1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng và một số biện pháp quản lý, phát triển vốn rừng của huyện thanh ba tỉnh phú thọ

54 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÝ BỘ MÔN : ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ---- TỐNG THỊ HUYỀN THU Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng và một số biện pháp quản lý, phát triển vốn rừng của hu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

BỘ MÔN : ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN



TỐNG THỊ HUYỀN THU

Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng

và một số biện pháp quản lý, phát triển vốn rừng của huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN ĐỊA LÝ

Trang 2

Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình em đã gặp phải không ít khó khăn Ngoài sự cố gắng của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô giáo khác trong khoa

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Nam người

đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều về mặt chuyên môn và phương pháp nghiên cứu để em hoàn thành tốt đề tài này

Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Địa

lý trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, các cán bộ phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thanh Ba đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Tống Thị Huyền Thu

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT 3

DANH SÁCH CÁC B ẢNG B IỂU 7

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài 9

1.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 9

1.2 Nhiệm vụ của đề tài 9

3 Lịch sử nghiên cứu của đề tài 9

4 Giới hạn phạm vi 9

4.1 Giới hạn về nội dung 9

4.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 10

5.2 Phương pháp thực địa 10

5.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 10

5.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ 10

6 Các quan điểm nghiên cứu 10

6.1 Quan điểm hệ thống 10

6.2 Quan điểm tổng hợp 10

6.3 Quan điểm sinh thái 11

6.4 Quan điểm lịch sử-viễn cảnh 11

B NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 12

Trang 4

1.1 Những vấn đề chung về rừng 12

1.1.1 Khái niệm 12

1.1.2 Phân loại 12

1.1.3 Vai trò của rừng đối với tự nhiên và kinh tế - xã hội 15

1.2 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ 17

1.1.4 Đặc điểm tự nhiên 17

1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 18

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA HUYỆN THANH BA TỈNH PHÚ THỌ 22

2.1 Hiện trạng tài nguyên rừng 22

2.1.1 Đặc điểm 22

2.1.2 Diện tích các loại rừng 26

2.1.3 Hiện trạng khai thác r ừng 28

2.1.4 Hiện trạng trồng rừng 30

2.1.5 Hiện trạng quản lý và bảo vệ rừng 32

2.2 Nguyên nhân làm biến đổi diện tích rừng trong thời gian qua 34

2.2.1 Nguyên nhân khách quan 34

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 34

2.3 Hậu quả của suy giảm diện tích rừng 35

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VỐN RỪNG CỦA HUYỆN THANH B A TỈNH PHÚ THỌ 37

3.1 Biện pháp quản lý 37

3.1.1 Xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ rừng 37

3.1.2 Công tác phòng cháy chữa cháy rừng 38

Trang 5

3.1.3 Xử lý vi phạm 39

3.2 Một số biện pháp phát triển vốn rừng 42

3.2.1 Biện pháp bảo vệ rừng 42

3.2.2 Biện pháp trồng rừng 44

3.2.3 Một số biện pháp khác 45

C KẾT LUẬN 47

KIẾN NGHỊ 48

MỘT SỐ HÌNH ẢNH 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

UBND: Ủy ban nhân dân

PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.2.2: Dân số các xã thuộc huyện Thanh Ba (năm 2011)

Bảng 2.1.1: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Thanh Ba qua các năm (đơn vị: ha)

Hình 1: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Thanh Ba qua các năm (đv: ha)

Bảng 2.1.2: Di ện tích rừng phân theo đơn vị hành chính của huyện Thanh Ba năm 2011 (đơn vị: ha)

Bảng 2.1.3: Thống kê sản lượng gỗ khai thác từ năm 2008 đến 2012 của huyện Thanh Ba

Bảng2.1.3.2: Di ện tích rừng bị phá từ năm 2010 đến năm 2012 của huyện Thanh Ba (đơn vị: ha)

Hình 2: Biểu đồ thể hiện diện tích rừng bị phá từ năm 2010 đến năm 2012 của huyện Thanh Ba (đv: ha)

Bảng 2.1.4: Kết quả trồng rừng của huyện Thanh Ba giai đoạn 2008 – 2012

Bảng 2.1.5: Diện tích rừng theo các xã huyện Thanh Ba năm 2012

Trang 8

A MỞ ĐẦU

Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người, ông cha ta đã nhận xét giá trị to lớn của rừng qua câu: “Rừng vàng, biển bạc” Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống

Trước hết, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, điều hòa nước và không khí, cân bằng lượng nhiệt trong khí quyển tạo nên sự cân bằng sinh thái cho môi trường sống trên hành tinh chúng ta

Về mặt sinh học, rừng được xem là quần thể của thực vật và động vật sinh sống, là nơi lưu giữ bảo tồn và sản xuất những nguồn gien động thực vật tạo nên sự đa dạng sinh học

Về mặt kinh tế xã hội, rừng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, rừng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất như củi, gỗ, ngoài ra còn có dược liệu quý, thực phẩm cho con người Đồng thời rừng là nơi tham quan du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học, học sinh, sinh viên

Huyện Thanh Ba là huyện miền núi tây bắc tỉnh Phú Thọ, gồm 1 thị trấn huyện lỵ (Thanh Ba) và 26 xã Là huyện miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, tuy gặp một

số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp Là địa phương có diện tích rừng khá lớn nhưng trong thập niên gần đây rừng đã không được khai thác hợp lý và dẫn đến suy thoái cả về số lượng và chất lượng

Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng và một số biện pháp quản lý, phát triển vốn rừng của huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ” nhằm đưa ra giải pháp tốt hơn cho công tác quản lý và phát triển vốn rừng Đồng thời, qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về giá trị của rừng,

từ đó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nên sự phát triển bền vững tài nguyên rừng

Trang 9

2 Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài

1.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng của huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

Đưa ra một số giải pháp quản lý và phát triển vốn rừng

1.2 Nhiệm vụ của đề tài

Nghiên cứu và thu thập tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

Tìm hiểu thực trạng tài nguyên rừng, các biện pháp quản lý, phát triển vốn rừng từ

đó đánh giá tình hình và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả

3 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu về vấn đề này đã được nhà nước ta quan tâm từ lâu Huyện Thanh

Ba có diện tích rừng khá phong phú, và vấn đề nghiên cứu để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này đang được quan tâm Đã có một số đề tài đề cập đến vấn đề này Nhằm đem lại một cái nhìn tổng quát, góp phần bảo vệ và phát triển vốn rừng của huyện, tôi đã chọn

đề tài này

4.1 Giới hạn về nội dung

Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên rừng, biện pháp quản lý

và phát triển vốn rừng tự nhiên của huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

4.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Các xã thuộc địa phận huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ: Hành Cù, Thanh Vân, Đông Lĩnh, Yển Khê, Đồng Xuân, Thái Ninh,Năng Yên, Quảng Nạp, Vũ Yển, Phương Lĩnh, Ninh Dân, Yên Nội, Mạn Lạn, Võ Lao, Khải Xuân, Thanh Xá, Hoàng Cương, Chí Tiên, Đông Thành, Sơn Cương, Thanh Hà, Đỗ Sơn, Lương Lỗ, Đại An, Đỗ Xuyên, Thanh Vân

Trang 10

5 Phương pháp nghiên cứu

5.2 Phương pháp thực địa

Điều tra xem các đối tượng, hiện tượng địa lý thể hiện trong các tài liệu đã công bố, sau đó xem xét lại vị trí, phạm vi không gian của các đối tượng trên thực tế và mối quan

hệ của chúng sẽ làm cho việc minh họa các số liệu thêm chính xác

5.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Sử dụng kết quả của việc thu thập tài liệu trong các phòng nghiệp vụ có liên quan và ngoài thực địa rồi xử lý thông tin thông qua việc phân tích tổng hợp kết hợp với phương pháp nội suy Ngoài ra, cần phải sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để phân tích và sử lý số liệu liên quan, sau đó tổng hợp, nhận xét, đánh giá

5.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Là phương pháp nghiên cứu truyền thống Phương pháp này giúp trực quan hóa các thông tin số liệu về địa hình, khí hậu, đất đai, phạm vi và sự phân bố của đối tượng nghiên cứu Đây cũng là phương tiện quan trọng trong công tác định hướng quy hoạch phát triển

6.1 Quan điểm hệ thống

Quan điểm bắt nguồn từ tính hệ thống của đối tượng nghiên cứu Đặc trưng của hệ thống bao gồm nhiều yếu tố, nhiều thành phần và các thành phần này có quan hệ chặt chẽ với nhau Địa lý tự nhiên của một huyện là một hệ thống, vì thế cần phải đặt đối tượng vào trong một thể thống nhất để thấy được mối quan hệ của nó đối với các đối tượng khác

6.2 Quan điểm tổng hợp

Tự nhiên là một địa tổng thể có cấu trúc phức tạp, sự trao đổi vật chất và năng lượng xảy ra liên tục giữa các bộ phận cấu tạo riêng biệt của lớp vỏ địa lý nơi mà các quyển đá, quyển nước, quyển khí tiếp xúc với nhau và tích cực tác động lẫn nhau Tất cả các thành

Trang 11

phần cấu tạo nên một địa tổng thể phát triển như các bộ phận của hệ thống vật chất thống nhất Vì thế tính toàn vẹn của tổng thể lớn hay nhỏ cũng có cùng bản chất như tính toàn xét đến tính tổng thể của nó trong một thể thống nhất hoàn chỉnh

6.3 Quan điểm sinh thái

Giữa xã hội sinh vật và môi trường có thể xem như một tổ hợp vô cùng chặt chẽ, tạo nên một đơn vị cấu trúc của tự nhiên, đó là hệ sinh thái Đặt đối tượng nghiên cứu trong quan điểm sinh thái để đánh giá tác động qua lại giữa các đối tượng và môi trường sống của nó, là cơ sở cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, là phương thức chiến lược phát triển bền vững của loài người Đồng thời sinh thái là một thực thể tách khỏi nền kinh tế, sự kết hợp giữa tính mục tiêu sinh thái và mực tiêu kinh tế là sự kết hợp giữa hai hướng đối lập nhau về mặt hoạt động nhưng thống nhất với nhau về mặt mục đích trong quá trình phát triển của một chỉnh thể tự nhiên xã hội

6.4 Quan điểm lịch sử-viễn cảnh

Bất kỳ một đối tượng nào cũng có quá trình phát sinh và phát triển tức là lịch sử vận động và phát triển của chúng Từ quan điểm lịch sử có thể xác định sự phân hóa của đối tượng như thế nào trong không gian và thời gian Đồng thời nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa đối tượng nghiên cứu và trình độ phát triển của khoa học, lực lượng sản xuất và môi trường xung quanh là cơ sở để xem xét giải quyết và đưa ra những giải pháp thích hợp

Trang 12

Rừng là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển Ngoài

ý nghĩa về nguồn tài nguyên sinh vật rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên, nó có vai trò cực kỳ quan trọng tạo nên cảnh quan vì có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà nó còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo vệ môi trường sinh thái Theo quy định khoản 1 Điều 3 Luật BV&PTR năm 1991 (sửa đổi bổ sung năm 2004) rừng được định nghĩa như sau:

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng Như vậy, theo khái niệm trên, rừng bao gồm các yếu tố: Thực vật rừng tự nhiên hoặc do con người trồng mới hoặc khoanh nuôi tái sinh trên đất trồng rừng, trong đó cây

gỗ, tre nứa hoặc thực vật đặc trưng là những thực vật chính chiếm ưu thế; động vật rừng sống hoang dã trong rừng; vi sinh vật rừng; quần xã thực vật rừng phải có một diện tích

đủ lớn để tạo ra hoàn cảnh rừng đặc trưng và những yếu tố tự nhiên, môi trường do rừng tạo ra khác với hoàn cảnh bên ngoài, độ khép tán của quần xã thực vật phải lớn hơn 0,1

Hiện nay, ở Việt Nam phân loại rừng được dựa vào nhiều tiêu chí, mỗi loại tiêu chí

có một bảng phân loại phù hợp riêng

Trang 13

- Phân loại rừng dựa trên quan điểm sinh thái học, GS-TS môi trường sinh thái rừng Thái Văn Trừng đã chia rừng thành 13 kiểu:

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

+ Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới

+ Kiểu rừng kín lá cứng hơi khô

+ Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới

+ Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới

+ Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp

+ Kiểu trảng cây to, cây bụi, cây cỏ cao khô nhiệt đới

+ Kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

+ Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp

+ Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới ẩm núi vừa

+ Kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao

+ Kiểu quần hệ lạnh vùng cao

- Phân loại theo chức năng sử dụng: Ở Việt Nam để thuận tiện cho quản lý và quy hoạch cho công tác lâm nghiệp, Chính phủ đã sử dụng hệ thống phân loại rừng và đất sản xuất trong lâm nghiệp theo chức năng Đây là cách phân loại chủ yếu nhất của nước

ta

+ Rừng đặc dụng: là rừng được xác định mục đích sử dụng chủ yếu là để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa – danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch, kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái Trên thế giới hệ hống rừng đặc dụng gồm 1 loại hình

Trang 14

khác nhau, song ở nước ta rừng được chia làm 4 loại chính: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên (gồm khu dự trữ thiên nhiên và Khu bảo tồn loài hoặc sinh cảnh); Khu bảo vệ cảnh quan, Di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu khoa học, thực nghiệm (Theo luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 204)

+ Rừng phòng hộ: Là rừng và đất rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu và góp phần bảo vệ môi trường Trong nhóm rừng phòng hộ có các loại: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển và rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

+ Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng với mục đích nuôi trồng, sản xuất và khai thác các loại lâm sản rừng

- Phân loại rừng theo trữ lượng:

+ Rừng giàu: Trữ lượng rừng trên 150 m3 /ha

+ Rừng trung bình: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng 100 – 150 m3 /ha

+ Rừng nghèo: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng 80 - 100 m3 /ha

+ Rừng kiệt: Trữ lượng rừng thấp hơn 50 m3 /ha

- Phân loại rừng dựa vào sự tác động của con người:

Trang 15

+ Rừng già

a Đối với tự nhiên

Rừng là hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn có vai trò quan trọng là tạo nên cảnh quan và có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai, vì thế rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường

- Bảo vệ nguồn nước: Hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước cho các sinh vật trên trái đất tồn tại Tán lá, thân cây, lá khô làm giảm tốc độ hạt nước mưa rơi xuống mặt đất, hạn chế sự tác động trực tiếp lên bề mặt đất ngăn cản dòng chảy Lớp phủ thực vật ngăn cản nước chảy, làm chậm qua trình tập trung nước mặt, giảm bớt cường độ lũ Mặt khác lướp đất tơi xốp, cùng lớp mùn do thực vật phân hủy làm tăng lượng nước thấm và dòng chảy ngầm cung cấp cho nước sông vào mùa cạn Rễ cây,

hệ động vật đất làm cho đất tơi xốp, tăng độ thông khí, tăng độ thấm của nước cũng góp phần làm giảm dòng chảy, phân bố lượng nươc từ nơi này qua nơi khác

- Bảo vệ đất đai: Thảm thực vật rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng mùn

có ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất Các sản phẩm rơi rụng của thực vật trên mặt đất

là cơ sở ban đầu hình thành tầng thảm mục rừng và mùn của đất Rừng cũng là nơi cư trú

và cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật pát triển Hệ rễ cây có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất lí hóa học của đất Rễ cây ăn sâu vào đất làm cho đất tơi xốp tăng khả năng thấm nước và chống xói mòn

- Điều hòa không khí: Ở phạm vi hẹp như bóng râm, sự thoát hơi nước của cây làm giảm nhiệt độ không khí Cây rừng cũng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tốc độ gió, làm giảm độ nóng của các tòa nà trong mùa nóng và hạn chế sự mất nhiệt trong mùa lạnh Ở mức độ vùng, sự bốc hơi của không khí tạo ra mưa, mất rừng làm giảm lượng mưa hang năm gây ra hiện tượng sa van hay sa mạc hóa ở mức độ toàn cầu, cây đảm bảo

Trang 16

cho cân bằng O2 và CO2, mất rừng làm cho CO2 tăng dẫn đến tăng nhiệt độ khí quyển Cây cũng là nguồn tái tạo O2 mà các loài động vật và con người cần đến để tồn tại

- Làm sạch môi trường: cây rừng là những quần thể đa dạng và phong phú, là lá phổi khống lồ của thế giới, làm sạch môi trường không khí qua quá trình quang hợp lấy CO2

từ không khí và thải ra O2 Ở những vùng có các chất thải kim loại nặng, chất diệt côn trùng nước cống rãnh làm ô nhiễm môi trường thì vai trò của vi khuẩn nấm là hết sức quan trọng Giá trị quản lý môi trường được thể hiện bằng các loài chỉ thị cho môi trường, giúp việc bảo vệ môi trường trong sạch Nhiều loại địa y trong rừng có khả năng hút các kim loại nặng làm sạch môi trường

- Rừng còn là nơi cư trú của nhiều loài chim, thú đặc sắc có giá trị kinh tế đặc biệt,

là nguồn thực phẩm, dược liệu quý, là nguồn tài nguyên phục vụ cho du lịch và xuất khẩu

b Đối với kinh tế - xã hội

- Rừng là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm:

Một trong những giá trị mang tính bản chất hệ của rừng là cung cấp thức ăn cho loài người Có khoảng 3000 loài trong tổng số 250.000 loài cây của toàn thế giới được coi là nguồn thức ăn cho con người, môt số khác cung cấp thức ăn cho gia súc

Ở mức độ địa phương, trong rừng còn cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết Ở Pêru, quả của 139 loài được tiêu thụ, trong đó 120 loài là hoang dại, chỉ có 19 loài có nguồn gốc hoang dại đã được thuần hóa

Rừng còn là nơi cung cấp nguồn đạm ptotein lớn cho con người Nhiều nơi ở châu Phi thịt thú rừng chiếm tỉ lệ lớn trong các bữa ăn hang ngày

- Rừng là nguồn cung cấp gỗ xây dựng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Nếu tính chung, toàn thế giới có khoảng 4 tỉ ha rừng, chiếm 30% bề mặt trái đất, trong đó 2,8 ha là rừng rậm, 2/3 trong số đó đang bị khai thác, đặc biệt là đối với các nước công nghiệp Toàn thế giới có 3 tỉ m3 gỗ khai thác trong một năm để phục vụ cho nhu cầu

Trang 17

gỗ của con người Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: chế biến giấy, bột giấy làm gỗ cán nhân tạo…

- Rừng là nguồn cung cấp chất đốt: Trong một thờ gian dài rừng là nguồn cung cấp chất đốt cho các nước đang phát triển như: Nê pan, Tanzania, Malawi Nhu cầu của củi đốt đang tăng vì dân số đang tăng nhanh, vì thế diện tích rừng đang bị thu hẹp do con người phá rừng lấy củi đốt

- Rừng còn là nguồn cung cấp dược liệu để chữa bệnh và cung cấp nguồn gen quý hiếm để lai tạo các giống cây, còn phục vụ cho trông trọt và chăn nuôi

- Rừng có giá trị tiêu khiển, giải trí cao: những cảnh quan hấp dẫn và đẹp mắt đã thu hút du khách đi tham quan, nghỉ dưỡng

1.2 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

Thanh Ba là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, được giới hạn bởi

vị trí địa lý như sau:

vĩ độ 21027’04" đến 21045’11” bắc

kinh độ 105009’10” đến 105015’03” Đông

Về ranh giới:

- Phía Đông Bắc Thanh Ba giáp huyện Đoan Hùng

- Phía Tây Bắc giáp huyện Hạ Hoà

- Phía Tây Nam giáp huyện Cẩm Khê

- Phía Nam giáp huyện Tam Nông, Đông Nam giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh

Trang 18

Với diện tích 195,0343 km², toàn huyện có 26 đơn vị hành chính cấp xã: Hành Cù, Thanh Vân, Đông Lĩnh, Yển Khê, Đồng Xuân, Thái Ninh, Năng Yên, Quảng Nạp, Vũ Yển, Phương Lĩnh, Ninh Dân, Yên Nội, Mạn Lạn, Võ Lao, Khải Xuân, Thanh Xá, Hoàng Cương, Chí Tiên, Đông Thành, Sơn Cương, Thanh Hà, Đỗ Sơn, Lương Lỗ, Đỗ Xuyên, Đại An, Thanh Vân, Vân Lĩnh; và một thị trấn Thanh Ba

Nhiệt độ trung bình các ngày trong năm là 23,4°C

Số giờ nắng trong năm: 3000 - 3200 giờ

Độ ẩm tương đối trung bình hàng ngày là 85%

1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tiềm năng kinh tế:

Thanh Ba có lợi thế trồng cây trên đất bãi như: ngô, dâu tằm, chuối; trồng cây công nghiệp; cây nguyên liệu; cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng thủy sản

Trang 19

Ngoài ra, Thanh Ba có thế mạnh trong khai thác khoáng sản (đá vôi, than, vật liệu chịu lửa), chế biến khoáng sản (sản xuất xi măng, gốm, sứ, gạch ngói…), chế biến nông sản (chè, rượu, bia,…), chế biến thủy sản và thực phẩm

Năm 2011, giá trị sản xuất trên địa bàn huyện ước đạt trên 2.400 tỷ đồng, tăng 10,3% kế hoạch và tăng 17,6% so với cùng kỳ, trong đó: CN-XD đạt trên 1.728 tỷ đồng, tăng 9,3% so với kế hoạch và tăng 18,3% so với cùng kỳ; sản xuất NLN, thủy sản đạt trên

249 tỷ đồng, tăng 3,8% so kế hoạch và tăng 6,9% so cùng kỳ; TM-DV đạt 428 tỷ đồng, tăng 18,7% so với kế hoạch và tăng 22% so với cùng kỳ Đồng chí Lê Văn Khuya – bí thư huyện ủy Thanh Ba- cho biết: Năm 2011, cơ cấu kinh tế của huyện vẫn chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ lệ: CN-XD 71,8%, NLN thủy sản 10,4% và TM-DV 17,8% Tổng thu ngân sách trên địa bàn cả năm ước đạt 210 tỷ đồng, tăng 0,4% so với kế hoạch và tăng 11,9% so cùng kỳ

Trên địa bàn Thanh Ba có các tuyến tỉnh lộ: 314, 314B, 314C, 314D, 320C; đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai; đường cao tốc Hà Nội - Vân Nam chạy qua

Văn hoá, xã hội:

Huyện Thanh Ba có 26 đơn vị hành chính gồm thị trấn Thanh Ba và 25 xã: Thanh Vân, Hanh Cù, Đông Lĩnh, Đồng Xuân, Yển Khê, Vũ Yển, Đại An, Thái Ninh, Năng Yên, Quảng Nạp, Ninh Dân, Yên Nội, Phương Lĩnh, Mạn Lạn, Khải Xuân, Võ Lao, Thanh Xá, Hoàng Cương, Chí Tiên, Đông Thành, Sơn Cương, Thanh Hà, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên và Lương Lỗ

Thanh Ba là địa bàn cư trú cúac các dân tộc: Dao, Kinh, Cao Lan…

Bảng 1.2.2: Dân số các xã thuộc huyện Thanh Ba (năm 2011)

Trang 21

truyền thống, diễn xướng dân gian như: múa cánh tiên, giằng búa đầu trâu ở xã Chí Tiên; hội vật ở Hanh Cù, Đông Thành; hội Cầu gió, bơi chải ở Lương Lỗ…

Trang 22

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA HUYỆN THANH

Thanh Ba là một huyện nằm phía tây bắc tỉnh Phú Thọ, theo số liệu thống kê năm

2012 toàn huyện có 4037,7 ha đất lâm nghiệp Những năm gần đây, diện tích đất lâm nghiệp liên tục được mở rộng, từ năm 2009 đến năm 2012 đã tăng 1055,7ha

Bảng 2.1.1: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Thanh Ba qua các năm (đơn vị: ha)

Trang 23

Hình 1: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Thanh Ba qua các năm (đv: ha)

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy diện tích đất lâm nghiệp tăng đều qua các năm

từ năm 2009 đến năm 2012 đã tăng 1055,7ha, diện tích RPH tăng nhẹ từ năm 2009 đến năm 2012 đã tăng 233,8 ha, diện tích đất RSX tăng mạnh hơn từ năm 2009 đến năm 2012

đã tăng 705,5 ha Sở dĩ diện tích đất RSX tăng nhiều hơn là do huyện thực hiện các chủ trương, chính sách của tỉnh như giao đất giao rừng

Một số loại cây phù hợp với đặc điểm đất đai, khí hậu huyện Thanh Ba và có mặt ở hầu hết các khu rừng trên địa bàn:

- Cây Bạch đàn thuộc loài đại mộc Lá thường thon dài cong cong có màu xanh hơi mốc trắng hoặc xanh đậm Hoa có cuốn ngắn, trái hình bông vụt khoản 1cm bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm Loài bạch đàn nói chung rất mau lớn, tán lá hẹp thưa ,

Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện

Thanh Ba qua các năm

Đất Lâm nghiệp Đất RSX Đất RPH

Trang 24

trồng trong vòng 5, 6 năm thì có chiều cao trên 7m và đường kính thân cây khoảng 9-10

cm Cây Bạch đàn là loài dễ trồng, ít kén đất tăng trưởng nhanh nhưng hấp thụ nhiều nước và dưỡng chất trong đất nên nếu trồng tập trung thành rừng thuần loại trên đất trống đồi trọc vô tình sẽ làm khô cằn và nghèo nàn đất đai sau một vài chu kì Do đó, nếu cần phủ xanh đất trống đồi trọc thì chỉ nên trồng hỗn giao với loài bạch đàn bằng cách loài cây họ Ðậu như Keo lá tram Keo tai tượng hoặc keo giậu để bù đắp chất đạm cho đất Gỗ bạch đàn thường để làm cây chống trong xây dựng và làm bột giấy hay ván dăm bào

- Cây xà cừ: Cây ưa sáng mọc nhanh, dễ trồng hạt nảy mầm rất khoẻ, tái sinh hạt

và chồi đều mạnh Cây tăng trưởng rất nhanh, có thể phát triển tốt trên mọi địa hình, mọi loại đất Cây thường xanh, tán lá rậm, cành nhiều, cành non cong xuống Lá kép lông chim một lần chẵn, cụm hoa chùm tán, hoa nhỏ màu trắng có 4 cánh nhỏ màu trắng dính nhau, mùa hoa tháng 4-5.Quả nang nhỏ, chín tháng 10, khi chín bung thành 4 mảnh Vỏ cây màu xám nâu, vỏ nứt đồng tiền khoanh tròn như cái sọ nên cây còn có tên là sọ khỉ

- Cây Lát hoa có tên khoa học là Chukrasia tabularis A Juss thuộc họ Xoan (Meliaceae) có vùng phân bố tương đối rộng trên dạng địa hình đồi núi cao trên 800m, đồi núi thấp và thung lũng với kết cấu địa chất đá vôi, đá sỏi, đất feralit nghèo dinh dưỡng, trong rừng ẩm thứ sinh lá rộng nhiệt đới thường mọc hỗn giao với các loài khác Lát hoa

là cây gỗ lớn cao tới 25 – 30m, đường kính ngang ngực tới 120 – 130cm Thân thẳng, hệ

rễ và tán lá phát triển Cây ưa sáng, sống lâu, lúc nhỏ sinh trưởng nhanh, từ 10 tuổi trở đi sinh trưởng chậm hơn Đây là loài cây có giá có giá trị kinh tế cao vì gỗ tốt, vân đẹp, lõi

đỏ, thớ mịn Thường dùng làm đồ mỹ nghệ và đồ gia dụng cao cấp với giá trị thương phẩm cao

- Xoan đào rất dễ trồng, lớn nhanh, gỗ tốt Một ha xoan đào có thể trồng từ 1.000 – 1.400 cây Xoan đào là loại cây thường, mọc hoang trên rừng thứ sinh (rừng mọc lại sau khi chặt cây mọc tự nhiên từ cổ xưa – gọi là rừng nguyên sinh) Nó thuộc gỗ cấp 6, màu hồng sẫm khi mới xẻ, rồi nhạt đi sau khi khô Gỗ xoan đào hơi cứng, mềm hơn gỗ Vải, Nhãn, mà cứng hơn gỗ xoan thường Gỗ xoan đào là loại gỗ lớn và quý, được dùng đóng đồ gỗ phổ biến hiện nay Trong điều kiện tự nhiên, cây gỗ xoan đào có thể đạt tới 30m về chiều cao, đường kính ngang ngực đạt 85cm Bề mặt gỗ màu đỏ nhạt, cây sinh trưởng tương đối nhanh, 1 năm đường kính bình quân đạt 2 – 2,5cm, chiều cao tăng 1,3 –

Trang 25

2m, có thể thu hoạch gỗ sau 6 năm Xoan đào là cây ưa sáng, không chịu bóng và không thể tái sinh khi rừng có độ tàn che cao nhưng tái sinh tốt dọc theo các con đường mới mở hoặc đất sau nương rẫy Ở Việt Nam, cây xoan đào phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh… và một số khu vực khác của Tây Nguyên

- Cây trám trắng (Canarium album Raeusch), thuộc họ Trám (Burseraceae) là cây gỗ lớn bản địa có chiều cao từ 20-30m, đường kính ngang ngực từ 50-70cm, thân tròn thẳng, tán lá rộng và xanh quanh năm Trám trắng thích hợp đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica và sa phiến thạch có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, tầng đất sâu, ẩm, thoát nước, giàu mùn và có tính chất đất rừng Nếu trồng trong vườn hộ gia đình có thể trồng trên đất xấu hơn nhưng phải thâm canh Hiện nay Trám trắng là một trong những cây được chọn làm cây trồng chính trong chương trình 327, dự

án khuyến lâm, dự án lâm nghiệp trang trại, và các chương trình trồng rừng khác để nhằm cung cấp gỗ, quả và các sản phẩm khác Gỗ mềm, nhẹ, thớ mịn, dễ bóc và dễ lạng, thường được dùng trong xây dựng nhà cửa, làm nguyên liệu gỗ dán, bột giấy và củi đun Nhựa Trám dùng để chưng cất tinh dầu, chế biến côlôphan dùng trong công nghệ nước hoa, xà phòng, véc ni Quả Trám làm thức ăn, chế biến ô mai, làm thuốc chữa ho, giải rượu và giải độc

- Bồ đề là loại cây đặc hữu của miền bắc việt nam, có diện phân bố tương đối rộng ở nhiều vùng thuộc miền núi tây bắc, Việt Bắc xuống miền tây Thanh Hoá và còn lác đác tới Nghệ An vùng biên giới giáp Lào Cây Bồ đề thường gặp nhiều nhất ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, song cũng có mặt ở Lạng Sơn, Bắc Thái, Cao bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, dọc theo phía bắc các lưu vực sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Mã Cây gỗ cao trung bình 18-20m, có thể trên 20m, đường kính ngang ngực 20-25cm Thân màu trắng, tương đối tròn, vỏ mỏng, tán lá mỏng và thưa Rễ cọc phát triển yếu, ngược lại hệ rễ bàng phát triển mạnh và tập trung trên 80% ở tầng đất mặt 0-20cm Bồ đề là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương đối tốt, nhưng không chịu nổi nhiệt độ cao và khô hạn (nhất là cây non).Vì vậy chúng ta chỉ thấy chúng xuât hiện trên các vùng ẩm còn mang tính chất đất rừng rõ rệt Bồ đề là loài cây

Trang 26

mọc nhanh, chu kỳ khai thác ngắn 10-12 năm Bồ đề có thời kỳ rụng hết lá, ngừng sinh trưởng vào khoảng từ tháng 11-12 đến tháng 1-2 Nhược điểm cơ bản của rừng bồ đề trong bảo vệ môi trường là do đặc điểm cây bồ đề rụng lá, tán thưa và thảm mục ít Bồ đề thích hợp với nhiệt độ trung bình năm 19- 230C, lượng mưa 1500-2000 mm/năm, trên đất phát triển từ phiến thạch mica, phiến thạch sét, nơi đất sâu ẩm, mọc khoẻ, không ưa đất đá vôi đặc biệt trên cát và đất đá ong cây không sinh trưởng được Hiện nay chúng ta mới biết có 2 loại bồ đề Loại nhiều nhựa mọc ở vùng cao, loại ít nhựa ở vùng thấp, đây là loại thường được trồng để lấy gỗ

- Cây mỡ là loài cây mọc nhanh, tán lá rậm, ít cành và cành nhỏ nên gỗ có chất lượng cao và có khả năng che phủ và bảo vệ đất Cây mỡ mọc thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối hơn 30oC Lượng mưa thích hợp với cây là từ

1700 -2500mm/năm Độ ẩm không khí thích hợp cho cây từ 83-85% Đất đai: Cây mỡ đòi hôi đất tốt, ẩm giàu mùn đạm và kali, tầng đất dầy (cày, thoát nước tốt) Trong tự nhiên, cây mỡ thường mọc hỗn hợp với các loại cây gỗ khác như: ràng ràng, xoan đào Cây mỡ

ưa đất ẩm, khả năng chịu hạn kém Cây mỡ trồng được 5-6 nă mbắt đầu ra hoa kết quả Cây mỡ ra hoa vào tháng 2-3, quả chín vào tháng 8-9 Ánh sáng: Ở giai đoạn nhỏ dưới 18 tháng tuổi, cây mỡ không chịu được ánh sáng trực xạ Giai đoạn trên 18 tháng tuổi, cây

mỡ thiên về cây ưa sáng Đất trồng mỡ cần đủ ẩm quanh năm, giàu mùn đạm, kali Đất tầng dày, ít đá lẫn, kết vón và có thành phần cơ giới sét pha trung bình đến sét Không trồng mỡ trên các loại đất cát và cát pha Loại đất kém và tầng đất quá mỏng Độ pH = 4-

5 Cây mỡ có thể trồng thuần loại, hoặc trồng hỗn hợp với loài tre, vầu, hoặc trồng theo phương thức nông lâm kết hợp như mỡ xen với lúa nương hai năm đầu hoặc trồng xen mỡ với chè, dứa hay cốt khí Ngoài những cây trên, có thể trồng xen những cây như: cây keo tai tượng, cây bạch đàn, cây thông đuôi ngựa, cây trúc sào Thời vụ trồng: Mùa xuân tháng 2-3 vào những ngày có mưa phùn, đất đủ ẩm hoặc có thể trồng vào vụ thu tháng 9

2.1.2 Diện tích các loại rừng

Tỉnh Phú Thọ phấn đấu xây dựng phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hoá đa dạng với nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng lâu dài, ổn định nhu cầu gỗ và các loại lâm sản khác cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh; đồng thời, bảo vệ toàn bộ diện tích

Trang 27

rừng tự nhiên, rừng trồng, kết hợp với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên, đưa độ che phủ rừng đạt trên 51%; giải quyết việc làm và nâng cao mức sống từ 8.000-10.000 lao động vùng đồi rừng

Thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện Thanh Ba đang khẩn trương hoàn thành đóng mốc giới phân chia các loại rừng tới tất cả các địa bàn, đồng thời xử lý cơ bản những tồn tại, tranh chấp đất lâm nghiệp Trong đó, trọng điểm là phối hợp tốt với các ngành hữu quan lập hồ sơ thu hồi đất lâm nghiệp sau rà soát của các nông, lâm trường để thực hiện quản lý đất đai đúng pháp luật và tăng hiệu quả, làm cơ sở theo dõi chặt chẽ diễn biến về rừng và đất rừng Huyện tranh thủ tốt các nguồn lực tiếp tục đẩy mạnh phát triển vốn rừng, phủ xanh toàn diện diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn Trước mắt, huyện phối hợp chặt chẽ với các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn như Tổng công ty giấy, các dự

án, chương trình… để huy động các nguồn vốn trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ, chăm sóc tốt rừng trồng, tiếp tục duy trì và tăng độ che phủ rừng trên đất lâm nghiệp, trong đó chú trọng một số dự án quan trọng như trồng cây gỗ lớn, rừng đặc dụng

Bảng 2.1.2: Diện tích rừng phân theo đơn vị hành chính của huyện Thanh Ba năm 2011 (đơn vị: ha)

Ngày đăng: 21/05/2021, 23:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w