1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch aac

47 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 274 KB

Nội dung

• 1.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI LỜI MỞ ĐẦU Từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa đến nay, các doanh nghiệp lớn nhỏ ở Việt Nam ngàycàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh nền kinh tếViệt Nam đang phát triển ngày càng nhanh như hiện nay, đứng trước quá trình toàncầu hoá, để có thể gia nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp ViệtNam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra, một trong các tiêu chuẩn đó là báocáo tài chính phải trung thực hợp lý. Cùng với sự đòi hỏi tính minh bạch của báocáo tài chính thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ kiểm toán của các công ty và cácdoanh nghiệp càng cao. Hiện nay, xã hội đã từng bước nhận thức được tầm quantrọng của kiểm toán độc lập gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Từđó, đã tạo ra một môi trường rất thuận lợi cho các Công ty kiểm toán phát triển, mởrộng tầm hoạt động. Mặt khác, nó cũng đặt ra một thách thức lớn đối với các Côngty kiểm toán. Một điều tất yếu xảy ra là sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán sẽngày càng gay gắt hơn. Chính vì vậy các Công ty kiểm toán một mặt phải ngày càngnâng cao chất lượng kiểm toán, mặt khác phải đảm bảo giới hạn về thời gian và chiphí kiểm toán. Để làm được những điều trên, các kiểm toán viên phải lập kế hoạch,chiến lược kiểm toán chi tiết, đảm bảo công việc được tiến hành thuận lợi, nhanhchóng nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao. Chất lượng cuộc kiểm toán phải có đượcthông qua việc kiểm toán viên tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, hiểu biết đầy đủ vềkhách hàng, đánh giá rủi ro tổng thể và chi tiết. Vì vậy để có được một cuộc kiểmtoán hữu hiệu và hiệu quả thì cần thiết phải tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro. Đánhgiá rủi ro kiểm toán là một khâu then chốt mà KTV cần phải thực hiện, làm cơ sởxây dựng một chiến lược kiểm toán thích hợp, xác định nội dung, phạm vi, thờigian, định hướng các công việc cần thực hiện. Việc thực hiện đánh giá rủi ro đượcthực hiện xuyên suốt trong quá trình kiểm toán. Trong đó quan trọng nhất là giaiđoạn lập kế hoạch kiểm toán. Với ý nghĩa quan trọng như thế kết hợp với quá trìnhthực tập ở công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC em đã quyết định nghiên cứuđề tài: “ Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTCtại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC ”. Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 phần chính: Phần 1: Cơ sở lý luận về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giaiđoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC. Phần 2 Thực trạng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán BCTCtại công tyTNHH kiểm toán và kế toán AAC. Phần 3: Một số ý kiến về công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC. Do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, luận văn của em chắc chắn sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đoàn Thị Ngọc Trai và các cô, chú, anh, chịtrong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 1 • 2.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTTiếng Việt: Số thứ tự Từ viết tắt Viết đầy đủ 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 KTV Kiểm Toán Viên 3 CSDL Cơ sở dẫn liệu 4 KSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ 5 BGĐ Ban giám đốc 6 HĐQT Hội đồng quản trị 7 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 8 KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh 9 HTK Hàng tồn kho 10 XDCB Xây dựng cơ bản 11 TSCĐ Tài sản cố định 12 VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 13 VACPA Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề 14 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 15 CP Cổ PhầnTiếng Anh: Số thứ tự Từ viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Anh 1 AR Audit Risk 2 CR Control Risk 3 DR Detection Risk 4 IR Inherent Risk 5 VACPA VietNam association of certified pulic accountants 6 VSA VietNam Standards on Auditing Phần 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁNTRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH1 Tổng quan về rủi ro kiểm toán1.1 Khái niệm về rủi ro kiểm toán ϖKhái niệm: Rủi ro kiểm toán (AR) là rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra nhữngnhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai sót nghiêmtrọng.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 2 • 3.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (Mục 7 VAS 400 - Đánh giá rủiro và kiểm soát nội bộ): "Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và công ty kiểm toánđưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có nhữngsai sót trọng yếu" . ϖNhững nguyên nhân gây ra rủi ro kiểm toán: Rủi ro kiểm toán gắn liền với các sai sót trọng yếu trên BCTC. Các nguyênnhân dẫn đến BCTC bị trình bày sai một cách trọng yếu gồm: - Kiểm toán viên thường chỉ có thể chọn mẫu để kiểm tra chứ không thể kiểmtra toàn bộ tổng thể. - Bằng chứng kiểm toán viên thu thập được chỉ mang tính thuyết phục chứchưa phải là bằng chứng chứng minh tuyệt đối. - Gian lận thường khó phát hiện hơn sai sót. - Hành vi không tuân thủ pháp luật . - Sự vi phạm giả thiết họat động liên tục. Việc hiểu các nhân tố gây ra sai sót trọng yếu trên BCTC là vô cùng cầnthiết trong công tác đánh giá rủi ro. Điều này giúp KTV dễ dàng theo dõi các dấuhiệu, điều kiện làm gia tăng rủi ro. ϖ Vận dụng khái niệm rủi ro kiểm toán: Khái niệm rủi ro kiểm toán được vận dụng trong kiểm toán BCTC nhằm giúpKTV kiểm soát rủi ro này trong giới hạn cho phép. Để đạt được điều này: - Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm toán, baogồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát nhằm xác định mức rủi ro phát hiện phùhợp, trên cơ sơ đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản thích hợp để rủi ro kiểm toán saucùng sẽ chỉ nằm trong giới hạn được phép. Đối với các khoản mục mà rủi ro pháthiện chấp nhận được là thấp, KTV cần tăng cường thử nghiệm chi tiết, mở rộng cỡmẫu…Ngược lại, đối với các khoản mục có thể cho phép mức rủi ro phát hiện cao,KTV có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản và giảm cỡ mẫu để tăng hiệu quả kinhtế. - Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV luôn cần lưu ý bổ sung hoặc điềuchỉnh các đánh giá ban đầu về rủi ro. Khi chuẩn bị hoàn thành kiểm toán, căn cứvào kết quả của quá trình thực hiện kiểm toán, KTV cần rà soát lại xem cuối cùngrủi ro kiểm toán đã giảm xuống thấp ở mức độ chấp nhận được hay chưa.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 3 • 4.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI1.2 Các bộ phận của rủi ro kiểm toán1.2.1 Rủi ro tiềm tàng(IR)a.Khái niệm Rủi ro tiềm tàng (IR) là xác suất tồn tại sai phạm trọng yếu trên BCTC khichưa có sự tác động của bất kỳ hoạt động kiểm tra nào. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (Mục 4 VSA 400 - Rủi ro tiềmtàng): "Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từngkhoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽhoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ".b.Các nhân tố ảnh hưởng ϖ Ở mức độ BCTC - Cạnh tranh, biến động về kinh tế gây áp lực đối với doanh nghiệp. - Bản chất của ngành nghề kinh doanh . - Tính liêm chính của BGD. - Kinh nghiệm, kiến thức của hệ thống kế toán…. ϖ Ở mức độ từng CSDL: - Sai sót ở các cuộc kiểm toán trước. - Tính nhạy cảm của khoản mục đối với tham ô, trộm cắp. - Khối lượng nghiệp vụ phát sinh, nghiệp vụ bất thường. - Tính phức tạp của nghiệp vụ, các ước tính kế toán.1.2.2 Rủi ro kiểm soát (CR)a.Khái niệm Rủi ro kiểm soát là xác suất hệ thống KSNB của đơn vị không phát hiện vàngăn chặn kịp thời các gian lận và sai sót trọng yếu trên BCTC. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (Mục 5 VSA 400 - Rủi ro kiểmsoát): "Rủi ro kiểm soát là rủi ro sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoảnmục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán vàhệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữakịp thời".b.Các nhân tố ảnh hưởng Rủi ro kiểm soát là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của hệ thống kiểmsoát nội bộ, các sai phạm trọng yếu có thể xảy ra do hệ thống kiểm soát nội bộ củađơn vị không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quả do đó không phát hiệnvà ngăn chặn các sai phạm này. “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và cácthủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảocho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa vàSVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 4 • 5.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAIphát hiện các gian lận, sai sót; để lập BCTC trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ,quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ baogồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát” (Mục 10VSA 400). Thông thường rủi ro kiểm soát bắt nguồn từ những nhân tố sau: - Môi trường kiểm soát yếu kém. - Thiếu thủ tục kiểm soát hay thủ tục kiểm soát không hữu hiệu. - Các hoạt động giám sát không được thực hiện hay thực hiện không hiệu quả1.2.3 Rủi ro phát hiện (DR)a. Khái niệm Rủi ro phát hiện là xác suất công việc kiểm toán của KTV không phát hiệnđược sai phạm trọng yếu trên BCTC. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 ( Mục 6 VSA 400 - Đánh giá rủiro và kiểm soát nội bộ): "Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trongtừng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tínhgộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không pháthiện được".b. Các nhân tố ảnh hưởng Rủi ro phát hiện có nguyên nhân bắt nguồn trực tiếp từ nội dung, thời gian vàphạm vi của các thử nghiệm do KTV thực hiện. Mức rủi ro phát hiện sẽ giảm xuốngnếu KTV tăng các thử nghiệm chi tiết trên số dư hoặc nghiệp vụ, mở rộng phạm vikiểm tra hoặc tăng cường cỡ mẫu của các thử nghiệm. Do đó, ngược lại với rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thuthập bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý rủi ro phát hiện. Một số rủi ro phát hiện sẽthường vẫn xảy ra cho dù có kiểm tra 100% các số dư và các loại nghiệp vụ vì KTVcó thể lựa chọn và áp dụng các phương pháp kiểm toán không phù hợp, áp dụng saicác phương pháp kiểm toán thích hợp, hoặc giải thích sai hay nhận định sai các kếtquả kiểm toán. Rủi ro phát hiện ảnh hưởng bởi các nhân tố như: - Nội dung, phạm vi và thời gian của các thử nghiệm cơ bản. - Rủi ro chọn mẫu: rủi ro do mẫu được chọn không đủ đại diện cho tổng thể. - Rủi ro do không chọn mẫu: rủi ro KTV đưa ra kết luận sai dựa trên nhữngbằng chứng có sẵn.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 5 • 6.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI1.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận của rủi ro kiểm toán1.3.1 Mối quan hệ giữa các bộ phận của rủi ro kiểm toán Trong kiểm toán thường đề cập đến ba loại rủi ro chính là rủi ro tiềm tàng, rủiro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Ba rủi ro này là những bộ phận cấu thành rủi rokiểm toán và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 400 (Mục 42 VSA 400 - Đánh giá rủiro và kiểm soát nội bộ): “Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có liên hệ chặt chẽ vớinhau nên KTV cần kết hợp cùng lúc việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát”. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là hai loại rủi ro tồn tại độc lập kháchquan, KTV không tạo ra và cũng không thể kiểm soát được chúng. KTV chỉ có thểthông qua thu thập bằng chứng kiểm toán tại đơn vị khách hàng và bằng kinhnghiệm của mình để đánh giá mức độ của chúng. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát có mức độ lớn hay nhỏ phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề kinh doang cũng nhưmôi trường pháp lí mà khách hàng đang hoạt động. Không những thế, hai loại rủi ronày còn phụ thuộc vào bản chất của các số dư tài khoản và nghiệp vụ kinh tế đặcthù tương ứng với ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Rủi ro tiềm tàng và rủiro kiểm soát có mối quan hệ tỉ lệ nghịch nên trong các cuộc kiểm toán, KTV thườngkết hợp cùng một lúc đánh giá mức độ của hai loại rủi ro này. Ngược lại, rủi ro phát hiện có thể kiểm soát được bởi các KTV thông qua việcđiều chỉnh nội dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản. Đây là điểmmấu chốt giúp KTV điều chỉnh công việc kiểm toán của mình tùy theo tình hình củađơn vị để đạt được mục đích cuối cùng là rủi ro kiểm toán sẽ được giảm xuống thấpđến mức chấp nhận được với chi phí hợp lý. Ví dụ khi rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát cao, mức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được cần phải ở mức thấp,để khống chế rủi ro kiểm toán vẫn ở mức chấp nhận được; và ngược lại 1.3.2 Mô hình rủi ro kiểm toán Quan hệ giữa các loại rủi ro trên có thể phản ánh qua hai mô hình rủi ro sau: AR = IR * CR * DR Hay: AR DR = IR x CR Trong đó: - AR: Rủi ro kiểm toán (Audit risk) - IR : Rủi ro tiềm tàng (Inherent risk) - CR: Rủi ro kiểm soát (Control risk) - DR: Rủi ro phát hiện (Detection risk)SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 6 • 7.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI Mặc dù được biểu thị bằng công thức nhưng thông thường KTV không sử dụng mô hình này như một công thức toán học, mà sử dụng như một công cụ hỗ trợ để phán đoán và xác định mức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được, làm cơ sở để thiết kế các thủ tục và điều hành kiểm toán. Muốn giảm rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được KTV cần phải tăng số lượng bằng chứng kiểm toán. ϖ Sử dụng mô hình rủi ro này vẫn có những hạn chế nhất định: - Một là, dù KTV có những nỗ lực cao nhất trong việc lập kế hoạch, nhưng đánh giá của KTV về rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vẫn có tính chủ quan cao và chỉ xấp xỉ bằng thực tế nhất. - Hai là, mô hình rủi ro kiểm toán là mô hình kế họach, do đó nó bị hạn chế trong việc sử dụng để đánh giá các kết quả kiểm toán. ϖ Khi sử dụng mô hình này KTV cần chú ý những điểm sau: - KTV chỉ có thể đánh giá chứ không thể tác động đến rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát. Trong trường hợp không thể đánh giá được thì chấp nhận ở mức tối đa. - KTV chủ động quyết định mức rủi ro phát hiện bằng cách điều chỉnh nội dung,phạm vi và thời gian của các thử nghiệm cơ bản. - Rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. - Dù cho rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ thấp nhấtthì KTV vẫn phải thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với các nghiệp vụ và số dư tàikhoản trọng yếu. - Rủi ro không bao giờ bằng không. 2 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Nếu mức sai sót có thể chấp nhận được tăng lên, rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống; nói cách khác, khi nào KTV tăng giá trị sai sót có thể bỏ qua, lúc đó khả năng có sai lệch trọng yếu sẽ giảm. Ngược lại, nếu giảm mức sai sót có thể chấp nhận được, lúc đó rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Theo chuẩn mực kiểm toán số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán: "Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Kiểm toán viên phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp, như: khi lập kế hoạch kiểm toán, nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Trường hợp này kiểm toán viên có thể: SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 7 • 8.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI a) Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộng hoặcthực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi ro kiểmsoát; hoặc b) Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạmvi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến."Việc nắm vững mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro còn rất hữu ích trong việc điềuchỉnh kế hoạch và chương trình làm việc. Các mối quan hệ đó được trình bày tổnghợp trong bảng tóm tắt sau đây: Xác định mức - Kết hợp phân tích bản chất các khoản mục để trọng yếu ở lựa chọn các khoản mục và những trọng tâm toàn bộ BCTC cần kiểm tra. - Là cơ sở để phân phối mức trọng yếu cho các TRỌNG khoản mục. YẾU Phân phối mức - Xác định những đối tượng chi tiết cần kiểm tra trọng yếu cho của khoản mục. từng khoản - Lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp mục của BCTC. Đánh giá rủi ro - Xác định chiến lược kiểm toán kiểm toán ở - Là cơ sở đánh giá rủi ro kiểm toán, và mức mức độ toàn trọng yếu của từng khoản mục bộ BCTC - Tổ chức nhân sự tham gia kiểm toán RỦI RO KIỂM Đánh giá rủi ro Căn cứ mức rủi ro kiểm toán chấp nhận được của TOÁN kiểm toán ở khoản mục, cùng với kết quả đánh giá rủi ro tiềm mức độ khoản tàng và rủi ro kiểm soát, KTV xác định mức rủi ro mục. phát hiện phù hợp để làm cơ sở thiết kế các thủ tục kiểm toán Trong quá trình kiểm toán, KTV luôn phải xem xét đồng thời tính trọng yếuvà rủi ro kiểm toán để xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệmcơ bản, sao cho cuối cùng thì rủi ro BCTC còn có những sai lệch trọng yếu sẽ đượcgiảm xuống thấp ở mức chấp nhận được.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 8 • 9.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI3 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC3.1 Khái niệm đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (Mục 8 VSA 400 - Đánh giá rủiro và kiểm soát nội bộ): "Đánh giá rủi ro kiểm toán là việc KTV và công ty kiểmtoán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp, bao gồm đánhgiá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro kiểm toán được xácđịnh trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán".3.2 Ý nghĩa của việc đánh giá rủi ro kiểm toán Cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn nhưsau: lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểmtoán, hoàn thành cuộc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán. Trong đó lập kếhoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trongmỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lí cũng như những điều kiện cầnthiết khác cho kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tớichất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 300: “Lập kế hoạch kiểm toán phảiđược lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thíchhợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, pháthiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được tiếnhành đúng thời hạn". Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc chotrợ lí kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán.Như vậy trên mức độ trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ chotừng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở toàn bộBCTC cũng như từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toánvà xây dựng chương trình cho từng khoản mục. Công việc này được gọi là đánh giárủi ro kiểm toán. Đánh giá rủi ro là vấn đề hết sức quan trọng và có ảnh hưởng lớnđến chất lượng của mọi cuộc kiểm toán. Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần đánh giá tổng thể rủi rokiểm toán căn cứ vào hiểu biết của KTV về đặc điểm kinh doanh của khách hàngcũng như tìm hiểu về ngành nghề, quản lý môi trường kiểm soát và hoạt động. Sựđánh giá như vậy cung cấp thông tin sơ bộ về chiến lược chung đối với hợp đồngkiểm toán, nhân sự cần thiết cho nhóm kiểm toán, thời gian kiểm toán và khuôn khổđánh giá rủi ro kiểm toán ở từng giai đoạn, từng loại nghiệp vụ và từng số dư tàikhoản và cuối cùng là thiết kế các thủ tục thích hợp cho các khoản mục trên BCTC Thực trạng hoạt động tài chính cũng như hiệu quả nghiệp vụ là vấn đề rất rộngvà trên thực tế không thể kiểm toán được tất cả các thông tin đã thu được và chưaSVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 9 • 10.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAIthu được của hoạt động tài chính và nghiệp vụ phải kiểm toán. Mặt khác, người sửdụng thông tin cũng chỉ quan tâm đến bản chất của thực trạng hoạt động tài chínhvà hiệu quả hoạt động. Điều đó dẫn tới tính tất yếu phải lựa chọn nội dung, phươngpháp, thủ tục kiểm toán tối ưu để vừa đánh giá đúng bản chất đối tượng kiểm toán,vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của người quan tâm với giá phí kiểm toán thấp trên cơsở thực hiện đủ những thủ tục kiểm toán cần thiết. ϖ Giai đọan tiền kế hoạch: Việc đánh giá rủi ro sẽ giúp KTV trong việc ra quyết định: - Tiếp nhận hay từ chối khách hàng mới, duy trì hay chấm dứt quan hệ vớinhững khách hàng cũ. - Ước lượng khối lượng công việc phải thực hiện để sắp xếp thời gian kiểmtoán, phân công KTV cũng như dự kiến về phí kiểm toán. ϖ Giai đoạn lập kế hoạch: Đánh giá rủi ro sẽ giúp KTV: - Giới hạn phạm vi của công việc kiểm toán ở mức độ cần thiết để vừa tiết kiệmđược thời gian vừa đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm toán với mức phí hợplý và cạnh tranh. - Xác định được những khoản mục chứa đựng rủi ro cao, từ đó tập trung nguồnlực để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán. Công việc đánh giá rủi ro kiểm toán là rất quan trọng và cần phải được thựchiện bởi những kiểm toán viên có trình độ cao. ϖ Giai đoạn thực hiện kiểm toán: - Mức rủi ro đã được đánh giá ở các giai đoạn trước là cơ sở để tiến hành cácthủ tục kiểm toán theo đúng trọng tâm. - Việc tiếp tục đánh giá rủi ro trong giai đoạn này dựa trên việc bám sát cácdấu hiệu cho thấy rủi ro gia tăng và mở rộng các thử nghiệm kiểm toán một cáchtương ứng giúp KTV đảm bảo hợp lý rằng các sai sót đã không bị bỏ sót. - Giúp cho công việc kiểm toán vào những năm kế tiếp. ϖ Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: - Làm cơ sở cho việc soát xét lại hồ sơ kiểm toán và các công việc đã hoànthành, qua đó đảm bảo chất lượng họat động kiểm toán. Ngoài những ý nghĩa đó thì việc đánh giá rủi ro kiểm toán là một quy định bắtbuộc của chuẩn mực kiểm toán mà các công ty kiểm toán tuân theo. “KTV phải sửdụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xácđịnh các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức cóthể chấp nhận được” (VSA 400 đoạn 2).SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 10 • 11.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI 3.3 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC 3.3.1.Xác định rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được là mức rủi ro tối đa mà KTV dự kiến có thể chấp nhận được nếu rủi ro ấy thực tế xảy ra. Trong một lĩnh vực phải chịu nhiều sự cạnh tranh như nghề kiểm toán, việc có và giữ được một khách hàng tuy có thể khó khăn, thế nhưng KTV vẫn cần thận trọng khi quyết định tiếp nhận khách hàng. Bởi lẽ, rủi ro phải gánh trách nhiệm pháp lý của KTV rất cao, do đó nếu nhận kiểm toán cho những khách hàng thiếu trung thực hay có rủi ro quá cao, hoặc thường tranh luận về phạm vi kiểm toán và giá phí, KTV có thể gặp phải những bất lợi nghiêm trọng trong tương lai. Chẳng hạn, những thiệt hại có thể định lượng được mà KTV và công ty kiểm toán phải gánh chịu khi bị Tòa án phát quyết phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng hoặc những thiệt hại không thể định lượng được như KTV và công ty kiểm toán sẽ mất uy tín hành nghề từ những sai phạm đó. Công việc đầu tiên của KTV là phải thu thập thông tin cơ bản về khách hàng để đánh giá sơ bộ rủi ro của khách hàng đó. Việc đánh giá rủi ro như thế có ý nghĩa quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận khách hàng mà còn ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kiểm toán nếu hợp đồng đó được chấp nhận, ngoài ra nó còn giúp xác định quy mô và tính chất phức tạp của công việc để xác định mức phí và nhân sự thực hiện kiểm toán. ϖ Thông tin cơ bản mà KTV cần thu thập là: -Thông tin liên quan đến bản chất của doanh nghiệp như: Loại hình doanhnghiệp, sản phẩm và dịch vụ cung cấp, cấu trúc bộ máy quản lý, tình hình tài chính,khả năng quản lý, tính chính trực của ban lãnh đạo công ty… -Thông tin liên quan đến các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như: môi trườngkinh doanh, đặc điểm ngành nghề, tác động của thị trường, xu hướng phát triển chungcủa nền kinh tế… -Thông tin về các bên liên quan với doanh nghiệp như: khách hàng, nhà cungcấp, các bên thứ ba (ngân hàng, nhà đầu tư, cơ quan chính quyền)… Nếu là khách hàng củ thì KTV không cần thu thập lại thông tin trên mà chỉ cần thu thập thêm những thay đổi của khách hàng trong năm kiểm toán mới. ϖ Kết luận rủi ro của khách hàng: Dựa vào thông tin thu thập, KTV nghiên cứu và phân tích sơ bộ tình hình tài chính của đơn vị, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu và rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để quyết định có nhận lời kiểm toán không. SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 11 • 12.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI3.3.2.Đánh giá rủi ro tiềm tàng Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng là một công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực nhất củaviệc lập kế hoạch kiểm toán. KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát được rủiro này họ chỉ có thể đánh giá chúng. KTV phải dựa vào xét đoán chuyên môn củamình để đánh giá rủi ro tiềm tàng dựa trên những nhân tố chủ yếu sau: ϖ Trên phương diện BCTC: Một là, đặc điểm nhân sự của Ban Giám Đốc Sự liêm khiết, trình độ và kinh nghiệm của Ban Giám Đốc cũng như sự thayđổi thay đổi thành phần Ban quản lý trong niên độ kế toán. Trong đó đặc biệt lưu ýđến vai trò của người lãnh đạo cao nhất, vì đây là người có quyền quyết định phầnlớn các chính sách của doanh nghiệp và có ảnh hưởng trọng yếu đến hầu hết cáchoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp được lãnh đạo bởi một người thiếutrung thực, có những biểu hiện gian lận hoặc doanh nghiệp đó thường xuyên thayđổi nhân sự trong Ban Giám Đốc thì KTV phải đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức độcao. Hai là, đặc điểm nhân sự của phòng kế toán: Trình độ và kinh nghiệm của kế toán trưởng, của các thành viên chủ yếu trongphòng kế toán có liên quan trực tiếp đến quá trình tập hợp, xử lý và cung cấp thôngtin trên BCTC. Ba là, áp lực đối với Ban Giám Đốc và Kế toán trưởng KTV cần xem xét, đánh giá liệu Ban Giám Đốc và Kế toán trưởng doanhnghiệp có bị áp lực phải công bố BCTC sai sự thật. Chẳng hạn, doanh nghiệp thựctế kinh doanh thua lỗ liên tục, mất khả năng thanh toán, không được các ngân hàngtruyền thống tiếp tục cho vay nên dự kiến phát hành trái phiếu để huy động vốn.Với áp lực này thì có khả năng dẫn đến việc trình bày BCTC sai sự thật về các chỉtiêu doanh thu, chi phí, lãi lỗ và khả năng thanh toán các khoản nợ. Bốn là, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp như: quy trình công nghệ, cơ cấu vốn,các đơn vị phụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa vụ có ảnh hưởng đếnmức độ rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một doanh nghiệp có quytrình công nghệ lạc hậu thì khả năng trình bày giá vốn hàng tồn kho là thành phẩmsản xuất có thể không đúng theo nguyên tắc thận trọng; một doanh nghiệp có nhiềuđơn vị phụ thuộc, hoạt động trên địa bàn rộng thì có khả năng cập nhật, tổng hợp sốliệu có nhiều sai sót Năm là, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệpSVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 12 • 13.  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI Những biến động về kinh tế, cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua, thịtrường bán cũng tác động đến rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệphoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, mất dần thị phần thì KTV phảiđánh giá rủi ro tiềm tàng là rất cao để thiết lập các thủ tục kiểm toán. Sáu là, hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn: Trong cáchợp đồng kiểm toán lần đầu, KTV thường thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm vềcác sai sót của khách hàng nên họ thường đánh giá rủi [...]... thức.2.2 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toánBCTC Tại AAC quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch ược quy định như sau:SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 25 • 26 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI Đầu tiên, KTV thiết lập một mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được chotừng hợp đồng kiểm toán Mức rủi ro này sẽ được áp dụng cho... soát.3.3.4.Xác định rủi ro phát hiện Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì mức rủi ro phát hiện được đánh giásau cùng khi việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện đã thực hiên xong Rủi ro phát hiện được xác định dựa vào mô hình rủi ro kiểm toán AR DR = IR x CR Thông qua việc tính toán rủi ro phát hiện, KTV sẽ xác định thủ tục kiểm toánvà số lượng bằng chứng cần thu thập để rủi ro phát hiện... KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC1 Ưu điểm  AAC đã xây dựng được một quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán cụ thể Điều này đã giúp KTV của công ty giảm thiểu được rủi ro trong quá trình kiểm toán một khách hàng nào đó  Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán của AAC được xây dựng dựa trên việc... thái độ hoài nghi nghề nghiệp  Rủi ro kiểm toán được đánh giá đầy đủ ở cả ba bộ phận là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro kết hợp; ở cả hai mức độ tổng thể BCTC và từng cơ sở dẫn liệu của từng số dư tài khoản hay nghiệp vụ.2 Một số vấn đề còn tồn tại Bên cạnh những ưu điểm trong công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai oạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC mà AAC đã xây dựng và thực hiện thì... Mẫu C11 0trong giai đoạn thực hiện " Rủi ro kiểm soát ở mức độ khoản mục được đánh giá ởmức thấp Rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục liên quan đến chu trình được trình bàyở bảng xác định rủi ro phát hiện ở phần dưới.2.3.2.4 Xác định rủi ro phát hiện Sau khi đã đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV sẽ tiến hànhtổng hợp những đánh giá đó và vận dụng ma trận rủi ro để đánh giá rủi ro phát... của đơn vị chưa hợp lý sẽ chứa đựng rủi ro tiềm tàng ở mức cao Bảng tổng hợp về đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức độ khoản mục được trình bày cùng bảng xác định rủi ro phát hiện ở phần dưới.SVTH: PHÙNG THỊ PHƯƠNG THẢO Trang 37 • 38 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI2.3.2.3 Đánh giá rủi ro kiểm soát trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toánBCTCa Đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện tổng... về rủi Trung bình Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao Cao nhất ro tiềm tàng Trong đó: Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được chia thành ba mức: Thấp, trungbình và cao Rủi ro phát hiện được chia làm năm mức: Thấp nhất, thấp, trung bình, cao vàcao nhất Thông qua mỗi mức độ đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, thìKTV sẽ tính toán được mức độ của rủi ro phát hiện để sao cho mức rủi. .. môi trườngkiểm soát tốt, ít có rủi ro ϖ Về quy trình đánh giá rủi ro: KTV đặt các câu hỏi về rủi ro kinh doanh liên quan đến BCTC Các nhà quảnlý trong Công ty Cổ phần X có xác định rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC.Doanh nghiệp đã thực hiện ước tính ảnh hưởng về mặt tài chính, có đánh giá khảnăng xảy ra rủi ro kinh doanh Quy trình đánh giá rủi ro tốt, ít xảy ra rủi ro ϖ Về giám sát các hoạt động... phát hiện không vượt quá mức chấpnhận được Rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủiro kiểm soát Các loại rủi ro này thay đổi theo từng khoản mục nên rủi ro phát hiệncũng thay đổi theo từng khoản mục trên BCTC Mối quan hệ giữa các loại rủi ro ược thể hiện qua bảng sau: Bảng : Mối quan hệ giữa các loại rủi ro Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá... khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng theo mẫu A110 Xem xét chấp nhận khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng theo mẫu A120 (xem Phụ lục 1) 2.2.2 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 2.2.2.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện tổng thể BCTC Theo AAC khi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho tổng thể BCTC cần chú trọng những vấn đề sau: Một là, đặc điểm hoạt động của doanh . trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toánBCTC Tại AAC quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch ược quy. định rủi ro phát hiện Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì mức rủi ro phát hiện được đánh giásau cùng khi việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro

Ngày đăng: 23/02/2014, 14:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w