1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp

48 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn Luyện Và Phát Triển Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Cờ Đỏ Thông Qua Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp
Tác giả Hoàng Thị Hằng, Lê Thanh Hòa
Trường học Trường Trung Học Phổ Thông Cờ Đỏ
Chuyên ngành Kỹ Năng Sống
Thể loại sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2021 - 2022
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Cờ Đỏ .... Bên cạnh đó, việc phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN

KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG

Trang 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG

Tác giả 1: HOÀNG THỊ HẰNG

Tổ bộ môn: Ngữ văn - Ngoại ngữ

Số điện thoại: 0373718357 Tác giả 2: LÊ THANH HÒA

Tổ bộ môn: Toán - Tin

Số điện thoại: 0383517323

NĂM HỌC 2021 - 2022

Trang 3

MỤC LỤC

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

5 Phương pháp nghiên cứu 1

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết 1

5.2 Phương pháp lấy mẫu 2

5.3 Phương pháp thống kê toán học 2

5.4 Phân tích dữ liệu 2

6 Tổng quan và tính mới của đề tài 2

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

1 Cơ sở lý luận 3

1.1 Kỹ năng sống 3

1.2 Hoạt động ngoài giờ lên lớp 3

1.2.1 Khái niệm hoạt động ngoài giờ lên lớp 3

1.2.2 Mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với rèn luyện kỹ năng sống 4

1.3 Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống 4

1.3.1 Vai trò của việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống 4

1.3.2 Ý nghĩa của việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống đối với học sinh trung học phổ thông 5

2 Cơ sở thực tiễn 5

2.1 Thực trạng về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ 5

2.2 Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống ở Trường trung học phổ thông Cờ Đỏ 6

3 Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Cờ Đỏ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp 8

3.1 Kỹ năng sống cần phát triển cho học sinh trường trung học phổ thông 8

3.2 Các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Cờ Đỏ 10

3.2.1 Tổ chức hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử (theo nhóm và cá nhân) 10

3.2.2 Tổ chức hoạt động thi văn nghệ, văn hóa 14

3.2.3 Tổ chức hoạt động thi viết những dòng cảm xúc về thầy cô giáo 18

Trang 4

3.2.4 Tổ chức hoạt động tọa đàm thanh niên với lý tưởng Cách mạng 22

3.2.5 Tổ chức hoạt động ngày tình nguyện, bảo vệ môi trường 27

3.2.6 Tổ chức hoạt động tham quan, trải nghiệm 29

4 Thực nghiệm sư phạm 32

4.1 Giáo án thể nghiệm minh họa cho một tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp: Tổ chức hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử (theo nhóm và cá nhân) 32

4.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm 35

Kết quả của tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp mà đề tài đã đưa ra và tổ chức áp dụng 35

4.2.1 Kết quả các mặt giáo dục ý thức đạo đức 35

4.2.2 Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp 35

4.2.3 Kết quả học sinh đạt được về kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp 36

Phần III: KẾT LUẬN 37

1 Quá trình nghiên cứu 37

2 Ý nghĩa đề tài 37

3 Phạm vi ứng dụng của đề tài 38

4 Hướng phát triển của đề tài 38

5 Đề xuất, kiến nghị 38

5.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 38

5.2 Đối với nhà trường 39

5.3 Đối với giáo viên 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC NGLL ĐỂ RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO HS

Phụ lục 2: PHIẾU THU THẬP KẾT QUẢ CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐẠT ĐƯỢC CỦA HỌC SINH

Trang 6

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là đào tạo con người phát triển theo hướng toàn diện gồm đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, đặc biệt là trung thành với lý tưởng của Đảng Cũng chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông là một trong những phương pháp hỗ trợ cho học sinh có một nền tảng, kiến thức cơ sở và những kỹ năng cơ bản để làm chủ bản thân cũng như có thể đối phó với những khó khăn của cuộc sống Ngoài ra, những kỹ năng sống này

sẽ là một trong những nền tảng để phát triển con người Việt Nam theo hướng phát triển hoàn mỹ Với sự hướng dẫn đúng đắn về kỹ năng sống nhờ những hoạt động ngoài giờ, nó có thể ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cuộc sống của cá nhân

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành góp phần quan trọng vào sự hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh

Mặt khác, trường THPT Cờ Đỏ là một trường miền núi, học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, các em thiếu kỹ năng sống cơ bản vì ít có cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp xúc nhiều với xã hội

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Cờ Đỏ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu các kỹ năng sống cần thiết mà học sinh THPT nên và cần được truyền dạy

- Nghiên cứu những HĐNGLL tác động, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống

- Vai trò và tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp tác động, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa hoạt động ngoài giờ đối với việc rèn luyện kỹ năng sống của học sinh THPT

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh THPT

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT Cờ Đỏ

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Sau khi thu thập tài liệu tham khảo, tiến hành đọc, chọn lọc và tập hợp theo từng nội dung cụ thể Tổng hợp các

Trang 7

thông tin từ tài liệu thành một hệ thống toàn diện ở mức độ khái quát hơn

5.2 Phương pháp lấy mẫu

Nhóm nghiên cứu gồm 200 học sinh đang theo học ở cấp trung học phổ thông tại trường THPT Cờ Đỏ trong năm học 2020-2021 và 2021-2022 Dữ liệu của nhóm mẫu trong nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện

5.3 Phương pháp thống kê toán học

Phân tích, tính toán, thống kê kết quả khảo sát, tìm hiểu để có những số liệu chính xác từ đó rút ra kết luận và đưa ra giải pháp

6 Tổng quan và tính mới của đề tài

Đề tài nghiên cứu: “Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Cờ Đỏ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” đã góp phần phát

triển lý luận về việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Giáo dục kỹ năng sống là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục THPT với mục đích phát triển một cách toàn diện cho học sinh trung học phổ thông tại các vùng miền núi

Bên cạnh đó, việc phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Cờ Đỏ thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp mà đề tài đưa ra, đã chứng minh đây là phương thức giáo dục rất có hiệu quả Trong quá trình thực hiện đề tài,

từ việc điều tra thực tiễn đã cho thấy một thực trạng, đó là học sinh trường THPT

Cờ Đỏ còn nhiều hạn chế về kỹ năng sống Từ thực tế đó, đề tài Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Cờ Đỏ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp đã góp phần giúp cho nhà trường có được những quan điểm

đúng đắn về kỹ năng sống cũng như có được phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả và toàn diện cho học sinh Đề tài đã giúp cho những em học sinh dân tộc thiểu số của trường Cờ Đỏ tự tin hơn, mạnh dạn hơn, biết ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống, biết xác lập mục tiêu cuộc đời… khắc phục lối sống thụ động, tự ti, mặc cảm

Đây là những đóng góp rất thiết thực vì trong thực tế dạy học hiện nay, HĐNGLL đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển hóa kiến thức lý thuyết sang thực hành để học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng sống một

cách toàn diện

Trang 8

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lý luận

1.1 Kỹ năng sống

Để một con người có thể sống và tồn tại trong xã hội này, ngoài những kiến thức và tri thức về khoa học, kỹ thuật, con người còn cần phải biết và nắm bắt được những kỹ năng sống Đây cũng là một trong những vấn đề mà cả xã hội, nhà trường và gia đình đều đặc biệt quan tâm để giáo dục cho học sinh

Kỹ năng sống là một khái niệm được sử dụng rộng rãi và phổ biến với rất nhiều đối tượng, tầng lớp cũng như độ tuổi

Theo quan niệm từ tổ chức UNESCO, “Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: Học để biết - Học để làm - Học để chung sống - Học để làm người Theo đó kỹ năng sống được định nghĩa là những năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”

Còn theo định nghĩa từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”

Như vậy, kỹ năng sống được hiểu là một tập hợp các hành vi tích cực và những khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu

và thách thức của cuộc sống hàng ngày

Những kỹ năng sống này, con người nói chung và học sinh nói riêng được tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp, để giúp cho con người, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông có những thông tin và phương pháp xử lý những vấn

đề mà cuộc sống đặt ra và trả lời được các câu hỏi thường gặp trong cuộc sống

1.2 Hoạt động ngoài giờ lên lớp

1.2.1 Khái niệm hoạt động ngoài giờ lên lớp

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động thường xuyên của học sinh, được hiểu là các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ so với các môn văn hóa khác nhằm đáp ứng những mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất nhân cách cho học sinh để học sinh có thể theo kịp và đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống hiện nay Hoạt động ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động giáo dục trên lớp, là con đường quan trọng để gắn

lý thuyết với thực tiễn, thống nhất giữa nhận thức và hành động

Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã và đang trở thành một trong những hoạt động

vô cùng quan trọng cũng như một hoạt động không thể thiếu trong quá trình giáo dục hiện nay của các nhà trường, đặc biệt là các trường trung học phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức về các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng

Trang 9

sống nhằm đáp ứng với sự thay đổi của xã hội hiện tại

Nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng thể hiện ở các hoạt động của nhà trường như: hoạt động văn hóa, hoạt động văn nghệ, tham quan, hoạt động lao động, các hoạt động xã hội như thăm viếng, giao lưu,…Từ các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói trên, giáo viên sẽ lồng ghép kiến thức một cách khéo léo để có thể truyền đạt được kiến thức đến với học sinh trung học phổ thông

1.2.2 Mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với rèn luyện kỹ năng sống

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động giáo dục đang dần trở thành một hoạt động bắt buộc và vô cùng ý nghĩa đối với học sinh, đặc biệt

là học sinh trung học phổ thông Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh trung học sẽ đạt được những mục tiêu như:

- Thứ nhất, nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại, củng cố được những kiến thức đã được học trên lớp như lịch sử, địa lý,… Từ đó, học sinh sẽ có ý thức trách nhiệm đối với chính bản thân mình cũng như xã hội Đây cũng là một trong những bước đầu quan trọng trong việc hỗ trợ cho học sinh có cái nhìn khái quát, tổng quan, giúp các em

có ý thức về việc lựa chọn nghề nghiệp sau này cho bản thân

- Thứ hai, hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ rèn luyện cho các em về các kỹ năng sống cần thiết, đặc biệt với các bạn trung học phổ thông sắp bước vào một ngưỡng cửa mới cần những kỹ năng để đối mặt với cuộc sống như: kỹ năng tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng trong cuộc sống Bên cạnh đó, học sinh cũng cần bổ sung những năng lực hoạt động chính trị xã hội, những năng lực quản lý, hợp tác để có những nền tảng cơ bản cho ngưỡng cửa tiếp theo

- Thứ ba, hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng sẽ giúp cho học sinh bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để học sinh có được những thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, và biết điều chỉnh hành vi cho đúng với quy chuẩn đạo đức, chịu trách nhiệm cho hành vi của mình

1.3 Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống

1.3.1 Vai trò của việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống

Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc thay đổi phương pháp giáo dục cũng như có thêm những yêu cầu mới đối với giáo dục ngày càng trở thành một trong những vấn đề quan trọng và trọng tâm Vậy nên, việc rèn luyện và phát triển

kỹ năng sống cũng trở thành một vấn đề có vai trò quan trọng, cấp thiết đối với học sinh, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông

Thứ nhất, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống giúp cho học sinh được phát triển một cách toàn diện, phù hợp với khoa học giáo dục ngày nay

Trang 10

Thứ hai, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống giúp cho học sinh có nền tảng

cơ bản về những kỹ năng sống để tồn tại, thích ứng cũng như khẳng định được sự tồn tại của bản thân trong môi trường xã hội công nghiệp, hiện đại Mà trong xã hội ấy, học sinh không chỉ cần có kiến thức về các môn văn hóa, mà còn cần có những kiến thức để học cách chung sống, học cách để nhận biết và học cách để thực hành những kiến thức được học

1.3.2 Ý nghĩa của việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống đối với học sinh trung học phổ thông

Khi xã hội hiện đại với sự thay đổi nhanh chóng và toàn diện về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như văn hóa, đời sống, kinh tế cũng như lối sống với tốc độ nhanh chóng làm nảy sinh những vấn đề mới chưa từng trải nghiệm, ứng phó… Đối với học sinh trung học phổ thông cũng vậy Chính vì vậy, việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh trung học phổ thông

Thứ nhất, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân của học sinh, ngăn ngừa những vấn đề có thể phát sinh đối với học sinh và bảo vệ quyền công dân của mình Bên cạnh đó, việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống đối với học sinh cũng sẽ giúp học sinh có được cái nhìn khách quan về các hành vi mang tính xã hội tích cực để xây dựng và đóng góp các mối quan hệ tốt đẹp hơn Từ đó làm giảm bớt những tệ nạn xã hội do thanh thiếu niên dẫn đến

Thứ hai, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống sẽ giúp học sinh trung học phổ thông có những kiến thức cần thiết giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin nhất, đồng thời cũng là một phương pháp để hoàn thiện bản thân của chính học sinh

Thứ ba, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cũng giúp học sinh trung học phổ thông có những hoạt động thực tiễn giúp biến những kiến thức được học trên sách vở của học sinh thành những kiến thức được sử dụng trong đời sống Học đi đôi với hành

Thứ tư, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống giúp cho học sinh trung học phổ thông có một tâm hồn đẹp, lành mạnh và phát triển toàn diện với những thói quen tốt

Trang 11

- Thứ nhất, về mặt nhận thức: 100% giáo viên tại trường đã có nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoài giờ lên lớp đến việc rèn luyện và phát triển các

kỹ năng sống đối với học sinh trung học phổ thông, cũng như vai trò và ý nghĩa của việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống đối với học sinh trung học phổ thông

- Thứ hai, về quá trình tổ chức: Hiện tại, nhà trường đã tổ chức khá nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng khác nhau, thu hút được nhiều học sinh tham gia như các hoạt động: lao động tại nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, hoạt động chào mừng ngày 22/12, ngày hội kể chuyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chào mừng ngày sinh của Bác, các hoạt động thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ

- Thứ ba, về công tác quản lý: Qua khảo sát 200 học sinh, có 178 học sinh chiếm 89% học sinh cho rằng công tác quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường, giáo viên là rất tốt và ổn định

Có thể nói, về thực tế, hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Cờ Đỏ

đã có những bước đầu đạt được những khả quan và ưu điểm nhất định Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục:

- Thứ nhất, việc thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn chưa được đồng

bộ và chuẩn hóa, vẫn còn nhiều hoạt động ngoài giờ thiếu tính chuyên môn, chưa đạt được mục tiêu truyền đạt kiến thức cho học sinh

- Thứ hai, hoạt động ngoài giờ lên lớp đôi khi chỉ mang tính hình thức, chạy đua với quy chuẩn giáo dục bắt buộc đặt ra chứ chưa thực sự có tính thực hành, truyền đạt cho học sinh

- Thứ ba, các hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn chưa đa dạng, khả thi Kinh phí dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp còn chưa được chú trọng

Chính những nhược điểm này đã ảnh hưởng nhiều tới việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đến việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực của đội ngũ giáo viên Đây cũng là những nhược điểm mà nhà trường cần khắc phục

2.2 Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống ở Trường trung học phổ thông

Cờ Đỏ

Trường THPT Cờ Đỏ nằm ở miền Tây xứ Nghệ thuộc khu vực địa bàn miền núi, học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, các em thiếu kỹ năng sống cơ bản vì ít có cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp xúc nhiều với xã hội

Trong những năm qua, theo từng năm học, nhà trường đều tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như:

- Hoạt động văn hóa, văn nghệ: Những hoạt động này góp phần tạo ra sự tự tin cho các em học sinh, tạo tiền đề để gắn kết tình bạn, xây dựng mối quan hệ thân thiết với những người xung quanh Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ

Trang 12

cũng là một trong những cơ hội để học sinh có thể trao đổi ý kiến, tự xây dựng, quản lý quy trình cho tiết mục văn nghệ của lớp mình

- Nhóm hoạt động tham quan, dã ngoại: Nhóm hoạt động này được nhà trường tổ chức với nhiều hình thức đa dạng nư: những chuyến tham quan, thăm hỏi nhân dịp những ngày lễ, tưởng niệm (làm đẹp cảnh quan tại nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi các cựu chiến binh nhân dịp ngày 22/12, nghe những câu chuyện thật, người thật về lịch sử kháng chiến cứu nước) Những hoạt động này là một trong những phương pháp sinh động nhất trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp Những chuyến tham quan này cũng giúp cho học sinh có được những kỹ năng như kĩ năng giao tiếp, đối thoại và khai thác thông tin Không chỉ có vậy, việc nhà nhà trường tổ chức những buổi tham quan những di tích lịch sử, những khu vực địa

lý nổi bật đã giúp các em học sinh có được một cái nhìn đa chiều hơn

- Nhóm những hoạt động biện hộ, thuyết trình tranh luận cũng là một trong những nhóm hoạt động được nhà trường thường tổ chức Những buổi thuyết trình tranh luận về những đề tài mang tính thời sự là cơ hội để cho em bạn học sinh có

cơ hội được trình bày quan điểm, tìm cách lập luận thuyết phục cũng như thảo luận

về những vấn đề mang tính thời sự này Trong suốt năm năm vừa qua Nhà trường

đã tổ chức được hơn 15 cuộc thi, hoạt động biện hộ tại trường Bên cạnh đó, về phía từng lớp học, các giáo viên cũng thường xuyên tạo điều kiện tổ chức những buổi thảo luận, thuyết trình và tranh luận về những vấn đề liên quan đến đời sống thực tiễn được đề cập đến trong bài học Có thể nói, đây là một trong những biện pháp áp dụng rất phù hợp để rèn luyện kĩ năng sống của học sinh

Nhà trường cũng phát động nhiều hoạt động như đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái… nhằm rèn luyện và trau dồi cho các em nhiều đức tính tốt và cần thiết bên cạnh những kiến thức giáo dục bắt buộc

Qua khảo sát và điều tra hơn 200 em học sinh của trường, có 55 em chiếm tỉ

lệ 30% học sinh cho rằng mình đã nhận được những kiến thức về kỹ năng sống cơ bản như biết tự phục vụ cho bản thân, quản lý và tổ chức thời gian cho bản thân, có

65 em học sinh chiếm tỉ lệ 32,5% cho rằng mình đã học được nhiều điều về các kỹ năng khác, những kiến thức khác nằm ngoài sách vở, và được áp dụng những kiến thức trên sách vở vào thực tiễn

Có 80 em học sinh chiếm tỉ lệ 37,5 % cho rằng những hoạt động này chưa thực sự tạo cho các em những hứng thú, cũng như truyền đạt được với các em những kiến thức bổ ích, chưa rèn luyện cho các em những kĩ năng sống cần thiết

để đáp ứng những nhu cầu phức hợp và đa dạng của cuộc sống

Không thể phủ nhận rằng, do đặc điểm của một ngôi trường miền núi, vì điều kiện không cho phép đã khiến cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường chưa thực sự hiệu quả Có trên 40% các em học sinh chưa tham gia được hết tất cả các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, 30% các em học sinh chưa tham gia được hết các hoạt động ngoại khóa của lớp và giáo viên phụ trách tổ chức Là con

Trang 13

em dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó, các em còn cần phụ giúp gia đình vào những thời gian ngoài giờ lên lớp, điều đó ảnh hưởng đến thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa của các em

Việc ít có cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp xúc nhiều với các hoạt động xã hội khiến cho việc tham gia các hoạt động ngoại khóa chưa thực sự được các em quan tâm bên cạnh những hoạt động giáo dục văn hóa bắt buộc khác

Bên cạnh đó, vẫn còn một số thầy cô giáo cho rằng, kỹ năng sống và rèn luyện kỹ năng sống đối với các em học sinh miền núi vẫn còn là một vấn đề nhỏ, không đáng chú trọng Những hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự bổ ích và hấp dẫn với các bạn học sinh

3 Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Cờ Đỏ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

3.1 Kỹ năng sống cần phát triển cho học sinh trường trung học phổ thông

Bên cạnh những kiến thức về giáo dục bắt buộc như kiến thức về toán, văn, địa lý, lịch sử và các môn khoa học khác, kỹ năng sống thật sự vô cùng cần thiết đối với học sinh THPT Có rất nhiều kỹ năng sống, mặc dù chúng đều rất quan trọng, nhưng trong nhà trường THPT chỉ sẽ tập trung vào những kĩ năng sống cơ bản, phù hợp với môi trường giáo dục

Theo nhiều nghiên cứu trong đó có nghiên cứu của Thạc sỹ, giảng viên tâm

lý học Nguyễn Hữu Long có 10 nhóm kỹ năng cần thiết cho học sinh trung học phổ thông bao gồm:

- Kỹ năng tự phục vụ bản thân: kỹ năng tự phục vụ bản thân là kỹ năng cơ bản nhất mà bất cứ một người nào cũng cần phải có Đối với các em học sinh ở miền núi, kỹ năng này có thể là kỹ năng mà các em đã có được khi gắn với cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả

- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời: Kỹ năng này là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng, là kỹ năng xây dựng nền tảng, cũng như trụ cột của một con người Với các bạn học sinh, với độ tuổi còn trẻ, các bạn có thể còn mông lung khi đối diện với một khung trời mới, cũng như là một cuộc sống khác biệt khi những điều kiện đã thay đổi Vì vậy, kĩ năng này giúp các em biết cách xác lập được mục tiêu của cuộc đời, giúp các em có một vectơ định hướng đúng, một con người của riêng mình và không bao giờ đi lạc, luôn làm một người có ích cho

xã hội

- Kỹ năng quản lý thời gian: kỹ năng quản lý thời gian là một trong những công cụ vô cùng quan trọng đối với các em học sinh Kỹ năng này giúp các em có thể cân bằng được việc học, việc nhà, việc chơi Khi thời gian của con người là có hạn, việc có một quỹ thời gian hợp lý là giải pháp giúp các em có thể nâng cao được hiệu quả công việc cũng như cân bằng cuộc sống

- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc là một trong những kỹ năng dạy

Trang 14

các em điều chỉnh và bộc lộ cảm xúc đúng lúc, đúng nơi Đặc biệt là đối với độ tuổi của các bạn học sinh trung học phổ thông, đây là độ tuổi khá sốc nổi, việc thay đổi tâm lý và muốn chứng minh cái tôi của mình thì kĩ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc là vô cùng quan trọng Khi không thể điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc, các em sẽ rất dễ dàng có những hành động không đúng

- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân: Mỗi một con người đều cần

có những kỹ năng để tự đánh giá và nhận thức về bản thân mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Học sinh trung học phổ thông khi có được kỹ năng này là một công cụ để phát triển bản thân Hiểu biết điểm mạnh của mình

để phát huy, hiểu được điểm yếu để khắc phục, hiểu được cảm xúc để điều chỉnh và quản lý

- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử: giao tiếp và ứng xử giúp cho học sinh trong cuộc sống cũng như xã hội có khả năng trao đổi và tiếp nhận thông tin Chỉ khi thông tin được đưa đi và nhận lại thành công thì giao tiếp giữa người với người và

xử lý vấn đề mới thực sự hiệu quả Khi học sinh không biết cách giao tiếp và ứng

xử có thể gây ra nhiều hậu quả xấu

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông: Việc thể hiện được sự tự tin của mình giúp cho các em có thể thể hiện được bản thân, mong muốn cũng như là suy nghĩ của mình Không chỉ vậy, việc thể hiện được sự tự tin cũng giúp các em

có được khả năng truyền đạt quan điểm, thông tin đến với mọi người, cũng như khẳng định được chính mình

- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: Mọi người trong xã hội sống với nhau theo tập thể, từ gia đình, đến bạn bè, nhà trường, lớn lên là đồng nghiệp, xã hội Không bao giờ con người sống hay sinh hoạt chỉ có một mình Vậy nên, việc hợp tác cũng như chia sẻ là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng để con người có thể sống trong môi trường tập thể

- Kỹ năng đối diện và ứng phó với khó khăn: Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng, càng lớn thì con người càng đối diện với nhiều khó khăn trong cuộc sống Vậy nên, việc rèn luyện cho học sinh việc đối diện và ứng phó với các khó khăn trong cuộc sống sẽ giúp các em không bị bỡ ngỡ cũng như mất niềm tin khi gặp phải những khó khăn này và có hướng xử lý

- Kỹ năng đánh giá người khác: Ngoài việc đánh giá được bản thân mình, học sinh còn cần có kỹ năng đánh giá người khác, xem xét điểm mạnh, điểm yếu, điểm tốt điểm xấu ở một người để có thể học tập cũng như phòng tránh những đức tính ấy Đặc biệt, trong cuộc sống, không phải tất cả mọi người đều là người tốt, vậy nên học sinh đều cần phải có kỹ năng đánh giá người khác Xem xét hành vi

và nhận xét xem họ là người xấu hay người tốt để có được phán đoán xem có nên thực hiện hành vi giống họ hay không

Trên đây là những kỹ năng cần thiết nhất đối với học sinh mà nhà trường xem xét và phát triển rèn luyện cho học sinh

Trang 15

3.2 Các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Cờ Đỏ

3.2.1 Tổ chức hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử (theo nhóm và cá nhân)

* Kế hoạch tổ chức hoạt động thi tranh luận, thuyết trình, ứng xử

TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ

LỚP 10C2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nghĩa Đàn, ngày 01 tháng 03 năm 2022

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI TRANH LUẬN, THUYẾT TRÌNH VỚI CHỦ ĐỀ: THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN,

kỹ năng hợp tác và chia sẻ, kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông

- Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, giảm bớt áp lực căng thẳng của việc học tập, gắn lý thuyết với thực hành, giúp học sinh có tinh thần đoàn kết thông qua hiệu quả hoạt động nhóm

2 Yêu cầu

Tất cả học sinh trong lớp tham gia đầy đủ, nhiệt tình

II HÌNH THỨC TỔ CHỨC, GIẢI THƯỞNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1 Hình thức tổ chức

- Lớp triển khai tổ chức hoạt động: 10C2 năm học 2021-2022

- Mỗi tổ trong lớp được chia thành một nhóm Các thành viên trong nhóm tìm hiểu về vấn đề ý nghĩa, vai trò của tình bạn, tình yêu và gia đình để đề xuất các

ý tưởng quan điểm của mình Thống nhất chọn quan điểm phù hợp nhất làm ý kiến của nhóm

- Sau khi nhóm thống nhất ý kiến, nhóm thảo luận để tham gia cuộc thi

- Các nhóm hoàn thành để báo cáo trước lớp

- Giáo viên chủ nhiệm nghe các nhóm báo cáo và đánh giá góp ý

Trang 16

* Ý nghĩa của hoạt động:

Tổ chức các hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử theo nhóm

và cá nhân là một trong những hình thức phổ biến, đa dạng, có ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng những kỹ năng sống cần thiết, quan trọng cho học sinh

* Các bước tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động:

+ Chủ đề cuộc thi: Xác định được chủ đề và nội dung cuộc thi: Thi thuyết trình về tình bạn, tình yêu và gia đình

+ Địa điểm tổ chức: tại lớp học 10C2

+ Xác định hình thức tổ chức: tổ chức thi giữa các cá nhân hoặc giữa các tổ trong một lớp

+ Thời gian dự kiến: Chiều ngày 07/03/2022

+ Thành phần tham gia: GV chủ nhiệm, GV dạy ngoài giờ lên lớp

Bước 2: Cách thức tổ chức hoạt động

+ Người dẫn chương trình tuyên bố lý do

+ Giới thiệu đại biểu và thành phần tham gia

+ Giới thiệu nội dung chương trình

Bước 3: Tổ chức hoạt động:

- Trước hết giáo viên yêu cầu HS của 3 nhóm đọc kỹ câu hỏi, nắm được nội dung GV hướng dẫn cụ thể về nội dung buổi thuyết trình Chủ đề “Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình”

- HS Nắm được định hướng trong quá trình thực hiện yêu cầu:

Nhóm 1: Tình bạn chân chính là tình bạn như thế nào? Vai trò của bạn bè là

Trang 17

gì? Có tình bạn khác giới hay không?

Nhóm 2: Thế nào là tình yêu? Thế nào là tình yêu chân chính? Tình yêu ở lứa tuổi học trò nên hay không nên?

Nhóm 3: Gia đình là gì? Gia đình có vai trò như thế nào trong việc giáo dục con cái?

Sau khi các nhóm thống nhất, đại diện nhóm lên trình bày, các thành viên trong nhóm bổ sung

Học sinh lớp 12A3 trường THPT Cờ Đỏ năm học 2020-2021 thi thuyết trình

(Nhóm 1: Thi thuyết trình với chủ đề “Thanh niên với tình bạn”)

Trang 18

Tiết học ngoài giờ lên lớp - Lớp 10C2 trường THPT Cờ Đỏ năm học 2021-2022

(Nhóm 2: Thi thuyết trình với chủ đề “Thanh niên với tình yêu”)

Tiết học ngoài giờ lên lớp - Lớp 10C2 trường THPT Cờ Đỏ năm học 2021-2022

(Nhóm 3: Thi thuyết trình với chủ đề “Thanh niên với tình yêu”)

Trang 19

Bước 4: Đánh giá, rút kinh nghiệm

- Buổi hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử (theo nhóm và

cá nhân) dễ tổ chức và mang lại nhiều hiệu quả cao trong việc trau dồi, rèn luyện

kỹ năng sống cho học sinh Các em rất hứng thú, các nhóm làm việc nhiệt tình hăng say, phát huy được năng lực tiềm ẩn của các em mà bấy lâu nay chưa có cơ hội thể hiện Sau buổi thi các em vui vẻ và thu nhận được nhiều điều bổ ích

* Một số kĩ năng được hình thành thông qua hoạt động:

- Kỹ năng quản lý thời gian: Khi học sinh biết phân bổ thời gian chuẩn bị cho bài tranh luận bên cạnh thời gian học tập trên lớp

- Kỹ năng tự nhận thức, đánh giá bản thân và kỹ năng đánh giá người khác: Biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và bạn bè để phụ trách công việc trong nhóm

- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử: Kỹ năng này được học sinh vận dụng trong quá trình trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm, đưa ra được bài thuyết trình tốt nhất, màn tranh luận xuất sắc nhất

- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: Khi làm việc nhóm, tất cả các em đều cần hợp tác với nhau để đưa ra được kết quả cuối cùng và cùng chia sẻ công sức nghiên cứu của bản thân để tạo ra một kết quả tốt nhất

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông: Trong quá trình tranh luận, các bạn học sinh sẽ đưa ra ý kiến của mình trước bạn bè Đây là một trong những cơ hội tốt để học sinh thể hiện và trau dồi sự tự tin của bản thân

3.2.2 Tổ chức hoạt động thi văn nghệ, văn hóa

* Kế hoạch tổ chức hoạt động thi văn hóa, văn nghệ trường THPT Cờ Đỏ:

HUYỆN ĐOÀN NGHĨA ĐÀN

Trang 20

niên trong toàn trường; tạo cơ hội bồi dưỡng tài năng cho các bạn học sinh

- Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh

- Tạo sân chơi lành mạnh, tăng cường giao lưu, học hỏi giữa các bạn học sinh trong toàn trường

2 Yêu cầu

- Các chi đoàn tham gia đầy đủ, nhiệt tình, sáng tạo và thực hiện theo đúng

kế hoạch đã đề ra

- Cuộc thi phải thiết thực, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm

II.THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG THAM GIA

1 Thời gian

- Vòng loại sơ khảo: 14h30 các ngày 09, 10/11/2020

- Vòng chung khảo: Sau chương trình kỷ niệm vào sáng 19/11/2020

2 Địa điểm

- Vòng loại sơ khảo: Phòng hội đồng nhà trường

- Vòng chung khảo: Lễ đài ngoài trời

3 Đối tƣợng tham gia

Là học sinh của Trường THPT Cờ Đỏ

III NỘI DUNG, HÌNH THỨC, CÁCH ĐÁNH GIÁ

+ Liên hệ đăng ký đ/c: Trần Văn Giáp Bí thư Đoàn trường

+ Thời gian đăng ký: từ ngày 02/11/2020 đến 11 h00 ngày 07/11/2020

- Dự thi:

+ Vòng sơ khảo: thể hiện 1 tiết mục mà thí sinh lựa chọn (thể hiện trên sân khấu nếu có nhạc beat phải tự chuẩn bị và gửi về địa chỉ email của đồng chí Giáp trước 12h ngày 08/11/2020)

+ Vòng chung khảo: Các thí sinh được chọn vào vòng chung khảo sẽ thể hiện lại tiết mục đã diễn ở vòng sơ khảo hoặc thay đổi nhưng phải cùng thể loại

+ Các tiết mục dự thi vòng chung khảo được sử dụng sự hỗ trợ của các diễn viên phụ họa (như múa, nhảy,…)

+ Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký 1 tiết mục nhưng có thể tham gia phụ họa

Trang 21

cho thí sinh khác ở vòng chung khảo

+ Nếu Đăng ký nhóm thì không quá 5 thành viên

3 Thang điểm, cách đánh giá

- Thang điểm nội dung vòng sơ khảo:

Do giám khảo tự quyết định Tổng điểm: 20 điểm

Sau vòng sơ khảo Ban giám khảo chọn ra 10 tiết mục đặc sắc nhất vào chung kết

Thí sinh sẽ phải dừng phần trình diễn nếu cả 3 ban giám khảo ra hiệu dừng biểu diễn

- Thang điểm nội dung vòng chung khảo:

Tổng điểm: 20 điểm Do giám khảo tự quyết định

- Xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi và triển khai tới các chi đoàn

- Chuẩn bị khánh tiết Loa đài, thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo cho hội thi

2 Các chi đoàn

- Trên cơ sở kế hoạch của Đoàn trường các chi đoàn chủ động lựa chọn, tập luyện và đăng ký tham gia

- Những chi đoàn không đăng ký tham gia dự thi sẽ không được tính thi đua

VI BAN TỔ CHỨC, BAN GIÁM KHẢO

- Trưởng ban

- Phó ban

- Thành Viên

Trang 22

3 Dẫn chương trình:

Đ/c: Phạm Diệu Linh - Chi đoàn 11A1

*Ý nghĩa của hoạt động:

Việc tổ chức các hoạt động thi văn nghệ, văn hóa là một trong những hoạt động được nhiều em học sinh hưởng ứng, với lợi thế là sôi động, nhiều màu sắc, các hoạt động này thường tạo được những hiệu ứng tốt như giúp các em điều chỉnh được cảm xúc, giao tiếp cởi mở hơn và dễ dàng trao đổi thông tin cho nhau Cũng giống hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử (theo nhóm và cá nhân), hoạt động thi văn nghệ, văn hóa giúp các em rèn luyện và phát triển những

Học sinh lớp 12A3 trường THPT Cờ Đỏ tham gia hội diễn văn nghệ

Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2020

Trang 23

* Một số kĩ năng được hình thành thông qua hoạt động:

- Kỹ năng tự nhận thức, đánh giá bản thân và Kỹ năng đánh giá người khác: Biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và bạn bè để phụ trách công việc trong nhóm

- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: Khi làm việc nhóm, tất cả các em đều cần hợp tác với nhau để đưa ra được kết quả cuối cùng và cùng chia sẻ công sức nghiên cứu của bản thân để tạo ra một kết quả tốt nhất

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông

3.2.3 Tổ chức hoạt động thi viết những dòng cảm xúc về thầy cô giáo

* Kế hoạch tổ chức hoạt động thi viết những dòng cảm xúc về thầy cô giáo

Nghĩa Đàn, ngày 10 tháng 11 năm 2021

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI VIẾT NHỮNG DÒNG CẢM XÚC

VỀ THẦY CÔ GIÁO

- Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của trường THPT Cờ Đỏ

- Căn cứ vào kế hoạch hoạt cá nhân năm học 2021-2022

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1 Mục đích

- Giúp học sinh hình thành một số kĩ năng: Kỹ năng đánh giá người khác, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề

- Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo

- Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, giải bớt áp lực căng thẳng của việc học tập, giúp học sinh có tinh thần đoàn kết, thông qua hiệu quả hoạt động nhóm

2 Yêu cầu

Tất cả học sinh lớp 10C2 tham gia đầy đủ, nhiệt tình

II HÌNH THỨC TỔ CHỨC, GIẢI THƯỞNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1 Hình thức tổ chức

- Lớp triển khai tổ chức hoạt động: 10C2

- Mỗi tổ trong lớp được chia thành một nhóm Các thành viên trong nhóm tìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam, truyền thống của trường THPT Cờ Đỏ

- Sau khi nhóm thống nhất, nhóm thảo luận viết bài để tham gia cuộc thi

Trang 24

- Giáo viên nghe các nhóm báo cáo và đánh giá góp ý cho bài viết

- Hiệu quả làm việc nhóm

- Nội dung bài viết

- Hình thức thể hiện

- Khả năng thuyết trình

* Ý nghĩa của hoạt động:

Bên cạnh việc bày tỏ bằng lời nói, lời ca thì hoạt động thi viết những dòng cảm xúc về thầy cô giáo có lợi thế trong việc giúp các em biểu thị cảm xúc bằng những lời văn Các em được quyền bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của mình, cũng là một phương pháp để các em giao tiếp, ứng xử với thầy cô

* Các bước tiến hành hoạt động

Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động

+ Chủ đề cuộc thi: Thi viết những dòng cảm xúc về thầy cô giáo

+ Địa điểm tổ chức: tại lớp học 10C2

+ Thời gian dự kiến: Chiều ngày 20/11/2021

+ Thành phần tham gia: GV chủ nhiệm, GV dạy ngoài giờ lên lớp

Bước 2: Cách thức tổ chức hoạt động

+ Người dẫn chương trình tuyên bố lý do

+ Giới thiệu đại biểu và thành phần tham gia

+ Giới thiệu nội dung chương trình và hình thức cuộc thi

Bước 3: Tổ chức hoạt động

GV hướng dẫn học sinh thi viết giữa các tổ, mỗi tổ sẽ bắt thăm một câu hỏi:

- Tổ 1: Bạn hãy kể về một người người thầy, cô giáo cũ để lại dấu ấn đẹp nhất trong cuộc đời của mình?

- Tổ 2: Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh “Học sinh thiếu thầy giáo như cây thiếu ánh mặt trời”?

Ngày đăng: 03/07/2022, 06:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Hòa Bình (2015), "Năng lực và đánh giá theo năng lực", Tạp chí Khoa học, 71(6), p. 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực và đánh giá theo năng lực
Tác giả: Hoàng Hòa Bình
Năm: 2015
2. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, 1st ed, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Kim Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2011
3. Hoàng Thị Thùy Dương (2017), "Kinh nghiệm phát triển kỹ năng cho sinh viên theo dự án ModEs tại một số nước Châu Âu và một số đề xuất giảng dạy phát triển kỹ năng cho sinh viên Đại học Ngoại thương", Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế, 99(2), pp. 1-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phát triển kỹ năng cho sinh viên theo dự án ModEs tại một số nước Châu Âu và một số đề xuất giảng dạy phát triển kỹ năng cho sinh viên Đại học Ngoại thương
Tác giả: Hoàng Thị Thùy Dương
Năm: 2017
4. Hoàng Thị Tuyết (2013), "Phát triển chương trình đại học theo cách tiếp cận năng lực: Xu thế và nhu cầu", Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 9(19), pp. 80-87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình đại học theo cách tiếp cận năng lực: Xu thế và nhu cầu
Tác giả: Hoàng Thị Tuyết
Năm: 2013
5. Phan Thanh Vân (2004), “Giáo dục ý thức hành vi pháp luật cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục, số 83, Chuyền đề quý 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục ý thức hành vi pháp luật cho học sinh”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Phan Thanh Vân
Năm: 2004
6. Phan Thanh Vân (2009), “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Tạp chí Giáo dục, số 214, kỳ 2-5/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Phan Thanh Vân
Năm: 2009
7. Bùi Sỹ Tụng, Lê Văn Cầu (2013), Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Sách giáo viên
Tác giả: Bùi Sỹ Tụng, Lê Văn Cầu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2013

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

*Về hình thức tổ chức. - SKKN rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp
h ình thức tổ chức (Trang 22)
* Một số kĩ năng được hình thành thông qua hoạt động - SKKN rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp
t số kĩ năng được hình thành thông qua hoạt động (Trang 26)
* Một số kỹ năng được hình thành thông qua hoạt động: - SKKN rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp
t số kỹ năng được hình thành thông qua hoạt động: (Trang 32)
+ Xác định hình thức tổ chức: Lao động dọn vệ sinh, trồng cây, chăm sóc đài tưởng niệm tại xã Nghĩa Hồng   - SKKN rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp
c định hình thức tổ chức: Lao động dọn vệ sinh, trồng cây, chăm sóc đài tưởng niệm tại xã Nghĩa Hồng (Trang 33)
* Kỹ năng sống được hình thành thông qua hoạt động. - SKKN rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp
n ăng sống được hình thành thông qua hoạt động (Trang 36)
B. Hoạt động hình thành kiến thức và phát triển kĩ năng sống Thời  - SKKN rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp
o ạt động hình thành kiến thức và phát triển kĩ năng sống Thời (Trang 38)
Trò chơi đuổi hình bắt chữ  - SKKN rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp
r ò chơi đuổi hình bắt chữ (Trang 39)
Bảng 2. Kết quả đạt được về kỹ năng sống trước và sau tác động - SKKN rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp
Bảng 2. Kết quả đạt được về kỹ năng sống trước và sau tác động (Trang 41)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w