1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bai thảo luận môn quan tri rui ro đại học Thương Mại

24 1,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 49,42 KB

Nội dung

bai thảo luận môn quan tri rui ro đại học Thương Mại

Trang 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Khái niệm rủi ro và rủi ro kinh tế

1.1 Rủi ro là gì ?

- Theo từ điển Tiếng Việt: Rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến

- Theo từ điển Oxford: Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đớn đau thiệthại

- Theo George Rejda: Rủi ro là sự không chắc chắn , gây ra những mất mát thiệthại

- Điều là 1 khả năng , 1 sự kiện, 1 biến cố xảy ra đối với cá nhân hay tổ chức,

DN

- Bất ngờ : là không lường trước được không dự đoán được hoặc tính bất định, là

sự nghi ngờ về khả năng của chúng ta trong tương lai của một hoạt động tronghiện tại Sự bất định phản ánh khả năng luôn luôn thay đổi không dự đoán được

về kết quả trong tương lai

=> Như vậy rủi ro là khả năng một sự vật có thể xảy ra và sẽ có ảnh hưởng tới việcđạt được mục tiêu Rủi ro là sự bất lợi bất ngờ xảy đến gây tổn thất lớn cho con người

*Quan điểm khác : Là sự kết hợp giữa các điểm dễ tổn thương của hệ thống và các

các nguồn phát sinh nguy cơ đến từ bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức Trong đó

hệ thống ở đây có thể là kế hoạch phát triển dự án, 1 thiết kế hệ thống, 1 kế hoạchcông việc …

Nguy cơ đối với hệ thống là khả năng tiềm tàng của các sự kiện bên trong hoặcbên ngoài hệ thống có thể gây ra các thay đổi bất lợi cho hệ thống, nguy cơ có thể thayđổi nhân sự, do thiếu hụt thời gian, do thâm hụt ngân sách …

Điểm dễ tổn thương là điểm tại đó nguy cơ có thể xâm nhập vào hệ thống vàkết hợp giữa nguy cơ với điểm dễ tổn thương sẽ tạo ra rủi ro

Điểm dễ tổn thương có thể là nhân sự có năng lực không đáp ứng được nhu cầu côngviệc, cấu trúc nhóm dự án không hợp lý

1.2 Rủi ro kinh tế

Có 2 trường phái rủi ro + Trường phái truyền thống

+ Trường phái cổ điển

+ Trường phía truyền thống : Rủi ro là sự không may, sự tổn thất mất mát,

nguy hiểm Nó được em là điều không lành không tốt bất ngờ xảy đến Đó là sự tổnthat về tài sản hay sự giảm sút về lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến

+ Trường phái hiện đại

Trang 2

Rủi ro là sự bất chắc có thể đo lường được vừa mang lại tích cực vừa mang lạitiêu cực Rủi ro có thể mang lại những tổn thất mất mát cho con người nhưng có thểmang lại những lợi ích những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro người ta có thểtìm ra những biện pháp phòng ngừa hạn chế những rủi ro

- Rủi ro trong kinh doanh:

Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinhdoanh, gây khó khăn, trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn phácác thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhều hơn về nhân lực vật lực,thời gian trong quá trình làm việc của mình

1.3 Các nguyên tắc quản trị và nhận dạng rủi ro :

*Quản trị rủi ro

Nguyên tắc 1 : Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu

Nguyên tắc 2 : Quản trị rủi ro gắn liền với trách nhiệm của nhà quản trị

Nguyên tắc 3 : Quản trị rủi ro gắn liền với các hoạt động của tổ chức

*Nhận dạng rủi ro :

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro cóthể sảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Nhận dạng rủi ro nhằm tìm kiếm các thông tin về :

+ Tên và các loại rủi ro

+ Các mối hiểm họa

+ Các mối nguy hiểm

*Các quyết định quản trị:

Trang 3

- Theo cách thức ra quyết định của nhà quản trị:

+ Quyết định trực giác: Là những quyết định được hình thành xuất phát từ cảm nhậntrực giác của người đưa ra quyết định

+ Quyết định dựa trên cơ sơ lý giải vấn đề: Là những quyết định dựa vào sự hiểu biết

về vấn đề cũng như kinh nghiệm giải quyết

-Theo số cách phân loại khác:

+ Theo chức năng quản trị (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát)

+ Theo tầm quan trọng (chiến lược, tác nghiệp)

+ Theo thời gian (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn)

*Cơ sơ nhận dạng rủi ro:

- Dựa trên số liệu thống kê

- Dựa trên thông tin thu thập được từ môi trường

- Dựa trên phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Dựa trên kinh nghiệm, trực giác của nhà quản trị

* Nhận dạng rủi ro cần tập trung vào 2 vấn đề chính:

- Vấn đề 1: Nguồn rủi ro (phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm) thường được

tiếp cận từ các yếu tố môi trường hoạt động của doanh nghiệp Bao gồm:

+ Môi trường chung: Môi trường chính trị luật pháp, môi trường kinh tế, môi trườngkhoa học – kỹ thuật, công nghệ, môi trường VH – XH, môi trường tự nhiên

+ Môi trường đặc thù: Khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan hữuquan

+ Môi trường bên trong: Nhận thức của con người nói chung và của nhà quản trị nóiriêng

-Vấn đề 2: Nhóm đối tượng rủi ro

Nhóm đối tượng rủi ro có thể là tài sản, nguồn lực

+ Nguy cơ rủi ro về tài sản: Là khả năng được hay mất đối với tài sản hữu hình hayđối với tài sản vô hình

+ Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý: Là nguy cơ có thể xảy ra các tổn thất vềtrách nhiệm đó được quy định

Trang 4

+ Nguy cơ rủi ro về nguồn lực: Là nguy cơ rủi ro có thể xảy liên quan đến tài sản conngười của tổ chức (rủi ro xảy ra liên quan tới nguồn nhân lực)

*Các phương pháp nhận dạng rủi ro:

- Phương pháp chung: Xây dựng bảng liệt kê.

Xây dựng bảng liệt kê thực chất là việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trongcác tình huống nhất định, để từ đó nhà quản trị có những thông tin nhận dạng và xử lýcác đối tượng rủi ro

Thực chất của phương pháp này là sử dụng bảng liệt kê, là phương pháp phân tíchSWOT

-Phương pháp nhận dạng cụ thể:

+ Phương pháp phân tích báo cáo tài chính:

Bằng cách phân tích bảng báo cáo hoạt động kinh doanh, bản dư báo về tài chính vàbản dự đoán về ngân sách Kết hợp với các tìa liệu bổ trợ khác, NQT có thể xác địnhđược các nguy cơ rủi ro về tài sản, về trách nhiệm pháp lý, về nguồn nhân lực …

+ Phương pháp lưu đồ:

Trên cơ sở xây dựng 1 hay 1 dãy các lưu đồ diễn ra trong những điều kiện cụ thể vàtrong từng hoàn cảnh cụ thể, nhà quản trị có điều kiện phân tích những nguyên nhân,liệt kê các tổn thất tiềm năng về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực

+ Phương pháp điều tra hiện trường:

Bắng cách quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cánhân trong doanh nghiệp, nhà quản trị tìm hiêu được các mối hiểm họa, nguyên nhân

và các đối tượng rủi ro

+ Phương pháp làm việc với các bộ phận khác của doanh nghiệp:

NQT có thể nhận dạng các rủi ro thông qua việc trao đổi với các cá nhân và các bộphận khác trong doanh nghiệp, hoặc thông qua hệ thống tổ chức không chính thức.Với phương pháp này thông tin có thể thu thập được bằng văn bản hay bằng miệng

+ Phương pháp làm việc với bộ phận khác bên ngoài:

Thông qua tiếp xúc, trao đổi, bàn luận với các cá nhân và tổ chức bên ngoài doanhnghiệp, nahf quản trị có thể có điều kiện bổ sung các rủi ro, đồng thời có thể phát hiệncác nguy cơ từ những đối tượng này

+ Phương pháp phân tích hợp đồng:

Trang 5

Nhà quản trị nghiên cứu từng điều khoản trong các hợp đồng và phát hiện ra các saisót, những nguy cơ rủi ro xuất hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng đồng thờicũng có thể biết được rủi ro tăng lên hay giảm đi thông qua việc thực hiện các hợpđồng này.

*Phân tích rủi ro: Là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên

nhân gây ra rủi ro và các tổn thất

- Nội dung của phân tích rủi ro:

+ Phân tích hiểm họa

+ Phân tích nguyên nhân rủi ro: Có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khácquan

+ Phân tích tổn thất, hậu quả

*Các phương pháp phân tích rủi ro:

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm

- Phương pháp xác suất thống kê

- Phương pháp phân tích cảm quan

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động

*Đánh giá và đo lường rủi ro:

Thực chất của quá trình đánh giá và đo lường rủi ro là tính toán, xác định tần suất rủi

ro và biên độ của rủi ro, từ đó phân nhóm rủi ro

Hay nói cách khác nhà quản trị xây dựng ma trận về tần suất và biên độ rủi ro

- Các yêu cầu khi đo lường đánh giá rủi ro:

+ Có độ tin cậy cao

+ Hữu ích

+ Đảm bảo tính hệ thống

+ Tiết kiệm

- Các chỉ tiêu đo lường rủi ro:

+ Mức độ nguy hiểm của rủi ro, tổn thất

Trang 6

+ Tần suất của rủi ro, tổn thất.

+ Chi phí của rủi ro, tổn thất

*Kiểm soát rủi ro:

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểunhững tổn thất có thể đến với một tổ chức khi rủi ro xảy ra

Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng chống, hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất xảy ratrong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

*Tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro:

- Hạn chế những tổn thất xảy ra đối với con người

- Tăng độ an toàn trong kinh doanh

- Giảm chi phí hoạt động kinh doanh chung

- Tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường

- Tìm kiếm được những cơ hội và biến những cơ hội kinh doanh thành hiện thực

*Tài trợ rủi ro:

Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù những tổn thất xảy

ra hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất

- Các biện pháp tài trọ rủi ro như :

+ Tự khăc phục rủi ro: Là biện pháp cá nhân hay tổ chức bị rủi ro tự thanh toán cácchi phí tổn thất

Nội dung tự khắc phục rủi ro: Xác định mục tiêu tự khắc phục, thực hiện các hoạtđộng tự bảo hiểm, chi trả cho các tổn thất

+ Chuyển giao rủi ro: Là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực tế khác nhauthay vì một thực tế phải gánh chịu rủi ro

Chuyển giao rủi ro bằng cách: Chuyển giao tài sản và hoạt động có rủi ro đến mộthay một nhóm người khác, chuyển giao bằng hợp đồng giao ước

1.4 Sắp xếp phân nhóm rủi ro:

- Rủi ro kinh tế:

Trang 7

Suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế, thâm hụt ngân sách, mất khả năng thanh toán

nợ nước ngoài, lạm phát cao, không kiểm soát được giá cả, những biến động của tỷgiá hối đoái…

- Rủi ro chính trị:

Các quan điểm về đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu, quyền sở hữu không chắc chắn,quốc hữu hóa và sung công, thất thoát vốn ra nước ngoài, chính sách của nhà nước vềhạn ngạch, thuế quan, chính sách về lao động, kiểm soát ngoại hối và tiền tệ, chínhsách về lãi suất…quy định về môi trường

- Rủi ro pháp lý:

Sự thay đổi hay khác biệt về pháp luật liên quan đến kinh doanh, thiếu kiến thức vềpháp lý, thiếu tính chặt chẽ trong các hợp đồng kinh tế, vi phạm luật quốc gia, cáctranh chấp, kiện tụng trong kinh doanh …

- Rủi ro cạnh trạnh:

Thiếu thông tin về sản phẩm và công nghệ của đối thủ cạnh tranh, sự cạnh tranh củahàng giả, hàng nhái, doanh nghiệp chủ quan không chịu thay đổi, nâng cao năng lựccạnh tranh, sự cạnh tranh không lành mạnh, không công bằng, xuất hiện các sáng chế ,thương hiệu, mẫu mã bảo vệ, xuất hiện một số sản phẩm mới có tính cạnh tranh trênthị trường …

- Rủi ro thông tin:

thiếu thông tin về các đối tác, thiếu thông tin về sự thay đổigiá cả trên thị trường, thiếuthông tin về thay đổi công nghệ, thiếu thông tin về khách hàng, thị trường muc tiêu,thông tin sai lệch, thông tin giả

- Rủi ro Văn hóa – Xã hội:

Không am hiểu phong tục tập quán, không am hiểu về lối sống, ngôn ngữ, các giá trị,chuẩn mực ứng xử…

CHƯƠNG II: CÁC RỦI RO DO TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯƠNG

KINH TẾ 2.1 Suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế

Trang 8

+ Rủi ro về suy thoái kinh tế

Tổng tài sản/tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Trong giai đoạn 2006 - 2009,tình hình tài sản/nguồn vốn của doanh nghiệp có những biến động rõ rệt Tốc độ tăngtrưởng bình quân mỗi năm đạt 7,36% Tuy nhiên, con số này lại không đều qua cácnăm Năm 2007 có tốc độ tăng trưởng cao nhất với gần 11%, năm 2009 là thấp nhấtvới xấp xỉ 4% Tốc độ tăng trưởng của năm 2008 tương đương với tốc độ tăng trưởngbình quân của cả giai đoạn

Trong khi đó, các nghiên cứu khác về tác động của suy thoái kinh tế đều chỉ rarằng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng giảm hay chí ít là tốc độ tăng trưởng cũnggiảm so với thời kỳ nền kinh tế không bị suy thoái Tuy nhiên, nguyên nhân của sựtăng trưởng tài sản của các doanh nghiệp nghiên cứu chủ yếu là có nguồn gốc từ vốnvay của doanh nghiệp Trong đó, khoảng trên 73% sự tăng trưởng tài sản năm 2008 là

do đóng góp từ các khoản nợ phải trả Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/3 sốdoanh nghiệp được điều tra gặp những khó khăn về vốn trong thời kỳ suy thoái kinh

tế Sự khó khăn này là do tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng lênđáng kể so với thời kỳ không suy thoái

Trong thời kỳ suy thoái, thời gian trung bình để thu toàn bộ tiền hàng từ kháchhàng và nhà phân phối cũng như các khoản hoàn ứng của nhân viên là dài hơn Một sốkhoản phải thu của khách hàng kéo dài hàng năm do khách hàng không có khả năngchi trả Nguồn vốn vay của doanh nghiệp chủ yếu là từ tín dụng ngân hàng (60-85%).Bên cạnh đó doanh nghiệp còn vay từ bạn bè, người thân và các loại quỹ khác Đặcbiệt trong số này có nhiều doanh nghiệp cũng đã tiếp cận được với nguồn vốn vay vớilãi suất ưu đãi của chính phủ trong thời kỳ suy thoái nhằm kích thích cầu của côngchúng Như vậy, có thể thấy rằng, trong thời kỳ này, doanh nghiệp có xu hướng giữnguyên hiện trạng để chờ tín hiệu tích cực từ nên kinh tế hơn là mạo hiểm vay vốn đểgiải quyết ngay lập tức

+ Tình hình lao động

Trang 9

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp đã chỉ ra rằng, tổng số lượng lao động bìnhquân mỗi doanh nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm, tốc độ tăng trưởng bìnhquân qua các năm là hơn 16% Năm 2008 có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, đạt dưới10% Một trong những nguyên nhân có thể được giải thích bởi sự tác động của suythoái kinh tế mạnh nhất vào năm 2008, nền kinh tế bị giảm sút Thông qua kết quảphỏng vấn sâu trực tiếp cán bộ quản lý doanh nghiệp, do quá trình sản xuất kinhdoanh của họ bị đình trệ, nhiều công xưởng phải hoạt động cầm chừng mang tích chấtduy trì hơn là phát triển nên số lượng lao động tăng chậm, thậm chí còn giảm Đặcbiệt nhiều nơi phải đóng cửa tạm thời và một số là vĩnh viễn hay chuyển đổi sang hìnhthức khác Vì vậy, số lao động được tuyển mới ít hơn và thậm chí có nhiều doanhnghiệp không có thêm nhân viên mới

+ Nguyên vật liệu

Suy thoái kinh tế có tác động trực tiếp và tức thì tới giá cả nguyên vật liệu đầuvào trong nước, đặc biệt những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu còn “nhậpkhẩu” những tác động của suy thoái kinh tế trên thế giới Trong giai đoạn 2006 - 2009giá cả nguyên vật liệu tăng liên tục theo chỉ số giá Kết quả điều tra cho thấy trongthời kỳ 2008 - 2009, có tới 86% doanh nhiệp phải mua nguyên vật liệu với giá tăngcao hơn so với tốc độ bình thường của những năm trước đóVới sức ép từ sự tăng giá

cả nguyên vật liệu, các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều nhóm biện pháp khắc phục hạnchế những khó khăn về nguyên vật liệu, trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn nhómgiải pháp thỏa thuận lại với nhà cung cấp là chủ yếu với 63,64% doanh nghiệp Đây làgiải pháp chính yếu và quan trọng nhất của doanh nghiệp Doanh nghiệp thỏa thuận lạivới nhà cung cấp chủ yếu là về vấn đề giá cả và thời gian cũng như phương thức thanhtoán Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, sự thông cảm, cộng tác của nhà cung cấp là vôcùng quan trọng Mức độ tăng giá, thời gian thanh toán cũng như phương thức thanhtoán được đàm phán sao cho mang lại lợi ích cho cả hai bên Nếu sự đàm phán, thỏathuận với nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp không đem lại kết quả thì doanhnghiệp thường tìm tới các biện pháp tiếp theo như tìm nhà cung cấp mới hay tìm kiếmnguyên vật liệu thay thế Kết quả điều tra cho thấy, số doanh nghiệp lựa chọn biệnpháp tìm nhà cung cấp mới là 25,0%, và số doanh nghiệp tìm nguyên vật liệu thay thế

Trang 10

là 11,36% Đặc biệt, không có doanh nghiệp nào lựa chọn cho mình cách bán nguyênvật liệu tồn trữ để ứng phó với những khó khăn về nguyên vật liệu Kết quả điều tracũng chỉ ra rằng, trong thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp chỉ có tăng lượng nguyên vậtliệu dự trữ lên (14,04% doanh nghiệp) và giữ nguyên tỷ lệ dự trữ nguyên vật liệu(85,96% doanh nghiệp).

+ Tác động tới quá trình sản xuất kinh doanh

Suy thoái kinh tế tác động không chỉ tới thị trường đầu vào, nguồn lực củadoanh nghiệp mà nó còn kéo theo sự bất ổn trong sản xuất Sự mất ổn định của thịtrường đầu vào, quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ sản phẩm có tác động qua lạilẫn nhau Theo kết quả điều tra, có gần 60% doanh nghiệp cho rằng suy thoái kinh tế

2008 - 2009 đã dẫn tới sự mất ổn định trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ

+ Tác động tới quá trình tiêu thụ sản phẩm

Trong thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng theo kết quảđiều tra, có tới gần 58% doanh nghiệp cho rằng khó khăn quan trọng nhất đó là sứcmua của thị trường giảm sút một cách nghiêm trọng Điều này đã làm giảm lượng cầugây khó khăn cho vấn đề giải quyết đầu ra của doanh nghiệp Đây có thể còn là tácđộng lớn nhất của suy thoái kinh tế tới tiêu thụ sản phẩm Các khó khăn khác mangtính chất nội tại trong doanh nghiệp chỉ chiếm tổng số khoảng hơn 42% Bên cạnh đó,doanh nghiệp cũng chịu áp lực không nhỏ về giá bán Áp lực này đến từ cả hai phía đó

là tăng giá bán đối với doanh nghiệp và giảm giá bán đối với khách hàng Đối vớidoanh nghiệp, vì giá đầu vào tăng lên gần 20%, đểđảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu

tư và cho cả quá trình tái sản xuất mở rộng, doanh nghiệp phải chịu áp lực không nhỏ

là phải tăng giá bán Đối với khách hàng, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, với nguồnngân quỹ tăng lên với tốc độ giảm hoặc thấp hơn so với thời kỳ trước

Vì vậy, để có thể bán được hàng hóa, doanh nghiệp phải giảm giá, đây là một

áp lực rất lớn Để giải quyết áp lực về giá bán trong thời kỳ suy thoái kinh tế, chiếnlược ổn định giá bán được nhiều doanh nghiệp lựa chọn Điều này được thể hiện thôngqua những chính sách hạn chế điều chỉnh giá bán, cố gắng duy trì ở mức trước thời kỳsuy thoái Giá bán được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng ngân quỹ chi tiêu của khách

Trang 11

hàng chứ không phải là lợi nhuận mục tiêu hay tốc độ tăng của giá cả nguyên vật liệuđầu vào Nếu như phần lớn giá nguyên vật liệu tăng ở mức từ 10% - 20% thì mức độtăng giá bán hàng hóa của doanh nghiệp chỉ dưới 10%, chỉ có một số ít doanh nghiệptăng giá ở mức 10% - 20% và trên 20% Để đảm bảo một tỷ suất lợi nhuận hợp lý đốivới nhà đầu tư cũng như cho quá trình tái sản xuất, doanh nghiệp đã lựa chọn nhữngsách lược nhằm giảm chi phí sản xuất thông qua việc bố trí hợp lý quá trình sản xuất,điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm hợp lý, lập kế hoạch sản xuất linh hoạt và điều chỉnhlại lợi nhuận mục tiêu hợp lý hơn.

2.2 Rui ro do Lạm phát cao, không kiểm soát được giá cả

+ Lạm phát được hiểu như thế nào?

Lạm phát nói chung có thể được hiểu là việc giá cả các hàng hóa tăng lên sovới mức giá thời điểm trước (vật giá leo thang) Cần phải hiểu việc tăng giá ở đây làgia tăng chung của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ, chứ không phải tăng giá mộthàng hóa cá biệt Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức muacủa đồng tiền giảm đi Khi đó, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ muađược ít hàng hóa hơn so với trước đó

Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức muacủa đồng tiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồngtiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác

Lạm phát cũng có thể là do khối lượng tiền lưu hành trong xã hội tăng lên khiChính phủ không quản lý được khối lượng tiền lưu hành, hoặc là do Chính phủ pháthành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách Trong khi đó, số lượng hàng hóa xã hộisản xuất ra vẫn không tăng, dẫn đến thừa tiền Khi thừa tiền sẽ kích thích người tiêudùng tăng sức mua (tăng cầu) khiến giá cả tăng vọt, có khi đưa đến siêu lạm phát

Lạm phát cũng có thể do tác động của yếu tố bên ngoài, do dòng tiền nướcngoài đổ vào trong nước nhiều dẫn đến thừa tiền, hoặc do giá của một số mặt hàngthiết yếu nào đó trên thế giới tăng, chẳng hạn như giá dầu thô tăng, dẫn đến các nước

có nhập khẩu dầu sẽ tăng giá điện, cước phí vận chuyển hàng hóa cũng tăng Điện và

Trang 12

cước phí vận chuyển là những chi phí đầu vào chủ yếu của tất cả các ngành hàng sảnxuất.

Lạm phát có thể do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau, kể cả chính sáchtăng lương của Chính phủ cũng có thể góp phần tác động đến lạm phát, vì khi tănglương, người lao động thu nhập được nhiều tiền hơn và mạnh tay chi tiêu, mua sắm,cầu vượt cung Ngay cả trong trường hợp các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ đuanhau khuyến mãi, kích cầu làm cho thị trường tăng sức mua, tạo ra đòn bẫy cầu tăngvượt cung, dẫn đến thị trường tự điều tiết tăng giá góp phần gây ra lạm phát, nhất làthời điểm giáp tết

Tóm lại, lạm phát xảy ra khi xuất hiện sự gia tăng mặt bằng chung về giá cảhàng hóa Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm,nhưng nếu mức giá chung tăng, ta có lạm phát Nếu mức giá chung giảm, ta có giảmphát Nếu chỉ có một vài mặt hàng chẳng hạn như giá đường, hay giá gạo tăng mộtcách đơn lẻ thì không có nghĩa là lạm phát, mà đơn giản chỉ là một sự mất cân đối tạmthời giữa cung và cầu trong ngắn hạn Khi lạm phát xảy ra, giá trị của đồng tiền bị sụtgiảm

+ Tác động của lạm phát

Lạm phát có nhiều loại, cho nên cũng có nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhauđối với nền kinh tế Xét trên góc độ tương quan, trong một nền kinh tế mà lạm phátđược coi là nỗi lo của toàn xã hội và người ta có thể nhìn thấy tác động của nó

• Đối với lĩnh vực sản xuất

Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến độngkhông ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất Sự mất giá của đồngtiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh Hiệu quả kinh doanh - sản xuất

ở một vài danh nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế Nếu mộtdoanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rấtlớn

• Đối với lĩnh vực lưu thông

Ngày đăng: 24/02/2014, 23:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w