1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiêu chuẩn iso 14001 2004

28 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ_ĐẠI HỌC HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI: TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 SINH VIÊN THỰC HIỆN: GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Đặng Văn Chung_K44KTNN ThS: Nguyễn Thị Bích Phương Lê Thị Thanh Huyền_K44 TNMT Nguyễn Thị Thái_K44 TNMT Nguyễn Thị Xuân_K44TNMT 1 HUẾ, 2013 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT: HTQLMT: Hệ thống quản lý môi trường. FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài. QLMT: Quản lý môi trường. ISO: International Organization for Standardization_Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Tăng dân số, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đã trở thành mối quan tâm của tất cả các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Đẩy mạnh công nghiệp hóa đã giúp cho đời sống của loài người ngày càng thoải mái hơn nhưng sự phát triển nhanh tiến trình công nghiệp hóa mà không quan tâm đến môi trường và cân bằng sinh thái đã làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hệ quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng sinh vật trên trái đất nói chung trong đó có loài người nói riêng. Khi những hậu quả do phát triển nhanh mà không quan tâm đến môi trường diễn ra ngày càng nhiều hơn thì hoạt động bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu, và một trong những chương trình trọng yếu trong các chính sách, chiến lược phát triển bền vững của nhiều quốc gia. Sau hội nghị thượng đỉnh về trái đất( lần đầu tiên) tại Rio De Janerio từ ngày 3 đến ngày 14 tháng 6 năm 1992, vấn đề môi trường đã được xem trọng và được xem như một lĩnh vực kinh tế, luôn được đề cập đến trong mọi hoạt động của từng xã hội, từng quốc gia, từng khu vực và quốc tế. Ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính đó là chất thải từ các hoạt động phát triển kinh tế. Hiện nay, hầu hết tát cả các quốc gia đều ban hành các luật định, chế định về môi trường, qua đó nhằm thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp/ tổ chức. Tuy nhiên việc có nhiều luật, chế định môi trường dẫn đến việc phải thanh tra kiểm tra kết quả hoạt động môi trường hoặc đòi hỏi sự chứng minh khả năng đáp ứng luật về môi trường trước khi giao thương, điều này có thể gây cản trở việc giao thương, thương mại quốc tế. Và để đáp ứng nhu cầu đó Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO đã cho ra đời Bộ tiêu chuần quốc tế ISO 14000 - Bộ tiêu chuần quốc tế về quản lý môi trường. Đây là công cụ quản lý giúp mọi tổ chức không phân biệt quy mô và loại hình xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả , quản lý các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình đối với môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm môi 3 trường đảm bảo phù hợp với các nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Tiêu chuẩn ISO 14001 nằm trong bộ tiêu chuẩn Quốc tế về quản lý môi trường, là nền tảng để quản lý các yếu tố môi trường quan trọng, được nhiều công ty với các khu vực khác trên toàn thế giới sử dụng, là tiêu chuẩn tự nguyện. Hòa nhập với tiến trình bảo vệ môi trường trên thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành quả trong công tác kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm . Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp Việt Nam , ISO 14001 còn khá mới mẻ và muốn áp dụng lại gặp phải nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc đề ra các giải pháp chung cho các doanh nghiệp nhằm giúp họ thực hiện việc áp dụng hệ thống là rất cần thiết phù hợp với xu hướng thời đại – phát triển bền vững. Để hiểu rõ và sâu hơn về tiêu chuẩn ISO 14001 chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện tiểu luận với chủ đề “Tiêu chuẩn ISO 14001: 2004”. Mặc dù nhóm thực hiện đã rất cố gắng song do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chủ đề nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót nhất định. Qua đây chúng tôi rất mong nhận được đóng góp từ cô và các bạn để chủ đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Mục đích nghiên cứu: • Cung cấp các khái niệm cơ bản và các yêu cầu của HTQLMT theo ISO 14001: 2004, hiểu được lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn này. • Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập thông tin thông qua các tài liệu có sẵn có liên quan B. NỘI DUNG. Chương I: Khái quát về ISO 14001: 2004 1. Định nghĩa ISO 14001: 2004. Là bộ tiêu chuẩn quốc tế ban hành bởi tổ chức ISO (International Organization for standardization) về hệ thống quản lý môi trường. ISO14001 là một tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 dùng để chứng nhận. Phiên bản mới nhất được ban hành vào năm 2004 và có ký hiệu ISO14001:2004 Tên gọi đầy đủ của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. Chứng chỉ ISO 14001:2004 chứng nhận rằng doanh 4 nghiệp có một hệ thống quản lý giúp cho doanh nghiệp đó sản xuất trong các điều kiện làm ảnh hưởng đến môi trường trong mức độ cho phép. 2. Lịch sử hình thành. Trước hết để chuẩn bị các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 là dựa vào hội nghị thượng đỉnh Thế giới được thực hiện tại Rio vào tháng 6 năm 1992 và nguyên tắc của hợp đồng Rio. Năm 1993, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) bắt đầu tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm phương thức tiếp cận chung về quản lý môi trường, phương pháp tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi trường môi trường, một trong những tiêu chuẩn mà tổ chức ISO tham khảo đó là tiêu chuẩn BS 7750 của Anh Quốc. Đến năm 1996, tổ chức ISO đã xây dựng thành công bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường ISO 14000 (ISO 14000 family). Mục đích của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từng Quốc gia, trong khu vực và Quốc tế. Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn này được thiết lập dành do: • Các hệ thống quản lý môi trường (environmental management systems): ISO 14001, ISO 14004. • Các đánh giá về môi trường (environmental auditing): ISO 14010, ISO 14011, ISO 14012. • Các đánh giá về hoạt động môi trường (environmental performance evaluation): ISO 14021. • Nhãn môi trường (environmental labeling): ISO 14020, ISO 14021, ISO 14022, ISO 14023, ISO 14024. • Đánh giá vòng đời (life-cycle assessment): ISO 14040, ISO 14041, ISO 14042, ISO 14043. • Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm (environmental aspects in product standards): ISO 14060. Năm 2004, tiêu chuẩn ISO 14001ISO 14004 được ban hành tại ISO 14001:2004 và ISO 14004:2004. Phiên bản 2004 có nhiều cải tiến lớn, được trình bày rõ ràng dễ hiểu hơn, nhấn mạnh vào việc tuân thủ yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác, đồng thời 5 tương thích với ISO 9001:2000 để Doanh nghiệp/ tổ chức có thể dễ dàng tích hợp hai hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường trong cùng một tổ chức. Năm 2008, tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nâng cấp lên ISO 9001:2008, điều này dẫn đến trong tiêu chuẩn ISO 14001:2004 những nội dung có đề cập đến chữ ISO 9001:2000 không còn phù hợp. Tháng 7, năm 2009, tổ chức ISO đã tiến hành đính chính (corrigendum) những nội dung trong tiêu chuẩn ISO 14001:2004 có chữ ISO 9001:2000 sẽ sửa đổi thành ISO 9001:2008. Tiêu chuẩn sẽ có mã hiệu mới là ISO 14001:2004/Cor 1:2009. Với việc sửa đổi này tiêu chuẩn ISO 14001 phải là phiên bản 2004. Tuy nhiên, ở một số quốc gia vì nhiều lý do đã nâng phiên bản tiêu chuẩn quốc gia lên sau sự kiện này, như là: • Ở Việt Nam, tiêu chuẩn quốc gia tương với ISO 14001:2004/Cor 1:2009 là TCVN ISO 14001:2010. • Ở Đức, tiêu chuẩn quốc gia tương đương với ISO 14001:2004/Cor 1:2009 là DIN EN 14001:2009. Vì vậy sau năm 2009, sẽ có một số chứng nhận ISO 14001 ghi mã hiệu tiêu chuẩn khác nhau như ISO 14001:2004, TCVN ISO 14001:2010, DIN EN 14001:2009. Tất cả các chứng nhận này đều có giá trị như nhau và đều đang được chứng nhận theo phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 14001. 3. Đối tượng áp dụng. Tiêu chuẩn này không đưa ra một chuẩn mực cụ thể nào về môi trường. Vì vậy, nó có thể áp dụng đối với bất kỳ một tổ chức nào có mong muốn áp dụng, không phân biệt quy mô tổ chức, cũng như loại hình sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhấn mạnh tới việc tổ chức phải xem xét tới các yêu cầu pháp quy về môi trường có liên quan trong quá trình triển khai áp dụng. Do đó, ít nhất tổ chức cũng cần có một kế hoạch khả thi nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý về môi trường tại nơi tổ chức dự định xây dựng hệ thống quản lý. 6 4. Nguyên tắc. Mặc dù tổ chức ISO không chính thức nêu ra các nguyên tắc về quản lý môi trường, nhưng International TSC mạnh dạn tổng hợp và đưa ra các nguyên tắc về quản lý môi trường như sau: • Nguyên tắc 1: Cam kết của lãnh đạo. • Nguyên tắc 2: Sự tham gia của mọi thành viên. • Nguyên tắc 3: Quản lý theo quá trình. • Nguyên tắc 4: Quản lý theo hệ thống. • Nguyên tắc 5: Đảm bảo pháp luật và cân bằng nhu cầu kinh tế - xã hội. • Nguyên tắc 6: Đảm bảo một hệ thống tài liệu và hồ sơ phù hợp. 5. Mục đích của tiêu chuẩn. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là giúp các doanh nghiệp/ tổ chức thiết lập, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình nhằm bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm do các hoạt động của chính doanh nghiệp/ tổ chức gây ra. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là giúp cho Doanh nghiệp/ tổ chức tự chứng minh mình đã đạt được kết quả hoạt động môi trường hợp lý trong một xu thế pháp luật về môi trường ngày càng chặt chẽ, nghiêm ngặt, trong xu hướng triển khai mạnh mẽ của các chính phủ về biện pháp thủc đẩy việc bảo vệ môi trường, trong xu thế khách hàng, đối tác, dân địa phương, chính quyền địa phương, người tiêu dùng, ngày càng bày tỏ mối quan tâm của mình đến vấn đề môi trường và phát triển bền vững. Chương 2: Quy trình thực hiện I. Lợi ích của ISO 14001 mang lại - Ngăn ngừa ô nhiễm ISO 14001 hướng đến việc bảo toàn nguồn lực thông qua việc giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực. Việc giảm chất thải sẽ dẫn đến việc giảm số lượng hoặc khối lượng nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn. Không chỉ như vậy, nhiều trường hợp nồng độ ô nhiễm của nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn được giảm về căn bản. Nồng độ và lượng chất 7 thải thấp thì chi phí xử lý sẽ thấp. Nhờ đó, giúp cho việc xử lý hiệu quả hơn và ngăn ngừa được ô nhiễm. - Tiết kiệm chi phí đầu vào Việc thực hiện hệ thống QLMT sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nước, năng lượng, nguyên vật liệu, hoá chất, Sự tiết kiệm này sẽ trở nên quan trọng và có ý nghĩa nếu nguyên vật liệu là nguồn khan hiếm như điện năng, than, dầu, - Chứng minh sự tuân thủ luật pháp Việc xử lý hiệu quả sẽ giúp đạt được những tiêu chuẩn do luật pháp qui định và vì vậy, tăng cường uy tín của doanh nghiệp. Chứng chỉ ISO 14001 là một bằng chứng chứng minh thực tế tổ chức đáp ứng được các yêu cầu luật pháp về môi trường, mang đến uy tín cho tổ chức. - Thoả mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài Điều này rất hữu ích đối với các tổ chức hướng đến việc xuất khẩu. Việc xin chứng chỉ ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không thể được sử dụng như là công cụ hàng rào phi thuế quan của bất kỳ nước nào nhập khẩu hàng hoá từ các nước khác. Tuy nhiên, khách hàng trong những nước phát triển có quyền chọn lựa mua hàng hoá của một tổ chức có hệ thống QLMT hiệu quả như ISO 14001. - Gia tăng thị phần Chứng chỉ ISO 14001 mang đến uy tín cho tổ chức. Điều này sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho tổ chức đối với những tổ chức tương tự và gia tăng thị phần hiện tại. - Xây dựng niềm tin cho các bên liên quan Hệ thống QLMT nhằm vào việc thỏa mãn nguyện vọng của nhiều bên liên quan như nhân viên, cơ quan hữu quan, công chúng, khách hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, cổ đông, những người có ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của tổ chức và niềm tin của họ trong công ty có giá trị to lớn. Niềm tin này giúp tổ chức tăng thêm nguồn lực từ công chúng và những tổ chức tài chính (quốc gia cũng như quốc tế).  Lợi ích của doanh nghiệp từ ISO 14001: 2004. Về mặt thị trường: 8 • Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng. • Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường. • Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh. Về mặt kinh tế: • Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào. • Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng. • Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. • Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý. • Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên. • Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường. • Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường. • Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn. • Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp. • Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra. Về mặt quản lý rủi ro: • Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra. • Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm. • Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường. Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận: • Được sự đảm bảo của bên thứ ba. • Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại. • Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá. I. Quy trình áp dụng ISO 14001:2004. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 khi tổ chức cần chứng tỏ tổ chức đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ và cải tiến môi trường thông qua: 9 • Tự công bố rằng tổ chức của mình đã áp dụng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001 • Khách hàng hoặc các bên liên quan đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001. • Mời tổ chức độc lập đánh giá chứng nhận sự phù hợp với hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. Việc xây dựng, áp dụng hệ thống ISO 14001:2004 của mỗi tổ chức khác nhau thì khác nhau, điều đó phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Quy mô của tổ chức. • Vị trí của tổ chức. • Phạm vị áp dụng của tổ chức. • Chính sách môi trường của tổ chức. • Loại hình hoạt động của sản phẩm/ dịch vụ của tố chức. • Các khía cạnh và tác động môi trường của tổ chức. • Các yêu cầu của pháp luật mà tổ chức cam kết tuân thủ Tương tự tiêu chuẩn ISO 9001:2008, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cũng được xây dựng dựa trên phương pháp luận là Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động khắc phục (Plan – Do – Check – Act), cụ thể: Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường. Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả hoạt động môi trường của mình. Do vậy, chính sách cần phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Đây là giai đoạn đầu của cấu trúc HTQLMT, và là nền tảng để xây dựng và thực hiện HTQLMT. Chính sách môi trường phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ. Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường. Đây là giai đoạn Lập kế hoạch trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá. Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức phải 10 [...]... Chương 3: ISO 14001: 2004 tại Việt Nam I Thực trạng Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001: 1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998 (2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001: 1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên Theo số liệu thống kê của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa, tính đến cuối năm 2008 đã có 188,815 chứng chỉ ISO 14001 được... của các bộ tiêu chuẩn trong đó có bộ tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 góp phần giúp cho Doanh nghiệp thực hiện được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường Hệ thống quản lý môi truờng theo tiêu chuẩn ISO 14001 mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm lãng phí nguồn nguyên liệu, nhờ vậy chi phí sản xuất cũng được giảm đáng kể Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được... việc xác định mục tiêu môi trường cần cải tiến và cách thức để đạt được các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường Tuy nhiên việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 còn gặp nhiều khó khăn và cần có những giải pháp nhất định để giải quyết 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 http://www.dasvietnam.com/News/Item/353/109/vi-VN/Default.aspx 2 http://www.i-tsc.vn /iso- 14001- 2004/ tu-van -iso- 14001- 2004 /iso- 14001- 2004- lagi.html... http://www.i-tsc.vn /iso- 14001- 2004/ tu-van -iso- 14001- 2004 /iso- 14001- 2004- lagi.html 3 http://tuvaniso.net/tu-van -iso- 221-339/quy-trinh-thuc-hien -iso- 14001. htm 4 http://icacert.com/Qua-trinh-chung-nhan-he-thong-theo-tieu-chuan -ISO1 400 12004- COR-12009.html 5 http://www.vpc.org.vn/Desktop.aspx /ISO1 4000/Thong-tinchung _ISO_ 14000/Thong_tin_chung _ISO_ 14000/ 6 The ISO 14000 family of International Standards on environmental management/ Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 về quản lý môi... dụng ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001 , định hướng tới năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001 ... chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001 , và "định hướng tới năm 2020, 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001 II thuận lợi và khó khăn a) Thuận lợi • Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn Chúng ta đều biết, tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên... lược trong việc áp dụng ISO 14001 Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi măng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 Gần đây, một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã được chứng nhận ISO 14001 20 Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp... phát huy sự tham gia của mọi người trong tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường • Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung Việc thiết lập mục tiêu môi trường và đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu đó là yêu cầu rất quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 14001 Bằng việc đưa ra các mục tiêu môi trường liên quan tới yếu tố môi trường chủ chốt, tổ chức sẽ dần hoàn thiện các hoạt động... trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó Honda Việt Nam là một trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, tiếp sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long, Nissin Brake, Tsukuba, Stanley… cũng áp dụng ISO 14001 Những hoạt động như vậy đã tạo ra một trào lưu 22 giúp nhân... và sâu sát 25 Tóm lại, sau 10 năm kể từ khi tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường được triển khai áp dụng tại Việt Nam, mặc dù việc áp dụng chưa thực sự tương ứng với các vấn đề môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên chúng ta cũng đã có thể nhận thấy sự quan tâm tới bảo vệ môi trường đang có những dấu hiệu tích cực Tiêu chuẩn ISO 14001 cũng đã thể hiện được những ưu điểm của . hồ sơ phù hợp. 5. Mục đích của tiêu chuẩn. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 và các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là giúp các doanh nghiệp/. các tiêu chuẩn về sản phẩm (environmental aspects in product standards): ISO 14060. Năm 2004, tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 được ban hành tại ISO 14001: 2004

Ngày đăng: 23/02/2014, 14:26

Xem thêm: tiêu chuẩn iso 14001 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w