa lý thuận lợi giúp cho việc thăm dò, khai thác than, tìm thêm được nhiều tài nguyên vàng đen cho Tổ Quốc

Bên cạnh đó, vị trí địa lý cũng ảnh hưởng lớn đến công tác xuất khẩu Vị trí địa

lý cùa Việt Nam nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng Vị trí địa lý này tạo khả năng cho Việt Nam phát triển các hoạt động trung chuyến, xuất khẩu, tái xuất khẩu và chuyển khẩu hàng hóa qua khu vực lân cận Ví dụ như tỉnh Quảng Ninh với bờ biển dài, nhiều khu vực kín gió, ít lắng đọng là điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống cảng biển Mặt khác với các ưu thế nổi bật về giao thông, đặc biệt là hệ thống cảng biển, cảng sông cùng các cửa khẩu quốc

tế, Quảng Ninh có đủ điều kiện cần thiết để đẩy mạnh phát triển xuất khẩu than

3.2 Các yếu tố về kinh tế

Các yếu tố về kinh tế tác động đến hoạt động xuất khẩu than nói chung cả

ở tầm vĩ m ô và vi mô Ở tầm vĩ mô, chúng tác động đến đặc điểm và sự phân

bổ các cơ hội kinh doanh quốc tế cũng như quy m ô của thị trường Ở tầm v i

mô, các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hiệu quả của hoạt động kinh doanh

Có thể thấy rằng, một đất nước phát triển và đang phát triển thì nhu cầu tiêu thụ than sẽ cao hơn hẳn một đất nước kém phát triển Như đã phân tích ở

Trang 29

trên, than đá xuất khẩu hiện nay chủ yếu được dùng trong ngành năng lương,

vì vậy một khi kinh tế phát triển hay trên đà phát triển, nhu cầu năng lượng tăng cao là một điều thiết yếu, nhu cầu than theo đó cũng ngày một nhiều hơn Trong khi nhu cầu về than trên thế giới đang ngày một tăng, cầu lớn hơn cung làm cho giá than xuất khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây (phân tích rõ hem trong chương 2), hoạt động xuất khẩu than đương nhiên sẽ mang lại lợi nhuận cao Như vậy, sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới chính

là một trong những nhân tố kinh tế tác động mạnh đến hoạt động xuât khâu than

Một ví dụ nữa cho thấy các yếu tố kinh tế có ảnh hưịng mạnh mẽ thế nào đến hoạt động xuất khấu than là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cẩu hồi cuối năm 2008 vừa qua Khủng hoảng tài chính làm kinh tế một số nước trên thế giới trì trệ, sản xuất bị tồn đọng, do đó nhu cầu về than cho ngành năng lượng cũng như các ngành công nghiệp khác giảm mạnh Do vậy, một sự ổn định về kinh tế trên toàn thế giới là một trong những yếu tố kinh tế hết sức quan trọng giúp hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu than nói riêng đạt hiệu quả cao nhất

Một yếu tố kinh tế khác ảnh hưịng đến hoạt động xuất khẩu than là tỷ giá hối đoái Trong buôn bán quốc tế, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên Do vậy, khi đồng tiền dùng làm phương tiện thanh toán biến động thì sẽ ảnh hưịng đến hoạt động xuất khẩu nói chung Khi tỷ giá hối đoái giảm xuống có nghĩa là đồng bản tệ có giá trị thấp hơn so với đồng ngoại tệ thì sẽ có tác dụng khuyến khích xuất khẩu vì giá hàng xuất khẩu giảm đi tương đối so với hàng của các nước khác Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái tăng lên làm cho giá hàng xuất khẩu trị nên đắt đỏ, sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới bị giảm, dẫn đến hoạt động xuất khẩu bị thu hẹp

Trang 30

3.3 Các yếu tố về chính trị

Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh quốc tế Các yếu tố về chính trị

có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố kinh tế vĩ mô Các yếu tố này là nhân

tố kích thích hoặc hạn chế quá trình quốc tế hoa hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh quốc tế hoàn toàn tuy thuộc vào thái độ đối xử của từng chính phủ đối với hoạt động của các công ty nước ngoài Ví dụ: chính sách của chính phủ có thể làm tăng cường sự liên kết của các thị trường, từ đó thúc đây tóc độ tăng trưảng hoạt động xuất khẩu nói chung Than là một mặt hàng xuất khấu mang lại giá trị k i m ngạch lớn cho đất nước, vì vậy khi quyết định mua mặt hàng này, người nhập khẩu sẽ phải quan tâm đến rất nhiều yếu tố, trong đó yếu

tố chính trị là khá quan trọng Nếu nước xuất khẩu có một môi trường chính trị

ổn định sẽ tạo tâm lí hết sức an toàn cho người nhập khẩu, do đó hoạt động xuất khẩu than sẽ đạt hiệu quả cao hơn

Tương tự như vậy, sự không ôn định về chính trị sẽ dẫn đến không có điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế, có thể dẫn đến sự trì trệ về kinh tế, khủng hoảng, từ đó ảnh hưảng mạnh đến hoạt động xuất khẩu than như đã phân tích trong phần yếu tố kinh tế

3.4 Các yếu tố về luật pháp

Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hường đến hoạt động xuất khẩu than là hệ thống luật pháp M ỗ i một quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Thêm vào đó, hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp còn chịu sự ràng buộc của hệ thống luật pháp quốc

tế Trong họat động xuất khẩu than, người nhập khẩu và nguôi xuất khẩu sẽ phải quan tâm đến hệ thống luật pháp của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu cũng như hệ thống luật pháp quốc tế Mỗi nước sẽ có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng than khác

Trang 31

nhau, như ở Việt Nam chúng ta có hệ thống tiêu chuẩn TCVN 174:1995 (ISO 652:1981) cho than và cốc; TCVN 172:1997 (ISO 589:1981) cho than đá Thuế xuất nhập khẩu than cũng khác nhau tại các nước Ở nước ta hiện nay, thuế xuất nhập khâu than cùng là 1 0 % (tò ngày 15-2-2009) Điều đáng nói ở đây là than là một mặt hàng phải có chiến lược xuất khẩu, ví dụ như xuất khẩu than hiện nay chi nên duy trì ở mức

20 triệu tấn mỗi năm và có thị phải tiến tới giảm dần đị đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia Vì vậy một chính sách thuế hợp lý sẽ là một nhân tố cục kì quan trọng đê đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu than ở nước ta

Ở nước ta hiện nay, hoạt động khai thác than phải chịu sự quản lý cùa Bộ Tài nguyên và Môi trường, vì vậy, giấy phép khai thác than cũng là một trong những yếu

tố luật pháp tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khấu than ở nước ta

+ Sự đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Trên thế giới hiện nay, úc là đất nước có sản lượng than xuất khẩu lớn nhất thế giói Tiếp theo sau phai kị đến đó là Indonesia, Trung Quốc Vì vậy có thị nói, trong hoạt động xuất khẩu than sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh là rất lớn

+ Sự đe dọa của các sản phẩm và dịch vụ thay thế Than được sử dụng chủ yếu trong ngành năng lượng, vì vậy than cũng có thị dễ dàng bị thay thế bởi các nguyên liệu khác như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên Hiện nay, giá dầu mỏ trên thế giới đang ngày một tăng, khí đốt tự nhiên được dự báo là cũng không còn nhiều do đó

Trang 32

than vẫn đang là một nguyên liệu tối ưu sử dụng trong ngành năng lượng Tuy nhiên, trong một tương lai không xa, khi loài người tìm kiếm một nguyên liệu thay thê khác, nhu cầu về than sẽ giảm, xuất khẩu than theo đó sẽ giảm và tiến tới không xuất khẩu là điều hoàn toàn có thể xảy ra

3.6 Các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia

Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, các mối quan hệ lánh tế quốc tế có tác động manh mẽ đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khâu than nói riêng

Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hoa nền kinh tế, nhiều liên minh kinh tế được hình thành, nhiều hiệp đinh thương mại song phương, đa phương giữa các nước, các khối kinh tế cũng được ký kết làm giảm bớt thuế quan, giảm giá cả, thúc đấy hoạt động xuất khẩu tong khu vởc và toàn thế giới Một quốc gia khi tham gia vào những liên minh kinh tế và hiệp định thương mại thì đó là một tác nhân tích cởc thúc đay xuất khấu của quốc gia đó Tóm lại, khi một quốc gia có được mối quan hệ kinh tế quốc tế rộng mở, bền vững và tốt đẹp sẽ tạo ra những tiền đề thuận lợi cho việc đấy mạnh xuất khấu của quốc gia đó

3.7 Các yếu tố khoa học công nghệ

Với sở phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, thời gian qua có nhiều công nghệ tiên tiến ra đời tạo cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói riêng Nhìn chung, để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào công việc nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp kỹ thuật hay các công nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tại về những công nghệ hiện có trên thị trường Riêng đối với sản xuất than, nếu áp dụng các công nghệ mới, các thành tởu mới của khoa học

kỹ thuật sẽ giúp các đạn vị đo lường, khai thác và sản xuất than hiệu quả hơn ừong khi giá thành lại có thể thấp hơn Khoa học và công nghệ tác động vào hoạt động xuất khẩu than điêng qua việc tác động vào các lĩnh vởc như sản xuất, vận tải hàng

Trang 33

hóa, công nghệ ngân hàng, thông tin Đó là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác xuất khẩu than cũng nhu công tác xuất khẩu nói chung trong kinh doanh quốc tế

Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu than còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp như lao động, vốn, công nghệ và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố này còn chi phối sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp chụ có thể phát triển được khi có sự trợ giúp tích cực của các yêu tô trên cũng như sự kết hợi hài hoa các yếu tố đó

Sự phát triển công nghệ ở các ngành công nghiệp có sử dụng than cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu than Nếu công nghệ trong những ngành công nghiệp này được cải tiến, khiến cho năng suất lao động tăng, nhu câu vê nguyên liệu đầu vào như than sẽ giảm Ngoài ra, sự thay đổi công nghệ còn có thế dẫn đến sự thay thế nguyên liệu đầu vào khác cho sản phẩm Ví dụ nhu ở ngành điện, nếu công nghệ thủy điện chuyến sang nhiệt điện thì lẽ đương nhiên, nguyên liệu đầu vào cho ngành này sẽ phải thay đổi, nhu cầu than đá tăng là điều tất yếu

T ó m lại, hoạt động xuất khẩu than không chi chịu sự tác động của nhũng nhân

tố của môi trường bên ngoài mà còn bao gồm những yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp Mặc dù xuất khẩu than rất quan trọng, mang lại ngoại tệ cho đất nước nhưng các doanh nghiệp cũng nên chọn những chính sách phù hợp, đảm bảo xuất khẩu than đạt được hiệu quả cao, vừa đem lại ngoại tệ cho đất nước, đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, cũng vừa đảm bảo được vấn đề an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia

Trang 34

Chương 2 THỰC TRẠNG V À TRIỂN VỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN Ở TẬP Đ O À N C Ô N G NGHIỆP T H A N - K H O Á N G SẢN VIỆT NAM I.Giói thiệu chung về Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Tổng công ty Than Việt Nam (TVN) là một trong hai tổng công ty 91 đầu tiên được thủ tướng chính phủ quyết định thành lập ngày 10/10/] 994 và bắt đầu hoạt động

* Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, viết tắt là Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV)

* Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Coal, Mineral Industries Group, viá tắt là VINACOMIN (VCM)

* Trụ sở chính: 226 Lê Duẩn, Quận Đống Đa, Hà Nội

* Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con đấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật, được tự chủ kinh doanh, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài nguyên khoáng sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường

Trang 35

Từ mục tiêu chiến lược "phát triển kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than"

đã đề ra, TKV đã thay đổi cơ bản về cơ chế quản lý, về mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, về cơ chế quản lý tài chính, tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ trong khai thác than, đẩu tư cải tạo hoàn thiện dây chuyền công nghệ ừong khai thác than, sàn tuyển, bến rót tiêu thụ Tính đến cuối năm 2005, TK.V có 60 công ty thành viên; 3 trường đảo tạo và 4 công ty liên kết Trong 60 đơn vộ của Tập đoàn thì có 20 công ty khai thác và chế biến than (trong đó 7 công ty khai thác lộ thiên và 13 công ty khai thác hầm lò)

2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

2.1 Công nghiệp than

Đây là ngành nền tảng của Tập đoàn, sự phát triển của nó quyết độnh sự phát triển của các ngành khác Than ở Việt Nam có ở rất nhiều nơi, chủng loại than cũng rất đa dạng: than bùn, than nâu, than mỡ, than đá (than antraxit) Tổng trữ lượng than của Việt Nam trên 220 tỉ tấn, trong đó khu mỏ than Quảng Ninh -10,5 tỉ tấn và mỏ than ở

vùng Đồng bằng sông Hồng - 2 l o tỉ tan nam trải rộng trên diện tích 3.500 km2

về sản lượng than đà khai thác và tiêu thụ5

, trong năm 2000, Tập đoàn TKV đã khai thác và tiêu thụ 11,3 triệu tan; năm 2007:41,6 triệu tấn; năm 2008: 36,8 triệu tấn

Dự kiến sản lượng than từ năm 2010 trở đi mỗi năm sẽ khai thác và tiêu thụ 40 triệu tấn.về sản lượng than đá đã xuất khẩu6

, năm 2000 Tập đoàn TKV đã xuất khẩu 3,2 triệu tấn; năm 2007:24,4 triệu tấn N ă m 2008:22 biêu tấn

2.2 Công nghiệp khoáng sản, luyện tím

Nguồn tài nguyên khoáng sản (ngoài than) ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú với trữ lượng và chất lượng tốt Theo kết quả khảo sát, thăm dò tống trữ lượng quặng sắt: khoảng Ì tỷ tấn; Booxit: 6,75 tỷ tấn; Ti-tan: 20 triệu tấn; Mangan: 3 triệu tấn;ngoài

ra còn có đồng, vàng, chì, kẽm, đá quý Trong đó có những loại khoáng sản có tiềm

Trang 36

năng lớn, giá trị kinh tế cao, đã và đang được khai M e phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Hiện nay TKV đã và đang có một số dự án khai thác và chế biến khoáng sản dự kiến triển khai đến năm 2010: dự án khai thác, tuyển và xử lý quặng sắt tại mầ Thạch

Khê (Hà Tĩnh) công suất lo triệu tấn tinh quăng/năm (2007) và nhà máy luyện thép

công suất 2 triệu tấn phôi thép/năm tại tỉnh Hả Tình (2008); dự án khai Me, tuyển quặng cromit tại Thanh Hóa, công suất 40.000 tấn tinh quặng cromit/năm (2008) và nhà máy sản xuất ferocrom và bicromat, công suất 100.000 tấn/năm tại Thanh Hóa (2010)

2.3 Công nghiệp điện lực

Hiện nay Tập đoàn đang xây dụng và vận hành các nhà máy điện (chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện than) như: nhà máy nhiệt điện Na Dương 100MW, được khầi công xây dựng 4/2002, vào vận hành 6/2004, nhà thầu trọn gói Marubeni (Nhật Bản) -

LILAMA; nhiệt điện cẩm Phả 2 X 300 MW khởi công quý m/2004, vào vận hành

2008 Ngoài ra Tập đoàn TKV đang chuẩn bị đầu tư các dự án: nhiệt điện Sơn Đông (Bắc Giang), Nông Sơn - An Hòa (Quảng Nam), Mạo Khê (Quảng Ninh) Các dự án nói trên đều được đầu tư tại vùng mầ, sử dụng than cám

2.4 Công nghiêp Hóa chất mỏ và Vật liệu xây dựng

Vói hướng kinh doanh đẩy mạnh đau tư sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; đầu tu sản xuất xi măng, lánh xây dựng và các vật liệu xây dựng khác theo công nghệ hiện đại, hiện nay, tập đoàn đã và đang sản xuất vật liệu nổ công nghiệp cho các mầ than hầm lò, các mầ than lộ thiên, các mầ đá và khoáng sản khác, các công trình xây dựng Ngoài ra TKV còn cung cấp vật liệu nổ xây dựng, dịch vụ khoan nổ min cho các nhà

sử dụng trong cả nước Bên cạnh đó, xây dựng và lắp đật các công tình mầ hạ tầng, bất động sản, sản xuất và cung ứng xi măng, gạch, đá các loại cũng là một trong những

I M vực hoạt động chính của Tập đoàn TKV

Trang 37

2.5 Chế tạo mậy

Tập đoàn TKV hiện đang tập trung hiện đại hóa cơ khi sửa chữa (sửa chữa, phục hồi máy mỏ, các xe tải nặng), đẩy mạnh cơ khí chế tạo: chế tạo thiết bị mỏ, sản xuất, láp ráp xe tải nặng (đến 40 tấn trọng tải), xe chuyên dụng; đóng mới và sửa chữa xà lan, tàu thủy đến 15.000 DWT Ngoài ra TKV còn tham gia chế tạo thiết bị các nhà máy điện, các nhà máy xi măng

3 Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn

- Cơ quan quản lý, điều hành của Tập đoàn bao gồm: (1) Hội đồng quản trị; (2) Ban Kiểm soát; (3) Bộ máy điều hành

- Công ty mẹ có 21 đơn vị trục thuộc

- Các công ty con: Tập đoàn có 60 công ty con bao gồm: 23 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty nhà nước do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ; 32 công

ty con cổ phần do Tập đoàn sở hữu trên 5 0 % vốn điều lệ; 5 đơn vị sự nghiệp

Trang 38

sơ Đ Ò 1: TỎ CHỨC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN

-KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

BAN K I Ê M

S O Á T

T Ò N G G I Á M Đ Ố C ' ĩ

Các công ty con T N H H 2 thành viên trở lên

Ì Công ty Liên doanh Khoáng sàn Steung Treng

Nguồn: Phỏng tổ chức - TKV

Trang 39

li Kết quả kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản

Việt Nam (2001-2008)

Với chiến lược kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than, TKV đã từng bước tháo gỡ những khó khăn, xây dựng được hướng phát triển vững chắc cho mình Kết quả, tính từ năm 2001 đến năm 2008 TKV đã sản xuất được hơn 200 triệu tấn than, tiêu thụ 189,2 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 120 triệu tấn, đạt tởng doanh thu xuất khẩu than hơn 125.000 tỷ đồng

Doanh thu ngành than cũng như doanh thu các ngành nghề kinh doanh khác, sản lượng than khai thác, tiêu thụ, xuất khẩu, đều liên tục tăng trưởng vững chắc, nhanh và mạnh qua các năm, với tốc độ tàng luôn ở mức 2 con sô Tốc độ tăng trường doanh thu từ than bình quân giai đoạn 2001-2008 là 37,2 % Năm 2001 doanh thu tiêu thụ than là 3.953 tỷ V N Đ ( chiếm 60,5% tởng doanh thu) , doanh thu từ các ngành kinh doanh khác đạt 2.584 tỷ V N Đ (chiếm khoảng 39,5% tởng doanh thu); năm 2006 các con số trên lần lượt là: 17.827

tỷ ( 62,8% tởng doanh thu, tăng gàn 5 lần so với năm 2001) và l o 520 tỷ

( chiếm khoảng 37,2 % tởng doanh thu, tăng 4 lần so với năm 2001) Năm

2008, theo thống kê, doanh thu tiêu thụ than là hơn 35.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 70,5% tởng doanh thu), doanh thu từ các ngành kinh doanh khác đạt gần 15.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 29,5% tởng doanh thu)

Như vậy doanh thu từ than luôn chiếm phần tỷ trọng lớn, tỷ trọng doanh thu tò than tăng mạnh vào giai đoạn 2006-2008 Mục tiêu của Tập đoàn là phấn đấu cơ cấu doanh thu của ngành than và doanh thu từ các ngành kinh doanh khác đến 2010 đạt tỷ lệ 6 0 % / 4 0 % , tâng dần tỷ ừọng doanh đìu tù các ngành kinh doanh khác, trên cơ sở ngành than là nền tảng Năm 2007, doanh thu từ các ngành công nghiệp khoáng sản, vật liệu nở đều trên Ì 000 tỷ đồng Cụ thể : khối sản xuât tiêu thụ than: 22.240 tỉ đồng; khoáng sản: 1.871 tỉ đồng; khối điện: 748 tỉ đồng; vật liệu xây dựng: Ì 226 tỉ đồng; doanh thu từ các hoạt động khác: 9.217 tỉ đồng

Trang 40

Biếu đồ dưới đây thể hiện cơ cấu doanh thu của TKV đến hết ngày 31 tháng

12 năm 2008:

Biểu đồ 2: C ơ cấu doanh thu của T K V năm 2008

Nguồn: Số liệu thống kê 2008 - TKV

, so sánh giữa lượng than tiêu thụ nội địa và xuất khẩu có thể thấy, sản lượng than khai thác để xuất khẩu tăng Kên tục Nêu như năm 2001-2004, phần lớn than khai thác là để tiêu thụ trong nước, thì đến năm 2005, 4 2 % sản lượng than khai thác là để xuất khẩu, và tính đến hết năm 2008 con số này đã 'quá bán" tổc là chiếm đến 70%,

với kế hoạch), chiếm 6 6 % tổng doanh thu tiêu thụ than Xuất khẩu than không những đã đem lại một nguồn thu lớn cho TKV mà còn bù lỗ cho hoạt động tiêu thụ than trong nước, và một phần lợi nhuận từ xuất khẩu than được sử dụng để tái đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh khác của

http://vinacomin.vn/Trangl.3/TCKeToan/Thong%20ke/ứiongke.htm, truy cập ngày

2/3/2009

Ngày đăng: 25/02/2014, 15:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Energy iníbrmation administration (EIA), International Energy Annual 2005 (June - October 2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Energy Annual 2005
3. Hoàng Văn Châu (2005), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, N X B lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận tải và giao nhận trong ngoại thương
Tác giả: Hoàng Văn Châu
Năm: 2005
4. Hoàng Văn Châu&Tô Bình Minh (2006), Incoterms 2000, N X B Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Incoterms 2000
Tác giả: Hoàng Văn Châu&Tô Bình Minh
Năm: 2006
5. Market Chump (2008), "The supply and demand o f coal", http:// marketchump.blogspot.com/2008/06/part-ii-supply-and-demand-of-coal.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: The supply and demand o f coal
Tác giả: Market Chump
Năm: 2008
6. Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, "Báo cáo tổng kết 2006-2008", xuất bản nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 2006-2008
8. Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, Tạp chí Than - Khoáng sàn Việt Nam (số 16-25/08/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Than -Khoáng sàn Việt Nam (số
10. V ũ Hữu Tửu (2006), Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, N X B giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Tác giả: V ũ Hữu Tửu
Năm: 2006
9. U.S.EIA, International Energy outlook, http://www.eia.doe.gov/oiaf/ieo/index.html Link
7. Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, Phân tích thống kê 2001 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Tìnhhình cung cầu về sản phảm than li - Xuất khẩu than ở tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và triển vọng
1. Tìnhhình cung cầu về sản phảm than li (Trang 4)
Bảng 2: Tiêuthụ nhiên liệu khống trên tồn thế giới thời kì 1950- 1950-2007  - Xuất khẩu than ở tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và triển vọng
Bảng 2 Tiêuthụ nhiên liệu khống trên tồn thế giới thời kì 1950- 1950-2007 (Trang 16)
Bảng 3: Tiêuthụ than đá theo khu vực năm 2001 và năm 2007 - Xuất khẩu than ở tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và triển vọng
Bảng 3 Tiêuthụ than đá theo khu vực năm 2001 và năm 2007 (Trang 17)
Bảng 4: Sản lượng than sản xuất tại một số nước trên thế giới - Xuất khẩu than ở tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và triển vọng
Bảng 4 Sản lượng than sản xuất tại một số nước trên thế giới (Trang 22)
Bảng 5: Sản lương than xuất khẩu tai một số nước trên thếgiói - Xuất khẩu than ở tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và triển vọng
Bảng 5 Sản lương than xuất khẩu tai một số nước trên thếgiói (Trang 22)
thấp phụ thuộc nhiều vào tìnhhình thị truồng (cung cầu về than, giácả, hoặc cước vận chuyển), cũng như khách hàng ( khách hàng truyền thống hay khách  hàng mới) và loại họp đồng kí kết (spot hay yearly contract) - Xuất khẩu than ở tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và triển vọng
th ấp phụ thuộc nhiều vào tìnhhình thị truồng (cung cầu về than, giácả, hoặc cước vận chuyển), cũng như khách hàng ( khách hàng truyền thống hay khách hàng mới) và loại họp đồng kí kết (spot hay yearly contract) (Trang 51)
Bảng 9: Mục tiêu sản lượng than thương phẩm đến năm 2025 - Xuất khẩu than ở tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và triển vọng
Bảng 9 Mục tiêu sản lượng than thương phẩm đến năm 2025 (Trang 83)
Bảng 10: Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2025 - Xuất khẩu than ở tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và triển vọng
Bảng 10 Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2025 (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w