1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động tín dụng và rủi ro của vietinbank hoàn kiếm

42 517 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 122 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoạt động tín dụng và rủi ro của vietinbank hoàn kiếm

Trang 1

1 Sự ra đời của NHCT Hoàn Kiếm.

Năm 1986, khi nền kinh tế nớc ta chuyển sang cơ chế thị trờng, hệ thống ngân hàng một cấp trở nên không còn phù hợp, đòi hỏi ngành ngân hàng phải đổi mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trờng Hệ thống ngân hàng hai cấp ra đời theo Nghị định 33/HĐBT ngày 26/9/1988 và hai Pháp lệnh ngân hàng đã đa ngân hàng Nhà nớc Việt Nam trở về đúng chức năng quản lý Nhà nớc của mình Còn nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ giao cho hệ thống các ngân hàng thơng mại.

Trớc đây NHCT Hoàn Kiếm trực thuộc NHCT- Hà Nội, với nhiệm vụ phục vụ các thành phần kinh tế thuộc địa bàn quận có trụ sở tại Lê Lai- Tháng 11/1988, sau Nghị quyết TW 6 NHCT Hà Nội bị giải thể, NHCT Hoàn Kiếm đ-ợc thành lập với t cách là một chi nhánh NHCT trực thuộc NHCT Việt Nam, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, có trụ sở tại 37- Hàng Bồ- Hà Nội

Chức năng hoạt động chủ yếu của NHCT Hoàn Kiếm là ngân hàng thơng mại thực hành kinh doanh tiền tệ, thực hiện huy động vốn và cho vay đối với mọi thành phần kinh tế Bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ nh: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán L/C, thanh toán trong nớc và quốc tế, dịch vụ t vấn dịch vụ cầm cố tài sản, tham gia liên doanh liên kết…

NHCT Hoàn Kiếm nằm ở một quận trung tâm thành phố (quận Hoàn Kiếm) đây là một trung tâm kinh tế, thơng mại của thành phố nên rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Trên địa bàn có tới hơn 70 ngân hàng cùng hoạt động nên sự cạnh tranh cũng rất lớn đòi hỏi ngân hàng phải thờng

Trang 2

xuyên nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của thị trờng Cùng với quá trình đổi mới của đất nớc, ngân hàng cũng phải thờng xuyên thực hiện đổi mới hoạt động kinh doanh cho vay đối với mọi thành phần kinh tế.

Hơn mời năm qua, trên bớc đờng xây dựng và trởng thành, NHCT Hoàn Kiếm gặp không ít khó khăn, thậm chí vấp váp trong buổi đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế Nhng đến nay NHCT Hoàn Kiếm đã đạt đợc những kết quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh và trong ba năm 1999- 2001 là "lá cờ đầu trong hệ thống NHCT Việt Nam" Ngân hàng luôn bảo đảm nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên ngày một tốt hơn Đồng thời hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thuận lợi và d nợ lành mạnh Ngân hàng đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội chung của cả nớc.

2 Cơ cấu tổ chức của NHCT Hoàn Kiếm.

Với quy mô lao động gồm 218 cán bộ, nhân viên NHCT Hoàn Kiếm có một lực lợng lao động trẻ trình độ học vấn cao Đặc điểm đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngân hàng là cán bộ nữ chiếm hơn 30% trong tổng số.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của NHCT Hoàn Kiếm.

2.1 Phòng kinh doanh:

P kinh doanh

Giám đốc

P.Giám đốc kinh doanh

P.Giám đốc kế

toán P.Giám đốc hành chính ngân quỹ

P kinh doanh

đối ngoại

P kế

toán nguồn P vốn

P tổ chức hành chính

P giao dịch đồng xuân

Tổ vi tính

Ban

thu nợ Phòng kiểm soát

Trang 3

Là phòng quan trọng nhất trong hoạt động của ngân hàng, thực hiện việc cho vay đối với các khách hàng lớn của ngân hàng nh các Tổng công ty, các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Phòng kinh doanh gồm 18 ngời: 1 trởng phòng, 1 phó phòng và 16 nhân viên Mỗi thành viên trong phòng thực hiện quản lý từng đối tợng khách hàng riêng của mình, chịu trách nhiệm cho vay, theo dõi khoản vay và đôn đốc khách hàng thực hiện hoàn trả vốn gốc vay, lãi vay theo đúng kỳ hạn của hợp đồng Các nhân viên thờng xuyên trao đổi cập nhật tin tức liên quan để nắm bắt tình hình khách hàng, phát hiện kịp thời những trờng hợp rủi ro, kịp thời xử lý tránh mất mát cho ngân hàng.

Sơ đồ phòng kinh doanh

2.2 Phòng kinh doanh đối ngoại

Hoạt động chủ yếu là kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế nh mở L/C, nghiệp vụ nhờ thu TTR, kiểm soát tiết kiệm ngoại tệ, đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ tín dụng cho ngời nớc ngoài…

2.3 Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ, xử lý các giao dịch, đáp ứng

các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nh thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ, thanh toán chuyển tiền, hớng dẫn và t vấn cho khách hàng về mở tài khoản tại chi nhánh.

2.4 Phòng tổ chức- hành chính

Trưởng phòng kinh doanh

Phó phòng kinh doanhCho vay quốc

doanh Cho vay ngoài quốc doanh Cho vay tổng hợp Cân đối tài khoản

Trang 4

Chịu trách nhiệm về lao động, và tiền lơng thực hiện các chính sách, chế độ đối với ngời lao động, tuyển dụng và tiếp nhận lao động.

2.5 Phòng nguồn vốn: Gồm 10 quỹ tiết kiệm đợc bố trí rải rác trên các địa

bàn khác nhau có chức năng huy động vốn từ các thành phần dân c và các tổ chức kinh tế.

2.6 Phòng giao dịch Đồng Xuân: Là nơi cung cấp các khoản cho vay đối

với khách hàng thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt là các hộ buôn bán kinh doanh trên địa bàn quận.

2.7 Tổ vi tính: Chịu trách nhiệm tin học hoá toàn bộ mạng lới hoạt động của

chi nhánh đa ra các phơng thức giao dịch bằng điện tử, thờng xuyên cập nhật kiến thức để nâng cao tốc độ giao dịch đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

2.8 Ban thu nợ: có nhiệm vụ đề ra các kế hoạch thu nợ và cách xử lý các

khoản nợ khó đòi Nhận việc của ban thu nợ do ban giám đốc chỉ thị từ các phòng ban của chi nhánh thông thờng là những cán bộ có kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ cao.

2.9 Phòng kiểm soát

Phòng có nhiệm vụ kiểm tra các nghiệp vụ nh kiểm tra về hồ sơ vay vốn của phòng kinh doanh, kiểm tra công tác huy động gửi tiền tiết kiệm ở tất cả các quỹ trên địa bàn quận, kiểm tra an toàn kho quỹ, kiểm tra chi tiêu mua sắm tài sản.

3 Tình hình hoạt động ngân hàng nói chung và kinh doanh tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm nói riêng.

Trong những năm gần đây, NHCT Hoàn Kiếm luôn đạt đợc danh hiệu là một trong những ngân hàng hoạt động có hiệu quả Một số kế quả kinh doanh chủ yếu đợc thể hiện qua các mặt sau:

3.1 Hoạt động huy động vốn

Tình hình huy động vốn của NHCT Hoàn Kiếm đợc thể hiện qua một số số liệu cụ thể sau:

Trang 5

Bảng 1: Cơ cấu vốn huy động theo nguồn hình thành của NHCT Hoàn Kiếm năm 1999- 2001

Từ bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm có xu hớng tăng dần về số tuyệt đối Năm 1999 tổng số vốn huy động là 52967 triệu đồng, năm 2000 là 802533 triệu đồng tăng 1,53 lần so với 1999 Năm 2001 tổng vốn huy động là 1002015 triệu đồng tăng 1,25 lần so với năm 2000 Nh vậy, vốn huy động của ngân hàng tăng với tốc độ khá cao trong các năm vừa qua Năm 2001, mặc dù về số lợng vốn thì tổng số nguồn vốn huy động có tăng nhng lại tăng với tốc độ chậm hơn sovới năm 2000.

Tuy nhiên, đây là một kết quả khả quan, vì ngân hàng luôn có nguồn vốn dồi dào để tiến hành kinh doanh Trong các năm qua ngân hàng thờng phải điều chuyển vốn lên NHCT Việt Nam do không dùng hết vốn huy động Nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm hai nguồn chính: Từ dân c và các tổ chức kinh tế, trong đó, nguồn vốn huy động từ dân c lớn hơn, nhng có tốc độ giảm dần về tỷ trọng trông tổng nguồn vốn huy động và nguồn từ các tổ chức kinh tế lại tăng lên tuy là rất ít Điều đó chứng tỏ, ngày càng nhiều khách hàng tham gia mở tài khoản tại ngân hàng Cụ thể năm 1999 nguồn vốn huy động từ dân c 358.717 triệu đồng, chiếm 68,3% so với tổng vốn huy động; năm 2000 là 510686 triệu đồng chiếm 63% và 2001 là 630345 triệu đồng Nh vậy tốc độ tăng vốn tiền gửi từ dân c theo chiều hớng giảm dần, tốc độ huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tăng lên.

Sở dĩ có đợc kết quả trên là do: Ngân hàng tổ chức công tác huy động vốn thông qua việc phân bổ hợp lý 10 quỹ tiết kiệm 3 quầy giao dịch trên địa bàn, rất thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch Hơn nữa, ngân hàng cũng đã bớc

Trang 6

đầu áp dụng phơng thức giao dịch tức thời trên máy tính tại một số quỹ và bằng phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, đúng quy trình, tận tình chu đáo, nên chi nhánh đã chiếm đợc lòng tin của khách hàng ngày càng tăng Vì vậy, mặc dù lãi suất huy động của ngân hàng năm 2001 thấp hơn so với các ngân hàng khác địa bàn, nhng số d tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng vẫn tăng, giúp cho ngân hàng có thể chủ động trong quyết định cho vay và có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các ngân hàng khác (chủ động về lãi suất, chủ độngvề vốn cho vay) Trong năm 2001 đã có nhiều thủ quỹ nêu cao tinh thần trách nhiệm, liêm khiết trả lại tiền thừa cho khách hàng với 50 món vay, trị giá hơn 100 triệu đồng Chính vì vậy, trong năm tới toàn thể cán bộ lãnh đạo và nhân viên của ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong công tác huy động vốn.

3.2 Hoạt động cho vay

NHCT Hoàn Kiếm xác địh hoạt động kinh doanh tín dụng là hoạt động cơ bản nhất, quan trọng nhất vì hoạt động này đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng Do vậy, đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của cán bộ tín dụng mà là nhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, của tất cả các lĩnh vực, đòi hỏi sự kết hợp ăn ý, nhịp nhàng của tất cả các bộ phận để phục vụ khách hàng một cách tốt nhấtvà lôi kéo ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng Do nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng đối với hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng nên trong những năm qua mục tiêu cơ bản đợc đặt ra là nâng cao chất lợng tín dụng, hoạt động tín dụng chủ yếu là đi vào chiều sâu Hay nói khác đi chính sách tín dụng của ngân hàng là thận trọng để tăng trởng từng bớc vững chắc, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng, bảo đảm lợi ích cho cán bộ nhân viên Ngân hàng đã liên tục rà soát, đánh giá chất lợng tín dụng, sàng lọc nâng cao chất lợng d nợ đối với khách hàng truyền thống, đồng thời không ngừng nghiên cứu tìm hiểu thị trờng, tìm kiếm khách hàng mới là các Tổng công ty 90, 91 và các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài có uy tín và có khả năng tài chính lành mạnh, tiếp cận những dự án có tính khả thi cao, đặt nền móng cho việc mở rộng công tác tín dụng một cách an toàn, vững chắc, và có hiệu quả trong thời gian tới.

Trang 7

Đối với khách hàng vay vốn truyền thống có quan hệ lâu năm với ngân hàng và có tín nhiệm ngân hàng luôn có những chính sách u đãi về điều kiện vay và vốn vay, lãi suất để đảm bảo cho d… nợ tín dụng tăng trởng ổn định và an toàn Ví dụ: công ty đèn hình điện tử Hanel- là một khách hàng truyền thống của ngân hàng, kinh doanh có hiệu quả, và có tình hình tài chính lành mạnh, có nhu cầu về vốn rất lớn để tiến hành hoạt động Trong năm 2001 vừa qua, công ty có lập hồ sơ xin vay với mức vốn vay vợt quá quyền phán xét quyết định của giám đốc chi nhánh, ngân hàng đã lập hồ sơ gửi về NHCT Việt Nam để giải trình, tạo điều kiện cho công ty vay vốn Đối với khách hàng lâu năm khác, tình hình tài chính lành mạnh và kinh doanh có hiệu quả khi vay vốn tại ngân hàng với một thời gian ngắn, ngân hàng đã mạnh dạn cho vay đợc bảo đảm bằng khả năng tài chính của chính ngời vay, và đợc nhận các u đãi về dịch vụ nh chuyển tiền miễn phí Chính điều này đã khiến cho khách hàng ngày một tín nhiệm ngân hàng, và các khách hàng mới đến ngân hàng ngày một nhiều hơn Để đánh giá cụ thể ta xem bảng sau:

Bảng 2: Tình hình biến động d nợ tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm năm 1999- 2001

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 1999200020012000 so với 19992001 so với 2000

Tổng dnợ

(Nguồn: Phòng kinh doanh tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm)

Theo bảng 2 về tình hình tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm trong ba năm 1999- 2001 Năm 1999 d nợ tín dụng là 502.264 triệu đồng thì đến năm 2000 con số này tăng lên đến 547.351 triệu tức là tăng gần 8,98% so với năm

và năm 2001 là 620.111 triệu đồng tăng 13,29% Nh vậy tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng phát triển làm cho nguồn vốn không bị đóng băng đồng thời chứng tở khách hàng vay vốn của ngân hàng ngày càng đông và số lợng vay tăng lên, thế nhng tốc độ còn thấp hay nói cách khác là "chậm" Điều đó chứng tỏ ngân hàng rất cẩn trọng trong việc cho vay chứ

Trang 8

không phải cho vay một cách ồ ạt Từ năm 1999 đến năm 2001 Ngân hàng vẫn thực hiện chính sách tăng trởng d nợ phải phù hợp với trình độ và khả năng kinh nghiệm quản lý cán bộ, lấy an toàn và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu, phát triển tín dụng theo chiều sâu Ngân hàng thực hiện tốt công tác thẩm định dự án đầu t và tiến hành quy trình thủ tục của quá trình cho vay Những khách hàng không đủ tiêu chuẩn hoặc không đạt yêu cầu hoặc có những dấu hiệu nghi vấn thì ngân hàng không tiến hành cho vay Chính vì vậy mà các khoản cho vay của ngân hàng trong các năm qua hầu hết thu hồi đợc cả gốc lẫn lãi kịp thời Đây chính là điểm mạnh của ngân hàng.

3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Năm 2001, đánh dấu sự trởng thành vợt bậc trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Với sự chỉ đạo kịp thời và hợp lý của ban lãnh đạo và sự phối hợp nhuần nhuyễn của cán bộ kinh doanh ngoại hối, với nghiệp vụ vững vàng ngân hàng đã trở thành một trong những chi nhánh hàng đầuvề lĩnh vực thanh toans quốc tế và kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng công th-ơng, mặc dù phải đơng đầu với những khó khăn do sự biến động lớn trên thị tr-ờng ngoại tệ.

Trớc hết là việc thanh toán đòi tiền bộ chứng từ hàng xuất khẩu Năm 2001 Ngân hàng đã đạt đợc doanh số thanh toán hàng xuất khẩu là 70 triệu USD, chiếm 25% tổng doanh số hàng xuất khẩu của hệ thống ngân hàng công thơng và đã đa chi nhánh ngân hàng lên vị trí số 1 trong 3 đơn vị hàng đầu trong toàn hệ thống Đồng thời Ngân hàng cũng đã mở đợc 480 L/C với doanh số 50 triệu USD Đối với nghiệp vụ nhờ thu doanh số đạt 13,864 triệu USD, đa doanh số thanh toán hàng nhập khẩu lên 110 triệu USD (quy đổi) Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng cũng đạt doanh số khá cao trong 3 năm qua Doanh số mua bán ngoại tệ là 101 triệu USD, thu phí hoạt động thanh toán quốc tế là 2,8 tỷ đồng Từ đó NHCT Hoàn Kiếm không những phục vụ tốt khách hàng của mình mà còn thu hút đợc những khách hàng từ các ngân hàng khác hệ thống kinh doanh có lãi Chính nhờ thành công trong những lĩnh vực trên mà lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm qua đều ở mức cao

Trang 9

Năm 1999 lợi nhuận hạch toán là 21 tỷ đồng, năm 2000 là 21,73 tỷ đồng tăng 1,035% song lợi nhuận năm 2001 chỉ đạt 17,521 tỷ, tức là giảm đi so với năm 1999 và năm 2000 Nguyên nhân của tình này là do năm 2001 có nhiều biến động kinh tế trong và ngoài nớc, ngân hàng phải bỏ ra nhiều khoản chi phí cho công tác kiểm tra kiểm soát, dự phòng rủi ro về tín dụng Đồng thời ngân hàng cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, cài đặt thêm nhiều thiết bị máy móc phục vụ cho quản lý và kinh doanh, do vậy đã đẩy chi phí ngân hàng lên cao làm cho lợi nhuận giảm.

Công tác quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm.

1 Tình hình phát sinh rủi ro tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm trong 3 năm qua (1999- 2001)

1.1 Kết cấu tín dụng.

Việc đánh giá kết cấu tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định xem rủi ro tín dụng lớn hay nhỏ Rủi ro tín dụng nếu tập trung quá nhiều vốn vào cho vay một thành phần kinh tế, hoặc một khách hàng, một khu vực địa lý, một nghề, hoặc một thời hạn, hoặc một ngời vay có liên quan… Để xem xét sự phân bổ tín dụng của ngân hàng ta đi vào phân tích các chỉ tiêu cụ thể sau:

Trang 10

Bảng 3: Kết cấu tín dụng theo thời hạn, thành phần kinh tế, loại tiền tại NHCT Hoàn Kiếm 1999- 2001.

1 TPKT quốc doanh 385.116 77 334.569 61 393.750 632 TPKT ngoài quốc

(Nguồn số liệu: Phòng Kinh doanh tín dụng NHCT Hoàn Kiếm).

Nhìn vào bảng 3 ta thấy d nợ tín dụng của ngân hàng hầu nh tập trung vào ngắn hạn đặc biệt là năm 1999- 2000 d nợ ngắn hạn luôn ở mức 70- 80% đặc biệt lại tăng lên ở năm 2001 là 66% Nguyên nhân của tình hình trên do nhu cầu về vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế nớc ta nhìn chung còn thấp do tình trạng kinh tế còn khó khăn cha ổn định, sản xuất bấp bênh, gặp nhiều rủi ro khi đầu t, nên cha kích thích đầu t trung và dài hạn Hơn nữa, khách hàng vay vốn tại ngân hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thơng mại, dịch vụ ít liên quan đến sản xuất nên cho vay vốn lu động là chủ yếu và khách chỉ cần vay trong một thời gian ngắn, sau đó thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng Về mặt lý thuyết cho vay ngắn hạn sẽ gặp ít rủi ro tín dụng hơn cho vay trung dài hạn, nh-ng nếu quá tập trung cho vay ngắn hạn ngân hàng sẽ thu đợc lợi nhuận thấp hơn vì lãi suất cho vay ngắn hạn bao giờ cũng thấp hơn lãi suất cho vay dài hạn, trong khi đó ngân hàng vẫn có khả năng tìm kiếm dự án trung và dài hạn an toàn Vì vậy ngân hàng cho Công ty Hanel và một số Tổng công ty vay một số dự án trung và dài hạn với hạn mức cao nên đã làm cho tỷ trọng d nợ ngắn hạn

Trang 11

giảm vào năm 2001, nói cách khác d nợ tín dụng trung và dài hạn tăng lên vào năm 2001 Trong các năm tới ngân hàng tiếp tục khai thác, tiến hành cho vay những dự án trung và dài hạn có tính khả thi và hiệu quả, an toàn với ngân hàng nhờ đó mà nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

Mặt khác, kết cấu d nợ theo loại tiền trong bảng 3 cho thấy khách hàng vay vốn tại ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm chủ yếu bằng đồng nội tệ, tỷ lệ d nợ qua các năm vẫn ở mức độ cao Năm 1999 là 74%, năm 2000 là 82% và năm 2001 là 77% Trong khi đó, tỷ lệ d nợ theo đồng ngoại tệ ở mức thấp: năm 1999 là 26%, năm 2000 là 18% và năm 2001 là 23%, đặc biệt là năm 2000 tỷ lệ này giảm so với năm 1999 một cách rõ rệt Nguyên nhân của tình trạng trên là do năm 2000 và 2001 ngân hàng Nhà nớc có chính sách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, khuyến khích cho vay bằng nội tệ, tránh hiện tợng đô la hoá nền kinh tế Đồng thời, trong những năm vửa qua, có sự biến động lớn về đồng ngoại tệ cụ thể là USD nên khả năng huy động và mua ngoại tệ của ngân hàng có phần hạn chế, nên khả năng cho vay thấp, các doanh nghiệp sợ nguy cơ đồng USD lên giá và không dám vay Tuy nhiên tỷ lệ này nếu mà cao thì ngân hàng sẽ gặp một số khó khăn là khi dự nợ phụ thuộc và đồng ngoại tệ, nếu có sự biến động lớn của đồng USD thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro.

1.2 Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khách hàng của ngân hàng ở thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỷ lệ cao hơn so với khách hàng ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Năm 1999 thành phần kinh tế quốc doanh chiếm 77% trong tổng d nợ năm 2000 là 61% và năm 2001 là 63% Nh vậy trong những năm gần đây ngân hàng đang chuyển hớng cho vay mở rộng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Mặc dù địa bàn kinh doanh của ngân hàng là gồm có nhiều thành phần kinh tế nh cá thể, các công ty TNHH, các doanh nghiệp t nhân… nhng d nợ đối với thành phần kinh tế quốc doanh vẫn chiếm phần lớn Nguyên nhân là do trớc năm 1996 ngân hàng tập trung cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Trong thời kỳ này thành phần kinh tế này rơi vào tình trạng khủng hoảng và gây thua lỗ cho ngân hàng Đầu năm 1997, Ban lãnh đạo

Trang 12

mới lên thay, và đã chuyển hớng sang cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh Vì vậy, từ định hớng này, ngân hàng đã đề ra nhiều biện pháp lôi kéo khách hàng thuộc thành phần kinh tế này tuy nhiên ta thấy cơ cấu d nợ từ năm 1999 của thành phần kinh tế quốc doanh có giảm, đến năm 2000 là 61% và năm 2001 là 63% so với 77% năm 1999 Điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có triển vọng Nhận thức đợc điều này ngân hàng đã mở rộng sang cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Năm 1999 d nợ tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là 23% đến năm 2000 tăng lên 39% và năm 2001 là 37% Nh vậy việc chuyển h-ớng kinh doanh dần sang đối tợng kinh tế ngoài quốc doanh và xem xét cho vay một cách thận trọng là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với nền kinh tế trong các năm qua Thực tế cho thấy, kinh tế quốc doanh kinh doanh hiệu quả thấp, ít năng động với thị trờng, và cơ sở vật chất lạc hậu, cha đáp ứng đợc yêu cầu ngày càng cao của thị trờng cả trong và ngoài nớc Việc tập trung quá nhiều vốn vào một thành phần kinh tế nh vậy sẽ có thể gây ra rủi ro khi có sự biến động bất lợi đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

1.3 Kết cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo

Đối với thành phần kinh tế quốc doanh ngân hàng chủ yếu cho vay theo hình thức tín chấp không yêu cầu có tài sản bảo đảm chiếm khoảng 70% so với tổng d nợ Trong khi đó đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, phải có tài sản đảm bảo thì mới tiến hành cho vay Nh đã nói ở trên, kinh tế quốc doanh hiện nay còn nhiều hạn chế về trình độ, năng lực khả năng thích ứng với thị trờng, mở rộng sản xuất kinh doanh cầm chừng, lãi giả lỗ thật, do đó khả năng xảy ra nguy cơ không trả đợc nợ cho ngân hàng là có thể xảy ra và ngân hàng sẽ gặp rủi ro lớn về thu hồi nợ Hiện tại, đối với những doanh nghiệp mà ngân hàng không thể đa ra một quyết định chính xác thì doanh nghiệp cần phải có tài sản đảmbảo, hoặc phải đợc bảo lãnh Tuy nhiên, cũng phải nhận thức rõ ràng cơ sở để quyết định cho vay không phải là hoàn toàn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo bởi vì bản thân việc thu hồi nợ từ việc bán tài sản này tốn rất nhiều chi phí và thời gian.

Trang 13

2 Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn nói chung đợc xem nh một dấu hiệu của rủi ro tín dụng tiềm ẩn Tuy nhiên, một khoản vay quá hạn cha thể cho ta biết rủi ro tín dụng tới mức độ nào Để xác định đợc bản thân của nó cần phải tìm hiểu nguyên nhân của nợ quá hạn Nếu nợ quá hạn là một biểu hiện của doanh nghiệp không muốn hoặc không có khả năng hoàn trả thì có thể khoản vay đã có vấn đề nghiêm trọng và có thể không cứu vãn đợc Nếu nợ quá hạn hình thành do việc tiêu thụ hàng hoá hoặc thu hồi các khoản phải thu chậm hơn sự tính toán, hoặc do việc chậm trễ không lờng trớc đợc trong việc chuyển chở ly hoá từ nơi sản xuất đến thị trờng thì vấn đề có thể là cha tầm trọng.

Vì doanh nghiệp hoàn toàn có thể thanh toán nợ trong tơng lai Tuy nhiên, chỉ tiêu nợ quá hạn cũng phản ánh gián tiếp rủi ro tín dụng vì sau thời gian dài mà khách hàng vẫn không thanh toán đợc nợ gốc và lãi thì khoản vay này sẽ trở thành rủi ro thật sự Do vậy, các ngân hàng thơng mại luôn phải quan tâm đến nợ quá hạn, và tìm mọi biện pháp để duy trì tỷ lệ này ở mức có thể chấp nhận đ-ợc.

Trang 14

Bảng 4 Kết cấu d nợ theo nợ quá hạn tại NHCT Hoàn Kiếm năm 1999- 2001

(Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh tín dụng NHCT Hoàn Kiếm).

Qua bảng số liệu trên ta thấy d nợ quá hạn trong các năm 1999, 2000, 2001 giảm dần về số tuyệt đối năm 1999 d nợ quá hạn là 37.364 triệu đồng chiếm 7% so với tổng d nợ, năm 2000 là 31395 triệu đồng chiếm 6% đặc biệt là năm 2001 con số này là 17430 triệu đồng chiếm 3% Việc sụt giảm nhanh chóng tỷ lệ nợ quá hạn này là do d nợ tín dụng tăng trởng đều trong các năm vừa qua, đồng thời giá trị tuyệt đối về nợ quá hạn lại giảm nhiều nh năm 2000 nợ quá hạn giảm 5969 triệu đồng so với năm 1999, năm 2001giảm 13965 triệu đồng so với năm 2000 Sở dĩ có đợc kết quả trên là do ngân hàng đã tăng cờng công tác sàng lọc và giám sát khách hàng, kiên quyết bám sát con nợ để thu hồi những khoản vay quá hạn Để hiểu thêm tình hình nợ quá hạn ở NHCT Hoàn Kiếm có thể phân tích cụ thể chỉ tiêu này theo nhieèu khía cạnh khác nhau.

Bảng 5 Kết cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại NHCT Hoàn Kiếm 1999- 2001

(Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh tín dụng NHCT Hoàn Kiếm).

Nếu xét về cơ cấu nợ quá hạn ta thấy nợ quá hạn chủ yếu do phát sinh từ trớc những năm 1995 chiếm khoảng từ 70- 90% trong tổng nợ quá hạn Nguyên nhân là do trớc những năm 1996, ngân hàng mở rộng cho vay với thành phần

Trang 15

này đổ vỡ ngoài quốc doanh và khi thành phần này đổ vỡ khiến không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, nợ dây da tồn đọng từ đó đến nay vẫn cha giải quyết đợc Xét nợ quá hạn theo mốc tơng quan giữa các thành phần kinh tế, ta thấy: Nợ quá hạn thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn Cụ thể năm 2000 tỷ lệ này là 85%, giảm 5% so với năm 1999, năm 2001 là 78%, giảm 7% so năm 2000 Trong khi đó nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh năm 1999 là 10%, năm 2000 là 15% và năm 2001 là 22% trong tổng nợ quá hạn của nhh, hơn nữa nợ quá hạn của thành phần kinh tế này laịi không tăng về số lợng: năm 2000 là 4709 triệu đồng, 2001 là 3835 triệu đồng Qua đó ta thấy nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh tăng dần trong tổng d nợ quá hạn về tỷ lệ, còn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm khoảng 15- 20% trong khi đó nợ quá hạn lại chiếm đến 75- 90% Nguyên nhân của vấn đề này là do trong các năm trớc ngân hàng tập trung cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khi các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán nợ, hoặc không muốn hoàn trả nợ cho ngân hàng Do vậy, nợ quá hạn tồn đọng cha giải quyết đợc Trớc tình hình đó ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm đã chuyển hớng sang cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh, kiểm soát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp t nhân, công ty TNHH, hộ cá thể, chỉ cho vay đối với những phơng án khả thi và những khách hàng có khả năng trả nợ Do đó, nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh giảm dần Trong ba năm qua nợ quá hạn mới của ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát sinh rất ít, tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng d nợ giảm dần từ 7% xuống còn 3% năm 2001 Có thể nói đây là một nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên NHCT HoànKiếm Mặt khác, nếu xét nợ quá hạn theo thời hạn ta có bảng sau đây.

Bảng 6 Nợ quá hạn theo thời hạn của NHCT Hoàn KiếmĐơn vị: Triệu đồng

Trang 16

D nợ quá hạn 37.364 100 31.395 100 17.430 1001 Nợ quá hạn có

khả năng thu hồi từ 0- 12 tháng

2 Nợ quá hạn khó đòi từ 12 tháng trở lên

(Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh tín dụng NHCT Hoàn Kiếm).

Nợ quá hạn khó đòi chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nợ quá hạn trong những năm qua nhng với tỷ lệ giảm dần Năm 1999 nợ quá hạn khó đòi là 34749 triệu đồng chiếm 93% Nh vậy, trong năm 1998, hầu nh toàn bộ nợ quá hạn là nợ quá hạn khó đòi Nguyên nhân là do nợ quá hạn khó đòi tồnđọng từ các năm trớc ngân hàng cha tiến hành thu hồi đợc Năm 2000, ngân hàng có nhiều nỗ lực để giải quyết các khoản nợ quá hạn, kết quả đã thu hồi đợc 5,238 tỷđồng nợ quá hạn khó đòi và 731 triệu nợ quá hạn có khả năng thu hồi, làm giảm tổng hợp quá hạn xuống còn 31395 triệu đồng Năm 2001 ngân hàng thu đợc 16439 triệu đồng nợ qúa hạn khó đòi nhng nợ quá hạn ngắn hạn lại tăng lên đến 2474 triệu, khiến tỷ lệ này tăng từ 6% đến 25% trong tổng nợ quá hạn Nh vậy, năm 2001 ngân hàng thu đợc nợ quá hạn khó đòi lớn nhng lại để phát sinh nợ quá hạn mới thêm nhiều, khiến cho tổng nợ quá hạn giảm nhng nợ quá hạn có khả năng thu hồi tăng Có đợc kết quả này là do: trớc hết phải kể đến nỗ lực của ngân hàng trong việc bám sát các khoản nợ khó đòi để tìm mọi cách thanh lý các tài sản thế chấp đảm bảo cho các khoản nợ, sau là do ngân hàng có quan hệ tốt với các cấp các ngành đặc biệt là Toà án, nên đã rút ngắn đợc thời gian, tiết kiệm đ-ợc chi phí trong việc giải quyết các vụ khởi kiện khách hàng ở toà án Cuối cùng là do có sự nỗ lực của Ban lãnh đạo NHCT cùng toàn thể nhân viên đã dốc lòng, dốc sức thu hồi nợ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi năm 2001 tăng lên hầu hết là do nguyên nhân khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nh nền kinh tế phát triển chậm khiến cho các doanh nghiệp chậm tiêu thụ đợc hàng hoá, sự biến động của giá ngoại tệ đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì các khoản…

Trang 17

nợ quá hạn này dều tiềm ẩn ít rủi ro b ởi các doanh nghiệp này làm ăn lành mạnh, có uy tín trên thị trờng, hoàn toàn có khả năng trả nợ cho ngân hàng Ngoài ra, toàn bộ các khoản nợ quá hạn khó đòi tại ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm là khoản nợ có lãi treo, còn những khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi thì không có lãi treo Nguyên nhân là do, các khoản nợ của những khách vay này là rát thấp nên không trả lãi, gốc Nh vậy, dựa vào các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng ta thấy rủi ro tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm nói chung là thấp.

2 Tổ chức công tác phòng chống rủi ro tín dụng.

2.1 Phòng chống rủi ro

2.1.1 Hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới.

2.1.1.1 Đội ngũ cán bộ làm tín dụng phải đợc chọn lọc kỹ Hạn chế phát

sinh nợ quá hạn mới là biện pháp phòng ngừa từ xa Muốn thực hiện điều này phải nâng cao chất lợng thẩm định dự án, phơng án cho vay Muốn nâng cao chất lợng thẩm định phải có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi Giỏi ở đây đợc hiểu là những cán bộ phải đợc đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức về kinh tế thị trờng, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống Đó là điều kiện cần thiết nhng vẫn cha đủ Ngời cán bộ tín dụng còn phải có đạo đức và liêm khiết, bởi lẽ, nếu ngời cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm, t lợi, thiếu những hiểu biết cần thiết, đề xuất để đầu t cho một dự án không có hiệu quả, thiếu tính khả thi có thể làm tổn thất hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng của ngân hàng Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải sàng lọc lại đội ngũ tín dụng hiện có nếu khôngđủ tiêu chuẩn chuyển sang làm việc khác Khi bổ sung cán bộ mới phải chọn lọc kỹ, đủ tiêu chuẩn và phải có kế hoạch thờng xuyên bồi dỡng kiến thức cần thiết để cán bộ tín dụng bắt kịp với nhịp độ phát triển và biến đỏi không ngừng của kinh tế thị trờng Trong hoạt động của NHTM phải coi đây là đội quân tinh nhuệ nhất, phải đối mặt với tính phức tạp của kinh tế thị trờng, là những ngời tạo ra thu nhập và lợi nhuận chính của ngân hàng.

2.1.1.2 Không tiếp tục đầu t vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà sản phẩm làm ra đã có dấu hiệu bão hoà.

Trang 18

Ngoài những lĩnh vực đã đợc Thủ tớng Chính phủ cảnh báo nh: khách sạn, nhà nghỉ, xi măng lò đứng, ngành cơ khí, ngành sản xuất đờng, sản xuất rợu bia cỡ nhỏ ngành lắp ráp ô tô, xe máy, lắp ráp điện tử, sản xuất thuốc lá, bánh kẹo còn phải chú ý thêm các ngành sản xuất gốm sứ, đá ốp lát Qua theo dõi…hàng chục công trình dự án của nhiều ngân hàng đối với các lĩnh vực nàycho thấy có nhiều dự án hiệu quả rất thấp, thậm chí doanh nghiệp đó phá sản Nếu cán bộ tín dụng không tỉnh cáo thì chắc chắn sẽ tiềm ẩn những khoản nợ quá hạn rất lớn phải gánh chịu về sau.

2.1.1.3 Cần chú ý đầu t cho các dự án lớn, có vốn đầu t nớc ngoài, có kỹ thuật công nghệ hiện đại nh liên doanh sản xuất, lắp ráp…

Đây là khu vực sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao, có phơng pháp quản lý tiên tiến và có một phần thị trờng nớc ngoài Lâu nay, ta thua thiệt trong liên doanh vì ta non kém, nhng không phải vì thế mà ta không làm, phải khắc phục điểm yếu của ta để tận dụng thế mạnh của họ Do vậy đầu t vào lĩnh vực này rất có hiệu quả đối với ngân hàng.

2.1.1.4 Khi cho vay phải đảm bảo an toàn tín dụng

Ta biết, khi thẩm định dự án, dù tài giỏi mấy cũng chỉ là phơng án phán quyết mang tính dự đoán mà thôi khi cho vay ngắn hạn phải kiểm tra khả năng thanh toán nhanh của khách hàng Khả năng thanh toán nhanh là nguồn vốn bằng tiền và những loại hình có thể nhanh chóng biến thành tiền.

Khi cho vay dài hạn thì khả năng thanh toán lại đợc xếp thứ yếu Mấu chốt phải xem xét là tính tiên tiến của thiết bị, làm sao để sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao Khấu hao tài sản và lợi nhuận dành ra phải đủ để trả nợ ngân hàng trớc thời gian thiết bị rơi vào giai đoạn lạc hậu về công nghệ Do khoa học công nghệ ngày càng phát triển nh vũ bão nên tuổi thọ của thiết bị từ lúc nó ra đời đến khi lạc hậu cũng rất ngắn nên thời hạn cho vay của ngân hàng không đ-ợc phép vợt quá thời hạn đó.

2.1.2 Xử lý thu hồi những khoản nợ quá hạn

2.1.2.1 Khai thác triệt để giá trị khối tài sản đã nhận thế chấp.

Trang 19

Đây là vấn đề hết sức phức tạp vì thời gian qua, việc nhận tài sản thế chấp cầm cố để vay của ngân hàng còn tuỳ tiện nên những tài sản nào thế chấp thọc dạng nhà đất có thể dùng làm cơ sở hoạt động cho việc mở rộng mạng lới hoạt động ngân hàng thì ngân hàng mua lại.

Những tài sản thế chấp định giá cao do chủ quan của cán bộ tín dụng có gắn với lợi ích cá nhân thì cán bộ tín dụng phải bồi thờng Những trờng hợp do biến động giá cả của thị trờng lúc vay thì giá cao, lúc bán thì giá thấp liệt vào rủi ro kinh doanh do nguyên nhân khách quan thì dùng qũy rủi ro để bù đắp phần chênh lệch thiếu Đối với doanh nghiệp t nhân công ty trách nhiệm hữu hạn thì bắt buộc phải thực hiện thế chấp, nhng nên nhớ chỉ nhận thế chấp những tài sản có thể bán đợc và coi đây là tiêu chuẩn số một, tất nhiên việc đánh giá tài sản phải phù hợp với giá thị trờng, nhng nếu muốn hạn chế rủi ro do biến động về giá cả chỉ cho vay tối đa 50% giá trị tài sản thế chấp, thời gian cho vay càng dài thì tỷ lệ cho vay so giá trị tài sản càng thấp, có nh vậy mới giảm bớt rủi ro về giá Đồng thời ngân hàng sử dụng tốt quỹ rủi ro đợc trích hàng năm.

2.1.2.2 Những khoản nợ quá hạn khó đòi cần khuyến khích các đơn vị tích cực trả nợ gốc trớc, lãi sau, những đơn vị tích cực trả nợ gốc sẽ đợc miễn giảm

Các khoản nợ này đợc ngân hàng đánh giá tỷ mỉ và cho gia hạn nợ hoặc chuyển từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn.

+ Các khoản nợ do sử dụng vốn vay sai mục đích, kinh doanh thua lỗ Trớc mắt ngời vay mất khả năng thanh toán, nhng có triển vọng khắc phục đợc Đối tợng này không gia hạn nợ, cán bộ tín dụng phải thờng xuyên theo dõi, đôn đốc thu dần nợ gốc dù là số tiền nhỏ Tìm phơng thức hỗ trợ ngời vay (kể cả tiêu thụ

Trang 20

sản phẩm, tạo điều kiện tham gia các công trình ) để có điều kiện có thu nhập…trả nợ.

+ Các khoản nợ cố ý chây lỳ, có hành vi lừa đảo Đối tợng này thuộc nợ quá hạn khó đòi.

+ Khởi kiện các khoản nợ lừa đảo.

+ Thu hồi tiến hành kê biên, phát mại tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh tiền vay.

3 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng mà NHCT Hoàn Kiếm đã thực hiện.

3.1 Thực hiện tốt công tác thẩm định- phân tích khách hàng và phơng án vay vốn.

Rút kinh nghiệm từ thực tiễn của các năm trớc năm 1995 để lại hậu quả rất lớn cho ngân hàng nh tỷ lệ nợ quá hạn cao, trong đó nợ khó đòi chiếm tỷ lệ lớn; ngân hàng kinh doanh thua lỗ, do thiếu cẩn trọng trong công tác đánh giá khách hàng, thiếu thông tin về khách hàng, hoạt động giám sát tiền vay không chặt chẽ, thiếu các biện pháp phòng ngừa rủi ro, cho nên trong mấy năm lại đây, NHCT Hoàn Kiếm đã đề cao công tác thẩm định khách hàng và phơng án vay vốn nh:

- Xem xét phân tích trình độ quản lý kinh doanh và trình độ quản lý điều hành của khách hàng thông qua đánh giá uy tín trên thị trờng, uy tín của khách

Trang 21

hàng đối với ngân hàng (là khách hàng lâu năm) đối với bạn hàng của khách hàng.

- Phân tích nghiên cứu kỹ tình hình tài chính, xem xét khả năng trả nợ thông thờng ngân hàng yêu cầu khách hàng thanh toán nợ cho ngân hàng.

- Nghiên cứu kỹ đối với tài sản thế chấp nh kiểm tra tính pháp lý, giá trị thị trờng, khả năng có thể bán khi phải phát mại.

Chính nhờ biện pháp này mà hiện nay NHCT Hoàn Kiếm đã giảm đáng kể tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 3% năm 2001

3.2 Tăng cờng giám sát các món vay

Để nhằm tránh những rủi ro sử dụng vốn sai mục đích, hoặc khó khăn trong công tác sử dụng vốn vay của khách hàng, cán bộ tín dụng thờng xuyên theo dõi khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân những biến động về sản phẩm, tình hình tài chính và những nguyên nhân khiến khách hàng không trả đợc nợ đúng hạn… Nhân viên ngân hàng có thể đa ra các lời khuyên cho khách hàng để tìm cách trả nợ vay nh tăng thêm vốn, giảm bớt kế hoạch mở rộng, gia hạn nợ, giảm bớt mức thu của các kỳ hạn trả nợ cho khách hàng, tăng thêm các khoản vay mới nhằm cứu vãn tình hình tài chính đang suy sụp của ngời vay.

Đối với các khoản nợ khó đòi, cán bộ tín dụng thờng xuyênbám sát con nợ, tìm mọi biện pháp để thanh lý các tài sản thế chấp nhằm thu đợc gốc và lãi của các khoản nợ này Bên cạnh đó, ngân hàng có quan hệ tốt đối với các cấp chính quyền địa phơng và Toà án nhân dân các cấp để tạo điều kiện cho các vụ án đợc khởi kiện giải quyết nhanh chóng, tránh những chi phí khởi kiện không cần thiết Chính vì vậy, trong năm 2000, ngân hàng đã thu đợc hơn 3 tỷ đồng tiền nợ quá hạn khó đòi gốc về năm trớc, năm 2001 thu đợc 16 tỷ đồng của các khoản nợ khó đòi.

3.3 Thu thập thông tin về khách hàng.

Thông tin về khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc ra quyết định cho vay Nếu thông tin chính xác, ngân hàng có đủ căn cứ để đánh giá phân tích khách hàng và phơng án vay vốn thì việc lựa chọn những khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay là đơn giản và sẽ giảm đợc rất nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Ngày đăng: 28/11/2012, 08:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4. Kết cấu d nợ theo nợ quá hạn tại NHCT HoànKiếm năm 1999- 2001 - Hoạt động tín dụng và rủi ro của vietinbank hoàn kiếm
Bảng 4. Kết cấu d nợ theo nợ quá hạn tại NHCT HoànKiếm năm 1999- 2001 (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w