1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH SÁCH THU hút đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào NGHỆ AN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO và ĐỊNH HƯỚNG đến năm 2020

85 1,5K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 380,49 KB

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, VAI TRÒ VÀ CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1 Khái niệm chính sách thu

Trang 1

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

ĐỀ TÀI :

CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGHỆ AN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

WTO VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Giảng viên hướng dẫn ThS LÊ TUẤN ANH

Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ NGỌC ÁNH

Hà nội, 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng chuyên đề thực tập này do chính tôi thực hiệndưới sự hướng dẫn của ThS Lê Tuấn Anh, các số liệu thu thập và kết quảphân tích trong chuyên đề là trung thực, không sao chép từ bất cứ đề tàinghiên cứu khoa học nào khác

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nội dung khoa học củachuyên đề này

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2015

Người thực hiện

Trần Thị Ngọc Ánh

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG 5

DANH MỤC BIỂU 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT 3

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3

1.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, VAI TRÒ VÀ CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3

1.1.1 Khái niệm chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.1.2 Nội dung của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.1.3 Vai trò của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 9

1.1.4 Chính sách thu hút FDI vào địa phương 11

1.2 KINH NGHIỆM CỦA CÁC TỈNH TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀ BÀI HỌC CHO NGHỆ AN 16

1.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương 16

1.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh 17

1.2.3 Bài học cho tỉnh Nghệ An 18

CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2007 - 2014 21

2.1 CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀO NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2007 -201421 2.1.1 Các chính sách áp dụng chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An 21

2.1.2 Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào khu kinh tế Đông Nam 25 2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN FDI VÀO NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2007 - 2014 26

Trang 4

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An ảnh hưởng

đến thu hút vốn FDI 26

2.2.2 Thực trạng hoạt động thu hút vốn FDI vào Nghệ An 30

2.2.3 Kết quả hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào Nghệ An giai đoạn 2007 – 2014 37

2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGHỆ AN 41

2.3.1 Thành công của chính sách thu hút FDI 41

2.3.2 Hạn chế của chính sách thu hút FDI 43

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế về chính sách thu hút FDI 45

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 47

3.1 ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGHỆ AN 47

3.1.1 Triển vọng của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An 47

3.1.2 Định hướng và mục tiêu của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An 50

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGHỆ AN 54

3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch 54

3.2.2 Chính sách đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ 56

3.2.3 Tổ chức bộ máy thực hiện 56

3.3 KIẾN NGHỊ 58

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 58

3.3.2 Kiến nghị với Tỉnh 60

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 5

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mức hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng theo quy mô tổng vốn đầu tư của các dự án có vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên trong các khu công nghiệp được đầu tư xây dựng chưa hoàn chỉnh 22 Bảng 2.2: Mức hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng theo tổng giá trị san lấp đối với các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp 22 Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của Nghệ An giai đoạn 2007 - 2014 28 Bảng 2.4: Số dự án, vốn đăng ký, vốn thực hiện của hoạt động thu hút FDI vào Nghệ An và Việt Nam giai đoạn 2007- 2014 30 Bảng 2.5: Tình hình thu hút vốn FDI vào Nghệ An theo hình thức đầu tư giai đoạn 2007 – 2014 32 Bảng 2.6: Tình hình thu hút vốn FDI vào Nghệ An theo địa điểm đầu

tư giai đoạn 2007- 2014 33 Bảng 2.7: Thu hút vốn FDI phân theo địa giới hành chính tỉnh Nghệ

An giai đoạn 2007- 2014 33 Bảng 2.8: Thu hút vốn FDI vào Nghệ An theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2007 - 2014 34 Bảng 2.9: Thu hút vốn FDI vào Nghệ An theo đối tác đầu tư giai đoạn 2007 - 2013 36 Bảng 2.10: Đóng góp của khu vực FDI trong GDP của Nghệ An giai đoạn 2007 – 2014 37

Trang 6

Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI và cả tỉnh Nghệ

An giai đoạn 2007 -2014 38 Bảng 2.12: Số lao động khu vực FDI và cả tỉnh Nghệ An giai đoạn

2007 – 2014 39 Bảng 2.13: Thu ngân sách khu vực FDI và cả tỉnh Nghệ An giai đoạn

2007 – 2014 40

DANH MỤC BIỂU

Biểu 2.1: Tốc độ tăng trưởng của Nghệ An giai đoạn 2007 – 2014 29 Biểu 2.2: Cơ cấu kinh tế của Nghệ An giai đoạn 2007 – 2014 29 Biểu 2.3: Vốn đăng ký và vốn thực hiện của hoạt động thu hút FDI vào Nghệ An giai đoạn 2007 – 2014 31 Biểu 2.4: Thu hút vốn FDI vào Nghệ An theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2007 - 2013 35 Biểu 2.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Nghệ An giiai đoạn 2007 – 2014 38 Biểu 2.6: Thu ngân sách khu vực FDI của tỉnh Nghệ An giai đoạn

2007 - 2014 41

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nướcngoài

Trang 8

Chỉ số năng lực cạnhtranh cấp tỉnh

Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam1

United Nations Conference

on Trade and Development

Diễn đàn Thương mại vàPhát triện Liên Hiệp Quốc1

1

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, dòng vốn FDI đang có xu hướng chảymạnh vào những nước đang phát triển, có nền kinh tế tăng trưởng nhanh,trong đó có Việt Nam

Trải qua gần 30 năm đổi mới và phát triển, tình hình thu hút FDIvào Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đóng góp rất lớn trong phát triểnkinh tế - xã hội của quốc gia Việc Nhà nước ta ngày càng chú trọng vàothu hút vốn FDI đã cho thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn này đốivới nền kinh tế

Với xu hướng đẩy mạnh thu hút FDI của Việt Nam, Nghệ Ankhông phải là một ngoại lệ Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạtđược trong thu hút FDI vào tỉnh Nghệ An thì vẫn còn có những hạn chếnhất định Mặc dù từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO tỉnh Nghệ An đã

có những cải cách về chính sách thu hút FDI nhưng có thể thấy rằng kếtquả mà tỉnh đạt được chưa tương xứng với tiềm năng phát triển Vì vậycâu hỏi đặt ra là “Tại sao Nghệ An lại chưa trở thành điểm hấp dẫn đốivới các nhà đầu tư nước ngoài trong khi có rất nhiều lợi thế?” Việc

nghiên cứu đề tài “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An sau khi Việt Nam gia nhập WTO và định hướng đến năm 2020” là rất cần thiết để trả lời câu hỏi này cũng như để tìm ra hướng đi

đúng cho hoạt động thu hút FDI vào Nghệ An

2 Mục đích

Nghiên cứu thực trạng về chính sách thu hút FDI vào Nghệ An, tậptrung chủ yếu vào giai đoạn 2007-2014 Từ những nghiên cứu trên đưa racác định hướng chính sách thu hút FDI vào Nghệ An cho đến năm 2020

3 Đối tượng và phạm vi

Đối tượng nghiên cứu: chính sách thu hút vốn FDI sau khi ViệtNam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

Trang 10

Phạm vi: địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn sau khi Việt Namgia nhập WTO và định hướng đến năm 2020.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử, được nghiên cứu từ góc độ kinh tế, chính trị học, sử dụngcác hệ thống phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh… để làm sáng tỏđược vấn đề

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, VAI TRÒ VÀ CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1 Khái niệm chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo giáo trình Kinh tế Quốc tế (NXB Đại học Kinh tế Quốc dân),

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động di chuyển vốn giữa các quốc

gia trong đó nhà đầu tư nước này mang vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sảnnào sang nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và trực tiếp nắm quyềnquản lý cơ sở kinh doanh tại nước đó

Theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2014, Đầu tư trực tiếp nước ngoàitại Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam nguồn vốnbằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào khác để tiến hành hoạt động đầu tư theoquy định của Luật này

Chính phủ của các quốc gia tiếp nhận đầu tư có vai trò rất quantrọng trong việc thu hút nguồn vốn FDI từ nước ngoài chảy vào Theocuốn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam” (NXB

tư pháp), nhìn nhận dưới quan điểm của nước sở tại có thể thấy chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài là toàn bộ tư tưởng, quan điểm và biện

pháp kiểm soát hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm mục đích thu hút và sửdụng có hiệu quả nguồn vốn FDI; hạn chế những tác động tiêu cực vàphát huy những mặt tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội

Như vậy, chính sách FDI mang tính hệ thống cao, bao gồm cácnguyên tắc, biện pháp và công cụ của chính phủ áp dụng nhằm điều chỉnhhoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Không những phải tương thích, hỗtrợ lẫn nhau giữa các nguyên tắc, biện pháp và công cụ này mà chúng cònphải tương thích đối với các chính sách khác của nền kinh tế như chính

Trang 12

sách tài chính, tiền tệ và thương mại; phải gắn kết với định hướng pháttriển của quốc gia trong từng giai đoạn nhất định.

Đối tượng điều chỉnh của chính sách thu hút FDI là các hoạt độngđầu tư có yếu tố nước ngoài như toàn bộ vốn tài sản, nhãn hiệu hàng hóa,

bí quyết kinh doanh, kỹ năng quản lý Chỉ khi nhà đầu tư nước ngoài tintưởng và chính sách và thái độ của nước tiếp nhận đầu tư thì họ mới đưa

ra quyết định có nên đầu tư hay không Vì vậy, những chính sách thu hútFDI phải được quy định rõ ràng, minh bạch, có thể dự báo và được thôngbáo rộng rãi Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến an toàn của nhà đầu

tư, thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, các dịch vụ cơ bản, các quan

hệ dân sự, hình sự đều cần phải được xử lý tốt

1.1.2 Nội dung của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nội dung của chính sách thu hút FDI của mỗi quốc gia đều rất đadạng và phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia đó

Ở nước ta, những nội dung này được thể hiện ở hệ thống các nghị quyết,chỉ thị của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và phải đảmbảo tính thống nhất đối với những định hướng, mục tiêu chung về chínhsách phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia Tuy nhiên tất cả các nội dung

đó đều phải tuân theo một xu hướng chung hiện nay của các nước tiếpnhận đầu tư đó là hạn chế tối đa các quy định dẫn đến kiềm chế đầu tư vàchú trọng vào các chính sách tự do hóa đầu tư Quyết định có đầu tư haykhông của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc rất lớn vào mức độ thôngthoáng, tính hợp lý cũng như độ hấp dẫn của các chính sách về thu hútFDI mà quốc gia sở tại đưa ra

Việc mở cửa thị trường dẫn đến tự do hóa đầu tư bao gồm cảnhững lĩnh vực có tính “nhạy cảm” sẽ dẫn đến việc không phân biệt đối

xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Điều nàykhông những tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốcgia sở tại mà còn sẽ giúp cho nền kinh tế quốc gia đó hoạt động hiệu quảhơn Tuy nhiên chính sách tự do hóa đầu tư không dễ dàng được các nước

Trang 13

chấp nhận bởi tự do hóa đầu tư sẽ làm cho nước chủ nhà mất đi công cụbảo hộ nền sản xuất trong nước và từ đó ảnh hưởng đến các vấn đề kinh

tế xã hội

1.1.2.1 Giai đoạn tiếp cận thị trường đầu tư

Khi nhà đầu tư nước ngoài quyết định tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh tại quốc gia sở tại, đầu tiên họ sẽ quan tâm đến các vấn đềnhư thủ tục thành lập, cấp phép đầu tư, xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, lĩnhvực đầu tư được phép hoạt động, nguồn nhân lực

Trong giai đoạn này, nước tiếp nhận đầu tư muốn thu hút được cácnhà đầu tư nước ngoài thường chú trọng đến các biện pháp xúc tiến vàthu hút đầu tư về thủ tục cấp phép, ưu đãi đầu tư, quyền sở hữu,

Theo từng giai đoạn phát triển, nước ta đưa ra những Danh mục về

dự án quốc gia về kêu gọi đầu tư nước ngoài, xây dựng chương trình vậnđộng đầu tư tại địa bàn trọng điểm và các tập đoàn xuyên quốc gia tiềmnăng, chú trọng ngành công nghiệp phụ trợ của một số ngành như chếtạo, dệt may, lắp ráp, da giày

Trong quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tưđược ban hành kèm với Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ ràng, cụ thể từ việc xây dựng vàthực hiện chương trình xúc tiến đầu tư; kinh phí cho quá trình xúc tiếnđầu tư; chế độ thông tin báo cáo và trách nhiệm của các cơ quan Liênquan đến việc xúc tiến đầu tư của các Tỉnh, quy chế nêu rõ các Ủy bannhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tưtrong giai đoạn chuẩn bị và triển khai dự án đầu tư Nội dung hỗ trợ baogồm:

- Cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, tình hìnhđầu tư; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành và vùnglãnh thổ; pháp luậ, cơ chế, chính sách; tiềm năng, thị trường, xu hướng vàđối tác đầu tư khi có yêu cầu của các doanh nghiệp và nhà đầu tư;

Trang 14

- Hướng dẫn thủ tục đầu tư;

- Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo dỡ khó khăntrong quá trình triển khai dự án đầu tư;

- Tiếp nhận, tổng hợp và trình cơ quan có thẩm quyền giải quyếtcác đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Bên cạnh đó, Nghị quyết về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cáchthủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụngđất để cải thiện môi trường kinh doanh số 43/NQ-CPngày 6/6/2014 đãđưa ra những cải cách về thủ tục hành chính trong hình thành và thựchiện dự án đầu tư có sử dụng đất với mục tiêu hoàn thiện hệ thống phápluật về đầu tư và bảo đảm thi hành có hiệu quả Luật đất đai; tạo môitrường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, bình đẳng, thông thoáng, thuậnlợi; cắt giảm ít nhất 40% thời gian thực hiện gắn với tiết kiệm tối đa chiphí tuân thủ thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư thuộc mọi thành phầnkinh tế; nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam về chỉ số thuận lợi kinhdoanh và năng lực cạnh tranh quốc gia; thúc đẩy thu hút đầu tư Một sốnhiệm vụ trọng tâm đó là thực hiện đơn giản hóa các quy định; xây dựng,chuẩn hóa, ban hành quy trình và các nội dụng quy định; thực hiện côngkhai, minh bạch về thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự

án đầu tư có sử dụng đất

Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ vềChính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nôngthôn quy định một số ưu đãi và đầu tư bổ sung của Nhà nước dành chocác doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Theo đó, nghị định

có một số quy định đang chú ý về ưu đãi đất đai như miễn, giảm tiền thuêđất, thuê mặt nước của Nhà nước và cá nhân; hỗ trợ đầu tư như đào tạonguồn nhân lực, phát triển thị trường, dịch vụ tư vấn, áp dụng khoa họccông nghệ và cước phí vận tải

Trang 15

1.1.2.2 Giai đoạn hoạt động đầu tư

Sau khi được cấp GCNĐT và đi vào hoạt động, các chính sách vềthuế, xuất nhập khẩu, đất đai, lao động, ngoại hối, chuyển tiền sẽ đượcnước tiếp nhận đầu tư áp dụng

Một số cơ sở pháp lý thể hiện những ưu đãi cho các nhà đầu tưnước ngoài về chính sách tài chính như: Luật số 32/2013/QH13 ngày19/6/2013 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuếthu nhập doanh nghiệp; Nghị định 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuếthu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtthuế giá trị gia tăng.; Thông tư 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013 của

Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày13/8/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuếthu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtthuế giá trị gia tăng

Theo đó Nhà nước ta có một số quy định cụ thể như sau:

- Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải

và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam Thu nhập từhoạt động chuyển giao công nghệ đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu

tư được miễn thuế thu nhập

- Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ nàyđược trừ vào thu nhập tính thuế Thời gian được chuyển lỗ không quánăm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp

TT Thuế

suất

hạn ápdụng

Miễn, giảmthuế TNDNMiễn Giảm

Trang 16

thuếTNDN

1 10%

- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực

hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có

điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao

- Thu nhập doanh nghiệp thực hiện dự

án đầu tư mới: nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ; ứng dụng

công nghệ cao; sản xuất vật liệu

composit, các loại vật liệu xây dựng

nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng

lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng

lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát

triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi

trường;

- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực

hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh

vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế,

văn hoá, thể thao và môi trường

15nămtính từnămđầutiên cóthunhậpchịuthuế

từ dự

án đầutư

4 năm

Giảm50%khôngquá 9nămtiếptheo

Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ

cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao theo quy định của

Luật công nghệ cao;

15nămđượctính từngàyđượccấpgiấychứngnhận

2 20% - Thu nhập của doanh nghiệp từ thực

hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có

điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;

15nămtính từ

2 năm Giảm

50%không

Trang 17

- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực

hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: sản

xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm

tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy

móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,

diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới

tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia

súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển

ngành nghề truyền thống Từ ngày

01/01/2016, thu nhập của doanh

nghiệp quy định tại khoản này được

áp dụng thuế suất 17%

- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực

hiện dự án đầu tư mới tại khu công

nghiệp, trừ khu công nghiệp thuộc địa

bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận

lợi

nămđầutiên cóthunhậpchịuthuế từ

dự ánđầu tư

quá 4nămtiếptheo

1.1.2.3 Giai đoạn kết thúc hoạt động đầu tư

Sau khi tiến hành hoạt động đầu tư trong một khoảng thời giannhất định, nếu nhà đầu tư không muốn tiếp tục kinh doanh hoặc bị phásản thì mối quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư là về các vấn đề phá sản,giải thể, khiếu kiện và giải quyết tranh chấp

Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế củaThủ tướng Chính phủ số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 đã quy định

cụ thể, rõ ràng minh bạch để các nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt được chủtrương của nhà nước ta Quy chế nêu rõ nguyên tắc, nội dung, quyền hạncủa các cơ quan có liên quan cụ thể theo từng giai đoạn: nhà đầu tư nướcngoài khiếu nại và tham vấn; tranh chấp đầu tư quốc tế được giải quyếttại trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền và

Trang 18

giai đoạn thi hành phán quyết, quyết định tranh chấp đầu tư quốc tế cũngnhư các cơ chế tài chính phục vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.Quy chế cũng quy định rõ ràng cơ quan thi hành, đôn đốc và kiểm tragiám sát giúp nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt được thủ tục và tiếp cận vớicác cơ quan chức năng một cách nhanh nhất.

1.1.3 Vai trò của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sứcquan trọng đối với hoạt động FDI ở từng nước Hầu hết các chính sáchcủa chính phủ đều có vai trò trực tiếp khuyến khích hay hạn chế FDI,quản lí hoạt động FDI và tạo ra khuôn khổ thể chế hỗ trợ cho hoạt độngFDI

1.1.3.1 Đối với nước sở tại

Thứ nhất, tạo ra một khuôn khổ ổn định nhằm điều tiết có hiệu quả

hoạt động thu hút FDI Chính sách thu hút FDI thể hiện rõ ràng, côngkhai thái độ cũng như quan điểm của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư đốivới việc thu hút FDI Đây chính là căn cứ để các nhà đầu tư nước ngoàihiểu rõ được mục đích, lĩnh vực và phương thức tổ chức thực hiện, mức

độ bảo hộ và thái độ thiện chí của chính phủ nước tiếp nhận đầu đối vớicác nhà đầu tư nước ngoài Chính sách thu hút FDI là căn cứ pháp lý vàhợp lý để các cơ quan quản lý nhà nước duy trì hoạt động đầu tư nướcngoài theo định hướng của quốc gia và gắn với mục tiêu phát triển quốcgia Hơn nữa chính sách thu hút FDI chính là công cụ để bảo vệ quyền sởhữu và lợi ích cho nước sở tại

Việc thực hiện tốt chính sác thu hút FDI sẽ là gia tăng hiệu quả củachính sách tiền tệ - tài khóa (ổn định lãi suất, ổn định giá trị đồng tiền, cảithiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách nhà nước, khống chế lạmphát ) Trên cơ sở những chính sách đã được ban hành, cơ quan quản lýnhà nước đưa ra các đề xuất về các công cụ và biện pháp để tổ chức hoạtđộng vận động và xúc tiến đầu tư thích hợp, đào tạo nguồn nhân lực cóchất lượng và thay đổi quy trình vận hành Chính sách thu hút FDI hoàn

Trang 19

thiện và vận hành có hiệu quả cũng là điều kiện để và thiện và thực hiệntốt các chính sách khác trong hệ thống chính sách của nhà nước.

Thứ hai, chính sách thu hút FDI giúp điều tiết các nguồn lực FDI

phù hợp với định hướng phát triển chung của nền kinh tế quốc gia Chínhsách FDI được xây dựng dựa vào nhu cầu về FDI đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư Việc thu hút FDI là quá trình

sử dụng hiệu quả nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý nước ngoài và côngnghệ nhằm giúp nước tiếp nhận đầu tư bổ sung những thiếu hụt về cácyếu tố đó cũng như tạo ra những lợi thế riêng

Chính sách thu hút FDI được hoạch định một cách có khoa học sẽgiúp cho chính phủ và các cơ quan quản lý đầu tư giữ được thế chủ động

và điều tiết hợp lý các nguồn lực như vốn, công nghệ, nhân lực, đất đai vào các vùng, các ngành theo quy hoạch mà vẫn đảm bảo các lợi ích hợppháp của nhà đầu tư nước ngoài, bảo vệ được quyền sở hữu của các nhàđầu tư và phát huy lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng cũng nhưkhả năng của từng doanh nghiệp Bên cạnh đó nó còn giúp tổ chức, hìnhthành cơ cấu đầu tư hợp lý và bền vững Ngoài ra, chính sách thu hút FDIcòn là công cụ hữu hiệu để quản lý các hoạn động FDI phù hợp với mụctiêu phát triển đất nước

Thứ ba, chính sách thu hút FDI giúp nâng cao tính hiệu quả của

các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI Nó đưa ra các nguyêntắc, công cụ và biện pháp nhằm điều chỉnh hoạt động FDI một các rõràng, thực hiện đầu tư nước ngoài một các có khoa học, tạo nền tảng sửdụng nguồn vốn FDI một cách tối ưu và tránh đầu tư tràn lan Các ngànhđược coi trọng sẽ có khả năng thu hút được nhiều vốn FDI hơn và đóchính là động lực để phát triển các ngành khác

Chính sách đầu tư nước ngoài được soạn thảo một cách phù hợp sẽ

là lợi thế lớn trong cạnh tranh giữa các quốc gia, các tỉnh trong thu hútFDI Bên cạnh đó nó còn tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho ngườilao động Không chỉ thể, thu nhập của chính phủ và cộng đồng cũng tăng,

Trang 20

nguồn nhân lực được sử dụng một các có hiệu quả, nền kinh tế phát triển

ổn định, khả năng cạnh tranh của quốc gia được nâng cao, mở rộng cuấtkhảu và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao vị thếquốc gia

1.1.3.2 Đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Chính sách thu hút FDI đóng vai trò quan trọng đối với các nhà đầu

tư nước ngoài Họ chính là đối tượng chịu tác động trực tiếp của chínhsách về các mặt như di chuyển luồng vốn và công nghệ, kinh nghiệmquản lý và nhất là mức độ bảo hộ tài sản cũng như các khoản lợi ích mànhà đầu tư nước ngoài thu được Chúng làm tăng thêm tính hiệu quả củanhững biện pháp điều chỉnh mà chính phủ áp dụng đối với các nhà đầu tưnước ngoài

Thứ nhất, chính sách thu hút FDI là căn cứ để các nhà đầu tư trong

nước lựa chọn đối tác nước ngoài phù hợp để hợp tác kinh doanh Chẳnghạn chính sách đầu tư hướng vào các TNC sẽ là căn cứ để các nhà đầu tưtrong nước xây dựng chiến lược đúng đắn để tiếp cận các TNC, có giảipháp xúc tiến và quảng quá về doanh nghiệp hợp lý để thu hút đượclượng lớn vốn đầu tư, công nghệ nguồn và kinh nghiệm quản lý hiện đạicũng như các quan hệ kinh doanh của họ

Thứ hai, chính sách thu hút FDI là văn bản mang tính pháp lý để

các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước áp dụng các biệnpháp xử lý tranh chấp về hình thức, các bước tiến hành, cơ quan thực thi

và các chế tài áp dụng để xử lý tranh chấp.Thái độ và mức độ chấp nhậnhoạt động đầu tư nước ngoài được thể hiện rõ dựa trên các quy định về xử

lý tranh chấp cũng như những cơ chế bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư nướcngoài theo đúng pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế

Thứ ba, chính sách thu hút FDI giúp bảo vệ và phát huy lợi thế của

các nhà đầu tư nước ngoài về quyền sở hữu các tài sản hữu hình, vô hình;tài sản trí tuệ và tài sản vật thể Khi những lợi thế này phát huy hiệu quả,lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo thì họ sẽ có thêm

Trang 21

nguồn lực để tiếp tục đầu tư vào các dự án lớn hơn và có hiệu quả caohơn Như vậy, chính sách thu htú FDI tạo động lực cho những dòng đầu

tư mới đổ vào nước tiếp nhận đầu tư, củng cố và gia tăng lòng tin đối vớicác nhà đầu tư nước ngoài

1.1.4 Chính sách thu hút FDI vào địa phương

Những chính sách thu hút FDI vào địa phương phải nhất quán, phùhợp với những chính sách của Nhà nước đưa ra Bên cạnh đó, các địaphương có thể đưa ra những chính sách riêng có phù hợp với điều kiệncủa địa phương đó về những ngành, lĩnh vực được chú trọng đầu tư và địađiểm đầu tư; phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương Đây sẽ là cơ sở cho các nhà đầu tư nước ngoài đưa rachiến lược đầu tư phù hợp và tránh rủi ro xảy ra trong quá trình đầu tư.Tuy nhiên, cần phải tránh trường hợp các địa phương đưa ra các chínhsách ưu đãi nhằm thu hút FDI bằng mọi giá, gây nên làn sóng thu hút đầu

tư không lành mạnh giữa các địa phương với nhau

1.1.4.1 Chính sách về hình thức đầu tư góp vốn và quy hoạch tại địa phương

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến chính sách của chính phủnước nhận đầu tư trong việc đảm bảo hình thành môi trường cạnh tranhbình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, giữacác nhà đầu tư nước ngoài đến từ các khu vực khác nhau và trên mọi lĩnhvực sản xuất kinh doanh, nghĩa là đối với các nhà đầu tư nước ngoài luônmong muốn nước chủ nhà phá bỏ mọi rào cản đối với tự do hóa thươngmại, tự do hóa đầu tư Tuy vậy, vì mục tiêu chung về phát triển kinh tế -

xã hội, nhiều nước đã quy định tỷ lệ sở hữu của phía đối tác nước ngoài

để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp FDI cũng như điều chỉnhlợi ích giữa các bên trong liên doanh Song, những quy định này đangdần được nới lỏng theo xu hướng tự do hóa

Địa phương tiếp nhận đầu tư muốn thu hút được nguồn vốn FDI thìcần có những quy định về hình thức đầu tư, tỷ lệ góp vốn và định hướng

Trang 22

đầu tư nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài có được lựa chọn đầu tư phùhợp nhất Việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được chuyển đổi hìnhthức đầu tư một các linh hoạt trong quá trình triển khai đầu tư sẽ là điểmhấp dẫn nhằm thu hút đầu tư Tuy nhiên, để tránh những tổn thất có thểxảy ra đối với địa phương tiếp nhận đầu tư, các chính sách đưa ra phảiđược quy định một cách chặt chẽ nhằm mang lại lợi ích cho cả 2 bêntrong quá trình đầu tư.

Các quy định về góp vốn phải được đề ra một cách chặt chẽ bớiviệc quản lý nguồn vốn rất phức tạp, đặc biệt là các loại vốn góp khôngphải tiền mặt như đất đai, công nghệ Các quy định này phải đảm bảo

sự công bằng, hợp lý, đúng giá trị và mang lại lợi ích cho các bên

1.1.4.2 Chính sách ưu đãi về đất đai tại địa phương

Những phần đất sạch và thuận lợi ở nhiều vị trí sẽ là cơ sở để thuhút vốn FDI vào địa phương Hơn nữa những thủ tục liên quan đến việccấp đất và cấp giấy phép chứng nhận phải được tiến hành nhanh chóng,thuận tiện để không ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, sản xuất của nhà đầu

tư nước ngoài

Ngoài ra chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải dựa trên thựctrạng đất ở địa phương để tránh ảnh hưởng đến địa phương Chính sách

ưu đãi về đất cũng là một trong những điểm thu hút đối với nhà đầu tưnước ngoài Ví dụ trong trường hợp bồi thường giải phóng mặt bằng, cácnhà đầu tư có thể ứng trước để trả tiền, sau đó địa phương có thể hỗ trợbồi thường bằng các hình thức khác; hoặc có thể cho nhà đầu tư nướcngoài thuê đất với mức giá ưu đãi nhất trong quy định của khung chínhsách

1.1.4.3 Chính sách về thuế, phí, lệ phí tại địa phương

Nếu địa phương có chính sách về thuế thuận lợi, thông thoáng vàvẫn phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài

có sự tin tưởng và yên tâm khi quyết định đầu tư vào địa phương đó.Trong quá trình thực hiện đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài phải thực

Trang 23

hiện trách nhiệm tài chính của họ đối với nước tiếp nhận đầu tư thông quanộp thuế, phí, lệ phí cho địa phương Những loại chi phí này sẽ làm giảmlợi nhuận kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài, do đó các nhà đầu tưnước ngoài thường có xu hướng quyết định đầu tư ở những địa phương

có mức thuế, phí, lệ phí thấp hơn Vì vậy, các địa phương muốn thu hútcác nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm cách đưa ra những chính sách ưu đãinhất có thể về thuế, phí, lệ phí để nhận được sự chú ý của các nhà đầu tư

Cụ thể, các địa phương có thể có những chính sách ưu đãi về thuế thunhập doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách miễnthuế hoặc áp dụng mức thuế thấp trong những năm đầu thực hiện đầu tư

và tăng dần những năm sau đó; chính sách miễn thuế đối với máy móc,thiết bị, hàng hóa xuất nhập khẩu để tạo tài sản cho nhà đầu tư

1.1.4.4 Chính sách về lao động tại địa phương

Muốn thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa phương,nước tiếp nhận đầu tư phải chuẩn bị nguồn lao động đáp ứng được cáctiêu chuẩn của nhà đầu tư Do đó đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cóchuyên môn cao không chỉ là trách nhiệm của nhà đầu tư mà địa phươngcũng cần phải đưa ra các chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn laođộng để giảm bớt gánh nặng cho các nhà đầu tư nếu quyết định đầu tưvào địa phương Thực tế trên thế giới cho thấy các nhà đầu tư có xuhướng chuyển hướng đầu tư ở những nơi có nguồn nhân công giá cao hơnsang nơi có nguồn nhân công giá rẻ hơn mà vẫn đáp ứng được nhu cầu vềchất lượng lao động Sự biến động về số lượng, chất lượng và giá cảnguồn lao động tại địa phương cũng là một trong những nguyên nhân ảnhhưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

1.1.4.5 Chính sách xúc tiến đầu tư tại địa phương

Hoạt động xúc tiến đầu tư là công cụ, biện pháp tuyêntruyền về chính sách thu hút FDI của nhà nước Do đó, cần phải cóhoạt động xúc tiến đầu tư và hoạt động này phải được xây dựng thànhchương trình kế hoạch một cách bài bản, đồng bộ, thống nhất trong quốc

Trang 24

gia Xúc tiến đầu tư là các họat động giới thiệu, quảng bá tiềm năng, cơhội đầu tư, các chính sách hỗ trợ đầu tư và một số nội dung liên quankhác

Để thu hút FDI, các địa phương phải chủ động thực hiện các hoạtđộng xúc tiến đầu tư, thông qua đó các địa phương sẽ cung cấp thông tin

về lợi thế, ưu đãi, và các hình ảnh của địa phương đó cho các nhà đầu

tư Những hình thức, công cụ, phương pháp xúc tiến đầu tư thích hợp sẽ

là cơ sở cho các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư và giúp địa phương thu hútnguồn vốn FDI Có thể thấy rằng những địa phương làm tốt hoạt độngxúc tiến đầu tư sẽ kêu gọi được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn

Muốn hoạt động xúc tiến đầu tư diễn ra có hiệu quả, địa phươngphải có những chính sách cụ thể nhằm xây dựng, cập nhật tài liệu và sựdụng các công cụ để quảng bá một cách phù hợp Có nhiều hình thức xúctiến đầu tư có hiệu quả mà các địa phương có thể tập trung vào đó làtruyền thông qua mạng thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đạichúng, các hội nghị trong và ngoài nước, trực tiếp gặp gỡ, đối thoại vớicác nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó các địa phương cũng cần phảithành lập các cơ quan chuyên trách về hoạt động xúc tiến đầu tư nhằmđưa ra các chính sách xúc tiến phù hợp với chiến lược phát triện của địaphương trong từng giai đoạn; bên cạnh đó còn để sử dụng các công cụ,phương pháp xúc tiến đúng đối với từng nhà đầu tư nước ngoài cần thuhút

1.1.4.6 Chính sách về mặt hành chính tại địa phương

Quản lý nhà nước về hoạt động FDI trước hết là chức năng nhiệm

vụ của nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội, nhưng về phương diện chínhsách thu hút FDI đây là công cụ tổ chức hành chính tác động mạnh đếntâm lý của nhà đầu tư, được thể hiện ở nhiều khía cạnh

Nếu địa phương quy định về thủ tục phê duyệt cấp phép đầu tư trởnên đơn giản, thuận tiện, chi phí thấp sẽ có tác động rất lớn đến nhà đầu

tư vì yếu tố này liên quan đến thời gian, chi phí và thời cơ kinh doanh của

Trang 25

nhà đầu tư Dự án được phê duyệt và cấp phép càng nhanh đồng nghĩavới việc nhà đầu tư có thể chớp lấy cơ hội đầu tư một cách nhanh nhất.

Quy định thông thoáng, giảm thiểu chi phí về thủ tục xuất nhậpcảnh sẽ có tác động thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài Và ngược lạinếu nhà nước quy định thủ tục xuất nhập cảnh chặt chẽ, chi phí cao sẽlàm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó gây ảnh hưởng đến việcquyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

Các quy định về thủ tục hải quan, giải quyết tranh chấp phát sinh cũng tác động không nhỏ tới hành vi quyết định đầu tư của nhà đầu tư

Nói chung, các yếu tố trên phụ thuộc vào tổ chức bộ máy cơ quanquản lý của từng địa phương về hoạt động FDI và đội ngũ công chức liênquan đến lĩnh vực này Hiện nay, việc quản lý FDI theo cơ chế "một cửa"vẫn là tối ưu nhất, đồng thời cũng cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữacác cơ quan, ban ngành để giải quyết các vấn đề về đất, thuế, môitrường nhằm đẩy nhanh quá trình triển khai các dự án đầu tư

1.1.4.7 Chính sách khác tại địa phương

Mỗi địa phương đều có những thế mạnh nhất định về các lĩnh vựcnhư lao động, tài nguyên, cơ sở hạ tầng Đây sẽ là cơ hội để thu hút FDIcủa các địa phương nếu tận dụng triệt để các thế mạnh này Tuy nhiênmỗi địa phương cũng sẽ có các điểm yếu nhất định mà nếu không thểkhắc phục sẽ dẫn đến những thách thức trong việc thu hút FDI Vì cậy,các địa phương sẽ dựa trên tình hình thực tế cũng như những định hướcchung về thu hút FDI để đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích, pháttriển những ngành có thế mạnh ở những vùng thích hợp nhất Đây chính

là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài chọn ngành, vùng để đầu tư trongphạm vi địa phương

Một biện pháp khác nằm trong khung chính sách thu hút vốn FDIvào địa phương đó là hỗ trợ đầu tư Việc ban hành các chính sách hỗ trợđầu tư này phải phải phù hợp với các quy định chung và pháp luật củanhà nước Các địa phương có thể sử dụng chính sách thu hút đầu tư về

Trang 26

các mặt như hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong khu vực FDI

và hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng

1.2 KINH NGHIỆM CỦA CÁC TỈNH TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀ BÀI HỌC CHO NGHỆ AN

1.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Xuất phát của tỉnh Bình Dương là một tỉnh thuần nông, chưa có cơ

sở hạ tầng về công nghiệp nhưng trong những năm qua Bình Dương đã

có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài FDI khá hiệu quả Nhưngchỉ trong 9 tháng đầu năm 2014, tỉnh Bình Dương đã thu hút được 212 dự

án FDI với tổng số vốn đầu tư 1 tỷ 400 triệu đô la Mỹ, vượt 40% so với

kế hoạch năm 2014 Đặc biệt, sau khi xảy ra vụ rắc rối tại các khu côngnghiệp ngày 13/5/2014 vẫn có đến 10 doanh nghiệp đăng ký đầu tư chỉtrong vòng 1 tháng sau đó

Một số kinh nghiệm trong thu hút vốn FDI cần học hỏi của tỉnhBình Dương:

Thứ nhất, chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Tỉnh ủy, Ủy

ban nhân tỉnh trong việc khuyến khích, kêu gọi thu hút vốn đầu tư nướcngoài vào tỉnh là nhân tố quyết định Ủy ban nhân dân tỉnh thướng xuyên

tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ các nhà đầu tư để xúc tiến, mời gọi đầutư

Thứ hai, công tác quy hoạch, định hướng, kêu gọi đầu tư cũng

được chuẩn bị kỹ, đề ra được mục tiêu, biện pháp thực hiện cụ thể baogồm các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng: giao thông, điện nước, bưuchính viễn thông, hạ tầng các khu dân cư gắn liền với quy hoạch các khucông nghiệp tập trung, các cụm quy hoạch công nghiệp…sẵn sàng đónnhận các nhà đầu tư Với vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp thành phố HồChí Minh, tỉnh Bình Dương có chính sách giá cho thuê đất ưu đãi là mộtlợi thế của tỉnh so với các vùng lân cận Bình Dương đang tiếp tục hoànchỉnh cơ sở hạ tầng khu sản xuất nguyên phụ liệu để mời gọi các doanh

Trang 27

nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ của tỉnh BìnhDương Đây là tiền đề để thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng hiệu quảsức cạnh tranh của sản phẩm khi Hiệp định Thương mại xuyên Thái BìnhDương (TTP) được ký kết, nhất là đối với ngành dệt may của BìnhDương - khi ngành này chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất công nghiệp củatỉnh.

Thứ ba, để đưa luật đầu tư nước ngoài vào áp dụng ở tỉnh, UBND

tỉnh Bình Dương đã ban hành “Quyết định về thủ tục, trình tự và thờigian xét duyệt cấp giấy phép đầu tư dự án đầu tư nước ngoài trong vàngoài khu công nghiệp tại Bình Dương, thời gian giải quyết các thủ tục

có liên quan để triển khai nhanh dự án” Theo đó, thực hiện cơ chế mộtcửa thông thoáng, tập trung đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thẩm định dự ánđầu tư nhanh gọn, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tưnước ngoài được thực hiện triệt để Công tác thẩm định dự án đầu tưnước ngoài được thực hiện dưới sự tham mưu của Hội đồng tư cấn đầu tư

là cơ quan tư vấn giúp cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết nhanh gọncác vấn đề phát sinh, khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư khi đầu tưtại tỉnh Bình Dương

1.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Tính đến năm 2014, tỉnh Bắc Ninh có 15 KCN với tổng diện tíchđất quy hoạch 6.847 ha đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cùng vớimôi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi và hấp dẫn, cùng các cơ chế,chính sách ưu đãi đã đưa Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh thuhút đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước Nhiều tổng công ty, tập đoànxuyên quốc gia, đa quốc gia có thương hiệu toàn cầu và nổi tiếng như:Microsoft, SamSung, PEPSICO, Canon… đã đến Bắc Ninh Trong năm

2014, tỉnh đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 139 dự án có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.308,7 triệu USD

Một số kinh nghiệm trong thu hút vốn FDI cần học hỏi của tỉnhBắc Ninh:

Trang 28

Thứ nhất, trước hết sẽ ưu tiên thu hút FDI theo định hướng “sử

dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sửdụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai” Đẩy mạnhphát triển công nghiệp phụ trợ; tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng: giaothông, điện, nước, xử lý rác nước thải và rác thải; chú trọng các ngànhdịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch

vụ công nghệ thông tin, viễn thông, cung cấp phần mềm và giải pháp,nghiên cứu và phát triển (R&D) Giai đoạn 2020 -2030 và tầm nhìn2030-2050 sẽ điều chỉnh nâng dần tỷ trọng vốn FDI trong ngành dịch vụ

có giá trị gia tăng cao

Thứ hai, triển khai thực hiện cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi thu

hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh Cơ chếchính sách hỗ trợ, ưu đãi bao gồm: hỗ trợ về giải phóng mặt bằng; hỗ trợnhà đầu tư cung ứng và đào tạo lao động; đối với các dự án có quy môlớn (vốn đầu tư từ 1500 tỷ trở lên), sử dụng công nghệ cao, ngoài các ưuđãi theo quy định chung của chính phủ, nhà đầu tư được UBND tỉnh xemxét hỗ trợ xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi đặc thù trình Thủ tướng Chínhphủ chấp thuận

Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định cấp,

điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư Việc cấp Giấy CNĐT phải đảm bảocác yêu cầu như: Sự phù hợp của lĩnh vực đầu tư đối với hệ thống quyhoạch của địa phương, quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển ngành ; hệthống các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn hệ thốngtiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, công nghệ sử dụng trong dự án phải làcông nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường

Thứ tư, đối mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư.

Chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ theo định hướng tiếtkiệm, hiệu quả Tăng cường công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điềukiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được cấpGiấy CNĐT

Trang 29

1.2.3 Bài học cho tỉnh Nghệ An

Thứ nhất, tỉnh Nghệ An cần xác định rõ việc thu hút nguồn vốn

FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xâydựng và xuất khẩu Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời

kỳ mà chủ trương thu hút FDI vào các ngành thích hợp Ban đầu, do cơ

sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp cần chủ trương sử dụng FDI vào cácngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện

và phương tiện giao thông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng củacông nghiệp điện tử và một số công nghệ tiên tiến khác, hướng sử dụngnguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành, như: sản xuất máy vi tính,điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thácmỏ…

Để khai thác ưu thế về vị trí địa lý, cũng như khắc phục sự thiếuhụt về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nềnkinh tế, thu hút FDI còn hướng vào việc tạo ra một hệ thống các ngànhdịch vụ thúc đẩy đầu tư quốc tế

Thứ hai, tỉnh Nghệ An cần có chính sách để tạo nên một môi

trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Bêncạnh đó chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sảnxuất, thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện Đặc biệt xây dựng hệthống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả Tệ nạntham nhũng cần được xét xử nghiêm minh, tất cả các doanh nghiệp không

kể trong nước, ngoài nước đều được đối xử như nhau, mọi người đều làmviệc, tuân thủ theo pháp luật

Thứ ba, linh hoạt các hình thức hợp tác đầu tư kinh doanh với đối

tác nước ngoài trong điều kiện đất nước hội nhập sâu rộng vào nền kinh

tế thế giới Các doanh nghiệp viễn thông, internet ở tỉnh Nghệ An cần vậndụng linh hoạt và đan xen các hình thức liên doanh, cổ phần, Hợp đồnghợp tác kinh doanh (BCC) trong việc hợp tác đầu tư với đối tác nước

Trang 30

ngoài trên cơ sở bảo đảm chủ quyền quốc gia, tính chủ động trong kinhdoanh.

Thứ tư, tiếp tục ổn định chính sách vĩ mô để tạo môi trường đầu

tư Chính phủ cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo giảm lạmphát xuống xoay quanh mức 5%/năm; lãi suất ngân hàng xoay quanh mức10%/năm; đồng thời tỷ giá ổn định Đây là điều kiện tiên quyết giúp chodoanh nghiệp trong tỉnh ổn định kinh doanh, cũng như cải thiện môitrường kinh doanh hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Thứ năm, để giải quyết việc thiếu lao động có kỹ thuật và lao động

có chất lượng cao, các công ty cần được khuyến khích tuyển dụng laođộng nước ngoài Để làm được điều này nhà nước cân có các chính sáchkhuyến khích di chuyển lao động một cách hợp lý, đồng thời có kế hoạchlâu dài trong việc đào tạo phát triển nguồn lao động trong tỉnh, nâng caokhả năng, chất lượng nguồn lao động Bên cạnh đó cần tăng cường traođổi kinh nghiêm, liên kết đào tạo với nước ngoài

Thứ sáu, tỉnh cần tập trung, cần có nhiều chế độ, chính sách ưu

đãi cho những đối tác đầu tư chiến lược (như: Hàn Quốc, Nhật Bản) Tuynhiên, cần xem xét cho ký quỹ trước khi đầu tư (hình thức đặt cọc) cũngnhư xem xét quy mô sử dụng đất từ thấp nâng dần lên cao Tránh tìnhtrạng một doanh nghiệp quốc tế đưa kế hoạch sử dụng hàng ngàn ha đất,nhưng chưa chắc đã sử dụng đến trong một thời gian dài, làm mất cơ hộiđầu tư của nhiều nhà đầu tư tiềm năng khác

Trang 31

CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2007 - 2014

2.1 CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀO NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2007 2014

-Ngoài các chính sách thu hút chung của cả nước, tỉnh Nghệ Ancũng đã cụ thể hóa và ban hành các văn bản phù hợp với đặc điểm riêngcủa địa phương và theo nguyên tắc nhất quán trong kêu gọi đầu tư đó lànhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất và được hưởng quyền lợi

ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật UBND Tỉnh và các ngành,các cấp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án được triển khai và đivào hoạt động Quan điểm của tỉnh Nghệ An là tạo môi trường đầu tư tốtnhất cho các nhà đầu tư, nhận thức rõ đầu tư đúng và đủ mạnh là giảipháp quan trọng nhằm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững.Thời gian qua Tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi vàkhuyến khích đầu tư nhằm thu hút đầu tư nước ngoài đạt được nhiều kếtquả đáng ghi nhận

2.1.1 Các chính sách áp dụng chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 101/2007/QĐ – UBNDngày 06/9/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về một số chính sách hỗ trợ đầu

tư trên địa bàn tỉnh; quyết định số 79/2009/QĐ – UBND ngày 01/9/2009của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một sốchính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theoquyết định số 101/2007/QĐ – UBND ngày 06/9/2007; quyết định số02/2010/QĐ – UBND ngày 07/01/2010 của UBND tỉnh về một số chínhsách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khu kinh tế Đông Nam Nghệ An; quyếtđịnh số 07/2010/QĐ – UBND ngày19/01/2010 về một số chính sáchkhuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường trên địa bàn tỉnh; quyếtđịnh số 09/2012/QĐ – UBND ngày 04/12/2012 về chính sách hỗ trợ đầu

tư và phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai

Trang 32

đoạn 2012 – 2015; quyết định số 26/2014/QĐ – UBND ngày 28/3/2014

về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư các dự án công nghệ cao trên địa bàntỉnh Nghệ An; quyết định số 24/2014/QĐ – UBND ngày 25/3/2014 về cơchế khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ mới, đổi mớicông nghệ, nghiên cứu - ứng dụng tiến bộ KHCN trên địa bàn tỉnh NghệAn

2.1.1.1 Hỗ trợ giải phóng và san lấp mặt bằng

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An khuyến khích nhà đầu tư tự bỏ vốn để sanlấp mặt bằng Sau khi san lấp xong nhà đầu tư sẽ được tỉnh hỗ trợ chi phísan lấp mặt bằng dựa trên cơ sở thiết kế, dự toán được cấp theo cơ quan

có thẩm quyền phê duyệt và theo số liệu quyết toán thực tế được sở Tàichính thẩm tra

Bảng 2.1: Mức hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng theo quy mô tổng vốn đầu tư của các dự án có vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên trong các khu công nghiệp được đầu tư xây dựng chưa hoàn chỉnh

TT Tổng vốn đầu tư

( tỷ đồng)

Hỗ trợ(Chi phí san lấp)

TT Giá trị san lấp (Tỷ đồng) Mức hỗ trợ (Tỷ đồng)

Trang 33

2.1.1.2 Ưu đãi về giá thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất

Giá thuê đất đối với các dự án FDI bằng với giá thuê đất sản xuấtkinh doanh phi nông nghiệp do UBND tỉnh Nghệ An quy định (theo bảnggiá đất) tại thời điểm thuê đất cộng chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng trongkhu công nghiệp do ngân sách nhà nước đầu tư được phân bổ theo hìnhthức khấu hao tài sản cố định trong thời hạn 25 năm, mức giá được ápdụng thấp nhất cho từng loại đất

Đối với các dự án đáp ứng được các điều kiện ưu đãi thì được miễntiền thuê đất:

- 10 năm nếu đầu tư vào thành phố Vinh hoặc thị xã Cửa Lò

- 30 năm nếu đầu tư vào huyện vùng núi thấp

- 40 năm nếu đầu tư vào huyện vùng núi cao

Nguồn: Một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh Nghệ An (Theo Quyết định số 101 /2007/QĐ-UBND ngày 06/9/2007

và Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 01/9/2009 của UBND tỉnh Nghệ

Trang 34

kế, dự toán và quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyết nhưng tổngmức đầu tư không vượt quá mức thuế của dự án nộp cho ngân sách tỉnh/1năm khi dự án đi vào hoạt động ổn định và không vượt quá 5 km chiềudài đường UBND tỉnh cũng đề nghị ngành điện lực đầu tư cho từng dự

án cụ thể Nếu nhà đầu tư tự đầu tự thì được tỉnh hỗ trợ sau đầu tư lãi suấtvay vốn đầu tư trong thời hạn 03 năm

Đối với các dự án có mức nộp ngân sách hàng năm từ 20 tỷ đồng trở lên hoặc sử dụng thường xuyên 300 lao động trở lên UBND tỉnh quy

định mức đầu tư cụ thể theo từng dự án

Đối với vùng có kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến được ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng trục đường

giao thông chính vào trung tâm vùng nguyên liệu đối với các dự án cóquy mô như sau:

- Vùng nguyên liệu chè, cà phê, cam, sắn, dứa, chuối có quy môtập trung 200 ha trở lên

- Dự án nuôi tôm giống có quy mô 20 triệu con giống hoặc códiện tích nuôi thâm canh từ 50 ha trở lên

- Trồng rừng nguyên liệu tập trung có quy mô 500 ha trở lên

2.1.1.4 Các chính sách khác

Ngoài các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định củanhà nước, tỉnh sẽ hỗ trợ một khoản kinh phí bằng 100% thuế thu nhậpthực nộp trong 03 năm tiếp theo

Nhà đầu tư tiếp nhận từ 30 lao động (có hộ khẩu thường trú tạiNghệ An) trở lên, ký hợp đồng với người lao động 12 tháng trở lên, gửilao động đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh, ngoài nướchoặc các cơ sở đào tạo của nhà đầu tư, có chứng chỉ sơ cấp nghề trở lên

sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 1.000.000 đồng/1lao động/1 lần

Chủ trương của tỉnh là Sở Kế hoạch – đầu tư làm đầu mối tiếpnhận các dự án, hướng dẫn và giải quyết các vấn đề để nhà đầu tư có thể

Trang 35

hoàn thành thủ tục 1 cách nhanh nhất Thực hiện cơ chế “một cửa” tronggiải quyết các thủ tục đầu tư, với cơ chế “5 một”: cửa, dấu, điện thoại,người, fax Nhà đầu tư chỉ cần đến nộp hồ sơ, sau đó 10 – 15 ngày là đếnnhận giấy phép và tất cả các kiến nghị của các nhà đầu tư đều được trả lờibằng điện thoại.

Tỉnh đã tiến hành xây dựng, cập nhật và quảng bá thông tin và môitrường đầu tư tại Nghệ An trên các phương tiện thông tin đại chúng, cáctrang thông tin điện tử của Thời báo Kinh tế Việt Nam, tạp chí Kinh tế và

Dự báo, Báo Nghệ An … thường xuyên tuyên truyền về chính sáchkhuyến khích đầu tư của Tỉnh Website của Sở kế hoạch & Đầu tư hỗ trợcông tác xúc tiến đầu tư, cung cấp các thông tin về các văn bản pháp luật,các thủ tục và các ưu đãi về đầu tư Hằng năm, Tỉnh Nghệ An đều tổ chứcgặp gỡ với các nhà đầu tư, cử người tham gia cùng các Đoàn xúc tiến vậnđộng đầu tư, bố trí ngân sách cho công tác xúc tiến Tham gia các triểnlãm do Cục đầu tư nước ngoài và VCCI tổ chức ở trong và ngoài nước, tổchức khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong thu hút vốnđầu tư FDI vào Nghệ An

2.1.2 Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào khu kinh tế Đông Nam

2.1.2.1 Giới thiệu về Khu kinh tế Đông Nam

Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An rộng 188,3 km² gồm một phầnhuyện Nghi Lộc, một phần huyện Diễn Châu và một phần thị xã Cửa Lò.Theo quy hoạch, đây là một khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chứcnăng và được kỳ vọng trở thành một trung tâm giao thương quốc tế, trungtâm công nghiệp, du lịch, thương mại, cảng biển lớn của vùng Bắc Trung

Bộ Việt Nam; một trung tâm đô thị lớn của Nghệ An Tuy nhiên, khácvới các khu kinh tế khác ở Việt Nam, hiện nay Khu kinh tế Đông Namvẫn chưa xác định được sẽ lấy phân ngành, sản phẩm nào làm mũi nhọnchủ lực

Trang 36

Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An bao gồm hai tiểu khu vực là khuphi thuế quan và khu thuế quan Khu phi thuế quan gắn với cảng biểnCửa Lò, khu thuế quan lại bao gồm các khu công nghiệp, khu chế xuất,khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu đô thị, khu vui chơi giải trí, khu

du lịch - dịch vụ, khu dân cư và khu hành chính

2.1.2.2 Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

Kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đượchưởng mức thuế suất 10% trong vòng 15 năm Miễn thuế thu nhập doanhnghiệp 4 năm kể tư khi bắt đầu có thu nhập chịu thuế và giảm 50% sốthuế phải nộp trong vòng 9 năm tiếp theo Các dự án đầu tư của các tổchức, cá nhận nước ngoài được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanhnghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án như: dự án có quy môlớn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ngành, lĩnh vực hoặcphát triển kinh tế xã hội của khu vực sau khi được Thủ tướng Chính phủchấp thuận; dự án đầu tư kinh doanh và xây dựng hạ tầng khu phi thuếquan

2.1.2.3 Ưu đãi về thuế nhập khẩu

Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị để tạo tài sản

cố định và các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu theo quy định Các dự ánđầu tư trong khu kinh tế của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được miễnthuế nhập khẩu trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyênliệu sản xuất, vật tư, nguyên liệu và bán thành phẩm phải nhập khẩu màtrong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đạt tiêu chuẩn chấtlượng

2.1.2.4 Ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất

Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong suốt thời gian thuê đất đốivới các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án

sử dụng đất xây dựng nhà chung cư ch công nhân; dự án sử dụng đất xâydựng công trình công cộng có mực đích kinh doanh (xã hội hóa) thuộclinh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao, khoa học – công nghệ

Trang 37

Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng theo dự ánđược cấp có thẩm quyền xây dựng Miễn tiền thuê đất kể từ ngày xâydựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động 15 năm đối với dự án đầu tưthuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, 11 năm đối với dự án đầu

tư còn lại Thời hạn cho thuê đất tối đa 70 và được gia hạn theo quy định

2.1.2.5 Ưu đãi về vốn đầu tư

Các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế có dự

án đầu tư sản xuất, kinh doanh tại KKT được hưởng các hoại hình tíndụng ưu đãi của nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành về tíndụng đầu tư phát triển của nhà nước

AN GIAI ĐOẠN 2007 - 2014

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI

2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Nghệ An là một tỉnh ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, là nơi hội

tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đườnghàng không cũng như điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, do đó Nghệ

An là tỉnh có tiềm năng cũng như lợi thế để thu hút đầu tư nói chung vàđầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng

Nghệ An có diện tích đứng thứ nhất cả nước (16.490,25 km2) với

419 km đường biên giới trên bộ tiếp giáp Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lào và 82

km đường bờ biển ở phía Đông Bên cạnh đó, Nghệ An còn nằm tronghành lang kinh tế Đông Tây nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào - ViệtNam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò; nằm trên các tuyếnđường quan trọng của quốc gia như: 91km quốc lộ 1A, 132 km đường HồChí Minh, các tuyến quốc lộ Đông - Tây nối với nước bạn Lào Ví trí nàygiúp cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối quan hệ giao lưu kinh

tế - xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực cólợi thế

Trang 38

2.2.1.2 Dân số, giáo dục và đào tạo

Với dân số gần 3 triệu người (năm 2014), Nghệ An là tỉnh có sốdân đông thứ tư so với các địa phương khác trong cả nước (Chỉ sau thànhphố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội và Tỉnh Thanh Hóa) Đến nay tại tỉnhNghệ An có trên 60 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề, trong

đó có 04 trường đại học, 08 trường cao đẳng (3 trường cao đẳng nghề),

12 trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, 45 trung tâm dạy nghềnằm ở tất cả các huyện, thành, thị trong tỉnh Tỷ lệ lao động được đào tạođến nay trên 36% so với tổng số lực lượng lao động trên 1,7 triệu ngườicủa Tỉnh, trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo nghề là 24,5%

2.2.1.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

2.2.1.3.1 Hệ thống giao thông

Đối với giao thông đường bộ, quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, đường

Hồ Chí Minh dìa 132 km, Quốc lộ 7, Quốc looh 46, Quốc lộ 48 là nhữngtuyến đường nối liền phía Đông và Tây của tỉnh với các cửa khẩu sangnước bạn lào với 421 km đường cấp tỉnh và 3670 km đường cấp huyện,tạo nên một mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các huyện, các vùngkinh tế trong tỉnh với nhau và tỏa ra cả nước cũng như các nước trongkhu vực

Đối với giao thông đường biển, cảng Cửa Lò có quy mô 1,3 triệu

tấn, có thể đón tàu 3,5 triệu tấn và 6 – 8 triệu tấn vào năm 2020, là tiềmnăng lớn cho ngành vận tải biển và XNK hàng hóa của Nghệ An, cho cảkhu vực Bắc Trung Bộ đồng thời là cửa ngõ thông ra biển của nước bạnLào và Đông Bắc Thái Lan Cảng Cửa Lò nằm giữa 2 cảng nước sâu làNghi Sơn (Thanh Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh)

Đối với giao thông đường sắt, với 94 km qua 7 ga, đường sắt Bắc

– Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh, trong đó ga Vinh là 1 trong những

ga hành khách cũng như vận chuyển hàng hóa lớn của cả nước, trongtương lại ga Vinh sẽ được nâng cấp thành ga loại I Nhánh đường sắt CầuGiát – Nghĩa Đàn có chiều dài 30 km nối đường sắt Bắc – Nam với vùng

Trang 39

cây công nghiệp ngắn, dài ngày và vùng trung tâm vật liệu xây dựng củaTỉnh

Nghệ An có cảng hàng không Vinh đã được nâng cấp để khai

thác Trong tương lai, sân bay Vinh sẽ tiếp tục được nâng cấp, tăng thêmcác tuyến nội địa, mở thêm một số tuyến bay đi các nước trong khu vực

2.2.1.3.2 Hệ thống điện và thông tin – viễn thông

Hệ thống điện lưới đã phủ hết 19 huyện, thành, thị trong tỉnh.

Nhiều công trình thủy điện đã và sẽ khởi công xây dựng như Nhà máyThủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Bản Cốc, Nhạn Hạc, … đảm bảo cung cấpđiện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt

Hệ thống thông tin – viễn thông hiện đại với đầy đủ các loại hình

dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin liên lạctrong nước và quốc tế

1

10,58

7,13 9.54 10,3

87,48 6,5 7,24

15,02

30,47

28,46

27,60

26,83 26,33 26,1

7Công nghiệp – Xây

dựng

32,00

32,05

32,07

33,46

34,8633,15 32,14 30,8

2

Trang 40

Dịch vụ 36,9

8

37,00

37,46

38,08

37,54

40,02 42,53 43,0

1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An, VCCI Nghệ An

Biểu 2.1: Tốc độ tăng trưởng của Nghệ An giai đoạn 2007 – 2014

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An

Trong những năm qua kinh tế của tỉnh Nghệ An luôn tăng trưởngnhanh nhưng tốc độ tăng trưởng không đồng đều qua các năm, GDP liêntục tăng ở mức khá cao và luôn cao hơn mức bình quân chung của cảnước Giai đoạn 2007 – 2014 tốc độ tăng GDP bình quân là 8,67%

Ngày đăng: 27/02/2016, 17:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TS. Đỗ Đức Bình - TS. Ngô Thị Tuyết Mai (2012), Giáo trình“Kinh tế Quốc tế” - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Quốc tế
Tác giả: GS. TS. Đỗ Đức Bình - TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân
Năm: 2012
2. Đặng Thành Cương (2012), “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An”, luận án Tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An
Tác giả: Đặng Thành Cương
Năm: 2012
5. Đỗ Đức Bình (2013), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, những bất cập về chính sách và giải pháp thúc đẩy”, Tạp chí Kinh tế &Phát triển số tháng 8/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam,những bất cập về chính sách và giải pháp thúc đẩy
Tác giả: Đỗ Đức Bình
Năm: 2013
6. ThS. Lê Quang Huy (2013), “Đầu tư quốc tế”, Nhà xuất bản kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư quốc tế
Tác giả: ThS. Lê Quang Huy
Nhà XB: Nhà xuất bản kinh tếthành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2013
7. ThS. Nguyễn Văn Tuấn (2005), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam”, Nhà xuất bản tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với pháttriển kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: ThS. Nguyễn Văn Tuấn
Nhà XB: Nhà xuất bản tư pháp
Năm: 2005
8. Phùng Xuân Nhạ (2010), “Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nướcngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Phùng Xuân Nhạ
Nhà XB: Nhà xuất bảnđại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
9. Đặng Đức Long (2007), “Chính sách thu hút FDI ở các nước ASEAN 5 từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998”, luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế & Chính trị thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách thu hút FDI ở các nước ASEAN5 từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998
Tác giả: Đặng Đức Long
Năm: 2007
10. Hoàng Văn Huấn (1995), “Hoàn thiện chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chính sách và giải pháp thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Tác giả: Hoàng Văn Huấn
Năm: 1995
11. Trang thông tin điện tử Đầu tư nước ngoài http://fia.mpi.gov.vn/Home Link
12.Yến Ngọc (2014), Bắc Ninh - Điểm thu hút dòng vốn FDI, http://baobacninh.com.vn/news_detail/84320/bac-ninhdiem-thu-hut-dong-von-fdi.html Link
13. Cổng thông tin điện tử Bộ KH & ĐT http://www.mpi.gov.vn/ Link
3. Trung tâm xúc tiến đầu tư và tư vẫn phát triển tỉnh Nghệ An (2012) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w