Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch hiện nay.doc
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Xuất phát điểm của nền kinh tế Việt nam rất thấp,nước ta lại là một nước đông dân với tốc độ tăng dân số vàoloại cao nhất trên thế giới Vì vậy việc tận dụng khai tháchết các nguồn lực nội tại mà đặc biệt là nguồn lực conngười được coi là hạt nhân của quá trình phát triển Kinh tế
- Xã hội Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉrõ: Điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xãhội của đất nước là ổn định dân số, lao động là yếu tố cơbản nhằm hoàn thành công cuộc Công nghiệp hoá - Hiệnđại hoá đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội
Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhândân huyện Lập Thạch đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng caođời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể Tuy nhiên vấn đề tồn tại lớn nhấthiện nay là dân số quá đông, quy mô lao động rất lớn, trình
độ người lao động thấp, mất cân đối lớn cả về cơ cấu kinh
tế và cơ cấu lao động, sức chứa lao động trong lĩnh vựcnông nghiệp đã quá tải, tỷ lệ thiếu việc làm của người laođộng cao đã tạo ra một áp lực rất lớn tới vấn đề giải quyếtviệc làm cho người lao động của huyện
Trong thời gian thực tập ở huyện Lập Thạch, tỉnh
Trang 2động và việc làm đang mang tính thời sự vừa cấp bách vừalâu dài có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển kinh tế
- xã hội của huyện Do đó cần thiết và sớm phải có một sựxem xét, đánh giá một cách trung thực đầy đủ và khoa họcvấn đề nói trên từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm pháthuy những thành tựu đã đạt được và từng bước giải quyếtnhững vấn đề tồn đọng nói trên để tạo điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội ở huyện Vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Phân
tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn tốt
nghiệp của mình
Nội dung của đề tài bao gồm:
Phần I: Cơ sở lý luận về biến động dân số, lao động và
việc làm.
Phần II: Thực trạng của sự biến động dân số, lao động
và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay.
Phần III: Giải pháp về điều chỉnh dân số, lao động và tạo việc làm cho người lao động ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Các phương pháp nghiên cứ đề tài:
- Phương pháp thu thập tư liệu, các nghiên cứu củahuyện có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trang 3- Phương pháp điều tra thống kê: Được điều tra khảosát ở một số xã đại diện để thu thập những thông tin cầnthiết để mih hoạ cho các nhận xét, đánh giá thực trạng.
- Phương pháp toán học - thống kê: Dựa trên cơ sở các
dữ liệu đã thu thập được, sử dụng các công thức toán học,thống kê học cần thiết giúp cho việc phân tích đánh giá cáchiện tượng nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp: Thông qua kết quả nhữngphân tích các hiện tượng nghiên cứu để tổng hợp khái quátthành bản chất, xu hướng vận động của vấn đề nghiên cứu
Trang 4PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Trang 5I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA
DÂN SỐ 1.Quy mô và cơ cấu dân số.
1.1.Quy mô: Được hiểu là tổng
số người sinh sống trong một lãnh thổ nhất định, trong một thời gian nhất định.
1.2 Cơ cấu dân số: Bên cạnh
những đặc điểm chung của con người là cùng chung sống trong một lãnh thổ, họ lại có những đặc điểm riêng có về giới tính, độ tuổi.v.v Do vậy, để hiểu biết chi tiết hơn về dân số, chúng ta cần phân chia dân số thành những vấn
đề khác nhau theo một tiêu thức nào đó Sự phân chia các nhóm gọi là cơ cấu dân số.
- Cơ cấu dân số theo tuổi: Đây là việc phân chia tổngdân số của một lãnh thổ thành những nhóm dân số có tuổihoặc khoảng tuổi khác nhau tại một thời điểm nào đó
Trang 6- Cơ cấu dân số theo giới tính: Nếu chia toàn bộ dân
số nam và dân số nữ thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính.Các chỉ tiêu thường dùng là tỷ lệ hoặc tỷ số giới tính Nếu
ký hiệu P m và P f lần lượt là dân số nam và dân số nữ thì tỷ
số giới tính (SR) được xác định như sau:
SR= m f
P P
x 100
- Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: Là việcchia tổng dân số của một lãnh thổ thành dân số cư trú ởthành thị và dân số cư trú ở nông thôn thì ta được cơ cấudân số theo thành thị và nông thôn
Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia tổngdân số, mỗi tiêu thức phục vụ cho một lợi ích nghiên cứukhác nhau và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phântích, đánh giá và điều chỉnh quá trình dân số theo hướng cólợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và ổnđịnh
2 Các quá trình dân số
Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liềnvới sự vận động tự nhiên và xã hội của con người Sự vậnđộng đó chính là quá trình sinh, chết và di dân Nó vừa là
Trang 7kết quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển Do đó, việcnghiên cứu nhằm tác động một cách có khoa học vào sựvận động có ý nghĩa to lớn tới sự phát triển của xã hội loàingười.
2.1 Mức sinh và các thước đo đánh giá mức sinh.
- Mức sinh: Phản ánh mức độ sinh sản của dân số, nóbiểu thị số trẻ em sinh sống mà một phụ nữ có được trongsuốt cuộc đời sinh sản của mình Mức sinh phụ thuộc vàorất nhiều các yếu tố sinh học, tự nhiên và xã hội (Sự sinhsống là sự kiện đứa trẻ tách khỏi cơ thể mẹ và có dấu hiệucủa sự sống như hơi thở, tim đập, cuống rốn rung độnghoặc những cử động tự nhiên của bắp thịt
- Các thước đo cơ bản: Để đánh giá mức sinh có rấtnhiều thước đo khác nhau và mỗi thước đo đều chứa đựngnhững ưu điểm riêng biệt Sau đây là một số thước đo cơbản
+Tỷ suất sinh thô (CBR): Biểu thị số trẻ em sinh ratrong một năm so với 1000 dân số trung bình năm đó
CBR = _
B
x 1000
Trang 8B: Số trẻ em sinh sống trong năm nghiên cứu.
_
P: Dân số trung bình của năm nghiên cứu
Đây chỉ là chỉ tiêu "thô" về mức sinh bởi lẽ mẫu sốbao gồm toàn bộ dân số, cả những thành phần dân số khôngtham gia vào quá trình sinh sản như: đàn ông, trẻ em, ngườigià hay phụ nữ vô sinh
Ưu điểm: Đây là một chỉ tiêu qua trọng và được sử
dụng khá rộng rãi, dễ tính toán, cần ít số liệu, dùng trực tiếp
để tính tỷ lệ tăng dân số
Nhược điểm: Không nhạy cảm đối với những thay đổi
nhỏ của mức sinh, chịu nhiều ảnh hưởng của cấu trúc theogiới tính, theo tuổi của dân số, phân bố mức độ sinh của cáctuổi trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ, tình trạng hôn nhân
+ Tỷ suất sinh chung: Biểu thị số trẻ em sinh ra trongmột năm so với một nghìn phụ nữ trong độ tuổi có khảnăng sinh đẻ
GFR =
49 15
W B
x 1000
Trong đó:
GFR: Tỷ suất sinh chung
B: Số trẻ em sinh ra trong năm
Trang 9+ Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: Đối với các độ tuổikhác nhau , mức sinh đẻ của phụ nữ cũng khác nhau Dovậy cần xác định mức sinh theo từng độ tuổi của phụ nữ.
Công thức:
ASFRX =
x FX W B
WX : Số phụ nữ ở độ tuổi X trong năm
Để xác định được ASFRX cần có hệ thống số liệu chi
Trang 10khác nhau, nhưng đối với các độ tuổi gần nhau, mức sinhkhông khác nhau nhiều Do vậy, trong thực tế người tathường xác định tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi.Thường toàn bộ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được chiathành 7 nhóm mỗi nhóm 5 tuổi.
2.2 Mức chết và các thước đo chủ yếu
- Mức chết: Chết là một trong những yếu tố của quátrình tái sản xuất dân số, là hiện tượng tự nhiên, không thểtránh khỏi đối với mỗi con người Nếu loại bỏ sự biến động
cơ học, tăng tự nhiên dân số bằng hiệu số sinh và số chết
Vì vậy, việc tăng hay giảm số sinh hoặc số chết đều làmthay đổi quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng tự nhiên của dân số.Đồng thời trong quá trình tái sản xuất dân số, các yếu tốsinh và chết có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Sinh
đẻ nhiều hay ít, mau hay thưa, sớm hay muộn đều có thểlàm tăng hoặc giảm mức chết Ngược lại mức chết cao haythấp sẽ làm tăng hoặc giảm mức sinh
Chính vì vậy việc giảm mức chết là nghĩa vụ và tráchnhiệm thường xuyên của mọi nước, mọi cấp, mọi ngành,
Trang 11mọi địa phương Giảm mức chết vừa có ý nghĩa kinh tế,chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc.
Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của
sự sống ở một thời điểm nào đó
Để đánh giá mức độ chết cần dùng các thước đo Cónhiều thước đo khác nhau Mỗi thước đo phản ánh một khíacạnh này hay khía cạnh khác của mục đích nghiên cứu vàmỗi thước đo có những ưu điểm, nhược điểm riêng
- Các thước đo chủ yếu:
+ Tỷ suất chết thô (CDR): Biểu thị số người chết trongmột năm trong một ngàn người dân trung bình năm đó ởmột lãnh thổ nhất định
Công thức:
CDR = _
P D
x 1000
Trong đó:
D: Số người chết trong năm của một lãnh thổ nào đó
_
P: Dân số trung bình trong năm của lãnh thổ đó
Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, xác định nó khôngcần lượng thông tin nhiều, và phức tạp do đó nó được sửdụng rộng rãi trong các án phẩm quốc gia và quốc tế nhằm
Trang 12các nước, các thời kỳ Trực tiếp tính toán tỷ suất gia tăng tựnhiên.
Nhược điểm: Không đánh giá chính xác mức độ chếtcủa dân cư, bởi vì trong chừng mực nhất định nó phụ thuộckhá lớn vào cơ cấu dân số Do vây, khi so sánh tỷ suất chếtthô giữa các vùng, hoặc các thời kỳ khác nhau không phảnánh chính xác mức độ chết của dân cư vì sự khác biệt giữa
cơ cấu giới và cơ cấu tuổi Để khắc phục người ta dụngbiện pháp chuẩn hoá; đó là việc biến các tỷ suất chết thô cócấu trúc tuổi và giới khác nhau thành các tỷ suất chết tươngứng có cấu trúc tuổi và giới giống nhau để so sánh
Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDR X ): Biểu thị sốngười chết trong năm ở một độ tuổi nào đó so với 1000nghìn người trung bình ở độ tuổi đó trong năm tại một nơinào đó
Công thức:
ASDRX = _
X X P D
Trang 13Ưu điểm: Phản ánh mức độ chết ở từng độ tuổi, sosánh giữa các vùng, các thời kỳ mà không chịu ảnh hưởngcủa cấu trúc tuổi.
Nhược điểm: Chưa phản ánh mức chết bao chùm của
cả dân số, cần nhiều số liệu chi tiết cho tính toán Để khácphục cần kết hợp với việc xác định tỷ suất chết thô và chỉtính tỷ suất đặc trưng cho từng nhóm tuổi
+ Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi: Đây là chỉ tiêu đặcbiệt quan trọng trong phân tích về chết của dân số, bởi vì
nó là chỉ tiêu rất nhạy cảm nhất đánh giá mức độ ảnhhưởng của y tế, bảo vệ sức khoẻ trong dân cư Mức độ này
có ảnh hưởng to lớn tới mức độ chết chung, đến tuổi thọbình quân và có tác động qua lại với mức sinh
Công thức:
IMR = D B o x 1000Trong đó:
IMR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi
o
D : Số trẻ em chết dưới 1 tuổi trong năm
B: Số trẻ em sinh sống trong cùng năm
2.3 Di dân
Trang 14Biến động dân số nói chung được chia thành hai bộphận chủ yếu tương đối riêng biệt: biến động tự nhiên vàbiến động cơ học Biến động tự nhiên mô tả sự thay đổi dân
số gắn liền với sự ra đời, tồn tại và mất đi của con ngườitheo thời gian Quá trình này trong dân số học chủ yếuthông qua các hiện tượng sinh và chết Khác với biến động
tự nhiên, biến động cơ học biểu thị sự thay đổi dân số vềmặt không gian, lãnh thổ Trong cuộc sống con người didời bởi nhiều nguyên nhân, với nhiều mục đích khác nhau,với khoảng cách xa gần khác nhau và vào những thời điểmkhác nhau Quá trình này chịu tác động bởi nhiều nhữngnhân tố kinh tế, chính trị, xã hội do vậy nó mang bản chấtkinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc Đây chính là đặc điểmmấu chốt phân biệt hai bộ phận biến đông dân số nêu trên
Vậy di dân là gì ? Có rất nhiều định nghĩa về di dân,mỗi định nghĩa xuất páht từ những mục đích nghiên cứukhác nhau, do đó rất khó tổng hợp thành một định nghĩathống nhất bởi tính phức tạp và đa dạng của hiện tượng.Tuy nhiên hiện nay người ta tạm thống nhất với nhau kháiniệm về di dân nhằm đảm bảo sự thống nhất về khảo sát,điều tra, can thiệp vào hiện tượng này như sau:
Trang 15"Di dân là hiện tượng di chuyển của người dân theolãnh thổ với những chuẩn mực về thời gian và không giannhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú"
Hiểu về di dân như vậy là dựa vào một số đặc điểmchủ yếu sau: Thứ nhất, con người di chuyển khỏi một địa
dư nào đó Nơi đi và nơi đến phải được xác định Có thể làmột vũng lãnh thổ hay là một đơn vị hành chính Thứ hai,con người di chuyển bao giờ cũng có mục đích, tính chất cưtrú là tiêu thức để xác định di dân Thứ ba, khoảng thờigian ở lại bao lâu ở nơi mới để xác định sự di chuyển nào
đó có phải là di dân hay không
- Phân loại di dân:
+ Theo độ thời gian nới cư trú cho phép phân biệt cáckiểu di dân: lâu dài, tạm thời hay chuyển tiếp Di dân lâudài bao gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thườngxuyên và nơi làm việc đến nơi mới với mục đích sinh sốnglâu dài Những thành phần này thường không trở về quêhương nơi cư trú Di dân tạm thời ngụ ý sự thay đổi nơi ởgốc là không lâu dài và khả năng quay trở lại nơi ở cũ làchắc chắn Kiểu di dân này bao gồm những hình thức dichuyển nơi làm việc theo mùa vụ, đi công tác, du lịch dài
Trang 16ngày Di dân chuyển tiếp phân biệt các hình thức di dân
mà không thay đổi nơi làm việc Kiểu di dân này gợi ý cácđiều tiết thị trường lao động
+ Theo khoảng cách người ta phân biệt di dân xa haygần giữa nơi đi và nơi đến Di dân giữa các nước gọi là didân quốc tế; giữa các vùng, các đơn vị hành chính trongnước thì gọi là di dân nội địa
+ Theo tính chất chuyên quyền người ta phân biệt didân hợp pháp hay di dân bất hợp pháp, di dân tự do hay có
tổ chức, di dân tình nguyện hay bất buộc Tuỳ thuộc vàomức độ can thiệp của chính quyền trung ương hay địaphương mà người ta phân biệt di dân theo loại này hay loạikhác
- Các phương pháp đo lường di dân: Các phương pháp
đo lường có thể chia ra làm hai loại: di dân trực tiếp và didân gián tiếp
+ Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp xác địnhquy mô di dân dựa vào các cuộc tổng điều tra dân số, thống
kê thuyền xuyên và điều tra chọn mẫu về dân số
+ Phương pháp gián tiếp:
Trang 17Nếu biết quy mô tăng dân số chung và tăng tự nhiêncủa dân số thì ta có thể tính được quy mô di dân thuần tuýtheo công thức:
NM = P t n P t B Dtn xtTrong đó:
NM: Di dân thuần tuý
t
P và P tn Tổng số di dân ở các thời điểm t và t+n
B và D: Tổng số sinh và chết của khoảng t đến t+n.Nếu chỉ biết tỷ lệ tăng dân số chung (r) và tỷ lệ tăng tựnhiên của dân số (NIR) Ta có thể tính được tỷ lệ di dânthuần tuý (NMR):
NMR = r - NIRNếu chỉ biết hệ số sống (S), dân số ở độ tuổi x vàothời điểm t, dân số ở độ tuổi x+n vào thời điểm t+n Ta sẽxác định được di dân thuần tuý trong số người sống ở độtuổi "x" từ thời đểm t đến t+n
t x n
t n x n
NM . .
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dân số
Quy mô dân số thường xuyên vận động theo thời gian
Nó có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo các chuyền hướng biến
Trang 18ở một vùng nào đó trong một thời điểm xác định nào đó màmức sinh và nhập cư cao hơn mức chết và xuất cư thì quy
mô dân số ở vùng đó tăng trong thời gian đó và ngược lại,
nó sẽ gảim nếu như mức sinh và nhập cư thấp hơn mứcchết và xuất cư Để hiểu sâu về tác động của các yếu tố nóitrên, ta lần lượt nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đếnquá trình dân số
3.1 Ảnh hưởng của yếu tố sinh đến quá trình dân số.
Việc nghiên cứu mức sinh chiếm vị trí trung tâm trongnghiên cứu dân số vì hàng loạt các lý do như: sinh đóng vaitrò thay thế và duy trì về mặt sinh học của xã hội loàingười, tăng dân số phụ thuộc chủ yếu vào mức sinh Bất kỳmột xã hội nào cũng tồn tại dựa vào thay thế thế hệ nàybằng thế hệ khác thông qua sinh đẻ Nếu việc thay thế về sốlượng không phù hợp sẽ ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại vàphát triển của con người Quá trình thay thế của một xã hộithông qua sinh đẻ là một quá trình rất phức tạp Ngoài cácgiới hạn về mặt sinh học thì hàng loạt các yếu tố về kinh tế,
xã hội tôn giáo, quan niệm, địa vị của phụ nữ đều có ảnhhưởng cà quyết định đến mức sinh
Trang 19Trong những năm 1960, người ta nhận thấy rõ là nhân
tố chịu trách nhiệm chính trong sự gia tăng dân số là tỷ lệsinh Do dân số tập trung chủ yếu vào các nước đang pháttriển với một đặc điểm chính của thời kỳ này là mức độchết giảm rất nhanh chóng trong khi tỷ lệ sinh lại khônggiảm một cách tương ứng đã dẫn đến quy mô dân số củatoàn cầu tăng quá nhanh Việc gia tăng dân số quá nhanhnhư vậy là mối đe doạ quá trình phát triển kinh tế và xã hội
3.2 Ảnh hưởng của yếu tố chết đến quá trình dân số
Hiện tượng chết là một trong ba thành phần của biếnđộng dân số Vì vậy việc làm tăng hay giảm yếu tố nàycũng làm thay đổi cả quy mô, cơ cấu và cả tới mức sinh.Tác động của mức chết có hai mặt: Vừa thay đổi sự pháttriển của dân số vừa thay đổi mức sinh Chết nhiều dù bất
cứ nguyên nhân nào đều buộc con người sinh bù để thaythế sự mất mát hay giảm sự rủi ro Lịc sử phát triển dân sốcho hay cứ sau một cuộc chiến tranh lại có một cuộc bùng
nổ dân số, dường như mức sinh tăng lên một cách chóngmặt để bù lại sự mất mát vè người sau chiến tranh và tạo ramột trào lưu sau đó Mức chết của trẻ em nói chung và mức
Trang 20chết của trẻ em sơ sinh nói riêng cao sẽ gây ra một tâm lý
"sinh bù", "sinh dự trữ" hay "sinh đề phòng" để đảm bảossó con mong muốn trong thực tế
3.3 Ảnh hưởng của di dân đến biến động dân số
Người ta thấy ngay được rằng di dân tác động trực tiếpđến quy mô dân số Sự xuất cư của một bộ phận dân số từmột vùng nào đó làm cho quy mô dân số của nó giảm đi, vàngược lại, số người nhập cư nhiều sẽ làm cho quy mô dân
số tăng lên Mặt khác số lượng di dân thuần tuý có thểkhông lớn, song nếu số xuất và nhập cư lớn, chắc chắn chấtlượng của dân số có nhiều thay đổi, sự hiện diện của nhữngngười mới đến sinh sống mang theo những đặc điểm khácnhững người đã di dời đi nơi khác sinh sống
Các cơ cấu tuổi và giới tính của dân số cungtx chịuảnh hưởng nhiều của di dân Tỷ lệ giới tính giữa các độ tuổikhác nhau trong dân số có nhiều trường hợp có nhữngchênh lệch đãng kể do cường độ và tính chất chọn lọc của
di dân
Có thể khẳng định rằng, sự biến động quy mô dân sốcủa bất kỳ quốc gia nào cũng chịu ảnh hưởng của ba yếu tố
Trang 21trên Nhưng tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội mà
sự tác động của các yếu tố đối với mỗi vùng, mỗi quốc giakhác nhau là khác nhau
II CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1 Một số khái niệm và phạm trù có liên quan.
Người lao động là lực lượng về con người và đượcnghiên cứu dưới nhiều khía cạnh Trước hết với tư cách lànguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộdân số có thể phát triển bình thường cả về thể lực lẫn trí lực(không bị khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh)
Nguồn lao động với tư cách là nguồn lực cách mạngnhất, quan trọng nhất quyết định tới sự phát triển kinh tế,
xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân
cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
Nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ sốlượng và chất lượng
Số lượng nguồn lao động được biểu hiện thông quacác chỉ tiêu như quy mô và tốc độ phát triển nguồn laođộng
Trang 22Chất lượng nguồn lao động được xem xét trên cácmặt: Sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn,năng lực phẩm chất.
2 Phương pháp xác định nguồn lao động
Việc xác điịnh quy mô, cơ cấu nguồn lao động đượcthực hiện thông qua các cuộc tổng điều tra dân số hoặc điềutra thực trạng lao động và việc làm hàng năm Phương phápxác định cũng được quy định cụ thể và áp dụng cho từngthời kỳ
2.1 Dân số trong độ tuổi lao động.
Để có thể sống và phát triển, con người phải tiêu dùngmột lượng của cải nhất định dưới nhiều dạng như: lươngthực, thực phẩm, vải vóc, nhà cửa, phương tiện thông tinliên lạc những tư liệu sinh hoạt này không phải là quàtặng của tự nhiên mà ro con người sáng tạo ra thông quaquá trình lao động Tuy vậy không phải toàn bộ dân sốtham gia vào quá trình sản xuất mà chỉ một bộ phận có đủsức khoẻ và trí tuệ mà thôi Khả năng đó chỉ gắn với mộtgiới hạn tuổi nhất định, gọi là "độ tuổi lao động" Một sốnước quy định "độ tuổi lao động" đối với nam từ 15 đến 64
Trang 23tuổi, một số nước khác lại từ 15 đến 59 tuổi, thậm chí từ 10đến 59 tuổi tuỳ theo trình độ phát triển về thể lực cũng nhưtrí lực của người dân mỗi nước và nhu cầu về lao động củanước họ Đối với lao động nữ giới hạn trên về độ tuổi laođộng thường ngắn hơn Hiện nay bộ luật Lao động củanước Việt nam ban hành năm 1994 quy định về "độ tuổi laođộng" nam từ đủ 15 đến 60 tuổi, nữ đủ từ 15 đến 55 tuổi.Tuy nhiên không phải mọi người trong độ tuổi lao độngđều tham gia hoạt động kinh tế Việc quy đổi người trên vàdưới độ tuổi lao động thành người lao động như sau: cứ haingười trên tuổi lao động được tính bằng một người laođộng, ba người dưới độ tuổi lao động được tính bằng mộtngười trong độ tuổi lao động.
2.2 Dân số hoạt động kinh tế.
Trong nghiên cứu nguồn lao động, các thuật ngữ sauđây được sử dụng theo nghĩa tương tự: Lực lượng lao động,dân số làm việc và "dân số hoạt động kinh tế" thôngthường, người ta phải chia dân số thành hai khối lớn: Mộtkhối là những người tích cực với các hoạt động kinh tế.Khuyến nghị của Liên hợp quốc đối với các cuộc điều tra
Trang 24hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người không phânbiệt giới, có thể cung cấp sức lao động cho các hoạt độngsản xuất ra các hàng hoá kinh tế hoặc các hoạt động tronglĩnh vực hoạt động dân sự hopặc những người hoạt độngtrong lĩnh vực vũ trang; khi phân tích số liệu, nhóm ngườilàm việc trong lĩnh vực vũ trang có thể tách riêng khôngtính vào "lực lượng lao động" Như thế, lực lượng nhân sựbao gồm:
- Những người đang có việc làm: Là những người làmviệc trong khoảng thời gian xác định trong cuộc điều tra, kể
cả làm việc cho gia đình được trả công hoặc tạm thời nghỉviệc do ốm đau, tai nạn, tranh chấp lao động hoặc nghỉ lễhoặc ngừng việc tạm thời do thời tiết xấu, trục trặc dâytruyền sản xuất
- Không có việc làm, thất nghiệp: Gồm những ngườitrong khoảng thời gian xác định của cuộc điều tra không cóviệc làm Nó cũng bao gồm cả những người trước đó khôngtìm được việc làm vì lý do ốm đau, tai nạn tạm thời mà họkhông có thoả thuận sẽ bắt đầu công việc mới ngay saukhoảng thời gian xác định ở trên, hoặc họ tạm thời nghỉhoặc nghỉ không có thời hạn mà không được trả công ởnhững nơi mà cơ hội kiếm việc làm rất hạn hẹp Khối thất
Trang 25nghiệp cũng bao gồm những người không có việc làm, cókhả năng lao động mặc dù họ không tích cực kiếm việc làm
vì họ tin rằng không có cơ hội làm việc nào mở ra đối vớihọ
2.3 Dân số không hoạt động kinh tế.
Khối này bao gồm các nhóm sau:
Người làm việc nhà: Bao gồm những người khôngphân biệt giới tính, không thuộc dân số hoạt động kinh tế,tham gia vào các hoạt động trong phạm vi gia đình củachính họ Ví dụ người làm việc nội trợ hoặc trông nom nhàcửa con cái (những người được thuê giúp việc nhà có trảcông thì lại được coi là có hoạt động kinh tế)
- Học sinh, sinh viên: Bao gồm tất cả mọi ngườikhông phân biệt giới tính đang tham gia học tập thườngxuyên, không kể trường công trường tư hay các khoá huấnluyện ở bất kỳ cấp giáo dục nào
- Người hưởng lợi tức, hưởng thu nhập mà không làmviệc Bao gồm tất cả những người không phân biệt giớitính, không thuộc khối dân số hoạt động kinh tế, nhưng thunhập do đầu tư, do có tài sản cho thuê, do tiền bản quyềnhay phát minh sáng chế, tiền tác giả, tiền lương hưu do các
Trang 26- Các người khác: Bao gồm tất cả những người kháckhông phân biệt giới tính, không thuộc khối dân số hoạtđộng kinh tế nhưng được trợ cấp hoặc được nhận các khoản
hỗ trợ có tính tư nhân khác và những người không thuộcbất kỳ một diện nào trong các diện kể trên, chẳng hạn nhưtrẻ em không hoặc chưa đi học
2.4 Người thất nghiệp.
Là người có tuổi nằm trong tuổi lao động, có khả nănglao động và có nhu cầu lao động nhưng không có việc làmtrong thời điểm xác định của cuộc điều tra
3 Việc làm.
3.1 Việc làm, phân loại việc làm.
Nói đến việc làm là nói đến vai trò của con ngườitrong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Để đảm bảonâng cao chất lượng cuộc sống, người lao động phải thôngqua hoạt động sản xuất, chính là người lao động có việclàm Tuy vậy khái niệm về việc làm lại có sự khác nhau,tuỳ vào từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế - xãhội
Trước đây trong chế độ quan liêu bao cấp, ở nước tathì việc làm được xem là những hoạt động lao động trong
Trang 27các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã và các đơn vịkinh tế tập thể Tức là người lao động phải nằm trong biênchế nhà nước thì mới được xem là người có việc làm.
Tuy nhiên khi nước ta chuyển đổi cơ chế từ cơ chếquan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vàđịnh hướng của Nhà nước thì quan niệm việc làm có thayđổi cho phù hợp hơn với cơ chế mới Ngày nay Nhà nước
ta quy định rất rõ về việc làm trong bộ luật Lao động là:
"Việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luậtngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động" Vậy,theo quan niệm mới này thì tất cả các hoạt động lao độngtrong mọi thành phần kinh tế, không bị pháp luật cấm vàtạo ra thu nhập từ hoạt động đó được coi là việc làm
Việc làm là hoạt động tạo ra giá trị, của cải vật chấtchỉ thông qua hoạt động sản xuất con người mới có điềukiện đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống "Lao động
là nguồn gốc của mọi của cải lao động là điều kiện cơ bảnđầu tiên của toàn bộ đời sống loài người." Ta có thể thấyviệc làm được thể hiện dưới các dạng sau:
Trang 28- Việc làm chính: Là công việc mà người thực hiệndành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn cáccông việc khác.
- Việc làm phụ: Là công việc mà người lao động dànhnhiều thời gian nhất sau công việc chính
- Việc làm hợp lý: Là công việc mà người thực hiệnnhận thấy phù hợp với điều kiện và năng lực của bản thân
- Việc làm hiệu quả: Là công việc mà đem lại hiệu quảcao nhất đối với người lao động
Cũng từ cách phân chia như vậy, người ta phân chia:
- Việc làm đầy đủ: Là những người có việc làm ổnđịnh và sử dụng hết thời gian làm việc theo mức chuẩn quyđịnh có thu nhậo cao từ việc làm đó
- Thiếu việc làm: Bao gồm những người có việc làmbấp bênh (không ổn định) hoặc đang có việc làm (40 giờtrong 5 ngày trở lên) trong tuần lễ tham gia không đầy đủthời gian làm trong ngày, trong năm và hưởng thu nhập rấtthấp không đủ sống từ việc làm đó nhưng không thể kiếmđược việc làm khác
- Thất nghiệp: Bộ Lao động thương binh và xã hội quyđịnh: người thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong
Trang 29nhóm hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ trước điều trakhông có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.
3.2 Tạo việc làm.
Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển đấtnước Giải quyết việc làm cho người lao động vừa là mụctiêu, vừa là động lực phát triển Đảng và Nhà nước ta luônluôn quan tâm đến vấn đề việc làm cho người lao động.Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định việc giải quyết việclàm cho người lao động "Giải quyết việc làm và đảm bảocho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việclàm là trách nhiệm của Nhà nước, các doanh nghiệp và toàn
xã hội" Nhà nước hàng năm đang nỗ lực tạo những điềukiện cần thiết, hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc miễn,giảm thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích để ngườilao động có khả năng tự giải quyết việc làm, để các tổ chức,đơn vị và các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế pháttriển theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm tạo việc làm chongày càng nhiều người lao động có việc làm
Như vậy, để có việc làm trước hết cần hai yếu tố làsức lao động và điều kiện cần thết để sử dụng sức lao động,
Trang 30phạm trù dùng để chỉ trạng thái phù hợp với sức lao động
và những điều kiện sử dụng sức lao động đó Trạng tháiphù hợp thể hiện thông qua tỷ lệ chi phí ban đầu với chi phílao động Quan hệ tỷ lệ này phù hợp với trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất Khi trình độ đó thay đổi thì tỷ lệ đócũng thay đổi theo Chính vì vậy, quá trình tạo việc làm làquá trình tạo ra của cải vật chất Có thể mô phỏng quy môtạo việc làm theo phương trình sau:
Y = f (C,V,X )Trong đó:
Y: Số lượng việc làm được tạo ra
Trang 31truyền thống khi nông nhàn, tất nhiên các hoạt động nàycũng rất cần đến vốn, thị trường tiêu thụ.
III SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN SỐ, LAO ĐỘNG TỪNG BƯỚC GIẢI QUYẾT CÔNG ĂN VIỆC
LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
1 Sự cần thiết phải điều chỉnh sự phát triển dân số, lao động.
1.1 Dân số
Ngay từ những năm 60 Đảng và Nhà nước ta đã quantâm đến vấn đề dân số Song nó chưa thực sự được coitrọng, bởi vì mức độ gia tăng dân số ở nước ta vẫn còn khácao cho tới ngày nay, tỷ lệ này hiện nay hàng năm khoảng1,8%/năm Quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng dân số lạicao trong điều kiện kinh tế - xã hội còn chậm và thấp kémđang đặt ra cho chúng ta những vấn đề kinh tế - xã hội hếtsức gay gắt cần giải quyết trước mắt cũng như lâu dài dân
số và phát triển là hai mặt của vấn đề và có ảnh hưởng qualại sâu sắc với nhau Do vậy chúng ta cần phải điều chỉnh
sự phát triển dân số sao cho phù hợp với yêu cầu của sựphát triển ở hiện tại và lâu dài
Trang 321.2 Nguồn lao động.
Tăng dân số nhanh một mặt làm dồi dào thêm nguồnnhân lực, nguồn vốn vô cùng to lớn và quý giá nhất của đấtnước Song mặt khác nó lại đặt ra hàng loạt các vấn đề pháttriển nguồn nhân lực từ bảo đảm y tế, giáo dục, đào tạonghề, và giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sốngvật chất và tinh thần Dân số gia tăng nhanh sẽ ảnh hưởngđến sự biến thiên của quy mô nguồn lao động, chất lượng
và cơ cấu nguồn lao động Khi dân số tăng nhanh nguồn laođộng, nguồn lao động bổ xung ngày càng lớn trong khinguồn lao động hiện thời vẫn chưa giải quyết hết việc làm
Về mặt chất lượng thì sự gia tăng dân số nói chung và lựclượng lao động nói riêng làm chất lượng giảm sút Mặc dùchúng ta đã thành công trong việc xoá mù chữ Song tỷ lệlao động có tay nghề, qua đào tạo còn rất thấp và bất hợp lý
so với yêu cầu của công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đạihoá đất nước
2 Sự cần thiết nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho người lao động.
Vấn đề tạo việc làm, thu hút con người tham gia vàoquá trình lao động, phát triển kinh tế có tầm quan trọng lớn,đặc biệt là ở nứoc ta với đặc trưng của nền kinh tế chậm
Trang 33phát triển Tuy nhiên muốn tạo việc làm thu hút con ngườivào quá trình lao động phải xét đến hàng loạt các vấn đề cóliên quan.
Đối tượng của tạo việc làm là những người thiếu việclàm, những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu làm việc.Hiện tượng tồn tại một lực lượng lao động tihếu việc làm
và thất nghiệp với tỷ lệ cao biểu hiện sự lãng phí nguồn lựcquan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế Hơn nữathiếu việc làm và thất nghiệp còn gây ra một áp lực lớn đốivới sự ổn định chính trị và tiến bộ xã hội Trong những nămgần đây, khi nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá - hiệnđại hoá đất nước thì việc khai thác và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực bên trong được xem là mục tiêu hàng đầu.Đặc biệt là nguồn lực con người cần tạo việc làm, thu hútlao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tới mứcthấp nhất lực lượng thất nghiệp
Xét về mặt kinh tế, thất nghiệp gắn chặt với đói nghèo
Tỷ lệ thất nghiệp cao không những gây tổn thất lớn cho nềnkinh tế mà còn gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống cánhân người lao động Những người thất nghiệp, họ khôngsản xuất ra sản phẩm nhưng họ vẫn phải tiêu dùng một
Trang 34nguồn lực nhất định của xã hội đặc biệt ở tuổi trưởng thành,mức tiêu dùng thường lớn hơn các độ tuổi khác Đối vớinước ta, những người thất nghiệp là những người không cóthu nhập và sống nhờ vào nguồn thu nhập của người kháctrong gia đình Hơn nữa thường những người thất nghiệp lànhững người chủ gia đình, nguồn thu nhập của họ có ảnhhưởng rất lớn tới đời sống của các thành viên trong giađình, khi đời sống kinh tế của gia đình khó khăn thì nó lạiảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống gia đình Đây chính lànhững nguyên nhân sâu xa, phức tạp của những rối ren cho
xã hội
Trên góc độ quản lý Nhà nước, hiện tượng tồn tại thấtnghiệp lớn chính là chúng ta không phát huy hết nội lựcnhững tiềm năng vô cùng to lớn, quý giá, sáng tạo ra giá trị
và sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội Ở nước ta hiện nay
tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 6% đến 7% lực lượng laođộng và chủ yếu là thất nghiệp theo cơ cấu (có ngành cầnlao động thì không có, ngành cần ít lao động thì lại thừanhiều) Đó là hiện tượmg hệ thống đào tạo không gắn vớicầu về lao động trên thị trường lao động cả về số lượng vàchất lượng lao động, phần lớn sinh viên ra trường đều vấp
Trang 35phải một khó khăn đó là việc làm Họ là những người đượcđào tạo và có trình độ chuyên môn những mong khi ratrường đem hết hiểu biết, tài năng của mình để phục vụ đấtnước, phục vụ quê hương và ổn định cuộc sống cá nhân,vậy mà phần lớn trong số họ phải ra nhập đội quân thấtnghiệp Như thế, việc đầu tư cho giáo dục có nên không?Làm thế nào để sử dụng họ có hiệu quả nhất cả về số lượnglẫn chất lượng? Câu hỏi này không phải ngày một ngày hai
mà có thể trả lời được Đó là một vấn đề khó khăn mangtính phức tạp và thời sự đối với tất cả các ngành và các cấplãnh đạo Do tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng lớnlao của vấn đề việc làm và thất nghiệp những năm gần đâyĐảng và Nhà nước ta đã phối hợp giữa các ngành các cấp
để đưa ra phương án khả dĩ nhằm giảm đến mức thấp nhất
số người thất nghiệp nhưng do tính phức tạp của vấn đề nênkết quả đạt được còn rất nhiều hạn chế Chương trình trongnhững năm tới là phải đưa vấn đề tạo việc làm cho ngườilao động mang tính quốc sách hàng đầu không chỉ đối vớilao động công nghiệp đo thị mà cả lao động nông nghiệpnông thôn vì lao động nước ta trong nông nghiệp chiếm tỷtrọng sấp xỉ 80%
Trang 36Về mặt xã hội, thất nghiệp gây nên những hậu quảnặng nề, khi xét đến nguyên nhân của các tệ nạn xã hội,người ta nhận thấy rằng, những người thất nghiệp tham giavào các tệ nạn này chiếm tỷ trọng đáng kể Những ngườithất nghiệp tham gia vào các tệ nạn xã hội như nghiện matuý, trộm cắp, mại dâm, đâm thuê, chém mướn trong xã hộiđen đều đem lại thu nhập ít nhiều cho người tham gia.Trong lúc các con đường khác tạo việc làm một cách chânchính bị khép lại, thì con đường đến với các tệ nạn xã hộilại thường mở ra và khó kiểm soát.
Trang 37PHẦN II THỰC TRẠNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG DÂN
SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH PHÚC
I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LẬP
THẠCH - TỈNH VĨNH PHÚC.
1 Vị trí địa lý.
Huyện Lập Thạch là một huyện trung du, miền núinằm ở phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc Toàn huyện có 39 xã vàmột thị trấn, trong đó có 28 xã miền núi, đặc điểm địa hình
Trang 38đa dạng, toà huyện được chia thành ba vùng kinh tế rõ rệt
là vùng ven sông, vùng đất giữa và vùng đồi núi
Về vị trí địa lý: Toạ độ: 105030' - 105045' độ kinhđông; 21020 - 21030 độ vĩ bắc
- Phía bắc giáp tỉnh Tuyê Quang
- Phía nam giáp thành phố Việt Trì
- Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ
- Phía đông giáp huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 41.474 ha,đất nông nghiệp là 15.448,9 ha
Là một huyện gần kề với đỉnh của đồng bằng châu thổsông Hồng có địa hình đa dạng - ba mặt gắp sông, LậpThạch thực sự biệt lập, giao thông không thuận tiện, sựgiao lưu kinh tế hàng hoá ít
Khí hậu Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đời giómùa tuy vậy khí hậu rất khác biệt giữa các mùa, mùa hènắng nóng có ngày lên tới 400C, mùa đông giá rét có khi tụtxuống 60C Lượng mưa trung bình khoảng 1.730 mm/năm
Có hai mùa gió chính là gió bắc và gió nam, mùa hè có giótây
Trang 392 Đặc điểm kinh tế - xã hội.
Huyện Lập Thạch có dân số tương đối đông Theo kếtquả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/1999dân số của toàn huyện là 223.153 người Trong đó dân sốnam là 104.087 người chiến 46,64%, dân số nữ là 119.066người chiến 53,56% Dân số tập trung chủ yếu ở khu vựcnông thôn với 216.641 người chiến 97,08% dân số củahuyện Nguồn lao động của huyện là 123.647 người Trong
đó hoạt động lao động trong các lĩnh vực kinh tế là 109.222người bao gồm nông nghiệp là 86.285 người chiếm 79%,lao động thương nghiệp, dịch vụ là 6.902 người, doanhnghiệp tư nhân là 94 người chiếm 0,086%, lao động trongkhu vực hành chính sự nghiệp là 2.615 người chiến 2,39%còn lại là 13.612 lao động thiếu và không có việc làm
Huyện Lập Thạch với đặc điểm sản xuất thuần nông,tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, chưa phát huy được thế mạnhcủa các làng nghề truyền thống của các địa phương, côngnghiệp chưa có gì
Tình hình đời sống nhân dân trong huyện còn gặp
Trang 40nghèo chiếm 17,2% Sản lượng lương thực năm đạt caonhất là **** nghìn tấn, bình quân đầu người là300kg/người/năm Thu nhập bình quân đầu người mới chỉđạt 1.624.000 đồng/người/năm Trong đó dân số tăngnhanh, mức gia tăng bình quân mỗi năm là 3.500 người dovậy nguồn lao động cũng tăng theo hàng năm khoảng 2.000người.
Nhìn chung Lập Thạch là một huyện nghèo của tỉnhVĩnh Phúc, cơ sở hạ tầng còn rất kém Hệ thống điện,trường, trạm còn thiếu và yếu, chưa đủ tiêu chuẩn để phục
vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nôngnghiệp hoá nông thôn
II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LẬP
THẠCH.
Năm 2000 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm(1996 - 2000) Với tinh thần phấn đấu để hoàn thành toàndiện các mục tiêu do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 16 ddề
ra, bằng nhiều biện pháp, chủ trương chính sách cụ thểtrong việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội Do sự cố