Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an (Trang 57 - 61)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.2.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Khách hàng vay vốn của ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp cho ngân hàng hiểu đặc điểm từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu, cũng nhƣ khách hàng tiềm năng để phát triển.

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 45 SVTH: TRẦN TÚY HỶ

Bảng 12: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tuyệt đối

Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%) DNNN 172.635 9,78 102.316 6,73 438.422 16,49 -70.319 -40,73 336.106 328,50 CT CP- TNHH 968.588 54,88 812.586 53,45 1.478.652 55,60 -156.002 -16,11 666.066 81,97 DNTN 408.109 23,12 374.562 24,64 406.289 15,28 -33.547 -8,22 31.727 8,47 Cá thể 215.650 12,22 230.852 15,18 336.156 12,64 15.202 7,05 105.304 45,62 DS cho vay 1.764.982 100 1.520.316 100 2.659.519 100 -244.666 -13,86 1.139.203 74,93

(Nguồn: Phòng quản trị tín dụng BIDV Vĩnh Long)

Hình 8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

2007 DNNN 10% DNTN 23% Cá thể 12% CT CP- TNHH 55% 2008 DNNN 7% CT CP- TNHH 53% DNTN 25% Cá thể 15% 2009 DNNN 16% DNTN 15% Cá thể 13% CT CP- TNHH 56% 9T 2010 DNNN 15% CT CP- TNHH 46% DNTN 22% Cá thể 17%

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 46 SVTH: TRẦN TÚY HỶ

Bảng 13: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 9 tháng đầu 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng quản trị tín dụng BIDV Vĩnh Long)

Nhìn chung thì ngân hàng tăng cƣờng mở rộng cho vay với tất cả các loại hình doanh nghiệp nhƣ: doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN), Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (CT CP-TNHH), doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN) và khách hàng cá thể. Trong đó cho vay đối với loại hình CT CP-TNHH chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Nhƣng nhìn chung thì doanh số cho vay ngắn hạn với các loại hình này qua các năm có xu hƣớng tăng. Cụ thể nhƣ sau:

Đối với DNNN: Nhìn chung cho vay đối với DNNN chiếm tỉ lệ thấp trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Nhƣ năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn đối với loại hình này chỉ chiếm 6,7% trong tổng doanh số ngắn hạn cho vay, với số tiền cho vay là 102.316 triệu đồng giảm 40,73% so với năm 2007( doanh số cho vay ngắn hạn là 172.635 triệu đồng). Năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNN tăng trở lại và ở mức khá cao 438.422 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 16,49% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tăng tới 328,5% so với năm 2008. Chín tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đối với loại hình này là 358.756 tăng 22,42 % so với cùng kì năm năm 2009. Doanh số cho vay của loại hình này có xu hƣớng tăng là do:

- Kinh tế nhà nƣớc vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh nên vốn đầu tƣ cho các doanh nghiệp này vẫn lớn.

Chỉ tiêu 9T 2009 9T 2010

9T 2009 so với 9T 2010

Số tiền

TT (%) Số tiền TT

(%) Tuyệt đối đối (%) Tƣơng

DNNN 293.048 16,68 358.756 14,82 65.708 22,42 CT CP- TNHH 1.008.987 57,44 1.126.582 46,53 117.595 11,65 DNTN 208.920 11,89 523.425 21,62 314.505 150,54 Cá thể 245.750 13,99 412.514 17,04 166.764 67,86 DS cho vay 1756705 100 2.421.277 100 664.572 37,83

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 47 SVTH: TRẦN TÚY HỶ - Mặt khác, đây là các đối tác lớn và có uy tín đối với ngân hàng, vì vậy ngân hàng tập trung cho vay.

Đối với CT CP-TNHH: Đây là loại hình vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhiều nhất so với các loại hình khác, luôn chiếm trên 45% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2007 cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này là 968588 triệu đồng chiếm 54,88% . Năm 2008 doanh số này là 812586 triệu đồng giảm 16,11% so với năm 2007 và chiếm 53,45%. Năm 2009 có sự tăng trƣởng của doanh số cho vay ngắn hạn đối với CT CP-TNHH,số tiền cho vay là 1478652 triệu đồng, tăng 666.066 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 81,97% so với năm trƣớc chiếm tỉ lệ cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn tới 55,6%. 9 tháng năm 2010 con số cho vay ngắn hạn đối với loại hình này là 1.126.586 triệu đồng chiếm 46,53% tăng 117.595 triệu đồng so với 9 tháng đầu năm năm 2009. Nhìn chung ta thấy tỉ trọng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này có lúc tăng lúc giảm không đồng nhất qua các năm nhƣng về tuyệt đối thì nhìn chung là tăng.

Nguyên nhân doanh số cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này cao nhất so với các loại hình khác là do nhu cầu về vốn đối với các công ty này tăng qua các năm để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Cùng với đó thì hiện nay luật doanh nghiệp thông thoáng hơn trong việc mở doanh nghiệp. Vì thế mà ngày càng nhiều công ty TNHH ra đời trong tỉnh và nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp này thì rất lớn. Hơn nữa thì hiện nay xu hƣớng chung là nhiều DNNN tiến dần đến việc cổ phần hóa và từng bƣớc trở thành CTCP

Đối với DNTN: Tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với loại hình doanh nghiệp này luôn đứng ở vị trí thứ hai trong tổng doanh số ngắn hạn cho vay. Nhƣng có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Năm 2007doanh số cho vay ngắn hạn đối với loại hình này là 408.109 triệu đồng chiếm 23,12% trong tổng cho vay. Sang năm 2008 về số tiền giảm xuống 33.547 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 8,22% nhƣng xét về tỉ trọng trong nguồn vốn cho vay thì lại tăng và chiếm 24,64% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2009 số tiền cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp này tăng nhẹ 406.289 triệu dồng, tăng 8,47% so với năm 2008. năm 2010 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp này tăng mạnh trở lại. Doanh số cho vay ngắn hạn 9 tháng đầu năm 2010 là 523.425 triệu đồng tăng hơn 150% với cùng kì năm 2009. Nhìn chung thì nguồn vốn cho vay đối với loại hình DNTN ngày càng

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 48 SVTH: TRẦN TÚY HỶ tăng. Ta thấy hiện nay có rất nhiều DNTN đƣợc hình thành và hoạt động trong tất cả các lĩnh vực: giao thông vận tải, thƣơng mại- dịch vụ, xây dựng, chế biến thủy sản,... nên nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động là rất lớn. Tuy nhiên cho vay đối với các loại hình này thì rủi ro khá cao vì số luợng của loại hình doanh nghiệp này thì rất lớn mà đa số là loại hình doanh nghiệp nhỏ, không có uy tín trên thị truờng. Vì vậy đối với loại hình này thì ngân hàng nên điều tra thẩm định khách hàng cẩn thận trƣớc khi quyết định cho vay, nên cho vay những doanh nghiệp lớn có quan hệ uy tín lâu đối với ngân hàng.

Đối với cá thể: Đặc điểm tự nhiên của tỉnh là đa số ngƣời dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy đa số ngƣời đi vay là để phục vụ cho sản xuất của mình nhƣ mua phân , thuốc , nuôi cá,... Ngoài ra còn phải kể thêm đó là vay tiêu dùng hay mua nhà, xe. Nhìn chung thì nhu cầu vay vốn cá thể tăng qua các năm vì vậy thì nguồn vốn cho vay của ngân hàng cũng tăng. Năm 2007 thì ngân hàng đã cho vay với số tiền là 215.650 triệu đồng, năm 2008 là 230.852 tăng 7,05%, năm 2009 là 336,156 triệu đồng tăng 45,62% so với năm 2008. Chín tháng đầu năm 2010 thì vay cá thể cũng tăng và cao hơn so với cùng kì năm 2009, doanh số ngắn hạn cho vay là 412.514 triệu đồng. Nhìn tổng thể thì doanh số cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá thể chiểm tỉ trọng không cao khoảng 15% trong tổng doanh số cho vay. Nhƣng nhu cầu vốn đối với cá thể thì tăng và doanh số cho vay đối với đối tƣợng này sẽ tăng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhđt & ptvn cn long an (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)