Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
350,55 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
Kinh tếViệtNamsaukhinămgianhậpWTO và
hướng giảiquyếtnhữngvấnđềcòntồn tại
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện:
THS TRẦN THỊ GIANG VÕ THỊ BÔNG
VÕ THỊ HỒNG
VÕ NHẬT THANH
PHẠM THỊ QUYÊN
PHAN CHÍ CƯỜNG
NGUYỄN VĂN CƯỜNG
HOÀNG THỊ TRANG
NGUYỄN THU TRÀ
Huế 5-2013
Mục lục
Phần I: Đặt vấn đề.
Vào nửa cuối của nhữngnăm 90 của thế kỷ trước, với đà phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, lực lượng sản xuất đã có bước
phát triển vượt bậc trên phạm vi toàn cầu. Các công ty xuyên quốc gia với tiềm lực tài
chính to lớn và khả năng công nghệ dồi dào gia tăng hoạt động.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và sự gia tăng hoạt động của các
công ty xuyên quốc gia là 2 yếu tố lớn tác động đến bức tranh kinhtế thế giới trong thời
đại ngày nay.
Trong nền kinhtế toàn cầu hoá, các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hoá và
dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nước này sang nước khác, thông qua các cam kết
mở cửa thị trường. Trên cơ sở đó,Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization) WTO ra đời.
Ngày 11/1/2007, ViệtNam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Gianhập WTO, ViệtNam có cơ hội phát triển hơn và gặt hái được những
thành công đáng kể.
Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Điều gì sẽ diễn ra khi chúng ta tham gia Tổ chức thương mại có quy mô toàn cầu này.
Đâu là cơ hội mà chúng ta có thể và cần phải tận dụng. Những thách thức nào mà chúng
ta phải nhận biết để vượt qua. Vàđể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức chúng ta phải
làm gì? Đó là lí do mà nhóm tôi chọn đềtài “ Kinhtế Việt NamsaukhigianhậpWTO và
hướng giảquyếtnhữngvấnđêcòntồn tại”
Phần II: Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
I. Toàn cầu hóa vànhững cấp độ liên kết kinhtế quốc tế
1. Khái niệm toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong
nền kinhtế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia,
các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu. Đặc
biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động
của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng.
Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo
theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin,văn hoá.
Toàn cầu hóa theo nghĩa rộng là các hoạt động vượt qua biên giới quốc gia, với
quy mô và quá trình thể hiện mạng ý nghĩa toàn thế giới.
Toàn cầu hóa được phản ảnh trên tất cả các khía cạnh của đời sống nhân loại như:
kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa
Toàn cầu hóa chính là sự phản ánh các quá trình hội nhậpkinhtế của các quốc gia.
2. Những cấp độ liên kết kinhtế quốc tế- biều hiện của mức độ hội nhậpkinh tế
2.1. Khu vực mậu dịch tự do
Khu vực mậu dịch tự do là hình thức và mức độ hội nhập đầu tiên và thấp nhất của
quá trình liên kết kinhtế khu vực, nó là cơ sở hình thành một liên minh kinhtế quốc tế
giữa các quốc gia trên cơ sở dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hàng hóa
và dịch vụ được dịch chuyển tự do giữa các nước.
2.2. Đồng minh thuế quan
Đồng minh thuế quan là hình thức liên kết cao hơn so với khu vực mậu dịch tự do,
trình độ liên kết cao hơn không chỉ thế ở việc loại bỏ các hạn chế thuế quan và các hạn
chế mậu dịch khác giữa các nước thành viên mà còn thiết lập biểu thuế quan chung của
khối với các nước ngoài liên minh.
2.3. Thị trường chung
Thị trường chung là hình thức liên kết cao hơn các hình thức trước đó, các nước
tham gia thị trường chung ngoài việc áp dụng các biện pháp giống như đồng minh thuế
quan trong buôn bán quốc tếcòn cho phép vốn và lao động được tự do di chuyển giữa
các nước, thông qua thành lập một thị trường thống nhât.
2.4. Liên minh tiền tệ
Liên minh tiền tệ là hình thức chủ yếu của liên kết kinhtế trên lĩnh vực tiền tệ. khi
tham gia vào liên minh này các nước phải phố hợp các chính sách tiền tệ với nhau và
thực thi một chính sách tiền tệ thống nhất trong toàn khối: thống nhất đồng tiền dữ trữ
khu vưc; thống nhất ngân hàng trung ương; và các giao dịch tiện tềvà thanh toán quốc tế
với các tổ chức tài chính thế giới.
2.5. Liên minh kinh tế
Liên minh kinhtế được thực hiện ở trình độ cao của liên kết kinh tế, thể hiện ở
việc hàng hóa, dịch vụ, sức lao động và vốn được di chuyển tự do giữa các quốc gia
thành viên và cùng thực hiện một chính sách thuế với các quốc gianằm ngoài khối.
Đó là năm cấp độ liên kết kinhtế theo mức độ tăng dần vàWTO là một dạng của
hình thức thứ 2 – Đồng minh thuế quan. Vì thế có thể nói mức độ hội nhậpkinhtế của
Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay đang ở cấp độ liên kết thứ 2.
II. WTO- tổ chức thương mại thế giới
1. Lịch sử hình thành của WTO
WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization) . WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều
chỉnh thương mại quốc tế của khung khổ tiền thân là GATT - Hiệp định chung về Thuế
quan Thương mại.
Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại
Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. Hiến
chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làm
tại Havana tháng 3 năm 1948. Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kì đã không phê chuẩn
hiến chương này. Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh
nghiệp Hoa Kì lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm
soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kì (Lisa
Wilkins, 1997).
ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại
quốc tếvẫntồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT
đóng vai trò là khung pháp lí chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần
50 nămsau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, kí kết thêm
nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết
thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho
GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở
rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức,
có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng
1 năm 1995.
2. Chức năng của WTO
WTO có các chức năng sau:
- Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO
-Diễn đàn đàm phán về thương mại
- Giảiquyết các tranh chấp về thương mại
- Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia
- Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
Chương 2: Nền kinhtếViệtNamsaukhigianhập WTO
I. Thực trạng nền kinhtếViệtNamsau 6 nămgianhập WTO
1. Tác động tích cực
1.1. Tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế
của ViệtNam luôn ở mức cao, bình quân 5 năm 2007 - 2011 đạt 7%/năm. Tổng số vốn
đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, đạt 42,9% GDP. Quy mô
GDP năm 2011 tính theo giá thực tế đạt 119 tỷ USD, gấp 3,3 lần so với năm 2000, GDP
bình quân theo đầu người đạt 1.300 USD Đây là những kết quả đáng khích lệ trong
những năm đầu gianhập WTO, là "bàn đạp” đểkinhtếViệtNam trỗi dậy, trở thành nền
kinh tế mạnh trong khu vực.
1.2. Tăng xuất khẩu
Sau 7 năm tham gia WTO, các hoạt động kinhtế đối ngoại là lĩnh vực đạt được
những bước phát triển mạnh mẽ nhất. Độ mở của nền kinhtếViệtNam ngày càng rộng,
với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng năm gấp khoảng 1,5 lần GDP thông qua sự
"bùng nổ" về xuất khẩu.
Sau 7 năm tham gia WTO, các hoạt động kinhtế đối ngoại là lĩnh vực đạt được
những bước phát triển mạnh mẽ nhất. Độ mở của nền kinhtếViệtNam ngày càng rộng,
với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng năm gấp khoảng 1,5 lần GDP thông qua sự
"bùng nổ" về xuất khẩu. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tốc độ tăng của xuất khẩu
Việt Nam trung bình trong 5 năm ở mức 19,52%/năm. Đáng chú ý, dù kinhtế đất nước
gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm 2010 xuất khẩu vẫn đạt 72,2 tỷ USD (tăng 26,4%)
và năm 2011 tăng lên 96,3 tỷ USD (tăng 33%), Tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, bao gồm: Khu vực kinh tế
trong nước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu
thô) đạt 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%. Bên cạnh đó, thị trường thương mại được mở rộng,
đến năm 2010 đã có 19 thị trường ViệtNam xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó
đầu bảng là Mỹ, đạt 14, 2 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản và Trung Quốc
Tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu đã thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ phân phối,
bán lẻ phát triển mạnh. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã hình thành và khẳng định
tên tuổi trên thị trường quốc tế.
1.3. Góp phần thu hút vốn đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng là lĩnh vực ghi nhận những thành tựu lớn.
Sau 7 nămgianhập WTO, ViệtNam đã thu hút mạnh mẽ FDI nhờ có môi trường ổn
định, minh bạch. Nếu như năm 2006, vốn FDI đăng ký đạt trên 10 tỷ USD thì tới năm
2008 đã tăng lên 64 tỷ USD, năm 2010 vànăm 2011 và 2012 mức thu hút có giảm hơn
chủ yếu do tác động chung của khủng hoảng kinhtế toàn cầu với mức 18 tỷ USD năm
2010, 15 tỷ USD trong năm 2011 , 13 tỷ USD Năm 2012. Cùng với FDI, viện trợ phát
triển chính thức (ODA) cũng đạt tăng trưởng cao với mức giải ngân tăng nhanh.
1.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng: Cơ cấu GDP theo thành phần kinhtếgiai đoạn 2005-2011
( Đơn vi%)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sơ bộ 2011
Kinh tế Nhà nước 47.1 45.7 37.2 28.6 34.8 38,1 38,9
Kinh tế ngoài nhà nước 38.0 38.1 38.5 40.0 39.5 36,1 35,2
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 14.9 16.2 24.3 31.4 25.7 29.8 25,9
Nguồn: NGTK 2011
Tỷ trọng cơ cấu GDP trong thành phần kinhtế Nhà nước giảm, tuy nhiên kinh tế
Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo,thúc đẩy nền kinhtế chung của ViệtNam phát triển .Tỷ
trọng nghành kinhtế ngoài nhà nước vàkinhtế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng
tăng. Đặc biệt khu vực kinhtế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11% từ năm 2005 (14,9%)
đến năm 2011 (25,9%)
1.5. Giảm tỷ lệ thất nghiệp và góp phần xóa đói giảm nghèo
Việc gianhậpWTO cũng đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến vấnđề việc
làm, đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của Việt Nam. Theo đó, từ 2007 đến nay,
bình quân mỗi năm lao động nông nghiệp giảm 65.000 người. Lao động công nghiệp tăng
nhanh hơn, mỗi năm tăng 624.000 người (so với 548.000 người thời kỳ trước). Lao động
dịch vụ tăng 623.000 người. Năm 2012, cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống 47,5% năm 2012;
khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 21,3% xuống 21,1%; khu vực dịch vụ tăng từ
30,3% lên 31,4%.
[...]... tổng thể tình hình kinhtế - xã hội ViệtNamsaunămnămgia nh Từ năm 2007 đến năm 2011, saunămnăm Việt Namgianhập tổ chức WTO, tăng trưởng GDP ch Giai đoạn đầu, từ 2007 đến giữa năm 2008, các chỉ tiêu kinhtế của ViệtNam đạt ở mức cao, tăng Chỉ có ngành nông, lâm, thủy sản tăng trưởng cao hơn chút ít so với mục tiêu với tăng trưởng bìn Bảng: Tỷ trọng GDP phân theo ngành kinhtế (giai đoạn 2006-2010)... 7 năm sau gianhập WTO, tình hình kinh tếViệtNam tiếp tục đối mặt với nhiều áp lực, từ nợ xấu đến lạm phát., lạm phát năm 2013 khó giữ ở mức 6% Tín dụng tăng trưởng thấp nhưng cung tiền (tổng tiền gửi và tiền lưu thông trong nền kinh tế) vẫn đang tăng rất cao, năm 2012 tăng 22% và 3 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng 3,5% II Những yếu kém còntồntại sau khigianhậpWTO Bên cạnh những thành công, thời gian... thời gian 5 năm tham giaWTO cũng đặt ra nhiều vấnđề đòi hỏi phải được quan tâm giảiquyết Trong đó có 3 vấnđề lớn mà ViệtNam chưa chuẩn bị tốt đó là thể chế, nguồn lực và hạ tầng 1 Thể chế Bên cạnh những thành công, thời gian 5 năm tham giaWTO cũng đặt ra nhiều vấnđề đòi hỏi phải được quan tâm giảiquyết Trong đó có 3 vấnđề lớn mà ViệtNam chưa chuẩn bị tốt đó là thể chế, nguồn lực và hạ tầng... phát Trong giai đoạn 2005-2011,lạm phát đang trở thành vấnđềđề nan giải đối với Việt Nam, năm 20 Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa của tình trạng lạm phát tạiViệtNam trong nhữngnăm qua, trước 2.3 Nền kinhtếdễ bị tổn thương Hậu WTO, cán cân thanh toán quốc tế có những diễn biến phức tạp, với quy mô lớn hơn trong giai đoạn trước đó Còn trong hệ thống ngân hàng, việc hội nhậpkinhtế quốc tếsâu rộng... lực và quy mô kinhtế tăng lên ViệtNam đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển Thành quả do việc gianhậpWTO chưa được như mong muốn Nguyên nhân sâu xa là cơ thể kinhtế nước ta vẫncòn yếu kém, chưa thể hấp thụ, chuyển hoá những cơ may thành hiện thực, trong khi đó chưa đào thải hết khó khăn do hội nhập mang vào Thời gian tới, ViệtNam sẽ thực hiện Chiến lược phát triển kinhtế - xã hội 10 năm. .. lực ViệtNam (EVN) vẫn giữ vai trò thống trị, phần nào gây ra những cản trở cho việc đầu tư trong lĩnh vực này Các nước vẫn chưa công nhận ViệtNam là một nền kinhtế thị trường thật sự, ít nhất là mãi cho đến năm 2018 ViệtNamvẫncòn là một nước nhập siêu, hàng nămViệtNam cần phải nhập khoảng 2 triệu tấn thép thanh, chiếm hơn 80% nhu cầu hàng năm của quốc gia Xét về một số chỉ số tài chính, Việt Nam. .. cách thể chế của ViệtNam theo hướng tự do hóa thương mại và đầu tư vẫn chưa được thúc đẩy hiệu quả, thể hiện ở chỗ thiếu tính hệ thống, thiếu minh bạch và thiếu ổn định Chất lượng khung pháp lý và quy định ở ViệtNamcòn thấp, dẫn tới các cách hiểu và áp dụng khác nhau Rất nhiều doanh giaViệtNam không am tường luật lệ và thủ tục (mới) của WTONhững luật lệ và thủ tục hiện hành của WTOcòn thay đổi... Cách đây 6 năm - ngày 1-1-2007, ViệtNam được kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Đó là thành công lớn sau hơn 11 năm kiên trì trên hành trình này, dấu mốc quan trọng nhất trong lộ trình hội nhập quốc tế 7 năm qua, dù tình hình biến động phức tạp khó lường, đặc biệt là hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinhtế toàn cầu, kinhtế vĩ mô ViệtNam cơ bản ổn... Trong bước đầu hội nhập WTO, giới kinh doanh ViệtNam gặp phải những cạnh tranh rất gay gắt vì giới quản lý cũng như nhân viên phải cấp kỳ lãnh hội cách làm ăn mới để thích hợp với thương trường WTO Nhiều nguy cơ thua đậm trong những vụ tranh chấp pháp lý Sự thay đổi trong luật lệ kinh doanh là thử thách lớn cho khu vực dịch vụ Việt Nam, không có vốn, không có công nghệ, và cũng chẳng có kinh nghiệm so... 2020 và Kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, với mục tiêu thực hiện những đột phá về cải cách thể chế; tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển; phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, cũng như đổi mới mô hình tăng trưởng kinhtế Đồng thời, ViệtNam sẽ phải thực hiện đầy đủ hơn các cam kết hội nhậpkinhtế quốc tế . HUẾ
ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
Kinh tế Việt Nam sau khi năm gia nhập WTO và
hướng giải quyết những vấn đề còn tồn tại
Giáo viên hướng dẫn Sinh. với các tổ chức quốc tế khác
Chương 2: Nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO
I. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam sau 6 năm gia nhập WTO
1. Tác động tích