Vì vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh, một trong những giải pháp của các ngân hàng thương mại Việt Nam đó là cần tăng vốn chủ sở hữu của mình, có như vậy mới có thể đứng vững trên sân c
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCTT: Cán cân thanh toán
CCVL : Cán cân vãng lai
CGVL : Chuyển giao vãng lai
TTCK : Thị trường chứng khoán
TK : Tài khoản
XK : Xuất khẩu
NK : Nhập khẩu
TSN : Tài sản Nợ
TSC : Tài sản Có
Trang 4LỜI MỞ
A Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO là mở cửa dần lĩnh vực tài chính- ngân hàng và sự hiện diện của những tập đoàn ngân hàng đầu thế giới như Citibank, HSBC, ANZ… thì lĩnh vực tài chính- ngân hàng của Việt Nam sẽ trở nên rất sôi động Các tổ chức tài chính nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng lớn trên thế giới sẽ lần lượt tăng thêm ảnh hưởng của mình tại Việt Nam với những công nghệ, sản phẩm dịch vụ mới và hiện đại, tạo nên một thế lực cạnh tranh lớn đối với các ngân hàng trong nước Vì vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh, một trong những giải pháp của các ngân hàng thương mại Việt Nam đó là cần tăng vốn chủ sở hữu của mình, có như vậy mới có thể đứng vững trên sân chơi toàn cầu này.Sacombank chính thức thành lập trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp
và sáp nhập ba Hợp tác xã tín dụng Tân Bình- Thành Công- Lữ Gia Khởi đầu từ số vốn điều lệ
là 3 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động chủ yếu ở các quận ven, phạm vi kinh doanh đơn điệu Ông Đặng Văn Thành- Chủ tịch Sacombank- cho rằng vốn 3 tỷ đồng là quá nhỏ cho hoạt động của một ngân hàng Trong khi vốn chủ sở hữu là thước đo cho tiềm lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng Nếu ngân hàng có thể hoạt động và lớn mạnh như một cây cổ thụ, thì vốn chủ sở hữu chính là rễ của cái cây đó Không chỉ tạo cơ sở hình thành và điều kiện mở rộng cho ngân hàng, trong suốt quá trình hoạt động, nguồn vốn ấy luôn đóng vai trò là tấm đệm chống đỡ mọi tổn thất đến từ lĩnh vực kinh doanh chứa đựng đầy rủi ro này Có thể nói, vốn chủ sở hữu là xuất phát điểm đầu tiên, và cũng là cứu cánh cuối cùng cho mọi ngân hàng duy trì được sự tồn tại và phát triển của mình Một mức vốn chủ sở hữu đủ lớn sẽ giúp tránh được những vụ phá sản ngân hàng hay một tai họa đem lại ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế
Ước mơ phát triển Sacombank trở thành một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam cùng với những yêu cầu khách quan khác, do đó lãnh đạo ngân hàng đã nhấn mạnh với các
cổ đông là phải tăng vốn và tìm phương pháp tăng vốn mới giải quyết được những vấn đề trên
Trong suốt thời kỳ 1992- 2007 Sacombank có tổng cộng 26 lần phát hành cổ phiếu để tăng vốn
Đa số các lầnSacombank không gặp khó khăn gì như kế hoạch đề ra Tuy nhiên, có hai đợt phát hành khiến Sacombank thực sự gặp khó khăn Thứ nhất, là đợt phát hành nhằm tăng vốn lên 47
tỷ đồng trong năm 1996 và thứ hai là đợt phát hành để tăng vốn lên 5.115 tỷ đồng năm 2008
Trang 5Nắm bắt được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, với những kiến thức đã học, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu về việc tăng vốn của Sacombank.
A Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ lý luận tăng vốn của NHTM, chuyên đề sẽ phân tích, đánh giá kế hoạch tăng vốn của NHTM CP Sacombank, chỉ ra những khó khăn cũng như đề xuất giải pháp phù hợp để góp phần tăng vốn điều lệ theo như lộ trình tăng vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ phân tích việc tăng vốn để đáp ứng tiêu chuẩn của Basel
về vốn trong hoạt động ngân hàng của Sacombank
C Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Tham khảo, tổng hợp thông tin từ báo, tạp chí khoa học, internet,… và các tài liệu liên quan đến lĩnh vực ngân hàng Đồng thời, thu thập các số liệu báo cáo hàng năm do ngân hàng Sacombank cung cấp
Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp tổng hợp, tư duy logic kinh tế với các chỉ số tài chính có sẵn trong các tài liệu nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các vần đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu
D Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Phạm vi nghiên cứu: Thời kì 1992-2008, đặc biệt vào năm 1996 và 2008
E Một số khó khăn - hạn chế
Do phạm vi nghiên cứu là giai đoạn 1991 – 2008 nên có sự khó khăn trong khâu truy tìm số
liệu, thông tin, đặc biệt giai đoạn này là giai đoạn mà việc công khai và minh bạch thông tin chưa trở thành một quy định có tính triệt để và thông lệ của các ngân hàng Việt Nam
Bên cạnh đó, do những hạn chế về mặt nguồn lực và thời gian nênbài tiểu luận vẫn còn nhiều thiếu sót khó lòng tránh khỏi
F Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 PHẦN chính:
PHẦN I: TỔNG QUAN
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TĂNG VỐN, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
PHẦN III: SỰ CẢI THIỆN TỶ LỆ NGUÔN VỐN THEO YÊU CẦU CỦA HIỆP ĐỊNH
BASEL
NỘI DUNG
Trang 6PHẦN 1: TỔNG QUAN
I Giới thiệu tổng quan về Sacombank 1
a Các mốc sự kiện
21/12/1991: Sacombank là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại
TP.HCM từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triền kinh tế Gò Vấp cùng với 3 HTX tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia
1993: Mở chi nhánh Hà Nội, tạo buớc tiến dột phá trên thị truờng miền Bắc.
1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ
phiếu để huy động vốn
2001: Là ngân hàng đầu tiên tiếp nhận vốn góp từ cổ đông nước ngoài.
2003: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, Sacombank là DN Việt Nam đầu tiên được phép thành
lập Công ty liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt nam (VietFund Management – VFM), là liên doanh giữa Sacombank và Dragon Capital
2006: Là ngân hàng TMCP Việt Nam đầu tiên Niêm Yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng
2008: Khai trương hoạt động chi nhánh Lào, bước đầu chinh phục thị trường Đông Dương.
b Tầm nhìn
-Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực
c Sứ mệnh
-Không ngừng tối đa hoá giá trị gia tăng của khách hàng, cổ đông;
-Mang lại giá trị ve è nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho nhân viên;
-Góp phần vào sự phát triền chung của xã hội và cộng đồng
d Giá trị cốt lõi
-Luôn luôn đổi mới, năng động và sáng tạo;
- Nâng cao trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội;
-Tạo dựng sự khác biệt
Trang 7II Thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam 2
-Đây là giai đoạn cải tổ và phát triền mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm gia tăng sức cạnh tranh trong một thị trường mở, liên thông với thị trường thế giới
-Năm 2001, Chính phủ bắt đầu những nổ lực cải cách mạnh mẽ tập trung và việc tái cơ cấu các NHTMQD (VCB, ICB, BIDV và ARDB), thực hiện theo ba mảng chính:
Tái cấp vốn theo từng bước và có điều kiện từ các quỹ xã hội để cải thiện nguồn lực tài chính và hệ số an toàn vốn (CAR);
Từng bước loại bỏ các hình thức cho vay theo chỉ định và cho vay chính sách Các khoản vay chính sách được chuyển toàn bộ sang cho Ngân hàng Chính sách xã hội (thành lập năm 2003) đảm nhận;
Cải thiện tiêu chuẩn công bố và kế toán bằng cách áp dụng kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế (IAS); thực hiện phân loại nợ và tích lập dự phòng theo tiêu chuẩn quốc tế
-Năm 2005, NHNN ban hành các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động ngân hàng như: CAR, tỷ số thanh khoản, phân loại và trích lập dự phòng; đưa ra kỳ hạn thực hiện tiêu chuẩn Basel II và yêu cầu đảm bảo CAR đạt từ 8% trở lên cho tất cả các NHTM vào năm 2010
-Để đảm bảo lộ trình này, các NHTM cổ phần đồng loạt tăng vốn dưới nhiều hình thức, trong
đó bao gồm cả huy động vốn trên thị trường chứng khoán Tháng 4/2006, Sacombank chính thức lên sàn, trở thành NHTM CP đầu tiên của Việt Nam niêm yết trên sàn TP.HCM và cũng là ngân hàng có mức vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống các NHTM Cp Việt Nam Năm 2005, Chính phủ đưa ra kế hoạch cổ phần hoá các NHTM QD
Với mục tiêu chính là trở thành một ngân hàng lớn hơn và đứng đầu trong ngành ngân hàng, ngân hàng Sacombank đã nhận thức rõ vai trò của việc tăng vốn ngay từ những ngày đầu thành lập ngân hàng Tuy nhiên, để đạt đi đến được quyết định tăng vốn là cả một quá trình, gặp nhiều khó khăn, phản bác, sau đây chúng ta sẽ cùng làm rõ.
Trang 8PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TĂNG VỐN, NHỮNG KHÓ KHĂN
VÀ GIẢI PHÁP
I Thực trạng công tác tăng vốn của Sacombank
1 Phân tích lý do ủng hộ và lý do phản đối đề nghị tăng vốn
Thứ hai, trong thời điểm này quá nhiều trường hợp các hợp tác tín dụng đã thất bại trong
việc mở rộng thành công ty lớn hơn cũng như trường hợp điển hình như Minh Phụng Epco.
-Trong lĩnh vực tín dụng, nếu như năm 1985 cả nước có 7.160 cơ sở hợp tác xã tín dụng nông thôn thì đến năm 1990, về cơ bản bị xoá bỏ hoặc tan rã; đến năm 1992 chỉ còn 200 hợp tác xã tín dụng hoạt động ở mức thấp Việc thành lập Sacombank trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập ba Hợp tác xã tín dụng Tân Bình- Thành Công – Lữ Gia là một bước đi cực kỳ rủi ro và không đảm bảo thành công
-Tiếp đó là một trường hợp điển hình Minh Phụng EpcoVụ án đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho một số bên liên quan, đặc biệt là các ngân hàng cấp tín dụng, với số tài sản, tiền phải thi hành án gần 6.000 tỷ đồng, nhưng tới nay còn khoảng 3.000 tỷ chưa thi hành được Cụ thể, cả hai công ty Epco và Minh Phụng phải bồi thường và thanh toán các khoản nợ cho 6 ngân hàng gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank, nay làVietinbank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần Gia Định, tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng và 32,6 triệu USD
Trang 9-Vụ Minh Phụng Epco cho thấy đối với các NHTM, kinh doanh ngân hàng là loại kinh doanh chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, nâng cao năng lực quản trị rủi ro được coi là vấn đề cốt lõi.
Thứ ba: Mở rộng hoạt động của Sacombank dân đế tình trạng khó kiểm soát hoạt động.
-Nhóm cổ đông này cho rằng việc quản lý của Sacombank sẽ trở nên kém hiệu quả và mất khả năng kiểm soát nếu tăng vốn quá nhiều cho việc mở rộng quy mô Họ cho rằng công ty có quy mô lớn sẽ không thích hợp ở Việt Nam, nơi mà kỹ năng quản lý chưa phát triển lắm Triết lý của nhóm cổ đông này là quy mô càng nhỏ quản lý càng hiệu quả
-Hơn thế nữa, nguồn nhân lực trong lĩnh vực của NH còn rất hạn chế Chất lượng cán bộ TC-NH chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực chưa cao Do đó, việc huy động vốn nhằm tăng quy mô là quá mạo hiểm, gây nên tình trạng khó kiểm soát và vận hành bộ máy quản lý
Xét về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, nhóm cổ đông này đưa ra ý kiến khá hợp lý đặc biệt đối với thực tiễn quản lý hiện tại ở Việt Nam.
b Lý do ủng hộ tăng vốn
Thứ nhất, Sacombank cần tăng vốn để tiến hàng hiện đại hóa các giao dịch ngân hàng và cải
thiện khả năng cạnh tranh
-Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính ngày càng lớn và yêu cầu đòi hỏi của người sử dụng cũng ngày càng cao và đặc biệt
là do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, dịch vụ ngân hàng không ngừng được cải tiến và các dịch vụ hiện đại đã ra đời Bên cạnh đó, năm 2004 khi Thủ tướng tiến hành chi hơn 110 triệu USD để hiện đại hóa phần lớn các ngân hàng quốc doanh, để tăng sức cạnh tranh đòi hỏi Sacombank phải huy động nguồn vốn tiến hành xây dựng lộ trình hiện đại hóa ngân hàng đáp ứng nhu cầu khách hàng, cải tiến nghiệp vụ phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam
-Hậu quả của việc chậm trễ trong quá trình hiện đại hoá ngân hàng
+Ngân hàng đã không thể nào ứng dụng và phát triển nhanh các sản phẩm dịch
vụ, quanh quẩn chỉ có các sản phẩm tiền gởi, tiền vay
+Chi phí quản lý tăng nhanh
+Sự quá tải trong giao dịch tại ngân hàng
Trang 10+Việc phân bổ nghiệp vụ chồng chéo không khoa học làm cho việc quản lý, thiết
kế đưa ra các sản phẩm dịch vụ gặp rất nhiều khó khăn
-Và các hậu quả nghiêm trọng khác, điều này chứng tỏ rằng Sacombank không thể không tiến hành tăng vốn nhằm hiện đại hóa ngân hàng
Thứ hai, nhu cầu vốn đề mở rộng và phát triển mạng lưới chi nhánh của Sacombank
-Theo thống kê, Vietcombank đã có hơn 190 chi nhánh, Agribank hơn 2300 chi nhánh, BIDV hơn 180 chi nhánh
-Bên cạnh đó, một trong bảy điều kiện là Số chi nhánh ngân hàng thương mại được mở
phải đảm bảo theo công thức: 200 tỷ x N1 + 100 tỷ x N2 + C1 + C2 < C (C là vốn điều lệ của
ngân hàng thương mại (tính bằng tỷ đồng Việt Nam; N1 là số sở giao dịch, chi nhánh đã mở
và đề nghị mở tại thành phố Hà Nội và Tp.HCM; N2 là số sở giao dịch, chi nhánh đã mở và
đề nghị mở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngoài thành phố Hà Nội và Tp.HCM; C1: khoản vốn góp, mua cổ phần theo quy định hiện hành; C2: số vốn cấp cho đơn vị sự nghiệp)
-Như vậy để tăng sức cạnh tranh với các NHTM khác, cũng như yếu tố quyết định đến sự phát triển của NH là sự thuận tiện, nhanh chóng đòi hỏi phải có một mạng lưới rộng khắp cả nước, điều này nói lên rằng Sacombank muốn phát triển cần phải có một nguồn vốn hùng mạnh
Thứ ba, Sacombank cần tăng vốn để đáp ứng nhu cầu Hiệp định Basel
-Hiệp ước Basel quy định, yêu cầu về vốn tối thiểu đối với các ngân hàng Cùng với sự
phát triển kinh tế, các hiệp ước Basel cũng được hoàn thiện hơn, giúp các NH có thể tránh khỏi sụp đổ hay khủng hoảng tài chính; thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế
-Các nguyên tắc cơ bản của hiệp ước Basel :
+Nguyên tắc thứ nhất: Các ngân hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để
trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp
+Nguyên tắc thứ hai: Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về
những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này
Trang 11+Nguyên tắc thứ ba: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích
đáng theo nguyên tắc thị trường
Như vậy, để đảm bảo tính an toàn và vững chắc cho các hoạt động của một NH hiện đại, Sacombank phải tăng nguồn vốn, đảm bảo các khoản rủi ro gặp phải trong quá trình hoạt động
Thứ tư, tăng vốn giúp NH tạo thêm thu nhập cho cổ đông và tiếp cận công nghệ.
-Với sự phát triển và quản lí hiệu quả, Sacombank dần dần đang khẳng định mình trên ngành công nghiệp tài chính, đo đó giá thị trưởng của cổ phiếu đang ở mức cao, khi NH tiến hành tăng vốn bẳng cách phát hành thêm cổ phiếu tạp thêm thặng dư vốn cổ phần Mặc khác, việc bán chổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài có thể giúp Sacombank có lợi thế chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý tự các NH hàng đầu thế giới
2 Kết luận
Từ những phân tích trên, những ý kiến ủng hộ tăng vốn đã phần nào thể hiện được tính cấp thiết, quan trọng buộc Ngân hàng muốn phát triển, mở rộng hơn, cạnh tranh hơn, hội nhập thị trường toàn cầu trong tương lại thì không còn cách nào khác là phải tăng vốn Sacombank đã nhận thức được rằng những khó khăn, rủi ro sẽ luôn luôn tiềm ẩn, tuy nhiên một ngân hàng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình là phải biết đối mặt với khó khăn, rủi ro để quản trị chúng chứ không phải lãng tránh Và cho đến ngày hôm nay, với những thành quả hiện tại thì không ai có thể phủ nhận được việc tăng vốn là một trong những quyết định sáng suốt của Sacombank
Kể từ khi thành lập từ năm 1991, NH đã phát hành 26 đợt cổ phiếu giúp vốn tăng từ 3 tỷ lên 4.449 tỷ VND Các phương án mà Sacombank đã lựa chọn trong thời gian 1991-2007 như :
• Phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
• Phát hành cổ phiếu cho nhân viên chủ chốt
• Phát hành cổ phiếu cho cổ đông nước ngoài chủ chốt
• Phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư mới bao gồm các nhà đầu tư trong và ngoài nước
II Phân tích những khó khăn mà Sacombank phải đối mặt khi đưa ra kế hoạch tăng vốn trong năm 1996-2008 và giải pháp thực hiện
1 Tăng vốn năm 1996
a Kế hoạch tăng vốn Sacombank năm 1996
Trang 12- Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam vừa mở cửa, nguồn vốn là một nhu cầu bức bách để phát triển Riêng các ngân hàng thương mại cổ phần, tăng vốn trở thành yêu cầu sống còn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
- Tăng vốn để trở thành NH lớn hơn và đứng đầu trong ngàng NH
- Mở rộng và phát triển mạng lưới chi nhánh của Sacombank, từng bước hiện đại hóa tính chuyên nghiệp trong hoạt động
- Tăng vốn để đủ vốn đáp ứng yêu cầu của Hiệp định Basel
- Tăng vốn để đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, vốn điều lệ của tổ chức tín dụng ở đô thị
là 70 tỷ đồng
Đại hội cổ đông đã chấp nhận kế hoạch phát hành cổ phiếu mới để tăng nguồn vốn từ 23 tỷ lên
47 tỷ Để tăng 24 tỷ đồng Sacombank đã lên kế hoạch bán 24.000 cổ phiếu với mệnh giá 1 triệu đồng ra công chúng
b Phân tích khó khăn Sacombank gặp phải khi tăng vốn năm 1996
-Thực tế Sacombank phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá xuống còn 200.000đ/cổ
phiếu thay vì kế hoạch là 1.000.000đ/cổ phiếu Đây cũng là sự kiện Sacombank hoàn thành tăng
vốn điều lệ lên 71.000 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn vượt xa kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 47 tỷ Sacombank thu được những kết quả thành công như vậy tuy nhiên việc chào bán cổ phiếu đã gặp một số trở ngại:
Chính sách chia cổ tức của Sacombank với tỷ lệ thấp để dành vốn cho mục tiêu tái đầu tư,
không thu hút được nhà đầu tư
-Ban lãnh đạo ngân hàng nhìn nhận lĩnh vực ngành ngân hàng mới phát triển, có nhiều cơ hội đầu tư như mở rộng chi nhánh Trong khi Sacombank đang “đói vốn” trầm trọng, thì việc tăng vốn điều lệ bằng cách nào hay cách đó, miễn sao có vốn để giải tỏa cơn khát vốn Mặt khác, nguồn vốn nội sinh (thu nhập giữ lại) rẻ hơn so với vốn bên ngoài (phát hành cổ phiếu phổ thông mới), do đó việc tái đầu tư mở rộng chi nhánh thì ngân hàng sử dụng thu nhập giữ lại để tài trợ sẽ tốt hơn việc phát hành cổ phiếu mới
-Một số nhà đầu tư không đồng tình chính sách cổ tức thấp của Sacombank, bởi vì:
+ Trong lúc các hợp tác xã tín dụng sụp đổ và hệ thống ngân hàng thương mại quốc dân hầu như đối mặt với khủng hoảng Niềm tin của người gửi tiền bị tổn thương nghiêm trọng, họ chẳng mặn mà gửi tiền vào tổ chức tín dụng nhận tiền gửi Do đó, một số nhà đầu tư nhận định rằng: đầu tư vào ngân hàng có rủi ro cao
+ Nhà đầu tư muốn có thu nhập hiện thời, thích đầu tư vào cổ phiếu của những công ty trả cổ tức cao
+ Sự mất lòng tin của nhà đầu tư vào tương lai ngân hàng sẽ phát triển tốt đẹp hơn cũng như đối với những kế hoạch và dự án mà Sacombank đưa ra
Trang 13 Mệnh giá lúc đầu là 1 triệu đồng là quá cao khiến việc bán cổ phiếu ra công chúng khó
khăn hơn
-Sacombank là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu ra đại chúng Một số nhà đầu tư vẫn còn e ngại lĩnh vực ngân hàng đang còn mới và rủi ro cao, hơn nữa mệnh giá lớn càng khiến họ thận trọng hơn trong đầu tư
Bối cảnh kinh tế Việt Nam mới bắt đầu đang phát triển và hội nhập, đang còn khó khăn
-Tính đến năm 1996 đã có hơn 700 công ty nước ngoài thuộc 50 nước và vùng lãnh thổ với 1.474 dự án đầu tư vào Việt Nam trong tổng số vốn 21,5 tỉ USD Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ là vấn đề sớm hay muộn Nhưng thời điểm 1996, Sacombank phát hành cổ phiếu thì NĐT chủ yếu là trong nước
-Chính phủ ban hành nghị định chuyển đổi một số doanh nghiệp thành công ty cổ phần Trong lúc thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành, việc các công ty cổ phần huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu còn sẽ gặp nhiều khó khăn
c Biện pháp
-Mệnh giá lớn của cổ phiếu xem là rào cản nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào ngân hàng Khi Sacombank giảm mệnh giá cổ phiếu xuống còn 200.000đ/CP thì vốn điều lệ tăng lên 71 tỷ, vượt xa với kế hoạch Do đó phát hành cổ phiếu với mệnh giá thấp là biện pháp tối ưu trong việc huy động vốn, phù hợp với chiến lược duy trì tỷ lệ tăng trưởng cổ tức thấp của Sacombank Lúc này, mọi nhà đầu tư đều có thể mua cổ phiếu của ngân hàng, không riêng gì những NĐT có tiềm lực tài chính lớn
- Thay đổi chính sách cổ tức, tăng các lợi ích cho cổ đông để thu hút nhà đầu tư Có thể chia
cổ tức bằng cổ phiếu, vừa tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư đồng thời ngân hàng giữ lại được vốn từ chia cổ tức để tái đầu tư
-Củng cố niềm tin cho công chúng cũng như nhà đầu tư: như quảng cáo, đưa ra các chiến lược phát triển ngân hàng trong ngắn hạn và cả dài hạn có tính khả thi cao… nhằm lấy lại lòng tin của người dân và nhà đầu tư
-Xây dựng kênh tiếp cận giữa nhà đầu tư với ngân hàng, khi thị trường chứng khoán chưa đưa vào hoạt động thì sự tiếp xúc giữ NĐT với ngân hàng còn hạn chế Phổ biến, tuyên truyền, quảng cáo… ở nhiều địa điểm về kế hoạch phát hành cổ phiều mới trước một thời gian, sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn
Trang 14a Tình hình thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán thế giới
Những rối loạn lớn trên thị trường tín dụng bất động sản tại Mỹ (điển hình là vụ ngân hàng
Bear Stearns bị thâu tóm) đã khiến các chỉ số chứng khoán trên toàn thế giới suy giảm trong
những tháng đầu năm 2008 Niềm tin của giới đầu tư toàn cầu với thị trường chứng khoán nói
riêng và thị trường tài chính nói chung ngày càng xói mòn
Mặc dù các thị trường tài chính đã đạt được sự ổn định đôi chút vào tháng 4 và tháng 5 năm
2008 khi đồng USD phục hồi nhẹ và kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng 2,8% trong quý II/2008,
nhưng giá dầu tăng cao sau đó (tháng 6 và 7-2008) cùng với những đổ vỡ lớn trên thị trường tài
chính vào các tháng 10-11/2008 đã khiến các chỉ số chứng khoán tiếp tục lao dốc Các thị trường
chứng khoán khác tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và châu Á cũng đã chịu chung cảnh tụt dốc thảm
hại
Thị trường chứng khoán Việt Nam
Năm 2008 đánh dấu một năm không thành công của thị trường chứng khoán Việt Nam khi
chứng khoán của các công ty trên thị trường có mức giảm mạnh từ 65% đến 68%, đưa Việt Nam
trở thành một trong những thị trường giảm mạnh nhất khu vực Giá trị vốn hóa của chứng khoán
Việt Nam trên cả hai sàn mất hơn 268.000 tỷ đồng, tương đương 16 tỷ USD, chỉ số VN- index từ
hơn 1000 điểm giảm xuống còn 3003
Năm 2008, chính sách tiền tệ của NHNN luôn thay đổi, lãi suất cơ bản thay đổi 8 lần/năm4
Trong sáu tháng đầu năm 2008, chính sách thắt chặt tiền tệ do lạm phát và tình trạng nhập siêu
leo thang đã siết chặt dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán Nhưng sáu tháng cuối năm,
NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ do nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế
Bên cạnh đó, mối lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế sâu hơn khiến các nhà đầu tư tiếp tục
chuyển dòng vốn sang các kênh đầu tư khác cũng đã góp phần tạo ra thêm áp lực cho thị trường
Tiếp đó là sự lan rộng và trầm trọng hơn của cuộc khủng hoảng tín chấp Mỹ cũng như thế giới
trong nửa cuối năm tiếp tục kéo thị trường đi xuống sâu sau khi các chỉ số chứng khoán có dấu
hiệu hồi phục đầu quý III nhờ kinh tế trong nước bắt đầu ổn định Mặc dù không nằm trong tâm
của cuộc khủng hoảng nhưng kinh tế Việt Nam vẫn bị tác động gián tiếp do suy thoái toàn cầu
Trong đợt suy giảm này, nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng khi liên tục bán ra mạnh
3 Tham khảo số liệu ở phụ lục
HOẠTĐỘNGQuANHệN
Trang 15trái phiếu và cổ phiếu như một động cơ nhằm bảo toàn vốn đã góp phần đẩy thị trường giảm sâu hơn trước
Trong bối cảnh không được thuận lợi như vậy, Sacombank đã lấy ý kiến cổ đông về việc thay đổi kế hoạch tăng vốn điều lệ và phát hành cổ phiếu ra công chúng năm 2008 như sau:
- Hủy kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (20%/vốn cổ phần)
- Hủy kế hoạch phát hành cổ phiếu cho Cán bộ cốt cán của Ngân hàng (3 triệu cổ phiếu)
- Hủy kế hoạch phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài (gần 1,3 triệu cổ phiếu)
b Những khó khăn Sacombank gặp phải khi đưa ra kế hoạch tăng vốn năm 2008
Cổ phiếu ngân hàng không còn nhận được nhiều sự quan tâm
Ở hoàn cảnh TTCK giảm điểm, cung lớn hơn cầu do sự bán tháo của các nhà đầu tư Lúc này,
nếu Sacombank phát hành mới cổ phiếu thì tăng thêm cung trên thị trường, khiến cho giá cổ
phiếu tiếp tục giảm và TTCK chìm sâu thêm Nếu Sacombank giữ nguyên kế hoạch tăng vốn từ
4448,8 tỉ đồng lên 6.048,7 tỉ đồng thì số lượng cổ phiếu Sacombank phát hành thêm sẽ lớn hơn
so với kế hoạch do giá cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh, ảnh hưởng đến EPSsau này Chưa tính
đến việc Sacombank sử dụng vốn huy động có hiệu quả để bù lại chi phí huy động vốn hay không
Trì hoãn tăng vốn do giá cổ phiếu giảm
-Theo phương án trình đại hội cổ đông từ đầu năm, trong quý II và quý III/2008 có nhiều
NH tăng vốn, thế nhưng, đến hết quý II/2008, nhiều NH "vẫn án binh bất động" mà một trong những nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là tình hình TTCK còn phức tạp
-Vị thế của cổ phiếu ngân hàng thời điểm năm 2008 không còn được tôn sùng như cách đây
1 năm mặc dù bản thân ngành ngân hàng vẫn nằm trong số những ngành có tỷ lệ sinh lời cao nhất tại Việt Nam Cổ phiếu của các NHTM liên tục tụt dốc chung với Vn-Index dù là
NH có uy tín nhất hay NH có vốn điều lệ lớn nhất Như vậy, việc tăng vốn bằng phát hành
thêm cổ phiếu của các NHTM nói chung tại thời điểm này có thể sẽ không nhận được sự quan tâm, háo hức của các nhà đầu tư như đầu năm 2007.
-Những NH tăng vốn điều lệ từ kế hoạch phát hành thêm CP cho cổ đông hiện hữu với giá
ưu đãi mà cụ thể là Sacombank đã gặp phải nhiều khó khăn, nguyên nhân chính là do CPNH
Trang 16trong khi giá CP của Sacombank trên HOSE chỉ còn trên dưới 30.000 đồng/CP thì tính hấp dẫn của giá ưu đãi sẽ giảm ( Giá CP giảm làm giảm thặng dư vốn cổ phần dự kiến của NH,
Sacombank sẽ huy động được ít vốn hơn và giảm lợi ích của cổ đông hiện hữu khi tăng vốn)
-Bên cạnh đó, nếu việc tăng vốn trong khi không tăng được quy mô hoạt động, không giúp
tăng lợi nhuận cho ngân hàng sẽ đẩy ban lãnh đạo ngân hàng trước áp lực tỷ lệ cổ tức rất cao.
Từ những khó khăn kể trên, mà bắt nguồn là từ việc sụt giảm của TTCK Việt Nam đã làm kế
hoạch tăng vốn điều lệ lên 6.048 tỷ đồng của Sacombank được thông qua trong kỳ họp ĐHCĐ thường niên giữa tháng 3/2007 bị hoãn lại, trước mắt chỉ thực hiện kế hoạch chia cổ tức năm
2007 là 15%
Sự tăng thêm của hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng ra thị trường
Tính đến cuối tháng 3/2008, cả nước có 33 ngân hàng TMCP đô thị, với tổng vốn điều
lệ 45.144 tỷ đồng Làm một phép tính: nếu các ngân hàng đều lấy mức tăng bình quân khoảng 80% vốn hiện có, thì năm 2008, các ngân hàng TMCP đô thị sẽ phát hành thêm khoảng 36.000 tỷ đồng, cũng có nghĩa là có thêm 3,6 tỷ cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng) được đổ ra thị trường Con số này trên thực tế có thể còn lớn hơn, bởi các ngân hàng tăng vốn khá mạnh tay (Ngân hàng TMCP Á Châu có kế hoạch tăng vốn từ 5.805,7
tỷ đồng hiện tại lên 6.355 tỷ đồng vào cuối năm 2008, mức tăng lên đến 141% so với thời điểm đầu năm 2008; Eximbank trình Đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn từ 2.800 tỷ đồng lên 7.400 tỷ đồng, mức tăng 164%; Ngân hàng TMCP Đông Á có kế hoạch tăng vốn từ 1.600 tỷ đồng lên 3.400 tỷ đồng, tăng 112% )
Vấn đề đặt ra là, ai sẽ sở hữu hàng tỷ cổ phiếu phát hành thêm của các ngân hàng thương mại cổ phần? Đây là câu hỏi không dễ trả lời, nhất là trong bối cảnh thời “vàng
son” của các ngân hàng dường như không còn; thị trường tài chính – tiền tệ đang gặp nhiều khó khăn; nhà đầu tư vô vọng tìm kiếm niềm tin với thị trường chứng khoán đang bị thất lạc đâu đó
Vốn tự có tăng nhanh nhưng thu nhập không tăng nhanh tương ứng làm nản
lòng các nhà đầu tư