1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.

74 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 900 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.

Trang 1

Bài Luận

Đề Tài:

Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại

xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh

Phú Thọ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗisinh viên, nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thựctiễn, so sánh kiểm nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm những kiếnthức kinh nghiệm được rút ra qua thực tiễn sản xuất để nâng cao được chuyênmôn từ đó giúp sinh viên khi ra trường trở thành một cử nhân nắm trắc được

về lý thuyết giỏi về thực hành và biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vàothực tế

Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệmkhoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng và giải

pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ”.

Đến nay bản khoá luận đã hoàn thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơnchân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn -

trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là cô giáo Tống Thị

Thuỳ Dung và thầy giáo Dương Văn Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi

trong suốt quá trình thực hiện đề tài Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm

ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND xã Yên Sơn, Công ty TNHHchè Yên Sơn cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp

đỡ tôi trong thời gian qua

Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tậpkhông nhiều vì vậy bản khoá luận này không tránh khỏi những sai sót, vì vậyrất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của cácbạn sinh viên để bản khoá luận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2012 Sinh viên

Nguyễn Quảng Bình

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học 4

2.1.1 Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè 4

2.1.2 Các đặc điểm của quá trình phát triển cây chè 5

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển chè 6

2.1.4 Những chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất chè 12

2.2 Cơ sở thực tiễn 13

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 13

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam 15

2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Phú Thọ 17

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19

3.2 Nội dung nghiên cứu 19

3.3 Các phương pháp nghiên cứu 19

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 19

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 20

3.3.3 Phương pháp duy vật lịch sử 20

3.3.4 Phương pháp so sánh 21

3.3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 21

Trang 4

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ 22

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

4.1.2 Điều kiện Kinh tế- Văn hoá- Xã hội 27

4.2 Thực trạng phát triển chè của xã Yên Sơn 31

4.2.1 Cơ cấu về giống chè 31

4.2.2 Số hộ trồng chè của xã qua 3 năm 32

4.2.3 Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng 33

4.2.4 Kênh tiêu thụ chè ở xã Yên Sơn năm 2011 36

4.2.5 Sự biến động giá chè 39

4.2.6 Đánh giá doanh thu tiêu thụ chè qua 3 năm 2009 - 2011 40

4.2.7 Thực trạng về chế biến chè 42

4.3 Thực trạng sản xuất chè ở những hộ điều tra 43

4.3.1 Nguồn lực của hộ 43

4.3.2 Tình hình đầu tư thâm canh cây chè 46

4.4 Tác động của việc phát triển cây chè đến các vấn đề xã hội 47

4.5 Những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển chè ở xã Yên Sơn những năm qua 48

4.5.1 Thuận lợi 48

4.5.2 Khó khăn 48

4.6 Giải pháp phát triển chè ở xã Yên Sơn những năm tới 53

4.6.1 Giải pháp về kinh tế 53

4.6.2 Giải pháp về kỹ thuật 53

4.6.3 Giải pháp về chính sách 55

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

5.1 Kết luận 56

5.2 Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 6

FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc

KTCB : Kiến thiết cơ bản

KD : Kinh doanh

UBND : Uỷ ban nhân dân

BVTV : Bảo vệ thực vật

BQ : Bình quân

PRA : Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự

tham gia của người dân)

NXB : Nhà xuất bản

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

IPM : Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế

giới năm 2011 15

Bảng 4.1: Tình hình khí hậu, thời tiết năm 2011 của xã Yên Sơn 23

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Sơn qua 2 năm 2010 - 2011 .26

Bảng 4.3: Hiện trạng dân số, lao động xã Yên Sơn năm 2011 27

Bảng 4.4: Cơ cấu giống chè ở xã Yên Sơn qua 3 năm 2009 - 2011 31

Bảng 4.5: Số hộ trồng chè của xã Yên sơn qua 3 năm 2009 - 2011 32

Bảng 4.6: Diện tích trồng chè của xã Yên Sơn qua 3 năm 2009-2011 33

Bảng 4.7: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh của xã Yên Sơn trong 3 năm 2009 - 2011 34

Bảng 4.8: Sự biến động của giá chè khô trong 3 năm 2009 - 2011 39

Bảng 4.9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè của công ty chè Yên Sơn qua 3 năm 2009 - 2011 41

Bảng 4.10: Tình hình nhân lực sản xuất chè các hộ điều tra năm 2011 44

Bảng 4.11: Diện tích đất trồng chè của các hộ điều tra năm 2011 44

Bảng 4.12: Tình hình trang bị công cụ chế biến chè của hộ trồng chè 45

Bảng 4.13: Chi phí tính bình quân cho 1 ha chè KTCB và Kinh Doanh của các hộ điều tra 46

Bảng 4.14: Chỉ tiêu đánh giá khó khăn trong sản xuất chè của người dân xã Yên Sơn 48

Trang 8

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta, chè là một cây công nghiệp lâu năm, cho sản phẩm trên mộtnăm từ 8 - 9 lứa, có tính ổn định, mang lại thu nhập khá ổn định cho ngườitrồng chè, nó thích ứng với các vùng miền núi và trung du phía Bắc, cây chègiúp chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi

Vì vậy, việc phát triển cây chè ở nhiều vùng sẽ góp phần tạo ra của cải vậtchất, tạo ra vùng chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu Nhận thấy được tầmquan trọng của cây chè nên Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương,chính sách xác định vị trí vững chắc của cây chè trong nền nông nghiệp nước

ta, bao gồm cả nhu cầu dự trữ và xuất khẩu Do vậy, cây chè được coi là mộtsản phẩm có giá trị cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá

- hiện đại hoá đất nước

Hiện nay nhiều nước trên thế giới, chè được coi là thức uống rất cầnthiết, được nhân dân các nước trên thế giới ưa chuộng, thị trường chè ngàycàng được mở rộng và ổn định, cho đến nay trên thế giới có 58 nước nhậpgiống chè và phát triển sản xuất chè ở các quy mô khác nhau như: TrungQuốc, Việt Nam, Ấn Độ…

Đặc biệt là chè xanh còn có giá trị về dược liệu, chất Tanin trong chè còn

có khả năng chữa trị nhiều bệnh như: Tả, lị, thương hàn, sỏi thận, sỏi bàngquang, chảy máu dạ dày, có tác dụng lợi tiểu…, Trong chè có chất Catechin

có tác dụng làm vững chắc mao mạch trong cơ thể, có hiệu quả cao trong việcđiều trị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, chất Tanin trong chè còn có tácdụng chống chất phóng xạ

Chính bởi những lý do trên mà ngày nay chè là một loại nước uống rấtđược ưa chuộng cả ở trong nước và trên thế giới làm cho cây chè trở thànhmột cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao

Theo các chuyên gia về chè thì Việt Nam là một trong những nước cóđiều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển, đặc biệt là các tỉnh trung

du, miền núi như Phú Thọ, Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái…

Trang 9

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằmtrong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và TâyBắc, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh nên nhìn chung khíhậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng đặc biệt là phát triểncây chè và cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnhgóp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống người dân.

Yên Sơn là một xã thuộc huyện miền núi đặc biệt khó khăn, người dânsống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và cây công nghiệp, trong đó cây chè giữvai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế của người dân Tuy vậy, do nhiềunguyên nhân cả về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cả về chính sách đầu tư,khuyến khích phát triển, cây chè vẫn chưa thực sự trở thành một cây côngnghiệp mũi nhọn của tỉnh nói chung và của xã Yên Sơn nói riêng đúng vớitiềm năng sẵn có của nó Ngoài ra do người sản xuất còn bị ảnh hưởng bởi tưtưởng tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu, chậm thích ứng với xu thế kinh

tế thị trường, chưa có sự đầu tư thoả đáng cho cây chè, đến nay hầu hết cácdiện tích chè của xã được trồng bằng giống từ nhiều chục năm trước đây nênchất lượng, sản lượng thấp, một số nơi chưa được quan tâm chăm sóc đúng kỹthuật vì thế nên giá trị kinh tế còn thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trườngkém nhất là thị trường nước ngoài

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnhPhú Thọ, để có những cơ sở đánh giá đúng thực trạng và thấy rõ được tồn tạitrong việc phát triển cây chè từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất,chế biến, tiêu thụ chè ở xã Yên Sơn nhằm tạo ra bước phát triển nhanh vữngchắc cho cây chè trong thời kỳ tới là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết Vì

vậy tôi chọn đề tài:" Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ"

-1.2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng sản xuất chè ở xã Yên Sơn qua các năm, từ đó đềxuất một số giải pháp chủ yếu cho sự phát triển chè trong những năm tớiđưa chè thực sự trở thành cây trồng có thế mạnh trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của xã Yên Sơn

Trang 10

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng trồng, chế biến và tiêu thụ chè tại xã Yên Sơn

- Đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động của việc phát triển chè đến cácvấn đề xã hội

- Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển câychè tại địa phương

- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triểndiện tích cây chè trong những năm tiếp theo

1.4 Ý nghĩa của đề tài

+ Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học:

- Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm hiệu quả thu được từ trồng chè ở

xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

+ Ý nghĩa thực tiễn:

- Rút ra được những thông tin cần thiết để thực hiện kế hoạch phát triểnnhững năm tiếp theo đối với cây chè

+ Ý nghĩa đối với sinh viên:

- Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cậnvới thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học.Đồng thời có cơ hội vận dụng chúng vào sản xuất thực tế

Trang 11

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè

Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao Nó là mộtloại cây trồng có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như pháttriển kinh tế và văn hoá con người, sản xuất chè tạo ra những sản phẩm đápứng nhu cầu giải khát của đông đảo nhân dân ở nhiều quốc gia

Chè có nhiều Vitamin giúp thanh lọc cơ thể, giải khát, có tác dụng giảmthiểu một số bệnh thường gặp về máu, do đó chè đã trở thành đồ uống phổthông trên thế giới [2] Tại một số nước thói quen uống nước chè đã tạo thànhmột nền văn hóa truyền thống, một tập quán Hiện nay khoa học tiến bộ đã đisâu vào nghiên cứu tìm ra được một số hoạt chất quý có trong cây chè như:Cafein, Vitamin A, B1 Đặc biệt trong cây chè còn chứa Vitamin C là loạiVitamin dùng để điều chế thuốc tân dược vì thế chè không những là loại câygiải khát mà chè còn có tên trong danh sách cây y dược [12]

Đối với nước ta, sản phẩm chè không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước,

mà còn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn,giúp nước ta có thêm một nguồn ngân sách để đầu tư vào phát triển kinh tếcủa đất nước, cải thiện nâng cao mức sống của người dân Xét ở tầm vĩ mô thìxuất khẩu chè cũng như xuất khẩu các mặt hàng khác nó là cơ sở để đẩy mạnhlưu thông buôn bán giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phầntạo sự cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng thể nền kinh tế, đồngthời nó tạo nên mối quan hệ bình đẳng, thân thiện, cùng có lợi giữa các nướcxuất khẩu, nhập khẩu trên thế giới [14]

Trực tiếp đối với các hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm chè thì cây chèmang lại thu nhập ổn định, cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác,bởi cây chè có tuổi thọ cao có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm cógiá trị cao và đều đặn trong khoảng 50 - 60 năm, do vậy nó sẽ tạo ra mộtnguồn thu đều đặn lâu dài và có giá trị kinh tế cao, giúp các hộ cải thiện đờisống, nâng cao mức sống của người dân Mặt khác, cây chè là loại cây trồng

Trang 12

thích hợp với các vùng đất miền núi và trung du, những vùng đất cao, khôthoáng Hơn thế nữa nó còn gắn bó keo sơn ngay cả với những vùng đất đồidốc khô cằn sỏi đá Chính vì vậy trồng chè không chỉ mang lại giá trị kinh tếcao, mà nó còn góp phần bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo

ra cảnh quan đẹp Kết hợp trồng chè với trồng rừng sẽ tạo nên những vành đaichống xói mòn, rửa trôi, giữ lại lớp màu mỡ cho đất, cải tạo đất tăng độ phìcho đất bạc màu, góp phần bảo vệ môi trường phát triển một nền nông nghiệpbền vững

Ngoài ra trồng chè và sản xuất chè còn cần một lực lượng lao động lớn,cho nên nó sẽ tạo ta công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở nôngthôn, tạo điều kiện cho việc thu hút và sử dụng lao động, điều hoà lao độngđược hợp lý hơn Đồng thời nó còn tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho

xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống của khu vực nôngthôn, tạo sự thay đổi lớn cho bộ mặt các vùng nông thôn, nhất là trong giaiđoạn đổi mới hiện nay, việc phát triển sản xuất chè góp phần đẩy nhanh côngcuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, đẩy nhanh tốc độ phát triểnkinh tế của khu vực nông thôn, nâng cao mức sống của các vùng nông thôn,thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn

2.1.2 Các đặc điểm của quá trình phát triển cây chè

Đặc điểm nổi bật nhất của cây chè là cây công nghiệp dài ngày, có chu

kỳ kinh tế tương đối dài khoảng 50 - 60 năm Sản phẩm chính của cây chè làbúp non làm nguyên liệu chế biến chè thành phẩm, ngoài yếu tố giống và địahình thì mọi biện pháp kỹ thuật trồng trọt được áp dụng trong quá trình sảnxuất chè đều tác động lớn đến khả năng cho sản xuất búp cao, với chất lượngtốt ở mỗi vụ có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh doanh của cây chè ngắn haydài hơn

Trong sản xuất ta cũng cần đặc biệt chú ý một vấn đề nữa là nếu đã coichè là đối tượng kinh doanh thì cần phải tôn trọng các đặc điểm sinh vật họccây chè, qua đó có các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm giúp chocây chè đạt được năng suất cao nhất

Trang 13

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển chè

* Điều kiện tự nhiên

+ Đất đai

Đất đai quyết định đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm chè Chè

là một cây không yêu cầu khắt khe và đất so với một số cây công nghiệp dàingày khác Tuy nhiên để cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, nương chè cónhiệm kỳ kinh tế dài, khả năng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng chèngon thì cây chè cũng phải được trồng ở nơi có đất tốt, phù hợp với đặc điểmsinh vật học của nó Qua nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy đất trồngchè tốt phải đạt yêu cầu sau: độ pH từ 4,5 - 5,5; hàm lượng mùn 2% - 4%; độsâu ít nhất 0,6 - 1m; mực nước ngầm phải dưới 1m; kết cấu của đất tơi xốp sẽgiữ được nhiều nước, thấm nước nhanh, thoát nước tốt, có địa hình dốc từ 10

- 200 [6]

+ Thời tiết khí hậu

Độ ẩm, nhiệt độ và lượng mưa là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến câychè Để cây chè phát triển tốt thì nhiệt độ bình quân là 22 - 280C, lượng mưatrung bình là 1500 - 2000mm/năm nhưng phải phân đều cho các tháng, ẩm độkhông khí từ 80 - 85%, ẩm độ đất từ 70 - 80%, cây chè là cây ưa sáng tán xạ,thời gian chiếu sáng trung bình 9 giờ/ngày [2]

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng vàphát triển của cây chè Cây chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ không khídưới 100C hay trên 400C Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùaxuân bắt đầu phát triển trở lại Thời vụ thu hoạch chè dài, ngắn, sớm, muộntuỳ thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ Tuy nhiên các giống chè khác nhau

có mức độ chống chịu khác nhau

Cây chè vốn là cây thích nghi sinh thái vùng cận nhiệt đới bóng râm, ẩmướt Lúc nhỏ cây cần ít ánh sáng, một đặc điểm cũng cần lưu ý là các giốngchè lá nhỏ ưu sáng hơn các giống chè lá to

* Yếu tố thuộc về kỹ thuật

+ Ảnh hưởng của giống chè

Giống chè ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh Mỗi một điều kiện sinh thái, mỗi vùng lại thích hợp cho một

Trang 14

giống chè hay một số giống nhất định Vì vậy để có nguyên liệu phục vụ chếbiến, tạo ra chè thành phẩm có chất lượng cao và để góp phần đa dạng hoásản phẩm ngành chè, tận dụng lợi thế so sánh của các vùng sinh thái đòi hỏiphải có nguồn giống thích hợp.

Ở trong nước ta đã chọn tạo được nhiều giống chè tốt bằng phương phápchọn lọc cá thể như: PH1, TRI777, 1A, TH3 Đây là một số giống chè khá tốt,tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, đã vàđang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấugiống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè cằn cỗi

Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnhhưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu Hiện nay có 2 phương pháp được ápdụng chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng giâm cành Đặc biệt phươngpháp trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rộng rãi và dần dầntrở thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam

+ Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật

- Nước tưới: Trong búp chè có hàm lượng nước lớn vì vậy phải cung cấp

đủ nước sẽ làm tăng năng suất và sản lượng chè, cho nên phải chủ động tướinước cho chè vào vụ đông

- Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp

kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng búp chè,nhưng biện pháp này cũng có những tác dụng ngược bởi nếu bón phân khônghợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên được, thậm chí còn

bị giảm xuống Nếu bón đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phântheo tỷ lệ không hợp lý sẽ làm giảm chất Tanin hoà tan của chè, làm tăng hợpchất Nitơ dẫn tới giảm chất lượng chè [1] Vì vậy bón phân cần phải bón đúngcách, đúng lúc, đúng đối tượng và cần cân đối các yếu tố dinh dưỡng chủ yếunhư: Đạm, lân, kali sao cho phù hợp

- Che nắng: Theo các chuyên gia về chè, nếu thời tiết khô hạn kéo dài thìcây bóng mát được trồng 170 - 230 cây/ha che phủ được 20 - 30% diện tíchthì độ ẩm sẽ cao [1] Qua nghiên cứu về sự tác động của ánh sáng tới cây chè

và quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ Vì vậy mà các nướcnhư Ấn Độ, Nhật Bản thường áp dụng trồng cây che bóng mát cho cây chè,nên năng suất và sản lượng chè thường cao

Trang 15

- Mật độ gieo trồng: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè,mật độ trồng chè phụ thuộc vào các giống, độ dốc, điều kiện cơ giới hoá.Nhìn chung tuỳ điều kiện giống, đất đai, cơ giới hoá, khả năng đầu tư mà cókhoảng cách mật độ khác nhau Nhưng xu thế hiện nay là khai thác sản lượngtheo không gian do đó có thể tăng cường mật độ một cách hợp lý cho sảnlượng sớm, cao, nhanh khép tán, chống xói mòn và cỏ dại trong nương chè,qua thực tế cho thấy nếu mật độ vườn đảm bảo từ 18000 đến 20000 cây/ha thì

sẽ cho năng suất và chất lượng tốt, chi phí phải đầu tư tính cho một sản phẩm

là đạt mức thấp nhất

- Đốn chè: Đốn chè cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượngchè, đốn chè là cắt đi đỉnh ngọn của các cành chè, ức chế ưu thế sinh trưởngđỉnh và kích thích các trồi ngủ, trồi nách mọc thành lá, cành non mới tạo ramột bộ khung tán khoẻ mạnh, làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trưởng dinhdưỡng hạn chế sự ra hoa, kết quả có lợi cho việc ra lá, kích thích sinh trưởngbúp non, tăng mật độ búp và trọng lượng búp, tạo bộ khung tán to có nhiềubúp, vừa tầm hái tăng hiệu suất lao động, cắt bỏ những cành già tăm hương,

bị sâu bệnh thay bằng những cành non mới sung sức hơn giữ cho cây chè có

bộ lá thích hợp để quang hợp [2]

+ Các dạng đốn chè:

- Đốn phớt: Hai năm sau khi đốn tạo hình, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ5cm sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3-4cm, khi đốn vết đốn cuối cùng cao70cm thì hàng năm đốn thêm 1-2cm Sự thay đổi cách đốn sẽ làm tăng sảnlượng và chất lượng chè [6]

- Đốn đau: Những cây chè đã được đốn nhiều năm, cây chè phát triểnkém, năng suất thấp, giảm rõ rệt thì đốn cách mặt đất 40 - 50cm bón phânhữu cơ và lân theo quy trình một năm trước khi đốn đau Sau khi đốn đaucần tiến hành hái chè theo phương pháp nuôi tán, chỉ hái búp chè cao hơn65cm còn chừa lại nuôi tán [6] Theo như nghiên cứu ở Inđônêxia cho thấyrằng: Hàm lượng Caphêin của nguyên liệu chè thu hoạch ở cây chè đốn đaucao hơn ở nguyên liệu chè chưa đốn, như vậy chè đốn đau và chè đốn liêntục sẽ cho sản lượng và chất lượng tăng, đốn chè có tác dụng tạo khung táncho chè để có mật độ búp cao, tạo chiều cao hợp lý thuận lợi cho việc chămsóc và thu hoạch [11]

Trang 16

+ Ảnh hưởng của công nghệ thu hoạch và chế biến chè

- Hái chè:

Thời điểm, thời gian và phương thức thu hái có ảnh hưởng đến chấtlượng nguyên liệu chè, hái chè gồm 1 tôm 2 lá đó là nguyên liệu tốt nhất chochè chế biến chè vì trong đó có hàm lượng polyphenol và cafein cao Nếuhái chè quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng tớisinh trưởng và sự phát triển của cây chè Thường vào tháng 6,7,8 nguyênliệu chè thu hái có hàm lượng tanin cao nhất Khoảng cách thu hái mỗi lần làkhoảng 1 tháng [3]

- Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu

Nguyên liệu chè sau khi thu hái có thể được đưa thẳng vào chế biến, cóthể để một thời gian mới đưa vào chế biến, khi thu hoạch không để dập nátbúp chè, dụng cụ đựng phải thông thoáng và kích thước vừa phải, sau khi háikhông để quá 10 tiếng

- Công nghệ chế biến

Tuỳ thuộc vào mục đích của phương án sản phẩm mà ta có các quy trìnhcông nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, nhìn chung quátrình chế biến gồm hai giai đoạn: sơ chế và tinh chế nguyên thành phẩm.Hiện nay trong điều kiện công nghệ sinh học điện khí hoá và tự độnghoá một yêu cầu được đặt ra cho công nghệ chế biến chè là ngày càng giảm

tỷ trọng chi phí chế biến trong sản phẩm và nâng cao chất lượng chế biến.Như vậy sản phẩm chè của ta mới đủ điều kiện để đầu tư trở lại phát triểnngành chè

* Điều kiện xã hội

Sản xuất chè chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế xã hội, cụ thể là

cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông đi lại, hệ thống điện, hệ thống tướitiêu, khâu tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là xây dựng các nhà máy, các cơ sởhiện đại chế biến chè

Các vấn đề nhân công lao động, các chính sách đầu tư khuyến khích pháttriển, các chính sách vĩ mô của Nhà nước cho cây chè đều có tác động đến sựphát triển của cây chè Ngoài ra kinh nghiệm và truyền thống sản xuất cònảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của sản phẩm chè Nếu các vấn đề trên đượcgiải quyết triệt để sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất chè phát triển

Trang 17

+ Thị trường

Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của

cơ sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thịtrường: mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đềuphải trả lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như thếnào và sản xuất cho ai Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mangtính định hướng Để trả lời được câu hỏi này người sản xuất phải tìm kiếm thịtrường, tức là xác định nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối vớihàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nốigiữa sản xuất và tiêu dùng [14]

Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phươngthức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được

là tối đa còn việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiêncứu kỹ được thị trường, xác định rõ được khách hàng, giá cả và phươngthức tiêu thụ

Muốn vậy phải xem xét quy luật cung cầu trên thị trường Ngành chè có

ưu thế hơn một số ngành khác, bởi sản phẩm của nó được sử dụng khá phổthông ở trong nước cũng như quốc tế Nhu cầu về mặt hàng này khá lớn vàtương đối ổn định Hơn nữa chè không phải là sản phẩm tươi sống, sau khichế biến có thể bảo quản lâu dài, chè mang tính thời vụ cũng ít gắt gao hơncác loại cây ăn quả Chính nhờ những ưu điểm trên dễ tạo ra thị trường khá ổnđịnh và khá vững chắc, là điều kiện, là nền tảng để kích thích, thúc đẩy sựphát triển của ngành chè

+ Giá cả

Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng chè nóiriêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè (giá chè búp tươi và chè búp khô)trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè

Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sốngcủa người sản xuất nói chung, cũng như người làm chè, ngành chè nói riêng

Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiếtcho sự phát triển lâu dài của ngành chè

Trang 18

+ Yếu tố lao động

Nhân tố lao động luôn là yếu tố quyết định trong việc sản xuất, trong sảnxuất chè cũng vậy, yếu tố con người mang lại năng suất, sản lượng, chấtlượng cho chè Để sản phẩm chè sản xuất ra có năng suất cao, chất lượng tốtngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra, cần phải có lao động

có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao Trong hai khâu: sản xuất - chế biến, nhân

tố con người đều quyết định đến sản lượng và chất lượng của chè Trong khâusản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụthuộc vào nhân tố lao động Lao động có tay nghề sẽ tạo ra năng suất và chấtlượng cao

+ Hệ thống cơ sở chế biến chè

Sau khi hái được chè nguyên liệu (chè búp tươi) người dân sẽ tiến hànhchế biến, từ chè búp tươi tạo ra chè thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụtrên thị trường

Ngoài yêu cầu về chất lượng chè nguyên liệu, thì công tác tổ chức, chếbiến, quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng chè thành phẩm Hạchtoán được giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trường saocho phù hợp Hiện nay ngành chè Việt Nam đang có những bước tiến đáng kểtrong khâu chế biến, nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập, hay chuyểnđổi thành các công ty cổ phần tham gia liên kết với nước ngoài đưa vào sửdụng những dây chuyền hiện đại, công suất lớn đã đáp ứng được phần nàoyêu cầu của quá trình sản xuất chè

+ Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước

Thành tựu về kinh tế của Việt Nam hơn 10 năm qua là do nhiều nhân tốtác động, trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của đổi mới quản lý kinh

tế vĩ mô Sự đổi mới này được diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực sảnxuất Ngành chè cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô vàchất lượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống chính sáchkinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố vớinhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất Kết quả sản xuất phụ thuộc rấtnhiều vào chính sách kinh tế, một chính sách kinh tế không phù hợp sẽ kìmhãm phát triển của ngành, ngược lại một chính sách thích hợp sẽ kích thíchsản xuất phát triển

Trang 19

2.1.4 Những chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất chè

* Năng suất cây trồng (N)

Là khối lượng sản phẩm thu được của từng loại cây trồng trên một đơn

vị diện tích nhất định (1ha) trong một chu kỳ sản xuất cụ thể

Công thức: Q = N.S

Trong đó: Q là sản lượng cây trồng

N là năng suất cá biệt

S là diện tích

* Tổng giá trị sản xuất (GO)

Tổng giá trị sản xuất (GO) được xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ

sản phẩm chè được sản xuất ra (thường là một năm) trên một đơn vị diện tích

Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất

Qi: Khối lượng sản phẩm loại i

Pi: Đơn giá sản phẩm loại i

* Chi phí trung gian (IC)

Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sản xuất.Trong quá trình sản xuất chè chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phínhư: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, bảo vệ thực vật, cung cấp nước

Trang 20

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có 58 nước phát triển sản xuất chè ở các quy môkhác nhau tập trung nhiều nhất là ở châu Á có 20 nước (chủ yếu là ở Ấn Độ,Trung Quốc, Srilanca, Indonexia, Nhật Bản, Việt Nam ) với diện tích chiếmkhoảng 80% diện tích chè toàn thế giới Tiếp đó là đến châu Phi có 21 nước,châu Mỹ có 12 nước, châu đại dương có 3 nước, châu Âu chỉ có Nga và BồĐào Nha [12]

Năm 2011, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giớiđạt 2,18 tỉ USD Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thếgiới So với cùng kỳ năm 2009, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăngtrung bình 16,89% Năm nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giớinăm 2011 là Nga (510,6 triệu USD), Anh (364 triệu USD), Mỹ (318,5 triệuUSD), Nhật Bản (182,1 triệu USD) và Đức (181,4 triệu USD)

Trong khi đó, tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thếgiới đạt gần 3,5 tỉ USD Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2009 Danh sáchcác nước trong bảng xếp hạng top 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giớinăm 2010 không có nhiều thay đổi so với năm 2009 với ba nước dẫn đầu làSri Lanka (đạt 1,2 tỉ USD), Trung Quốc (682,3 triệu USD) và Ấn Độ (501,3triệu USD) [15]

Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), năm 2011 nguồn cungchè thế giới có thể giảm nhẹ so với năm 2010 do ảnh hưởng của thời tiết xấu

đã làm giảm sản lượng chè ở một số quốc gia sản xuất chè Như tại Kenya,nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, những tháng đầu năm 2011 đangphải đối mặt với thời tiết khô hạn kéo dài, làm sản lượng chè giảm mạnh Sảnlượng chè thu hoạch của Kenya trong bốn tháng đầu năm nay đã giảm 50% sovới cùng kỳ năm 2010 Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Sri Lanka, khiếnsản lượng chè của nước này năm 2011 được dự báo sẽ giảm so với năm 2010

Trang 21

Về thị trường tiêu thụ, theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2010 - 2011,nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bìnhkhoảng 0,6%/năm Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ,Nhật Bản sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới vàonăm 2011 Cụ thể, Pakistan tăng 2,9%/năm, từ 109.400 tấn lên 150.000 tấn;Nhật Bản cũng tăng từ 18.000 lên 22.000 tấn, tăng 1,8%/năm [11].

Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưngnhu cầu tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh Người tiêudùng Mỹ đã hạn chế mua những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây,nước ngọt mà thay vào đó là tiêu dùng các sản phẩm rẻ hơn như chè, đặcbiệt là những loại chè có chất lượng trung bình

Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăngnhu cầu tiêu dùng chè Ngay từ những tháng đầu năm 2011, tại các thị trườngnày, người dân đã có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùngcác sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chếbiến đặc biệt Như tại Nga (một trong những nước tiêu thụ chè lớn trên thếgiới), với mức tiêu thụ trung bình khoảng hơn 1 kilôgam chè/người/năm.Trong giai đoạn 2010-2011, nhập khẩu chè đen của Nga sẽ tăng từ223.600 tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là 3% Tuy nhiên,mức tiêu thụ chè đen (loại chè chiếm gần 80% mức tiêu thụ hàng năm) sẽtrong xu hướng suy giảm Tỷ lệ chè xanh, chè hoa quả, chè làm từ các loạicây thảo mộc sẽ có xu hướng gia tăng

Các thị trường khác như Ai Cập, Iran, Iraq nhu cầu tiêu dùng chècũng tăng

Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đangchuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uốngliền và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và châu Á vẫn thíchdùng các sản phẩm chè truyền thống

Trang 22

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước

trên thế giới năm 2011 STT Tên nước Diện tích

(ha)

Năng suất (tạ khô/ha)

Sản lượng khô (tấn)

(Nguồn: Theo thống kê của FAO năm 2011)

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam

Hiện với khoảng 120 ngàn ha trồng chè, Việt Nam đã đứng vào hàng thứ

5 về diện tích trong các nước trồng chè, và với khoảng hơn 80.000 tấn chèxuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 8 về khối lượng trong các nước xuất khẩu chètrên thế giới [12]

Theo tổng công ty chè Việt Nam, đến nay cả nước đã có 34 địa phươngtrồng chè và trên 600 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè với hơn 2.000thương hiệu khác nhau Đặc biệt, ngành chè đã thiết lập được nhiều vùng chèchất lượng cao như: Lâm Đồng, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép khảo nghiệmkhu vực hoá trên diện rộng 7 giống chè chất lượng cao như: Bát Tiên, KimTuyên, Thuý Ngọc, Keo Am Tích tại các vùng chè chủ lực [12] Theo Bộthương mại, ước tính năm 2011, xuất khẩu chè của cả nước đạt con số caonhất từ trước tới nay với khoảng 97.000 tấn, trị giá 93 triệu USD, tăng 60,8%

về lượng và tăng 55% về trị giá so với năm 2010 Dự báo năm 2012, con sốnày tăng lên tới 100.000 tấn, đạt trị giá 107 triệu USD Trong cơ cấu mặt hàng

Trang 23

chè xuất khẩu của Việt Nam, chè xanh hiện chiếm khoảng 20%, chè đen 79%

và 1% là các loại chè khác [11] Khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam tăngđột biến trong năm 2007, tăng khá trong năm 2008, tăng đều trong 2009, 2010

và tăng mạnh trong năm 2011

Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu chè lại tăng chưa tương ứng, mặt do giá chèchung trên thị trường thế giới giảm, mặt khác do phẩm cấp chè Việt Namthấp, chủ yếu dùng để làm nguyên liệu chế biến chè các loại

Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, cuộccạnh tranh giữa các nước trồng, chế biến và xuất khẩu chè diễn ra rất gay gắt.Việt Nam không những phải khai thác tối đa tiềm năng về trồng và chế biếnchè mà còn phải tìm và chuẩn bị thị trường tiêu thụ Không thể phát triển và

mở rộng diện tích chè ồ ạt mà cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể và chặt chẽ.Nhìn chung thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định.Nguyên nhân hiện nay là sản phẩm chè cấp thấp chiếm tỷ trọng lớn, chấtlượng chè không cao, chè được bán dưới dạng nguyên liệu là chính với giáthấp Tuy Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn trên thếgiới từ mấy thập niên qua, nhưng thời gian gần đây mới được các nhà nhập,xuất khẩu biết đến qua biểu tượng chè ba lá, tên giao dịch là VINATEA [12].Sản phẩm chè Việt Nam hiện đã có mặt ở 92 thị trường trên thế giới Cácthị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Pakistan, Đài Loan, Nga, TrungQuốc, Afghan, Indonesia, Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, nước tiêu thụ chè lớn thứ 8 thế giới với cơ cấu 84% là chè đen,còn lại là chè xanh và các loại chè khác Năm 2011, thị trường này nhập 1.300tấn chè của Việt Nam và trong 9 tháng đầu năm nhập khoảng 2.000 tấn [13].Lợi thế hiện nay của Việt Nam là giá chè xanh xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấphơn nhiều so với giá của các nước xuất khẩu khác Song, chè lại thuộc nhómmặt hàng khó nhập khẩu vào nước này và phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ

Trang 24

Top 10 thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2011

24000 20700

Pakistan Đài Loan Nga Trung Quốc Afghan Indonesia Mỹ Malaysia UAE

(Nguồn: VinaTea và Hiệp hội chè Việt Nam năm 2011)

2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Phú Thọ

Cho đến nay, Phú Thọ là tỉnh có diện tích, năng suất và sản lượng chètươi nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu của cả nước, cây chè thực sự trởthành cây xoá đói giảm nghèo, cây làm giàu cho nhiều hộ dân ở các xã miềnnúi của tỉnh

Năm 2011, tỉnh Phú Thọ có trên 15.600 ha chè, trong đó có 14.700 hacho sản phẩm, với năng suất bình quân đạt trên 81 tạ/ha, sản lượng chè búptươi 117,6 ngàn tấn So với tình hình chung của cả nước, cây chè Phú Thọchiếm vị trí khá quan trọng và đạt chất lượng khá hơn Diện tích chè của tỉnhchiếm hơn 12% diện tích của cả nước, năng suất bình quân cao hơn bình quânchung cả nước (hơn 8 tấn/ha) Sản lượng búp tươi chiếm hơn 13% tổng sảnlượng chè cả nước Cùng với thành tích trong lĩnh vực nông nghiệp, Phú Thọcũng là tỉnh có ngành công nghiệp chế biến và thu hút đầu tư nước ngoài vàongành chè khá Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hơn 70 cơ sở chế biến chècông suất từ 1 tấn chè búp tươi/ngày trở lên (cả nước có trên 400 cơ sở) Tỉnh

ta là địa phương sớm thu hút được đầu tư nước ngoài vào ngành chè Ngay từ

Trang 25

năm 1997, đã có liên doanh chè Phú Bền đầu tư vào ba huyện Thanh Ba, HạHoà, Đoan Hùng Tiếp đó những năm đầu thế kỷ 21 có thêm liên doanh chèPhú Đa đầu tư vào hai huyện Thanh Sơn, Tân Sơn [12].

Trong những năm gần đây tỉnh có đưa thêm một số giống chè mới vàotrồng như LDP1, LDP2, đã làm thay đổi hẳn cơ cấu giống chè của tỉnh: Tỷ lệdiện tích các giống chè trung du giảm chỉ còn khoảng 36% (năm 2005 là45%), tỷ lệ diện tích giống chè LDP1, LDP2 tăng lên 42% (năm 2005 là33%) Một số huyện đã đưa vào trồng thử nghiệm một số giống chè nhập nộichất lượng cao phù hợp cho chế biến chè xanh (Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên,Bát Tiên); huyện Thanh Ba tiếp tục trồng thử nghiệm một số giống chè Ấn

Độ thích hợp cho chế biến chè đen Qua trồng thử nghiệm, bước đầu khẳngđịnh các giống chè Ấn Độ trồng trên địa bàn tỉnh là phù hợp với điều kiệnsinh thái và cho năng suất cao

Ngành chè đã góp phần rất quan trọng tạo việc làm, thu nhập cho ngườidân ở nhiều địa phương trong tỉnh Ngoại trừ các hộ tham gia với quy mônhỏ, mới sản xuất, còn lại hầu hết các gia đình trồng chè đều có thu nhập ổnđịnh Với mức thu mua từ 3.000 - 4.000 đồng/kg búp tươi, hàng tháng trong

vụ chè các hộ có diện tích từ 1.000 đến 5.000m2 đều có thu nhập hàng chụctriệu đồng, nhiều hộ trở nên giàu có nhờ cây chè Trong những năm qua, câychè phát triển thuận lợi ít bị tác động thiên tai, sâu bệnh, giá bán ổn định từ4.000 đến 5.000 đồng/kg búp tươi nên cơ bản đảm bảo đời sống người dânvững chắc hơn sản xuất lương thực

Hiện nay, chè là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Năm 2010 toàntỉnh xuất được lượng chè hàng hoá trị giá 7,3 triệu USD, năm 2011 nâng lêntrên 13 triệu USD, năm nay phấn đấu đạt 14,5-15 triệu USD

Trang 26

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu vấn đề sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của các hộ trồngchè trong xã

- Điều tra những hộ trồng chè, những cơ quan tổ chức tham gia vào quátrình phát triển chè

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Do thời gian nghiên cứu có hạn do vậy đề tàichỉ dừng lại ở mức nghiên cứu trên phạm vi 3 thôn: thôn Đề Ngữ, thôn Lau,thôn Liên Chung trên địa bàn xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

- Phạm vi về thời gian: Số liệu lấy trong khoảng thời gian 3 năm từnăm 2009 đến năm 2011

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sản

xuất chè

- Thực trạng phát triển chè của xã Yên Sơn

- Thực trạng sản xuất chè ở những hộ điều tra

- Đánh giá những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển câychè tại địa phương

- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triểndiện tích cây chè trong những năm tiếp theo

3.3 Các phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Là thu thập các tài liệu thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, niêngiám thống kê, các trang website của chính phủ và các bộ ngành…, các sốliệu và các báo cáo tổng kết của xã đang nghiên cứu để có được các số liệuthống kê

Trang 27

Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và kháchquan của đề tài nghiên cứu Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho

ta bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn

mà người dân gặp phải

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

+ Chọn mẫu điều tra: dựa trên tiêu chí chọn những hộ có diện tích chè

≥360m2 tôi điều tra 60 hộ trong 3 xóm có nhiều hộ trồng chè như: Đề Ngữ,Lau, Liên Chung, mỗi xóm tôi chọn ra 20 hộ để điều tra

+ Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như:nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ; các nguồn lực củanông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; tình hình sản xuất chè; chi phísản xuất chè; thu nhập của người sản xuất chè; tình hình thu, chi phục vụ sảnxuất, đời sống của người sản xuất chè; các thông tin khác có liên quanđến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần, cáckiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất chè… Những thông tin này được thểhiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.+ Phương pháp điều tra:

Phương pháp PRA: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân(Participatory Rual Appraisal) là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộngđồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan PRA là một hình tháiđặc biệt của nghiên cứu mang tính định lượng được sử dụng để tìm hiểu vàthu thập thông tin tại cộng đồng [1]

Trực tiếp tiếp xúc với người dân trong xã, tạo điều kiện và thúc đẩy sựtham gia của người dân vào những những vấn đề cần nghiên cứu, đàm thoạivới họ để thu thập thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất, đời sống vànhững tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu… của các hộ nông dân

Trang 28

Phương pháp duy vật lịch sử giúp ta luôn nhận sự vật ở trong trạng tháiđộng Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này ta phải nghiên cứu trong khoảngthời gian ít nhất là 3 năm để thấy được bản chất và cơ chế của tăngtrưởng, phát triển từ đó có những phương hướng và các giải pháp phù hợpvới điều kiện cụ thể.

3.3.4 Phương pháp so sánh

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khácnhau Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ sốchỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tínhchất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung

Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến độngtăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối,

số bình quân chung để xem xét

3.3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu điều tra, thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôitiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu:

- Thực hiện tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thuđược trong lần đi thực tế

- Thực hiện nhập số liệu đã tổng hợp vào máy tính, và xử lý bằngphương pháp toán học thông thường

Trang 29

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Yên Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên 5.180,72 ha, là một xã miền núicủa huyện Thanh Sơn Nằm cách trung tâm huyện khoảng 40km, ranh giớihành chính xã được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Yên Lương, Yên Lãng

- Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình

- Phía Đông giáp xã Lương Nha, Tinh Nhuệ

- Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình

Xã Yên Sơn là xã đặc biệt khó khăn, hệ thống đường giao thông chủ yếu

là đường đất, đường cấp phối đã hư hỏng, xuống cấp, trình độ dân trí khôngđồng đều, 95% dân số sống bằng nông nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao

4.1.1.2 Khí hậu thời tiết

Yên Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng củakhí hậu miền núi, do vậy khí hậu trong năm của xã Yên Sơn được chia ra làmhai mùa rõ rệt:

- Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10

- Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

Để hiểu được thời tiết, khí hậu của xã ta đi nghiên cứu bảng sau:

Trang 30

Bảng 4.1: Tình hình khí hậu, thời tiết năm 2011 của xã Yên Sơn Tháng/Năm Nhiệt độ TB

( 0 C)

Độ ẩm không khí (%)

Lượng mưa trong năm (mm)

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1880 - 2000 mm, nhưng phân bốkhông đều Mùa mưa bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9 chiếm đến 85% lượngmưa cả năm, mưa lớn thường tập trung vào tháng 6,7,8 Cây chè tuy là câytrồng cạn thường được trồng trên đất đồi hay trên bãi cao, không được úngnước Nhưng chè lại là cây trồng cần nước thường xuyên, nước có vai trò rấtlớn đối với năng suất và chất lượng của chè Do đó, thời gian này đem lại sảnlượng chè chủ yếu trong năm Đối với những tháng mùa khô như tháng 11, 12,

1, 2, 3, 4 lượng mưa thấp cho nên năng suất chè giảm đi đáng kể Vì vậy muốn

Trang 31

tăng năng suất chè trong thời gian này thì cần phải chủ động về nguồn nướctưới đủ cho cây chè và phải giữ ẩm cho nương chè bằng cách tủ gốc chè.

- Chế độ gió thổi theo 2 mùa rõ rệt: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đếntháng 1 năm sau kèm theo sương muối và gió lạnh Mùa xuân thường có mưaphùn kéo dài do vậy thời gian này độ ẩm cao tạo điều kiện cho sâu bệnh pháttriển Vì vậy ảnh hưởng đến cây chè vào mùa hè thì lượng mưa lớn làm chođất bị xói mòn, rửa trôi

4.1.1.3 Thuỷ văn

Yên Sơn là xã nằm ở thượng nguồn, không có sông lớn chảy qua, nhưng

hệ thống suối chằng chịt chạy dọc theo xã, về mùa mưa hệ thống suối thườngtạo nên lưu lượng lớn, gây ách tắc giao thông, nước lũ lên nhanh song rútcũng nhanh Các con suối nhỏ của xã đều đổ vào hai suối lớn là suối Cái vàsuối Chen Hệ thống suối trên là nguồn nước mặt cung cấp chủ yếu cho sảnxuất nông nghiệp trong đó có cây chè

4.1.1.4 Địa hình

Yên Sơn là một xã miền núi địa hình khá phức tạp, độ cao tuyệt đốithay đổi từ 20m đến gần 750m Do vậy xã Yên Sơn được chia làm 2 kiểuđịa hình chính:

* Địa hình cao: Khu vực địa hình núi cao tập trung ở phía Tây Nam của

xã với đỉnh núi Thu Tinh cao 749 m Núi có độ dốc từ 150 - 250, rất thích hợpcho phát triển cây chè, nhưng đặc biệt có chỗ đến 400 - 500, và với độ dốc nàygiải pháp trồng cây lâm nghiệp là hợp lý Sau đó thoải dần về hai phía Nam,Bắc là những dãy núi thấp hơn, với độ cao tuyệt đối 400m - 500m Phía ĐôngBắc của xã là những khu đồi nằm rải rác có độ cao từ 150m đến 400m

* Địa hình trũng: Địa hình trũng nằm tập trung ở trung tâm xã và kéoxuống phía Đông Bắc và phía Đông của xã ven theo các con suối lớn, ngoài

ra kiểu địa hình này còn nằm xen kẽ trong những khu đồi thấp Đây là diệntích canh tác nông nghiệp chủ yếu của xã trong đó có một phần diện tích chèkiến thiết cơ bản đang được trồng

Trang 32

4.1.1.5 Đặc điểm thổ nhưỡng

Do đặc điểm của địa hình nên toàn bộ quỹ đất của xã trong tổng diện tích

tự nhiên được chia ra thành 2 loại:

- Đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét: Đất này được hình thành trênđịa hình cao, độ dốc khá lớn Đất có màu đỏ vàng và đất sỏi cơm rất thích hợpcho cây chè cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt mà ở những nơi kháckhông có được Tuy nhiên có nhiều diện tích đất đang bị rửa trôi, xói mòn khámạnh vào mùa mưa do địa hình có độ dốc lớn và quá trình khai thác rừng thờigian trước chưa hợp lý làm mất đi lớp thảm thực vật che phủ Hàm lượng cácchất dinh dưỡng trong đất nghèo, đất đã và đang bị suy giảm, nhiều chỗ đã trởthành đất trống, đồi núi trọc Do đó có các phương pháp sản xuất thích hợp đểchăm sóc, bảo vệ và cải tạo đất trồng chè được tốt hơn nhất là về độ mùn củađất, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo đất và duy trì được độ phìnhiêu, cho nên phải bón phân hợp lý để cải tạo độ mùn cho đất

- Đất thung lũng và dốc tụ: Đất này hình thành ở địa hình thấp và lòngchảo, do quá trình tích tụ các sản phẩm phong hoá, rửa trôi từ các khu đồi núixuống Vị trí phân bố loại đất này ở trung tâm xã kéo xuống phía Đông Bắc

và phía Đông của xã Đồng thời trong xã còn có những khu ruộng nhỏ chạydọc theo suối Cái, suối Chen và suối Vui hoặc nằm xen kẽ giữa khu đồithấp Đất có màu nâu xám bạc hoặc xám đen, độ dày tầng đất trung bình,thành phần cơ giới nhẹ Độ pH phổ biến từ 4,5 - 5,5%, hàm lượng NPK ởmức nghèo và trung bình, đặc biệt là Lân rất dễ tiêu rất thích hợp với cây chè

và các cây họ đậu…

4.1.1.6 Tình hình đất đai của xã Yên Sơn

Trong sản xuất chè, đất đai chiếm một vị trí hết sức quan trọng, nó cókhả năng quyết định được sản lượng và chất lượng chè trong năm, đối với xãYên Sơn quỹ đất cần được sử dụng như thế nào cho hợp lý, ta đi nghiên cứutình hình sử dụng đất đai xã Yên Sơn qua bảng sau:

Trang 33

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Sơn qua 2 năm 2010 - 2011

Đơn vị: Ha

2010

Năm 2011

Tăng (+) Giảm (-)

3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 542,31 449,55 - 92,76

(Nguồn: Ban địa chính xã Yên Sơn)

Từ số liệu bảng 4.2 ta thấy diện tích đất tự nhiên của xã Yên Sơn năm

2011 tăng so với năm 2010 là 94,28 ha cụ thể: diện tích đất nông nghiệp tănglên nhiều nhất là 74,26 ha Trong đó diện tích đất trồng chè tăng lên đáng kể

từ 219,62 ha năm 2010 lên 232,66 ha năm 2011 tức là tăng 13,04 ha Diệntích đất phi nông nghiệp cũng không tăng nhiều lắm chỉ vào khoảng 40 ha.Còn diện tích đất chưa sử dụng như đất đồi núi thì được đưa vào sử dụng chonông nghiệp, và chủ yếu là trồng chè cho nên diện tích đất chưa sử dụng giảm92,76 ha

Ta có thể nhận xét rằng đất lâm nghiệp qua 2 năm đã tăng 59,58 ha.Nguyên nhân gây tăng diện tích đất lâm nghiệp là hiện nay xã Yên Sơn cóchủ trương giao đất giao rừng của nhà nước đến tận tay hộ nông dân quản lý

và chăm sóc Ngoài ra xã Yên Sơn còn có những biện pháp quản lý rừng vớitừng hộ, xử lý những người cố tình vi phạm đến chặt phá rừng để góp phầnnâng cao độ che phủ rừng

Trang 34

4.1.2 Điều kiện Kinh tế- Văn hoá- Xã hội

4.1.2.1 Tình hình dân số và lao động, thành phần dân tộc

Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọngcủa các quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến quá trìnhphát triển nông nghiệp Tính đến năm 2011 của toàn xã có 1610 hộ, 6536khẩu bao 3 dân tộc chính như: Kinh, Mường, Dao trong đó chủ yếu làdân tộc Mường Để biết rõ được tình hình dân số và lao động của xã YênSơn ta đi xét bảng sau:

Bảng 4.3: Hiện trạng dân số, lao động xã Yên Sơn năm 2011

phát triển dân số (%)

Trang 35

+ Dân số:

Theo số liệu của cán bộ Thống kê, dân số của xã Yên Sơn tính đến ngày30/6/2011 là 6.548 người với 1.610 hộ, bình quân 4 - 5 người/hộ, tỷ lệ tăngdân số tự nhiên là 1%; trong đó: Nam 3234 người (chiếm 49,4%); nữ 3.314người (chiếm 50,6%); mật độ dân số 130 người/km2 Dân tộc kinh chiếm29,56%; dân tộc Mường chiếm 53,71%; dân tộc Dao chiếm 16,69% và dântộc khác chiếm 0,04% Dân số phân bố không đều giữa các địa bàn trong xã.Tập trung nhiều nhất ở khu Đề Ngữ (180 người/km2), thấp nhất là khu Hồ (35người/km2) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 0,98%

Nhìn chung những nơi có dân số cao chủ yếu nằm ven các trục đường giaothông chính, gần trung tâm của xã hoặc các trung tâm thương mại, chợ, làng nghề,những khu có mật độ dân số thấp là những khu bản động vùng cao, vùng sâu

+ Lao động:

Theo số liệu của cán bộ Thống kê tính đến ngày 30/6/2011 toàn xã có3.909 người trong độ tuổi lao động chiếm 59,7% dân số Trong đó lao độngdịch vụ và thương mại khoảng 172 người chiếm 4,4% tổng lao động Số laođộng này tập trung chủ yếu ở trung tâm của xã Lao động nông nghiệp vẫn làchủ yếu với 3.737 người chiếm 95,6% tổng lao động của xã, chủ yếu là laođộng sản xuất nông nghiệp thuần tuý

Hiện nay tiềm năng về lao động của xã còn rất lớn nhưng chất lượng laođộng chưa cao, tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn ít và chưađược sử dụng một cách hợp lý Lao động nông nghiệp chỉ mang tính thời vụnên vẫn còn tình trạng dư thừa lao động đây là một vấn đề rất quan trọng cầnphải giải quyết trong thời gian tới

4.1.2.2 Cơ sở hạ tầng

+ Về giao thông

Yên Sơn là xã miền núi đặc biệt khó khăn nên mạng lưới giao thôngchưa được đầu tư xây dựng, nhân dân đi lại gặp nhiều khó khăn Toàn xã có5,0km đường tỉnh lộ chạy qua đã được bê tông hoá, 24,8km đường trục xãhiện tại là đường cấp phối đá dăm, đường đất, hơn 30km đường liên thôn, liênxóm mới chỉ bê tông hoá được 1,96km phần còn lại là đường đất có nhiềuđoạn không đi lại được trong mùa mưa

Trang 36

Trong đó:

- Đường Tỉnh lộ gồm 01 tuyến với chiều dài 5,0km là các tuyến TL 316,nối liền với Quốc lộ 32

- Đường huyện lộ gồm 01 tuyến với chiều dài 3,8km

- Đường liên xã có chiều dài 24,8km

- Đường thôn xóm có tổng chiều dài 30,4km

Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông được đầu tư, xây dựng.Hiện tại xã đang được đầu tư xây dựng đường TL 316 D nối từ đường TL 316

đi khu Hồ xã Yên Sơn, xóm Náy xã Yên Lương với chiều dài là 17,8km, cáckhu xóm đang thi công đường giao thông liên thôn, xóm bằng bê tông xi măngtheo chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm với chiều dài 1,96km Nhìn chung hệ thống giao thông của xã còn gặp nhiều khó khăn, có một

số tuyến đường từ trung tâm xã đi các bản động không đi lại được trong mùamưa, đường cấp phối đá dăm xuống cấp nặng, cần đầu tư xây dựng sớm đểđáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương buôn bán của nhân dân

+ Giáo dục

Trong những năm gần đây công tác giáo dục và đào tạo là mục tiêu hàngđầu của xã, chất lượng giảng dạy không ngừng được nâng cao, tỷ lệ học sinhđến trường tăng cả về số lượng và chất lượng Toàn xã có 04 trường với 1.102học sinh; 02 trường tiểu học với 442 học sinh, trong đó đã có 01 trường đạtchuẩn Quốc gia về giáo dục; 01 trường trung học cơ sở với 293 học sinh; 01trường Mầm non với 370 học sinh Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp bậc học đạt

từ 99 - 99,5% Phong trào đầu tư cho giáo dục đang tiếp tục được quan tâm,đảm bảo chất lượng dạy và học

+ Văn hoá

Chưa có nhà văn hoá xã, diện tích các nhà văn hoá thôn quá nhỏ, các khuthể thao chưa có

+ Y tế

Hiện tại xã có 01 trạm y tế, với tổng số giường bệnh là 7 giường số cán

bộ y tế là 06 người, trong đó có 01 bác sỹ, 04 y sỹ, 01 dược sỹ và 12 ông (bà)cán bộ y tế thôn bản

Trang 37

Cơ sở vật chất trang thiết bị của trạm Y tế ngày càng được đầu tư, nângcấp, năm 2009 xã Yên Sơn được công nhận “Chuẩn Quốc gia về y tế” Chấtlượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được tăng lên;

Xã đã thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, tiêm chủng mở rộng, pháthiện xử lý kịp thời các dịch bệnh, không để các dịch bệnh lớn xảy ra

Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình được đẩy mạnh, việc tuyêntruyền vận động hạ tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ sinh năm 2010 là 0,11% giảm sovới năm 2006 là 0,03%, hạn chế người sinh con thứ ba

+ Mạng lưới điện

Hiện nay toàn xã có 06/12 khu đang sử dụng mạng lưới điện quốc giatrong sinh hoạt và sản xuất Với 03 trạm biến áp tổng công suất 450 kw Tuynhiên, do đời sống nhân dân ngày càng cao nhu cầu sử dụng điện trong sảnxuất cũng như trong sinh hoạt tăng dẫn đến tình trạng thiếu điện xảy ra ở một

số khu hành chính như Đề Ngữ, Liên Chung khiến cho bơm nước lên phục vụsản xuất nông nghiệp và tưới chè còn hạn chế Trong thời gian tới ngành điệncần phải xây dựng thêm một số trạm biến áp để giải quyết tình trạng thiếuđiện như hiện nay

+ Về thông tin

Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã ngày càng được hiện đại hoá.Hiện tại xã đã có điểm bưu điện văn hoá xã, số máy điện thoại tăng nhanh từ0,5 máy/100 dân năm 2006 đến nay 6,3 máy/100 dân Hệ thống truyền thanh,truyền hình đã được đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm cung cấpkịp thời những thông tin kinh tế xã hội, chủ trương, đường lối chính sách củaĐảng và pháp luật của Nhà nước

+ Thuỷ lợi

Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp.Trong nhiều năm qua các công trình thuỷ lợi của xã đã được làm mới và nângcấp cải tạo đã mang nhiều hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp như

dự án tưới cây trồng cạn Hồ Đúng, hồ Mố, đập Nhuội, kênh mương xóm Chự

Hệ thống thuỷ lợi của xã trong những năm qua được đầu tư không lớn.Song do đặc điểm địa hình của xã đã ảnh hưởng không tốt đến việc tưới tiêucủa một số khu nên hàng năm tình trạng hạn hán, ngập úng cục bộ vẫn thường

Ngày đăng: 23/02/2014, 21:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Văn Chung, Bài giảng PowerPoint cây chè, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng PowerPoint cây chè
2. Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Oanh, Giáo trình cây chè Việt Nam, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây chè Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
6. Chương trình dạy nghề ngắn hạn nghề: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ, Trường Trung Học Nông Lâm Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình dạy nghề ngắn hạn nghề: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè
7. Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, Chương trình 135 của Chính Phủ năm 2009, Chủ đầu tư: Uỷ ban nhân dân xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, Chương trình 135 của Chính Phủ năm 2009
10. UBND xã Yên Sơn, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, phương hướng năm 2012.II. Tài liệu từ Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, phương hướng năm 2012
3. Đặng Hạnh Khôi (1993), chè và công dụng của chè, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội Khác
4. Dương Văn Sơn (2007), Bài giảng kế hoạch - giám sát và đánh giá khuyến nông Khác
5. Báo cáo kết quả sản xuất chè (2009), (2010), (2011) của xã Yên Sơn Khác
8. UBND xã Yên Sơn, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, phương hướng năm 2010 Khác
9. UBND xã Yên Sơn, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, phương hướng năm 2011 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới năm 2011 - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới năm 2011 (Trang 21)
Bảng 4.1: Tình hình khí hậu, thời tiết năm 2011 của xã Yên Sơn - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
Bảng 4.1 Tình hình khí hậu, thời tiết năm 2011 của xã Yên Sơn (Trang 29)
Từ số liệu bảng 4.2 ta thấy diện tích đất tự nhiên của xã Yên Sơn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 94,28 ha cụ thể: diện tích đất nơng nghiệp tăng  lên nhiều nhất là 74,26 ha - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
s ố liệu bảng 4.2 ta thấy diện tích đất tự nhiên của xã Yên Sơn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 94,28 ha cụ thể: diện tích đất nơng nghiệp tăng lên nhiều nhất là 74,26 ha (Trang 32)
4.1.2.1 Tình hình dân số và lao động, thành phần dân tộc - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
4.1.2.1 Tình hình dân số và lao động, thành phần dân tộc (Trang 33)
Để thấy được tình hình cơ cấu các giống chè của xã Yên Sơn ta đi xét bảng số liệu sau: - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
th ấy được tình hình cơ cấu các giống chè của xã Yên Sơn ta đi xét bảng số liệu sau: (Trang 37)
Bảng 4.5: Số hộ trồng chè của xã Yên sơn qua 3 năm 2009-2011 - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
Bảng 4.5 Số hộ trồng chè của xã Yên sơn qua 3 năm 2009-2011 (Trang 38)
Bảng 4.6: Diện tích trồng chè của xã Yên Sơn qua 3 năm 2009-2011 - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
Bảng 4.6 Diện tích trồng chè của xã Yên Sơn qua 3 năm 2009-2011 (Trang 39)
Đối với tình hình sản xuất kinh doanh chè ngồi yếu tố diện tích cịn yếu tố nữa để tính hiệu quả sản xuất chè, đó là yếu tố năng suất, nó thể hiện ở  trình độ thâm canh, đầu tư chăm sóc của người dân - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
i với tình hình sản xuất kinh doanh chè ngồi yếu tố diện tích cịn yếu tố nữa để tính hiệu quả sản xuất chè, đó là yếu tố năng suất, nó thể hiện ở trình độ thâm canh, đầu tư chăm sóc của người dân (Trang 40)
Đây là hình thức tiêu thụ đảm bảo thị trường tiêu thụ nhất đối với người sản xuất. Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy người dân sau khi thu hái chè búp tươi về  thì họ sẽ nhập vào nhà máy chè n Sơn vì đó là diện tích chè của nhà nước  giao khoán cho họ, rồi sau  - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
y là hình thức tiêu thụ đảm bảo thị trường tiêu thụ nhất đối với người sản xuất. Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy người dân sau khi thu hái chè búp tươi về thì họ sẽ nhập vào nhà máy chè n Sơn vì đó là diện tích chè của nhà nước giao khoán cho họ, rồi sau (Trang 43)
Bảng 4.8: Sự biến động của giá chè khô trong 3 năm 2009-2011 - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
Bảng 4.8 Sự biến động của giá chè khô trong 3 năm 2009-2011 (Trang 44)
Bảng 4.9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè của cơng ty chè Yên Sơn qua 3 năm 2009 - 2011 - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
Bảng 4.9 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè của cơng ty chè Yên Sơn qua 3 năm 2009 - 2011 (Trang 46)
Bảng 4.10: Tình hình nhân lực sản xuất chè các hộ điều tra năm 2011 Chỉ tiêu - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
Bảng 4.10 Tình hình nhân lực sản xuất chè các hộ điều tra năm 2011 Chỉ tiêu (Trang 49)
Từ bảng 4.11 cho thấy, qua số liệu điều tra tổng diện tích đất trồng chè của các hộ tại địa bàn nghiên cứu là 761 (sào) tức chiếm 33,29% tổng  diện tích đất nơng nghiệp của các hộ điều tra - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
b ảng 4.11 cho thấy, qua số liệu điều tra tổng diện tích đất trồng chè của các hộ tại địa bàn nghiên cứu là 761 (sào) tức chiếm 33,29% tổng diện tích đất nơng nghiệp của các hộ điều tra (Trang 50)
4.3.2 Tình hình đầu tư thâm canh cây chè - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
4.3.2 Tình hình đầu tư thâm canh cây chè (Trang 51)
Từ bảng các vấn đề khó khăn của người dân trong xã ta có thể thấy các vấn đề chính mà người dân gặp phải như: - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
b ảng các vấn đề khó khăn của người dân trong xã ta có thể thấy các vấn đề chính mà người dân gặp phải như: (Trang 54)
Để có cái nhìn khái quát chung, xoay quanh về tình hình sản xuất và tiêu thụ chè của người dân, tơi đi tiến hành phân tích SWOT để thấy rõ được các  mặt mạnh, mặt yếu cũng như các cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành chè  nói chung và người dân xã Yên Sơ - Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
c ó cái nhìn khái quát chung, xoay quanh về tình hình sản xuất và tiêu thụ chè của người dân, tơi đi tiến hành phân tích SWOT để thấy rõ được các mặt mạnh, mặt yếu cũng như các cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành chè nói chung và người dân xã Yên Sơ (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w