Phần 2 cuốn sách Công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em giới thiệu tới người đọc các nội dung: Tầm quan trọng và những nhiệm vụ của công tác chăm sóc - giáo dục lứa tuổi nhà trẻ, chăm sóc - giáo dục trẻ trong năm đầu,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1Phần II CHĂM SÓC - GIÁO DỤC LỨA TUỔI MẪU GIÁO Chương I =
TAM QUAN TRỌNG ` VA NHUNG NHIEM VU
LON CUA CONG TAC CHAM SOC - GIAO
DUC LUA TUỔI MẪU GIÁO
1 Tàm quan trọng
Cũng như công tác chăm sóc - giáo dục lứa tuổi nhà trẻ, công tác cham sóc - giáo đục lứa tuổi mẫu giáo có tam quan trong
riêng của nó Đó là:
1 Bước vào tuổi mẫu giáo, nhân cách của trẻ đã bat daw
hình thành Chúng ta đã biết nhân cách có tính ổn định, bền vững nhất dịnh của nó Những nét nhân cách một khí được
hình thành, có thể tôn tại trong suốt đời người Giáo dục mẫu giáo, với trách nhiệm xây đựng những cơ sơ bạn đầu nliãn cach
con người mới, oới đốt tượng là những trẻ đang trong thời kỳ tăng trường và phát triển nhanh nhạy mềm đẻo có tầm quan
trọng đặc biệt của nó Nó phải bảo đảm (ah đứng đản về phương,
hướng, nội dang, phương pháp của mình sao cho những nên
tảng đầu tiên mà nó xây đựng đó sẽ giúp trẻ phát triển và hoàn
thiện một cách thuận lợi, tốt đẹp, nhân cách của mình trong cả
quãng đường tương lai còn lâu dai và đang mơ rộng của trẻ
3 Giáo duc mẫu giáo có mục dịch trực tiếp trước mắt là
Trang 2| oy bi clio tre vate fiéu hoe, mot bude ngoat quan trong trong
cuộc song của trẻ Được chuẩn bị tốt trẻ sẽ thích nghỉ tốt với trường tiêu học có hạnh phúc của việc tới trường, do đó sẽ tiếp
tục phát triển một cách thuận lợi Trẻ sẽ tránh được những thất bại trong học tập, sự chán nản và mất tự tìn là những bất hạnh của tuổi thơ có thể đẫn tới những hậu quả tai hại lâu đài
3 Tre lửa luôi này bắt đầu hình thành ý thức về bản thân
„ chuệch choạc tất yếu của nó Trẻ cũng bắt
đầu hòa mình vào các nhóm bạn bè, Như vậy sự phát triển của trẻ chịu ảnh hướng của những tác động qua lại phức tạp giữa 3 thức của bạn thân trẻ, gia đình, cô giáo tập thể trẻ uà nhóm bạn bề, đồi hồi công tác chăm sóc : giáo dục trẻ muốn dat hjew quả cao phải được tổ chức và tiến hành trên nhiều bình diện: chăm sóc - giáo dục từng trẻ, t6 chức tốt tập thể trẻ, tổ chức tốt các hoạt động của lớp, phối hợp tốt với gia đình xới những non xí 1H - Nhiệm vụ lớn
Do ở lứa tuổi này “khung” nhân cách bắt đầu hình thành
nên nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ thường được phan chia những mặt, những nhiệm vụ lớn sau
- Chăm sóc giáo dục thé chat, goi la thé duc
- Chăm sóc giáo dục trí tuệ, gọi là tri duc
- Giáo dục và rèn luyện đạo đức, gọi là đức dục
- Giáo dục thẩm mỹ gọi là mỹ dực
- Giáo dục lao động
Sự phân chia này có tính chất “lý thuyết” để tiện cho việc
trình bày và theo dõi Trên thực tế nhân cách con người là một
chỉnh thể, trẻ tăng trưởng và phát triển một cách tổng thể Mọi
Trang 3làm cho trẻ phát triển về moi mat thé chat, tri tuệ đạo đức
thẩm mỹ và lao động, Trong một hoạt động cụ thể, có thể sự
phát triển của một mật nào đó rõ ràng hơn, dễ nhận ra hơn
nhưng không vì thế mà các mặt khác không phát triển Mặt
khác, mỗi tác động sư phạm tuy cỗ mục đích chính của nó nhưng đồng thời chứa đựng khả năng, giải quyết một nhiệm vụ khác mà nhà sư phạm phải biết nhận ra và tận dụng Vi vay,”
trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, cân một mặt nắm rõ nhiệm vụ, nội dung cụ thể của những nhiệm vụ lớn trên (xem
chương tiếp sau), mặt khác cần nhớ rằng ứrên cơn người trẻ
không thể tách bạch rạch rồi uù tiến hành đơn lẻ từng nhiệm
u mà phải luôn luôn phối hợp điều hòa cân đối các nhiệm vụ đó một cách tối ưu trong từng tình huống cự thể Có như vậy,
mục tiêu giáo dục mới được thực hiện trọn vẹn, trẻ mới thực
sự tăng trưởng và phát triển hài hòa, cân đối CAU HOI
1 Hãy nêu tầm quan trọng và những nhiệm vụ lớn của công tác chăm sóc - giáo dục lứa tuổi mẫu giáo
Chương H
NHIEM VU VA NOI DUNG GIAO DUC CU
THE TRONG TRUONG MAU GIAO
Chương này sẽ trình bày những nhiệm vụ và nội dưng chăm
sóc - giáo dạc cụ thể trẻ theo từng nhiệm vụ lớn được phân ra ở trên
Trang 41 Thể dục
“Thể dục ( lục thể lực) cho trẻ mẫu giáo có những nhiệm vụ cụ thể sauztBấD vệ tính mệnh và tang cường sức khỏe, bảo
đảm sự tăng trưởng hài hòa của trẻ
- Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, những pbanicé n động, đặc biệt là bền, nhanh gọn, khéo
~ Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và những kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh
Sau day là một số nội dung cơ bản của những nhiệm vụ đó: 1- Bảo uệ tinh ménh va tăng cường sức khỏe, bảo đảm sự tăng trưởng hài hòa của trẻ v3
Bảo đảm chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt (ăn, ngủ, thức) hợp lý, tích cực phòng bệnh, phòng tai nạn, làm tốt công
tác vệ sinh môi trường, sinh hoạt và thân thể, không để trẻ mệt
mỏi vì hoạt động quá sức hoặc thần kinh căng thẳng
- T6 chức rèn luyện cơ thể trẻ một cách hợp lý (tập thể dục và chơi các trò chơi vận động) nhầm tăng cường sức khỏe và khả năng thích ứng của trẻ với những thay đổi thời tiết hoặc mơi trường bên ngồi (nóng, lạnh, ẩm, hanh)
“Trẻ khỏe mạnh, không ốm vặt, chiều cao và cân nặng tăng
đều
9- Tiếp tục rèn luyện những lý năng, Èÿ xảo uận động
cơ bản, nhiềng phẩm chất uận động, đặc biệt là bền uà nhanh,
gọn, khéo
Tiếp tục rèn luyện để trẻ làm chủ được các vận động của cơ thể: hoàn thiện và đa dạng hóa các kỹ năng, kỹ xảo vận động eơ bản (đi, chạy, nhấy, leo trèo), tiếp tục rèn luyện năng lực
93
@
Trang 5phối hợp cảm giác (chủ yếu là thị giác và thính giác) với vận
động, phối hợp các vận động với nhau (đầu, tay, chân, mình),
vận động theo nhịp, vận động tính của tay (cánh tay, cổ tay,
các ngón tay), năng lực định hướng trong vận động (phải, trái,
trên, dưới, đăng trước, đằng sau, trình tự các vận động)
‘Tang bước luyện sao cho các vận động của trẻ nhanh nhẹn, lính hoat, déo dai, gon gàng, (không có những động tác thừa
như ngoẹo cổ, thè lưỡi, mím miệng khi thao tác tay, xô cả người
vê phía trước khi đá ) chính xác và khéo léo
3- Giáo dục nếp sống có giờ giấc, cô thói quen uà những
kỹ năng, kỹ xảo uệ sinh =
'Trẻ có thói quen ăn; ngủ, thức, đúng giờ, dé dang thich nghi
khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác (ăn, ngủ, chơi,
học, lao động ) Những thói quen này không những khiến trẻ
an ngon, ngủ say, hoạt động thoải mái, ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của trẻ mà còn rất cần thiết để trẻ dễ dạng thích nghỉ với thời khóa biểu học tập sau này ở trường tiểu học
Những thói quen và kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh cần rèn luyện
cho trẻ gồm:
+ Vệ sinh thân thể: có thói quen rửa tay và giữ gìn sạch sẽ
thân thể (mặt, mũi, đầu tóc, chân tay), không cho lay, đồ chơi
hơặc bất kỳ một vật lạ nào vio mom, biết rửa tay, lan mặt, xúc
miệng, biết dùng mùi xoa
+ Vệ sinh quầm áo: Giữ quần áo sạch sẽ, không quỳ, ngồi lê la nơi sân đất bẩn (chẳng hạn khi tập thể dục ngoài trời, lúc di đạo)
+ Vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn; nhai kỹ, không bốc
tay, đánh rơi vãi thức ăn trong khi ăn; ăn xong, rửa t4y, xúc
Trang 6+ Vệ sinh môi trường: ja, dai đúng chỗ, không vớt rác bừa
bãi, không làm bẩn môi trường (chẳng hạn, làm tung tóo nước
ra sân khi rửa tay)
Il - Trí dục
‘Dri duc (gido duc trí tuệ) cho trẻ mẫu giáo có những nhiệm
vụ cụ thể sau: - Võ trang vốn trí thức cần thiết cho cuộc sống
và sự phát triển của lứa tuổi, hình thành cho trẻ những biểu
tượng đúng đắn về-các hiện tượng; sự vật bao quanh
- Rèn luyện, phát triển các quá trình và năng lực nhận thức, các kỹ năng, kỹ xảo sơ đẳng về hoạt động trí tuệ
- Trau đồi hứng thú nhận thức
Sau đây là một số nội dung cơ bản của những nhiệm vụ đó:
1- Võ trang uốn trí thức cần thiết cho cuộc sống vai sit
phái triển của lứa tuổi, hình thành cho trẻ những biểu tượng đúng đắn ve các hiện tượng, sự uật bao quanh
Vốn tri thức rất cần thiết cho cuộc sống mọi người nhưng
không vì thế mà có thể tùy tiện trong việc làm giàu vốn đó cho
trẻ Những trì thức được lựa chọn để trau đồi cho trẻ, giúp cho trẻ hiểu được bản thân mình và hiểu được môi trường xã hội, tự nhiên bao quanh, có cơ sở để phát triển các chức năng, các
hoạt động của trẻ, hình thành những tình cảm, thái độ, hành: vị đúng đán đối với mình và môi trường xung quanh, tích cực,
thoải mái, iồn nhiên hòa mình vào cuộc sống
Có thể nêu lèn một số lĩnh vực quan trong của vốn trí thức
này, Đó là:
+ Những kiến thức cần thiết cho sự fon tại của trẻ,:chẳng, hạn những kiến thức về vệ sinh phòng bệnh, phòng tai nạn,
Trang 7+ Những kiến thức cần thiết cho việc định hướng và phát
triển các hoạt động của trẻ; chăng hạn những kiến thức ve mau sắc, hình dạng, tính năng, cách sử dụng của các đồ vật, về định
hướng không gian và thời gian, về các sinh vật (động vật, thực
vật) và hiện tượng tự nhiên (các mùa, mưa, nắng, gió, núi sông )
về lao động của người lớn và các quan hệ xã hội v.v
+ Những kiến thức cần thiết cho việc phát triển những năng lực tâm lý chung hình thành nhôn cách tích cực cho trẻ, chẳng
hạn những kiến thức về những quan hệ so sánh (bằng nhau hơn, kém), quan hệ thứ tự, quan hệ nhân quả, về điều tốt, điều
xấu, ve lễ phép, về cái đẹp
+ Những kiến thức cần thiết để trẻ ¿hích nghĩ tốt uới uiệc
học tiểu học sau này chẳng hạn những kiến thức về vẽ nét (cần thiết cho tập viết), về định hướng không gian (cần thiết cho tập viết, tập đọc), ve số và đếm, về chứ cái
Chú ý: Hiện nay vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình đã
trở thành một cuộc vận động lớn, một quốc sách của nhà nước
ta Càng ngày vấn đề đó càng thâm nhập sả: rộng vào cuộc sống, ở ngoài xã hội cũng như trong gia Ìi:' Trẻ mẫu giáo trong quá trình tìm hiểu yà hòa nhập vào cuỏe say; xung quanh, ít nhiều cũng bat gap những khía cạnh này nọ của chính sách lớn đó Để tạo cho trẻ, chủ yếu là mẫu giáo lớn có được những cảm nhận đúng đắn về chính sách đó như là, một hiện thực của
đời sống, cần đứng trên góc độ dân số đồng thồi dựa uào chương
trình hiện hònh mà truyền đạt cho trẻ một số nội dung thích
hợp Có thể khai thác những nội dung trên:
- Về gia đình
+ Quy mô gia đình: gia đình 1 -2 con là gia đình ít con, gia
đình từ 3 con trở lên là gia định đông con
Trang 8+ Số con trong gia đình tăng lên khi mẹ sinh thềm con
+ Khi số con trong gia đình tăng lên, nhu cầu trong gia đình
ve än mặc, ö, đi lại, học tập, giải trí táng lên, cha mẹ thường
vất va hơn
+ Gia đình cần có nếp sống trật tự, ngăn nắp, vệ sinh
- Về giới tính
+ Trong lớp có bạn trai, bạn gái Các bạn dù là trai hay là gái đều được ăn, ngủ, vui chơi, học tập như nhau
+ Bạn trai, bạn gái đều đáng yêu, đáng quý như nhau
+ Bạn trai bạn gái phải đoàn kết, vui chơi, hòa thuận, nhường
nhịn giúp đỡ lân nhau Vè môi trường
+ Ích lợi của cây xanh và nước sạch
+ Sống đông đúc, chật chội, mất vệ sinh, không cây xanh, nước sạch làm cho con người dé dau 6m bệnh tật
+ Mọi người cần bảo vệ cây trồng và ngưồn nước sạch, giữ vệ sinh trong gia đình, ngoài đường phố, ở nơi công cộng
2 Ren luyện, phát triển các quá trình và năng lực nhận
thức, cúc kỹ năng, kỹ xảo sơ đẳng uề hoạt động trí tuệ Nhiệm vụ này gồm những nội dung cơ bản sau:
- Rèn luyện, phát triển các quá trình và năng lực nhận biết
cảm tính của trẻ, làm cho vốn kinh nghiệm cảm tính và biểu tượng của trẻ ngày càng đa dạng và chính xác
Nội dung này rất quan trọng đối với lứa tuổi mẫu giáo vì lứa tuổi này nhận thức hiện thực chủ yếu bànug con đường cảm tính, kinh nghiệm cảm tính là ngưồn gốc và là nội dưng chủ
yếu của vốn tri thức ban đâu của trẻ, sự phát triển của tư đưy
Trang 9vẫn gắn chặt với đối tượng và với hình ảnh của chúng (tư đuy
trực quan - hành động, tư duy trực quan hình tượng)
- Phát triển ngôn ngữ của trẻ: mở rộng vốn từ và cấu trúc
câu, rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc, năng lực nhận
cằm và biểu cảm bằng ngôn ngữ, từ đó từng bước phát triển
năng lực sử dụng ngôn ngữ như là một công cụ giao tiếp và
nhận thức, làm cho ngôn ngữ ngày càng có vai trò quan trọng,
trong hoạt động nhận thức của trẻ
- Rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo sơ dang vé hoat động trí
tuệ
+ Đa dạng hóa các hoạt động định hướng bên ngoài (chủ yếu
qua các trò chơi xây dựng và hoạt động tạo hình) nhầm tiếp tục
rèn luyện tư duy trực quan - hành động và thúc đẩy sự phát triển của tư duy trực quan - hình tượng
+ Rèn luyện các năng lực chú ý, quan sát, ghỉ nhớ, tái hiện, tưởng tượng các thao tác trí tuệ: phân tích, tổng hợp so sánh,
phân lại làm cho trí tuệ của trẻ ngày càng linh lợi + Rèn luyện năng lực vận dụng những hiểu biết để giải quyết những tình huống đơn giản trong trò chơi, học tập và lao động
3- Trau đồi hứng thú nhận thức
Tích thích và định hướng đúng đắn óe tò mò, thích xục xạo và lòng ham hiểu biết đang phát triển mạnh ở lứa tuổi này
Ill - Dao dite
Trang 10_ Giáo dục thói quen đạo đức
“Trẻ mẫu giáo giau tình cảm Moi hành động của trẻ đều chịu sự chỉ phối của tình cảm Một hành vi tốt của trẻ thường
do cảm xúc khi được khích lệ, khen ngọi hoặc do tình yêu, lòng
mong muốn giúp đỡ người mà trẻ thân thích thúc day Vì vậy, trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ, (rước hết can quan tam
từ những tình cảm tốt đẹp mà trẻ thường có đối với người và
vật xung quanh, ner nhóm, những tình cảm: đạo đức ban đầu
như tình yêu thương, lòng biết ớn, tỉnh thân đoàn kết, tương
trợ khiến những quan hệ và hành vi của trẻ đân dan theo một xu hướng đạo đức tốt đẹp
Có tình cảm, nhưng còn phải biết cách hành động Những
hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực sự được định hình khi trẻ phân biệt được diều tốt, điều xấu, những hành vi ứng xử nào cần làm
những hành vi nào không riên hoặc không
được làm, đông thời trẻ có những động cơ hành vi đúng đắn
và làm như thế mí
Vì vậy việc giáo dục những chuẩn mực, quy tắc đạo đức va
động cơ hành vi được gọi là cốt lõi của công tác giáo dục đạo
đức, cân được thường xuyên coi trong
"Tất nhiên, cuối cừng đạo đức của trè phải được thể hiện thành hành động cụ thể, phải bảo đảm sự nhất quan va tac don
thúc đẩy qua lại giữa tình cảm, nhận thức và hành vi đạo đức Vì vậy, cần luôn luôn làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức của
trẻ, hình thành một số /hói quen dao dite sở đẳng làm cho bộ
mặt đạo đức của trẻ ngày càng rô nét và liên vững
Nhiệm vụ cơ bản và bao trùm nêu trên được tập trưng vào
những nhiệm vụ, nội dung cụ thể sau:
Trang 111- Giáo dục lòng nhân ải (lình thương) uà những nhân
tố sơ đẳng của lòng yêu nước
Sống trong tình thương (được mọi người yêu mến và yêu
mến mọi người) là hạnh phúc của trẻ thơ Giáo dục tình thương
là giáo dục: đồng thời đáp ứng một njz cầu sống của trẻ Tình
thương suy đến cùng, cũng là gốc đựo đức của con người Vì vậy, giáo dục lòng nhân ai cần được coi IA nhiém vu tring tam
của công tác giáo dục đạo đức cho trẻ Giáo dục lồng nhân ái
cho trẻ bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
- Giáo dục tình yêu gia đình Trẻ cần hiểu mọi người trong gia đình đều gắn bó với nhau trên tình ruột thịt, căn thường xuyên, sống hòa thuận và quan tâm chăm sóc lẫn nhau Trong
gia đình, ai cũng làm việc hoặc học hành, đó là nhứng việc làm nghiềm túc có ích cho gia đình và xã hội, cân được tôn trọng (chẳng hạn không quấy rầy, vòi vĩnh khi bố mẹ đang làm việc, anh hoặc chị đang học)
- Giáo dục tình yêu uù thái độ quan tam đối uới mọi người Yeu mén va sin sàng giúp đỡ cô giáo và các bạn trong lớp: kính
trọng và quan tâm giúp đỡ người già yếu; yêu mến, ngường nhịn
các em nhỏ; nÏềm nở với mọi người
~ Giáo dục tình yêu thiên nhiễn:, yêu cuộc sống Yêu cây cỏ,
chim muông, các súc vật có ý thức bảo vệ thiên nhiên không
hành hạ, làm đau đớn các sinh vat
Cùng với việc giáo dục lòng nhân ái, cần chứ ý từng bước
nhen nhóm mhững nhân tố sơ đẳng, tạo nên nền tảng ban đầu
cho việc giáo dục lòng yêu nước thực sự có ý thức sau này, khi trẻ đủ khôn lớn
Đối või lứa tuổi mẫu giáo, cần giáo dục cho trẻ tình yêu
Trang 12ngày lê lớn hoặc những sự kiện quan trọng trong nước hoặc 6 địa phương, những thắng cảnh hoạc di tích lich sử ỡ địa phương, nhứng truyền thuyết lịch sử, những biến đối tích cực trong đời sống địa phương Tất nhiên sự hiểu biết của trẻ ở đây còn rat nhiều hạn chế, nhưng sự đồng cảm mang ý nghĩa xã hội đó của
trẻ, dù còn non nớt và chưa thực sự hình thành, cũng có những
tác dụng tiềm tàng, tích cực đối với sự phát triển tình cảm đạo
đức của trẻ 2
2 - Giáo dục quan hệ bạn bè; xây dựng lớp đoàn kết thân ái
Đến lứa tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu cùng chơi với nhau Một quan hệ mới giữa các trẻ bắt đâu hình thành và phát triển đồng
thời có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách, đến
bộ mặt đạo đức của từng trẻ: đó là quan hệ bạn bè
Giáo dục quan hệ bạn bè cho lứa tuổi mẫu giáo vừa là một - nhiệm vụ đức dục quan trọng, vừa là một công việc phức tạp, tế nhị, đòi hỏi cô giáo phải nắm vững những nội dung cơ bản
theo từng độ tuổi để có những tác động giáo dục thích hợp và
kịp thời s
Đối với mẫu giáo bé cần khuyến khích trẻ làm quen với nhau,
biết sống hòa thuận "bên nhau" (không can trở lẫn nhau) Biết tuân thủ những guy fắc ban đầu của sinh hoạt lập thể (chấp nhận sự phân công, phân đô chơi, nhường nhịn giúp đổ bạn ),
đông thời nhẹn nhóm dần cho trẻ như cầu cùng nhau hoạt động
(muốn chơi bán hàng, thi phải có người mua), tập cho trẻ bước dau đầu biết phối hợp hành động với nhau
Đối với trẻ mẫu giáo nhớ, dần từng bước mở rộng nhóm chơi
của trẻ, mở rộng vốn kinh nghiệm về hoạt động chưng (cùng
nhau) của trẻ, kịp thời biểu dương những hành vi tốt, uốn nắn
Trang 13ngăn chặn những hành vi không tốt, hướng dẫn để trẻ tự giải
quyết lấy những xích mích trong khi chơi chưng
En tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã biết tự tập hợp nhau lại và tự đề xuất trò chơi chung Trẻ đã nhận ra và biết tuân thủ những
quy tắc ứng xử cần thiết trong quan hệ bạn be Quan họ bạn
bè phong phú, đa dạng hơn và đã trở thành một nhân tố quan trọng trong đời sống của trẻ Trẻ ham chơi với bạn hơn là quấn quýt quanh người lớn, giữa trẻ đã có ảnh hưởng lễn nhau về
tính cách và hành vi đạo đức Giáo dục quan hệ bạn bè cho trẻ lúc này cân đặc biệt quan tâm mở rộng vốn kinh nghiệm và
hiểu biết của trẻ về đinh bợn tốt, người bạn tốt về những cách cự xử cụ thể (đoàn kết, thân ái, quan tâm đến nhau, giúp đỡ và
học tập lẫn nhau )
Quá trình trưởng thành ve quan hệ bạn bè của trẻ cũng là
quá trình hình thành và phát triển của tập thể trẻ (lớp) Lớp,
đạc biệt là lớp nhỡ và lớn, có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển
ao đức của trẻ Trẻ rất thích tham gia vào những hoạt động
chung của lớp, đễ a dua theo số đông trong lớp, dé chú ý đến
“dự luận" của bạn bè, của lớp (bạn A ngoan, bạn B kí bo lắm )
để điều chỉnh hành vi của mình Vì vậy xây dựng 6p thank mot tập thể đoàn kết, thên ái có xu hướng đạo đức tốt đẹp, dong thai giáo dục trẻ gắn bó uới lớp, biết qua: tam đến tình hình chung của lớp, biết tự giác góp phầm uào sự tiến bộ của lớp là một nhiệm
vu khong thể thiếu trong việc giáo dục đạo đức cho :trễ
3 - Giáo dục những quy tắc lễ phép va vin hóa, những tính
- Giáo đực cho trẻ có những quy tác lễ phép (chào hỏi, thưa
Trang 14„nơi công cộng (không bứt hoa, làm hỏng cây ở công viên, không nghịch ngợm, làm 'òn khi đến thám phòng triển làm, nhà bảo tàng), những cách ứng xử tốt đẹp với mọi người (giúp đỡ không
trêu ghẹo người tàn tật, nâng, dậy va đỗ đành em bé bi ngã ) - Những nhiệm vụ giáo dục dạo đức nêu trên cân kết hợp
chặt chẽ với nhiệm vụ giáo dục những tính tốt cho trẻ Đối với
trẻ mẫu giáo cân kịp thời phát triển những tính tốt của trẻ ngay
khi nó có những biểu hiện manh nha Ngược lại cần tìm ra
nguyên nhận và kiên quyết ngăn chặn, uốn nắn khi thấy ở trẻ
bat đầu xuất hiện một tính xấu nào đó x
Mot số tính tốt cần đạc biệt chu ý rèn luyện cho trễ là:
+ Tính tự lấp Thích "tự làm lấy” tự giác làm những việc trẻ
tự làm được, không những nhéo, ÿ lại vào người lớn
+ Tính manh dợn: mạnh dạn khi giao tiếp “Với mọi người,
khi đến chỗ xa lạ, khi cần tiêm chủng, uống thuốc khi người
lớn yêu cầu (hát, múa) hoặc sai bảo: không nhút nhất, e đề, không "sợ nước" khi tấm rửa không "sợ ma”
+ Tính ngăn nủp: ăn mặc gọn gàng, sắp lại đồ chơi tử tế sau khi chơi, không bày bừa, quảng tung, bỏ vãi
_ Tính kỷ luật: biết nghe lời, biết tôn trọng những quy tác
sinh hoạt chưng biết tự kiêm chế
Cuối cùng, cân chú ý là giáo dục những quy tác hanh vi những nét tính cách cho trẻ phải phủ hợp uới lứa tuổi; không
làm cho tré mét di cai ngây thơ của lứa tuổi, Một riền tảng đạo
đức tốt khiến trẻ càng dễ hòa mình vào cuộc sống xung quanh, tạo nên cái thoải mãi hạnh phúc của tuổi thơ tuyệt nhiền không
làm cho trẻ thêm xét nét lo hãi, sống mất hồn nhiền “gia
trước tuôi”
Trang 15
Ill - Mi dục
Giáo dục thẩm mĩ (mĩ dục) cho trẻ mẫu giáo có những nhiệm
vụ và nội dung cơ bản sau: -
- Phát triển tình cảm thẩm mi, hướng dân trẻ biết nhận ra cái đẹp trong đời sống, trong thiên nhiền và trong các tác phẩm
nghệ thuật
- Phát triển năng lực biểu diễn và sáng tạo nghệ thuật của
trẻ
- Giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ,
1 Phát triển tình cảm thẩm mĩ, hướng dẫn trẻ biết nhận ra cái đẹp trong đời sống, trong thiên nhiên và trong các tác phẩm
nghệ thuật,
Ngay từ nhỏ, trẻ đã được làm quen với khái niệm "đẹp" (búp
bê xinh, cái áo đẹp ) và tỏ rõ tỉnh cảm ưa thích của mình trước những gì trẻ cho là đẹp Tuy nhiên tình cảm và hiểu biết về cái đẹp của trẻ còn rất nghèo nàn Trẻ thích những màu sắc rực
rỡ, những âm thanh thánh thót, êm dịu do hứng thú nhận thức nhiều hơn là hứng thú thẩm mĩ với lứa tuổi mẫu giáo là phải thường xuyên /ờm giờu ấn tượng thẩm mi, kinh nghiện: thẩm mĩ, hứng thú và tình cảm thẩm mĩ, làm cho trẻ cảm nhận được cái đẹp nhiều hình, nhiều vẻ của cuộc sống Cụ thể:
- Cho trẻ nhận ra uẻ đẹp của thiên nhiên, trẻ thấy được
trong thiên nhiên có rất nhiều màu sắc, hình dáng, âm thanh, vừa phong phú vừa đa dạng có giới động uột sinh sống (cây cỏ,
chim muông) tao nền vẻ đẹp tự nhiên của nó Trong thiên nhiên
có nhiều cảnh dep (bau trời, núi non, dòng sông, cánh đồng, hoa 1á )
- Cho trẻ nhận ra uẻ đẹp trong lao déng va hanh vi cua con
người Chúng ta đã biết cái tốt (cái thiện) về mặt đạo đức bao
Trang 16giờ cũng mang trong nó cái dep về mặt thẩm mĩ Vì vậy, khi t e động trước cái tốt thì cũng dễ xúc động trước cái đẹp
và ngược lại Ở lứa tuổi mẫu giáo chưa thể yêu cầu trẻ nhận ra
cái đẹp trong mọi cái đẹp và ngược lại Tuy nhiên, cần giúp trẻ
bước đâu thấy được cái đó: chẳng hạn cho trẻ nhận ra quang
p nập, về mặt bồ hỡi, kết quả đẹp dé của mỗi buổi lao
động, dáng điệu, về mặt 'xấu" khi cấu giận, hờn đỗi, khóc lóc - Cho trẻ làm quen với cái đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật, trong đó có sự thống nhất giữa cái đẹp trong hình thức
(nšàu sắc, hình dạng, âm thanh) và cái đẹp trong nội dung tác phẩm Trẻ mẫu giáo được tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ
thuật: xem tranh, ảnh, hát múa, kịch, nghe và đọc thơ, nghe và
tập kể chuyện Những tác phẩm nghệ thuật hiển nhiên có tác dụng giáo dục thẩm mĩ lớn đối với trẻ, cần được quan tâm khai
thác đây đủ
Ð - Phát triển năng lực biểu diễn uề sêng tạo nghệ thuật
của trẻ :
Ở trường mẫu giáo, trẻ có nhiều hoạt động biểu điễn và
sáng tạo trong nghệ thuật; hát múa, đóng kịch, đọc thơ và kể chuyện diễn cảm, vẽ nặn, xếp hình, cắt dán Những hoạt động
này không những có tác dụng giáo dục thẩm mĩ tốt phát triển hứng thú uà năng lực tạo rơ cới đẹp ruà còn là như cầu của trẻ
- nhu cầu tìm hiểu và phản ảnh hiện thực - có liên quan và tác động đến nhiều mặt phát triển của trẻ (cảm giác, vận động,
tình cảm, trí nhớ, tưởng tượng ) Vì vậy việc phát triển năng lực biểu diễn và sáng tạo nghệ thuật cho trẻ là một nhiệm vụ
giáo dục quan trọng, đồng thời là một quá trình giáo duc và rèn ,
luyện công phu cần được quan tâm đúng đán 3 - Giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ
“Thị hiếu thẩm mĩ đúng din về một lĩnh vực cần thiết nào
46 đời hôi phải có một quan niêm sống lành mạnh Không những
cảnh
Trang 17
thế, cũng là thị biếu thẩm mĩ đúng đấn nhưng giữa mỗi rigười
có thể có những thị hiếu thẩm mĩ rất khác nhau, thậm chí trái
ngược nhau Trẻ nhỏ cũng vậy, giữa trẻ có thể có những thị hiếu thẩm mĩ khác nhau và đặc biệt, /*z hiểu thẩm mi cua tre cô những câi khác uới những người lớn Giáo dục thị hiểu thâm
mĩ cho trẻ cần chú ý đến điều đó, cần tôn trong va phat huy Ý thích thẩm mĩ lành mạnh của từng trẻ, trảnh go bô úp dat
Mặt khác, do vốn kinh nghiệm hiểu biết của trẻ còn ít, nên cần qua việc làm giàu vốn ẩn tượng thẩm mi, kinh nghiệm thẩm
mĩ, tỉnh câm thẩm mĩ, qua các hoạt động biểu diễn và sáng tạo nghệ thuật của trẻ, dạy cho Lrẻ nhận ra môi số yếu tổ tạo nên
cái đẹp một cách trực quan (chẳng hạn những gợi ý khi tre vẽ, xếp hình tự do, khi dạy trẻ múa, hát ) chú ý trong đời sống
hàng ngày, dạy cho tré phan biệt được côi đẹp uới cải không
đẹp, xếu xí
V - Giáo dục lao động
Giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo có những nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Hình thành cho trẻ những tiền đề của hoạt động lao dong
- Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hiện một số hình thức lao
động đơn giản, phù hợp với lứa tuổi; giáo dục thói quen lao động - Giáo dục lòng yêu lao động, biết tôn trọng người lao động và bảo vệ thành quả của lao động
1- Hình thành cho trẻ những tiền đề của hoạt động la: đông
Lao động là hoạt động nhằm tạo ra những sản phẩm có ích
cho xã hội Đó là hoạt động cơ bản đồng thời là phẩm chất cơ bản của con người Giáo dục trẻ "thành người” cốt lõi - là giáo đục trẻ mai sau thành những con người lao động chân chỉnh,
vị vậy cân phải giáo dục lao động cho trẻ ngay từ thuở nho
Trang 18“Trong lao động của người lớn, có nhiều nhân tố: tíni.nghia
vụ, tính mục đích tinh tập thé, tink kế hoạch, tính kỹ thuật,
tính thẩm mĩ, tính kinh tế tính xã hội v.v Hiển nhiên, không thể hình thành những nhân tố lao động trên, theo đứng nghĩa
của nó, ở lứa tuổi mẫu giáo, nhưng những dụng manh nha của chúng dang được hình thành trong liêu tuổi này Mật khác, do’
khả năng lao động của trẻ còn rất hạn chế nên những dạng trên xuất hiện chủ yếu ở bên ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ lao động cụ thể của trẻ đặc biệt là trong trò chơi và các hoat
động sáng tạo của trẻ
Như vậy thông qua moi how động của trẻ, nhất là trò chơi
và các hoạt động sáng tạo cần tùy theo lứa tuổi mà từng bước
giáo dục cho trẻ biết đự: mục đích cừ duy trì mục đích đó trong
suốt quá trinh hoạt động (trẻ dễ nửa chừng 'lăng quên” mục dich ban đầu và chuyển sang mục đích khác do một hứng thú tức thời), biết cùng nhau phác (hảo kẽ hoach va phan công (chang
hạn trong các trò chơi phân vai có chủ đề, trong việc tổ chức
ic ngày hội, ngày lễ
cố gắng thực hiện ý thức về nghĩa vụ), biết phôi hop va giúp đa lẫn nhau (tỉnh thần lao động tập thể), cố gắng làm khéo và
lam dep (kỹ thuật và thẩm mỹ), biết /¿Z/ kiêm nguyên vật liệu,
biết kiểm ứra và đánh giá kết quả việc làm, thấy được ý nghĩa của còng việc làm ( nhận ra trách nÍiệm của minh: và lược, sản phẩm để tặng mẹ, tặng cô, để trang trí lớp chẳng hạn) v.v
"Thực hiện những diều trên, chính là hình thành những tiền đề tức la nhữ su kiện, những yếu tố ban đầu cần thiết cho
việc hình thành hoạt động lao động thực sự sau này
3Ð Nên luyên kĩ năng, kĩ xảo thực hiện một số hữUh thức
lao động đơn giản, phù hữp ớt lứa tuôi: giáo dục thôi gien lao
động <
Việc hình (hành rhững tiên đê nêu trên tuy là một nhiệm
Trang 19vụ rất quan trọng, nhưng bị tản mạn trong các hoạt động khác nhau của trẻ Để thống nhất chúng lại trong một chừng mực có thể ở lứa tuổi này, cần tập luyện để trẻ có thể thực hiện một
số hình thức lao động đơn giân phù hợp với lứa tuổi Đó là:
- Lao động tự phục uụ như rửa tay, rửa mặt, cởi mặc quần
áo, chải đầu, thu dọn chỗ ngủ (trải, gấp chiếu)
- Lao động phục uụ sinh hoạt chung của lớp, trực nhội: cùng
nhau rửa và sắp xếp lại đồ chơi, làm vệ sinh lớp (quét sân, lau
bàn ghế ), trực nhật giờ ăn (kê ghế, chia thìa, đĩa, bê cơm ) và giờ học (bê bàn, thu dọn dụng cụ học tập)
- kao động chăm sóc Uột nuôi cây trồng: tưới cây, nhặt lá
rụng, cho cá vàng ăn
~ Làm thủ công đề trang trí lớp, để chuẩn bị ngày hội, ngày
+
hi thực hiện các hình thức Ìao động trên, cần chú ý rèn
luyện cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, tập chơ trẻ biết
cùng nhau tổ chức những lao động đơn giản (đặt mục đích, phân công, đánh giá kết quả v.v ), có thói quen lao động, hăng hái,
chu đáo, không lười nhác, không làm qua loa tắc trách, sẵn sàng làm những việc cô giao hoặc để giúp đỡ bạn bè
3- Giáô dục lòng yêu lao động, biết lồn trọng người lao động tờ bảo uệ thănh quả lao động
Giáo dục cho trẻ nhận ra lao động tạo ra những sản phẩm rất cần thiết.-cho mọi người Có lao động của người lớn trẻ mới
có nhà ở, cơm ăn, áo mặc, đồ chơi Bản thân trẻ khi lao động
cũng là lầm mnột việc có ích cho mình và cho người khác Từ
đó nhen nhóm: cho trẻ /ồng yếu ¿ao động một cách có ý thức
Mặt khác, cần cho trẻ hiểu rằng người lao động để làm tốt
Trang 20công việc của mình đã phải hộc tập công phư thọc nghề) và phải
hao công, tổn sức Bố mẹ có lao động thì mới có tiên để mua
các thứ căn dùng trong gia đình, mua đô chơi và cho tre di mau giáo Mọi thứ xung quanh trẻ, trong gia đình trẻ đều do tiền của và công sức lao động của người lớn mới có Từ những nhận
thức cụ thể đó, giáo dục cho trẻ biết ¿ôn rong những người lao động (chào hôi, không làm ồn, quấy rây khi người lớn đang làm việc ) và bảo vé thanh quả của lao động (bảo vệ không lãng phí
của công, giữ gìn cẩn thận đồ đạc, đồ chơi của mình, không
đánh hỏng, đánh mất.)
CÂU HỎI
1 Nẽu nhiệm vụ và nội dung giáo dục thể duc, trí dục, đức
dục, mĩ dục, giáo dục lao động trong trường mẫu giáo yà phân tích từng nội dung 9 Các nội dung giáo dục có mối quan hệ với nhau như thế nào? Chương HI 2 TỔ CHUC HOAT DONG CHOI CHO TRE 1- Ý nghĩa
Chơi chính là cuộc sống của trẻ
Được vui chơi, tam trạng của trẻ phấn khối thoải mái, trí
tuệ lĩnh hoạt, cơ bắp vận động đa dạng, trẻ ăn ngoan, ngủ tốt
ảnh hưởng rất tốt đến sự tăng trưởng của trẻ vã
Hơn nữa, chúng ta đã khẳng định vui chơi là hog£ động chỉ
đao của lứa tuổi mẫu giáo, tức là hoạt động mà sự phát triểm
của nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các qu
Trang 21trình tâm lý cũng như trong các đặc điểm tâm lý của nhân cách
trẻ, chỉ ghốt các hoạt động khác (học tập, lao động ) của trẻ ở
độ tuổi này
Như vậy vui chơi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự:
từng trưởng uò phái triển toàn diện của trẻ Biếng chơi bao giờ
cũng là một biểu hiện suy sút sức khỏe hoặc tâm lý của trẻ
Đối với nhà nhà giáo dục, vui chơi là một phương tiện đảm
bảo và tăng cường sức khỏe của trẻ, là con đường cơ bản hình
thành và phát triển nhân cách trẻ Trong vui chơi có đủ các yếu tố thể dục, trí dục; đức dục, mĩ dục, giáo dục lao động thẩm
mĩ hòa quyện chặt chẽ với nhau
Vi vây, ở trường mẫu giáo, dưới những hình thức khác nhau, phần lớn thời gian dành cho trẻ vui chơi và biết tổ chức hoạt
động chơi của trẻ là một yêu cầu quan trọng trong năng lực sư
phạm của giáo viên mẫu giáo
1I - Các loại trò chơi và phương pháp hướng dân
1 Yêu cầu chưng 7
a) Các trò chơi ở trường mẫu giáo thường được chia làm 2 _
nhóm: nhóm trò chơi sáng tạo và nhóm trò chơi có luật
Nhóm trò chơi sáng fạo gồm những trò chơi mà nội dung cụ thể và cách chơi không có quy định trước, trẻ căn cứ vào "vốn
sống" của mình mà 'sáng tạo" ra rồi thỏa thuận với nhau cùng, chơi Nhóm này gồm các trò chơi phân vai theo chủ đê, trò chơi đóng kịch và trò chơi xây dựng - lắp ghép
Nhóm trò chơi có luật gồm những trò chơi mà nội dung và đặc biệt là cách chơi (luật chơi) đã được quy định cụ thé, nếu
vi phạm luật chơi, trò chơi sẽ bị phá vỡ: Nhóm này gồm các trò
chơi vận động, trò chơi học tập, trò chơi dân gian
Trang 22vì trò chơi sáng tạo nào cũng déu cé luat chgi, co thé tre méi
phối hợp được hành động chơi với nhau, nhưng luật chơi ở đây
không bộc lộ rõ, trẻ khong cần quy định với nhau mà mặc nhiên
chấp nhận nó như một điều đương nhiên (chơi bán hàng thì
đương nhiên người mua phải có hành động mua, người bán có
hành động bán; "xây dựng", nhà thì đương nhiên mái phải ở
trên, sàn phải ở đưới ) Cũng vậy, không ít các trò chơi có luật
cũng đòi hỏi trẻ phải có sáng tạo mới đáp ứng được yêu cầu của
cuộc chơi ri
bì Tổ chức cho trẻ chơi trước hết phải đạt những yêu cou
chung sau: - Trẻ tự nguyện, thoải mái, thực sự nhộp cuộc uào
trò chơi, Có thế trẻ mới chơi hết mình và trò chơi mới phát huy được hết tác dụng tích cực của nó Gò ép trẻ chơi vào lúc trẻ không thích hoặc với trò mà trẻ không thích thì đối với trẻ
không còn là chơi nữa và tất nhiên trò chơi sẽ không mang lại
điều gì bổ ích cho trẻ
- Trẻ thực sự chủ động, tự lực trong khi chơi Đối với các trò chơi sáng tạo trễ cân được chủ động xây dựng nội dung, chủ
động thỏa thuận với nhau cách chơi Đối với mọi loại trò chơi,
dù là sáng tạo hay có luật, trẻ cần thực sự chủ động tự mình
thực hiện vai trò của mình Có như vậy, năng lực vận động,
tinh cảm, trí tuệ, đặc biệt là hứng thú và óc tưởng tượng của
trẻ mới được huy động một cách triệt để, tính cách của trẻ mới được bộc lộ ra một cách chân thực Điều đó không những có ích cho trẻ mà còn giúp cho cô có những cơ sở quý báu để hiểu rõ
trẻ và định hướng đúng đắn công tác giáo dục của rnình
'Tất nhiên, cô cân hướng dẫn, giúp trẻ chơi (mở rộng nội dung chơi, nhóm chơi, "giải quyết các xích mich trong Khi chdi )
nhưng tuyệt đối không nên gò ép, áp đặt trẻ theo ý của mình
một cách cứng nhắc khiến trẻ mất chủ động
Trang 23
- Trẻ phải được bảo vệ an toàn khi chơi Nơi chơi đồ chơi, cách chơi phải bảo đảm không gây nguy hiểm cho trẻ Không để trẻ chơi quá sức
3 Trò chơi phân uai theo chủ đề (PVCĐ)
a Ý nghĩa
Trò chơi PVCĐ là loại trò chơi trong đó trẻ mô phỏng một
mãng nào đó của cuộc sống xung quanh qua những ấn tượng,
xúc mà trẻ thu nhận được Trò chơi PVCP là ¿rò chơi đặc trưng nhất của lứa tuổi này muốn trở thành người lớn, nghĩa là
muốn trường thành như một con người xã hội Không những
nội dung của nó rất phong phú, bao gồm những lĩnh vực rất đa dang trong sinh hoạt và hoạt động của người lớn mà nó còn có
đây đủ những yếu tố cơ bản của trò chơi: trẻ chơi tập thể (nhóm chơi) tự nguyện, hào hứng, chủ động, tự lực, sáng tạo Vì vậy
trò chơi PVCĐ là loại trò chơi có ý nghĩa lớn nhất đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo
b Cấu trác
Trò chơi PVCD có cấu trúc tương đối phức tạp, gồm:
+ Chat dé v2 ndi dung của trò chơi i Chủ đề là mảng hiện thực được phan ánh vào trò chơi va thường được trẻ coi như "tên" của trồ chơi: chơi bán hàng, chơi
dạy học
Cũng một chủ đề nhưng nội dung chơi có thể rất khác nhau, tùy theo trẻ phản ánh khía cạnh nào đó của trẻ và tùy theo vốn sống của trẻ Cừng chơi bán hàng, giữa các nhóm chơi "hàng"
có thể rất khác nhau, nội dung chơi của trẻ mẫu giáo lớn khác
nhiều so với trẻ mẫu giáo bế
+ Vai chơi và hành động chơi
Trang 24Vai chơi là do sự "phân công” trong trò chơi, qua đó trẻ
mình coi như người lớn để hành dong Đó là một cách của trẻ
dã thâm nhập vào cuộc sống của người lớn xung quanh
Hành động chơi của trẻ chỉ mô phỏng hành động, của người
lớn, nghĩa là khơng hồn tồn y như người lớn làm thật mà chỉ
tái tạo lại những gì có tính chất lề ngoài mà trở nhận thấy,
Chẳng hạn khí làm chứ lái xe, trẻ chỉ quay đi quay lại tay 2
còn không quan tâm đến phần *kỹ thuật" muốn rẽ phải, re trái phải điều khiển tay lái như thế nào, chưa kể trong điều khiển xe còn có chuyện sang số, đận ø3, phanh Tuy vậy chính các
hành động chơi tức là quá trình chơi tạo nên cái hứng thú, hấp
dẫn của trò chơi
+ Quan hệ chơi là quan hệ gia các vai khỉ chơi, chẳng hạn ˆ
quan hệ giữa "người mua" và "người bán" giữa "bác sĩ" và 'bệnh nhân" Quan hệ thực là quan hệ giữa các trẻ trong nhóm chơi “Trong khi chơi, có khi quan hệ chơi và quan hệ thực xen kẽ
nhau, Đang chơi, có thể trẻ "ngừng vai" để đề nghị một điều gì
đó (mỡ rộng nội dung chơi, uốn nắn lại cách chơi ) sau khi thỏa
thuận được với nhau, lại choi tiép
+ Đồ chơi và hoàn cảnh chơi
Đà chơi là những uột thay thế cho đồ vật thực để trẻ chơi PO chơi có thể mô phỏng giống như đồ vật thực, (ô tô, máy bay,
búp bê ), nhưng cũng có thể là một vật nào đó được trễ quy woe với nhau và coi đó là đồ vật thực: "giả vờ" cái que là con
ngựa, vỏ bao diém là cái xe ô tơ
Hồn cảnh chơi cũng khơng phải hoàn cảnh thực ruà là hoàn cảnh do trẻ tưởng tượng ra trong đầu mình
e) Qui trình hướng dẫn một trò chơi PVCĐ
Trang 25‘Viee‘huéng din mot-trd cho PVCB gom 3 bước sau: Bước 1: Thỏa thuận trước khi chơi
Bao gồm các thỏa thuận trong nhom chơi về: + chủ đề chơi
++ nội dung chơi và cách chơi + phân vai
Bước 2- Quá trình chơi
Đây là phần hứng thú nhất của tro chơi và cũng là lúc mà trẻ thường bộc lộ rõ tính cách cua minh Về mặt hướng dẫn có
3 vấn đề cần đươc chú ý
+ Uốn nắn vị mỡ rộng nội dung chai
Cân uốn nắn nội dung khi trẻ "lạc đề" nghĩa là có nhữn» hành động không phù hợp với vai của mình, đặc biệt khi trẻ ¡ phỏng cả những lời nói, hành vi tiêu cực của người khác
+ Rịp thời giải quyết những xích mich trong khi chơi
+ Kip thai phát hiện và biểu đương những biểu hit A tinh
tốt, uốn nắn những biểu hiện ca uính xấu của trẻ
Bước 3: Nhận xét sau khi chơi
Chủ yếu nhận xét quá trình chơi, nghĩa là hoàn canh ch và
các vai nhằm giúp trẻ thêm hào hứng với trò chơi, nội dung chơi sau này
| mé rong
d) Su phét trién tro chơi PVCP ở trẻ uù cách hướng dẫn
“Trò chơi PVCĐ được hình thành, mở rộng và hoàn thiện dân
theo từng độ tuôi mẫu giáo tbé, nhớ lớn), vì vậy cá^h hướng
dân vừa phải phù hợp vừa phải thúc đẩy sư phát triển đó
Trang 26
Láp bé
Đây là thời kỳ từ hoạt đông với đồ vật, trò chơi PVCD bước đầu được hình thành Sự phát triển này có thé chia thành 3 giai
đoạn:
Giai đoạn 1 Từ hành động uới đồ uật chuyển thành chơi nồi
đồ uật
Chúng tạ, đã biết, cuối tuổi nhà trẻ trong qué trình hành động với đồ vật, đã xuất hiện một trò chơi đơn giản, chẳng hạn cho búp bê ăn bột, uống nước Lúc này búp bê, cái thìa, cái cốc
không còn là những đồ nột mà trẻ vẫn tùy ý đập, ném, gõ nữa
mà đã trở thành một đồ chơi, dùng để chơi thành trò
Đến đầu tuổi mẫu giáo bé, căn tích cực dạy trẻ thực sự chơi
sới đồ chơi theo đúng nghĩa của nó Muốn vậy cô phải cùng chđi
với trẻ như một bạn chơi để làm mẫu cho trẻ, hướng dẫn trẻ
biết hành động uới đồ chơi (bế búp bè, đẩy xe ð tô )
Việc thỏa thuận trước khi chơi và nhận xét sau khi chơi chưa tách bạch thành những bước riêng mà được tiến hành ngay
trong quá trình cô cùng chơi với trẻ
Ở giai đoạn này trò vẫn chơi cạnh nhau và dễ tranh giành
đô chơi của nhau nên cần chuẩn bị đủ đô chơi cho tre
Giai đoạn 2 Xuất hiện hành động 0ai
Ở giai đoạn này khi hỏi một trẻ đang cho búp bè ăn "cháu
làm gì ở ¡- thường không trả lời: "cháu cho búp bè ăn”
(thao tác vai) mà là “cháu là mẹ" có nghia lA tre dong vai bà mẹ
để cho con ăn (hành động vai)
Nội dung hướng dẫn chủ yếu lúc này là vừa luyện tho trẻ bành động vai cho &iếo "như thật”, vừa giúp trẻ từng bude mi
Trang 27rộng, đa dạng hóa hành động vai của mình (khi khuấy bột cho - con, cho con ăn, ru con ngủ ) Cô có thể gợi để trẻ lưu ý phản
ánh cả thái độ của người lớn trong công việc, nhằm hướng dẫn
trẻ chú ý đến các quan hệ ứng xử, các qui tác hành ví đạo đức
Muốn vậy, cô vẫn cần càng chơi với trẻ, đồng thời trong các
sinh hoạt và hoạt động khác của trẻ, chú ý làm giều uốn sống
của trẻ về các lĩnh vực mà trẻ thích chơi Hành động vai phụ
thuộc rất lớn vào đồ chơi (phương tiện hành động) vì vậy cần
chú ý cung cấp cho trẻ những đồ chơi thích hợp
“Trẻ vẫn chơi cạnh nhau việc thỏa thuận trước khi chơi chủ yếu là giữa cô và từng trẻ, qua đó cô giúp trẻ nhận rõ vai của mình và biết hành động sao cho "giống như thật” Việc nhận xét Sau khi chơi cũng nhằm vào các yêu cầu đó mà động viên, khuyến
khích trẻ
Giai đoạn 3 Xuất hiện hành động vai theo nhóm 2 - 3 trẻ hi trẻ biết phản ánh các hành động theo một trình tự nào của vai chơi thì trò chơi "một mình" không thỏa mãn nhu cầu
chơi của trẻ nứa, từ đó xuất hiện các nhóm chơi 2 - 3 trẻ uới
nhu Chẳng hạn 2 - 3 trẻ thích chơi "mẹ-con" hoặc thích chơi
ô tô rủ nhau "cùng chơi"
Ở đây, trẻ gắn bó với nhau bồng chủ đề nhiều hơn là bằng
quan hệ giữa các vai Thí dụ cùng chơi "khám bệnh" một trẻ
làm bác sĩ khám cho bệnh nhân (búp bê), một trẻ làm y tá thì tiềm thuốc Các vai tương đối độc lập với nhau, tính chất chơi
vẫn là hành: động vai, vị vậy nhóm: dễ bị uỡ, khi trẻ "chán hành động vai đó (co tính đơn điệu hoặc khó mỡ rộng của nó) hoặc bị hấp dẫn hồi một hành động vai của một nhóm khác
Khi hướng dân, cô vẫn cần cùng chơi với trẻ, ít nhất mỗi
Trang 28nhóm một lát, để giúp trẻ biết chơi cùng nhau, biết phối hợp hành động chơi với nhau, giải quyết các xích mích, đồng thời
giúp trẻ phát hiện đàn những quan hệ gắn bó uai chơi với nhau
'Việc thỏa thuận trước khi chơï“được tiến hành theo các nhám
chơi và hướng chủ yếu vào việc dạy trẻ biết xây dựng ý định, nội dung chơi chung, biết thỏa thuận với nhau khi phân vai
Nhận xét sau khi chơi chủ yếu hướng, vào việc động viên trẻ
biết chơi chung (cùng nhau), biết hành đổng vai khéo, có thái
độ thiện cảm đối với bạn, biết nhường, nhịn lẫn nhau
Lớp nhỡ
Đến độ tuổi mẫu giáo nhỡ, trò chơi PVCD theo đúng nghĩa
của nó thực sự được hình thành, nhóm chơi ngày càng bền vững
Trò chơi PVCĐ trở thành loại trò chơi chủ yếu của lứa tuổi, được
trẻ rất ham chơi
Quá trình phát triển trò chơi PVCĐ ở độ tuổi này cũng có
thể chia làm 3 giai đoạn
Giai đoạn 1 Xuất hiện nhóm chơi PVCĐ thực Sứ, nhưng không bên, dễ tan võ, Trẻ bắt đầu ý thức được vai chơi của mình trong nhóm, nền đã thể hiện vai chơi tỉ mi, chỉ tiết, tự lập hơn và bất đầu có sáng kiến khi chơi, chính lúc này vai trò hướng,
dẫn của cô đặc biệt quan trong
Không hướng dẫn tốt, trò chơi sẽ mang tính tự phát, vẫn
mang tính chất hành động vai theo nhóm mà không trở thành
PVCPĐ thực sự, nhóm chơi dễ tan vỡ Cô cân cùng chơi uớt trẻ, hướng dẫn trẻ chọn chủ đe, xây dựng nội dung và phân vai, đặc
biệt giúp trẻ thấy được uờ tôn trong quan he gan bd vai choi vet nhau trong khi chơi
Trang 29tiến hành theo nhóm với nội dung tương tự ở giai đoạn 3 lớp bé, nhưng chú trong xây dựng tốt gưan hé chơi (quan hệ giữa
các vai) và quan hệ thực của trẻ trong khi chơi
Giai đoạn 2 Các nhóm chơi có chủ dé bền vững hơn, thời
gian chơi lâu hơn, trẻ tự lực và có nhiều sáng kiến hơn
Trẻ đã nhận thức được toàn bộ cấu trúc của trò chơi PVCĐ,
muốn chơi như thật và muốn phát triển nội dung chơi trò đa
dang hơn Do đó, trẻ có ý thức tuân theo luật chơi, khi đóng vai thì hành động chỉ tiết, tỉ mỉ, chủ động và sáng tạo hơn Chẳng
hạn "mẹ" không chỉ khuấy bột cho con ăn ma con An xong còn lau miệng, cho con uống nước hoặc thay quần áo cho con, dẫn
con đi dạo v.v
Cô vẫn cùng chơi với trẻ, qua đó cần đặc biệt chú ý
thiện các kỹ năng của vai chơi, biết phối hợp hành động giữa
các vai, mỡ rộng nội dung chơi '
Giai đoạn 3 Trẻ bắt đầu tự lực chơi, nhóm chơi tiếp tục bền vững hon Trẻ đã biết tự thỏa thuận với nhau về chủ đề, nội
dung và việc phân vai, tự tìm ra các phương tiện để thực hiện
đến cùng chủ đè chơi Trẻ cố gắng phản ánh đúng hơn, đa dạng
và tỉ mĩ hơn hoạt động qủa người lớn
hoàn
Đến giai đoạn này, cd khong can tham gia trực tiếp uào trò
chơi của trẻ mãu Nếu có tham gia cũng chỉ để động viên trẻ,
gụi ý để trẻ mở rộng nội dung chơi, giúp trẻ giải quyết những xích mich ma tré không tự giải quyết được Cô cân hết sức tạo
điều kiện để trẻ thie sue chu động trọng khi chơi Nhận xét sau
khi chơi được tiến hành với cả iớp theo yêu cầu và nhiệm vụ đã
được đặt ra đối với từng nhóm trước khi chơi Cô hướng dẫn
trẻ biết kiểm tra lẫn nhau và tự kiểm tra Lớp lớn
Trang 30Nhóm chơi của trẻ mẫu giáo lớn đã bền vững Dan dan mot
vài nhóm liên kết với nhau chơi theo một chủ đề chung Chẳng
bạn nhóm gia định với nhóm cô giáo - bác SẼ Bố mẹ đưa con
đến trường Cô giáo đón trẻ và trao đổi với bố mẹ về tình hình
trẻ Cô đưa trẻ đi khám bệnh hoặc tham quan bệnh viện Ở bệnh
viện bác sĩ khám bệnh, y tá tiêm thuốc v.v- Cuối cùng đất cả các nhóm trong lớp có thể liên kết với nhau theo một chủ đề,
tạo thành một tập thể lớn trẻ cùng chơi với nhau Ở độ tuổi này, trẻ hoàn toàn có thể #z ?ổ chức uờ điều khiển trò chơi
Trẻ cùng thỏa thuận với nhau về chủ đề chơi, và phân các nhóm chơi và các vai chơi, chọn người điều khiển chung (thủ Ứnh) Trẻ tích cực bàn bạc và tự nguyện phục tùng lẫn nhau Trong khi chơi, trẻ đã chú ý thể hiện tỉ mĩ các vai chơi, trình tự lô gich của công việc, quan hệ tình cảm thái độ và quy tắc ứng xử của người lớn trong công việc, từ đó giữa các nhóm chơi
và giữa các vai chơi có quan hệ gắn bó với nhau
Nhận xét sau khi chơi cũng được trẻ tự tiến hành Tre da
biết đánh giá động cơ, hành vi, thái độ, quan hệ của nhau trong
khi chơi, dựa vào những yêu cầu chung của một sinh hoạt tập thị
Cô chi dong vai trò "cố vấn" theo dõi và động viên trẻ chơi,
khi căn gợi ý để trẻ phát:triển thêm nội dung chơi, hoàn thiện ky nang choi hoặc uốn nắn lại những, lệch lạc của trẻ trong khi
chơi
3'- Trò chơi xêy dựng - lắp ghép (XDLG)
a) Y hghĩa
Trò chơi XDLG là một loại trò chơi sáng tạo trong đó trẻ
phản ánh những hiểu biết, những ấn tượng của mình về thế giới
bao quanh thông qua việc tự mình tạo ra những đồ vật, công
Trang 31trình có tính chất sơ đồ, ¿hái quát bằng những nguyên liệu dưới dạng đồ chơi *
Khi xây dựng - lắp ghép, trẻ phải tạo ra những mô hình trong không gian do đó các năng lực về định hướng không gian,
về ước lượng độ lớn, tỷ lệ, khoảng cáoh trong không gian đều
phát triển, Trẻ phải xác định được mục đích việc làm của mình,
tưởng tượng và nhớ lại những gì liên quan đến chủ đề, hình dung ra được trình tự những hành động của mình, sao cho hợp
lý, phải lựa chọn nguyên vật liệu sao cho thích hợp, phải sắp
xếp sao cho khéo, phải chú ý quan sát, phân tích, tổng hợp
Kết quả trò chơi là một sản phẩm cụ thể Trẻ phải biết đánh
giá sản phẩm đó xem có khớp với chủ đè không, có đẹp không
Như vậy trò chơi XDLG không những giúp trẻ rèn luyện cảm
giác, vận động, đặc biệt là sự khéo tay mà còn có tác dụng lớn
đối với sự phát triển trí tuệ và óc thẩm mĩ của trẻ
b) Sự phát triển của trò chơi XDLG uù cách hướng dẫn
'Trò chơi XDLG có thể tổ chức riêng hoặc được tổ chức như
một phần của trò chơi PVCĐ (chẳng hạn, muốn chơi "mẹ - con"
thì phải làm giường, bàn ghế cho con) Nó cũng có thể là một
trò chơi cá nhân hoặc trò chơi tập thể Ở lớp bé, trò chơi XDLG
thường không có chủ đề định trước; trẻ dễ bị các vật liệu chỉ phối: tự lựa chọn một số vật liệu mà mình thích, loay hoay xây dựng một cái gì đó rồi lại phá đi Cô không nên cản trở hành
động đó của trẻ mà nên hướng dẫn đần để trẻ biết xây dựng
những đồ vật đơn giản như, bàn ghế đường 6 tô, chưồng lợn qua đó trẻ nhận thức ra được những đặc tính của các vật liệu (hình dạng, kích thước, màu sắc) và những khả năng lắp ghép
của chúng Ở độ tuổi này, trẻ thường chơi XDLG một mình áõi trẻ nên có một hộp đồ chơi riêng để trẻ quen thuộc với vật
liệu "của mình"
Trang 32
Yêu cầu đối với trẻ có thể nang dan lên theo 3 mức độ
Mức 1: Biết sử dụng các loại vật liệu khác nhau để xây dung
những công trình đơn giản theo mẫu (hàng rào, vườn cây); nói
được tên sản phẩm của mình
Mức II: Trong các vật liệu, biết chọn một loại vật liệu thích
hợp để xây dựng công trình Biết chọn một hoặc một số loại vật
liệu theo hình dạng, kích thước, màu sắc
Mức T11: Biết cùng nhau phối hợp các công trinh đơn lễ như hang rào, đường dị, ao cá thành một chủ đề (thường là chủ đề
của trò chơi PVCP) chẳng hạn như xây dựng công viên Biết dùng các vật liệu thích hợp để xây dựng những công trình giống
nhau, có độ lớn khác nhau
Ở lớp nhỡ, trẻ đã có một số kĩ năng XDLG và vốn hiểu biết
cũng phong phú hon, do dé trò chơi XDLG được tiến hành tiếp theo chủ đề và các thao tác được phức tạp hóa đàn, từ xây dựng các công trình đơn giản như nhà, đường đi, cầu cống đến xây dựng các công trình có nhiều bộ phận hoặc phối hợp các công
trình có nhiều bộ phận hoặc phối hợp các công trình đơn lẻ thành một công trình tổng hợp theo chủ đề Cuối tuổi mẫu giáo
nhỡ, trẻ đã biết chọn vật liệu để tạo ra những công trình phức
tạp như nhà tầng, ô tô, cần cẩu v‹v:
Để giúp trẻ, cô nên sử dụng các hình mẫu, khuyến khích và gợi ¥ dé trẻ phát triển thêm công trình đã được xây dựng, cho
trẻ quan sát các công trình, các vật thật và hướng trẻ chú ý
quan sát, nhận ra những đặc điểm cấu tạo cũng như vẻ đẹp (tính chất mĩ thuật) của chúng
Ở lớp lớn, trò chơi XDLG tập thể được hình thành 'Trẻ biết
tự chọn chủ đề, lập kế hoạch, phan cong, ban bac cach xây, chọn
Trang 33lựa vật liệu Vật liệu xây dựng cho độ tuổi này cần đa dạng, có nhiều chỉ tiết để trẻ có thể tạo ra những công trình phong phú về thể loại và nội dung, chẳng hạn một khu tập thể có nhà cao
tầng, rạp hát, cửa hàng bách hóa, công viên, bến xe ô tô v.v
Can hướng dẫn trẻ bố trí các cơng trình sao cho thống, hợp lý
để có thể sử dụng vào trò chơi PVCĐ,
‘Tro choi xây dựng - lắp ghép cá nhân vẫn tồn tại Cô nên dạy trẻ biết cách xem các hình vẽ để xây dựng lắp ghép theo
4 Trò chơi đông kịch tị
a) Ýnghữa: Trong trò chơi đóng kịch, "kịch bản" được "chuyển
thể” từ các chuyện cổ tích, chuyện kể, thơ mà trẻ đã được lãm
quen trong các tiết "làm quen với văn học”:
'Trò chơi đóng kịch làn cho nội dung chuyện cổ tích, chuyện
kể, thơ được thể hiện thành những hình tượng trực quan; sống
động khiến trẻ nhận thức được một cách nhẹ nhàng nhưng cụ thể hơn, sâu sắc hơn những cung cách ứng xử, những hành vi đạo đức của các,nhân vật, do đó tác đụng nêu gương của câu
huyện có hiệu quả cao Mặt khác, muốn nhập vai trẻ phải hiểu
rõ những tình huống của kịch bản, không bằng lòng với những biểu hiện bề ngoài mà phải di sâu hơn, hiểu được động cơ hành
động, thái độ, tình cảm của nhân vật, từ đó trẻ có thêm kinh
nghiệm trong việc tìm hiểu cuộc sống xưng quanh trẻ Qua việc
thể hiện ngôn ngữ của nhân vật, từ các loại câu đến ngữ điệu
của câu, ngôn ngữ của bản thân trẻ cũng được phát triển Mặt
khác kịch là một loại hình nghệ thuật, trò chơi đóng kịch vì vậy
cũng gân gũi với hoạt động nghệ thuật nên có tác dụng quan
trọng trong giáo dục thẩm mĩ đối với tre
Trang 34b)'Êách hướng dân
Trong chương trình hiện hành, trò chơi đóng kịch chỉ áp
dụng cho lớp nhữ và lớn
Trò chơi đóng kịch có nhiều hình thức tổ chức:
- Hoặc được sử dụng ngay trong quá trình học để việc lĩnh
hội các tác phẩm văn học của trẻ sâu sắc hơn : - Hoặc tổ chức như một hoạt động sáng tạo ty lập của trẻ,
dưới 2 hình thức: 4
+ Rết hợp vào trò chơi PVCP dưới dạng một chủ đề cho trò
chơi phân vai
+ 'Tổ chức riêng vào các buổi chiều hoặc vào những thời
điểm trẻ chơi tự do, theo ý thích
'Tổ chức một trò chơi đóng kịch có thể theo trình tự sau:
- Chọn tác phẩm: đề đóng Đó là những tác phẩm được trẻ ưa thích vì nó gây cho trẻ những ốn (ượng uờ cảm xúc đạo đức
đốt đẹp Câu chuyện phải có những tinh tiết cụ thể, hấp dẫn, có ˆ
khi hồi hộp, diễn biến phải đơn giản, rõ ràng, có khi lập đi lặp
lại một số cảnh, đối ngoại phải gọn gàng, sinh động, có khi cũng,
lặp một số câu hỏi, lời nói và kết thúc phải có hậu: cái thiện
phải thắng cái ác
Trẻ rất thích những kịch mà nhân vật là những con vật
(gà, thỏ, gấu, cáo ) được nhân hóa nghĩa là hành động, nói năng,
như người
Tác phẩm nên được chọn một cách đa dang: chuyện cổ tích,
chuyện kể, thơ, ngụ ngôn
+ Giới thiệu: tác phẩm
Trước khi cho trẻ đóng kịch, cần giới thiệu ¿h@ý kĩ tác phẩm
Co ké cho trẻ nghe, giọng kể diễn cảm, nhấn mạnh vào những tỉnh tiết cân thiết, Sau đó, cô vừa kể vừa cho trẻ quan sát tranh
Trang 35minh hoa, nếu có Rồi cô nói chuyện, trao đổi, gợi ý để trẻ nắm
được trình tự diễn biến câu chuyện tính cách, thái độ, hành vi của các nhân vật, phân biệt điều tốt, điều xấu qua các nhân vật Cuối cùng cô cho một số trẻ kể lại, chú ý luyện cho trẻ kể thật diễn cảm phần thoại
- Chuẩn bị ù tập, bao gồm:
+ Phân vai Cô phân các vai cho trẻ Nếu cốt kịch đơn giản,
cô chía thành nhiều nhóm cùng đóng, cô gắng để tất cả các trẻ đều được đóng vai Nếu cốt kịch có vai chính hơi "khó đóng" một chút, lúc đầu cô đóng vai chính để luyện cho trẻ đóng các
vai khác, sau đó chuyển đân cho trẻ đóng vai chính
+ Tộp đóng Khi tập đóng, số trẻ không đóng vai sẽ làm khán giả Sau mỗi lần tập, cô gợi ý để các "diễn viên" cũng như "khán giả" rút kinh nghiệm Trẻ có thể tham gia bổ sung thêm
vào nội dung cho cốt kịch phong phú thêm (trẻ mẫu giáo lớn),
nhưng không nhiều và cô cần sớm ổn định nội dung để tập trung vào phân tập
+ Chuẩn bị phương tiện như quần áo, mặt nạ hóa trang,
phông cảnh Cô cùng trẻ chuẩn bị
“Thời gian chuẩn bị và tập vào các buổi chiều hoặc lúc trẻ
chơi tự do
- Biểu diễn có thể kết hợp thành một tiết mục trong trò chơi PVCĐ hoặc tổ chức những buổi biểu diễn riêng
5 - Trò chơi học tập
a) Ý nghĩa
Trò chơi học tập là loại trò chơi có luật được đạt ra nhằm mục dich củng cố những kiến thức mù cô đã dạy cho trẻ `
Tà trò chơi nên trò chơi học tập có những tính chất chung của trò chơi như tỉnh hấp dân của nó, tính chủ động, tự lực,
Trang 36sáng tạo của trẻ, do đó không những việc củng cố biển thức được thực hiện một cách tích cực, tự nguyện, cố hiệu quả cao
mà cả những quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác, biểu tượng ) và những phẩm chất irí tuệ (tính định hướng, tính độc lập, tính linh hoạt ) của trẻ cũng được rèn luyện và phát triển hác với các trò chơi PVCĐ trong đó các vai có mức độ đơn giản hoặc phức tạp khác nhau, việc phân vai có chú ý đến trình
độ phát triển của từng trẻ, trong trò chơi học tập, mọi trẻ đều tham gia một cách öin/: đẳng và việc thực hiện được trò chơi là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá năng lực của từng trẻ
b) Cách hướng dẫn
Trò chơi học tập có thể được sử dụng trong ¿iết học để ôn
lại những kiến thức đã học trong tiết trước hoặc củng cố những
kiến thức vừa mới học Nó cũng có thể được tổ chức zgoài ¿iế? học nhằm ôn lại và củng cố một cách thường xuyên những kiến
thức đã học Nói chung các trò chơi học tập cần được tổ chức
theo một hệ thống nhất định căn cứ vào quá trình dạy học cho
trẻ, như vậy tác dụng giáo dục của nó mới vững chắc
hi tổ chức trò chơi học tập, cần chú ý:
- Trò chơi học tập là phương tiện để củng cố kiến thức chứ
không phải để tiếp thu kiến thức mới Do đó trò chơi chỉ tiến hành khi đã học, đã nắm được những kiến thức cần thiết
- Khi tổ chức chơi, không những cô phải chú ý đến mực
dich day học (củng cố kiến thức, luyện kĩ năng) mà còn phải chứ ý thích đáng đến mục đích giáo dục (rèn luyện những phẩm
chất đạo đức, quy tắc ứng xiÈ )
- Trước khi chơi, trẻ phải 0hực sự năm được luật chơi Trẻ
không chơi được có khi do chưa hiểu được luật chơi chứ không
phải vi chưa nắm vữug các kiến thức cân thiết Tùy theo lứa
tuổi và mức độ phức tạp của trò chơi, cô có thể giải thích luật
Trang 37chói cơ làm nấu rôi hướng dẫn một nhom nho chéi, sau dé ms
tông rà các nhôm khác 5)
_ Can da dang hỏa các đồ chơi học lấp dể trẻ có thể vận
dung các kiên thức hoặc ren luyện các ki nang trong những
tink hung khác như Như vậy tác dụng củng cố mới vững chắc
- Nội dụng, hành đông và luật chơi phải được phic tap hóa
dan dan
'frd chợt học tấp khi keo dai dé dem điệu, làm cho tre chán Vi vay không nên kéo đài quá hoặc chơi di chai lai quá
nhiều [ân mọt trò chơi học tạ
6 - Tro char cận động
a Ynghia
Tro choi van quấn một loại trò chơi có luật, là một phương én và hoan thiện các chức năng
an động (hố, :di, chav, Khi trêo nêm bất 1 giúp cho các cơ
bap cue tre phat tien
Trò chơi và
—n để giáo dục thê ‹
đông thường được tiên hành ngoài trữi, có
tàng khí trong lành, nên có tác dụng rèn luyện cơ thể, giúp
+ thể đễ thích nghĩ với thời tiết, đồng thời lam cho việc trao
đôi chat (tuan hoàn hò hấp) tốt hơn Trang thái vui ve, phấn khi khi chơi anh hưởng tốt đến hoạt động thân kinh của trẻ
“Trò chơi vận dạng còn là một phương tiện thư dân, chống thang khi trong tiết học trẻ phải ngồi lâu
“ee trò chơi vận động có tác dung tốt trong việc hình
thính các phẩm chất đạo đức - ý chí giao dục các quan hệ, qui
tả: ứng xử giữa tre với nhau khi chơi
5) Cach hướng dér
Tro chơi vân đồng được tò chức trong lúc tập thể dực sảng, trong các tiết thể dục giữa # tiết học sau các tiết học hoặc các
buội chiêu Khi tô chức troichơi vận dòng, cân chú ý:
Trang 38Trò chơi vận động nhằm uyên các cơ bắp các kỹ năng và
phẩm: chất vận
g tiên, nhanh gọn, khéo ) vì vậy mỗi tro
cân được chơi nhiều (ấn cũng như một nội dun¿ (uyện tap nay đó can dược thực biện trong nhiều đồ chơi uận động khúc haw
- Cũng như trù chơi học tập, các trò chơi vận: động cân được
tổ chức theo một hé thong nhất định phù hợp với yeu câu nội
dung và quá trình giáo dục thể lực cho trẻ theo từng độ tuổi
- Đã là luyện tap tre không thể thực hiện chính xá
léo ngay mộ
khéo
động tác khi bước vào một trò chơi mới Vì vậy:
việc tập luyện phải chú ý đến từng tre, đông thời phải từ tốn
tốt nhất là để trẻ biết ® rút Binh nghiệm khí chơi về ứ hết sức tránh làm trẻ mất hứng thú chơi vi bị cô “kèm cõi” quá nhiều
- Trong trò chơi vận động cá tỉnh của trẻ (chúng bạn nhanh
nhẹn, mạnh bạo hoặc chậm chạp.,dụt đè) ảnh hướng khá rõ đến
thái độ chơi của trẻ Vì vậy cân chú ý đến đạc điểm của từng
trẻ để khuyến khích, động viên trẻ cùng nhíc! tình tham gia
chơi
_ Yêu câu rên luyện và do đó nội dung, luật chơi cần được
nâng cao, phức tạp hóa dan dan
Cuối cùng cần chú ý bảo đảm an toàn cho trẻ khí chơi
7- Trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian là những trò chơi được nhân dân sáng
tạo ra, được lưu truyền từ đời này sang đời khác được thời gian
a ¢ va cho đến nay tồn tại rộng rãi trong nhân dân
“Trò chơi dân gian thuộc lứa tuổi mẫu giáo có tác dụng làm
"thoa mãn như cầu tận động, tìm hiểu thế giới xung quanh ve
giao tiếp của trẻ Phân lớn trò chơi này có lời đồng dao kèm
theo Thường các bài đông đao 06 lai di dom,
an đã, giầu từ
ngữ kích thích trí tưởng tượng của trẻ nên ngoài tác dung lam cho trò chơi hấp đẫn có nhịp diéu gidp tre tim hieu va yeu men
Trang 39
thiên nhiên, cảnh vat va con người của quê hương, còn có tác
dụng rất tốt trong việc phớt triển ngôn ngữ cho trẻ
Một đặc điểm đáng kể của trò chơi dân gian là nó không đòi hỏi những điều kiện chơi phức tạp Đồ chơi thường là chính bản thân trẻ hoặc vài vật dễ kiếm, dễ làm Chỗ chơi của trẻ cũng
không cầu ld: một khoảng trống, trong nhà ngoài sân, dưới gốc cây chỗ nào cũng có thể có trò chơi thích hợp, cuối cùng, do được sàng lọc qua thời gian, các trò chơi dân gian rất thích hợp với tâm lý dân tộc Không những trẻ rất thích chơi mà người
lớn cũng thích xem trò chơi, sẵn sàng khuyến khích tạo điều
kiện và hướng dẫn trẻ chơi
Việc hướng dẫn vàttổ chức cho trẻ chơi, do những đặc điểm nêu trên, cũrig không có gì khó khăn sau đây là một số vấn đè cần chú ý:
- Cho trẻ thuộc lời đồng dao trước khi chơi Nếu đồng dao
ngắn, đơn giản, có thể cho trẻ vừa chơi vừa học, Khi cần, giải thích cho trẻ hiểu một số từ, hoặc một vài cách nói đí dỏm trong
bài Cân chú ý luyện cho tré phat Gm ngtit nhip ding (nhịp 2 từ, ö từ, 4 từ )
- Một số trò chơi có người làm "cái" (trưởng trò) Lúc đầu,
cô có thể làm "cái", khi tRẻ đã biết chơi thì để trẻ tự chọn (hoặc
cô gợi ý để trẻ chọn) một bạn làm "cái" CAU HOI
1) Tại sao nói vui chơi có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với sự tăng trưởng và phát triên toàn diện của trẻ
2) Hãy nêu ý nghĩa và phương pháp hướng dẫn trò chơi phân vai theo chủ đề ở lứa tuổi mẫu giáo
3) Hãy kể các loại trò chơi được tổ chức trong trường mẫu
Trang 40Chuong IV
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO TRẺ
I Tổ chức cho trẻ học mọi lúc, mọi nơi
Chúng ta đã biết, để trở thành một con người thực sự, trẻ phải liên đục học hỏi va đập luyện Đặc biệt, đến tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ đã trở thành một công cụ quan trọng khiến năng lực nhận thức và giao tiếp của trẻ phát triển mạnh thì việc học của
trẻ càng chủ động và tích cực hơn Trẻ tò mò, xục xạo, tìm hiểu
môi trường xung quanh, quan sát và học tập các thái độ, cung
cách ứng xử của người lớn, của bạn bè Những câu hỏi "Cái gì
đấy?" "Tại sao" "Như thế nào?" luôn luôn ở cửa miệng trẻ và nhiều khi khiến người lớn cũng phải lúng túng khi căn phải trả lời trẻ Chính bằng cách học đó, trẻ tích lũy đân được một khối
lượng to lớn về kiến thức và kĩ năng cần thiết cho cuộc sỡng và sự phát triển của trẻ 7
Cách học có tính chất tự phát, gặp đâu học đó, học ở mọi
lúc, mọi nơi: đó là cách học của trẻ thơ, "Cách học trong trường _ đời" rất quan trọng và rất phù hợp với nhu cầu của lứa tuổi Trẻ học một cách rất tự nguyện, theo hứng thú và nhủ cầu của mình, nên rõ ràng đó là một cách học tốt Tất nhiên trong cách
học tưởng chừng như "tự học" này, không thể không có vai trò
của người lớn Trong gia đình, trẻ "học lỏm' những người lớn
xung quanh, theo gương của họ, đông thời được ông bà, bố mẹ,
ˆ anh, chị thường xuyên dạy bảo, giải đáp những câu hỏi, những
băn khoẩn thắc mắc Trong trường mẫu giáo, nơi mà cuộc sống
của trẻ được tổ chức một cách có mục đích và đa dạng, thì việc học ở mọi nơi mọi lúc này của trẻ tuy không thể quy định máy móc thành một chươ:.z trình riêng nhưng cũng cần có sự đác