Tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank
Trang 22.1: Về hoạt động tín dụng
2.1.1: Hoạt động tín dụng tại Sacombank trong thời gian qua:
Việt nam là nền kinh tế có mức tăng trưởng cao trong khu vực nên nhu cầu vốn trong nuớc tăng rất cao, giúp cho hoạt động tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây phát triển với tốc độ khá nóng Trong bối cảnh đó, Sacombank đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay thích ứng với từng địa bàn và hoàn cảnh cho vay, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt, hoàn thiện chính sách tín dụng, các mô hình đánh giá xếp hạng và các biện pháp kiểm soát tín dụng hiệu quả như: chọn lọc dự án đầu tư, sàng lọc khách hàng,kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở an toàn Nhờ đó hoạt động tín dụng của Sacombank đã đạt được sự tăng trưởng ổn định và bền vững Cuối năm 2006, tổng dư nợ của Ngân hàng đạt 14.539 tỷ đồng, tăng 72.56% so với đầu năm 2006 ( 8.425 tỷ đồng), trong đó dư nợ bằng đồng Việt Nam là 11.474 tỷ đồng tăng 84.27% và bằng ngoại tệ là 3.064 tỷ đồng tăng 39.4%
Tương tự các ngân hàng khác ở Việt Nam, nơi các dịch vụ ngân hàng chưa được sử dụng nhiều, các khoản cho vay của Sacombank tăng hữu cơ rất cao 160% trong thời gian ba năm tính đến cuối năm 2005 Năm 2006 mức tăng trưởng ở mức 72.56% Trong các khoản cho vay, 40% dành cho cá nhân, một nửa trong đó là các tiểu thương, phần còn lại cho vay thế chấp và cho vay cá nhân 60% còn lại của các khoản cho vay dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Vào cuối năm 2005, chỉ số nợ xấu của Sacombank ở vào mức rất thấp là 0,6% và tỷ lệ hoàn trả nợ là 99% Mặc dù tất cả các khoản vay của Sacombank đều có bảo đảm, tuy
Trang 3nhiên với hệ thống pháp lý còn nhiều yếu kém tại Việt Nam hiện nay, các khoản vay này không hoàn toàn là an toàn.
Bảng 2.1: Cơ cấu cho vay
Theo loại
Từ bảng trên ta thấy, hoạt động cho vay của ngân hàng phản ánh sự tập trung mạnh mang tính gắn bó vào các lĩnh vực các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa sản sinh lợi tức cao hơn Hướng tới tương lai, ngân hàng có kế hoạch nâng các khoản cho vay cá nhân từ 47% lên đến 50-60% trong tổng số dư nợ cho vay trong năm tới thông qua việc mở rộng mạng lưới chi nhánh.
Khoảng một nửa dư nợ cho vay cá nhân của Sacombank là cho các doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu là thương nhân Các khoản cho vay này luôn luôn được bảo đảm, thông thường thế chấp bằng nhà ở, hầu hết theo tỷ lệ 70% giá trị tài sản thế chấp (TSTC) Số còn lại của các khoản cho vay cá nhân xấp xỉ mức thế chấp (hầu hết cũng bằng 70% TSTC) và luôn bảo đảm an toàn thông qua việc ghi nợ từ lương của cá nhân vay, với 80% các cá nhân vay này là công chức Các khoản cho vay kinh doanh, chủ yếu cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có uy tín để làm vốn lưu động ngắn hạn và cho các mục đích kinh doanh Các khoản vay này phần lớn được đảm bảo bằng bất động sản và tài sản nhà xưởng Tuy nhiên, để tiếp cận được tài sản bảo đảm đúng thời gian cần thiết có thể là việc khó khăn trong hoàn cảnh hệ thống pháp lý Việt Nam còn chưa hoàn thiện.
Trang 42.1.2: Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank:
Những số liệu cụ thể về hoạt động tín dụng của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín trong 3
Nguồn: báo cáo tài chính từ năm 2004 đến 2006, Sacombank
Qua bảng số liệu trên ta thấy: thu nhập của ngân hàng qua các năm đều tăng Thu nhập năm 2004 là 396.115 triệu đồng , năm 2005 là 505.903 triệu đồng, tăng 109.788 triệu đồng, tốc độ tăng 27.7% Thu nhập năm 2006 là 763.881 triệu đồng, tăng 257.978 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 51%.
Trong tổng thu nhập thì thu từ hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng rất lớn: năm 2004 thu lãi vay chiếm 73.37% tổng thu nhập Năm 2005 thu lãi vay chiếm 91.12% tổng thu nhập Năm 2006 thu lãi vay chiếm 92.22% tổng thu nhập.
Đồ thị 2.2: Thu nhập của ngân hàng
Trang 5So sánh số liệu qua các năm ta thấy thu nhập của ngân hàng qua các năm đều tăng chứng tỏ ngân hàng đang tích cực mở rộng mạng lưới kinh doanh Theo xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới thì nguồn thu chính và lớn nhất của ngân hàng phải là thu từ các loại dịch vụ Do đó, bên cạnh việc mở rộng mạng lưới hoạt động để tăng thu nhập thì cũng nên chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để tăng thu nhập nhưng rủi ro lại thấp hơn Về chỉ tiêu chi phí qua các năm trong hoạt động của ngân hàng cũng tăng lên, chủ yếu là do ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động Chi phí năm 2004 là 439.863 triệu đồng, năm 2005 là 629.513 triệu đồng, năm 2006 là 1081.68 triệu đồng.
2.1.3: Thị trường mục tiêu:
2.1.3.1.Đối tượng khách hàng:
a Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài
b.Việc cấp tín dụng để khách hàng thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.3.2.Phân loại thị trường mục tiêu
- Nguyên tắc chung trong việc xác định thị trường mục tiêu là Ngân hàng hướng hoạt động của mình đến các phân đoạn thị trường có một hoặc những đặc tính sau:
a Ngân hàng có hiểu biết và đã có kinh nghiệm về đoạn thị trường này b Có tiềm năng phát triển
c Nhu cầu tín dụng phù hợp với khả năng đáp ứng của Ngân hàng
d.Sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng trong trước mắt và lâu dài.
Đồ thị 2.3: Chi phí của ngân hàng
Trang 6e.Chi phí cho vay, thu nợ thấp
-Phân đoạn thị trường mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng bao gồm
a, Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh lâu dài, sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
b Các cá nhân có đăng ký kinh doanh, chú trọng đến cá nhân sản xuất kinh doanh nhỏ và tiểu thương tại các khu đô thị, khu thương mại tập trung.
c Các cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu tại các đô thị
d Cán bộ, công nhân viên có nghề nghiệp chuyên môn và công tác trong các ngành có thu nhập ổn định
2.1.3.3.Thị trường theo khu vực địa lý
-Thị trường của Ngân hàng bao gồm tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước Ngân hàng ưu tiên hướng hoạt động cấp tín dụng đến các thành phố, đô thị, thị xã và các khu công nghiệp, khu chế xuất nơi có trụ sở của các đơn vị trực thuộc ngân hàng trú đóng và là địa bàn hoạt động của các nhóm khách hàng mục tiêu của Ngân hàng.
2.1.3.4 Sản phẩm cung ứng cho khách hàng
A, Ngân hàng cung ứng cho khách hàng các sản phẩm sau:
* Các sản phẩm tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các khách hàng là tổ chức, cá nhân gồm:
a Cho vay bổ sung vốn lưu động
b.Cho vay để thực hiện các phương án, dự án đầu tư c.Thực hiện bảo lãnh ngân hàng, phát hành các loại L/C e.Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá
f.Bao thanh toán
* Các sản phẩm tín dụng phục vụ tiêu dùng đối với cá nhân gồm
a Cho vay để sửa chữa, xây dựng, mua sắm nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở b.Cho vay tiêu dùng: mua sắm hàng hoá, dịch vụ, phương tiện phục vụ đời sống; đi làm việc, lao động, du học, nghiên cứu ở nước ngoài.
B, Phương thức cho vay: ngân hàng thoả thuận với khách hàng chọn lựa các phương thức cho
vay dưới đây:
Trang 7a Cho vay từng lần
b.Cho vay theo hạn mức tín dụng c.Cho vay theo dự án đầu tư d.Cho vay hợp vốn.
e Cho vay trả góp
f Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
g.Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng h Cho vay theo hạn mức thấu chi
i.Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm
2.1.4: Nghiệp vụ cho vay tại Sacombank
Sacombank cho vay theo nguyên tắc: tiền vay phải được phát ra đúng đối tượng cho vay Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng tiền vay phải được hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi khi đến hạn Với mức cho vay và lãi suất hợp lý.
2.1.4.1: Mục đích vay vốn
a, Việc xác định mục đích đích thực của khoản vay là một yếu tố hết sức quan trọng giúp ngân hàng đánh giá được tính hợp pháp, mức độ rủi ro, tính khả thi và hiệu quả của khoản vay cùng khả năng trả nợ của khách hàng.
b, Mục đích của khoản vay được xem xét đánh giá dựa vào phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư và các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn.
c, Ngân hàng sẽ từ chối cho vay nếu khách hàng không cung cấp đủ thông tin liên quan đến mục đích của khoản vay.
2.1.4.2: Thời hạn cho vay
a, Ngân hàng và khách hàng căn cứ chu kỳ sản xuất kinh doanh, dự phòng lưu chuyển luồng tiền, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn cho vay của ngân hàng để thoả thuận thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ phù hợp Tuy nhiên, thời hạn cho vay không được vượt quá quy định dưới đây:
* Đối với các tổ chức Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo các loại giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
Trang 8* Đối với các cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống tại Việt Nam.
b, Ngân hàng cho khách hàng vay theo các loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
+ Cho vay ngắn hạn có thời hạn cho vay đến 12 tháng
+ Cho vay trung hạn có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng + Cho vay dài hạn có thời hạn vay trên 60 tháng
+ Thời hạn cho vay tối đa đối với từng loại cho vay và từng loại khách hàng cụ thể có hướng dẫn riêng.
2.1.4.3: Lãi suất cho vay
a, Lãi suất cho vay tối thiểu đối với từng loại cho vay do Tổng Giám Đốc ban hành trong từng thời kỳ sau khi được chấp thuận của Hội Đồng Quản Trị, phù hợp với giá thành vốn và tình hình thị trường, lợi thế cạnh tranh và trong khuôn khổ quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
b, Các đơn vị trực thuộc ngân hàng không được phép cho vay dưới lãi suất tối thiểu quy định Các trường hợp cho vay với lãi suất dưới mức tối thiểu để thực hiện chính sách ưu đãi khách hàng phải được Hội Đồng Quản Trị chấp thuận.
c, Mức lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hoạt động tín dụng.
2.1.4.4: Xác định mức lãi suất cho vay
Mức lãi suất cho vay được xác định tuỳ theo
a, Chi phí của khoản vay: theo nguyên tắc khoản vay càng nhỏ thì lãi suất càng cao.
b, Mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng: theo nguyên tắc khách hàng sử dụng càng nhiều sản phẩm dịch vụ thì lãi suất thấp hơn.
c, Thời gian giao dịch với ngân hàng : theo nguyên tắc các khách hàng được xếp cùng hạng, có tài sản đảm bảo như nhau, thì khách hàng nào có thời gian giao dịch với ngân hàng càng dài thì được hưởng lãi suất thấp hơn.
d, Mức độ rủi ro của khoản vay: theo nguyên tắc mức thiệt hại dự kiến ( chi phí rủi ro) càng lớn thì lãi suất cho vay càng cao Chi phí rủi ro của khoản vay tuỳ thuộc vào chất lượng khách hàng (xếp hạng tín dụng) và tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Trang 92.1.4.5: Miễn,giảm lãi
a, Ngân hàng có thể xem xét cho khách hàng miễn, giảm lãi tiền vay theo quy chế miễn,giảm lãi do hội đồng quản trị ngân hàng ban hành đối với các khách hàng gặp khó khăn
Trang 102.1.5.1 Tiếp nhận, h ư ớng dẫn hồ s ơ
Khi khách hàng đến vay vốn, cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu và thu thập thông tin về khách hàng như: vay nhằm mục đích gì, vay bao nhiêu, vốn tự có tham gia vào dự án là bao nhiêu, phương án sản xuất kinh doanh như thế nào.
Qua tìm hiểu nắm bắt thông tin sơ bộ, nếu thấy khách hàng có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ phát hồ sơ vay vốn cho khách hàng và hướng dẫn họ lập hồ sơ vay.
Khi khách hàng nộp bộ hồ sơ vay vốn cho cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định trước khi cho vay.
2.1.5.2: Xác minh thức tế
Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành xác minh hiện trạng của tài sản bảo đảm Và định giá tài sản bảo đảm
2.1.5.3: Thẩm định hồ s ơ vay
Quy trình thẩm định là rất cần thiết và quan trọng nó giúp cho cán bộ tín dụng có đựơc những kết luận đúng đắn trong việc quyết định cho vay Qua thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá được khả năng tài chính, tính hiệu quả khả thi của dự án từ đó giúp cho cán bộ tín dụng đưa ra mức vay, thời hạn thu hồi nợ hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay trả được nợ đồng thời giúp hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro về tín dụng Theo đó, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định về:
- Đánh giá xếp hạng khách hàng - Thẩm định các điều kiện vay vốn
- Thẩm định tình hình kinh doanh hay thu nhập dùng để trả nợ
2.1.5.4:Trình hồ s ơ vay
- Lập tờ trình đề xuất ý kiến và trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Thông báo cho khách hàng, chuẩn bị hồ sơ để tiến hành thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
2.1.5.5: Thủ tục đảm bảo tiền vay
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Thực hiện công chứng hợp đồng đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật - Đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền
Trang 11- Chuyển bản chính hồ sơ bảo đảm sang phòng quản lý tín dụng để làm thủ tục nhập kho quỹ.
2.1.5.6: Giải ngân
Phòng kế toán nhận bộ hồ sơ sẽ lưu vào máy, hạch toán kế toán theo chế độ kế toán đã đựơc ngân hàng nhà nước hướng dẫn Sau đó chuyển sang bộ phận kho quỹ để giải ngân chuyển hồ sơ vay của khách hàng sang phòng quản lý tín dụng để lưu giữ
5.7: Kiểm tra sau cho vay
Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra sau cho vay theo quy định của ngân hàng : 1 tháng sau khi giải ngân, và sau đó cứ cách 2 tháng thì kiểm tra 1 lần Trong một số trường hợp,cán bộ tín dụng có thể kiểm tra đột xuất để biết tình hình hoạt động của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nếu khoản vay không được sử dụng đúng mục đích như đã ghi trong hợp đồng Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp như: thu nợ trước hạn, ngưng ngay việc cấp tín dụng hoặc các biện pháp khác.
Đối với các khoản nợ quá hạn khó đòi, cán bộ tín dụng vẫn tiếp tục gặp gỡ khách hàng để đôn đốc thu hồi nợ Mặt khác nhờ các cơ quan chức năng để có biện pháp giải quyết.
Gửi thông báo giải chấp cho cơ quan công chứng, chứng thực Xoá đăng ký giao dịch bảo đảm
2.2: Về rủi ro tín dụng
2.2.1: Định nghĩa rủi ro tín dụng
Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh
Trang 12doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan
Rủi ro về tín dụng xảy ra khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã được Sacombank bảo lãnh hoặc khách hàng không thanh toán đầy đủ và đúng hạn gốc và lãi khoản vay mà Sacombank cấp Để kiểm soát rủi ro tín dụng, Sacombank đã thực hiện chính sách tín dụng với nhiều công cụ nhằm tối thiểu hóa rủi ro này.
2.2.2: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
2.2.2.1: Nguyên nhân khách quan
A: Các ngân hàng cạnh tranh ngày càng gay gắt
Dư nợ tín dụng tăng mạnh cũng là lúc cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại diễn ra quyết liệt Để thu hút khách hàng, các ngân hàng đua nhau giảm lãi suất cho vay và áp dụng một số chính sách khuyến mại để thu hút khách hàng.
Cùng với sự thông thoáng và mở rộng hoạt động cho vay, nguy cơ rủi ro đang lớn dần Đây là một quy luật khắc nghiệt của thị trường Vào thời điểm hiện tại, các chính sách tín dụng hiện được coi là thoáng hơn bao giờ hết Việc tăng dư nợ đang là mục tiêu phấn đấu của không ít ngân hàng thương mại, tuy nhiên, rủi ro cũng là nguy cơ tiềm tàng luôn song hành chờ đón các ngân hàng thương mại.
B: Thông tin bất cân xứng
Một vấn đề không kém phần quan trọng trong việc đẩy số nợ xấu lên những con số đáng ngại đó là vấn đề nền tài chính phát triển chưa tương thích hay một khía cạnh của nó là thông tin chưa tương xứng Doanh nghiệp đương nhiên có thể có những thông tin về ngân hàng nhưng ngân hàng thì chỉ sử dụng những thông tin rất thiếu chính xác từ doanh nghiệp.
C: Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập:
Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng