Phạm vi ứng dụng của đề tài

Một phần của tài liệu SKKN rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp (Trang 43)

Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Phạm vi ứng dụng của đề tài

Đề tài nghiên cứu giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường THPT Cờ Đỏ đưa ra được một số quan điểm để ứng dụng vào thực tiễn và phương hướng phát triển của các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Trường THPT Cờ Đỏ nói riêng và các trường THPT trên địa bàn nói chung có thể triển khai áp dụng rộng rãi. Nhưng muốn hiệu quả, cần xây dựng các hoạt động ngoài giờ lên lớp thật phong phú, sinh động để giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh bên cạnh những hoạt động giáo dục văn hóa.

- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần gắn với thực tiễn, cần linh hoạt, phù hợp với các bạn học sinh, không nên gò bó. Việc áp dụng các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT cần được hiểu thêm, vận dụng, áp dụng luôn các kỹ năng sống vào từng hoàn cảnh.

- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp cần các thầy cô đầu tư về phương thức truyền tải, xây dựng về phương thức quản lý, lấy học sinh làm đối tượng trung tâm của hoạt động.

4. Hƣớng phát triển của đề tài

Đối với HĐNGLL, ngoài những hoạt động mà đề tài đã áp dụng để rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên có thể áp dụng những hoạt động khác để phát triển toàn diện hơn nữa kỹ năng của người học.

Trên cơ sở những hoạt động mà đề tài đã đưa ra, giáo viên có thể khai thác sâu hơn, tổ chức ở quy mô lớn hơn cho nhiều đối tượng học sinh hơn trong quá trình dạy học NGLL.

5. Đề xuất, kiến nghị

5.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Sở Giáo dục và Đào tạo nên thường xuyên tập huấn bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho với GV, HS.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, vị trí của công tác GDHĐNGLL cho giáo viên và học sinh ngay từ khi bước vào năm học mới.

hoạt động NGLL. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, các chuyên đề về môn học.

5.2. Đối với nhà trường

- Phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng thời gian, thời điểm hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Để thực hiện tốt công tác GD HĐNGLL, người quản lý phải xác định được mục tiêu của công tác quản lý trên cơ sở bám sát mục tiêu HĐGDNGLL phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

- Chọn lọc các hoạt động trọng tâm, hoạt động các ngày cao điểm trong tháng phù hợp với hoạt động chính trị của địa phương hoặc của cả nước.

- Xác định các phương thức chủ yếu và các điều kiện cơ bản nhằm thực hiện có hiệu quả công tác HĐNGLL.

- Phân công cụ thể cho các thành viên phụ trách để chọn các giải pháp cụ thể cho hoạt động. Tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra.

- Phân chia các hoạt động của tuần, tháng, năm phù hợp với điều kiện nhà trường.

- Giám sát chặt chẽ để điều hành việc tổ chức thực hiện.

- Xây dựng chuẩn mực đánh giá chung cho việc thực hiện các chủ điểm đặc biệt là các ngày cao điểm theo tháng, và các chuẩn mực đánh giá riêng cho từng hoạt động. Đánh giá điều chỉnh các hoạt động.

- Xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động. Trang bị tủ sách hướng dẫn HDGDNNLL cho GV. Đối với học sinh, nên có những tài liệu tham khảo hoặc hướng dẫn các tài liệu tham khảo để các em có thể tìm nghiên cứu trước khi tiến hành hoạt động.Tận dụng tất cả cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường, khai thác tiềm năng cơ sở vật chất sẵn có của xã hội để tổ chức tốt hoạt động cho học sinh. Trang bị một số thiết bị tối thiểu để triển khai nội dung HĐGDNGLL

- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh công tác tham mưu với các cấp chính quyền Ban, ngành, Sở và địa phương đầu tư thêm về cơ sở vật chất trang thiết bị trường học. Đặc biệt chú ý đối với trường miền núi là một trường đặc thù, để ngoài giờ học trên lớp các em có điều kiện vui chơi, giải trí, sinh hoạt ngoài giờ.

5.3. Đối với giáo viên

- Nắm vững cấu trúc, nguyên tắc, quy trình tổ chức theo các bước một hoạt động GD NGLL.

- Thường xuyên đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tổ chức nhằm tạo sự hứng thú, say mê trong học sinh. Giúp học sinh phát triển một cách toàn diện.

- Giáo dục cho HS có thái độ đúng đắn, nghiêm túc đối với hoạt động GD NGLL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Hòa Bình (2015), "Năng lực và đánh giá theo năng lực", Tạp chí Khoa

học, 71(6), p. 22.

2. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, 1st ed, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

3. Hoàng Thị Thùy Dương (2017), "Kinh nghiệm phát triển kỹ năng cho sinh viên theo dự án ModEs tại một số nước Châu Âu và một số đề xuất giảng dạy phát triển kỹ năng cho sinh viên Đại học Ngoại thương", Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế, 99(2), pp. 1-20.

4. Hoàng Thị Tuyết (2013), "Phát triển chương trình đại học theo cách tiếp cận năng lực: Xu thế và nhu cầu", Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 9(19), pp. 80-87.

5. Phan Thanh Vân (2004), “Giáo dục ý thức hành vi pháp luật cho học sinh”,

Tạp chí Giáo dục, số 83, Chuyền đề quý 1.

6. Phan Thanh Vân (2009), “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Tạp chí Giáo dục, số 214, kỳ 2-5/2009.

7. Bùi Sỹ Tụng, Lê Văn Cầu (2013), Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC NGLL ĐỂ RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO HS Họ và tên giáo viên:... Trƣờng:...

Để giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học hiện nay hiện nay, xin quý thầy (cô) cho biết một số thông tin sau (đánh dấu X vào ý kiến đồng ý)

1. Theo thầy (cô), dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh hiện nay là việc làm:

a. Rất cần thiết 

b. Cần thiết 

c. Không cần thiết 

2. Thầy (cô) đã tiếp xúc với cụm từ “HĐNGLL” bao giờ chưa?

a. Rất lâu rồi 

b. Chưa bao giờ 

c. Mới gần đây 

3. Theo thầy (cô), cơ hội để rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức HĐNGLL là:

a. Rất nhiều 

b. Nhiều 

c. Không có cơ hội 

4. Thầy (cô) đã tiến hành tổ chức các HĐNGLL để rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học ở mức độ:

a. Rất thường xuyên 

b. Thường xuyên 

c. Thỉnh thoảng 

d. Chưa bao giờ 

5. Những thuận lợi để tổ chức các HĐGGLL góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh hiện nay theo thầy (cô) là:

b. Học sinh có cảm hứng,đam mê 

c. Sự quan tâm, phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội khác 

d. Tất cả các ý kiến trên 

6. Theo thầy (cô) khó khăn thường gặp hiện nay khi tiến hành dạy học để rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức HĐNGLL là:

a. Thiếu các hướng dẫn cụ thể 

b. Thiếu thời gian, Thiếu CSVT, kinh phí và phương tiện dạy học 

c. Thiếu các địa chỉ để tổ chức tham quan, khảo sát, học tập 

d. Thiếu sự quan tâm, phối hợp của các lực lượng xã hội khác 

7. Để tổ chức có hiệu quả HĐNGLL, theo quý thầy (cô) chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề:

a. Sự tâm huyết của giáo viên 

b. Kinh phí tổ chức 

c. Cơ sở vật chất lớp học 

d. Sự góp sức của nhà trường và các tổ chức xã hội khác 

Phụ lục 2:

PHIẾU THU THẬP KẾT QUẢ CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐẠT ĐƢỢC CỦA HỌC SINH

Tên hoạt động: Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Tên học sinh:………... Lớp:…………...

Để thu thập kết quả các kỹ năng đạt được của học sinh thông qua việc tổ chức HĐNGLL các em hãy cho biết kết quả sau khi tổ chức các hoạt động (đánh dấu X vào ô: Đạt hoặc không đạt)

TT Các kỹ năng

sống Yêu cầu cần đạt của các kỹ năng sống

Kết quả

Đạt Không đạt

1 Tự tin trước đám đông

Tự tin đứng trước đám đông để trình bày vấn đề hoặc nói chuyện trao đổi.

2

Kỹ năng đối diện và ứng phó với

khó khăn

Học sinh đối diện và ứng phó với những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Từ đó có thể giải quyết một cách dễ dàng.

3 Kỹ năng hợp tác và chia sẻ

Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hòa hoạt động phối hợp.

Tiếp thu, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác và tổng kết kết quả đạt được.

4 Kỹ năng tự phục vụ bản thân

Tự phục vụ được bản thân trong điều kiện cần thiết.

5 Kỹ năng quản lý thời gian

HS cân bằng được việc học, việc nhà, việc chơi giúp nâng cao hiệu quả công việc.

6 Kỹ năng xác lập mục tiêu

Xác định được mục tiêu cho bản thân từ đó có hướng phấn đấu đúng đắn. 7 Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc Biết điều chỉnh và bộc lộ cảm xúc đúng lúc, đúng nơi.

Biết kiểm soát cảm xúc trong mọi hoàn cảnh đem đến hành động đúng đắn.

8

Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá

bản thân

Biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy, hiểu được điểm yếu để khắc phục, hiểu được cảm xúc để điều chỉnh và quản lý.

9

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

Biết cách giao tiếp và ứng xử cách giao tiếp và ứng xử trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

Một phần của tài liệu SKKN rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)