I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG
6.1. Thuận lợi:
- An Giang là một trong những địa phương có sản lượng gạo thuộc hàng cao nhất của Việt Nam, nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất của công ty rất lớn và khá ổn định thông qua việc bố trí mùa vụ hợp lý, thu hoạch trải đều trong năm.
- Công ty hoạt động có hiệu quả trong việc thu mua lúa gạo của dân, nhờ sự
quan tâm giúp đỡ tận tình của UBND tỉnh, thường vụ tỉnh uỷ, ban điều hành và sự hỗ trợ của các ngân hàng thương mại. Đặc biệt là công ty có kinh nghiệm trong ngành chế biến gạo xuất khẩu, công ty đã có mối quan hệ
thương mại và tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về năng lực kinh doanh gạo, với chất lượng ổn định và giá cả luôn phù hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Công ty đã tận dụng ưu thế về cơ sở vật chất đã được đầu tư trong nhiều năm qua, có kế hoạch thu mua dự trữ hợp lý vừa quay nhanh về vốn vừa tận dụng
được thời điểm thuận lợi về giá cả thu mua và tiêu thụ.
- Năm 1998, công ty được UBND tỉnh giao đầu mối xuất khẩu gạo, trực tiếp giao dịch hợp đồng với khách hàng, nhờ thế công ty chủđộng được kế hoạch thu mua sản xuất và tiêu thụ hàng xuất khẩu.
- Được sự hỗ trợ tích cực cho vay vốn của các Ngân Hàng Thương Mại (Gạo chiếm 33% cơ cấu tín dụng xuất khẩu cả nước).
- Quan trọng nhất là đội ngũ CB- CNV và ban lãnh đạo của công ty luôn đoàn kết chặt chẻ, phát huy được năng lực trí tuệ tập thể. Đặc biệt là sự khéo léo nhạy bén và quyết đoán của ban lãnh đạo đã đưa công ty vượt qua những khó khăn và đưa công ty đến vị trí hiện nay.
6.2. Khó khăn:
- Thị trường bị thu hẹp do các nước thực hiện chủ trương bảo hộ hạn chế nhập khẩu, có lúc nhưđóng cửa.
- An Giang lại chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt, nông dân không thể dự trữ
lúa trong thời gian dài.
- Khách hàng tận dụng các cơ hội giá thấp khi vào thu hoạch và tập trung nhận hàng với số lượng lớn nên giá lúa gạo trong nước rất dễ biến động và tạo rủi ro cho công ty.
- Số lượng thực hiện theo hợp đồng của chính phủ quá lớn (năm 2001 hơn 16000 tấn) nhưng không có lãi vì giá xuất được ký tương đương với giá thị
trường và chậm được phân chia cho tỉnh trong thời gian chính vụ. Mặc khác, thời gian giao hàng được phân bổ vào thời điểm không thuận lợi về giá cả
trong nước nên mặt hàng này kém sức cạnh tranh về giá.
- Có nhiều cơ chế xuất khẩu gạo trong nước và trên thế giới. Nhà nước tạo điều kiện thông thoáng hơn cho mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu trực tiếp kể cả doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời cũng có sự thay về chủ trương của các nước nhập khẩu gạo, không còn tập trung vào các đầu mối độc quyền mà từng bước mở rộng doanh nghiệp tư nhân.Từ đó trên thị trường nhiều người bán hơn, người mua cũng nhiều hơn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
- Ngành hàng kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng thu hẹp do thị trường xuất khẩu không ổn định, không hấp dẫn nhà đầu tư sản xuất.
- Thường khách hàng của công ty là những nước trong khu vực, công ty chưa thâm nhập vào thị trường lớn như Tây Âu, Úc, Mỹ,…
- Phần lớn vốn kinh doanh của công ty phải vay của ngân hàng, trong khi cơ sở
vật chất của công ty cần được nâng cấp về kho tàng thiết bị đáp ứng qui mô sản xuất kinh doanh của công ty.
7. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY:
Từ thực tế tình hình thị trường kinh doanh gạo như thế, công ty đề ra phương châm“ Thị trường là sống còn, chất lượng là quyết định”cụ thể như sau:
- Đa dạng hoá khách hàng, khai thác mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả, xây dựng các mặt hàng sản xuất để ký hợp đồng với số lượng lớn, lâu dài là điều kiện để tăng doanh thu và lợi nhuận công ty.
- Củng cố tăng cường trang thiết bị đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện thiết bị
tạo sự đồng bộ tăng năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu mở rộng mặt hàng kinh doanh mới phù hợp với điều kiện công ty: kinh doanh phụ phẩm gạo, vận chuyển hàng hoá bao bì, thương mại,.. hỗ
trợ và khuyến khích cán bộ- công nhân viên (CB_CNV) tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
- Phấn đấu hạ giá phí, xây dựng cơ cấu phí, định mức phí thích hợp, ra sức tiết kiệm và coi đó là mục tiêu quan trọng.
Chương III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY ANGIMEX GIAI ĐOẠN 2004 ĐẾN 2010
1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI: 1.1. Bối cảnh chung:
Việt Nam đang trên đường hội nhập nên cả môi trường kinh doanh trong nước hay nước ngoài đều có những thuận lợi và thách thức chủ yếu nh ư sau:
1.1.1. Thuận lợi:
- Tránh được tình trạng bị phân biệt đối xử và chèn ép trong thương mại quốc tế.
- Có khả năng giành được những ưu đãi cho các nước chậm phát triển và chuyển đổi.
- Có điều kiện mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ. - Nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế trên thị trường, định hướng phát triển
phù hợp có lợi cho nền kinh tế.
1.1.2. Khó khăn:
- Trình độ công nghệ thấp và năng lực cạnh tranh yếu. - Các khuôn khổ pháp lý chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
1.2. Môi trường vĩ mô:
1.2.1. Kinh tế:
a.Lạm phát:
0 5 10 15 20 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nam Ti le lam phat Viet Nam My
(Nguồn: Đánh giá dồng nội tệ- Tạp chí tài chính 02/2004)
Đồ thị 1:Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam
Trên đồ thị, lạm phát của Việt Nam biến động bất thường và khó lường, đặc biệt là tỉ lệ lạm phát của Việt Nam 2003 lại là 3%. Theo các chuyên gia,tỉ lệ lạm phát còn có xu hướng tăng thêm. Khi lạm phát tăng sẽ bất lợi cho hoạt động sản xuất của công ty vì khi xuất khẩu thu về cùng lượng ngoại tệ thì chỉ đổi được ít hơn đồng nội tệ. Bên cạnh đó, khi lạm phát trong nước tăng cao, người tiêu dùng lại có xu hướng thích dùng hàng nhập khẩu từ nước ngoài hơn.
b.Lãi suất:
Từ năm 2001 đến nay Ngân Hàng Nhà Nước đã cắt giảm lãi suất đối với VND tới 4 lần từ mức 0,75%/tháng xuống còn 0,725%/tháng, rồi 0,65% cuối cùng là 0,625%/tháng vào năm 2003. Như vậy xu hướng giảm của lãi suất lại là cơ hội cho công ty vì với lãi suất vay thấp thì chi phí sử dụng vốn của công ty cũng thấp. Bên cạnh đó, lãi suất giảm thì xu hướng tiêu dùng sẽ tăng nhưng mặt hàng gạo là mặt hàng thiết yếu nên yêu cầu chất lượng sẽ tăng.
c.Tỉ giá hối đoái
Khi giá VND tăng tức là tỉ giá VND/USD giảm, thì với mức giá xuất khẩu như trước (đối với USD/đơn vị sản phẩm) công ty sẽ thu về với số tiền nội tệ sẽ
khẩu như trước nhà xuất khẩu sẽ thu về giá trị lớn hơn mặc dù giá thị trường quốc tế của sản phẩm xuất khẩu không thay đổi.
Theo các tài liệu thống kê thì diễn biến tỉ giá USD/VND như sau:
0 5000 10000 15000 20000 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 (Nguồn: Tạp chí tài chính- 01/2004) Đồ thị 2:Giá USD so với VND
Từ năm 1992, tỉ giá hối đoái của Việt Nam nhích nhẹ và tương đối ổn định.
Đến năm 2003 đồng USD bị mất giá mạnh nhưng đến đầu năm 2004 đột ngột tăng giá trở lại so với EURO và đồng Yên nhật tạo nên tình hình biến động mạnh. Nhưng Ngân Hàng Nhà Nước đã ra sức can thiệp nên tỉ giá chỉ và hiện nay đang ở mức 15621VND/USD.
Và tỉ lệ mất giá của VND so với USD đang có xu hướng nhỏ dần, thể hiện ở
bảng 3:
Bảng 3:Tỉ lệ mất giá của VND so với USD
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Tì lệ mất giá của VND so với USD (%)14,2 9,6 1,1 3,4 3,8 2,1 1,8 (Nguồn: Tạp chí tài chính- 02/2004)
Trong những năm qua, cán cân thương mại của Việt Nam thâm thụt khá lớn, tính đến cuối tháng 4/2003 cán cân thương mại thâm thụt đến 1023 tỷ USD, bằng 16,4% kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do nhập siêu (xem bảng 4)
Bảng 4:TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
Xuất khẩuTốc độ tăngNhập khẩuTốc độ tăngNhập siêuTốc độ nhập siêu Năm
(Tr USD) (%) (Tr USD) % (Tr USD) (%)
1999 11.541,4 23,3 11.742,1 2,1 -200,7 -1,7 2000 14.482,7 25,5 15.636,5 33,2 -1153,8 -8,0 2001 15.027,0 3.8 16.162,0 3,4 -1.135,0 -7,66 2002 16.530,0 10,0 19.300,0 19,4 -2.770,0 -16,8 01-03 1.480,0 31,0 1.770,0 36,2 -290,0 -19,6 02-03 2.865,0 44,2 3.023,0 25,9 -158,0 -5,5 03-03 4.665,0 43,4 4.863,0 26,3 -198,0 -4,2 04-03 6.223,0 36,1 7.264,0 34,7 -1.041,0 -16,4
(Nguồn:Dương Ngọc- Thời báo kinh tế số 34)
Nhưng nhập siêu chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ cho đầu tư, bên cạnh
đó tỉ lệ xuất khẩu vẫn tăng đều qua các năm nên không đáng lo ngại cho tình hình cán cân thương mại. Chính điều này lại thể hiện mối quan tâm đầu tư vào thiết bị công nghệ của nhà nước, đồng thời tạo môi trường khả quan trong hoạt
động xuất khẩu của công ty. Bên cạnh đó nhập siêu cũng là giảm giá nội tệ do cầu ngoại tệ tăng cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu.
e. Tốc độ tăng GDP:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 %
(Nguồn:Cơ chế “con đẻ, con nuôi”- Tạp chí tài chính tháng 10/2003)
Đồ thị 3: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam
Từ năm 1999, tốc độ tăng GDP có xu hướng tăng dần đều, do đó chúng ta có thể kỳ vọng một sức tiêu dùng lớn đối với gạo chất lượng cao trong tương lai.
1.2.2. Chính trị, luật pháp:
- Chính Phủ cũng như Bộ Thương Mại sử dụng các quỹ xúc tiến thương mại giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu.
- Đại Hội Đảng lần XI đã đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước giai đoạn 2001-2010 là đẩy nhanh công nghiệp hoá- hiện đại hoá (CNH- HĐH), đặt biệt là CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, nghư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. - Thủ tục hải quan được cải tiến, bỏ bớt các giai đọan rườm rà, tạo điều kiện
cho hoạt động xuất khẩu được tiến hành nhanh chóng.
- Quyết định số 63/2002/QĐ- BTC của Bộ Tài Chính về việc thưởng theo kim ngạch xuất khẩu năm 2002 cho các mặt hàng theo chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ, theo đó gạo xuất khẩu được thưởng 180 đ/USD dựa trên kim ngạch xuất khẩu.
- Bên cạnh đó, các ngành, các cấp từ Trung Ương đến địa phương tìm đầu ra cho nông sản, trong đó đối với gạo, Chính Phủ tại điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tham gia xuất khẩu bằng cách cách phân chia hợp
đồng kinh tế với số lượng lớn, phân bổ quota, chỉ tiêu tạm trữ.
- Năm 2003, UBND tỉnh An Giang ban hành qui định xét thưởng xuất khẩu hàng hoá, theo đó các thương nhân tìm được thị trường mới, gia tăng kim ngạch xuất khẩu của 7 mặt hàng chủ lực (trong đó có gạo) sẽ được thưởng 100 triệu đồng. Ngoài ra tỉnh cũng khuyến khích thương nhân tìm thị trường mới. Với kim ngạch đạt từ 70000 USD/năm tại thị trường mới cũng được thưởng 1% kim ngạch xuất khẩu vào thị trường đó, tối đa 100 triệu đồng/ 1 trường hợp.
- Ngoài ra, công ty còn được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Tỉnh trong việc thu mua lúa của nông dân, hướng dẫn kịp thời các qui định mới, các sửa đổi, bổ sung trong luật.
- Riêng thị trường nước ngoài, rào cản nhập khẩu giảm do Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ, ký kết chương trình thu hoạch sớm EHP…
1.2.3. Điều kiện tự nhiên:
- Vềđiều kiện đất đai thổ nhưỡng thì rất thuận lợi vì tỉnh An Giang nói riêng và
đồng bằng sông Cửu Long nói chung hằng năm được phù sa bồi đắp đây được mệnh danh là vựa lúa cả nước.
- An Giang lại có đường giao thông thuỷ bộ khá thuận tiện cho việc vận chuyển, thông thương.
- Tuy nhiên, An Giang lại là một tỉnh nằm trong vùng lũ, đây là 1 trong những nguyên nhân gạo của An Giang không thể tồn trữ lâu, khó duy trì chất lượng
- Những năm gần đây khí hậu trên trái đất lại có xu hướng nóng lên gây tình trạng thiếu nước canh tác ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
1.2.4. Xã hội
Dân số nước ta khoảng 80 triệu người, trong đó có khoảng 20 triệu người sống ở thành thị- đối tượng chủ yếu tiêu thụ gạo chất lượng cao của công ty (tốc
độ tăng dân số trung bình là 1,8%).
Bên cạnh đó, tốc độ tăng dân số một thị trường xuất khẩu của công ty như
sau: Indonesia: 1,2%, Philippine: 1,1%, các nước Châu Phi: 1,5- 2,2%. Nếu xem xét chỉ có yếu tố này thì Châu Phi là thị trường màu mỡ của công ty nhưng xuất khẩu thì phải xem thêm các yếu tố khác.
1.2.5. Công nghệ:
Đối với gạo thì trên thế giới đã có các công nghệ như sau:
1.2.5.1 Đối với xay xát gạo thì: - Máy xay xát tựđộng. - Hệ thống điều hoà không khí. - Máy tách màu gạo. 1.2.5.2. Đối với thiết bị xấy khô: - Hệ thống sấy khô gạo. - Hệ thống dự trữ. - Bộ phận kiểm định chất lượng. 1.2.5.3.Đóng gói: - Thiết bịđóng gói tựđộng. - Hệ thống bảo đảm hạn sử dụng của gạo. 1.2.5.4.Chế biến gạo đặc biệt:
- Máy chế biến bột gạo tựđộng. - Máy nhồi bột gạo thành bánh tựđộng. - Máy sấy chế biến gạo ăn liền. - Máy chế biến bánh snack gạo. 1.2.5.5. Chế biến sản phẩm phụ: - Hệ thống bảo quản cám.
- Thiết bị ép dầu từ cám gạo để làm phân bón hay thức ăn gia súc. - Hệ thống đốt bằng vỏ gạo.
- Hệ thống nghiền trấu.
- Đặc biệt là hệ thống chế biến trấu thành các sản phẩm cứng có dạng khối (giống nguyên liệu gỗ)
Ngoài ra, các nước tiên tiến còn xây dựng hệ thống quản trị sản xuất để quản lý tốt hơn chi phí, tăng lợi nhuận, …
Trong khi đó, hệ thống công nghệ chế biến gạo của công ty cũng như hầu hết
ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. chủ yếu là xay xát và đánh bóng, chỉ có năng lực bằng 61,5% năng lực xay xát gạo cả nước. Và các loại máy móc này đã có tuổi thọ cao. dần trở nên lạc hậu so với thế giới. Do đó, công nghệ thực sự là mối đe dọa đối với công ty.
1.3. Môi trường vi mô
1.3.1. Người tiêu thụ:
- Đối với thị trường nội địa thì khách hàng mục tiêu là người có thu nhập từ
khá trở lên và sống ở thành thị.
Bảng 5: THU NHẬP VÀ CHI TIÊU BÌNH QUÂN 1 NGƯỜI 1 THÁNG THEO GIÁ THỰC TẾ NĂM 2001-2002 PHÂN THEO 5 NHÓM THU
NHẬP
(Mỗi nhóm 20% số hộ)
ĐVT:Nghìn đồng
Thu nhập Chi tiêu cho đời sống Bình quân chung
356,8 268,4