1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an

98 431 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trang 2

Qua bốn năm học tập ở Trường đại học Cần Thơ, em luôn được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa KTQTKD đã truyền đạt cho em về lý thuyết cũng như về thực tế trong suốt thời gian học tập ở trường Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành chương trình học của mình

Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long, được học hỏi thực tế và sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của Ban Lãnh Đạo và Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng cùng với sự chỉ dạy của Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này

Em kính gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD đã truyền đạt cho em kiến thức bổ ích trong thời gian qua, đặc biệt là thầy Trương Chí Tiến đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Em kính gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt là chú và các chị trong phòng Quản trị tín dụng đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, cũng như có những kiến thức và kinh nghiệm thực tế quí báo

Em xin kính chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể Cô, Chú, Anh Chị trong Ngân hàng lời chúc sức khoẻ và luôn thành đạt

Trân trọng! Sinh viên thực hiện

TRẦN TÚY HỶ

Trang 3

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010 Sinh viên thực hiện

TRẦN TÚY HỶ

Trang 5

Họ và tên người hướng dẫn: TRƯƠNG CHÍ TIẾN

 Học vị: Thạc sĩ

 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

 Cơ quan công tác: khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Tên học viên: TRẦN TÚY HỶ

 Mã số sinh viên: 4074659

 Chuyên ngành: Ngoại thương

 Tên đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long

NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

2 Về hình thức:

7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

Cần Thơ, ngày…… tháng ……năm 2010

NGƯỜI NHẬN XÉT

Trang 7

1.4 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 CÁC KHÁI NIỆM: 4

2.2 PHÂN LOẠI TÍN DỤNG 5

2.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng 5

2.2.2 Căn cứ vào đối tƣợng tín dụng 5

2.6.2 Quy trình cho vay tại Ngân hàng 9

2.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 10

2.4.1 Vòng quay vốn tín dụng 10

Trang 8

2.4.3 Tỷ lệ vốn huy động/ tổng nguồn vốn 10

2.4.4 Tỷ lệ nợ quá hạn 11

2.4.5 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 11

2.4.6 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 11

2.4.7 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 11

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 11

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 11

CHƯƠNG3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNVIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH VĨNH LONG 13

3.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TỈNH VĨNH LONG 13

3.2.7 Phòng quản lí & dịch vụ kho quĩ: 18

3.2.8 Phòng thanh toán quốc tế 19

3.3.1 Phân tích doanh thu 21

3.3.1.1 Thu lãi vay: 23

3.3.1.2.Thu dịch vụ : 23

3.3.1.4 Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ: 25

Trang 9

3.3.2.1 Chi phí kinh doanh: 27

3.3.2.2 Lương nhân viên: 27

3.3.2.3 Chi phí khác: 28

3.3.3 Phân tích lợi nhuận 28

3.3.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng: 30

4.1.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng 34

4.1.2 Tình hình huy động vốn của ngân hàng 37

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍNH DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG 42

4.2.1.Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn 42

4.2.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 44

4.2.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế 48

4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn 52

4.2.2.1.Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 53

4 2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế 56

4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn 59

4.2.3.1.Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 60

4.2.3.2.Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế 64

Trang 10

4.2.4.1.Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế 68

4.2.4.2.Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế 71

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH LONG 74

5.2.1 Đối với công tác huy động vốn 79

5.2.2 Đối với công tác cho vay vốn 80

Trang 11

Bảng1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long 2007- 2009 21

Bảng 2: Doanh thu của BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 - 2009 22

Bảng 3: Doanh thu của BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010 23

Bảng 4: Chi phí hoạt động của ngân hàng từ năm 2007- 2009 26

Bảng 5: Chi phí hoạt động của BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010 26

Bảng 6: Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng 31

Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn tại BIDV Vĩnh Long từ 2007 – 2009 34

Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010 35

Bảng 9: Tình hình lãi suất huy động VNĐ tại BIDV Vĩnh Long 39

Bảng 10: Phân loại vốn huy động theo kỳ hạn 39

Bảng11 : Nguồn vốn huy động của BIDV Vĩnh long trong 9 tháng năm 2010 40

Bảng 12: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 45

Bảng 13: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 9 tháng đầu 2010 46

Bảng 14: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của BIDV Vĩnh Long 49Bảng 15: Doanh số cho vay theo ngành 9 tháng đầu năm 2010 50

Bảng 16: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 54

Bảng 17: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 55

Bảng 18: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế 57

Bảng 19: Doanh số thu nợ theo ngành 9 tháng đầu năm 2010 58

Bảng 20: Dƣ nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 61

Bảng 21 : Dƣ nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 62

Bảng 22: Dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế 65

Bảng 23: Dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 66

Bảng 24: Nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế cảu BIDV Vĩnh Long 69

Bảng 25: Nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 70

Bảng 26: Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế 72

Bảng 27: Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 73

Bảng 28: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn 74

Trang 12

Trang

Hình 1: Quy trình cho vay tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Long 9

Hình 2:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long 15

Hình 3:Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long 21

Hình 4: Lợi nhuận của ngân hàng BIDV Vĩnh Long 2007- 9T 2010 29

Hình 5: Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long từ 2007- tháng 9 2010 34

Hình 6: Cơ cấu nguồn vốn huy của BIDV Vĩnh Long theo thời hạn 40

Hình 7: Doanh số cho vay ngắn hạn 2007 - 9 tháng 2010 43

Hình 8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 45

Hình 9: Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo thành ngành kinh tế 49

Hình 10: Doanh số thu nợ ngắn hạn từ năm 2007- 9T 2010 52

Hình 11: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 2007 -9T 2010 54

Hình 12: Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế từ năm 2007- 9 tháng đầu năm 2010 57

Hình 13: Dƣ nợ ngắn hạn của BIDV Vĩnh Long 2007- 9T 2010 60

Hình 14: Dƣ nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của BIDV Vĩnh Long 2007- 9 T 2010 61

Hình 15: Dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế từ năm 2007 - 9 tháng 2010 65

Hình 16: Nợ quá hạn ngắn hạn của BIDV Vĩnh Long 67

Hình 17: Cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế của BIDV Vĩnh Long 69

Hình 18: Cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế 72

Hình 19 : Tỉ lệ vốn huy động / tổng nguồn vốn 75

Hình 20 : Tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng 2007-9T 2010 76

Hình 22: Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn BIDV Vĩnh Long 77

Trang 13

Tiếng Việt

CN&XD Công nghiệp và Xây dựng

CT CP- TNHH Công ty Cổ phần- Trách nhiệm hữu hạn

NHĐT&PT VN Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Trang 14

CHƯƠNG1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới và làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới , đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Điều này được thể hiện bằng những dòng đầu tư tài chính di chuyển mạnh đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhằm mục đích khai thác nguồn lực tự nhiên cũng như tận dụng được lực lượng lao động với chi phí thấp

Trong nền kinh tế hiện đại nhất là nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của ngân hàng là hết sức cần thiết, điều này xuất phát từ sự tồn tại của nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh phải bám sát thị trường để chuẩn bị đầy đủ các yếu tố, sẵn sàng đáp ứng theo yêu cầu của thị trường Đặc biệt vốn là yếu tố quan trọng, đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh phải có đầy đủ và biết sử dụng vốn một cách hiệu quả Điều này phụ thuộc vào đặc điểm chu chuyển tuần hoàn vốn của đơn vị riêng lẻ, cũng như toàn xã hội nói chung Như vậy có lúc đơn vị thừa vốn, trong khi đơn vị khác thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó ngân hàng là cầu nối tốt nhất giúp cho các doanh nghiệp sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất Đặc biệt là trong nghiệp vụ huy động vốn và cho vay vốn của ngân hàng Vì vậy, ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, ví như quả tim đối với cơ thể sống của con người, bất kỳ một sự sai sót nào nếu không có biện pháp xử lý kịp thời cũng có thể gây biết bao tổn thất cho ngân hàng, làm mất lòng tin của khách hàng, đánh mất thị phần ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và sự tồn tại của ngân hàng Vì vậy nhà quản trị đã tìm cách để sử dụng và các phương tiện tài chính của mình để đạt hiệu quả cao nhất Để làm được điều đó, phải kịp thời nhận biết nhựng chỗ yếu cũng như thế mạnh của mình trên thương trường luôn cạnh tranh và đầy biến động

Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, tính đến nay, hoạt động nhận tiền gửi và cấp tín dụng vẫn là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, mang lại trên 80% thu nhập của các ngân hàng thương mại, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ chỉ chiếm rất nhỏ Do thị trường vốn của Việt Nam còn chậm phát triển nên nguồn vốn chủ yếu

Trang 15

dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn là vốn vay ngân hàng Các khoản tín dụng của ngân hàng tài trợ cho nhiều nhóm khách hàng trong nền kinh tế như: các nhà sản xuất, phân phối, nhà xây dựng, nông dân, người mua nhà ở, các nhà phát triển địa ốc, thương mại, dịch vụ và người tiêu dùng… tất cả đều phụ thuộc vào khoản tín dụng ngân hàng Nói cách khác, hoạt động tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế đất nước

Với mong muốn đóng góp một phần kiến thức của mình vào quá trình phát

triển kinh tế, tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài

luận văn tốt nghiệp để được hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng và cố gắng đóng góp thêm những ý kiến để hoạt động của ngân hàng ngày càng mang lại hiệu quả cao

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung:

Đề tài chuyên sâu nghiên cứu về tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh long Nhằm tìm ra tìm ra và phát huy những mặt mạnh, phát hiện và khắc phục những tồn tại yếu kém trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi thời gian

 Số liệu sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài từ năm 2007 – 2009 và 9 tháng đầu năm 2010

Trang 16

 Đề tài đƣợc nghiên cứu trong thời gian khoảng từ 09/09/2010 đến 15/11/2010

1.3.2 Phạm vi không gian

Đề tài đƣợc thực hiện tại ngân hàng Đầu tƣ & phát triển Việt Nam chi

nhánh tỉnh Vĩnh Long

1.4 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Tình hình nguồn vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Trang 17

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 CÁC KHÁI NIỆM:

Tín dụng: Là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện

vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định Trong quan hệ này được thể hiện qua các nội dung sau:

+ Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hoá, máy móc, thiết bị v.v

+ Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân

hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một khoảng thời gian nhất định

Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân

hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó

Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu

được vào một thời điểm nhất định Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ

Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng

không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng Khi đó Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn

Nợ khoanh: Là khoản nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ có lý do

chính đáng (như: lũ lụt, thiên tai, dịch cúm gà .) Những món nợ này ngân hàng sẽ chuyển từ dư nợ sang nợ khoanh không tính lãi và đôn đốc khách hàng trả nợ

Vốn tự có: Là vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, gồm:

+ Vốn điều lệ (vốn thực có)

+ Các quỹ dự trữ: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ đầu tư + Các nguồn vốn khác: lợi nhuận giữ lại, khấu hao tài sản cố định

Trang 18

Vốn huy động: Là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân

hàng, gồm:

+ Vốn tiền gửi: từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư + Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu + Vốn vay: từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác

2.2 PHÂN LOẠI TÍN DỤNG

2.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến một năm thường được

dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân

Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để

cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh

Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để

cấp vốn xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn

2.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng

Tín dụng vốn lưư động: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành

vốn lưu động của doanh nghiệp Loại tín dụng này được thực hiện chủ yếu bằng hai hình thức cho vay bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt và chiết khấu chứng từ có giá

Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cung cấp để hình thành vốn cố

định của doanh nghiệp Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung hạn và dài hạn

2.2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng

Tín dụng sản xuất và lưu động hàng hoá: Là loại tín dụng cung cấp cho các

nhà tín dụng để tiến hành sản xuất kinh doanh

Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng

2.2.4 Căn cứ vào chủ thể tín dụng

Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được biểu

hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hoá

Trang 19

Tín dụng ngân hàng: Là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa các tổ

chức tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân

Tín dụng nhà nước: Là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa nhà

nước với nhân dân và các tổ chức khác theo đó nhà nước chủ động vay tiền để tăng nguồn thu ngân sách

Tín dụng quốc tế: Là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa nước ta

với các quốc gia hay các tổ chức tín dụng tiền tệ quốc tế

2.3 VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÍN DỤNG 2.3.1 Vai trò của tín dụng

Đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tín dụng có các vai trò sau:  Đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế

 Thúc đẩy quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất  Tài trợ cho các ngành kinh tế

 Góp phần tăng cường chế độ hạch toán kinh tế

 Tạo điều kiện để phát triển quan hệ tín dụng với nước ngoài

2.3.2 Chức năng của tín dụng

Sự vận động của tín dụng giúp cho các chủ thể vay vốn nhận được một phận tài nguyên của xã hội để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy tốc độ lưu thông hàng hoá Điều này thể hiện qua 2 chức năng cụ thể sau:

Chức năng phân phối lại tài nguyên:

- Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến thông qua tín dụng số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay

- Người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên được phân phối lại

Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất:

- Tín dụng tạo ra nguồn vốn hổ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển

- Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và vi mô sản xuất - Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ

Trang 20

2.4 ĐẢM BẢO TÍN DỤNG

Định nghĩa: Bảo đảm tín dụng là một phương tiện đảm bảo cho chủ Ngân

hàng rằng sẽ có một nguồn vốn khác để hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng khi khách hàng không còn đủ khả năng trả nợ Nghĩa là, Ngân hàng có đủ cơ sở pháp lý để sử dụng hay phát mãi tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng để thu hồi lại vốn mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay

Điều kiện để của tài sản đảm bảo tín dụng:

- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng vay vốn - Tài sản đảm bảo phải được pháp luật cho phép chuyển nhượng - Tài sản đó phải có khả năng bán được

2.4.1 Đảm bảo đối vật

Là hình thức đảm bảo tín dụng mà khách hàng sẽ sử dụng các tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình để đảm bảo cho món nợ vay, nhằm tạo ra nguồn thu nợ thứ hai khi người mắc nợ không trả hay không có khả năng trả nợ Có hai hình thức đảm bảo đó là tài sản thế chấp và tài sản cầm cố

Tài sản thế chấp: Là hình thức đảm bảo tín dụng trong đó khách hàng chỉ

giao cho Ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình để đảm bảo món nợ vay mà không cần giao tài sản đó cho Ngân hàng trong suốt quá trình sử dụng vốn vay

Tài sản cầm cố: Là hình thức đảm bảo tín dụng trong đó khách hàng giao

cho Ngân hàng cả giấy tờ sở hữu lẫn tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình để đảm bảo món nợ vay Trong suốt thời gian cầm cố khách hàng không được sử dụng hay sang nhượng tài sản cầm cố đó

2.4.2 Đảm bảo đối nhân

Đảm bảo đối nhân là một hợp đồng, qua đó người bảo lãnh cam kết với Ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng trong trường hợp khách hàng vay vốn mất khả năng thanh toán

Có ba chủ thể tham gia vào việc vay vốn Ngân hàng: - Khách hàng vay là người thụ trái được bảo lãnh

- Ngân hàng là chủ nợ đồng thời là người được hưởng sự bảo lãnh để tránh rủi ro không trả nợ được của khách hàng vay

- Người bảo lãnh là người cam kết trả nợ thay khi người được bảo lãnh không trả được nợ

Trang 21

2.5 LÃI SUẤT TÍN DỤNG

Lãi suất tín dụng: Là giá cả của quyền sử dụng vốn của người khác vào

mục đích sản xuất kinh doanh và được đo bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn gửi hoặc vốn vay trong thời gian nhất định.Ta có thể định nghĩa lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức tín dụng và dư nợ cho vay

Lãi suất huy động vốn: Là loại lãi suất mà các tổ chức tín dụng sử dụng để

huy động vốn cho các mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình, như lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế, lãi suất tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Lãi suất cho vay: Là tỷ lệ phần trăm số lợi tức thu được trong kỳ so với số

vốn cho vay phát ra trong một kỳ nhất định Thông thường lãi suất tính cho năm, quý, tháng

2.6 QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TỈNH VĨNH LONG

- Dự án phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ - Hợp đồng tín dụng

Trang 22

2.6.2 Quy trình cho vay tại Ngân hàng

Hình 1: Quy trình cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn liên gặp Cán bộ tín dụng Cán bộ

tín dụng làm đầu mối tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn và các giấy tờ có liên quan

Cán bộ tín dụng trực tiếp nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ Nếu xét thấy không đủ điều kiện cho vay thì cán bộ tín dụng trả hồ sơ lại cho khách hàng để khách hàng chủ động tìm nguồn vốn khác

Bước 2: Nếu đầy đủ các điều kiện, sau khi hoàn tất các thủ tục cán bộ tín

dụng lập tờ trình cho vay theo mẫu ghi rõ đề nghị mức cho vay, thời hạn trả nợ, lãi suất kèm hồ sơ vay vốn để trình lên Trưởng phòng tín dụng xem xét Trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, Trưởng phòng tín dụng xem xét, thẩm định, kiểm tra lại hồ sơ Nếu hồ sơ không hợp lý, hợp lệ thì Trưởng phòng tín dụng thì đề nghị cán bộ tín dụng xem xét lại hồ sơ

Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lý thì Trưởng phòng tín dụng ghi ý kiến vào tờ trình, ký

duyệt mức cho vay, thời hạn, lãi suất Sau đó, cán bộ tín dụng trình lên Phó Giám đốc để ký duyệt

Nếu hồ sơ vay có mức cho vay vượt quá thẩm quyền quyết định của Phó Giám đốc thì sẽ chuyển hồ sơ sang Giám đốc để trình ký duyệt

khách hàng

Trang 23

Sau khi xem xét hồ sơ từ Phó Giám đốc, Giám đốc kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, xem xét, ký duyệt mức cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay Sau đó cán bộ tín dụng sẽ nhận lại hồ sơ từ phòng Giám đốc hoặc Phó Giám đốc

Bước 4: Phòng Tín dụng chuyển hồ sơ đến phòng Giao dịch khách hàng.Bước 5: Phòng Giao dịch khách hàng nhận lệnh chi tiền và tiến hành giải

ngân cho khách hàng, khách hàng thực hiện các thủ tục theo quy định

2.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

2.4.1 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, đạt hiệu quả cao

Vòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân Trong đó:

Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/ 2

2.4.2 Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ Ngân hàng, nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt

Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ =

Doanh số cho vay

2.4.3 Tỷ lệ vốn huy động / tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng, cho biết ngân hàng huy động được bao nhiêu trong tổng nguồn Tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng càng tốt

Tổng dư nợ

Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn = x 100% Tổng nguồn vốn huy động

Trang 24

2.4.4 Tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro cho vay cũng như hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ

2.4.5 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời trong kinh doanh và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Có nghĩa là một đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận

ROS = x 100%

2.4.6 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu Đây là chỉ số rất qua trọng đối với hoạt động của ngân hàng vì nó phản ảnh hiệu quả hoạt động của đơn vị Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu được tín bằng công thức sau:

Lợi nhuận ROE =

Vốn chủ sở hữu

2.4.7 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Hệ số này càng cao thì tính sinh lời của tài sản càng lớn

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trang 25

 Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng của Ngân hàng

* Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế

∆y = y1 - yoTrong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục

* Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

y1

∆y = *100 - 100% yo

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên

nhân và biện pháp khắc phục

 Dùng biểu đồ, biểu bảng để biểu diễn sự thay đổi của hoạt động tín dụng

 Dùng các chỉ số để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tín dụng của Ngân hàng

Trang 26

- Ngày 26/04/1957 Ngân hàng kiến thiết Việt Nam

- Ngày 24/06/1981 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

- Ngày 14/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam) gọi tắt là B.I.D.V

Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Vĩnh Long là chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số: 20/NH/QĐ ngày 29/03/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc “ Thành lập phòng Đầu tư và Phát Triển Cửu Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam” nhận thực hiên chức năng tiếp nhận và quản lý vốn từ Ngân sách Nhà nước, huy động vốn trung và dài hạn phục vụ cho các công trình và các đơn vị có nhu cầu về vốn Cơ chế thị trường phát huy tác dụng, các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng với sự phát triển của đất nước, việc mở rộng kinh doanh và huy động vốn là điều tất yếu

Ngày 29/01/1992 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định 23/NH/QĐ về việc “ Nâng Phòng Đầu tư và Phát Triển Vĩnh Long thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Vĩnh Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam” mở ra hướng đi theo phương châm: “Đi vay để

Trang 27

cho vay” Từ giai đoạn này Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Vĩnh Long ngoài nguồn vốn ban đầu của Ngân sách Nhà nước chuyển sang còn phải huy động vốn ngắn, trung và dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển

Từ khi thành lập cho đến nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long đã hoà nhập vào công cuộc sản xuất kinh doanh ở địa phương, thực hiện theo chủ trương và chính sách của Nhà nước, thực hiện quyết định số 239/NH/QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc: “ Thay đổi chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam” Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam tỉnh Vĩnh Long đã chuyển sang hoạt động theo mô hình như một Ngân hàng thương mại quốc doanh

Hoà chung với cả nước trong công cuộc phát triển kinh tế, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam tỉnh Vĩnh Long đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại háo đất nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam tỉnh Vĩnh Long gồm có: Giám đốc, 03 Phó giám đốc và các phòng Kế toán tài chính, phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ, phòng Tổ chức hành chính và ngân quỹ, phòng giao dịch chợ Vĩnh Long, phòng Tín dụng, phòng Nguồn vốn kinh doanh, phòng Thẩm định- Quản lý tín dụng Ngoài ra, Chi nhánh còn có một Phòng giao dịch Bình Minh

Trang 28

Hình 2:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long

3.2.1 Ban giám đốc

- Giám đốc: Giám đốc Chi nhánh là đại diện theo uỷ quyền và là người

điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh trong phạm vi phân cấp quản lý phù hợp với quy chế tổ chức hoạt động sở Giao dịch/Chi nhánh và các quy định khác của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long Giám đốc trực tiếp chỉ đạo khối công

Ban Giám Đốc

Khối QHKH

Khối Trực thuộc Khối Quản

lý nội bộ Khối

Tác nghiệp Khối

QLRR

Phòng QHKH

Tổ tài trợ dự án

Phòng QTTD

Phòng diện toán Văn phòng Phòng KHTH Phòng TC-HC Phòng TCKT

Quĩ tiết kiệm Phòng GD H.Phú Phòng GD Vlong Phòng GD B.Minhh Phòng

QLRR

Phòng TTQT

Phòng QL& DV kho quĩ Phòng GDKH

Trang 29

tác tổ chức hành chính, kiểm tra kiểm toán nội bộ, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Phó giám đốc: Có 3 phó giám đốc

+ Giúp Giám đốc điều hành hoạt động công tác tín dụng, Nguồn vốn kinh doanh và hoạt động của phòng Giao dịch Vĩnh Long theo phân công của Giám đốc Chi nhánh Ngoài ra, Phó giám đốc còn chỉ đạo điều hành công tác chung của toàn chi nhánh khi Giám đốc đi vắng

+ Giúp Giám đốc điều hành công tác kế toán và kho quỹ, ký các chứng từ kế toán (ngoài các chứng từ đã uỷ quyền cho lãnh đạo phòng kế toán và chứng từ chi tiêu)

3.2.2.Phòng quan hệ khách hàng:

Phòng quan hệ khác hàng bao gồm 2 phòng đó là: Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp và phòng quan hệ khách hàng cá nhân

Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp

Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng - Đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng - Tiếp thị và bán sản phẩm

- Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng Công tác tín dụng

- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng

Phòng quan hệ khách hàng cá nhân

Tiếp thị và phát triển khách hàng qua Marketing tại quầy

Đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể từng nhóm sản phẩm

Tiếp thị triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ NH dành cho khách hàng cá nhân của BIDI

Bán sản phẩm và dịch vụ NH bán lẻ

Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân

Tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDI Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng

Chịu trách nhiệm về bán sản phẩm nâng cao thị phần

Trang 30

Công tác tín dụng:

Tiếp xúc tìm hiểu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay và lập báo cáo thẩm định

Soạn thảo các hợp đồng có liên quan

Tiệp nhận hồ sơ giải ngân, lập đề xuất giải ngân Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay Lập báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng

Thực hiện phân loại nợ, xếp hạn tín dụng, chấm điểm khách hàng

Chịu trách nhiệm: tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, chính xác trung thực đối với các thông tin về khách hàng

3.2.4 Phòng quản lí rủi ro:

Đề xuất chính sách, biện pháp phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Quản lí, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tìm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh

Đầu tư mối nghiên cứu, đề xuất phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn

Đề xuất kế hoạch giảm nợ xấu và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của ngân hàng

Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Thực hiện đánh giá lại tài sản đảm bảo theo qui định Thu thập quản lí thông tin về tín dụng

Công tác quản lí rủi ro về tín dụng

3.2.5 Phòng quản trị tín dụng:

- Thực hiện tác nghiệp và quản lí cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng

theo qui định

Trang 31

- Kiểm tra đầy đủ hợp lệ của hồ sơ giải ngân; cấp bảo lãnh và các điều kiện giải ngân; cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã kí Lập tờ trình giải ngân , cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Kiểm tra rà soát đảm bảo tín dụng đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo quyết định

- Quản lí kế hoạch giải ngân, theo dõi nợ và thông tin các khoản nợ đến hạn

- Thực hiện tín toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng quan hệ khách hàng

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng - Tiếp nhận nhu cầu từ khách hàng về tài trợ thương mại xuất khẩu, chuyển tiền quốc tế ngoài thẩm quyền của chi nhánh Kiểm tra hồ sơ và gởi về hội sở theo qui định

- Phối hợp với các phòng có liên quan để tiếp thị, tiếp cận, phát triển khách hàng

- Chịu trách nhiệm về phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại chi nhánh

Tư vấn, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dịch vụ, các chương trình khuyến mãi của ngân hàng đến khách hàng

3.2.7 Phòng quản lí & dịch vụ kho quĩ:

Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày

Trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày Cuối mỗi ngày khóa sổ ngân quĩ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quĩ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bản cân đối vố và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám Đốc

Trang 32

3.2.8 Phòng thanh toán quốc tế

Kiểm tra về mặt kĩ thuật nghiệp vụ, hoàn chỉnh hồ sơ và phát hành L/C Thực hiện các tác nghiệp thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu và chiếc khấu nhằm bảo đảm việc thanh toán quốc tế được thực hiện chính xác

Kiểm tra, theo dõi số dư tài khoản từ ngân hàng nước ngoài, đề xuất và thực hiện điều chuyển vốn

Thu thập và báo cáo thông tin của chi nhánh, đề xuất ý kiến cải tiến và phát triển các sản phẩm thanh toán quốc tế

3.2.9 Phóng tài chính- kế toán

Tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đúng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về kế toán thống kê theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ huy động vốn, Xây dựng kế hoạch tài chính và phân tích báo cái tài chính hàng năm, tham mưu cho Giám đốc về việc điều hành kế hạch tài chính cũng như kiểm soát chi tiêu và quản lý tài sản của nâgn hàng

3.2.10 Phòng tổ chức hành chính

Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo nhu cầu phát triển của chi nhánh theo quy định

Tham mưu với Giám đốc chi nhánh về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh

Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chánh văn phòng theo đúng quy định

Thực hiện các công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao động của cán bộ công nhân viên; trực tiếp quản lý, mua sắm bảo quản tài sản đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm

Trang 33

- Tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của chi nhánh hàng năm; xây dựng chương trình tháng, quý; xây dựng chính sách Marketing, chính sách phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn và lãi suất…

- Theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, chương trình hoạt động của các đơn vị trong chi nhánh

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ, quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh

3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN QUA

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long cũng không ngoại lệ Bảng kết quả hoạt động kinh doanh phản ảnh được hiệu quả hoạt động của đơn vị Cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua, NH ĐT&PT VN tỉnh Vĩnh Long cũng đạt đươc những thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình Thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

Trang 34

Bảng1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long 2007- 2009

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng quản trị tín dụng)

Hình 3:Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long

3.3.1 Phân tích doanh thu

Doanh thu của ngân hàng là khoản tiền mà ngân hàng thu được từ quá trình hoạt động kinh doanh của mình bao gồm các hoạt động: cho vay, đầu tư, cung cấp dịch vụ và các khoản thu khác

Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH qua 3 năm từ 2007 - 2009, doanh thu tăng tương đối qua các năm Cụ thể, năm 2007 tổng doanh thu là 95.683 triệu đồng, con số này năm 2008 là 120.593 triệu đồng tăng 24.910 triệu đồng tương đương tăng 26,03% so với năm 2007 Năm 2009 tổng doanh thu có tăng nhưng tốc độ không bằng năm 2008, tổng doanh thu của năm 2009 là 110.461 triệu đồng chỉ tăng 4.222 triệu đồng tương đương tăng 3,38% so với

Chỉ tiêu

2007 2008 2009 9T 2010

2008/2007 2009/2008 Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối(%)

Doanh thu 95.683 120.593 124.815 128.619 24.910 26,03 4.222 3,38

Chi phí 87.347 109.266 110.461 113.494 21.919 25,09 1.195 1,09

Lợi nhuận 8.336 11.327 14.354 15.125 2.991 35,88 3.027 26,72

2007200820099T 2010

Thu nhậpChi phíLợi nhuận

Trang 35

năm 2008 Nguyên nhân của sự tăng trưởng không cao doanh thu năm 2009 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam năm 2009 trên tất cả các lĩnh kinh doanh và ngành NH cũng không ngoại lệ Tuy nhiên việc tổng thu nhập tăng qua các năm chứng tỏ rằng NH đã biết cách khắc phục những khó khăn chung và sớm thích ứng để vượt qua và hoạt động kinh doanh của NH ngày càng hiệu quả, quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng

Năm 2010 dự đoán là năm hoạt động đầy hiệu quả của ngân hàng, doanh thu của ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm thì doanh thu đã vượt qua doanh thu của cả năm 2009 cộng lại và đạt mức 128.619 triệu đồng tăng 47,21% so với cùng kì năm 2009 Năm 2010 thì tình hình kinh tế nhìn chung khả quan hơn những năm trước, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà dự đoán đạt mức tăng trưởng cao 6,7% Vì vậy với tốc độ tăng trưởng này thì vào cuối năm doanh thu sẽ đạt mức cao

Doanh thu của NH bao gồm các khoản thu sau:

Bảng 2: Doanh thu của BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 - 2009

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng quản trị tín dụng)

Chỉ tiêu

Tuyệt đối

Tương đối(%)

Tuyệt đối

Tương đối(%)

Doanh

thu 95.683 100 120593 100 124.815 100 24.910 26,03 4.222 3,38

Thu lãi

vay 92.865 97,05 116.795 96,85 118.573 95 23.930 25,77 1.778 1,5 Thu

DV 2.124 2,22 1.629 1,35 5.060 4,05 -495 -23,31 3.431 67,81 Thu lãi

tiền gởi 542 0,57 863 0,72 856 0,69 321 59,23 -7 -0,82

Thu

Trang 36

Bảng 3: Doanh thu của BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

9T 2009 9T 2010 9T 2010 so với 9T 2009 Số tiền TT

(%) Số tiền TT

(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh

3.3.1.1 Thu lãi vay:

Thu lãi vay là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng chiếm trên 95% tổng doanh thu hàng năm của ngân hàng vượt xa các nguồn thu khác Năm 2007 thu nhập từ lãi cho vay là 92.865 triệu đồng chiếm tới 97,05% doanh thu của ngân hàng Năm 2008 doanh thu từ hoạt động cho vay tăng 23.939 triệu đồng tương đương tăng 25,78% so với năm 2007 đạt 116.795 triệu đồng Năm 2009 doanh thu từ hoạt động cho vay tiếp tục tăng thêm 1,52% tức tăng thêm 1.778 triệu đồng và đạt mức 118.573 triệu đồng 9 tháng đầu năm 2010 doanh thu từ hoạt động cho vay đạt 121895 triệu đồng tăng 46,41% so với cùng kỳ năm 2009 Qua việc phân tích ở trên ta thấy thu nhập từ hoạt động cho vay đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, đây là hoạt động mang tính sống còn của chi nhánh Nguyên nhân thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm vị trí tuyệt đối trong tổng doanh thu ngân hàng bởi vì đây là hoạt động truyền thống của ngân hàng, ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ và có chính sách lãi suất và khuyến mãi hấp dẫn

3.3.1.2.Thu dịch vụ :

Một ngân hàng hoạt động tốt ngoài việc phân tích đánh giá doanh thu lợi nhuận của ngân hàng mà còn thông qua chất lượng hoạt động dịch vụ mang lại

Trang 37

Ngoài nguồn thu chính từ lãi vay cho vay, hoạt động dịch vụ của ngân hàng mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho ngân hàng Nhìn chung thu từ hoạt động dịch vụ qua 3 năm 2007 -2009 của BIDV Vĩnh Long có tăng, tuy nhiên sự tăng trưởng đó không ổn định Cụ thể, năm 2007 doanh thu từ các dịch vụ là 2.124 triệu đồng chiếm tỉ lệ 2,22% trên tổng doanh thu thì đến năm 2008 doanh thu từ hoạt động này lại sụt giảm và chỉ đạt mức khiêm tốn 1629 triệu đồng, giảm 495 triệu đồng tương đương 23,31% so với năm 2007 Tuy nhiên năm 2009, doanh thu từ dịch vụ lại có mức tăng trưởng đáng kể vượt xa năm 2007, 2008 và đạt tới 5.060 triệu đồng tăng thêm 3.431 triệu đồng, tăng 67,81% so với năm 2007 chiếm tỉ lệ 4,405% trong tổng doanh thu của BIDV Vĩnh Long Năm 2010 dự đoán thu từ hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng, chỉ mới tính giá trị trong 9 tháng đầu năm thì thu từ hoạt động này là 5.384 triệu đồng tăng 76,58% so với cùng kỳ năm 2009, đây là hoạt động thu nhập có mức tăng trưởng cao nhất so với các nguồn thu nhập khác của ngân hàng, chứng tỏ dịch vụ của ngân hàng ngày càng phát triển

Việc doanh thu từ hoạt động dịch vụ của BIDV Vĩnh Long tăng qua các năm cho thấy tín hiệu lạc quan đối với hoạt động dịch vụ của ngân hàng, chứng tỏ ngân hàng đã biết đầu tư cho hoạt động dịch vụ của mình Điều này thể hiện ở sự đa dạng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, từ các dịch vụ truyền thống là bảo lảnh tiền gởi và các dịch vụ thanh toán thì đến nay ngân hàng cũng đã cung cấp các dịch vụ của một ngân hàng hiện đại như dịch vụ thanh toán quốc tế, thẻ đa năng, Tuy nhiên ta cũng thấy rằng doanh thu từ hoạt động dịch vụ chiếm tỉ lệ quá khiêm tốn trong hoạt động của ngân hàng, chiếm chưa tới 5% Điều này thể hiện rằng ngân hàng chỉ mới đầu tư cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng mà chưa có chiến lược Marketing, chăm sóc khách hàng, và đầu tư phát triển dịch vụ của mình, cũng nói thêm rằng hoạt động dịch vụ ngân hàng phải cạnh tranh rất khóc liệt với các ngân hàng trên địa bàn hoạt động mà các hoạt động dịch vụ của ngân hàng bạn phát triển rất tốt như Ngân hàng Ngoại thương, Đông Á với các dịch vụ như thanh toán quốc tế, hay kinh doanh thẻ đa năng

3.3.1.3 Thu lãi tiền gởi:

Ngoài các hạt động thu nhập chính thì đây cũng là hoạt động thu nhập khác của ngân hàng Thu lãi tiền gởi là các khoản tiền gởi tại các tổ chức tài chính,

Trang 38

ngân hàng khác, đặc biệt khoản thu nhiều nhất chính là tiền gởi dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương Cùng với sự gia tăng với các hoạt động ngân hàng, đặc biệt là tăng cường huy động vốn thì thu nhập của hoạt động này cũng tăng qua các năm Năm 2007, thu nhập từ tiền gởi là 542 triệu đồng, năm 2008 thu nhập này tăng lên 863 triệu đồng, tăng tới 321 triệu đồng tăng 59,23% so với năm 2007 Năm 2009 thì kinh doanh từ hoạt động này biến động không đáng kể, giảm nhẹ so với năm 2008 và ở mức 856 triệu đồng Năm 2010, thu từ hoạt động tiền gởi lại tăng mạnh trở lại, chỉ có 9 tháng đầu năm, thu từ hoạt động này đạt mức 985 triệu đồng, tăng 21,31% so với cùng kì năm 2009

3.3.1.4 Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động kinh doanh truyền thống của hầu hết các ngân hàng và đối với BIDV Vĩnh Long đây cũng là hoạt động mang lại thu nhập cho ngân hàng Tuy đây không phải là hoạt động đem lại doanh thu cao nhưng nó được cung cấp phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của khách hàng và hoạt động này doanh thu tăng đều qua các năm Năm 2007 doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 156 triệu đồng Năm 2008 doanh thu từ hoạt động này tăng 90,38% đạt 297 triệu đồng Năm 2009 doanh thu trong hoạt động này tiếp tục tăng và đạt được 315 triệu đồng, tăng 5,71% so với năm 2009 9 tháng đầu năm 2010 thì doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 329 triệu đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2009 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động kinh doanh đầy tiềm năng mà ngân hàng nên đầu tư trong thời gian tới ngoài việc đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng còn mang lại doanh thu cho đơn vị mà ít rủi ro so với các hoạt động khác

3.3.2 Phân tích chi phí:

Cũng như các loại hình kinh doanh khác , để có được doanh thu thì ngân hàng cũng bỏ ra một khoản chi phí nhất định Nhìn chung thì chi phí của ngân hàng tăng qua 3 năm Năm 2007, tổng chi phí hoạt động là 87.387 triệu đồng Năm 2008 thì chi phí có sự tăng mạnh, tăng thêm 21.919 triệu đồng tăng trên 25% so với năm 2007 và đạt mức 109.266 triệu đồng Đến năm 2009 thì chi phí chỉ tăng nhẹ so với 2008 và ở mức 110.461 triệu đồng tức tăng 1195 triệu tương đương 1,09%

Trang 39

Bảng 4: Chi phí hoạt động của ngân hàng từ năm 2007- 2009

Chỉ tiêu

Số tiền

TT

(%) Số tiền TT

(%) Số tiền TT (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Chi phí 87.347 100 109.266 100 110.461 100 21.919 25.09 1.195 1.09

1 Chi phí

kinh doanh 71.146 81,45 93.700 85,75 99.213 89,82 22.554 31,7 5.513 5.88 Trả lãi

tiền gởi 40.060 45,86 60.931 55,76 62.865 56,91 20.871 52,1 1.934 3.17 Trả lãi

tiền vay 30.376 34,78 32.209 29,48 35.659 32,28 1.833 6,03 3.450 10.71 Lãi PH

các CTCG 710 0,81 560 0,51 689 0,62 -150 -21,13 129 23.04 2.Chi nhân

viên 2.519 2,88 3.194 2,92 4.569 4,14 675 26,8 1.375 43.05 3.Chi phí

Trang 40

do phần lớn sự gia tăng của chi phí trả lãi vay, còn lại là chi nhân viên, nộp thuế và chi phí khác

3.3.2.1 Chi phí kinh doanh:

Đây là chi phí hoạt động chính của ngân hàng chiếm tỉ lệ cao trong tổng chi phí Chính chi phí này tăng qua các năm góp phần lớn trong việc tăng chi phí trong ngân hàng Cụ thể, năm 2007 chi phí kinh doanh là 71.146 triệu đồng, năm 2008 chi phí này là 93.700 triệu đồng tăng 22.554 triệu đồng tương đương 31,07% so với năm 2007 Năm 2009 chi phí này tăng nhưng tỉ lệ không bằng năm 2008 chỉ tăng 5.88% và ở mức 90.213 triệu đồng Nguyên nhân chủ yếu của việc chi phí hoạt động kinh doanh tăng nhanh trong năm 2008 là lãi suất huy động vốn trong thời kỳ này cao Sang năm 2009 do ảnh hưởng nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế và việc hạ thấp lãi suất của chính phủ đã tác động làm chi phí huy động vốn không tăng nhiều Chín tháng đầu năm 2010 chi phí này là 106.356 triệu đồng tăng 55,42% so với cùng kì năm 2009 Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm chi phí trả lãi tiền gởi, trả lãi tiền vay và lãi phát hành các giấy tờ có giá, trong đó chi phí trả lãi tiền gởi và trả lãi tiền vay là 2 khoản chi phí chính

3.3.2.2 Lương nhân viên:

Trong quá trình hoạt động của mình thì nhân viên là thành phần trung tâm của doanh nghiệp, mọi sự thành bại của đơn vị đều phụ thuộc vào nhân viên Biết được tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng cũng có chính sách lương thưởng nhân viên rất ưu đãi Vì vậy chi phí cho nhân viên không ngừng tăng qua các năm Chi phí nhân viên cũng chiếm một phần lớn trong tổng chi phí hoạt động Năm 2007 tổng chi phí cho nhân viên là 2519 triệu đồng chiếm gần 3% trong tổng chi phí, năm 2008 chi cho nhân viên tăng thêm 26,8% và đạt ở mức 3.194 triệu đồng Năm 2009 thì chi phí này tiếp tục tăng, thậm chi còn tăng mạnh hơn năm 2008 lên tới 4.569 triệu đồng tăng 1475 triệu đồng ( 43,05%) so vói năm 2008 và chiếm gần 5% trong tổng chi phí Năm 2010 ngân hàng tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên vì thế chi phí này tăng lên, cụ thể 9 tháng đầu năm 2010 là 4.718 triệu đồng tăng 48,41 % so với cùng kì năm 2009 Việc tăng chi phí cho nhân viên là do ngân hàng ngoài việc tăng đãi ngộ cho nhân viên thì ngân hàng còn phát triển

Ngày đăng: 14/11/2012, 17:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Quy trình cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long. - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 1 Quy trình cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long (Trang 22)
Hình 1: Quy trình cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long. - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 1 Quy trình cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long (Trang 22)
Hình 2:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long  - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long (Trang 28)
Hình 2:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi  nhánh tỉnh Vĩnh Long - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long (Trang 28)
Hình 3:Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long (Trang 34)
Hình 3:Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long (Trang 34)
Bảng 2: Doanh thu của BIDV Vĩnh Long từ năm 2007-2009 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 2 Doanh thu của BIDV Vĩnh Long từ năm 2007-2009 (Trang 35)
Bảng 3: Doanh thu của BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 3 Doanh thu của BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010 (Trang 36)
Bảng 4: Chi phí hoạt động của ngân hàng từ năm 2007-2009 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 4 Chi phí hoạt động của ngân hàng từ năm 2007-2009 (Trang 39)
Bảng 5: Chi phí hoạt động của BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 5 Chi phí hoạt động của BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010 (Trang 39)
Hình 4: Lợi nhuận của ngân hàng BIDV Vĩnh Long 2007-9T 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 4 Lợi nhuận của ngân hàng BIDV Vĩnh Long 2007-9T 2010 (Trang 42)
Hình 4: Lợi nhuận của ngân hàng BIDV Vĩnh Long 2007- 9T 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 4 Lợi nhuận của ngân hàng BIDV Vĩnh Long 2007- 9T 2010 (Trang 42)
Bảng 6: Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 6 Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Trang 43)
Bảng 6: Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 6 Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Trang 43)
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn tại BIDV Vĩnh Long từ 2007 – 2009 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 7 Cơ cấu nguồn vốn tại BIDV Vĩnh Long từ 2007 – 2009 (Trang 47)
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn tại BIDV Vĩnh Long từ 2007 – 2009 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 7 Cơ cấu nguồn vốn tại BIDV Vĩnh Long từ 2007 – 2009 (Trang 47)
Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 8 Cơ cấu nguồn vốn BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010 (Trang 48)
Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 8 Cơ cấu nguồn vốn BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010 (Trang 48)
Bảng 9: Tình hình lãi suất huy động VNĐ tại BIDV Vĩnh Long - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 9 Tình hình lãi suất huy động VNĐ tại BIDV Vĩnh Long (Trang 51)
Bảng1 1: Nguồn vốn huy động của BIDV Vĩnh long trong 9 tháng năm 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 1 1: Nguồn vốn huy động của BIDV Vĩnh long trong 9 tháng năm 2010 (Trang 52)
Hình 6: Cơ cấu nguồn vốn huy của BIDV Vĩnh Long theo thời hạn - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 6 Cơ cấu nguồn vốn huy của BIDV Vĩnh Long theo thời hạn (Trang 53)
Hình 6: Cơ cấu nguồn vốn huy của BIDV Vĩnh Long theo thời hạn - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 6 Cơ cấu nguồn vốn huy của BIDV Vĩnh Long theo thời hạn (Trang 53)
Hình 7: Doanh số cho vay ngắn hạn 2007-9 tháng 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 7 Doanh số cho vay ngắn hạn 2007-9 tháng 2010 (Trang 56)
Hình 7: Doanh số cho vay ngắn hạn 2007 - 9 tháng 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 7 Doanh số cho vay ngắn hạn 2007 - 9 tháng 2010 (Trang 56)
Hình 8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 8 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế (Trang 58)
Hình 8:  Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 8 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế (Trang 58)
Bảng 13: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 9 tháng đầu  2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 13 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 9 tháng đầu 2010 (Trang 59)
Bảng 14: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của BIDV Vĩnh Long Đơn vị tính: triệu đồng - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 14 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của BIDV Vĩnh Long Đơn vị tính: triệu đồng (Trang 62)
Hình 9: Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo thành ngành kinh tế - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 9 Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo thành ngành kinh tế (Trang 62)
Bảng 15: Doanh số cho vay theo ngành 9 tháng đầu năm 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 15 Doanh số cho vay theo ngành 9 tháng đầu năm 2010 (Trang 63)
Bảng 15: Doanh số cho vay theo ngành 9 tháng đầu năm 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 15 Doanh số cho vay theo ngành 9 tháng đầu năm 2010 (Trang 63)
Hình 10: Doanh số thu nợ ngắn hạn từ năm 2007-9T 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 10 Doanh số thu nợ ngắn hạn từ năm 2007-9T 2010 (Trang 65)
Hình 10: Doanh số thu nợ ngắn hạn từ năm 2007- 9T 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 10 Doanh số thu nợ ngắn hạn từ năm 2007- 9T 2010 (Trang 65)
Bảng 16: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 16 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng (Trang 67)
Bảng 16: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 16 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng (Trang 67)
Bảng 18: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 18 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế (Trang 70)
Bảng 18: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 18 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế (Trang 70)
4.2.3. Phân tích tình hình dƣ nợ ngắn hạn - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
4.2.3. Phân tích tình hình dƣ nợ ngắn hạn (Trang 73)
Hình 13: Dư nợ ngắn hạn của BIDV Vĩnh Long 2007- 9T 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 13 Dư nợ ngắn hạn của BIDV Vĩnh Long 2007- 9T 2010 (Trang 73)
Bảng 20: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 20 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế (Trang 74)
Bảng 20: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 20 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế (Trang 74)
Bảng 22: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 22 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế (Trang 78)
Bảng 22: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 22 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế (Trang 78)
Bảng 23: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 23 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 (Trang 79)
Hình 16: Nợ quá hạn ngắn hạn của BIDV Vĩnh Long - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 16 Nợ quá hạn ngắn hạn của BIDV Vĩnh Long (Trang 80)
Hình 16: Nợ quá hạn ngắn hạn của BIDV Vĩnh Long - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 16 Nợ quá hạn ngắn hạn của BIDV Vĩnh Long (Trang 80)
Bảng 24: Nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế cảu BIDV Vĩnh Long  Đơn vị tính: triệu đồng - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 24 Nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế cảu BIDV Vĩnh Long Đơn vị tính: triệu đồng (Trang 82)
Bảng 25: Nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế 9 tháng đầu năm - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 25 Nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế 9 tháng đầu năm (Trang 83)
Bảng 26: Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 26 Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế (Trang 85)
Bảng 26: Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 26 Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế (Trang 85)
Bảng 27: Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 27 Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 (Trang 86)
Bảng 28: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 28 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn (Trang 87)
Bảng 28: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Bảng 28 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn (Trang 87)
Hình 19: Tỉ lệ vốn huy động/ tổng nguồn vốn - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 19 Tỉ lệ vốn huy động/ tổng nguồn vốn (Trang 88)
Hình 20: Tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng 2007-9T 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 20 Tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng 2007-9T 2010 (Trang 89)
Hình 20 : Tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng 2007-9T 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 20 Tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng 2007-9T 2010 (Trang 89)
Hình 21: Hệ số thu nợ BIDV Vĩnh Long 2007-9T 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 21 Hệ số thu nợ BIDV Vĩnh Long 2007-9T 2010 (Trang 90)
Hình 22: Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn BIDV Vĩnh Long - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 22 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn BIDV Vĩnh Long (Trang 90)
Hình 21: Hệ số thu nợ BIDV Vĩnh Long 2007 - 9T 2010 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
Hình 21 Hệ số thu nợ BIDV Vĩnh Long 2007 - 9T 2010 (Trang 90)
Hình  22: Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn BIDV Vĩnh Long - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an
nh 22: Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn BIDV Vĩnh Long (Trang 90)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w