1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020

5 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 401,32 KB

Nội dung

Giai đoạn 2001-2010, với hàng loạt công việc chuẩn bị cho sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cùng với sự kiện VN gia nhập WTO vào năm 2007, để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xá hội, B

Trang 1

I Lời giới thiệu

Thuế là nguồn thu đặc biệt của ngân sách nhà nước Trong những năm qua, thuế đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế xã hội trong nước, nó ngày càng linh hoạt và phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, từng cột mốc trong lịch sử kinh tế Việt Nam Với sự yêu cầu của giảng viên bộ môn Quản lý thuế, em xin trình bày khái quát về một trong ba chủ đề mà anh Kiên, Phó Cục trưởng Cục thuế đã trình bày, đó là : “Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020”

II Nội dung chính

1 Tổng quan về các lần cải cách

Hệ thống thuế Việt Nam đã trải qua nhiều lần cải cách gắn liền với các giai đoạn khác nhau Giai đoạn đầu tiên là 1990-1995 tiếp tục đổi mới kinh tế Đảng và Nhà nước, cả nước từng bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường dưới sự quản lý nhà nước Hệ thống thuế trong giai đoạn này được ban hành phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát huy cao độ nội lực kinh tế Giai đoạn 1996-2000, công cuộc cải cách thuế bước 2 được thực hiện nhằm khắc phục những nhược điểm, tồn tại của công cuộc cải cách thuế trước đó, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển đồng thời đảm bảo tỷ lệ động viện hợp lý cho ngân sách nhà nước Giai đoạn 2001-2010, với hàng loạt công việc chuẩn bị cho sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cùng với sự kiện VN gia nhập WTO vào năm 2007, để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xá hội, Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế đã ban hành chính sách cải cách thuế đến năm 2010 đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân cảu Đảng và Nhà nước, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2 Bối cảnh kinh tế xã hội trước năm 2010

2.1 Thuận lợi

Thành tựu 25 năm đổi mới, nước ta đã thoát khỏi nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1168 USD/người, đưa nước ta vượt ra khỏi nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp, cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực Trong năm 2010, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập là 89.187 doanh nghiệp, với số vốn 545.800 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào sản xuất kinh doanh và tạo nên nhiều việc làm mới Hội nhập kinh tế sâu rộng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao Cùng với đó hệ thống pháp luật đã từng bước hoàn thiện theo hướng công minh minh bạch, hình thức giao dịch điện tử đã xuất hiện và có xu hướng ngày càng trở nên phổ biến tạo điều kiện để các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuế phát triển một nền hành chính thuế đơn giản, hiện đại, nhanh chóng cho người dân và cả các doanh nghiệp Đồng thời, mô hình quản lý thuế chủ yếu theo chức năng tạo điều kiện chuyên sâu, chuyên môn hóa các chức năng quản lý thuế

và kỹ năng của cán bộ thuế

2.2 Khó khăn

Sự chuyển biến phức tạp của nền kinh tế đòi hỏi chính sách thuế phải thay đổi cả về thể chế lẫn

tổ chức bộ máy và phương thức quản lý, điều hành thuế Việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thực thi các cam kết, ràng buộc khi tham gia các tổ chức, cộng đồng kinh tế và khu vực đòi hỏi hệ thống thuế phải thay đổi nhằm tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy đầu tư đồng thời tăng cường quản lý, giám sát các đối tượng và lĩnh vực phức tạp trên để đảm bảo lợi ích

Trang 2

quốc gia về quyền thu thuế Cùng với đó là các rủi ro về an ninh mạng, yêu cầu bảo mật thông tin người nộp thuế, sự phát triển của các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, trình độ của người nộp thuế tăng cao, nên ngành thuế phải thực hiện một khối lượng công việc lớn trong các quy trình nghiệp vụ, đào tạo lại nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ… để xây dựng và triển khai một hệ thống quản lý thuế tích hợp (ITAIS) góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế một cách hợp lý

3 Mục tiêu về cải cách chính sách và quản lý thuế

3.1 Mục tiêu cải cách thuế

Xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư áp dụng công nghệ cao, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng cao

Hệ thống chính sách thuế phải được sửa đổi bổ sung phù hợp với định hướng với định hướng phát triển kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn các hàng hóa, sản phẩm trong nước phù hợp thông lệ quốc tế

Hệ thống thuế phải được xây dựng, hoàn thiện đảm bảo minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh và cơ cấu lại theo hướng tăng nguồn thu nội địa

Hệ thống thuế phải được hoàn thiện và có cơ cấu hợp lý, cụ thể giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ huy động vào GDP là 23-24%, giai đoạn 2015-2020, tỷ lệ huy động đảm bảo khuyến khích tích tụ sản xuất kinh doanh

3.2 Mục tiêu cải cách quản lý thuế

Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế về cả phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực tổ chức bộ máy, đội ngủ cán bộ, kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật người nộp thuế và cơ quan thuế, góp phần đưa Việt Nam thuộc vào nhóm nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á

Cụ thể, giảm thời gian doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính thuế, tăng mức độ hài lòng của người nộp thuế với các dịch vụ được cung cấp bình quân giai đoạn này là 10-15% Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp/phải nộp phải đạt trên 90%, nộp đúng hạn tối thiểu 85%, có lỗi số tối thiểu 90%

4 Giải pháp

4.1 Cải cách chính sách thuế

- Về thuế GTGT, nghiên cứu giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT, làm rõ phạm vi khái niệm chịu thuế và không chịu thuế, “không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thuế”… hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới chỉ thực hiện phương pháp khấu trừ

Trang 3

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện điều chỉnh giảm thuế suất chung theo lộ trình để thu hút đầu tư, tạo điều kiện doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu

tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh Đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào ngành sản xuất có giá trị gia tăng lớn

- Về thuế tiêu thụ đặc biệt, nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu bia, ô tô… để điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế

- Về thuế xuất nhập khẩu, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu khoáng sản tài nguyên chưa qua chế biến, giảm hàng hóa hóa gia công có giá trị gia tăng thấp; sửa đổi bổ sung thuế nhập khẩu nhằm bảo hộ hợp lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, thu gọn số lượng mức thuế suất, từng bước đơn giản biểu thuế, mã số thuế Tiếp tuchj nghiên cứu chuyển dần các quy định về quản lý thuế trong Luật thuế xuất nhập khẩu sang Luật quản lý thuế

- Về thuế thu nhập cá nhân, mở rộng cơ sở tính thuế và xác định rõ thu nhập chịu thuế, sửa đổi,

bổ sung phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản, thống nhất mức thuế suất đối với thu nhập cùng loại hoạt động hoặc hoạt động có tính tương tự đảm bảo công bằng

về nghĩa vụ nộp thuế

Đối với thuế tài nguyên, phí, lệ phí, thuế môn bài, các khoản thu từ đất, các khoản từ thăm dò, khai thác dầu khí, thuế sử dụng đất nông nghiệp thì có hướng chuyển đổi theo hướng tăng thu, giảm chi, khuyến khích phát triển kinh tế, ưu tiên các lĩnh vực trọng điểm, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp cần có chính sách để đảm bảo an toàn lương thực quốc gia bền vững

4.2 Cải cách quản lý thuế

Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao, xây dựng và áp dụng chế độ kế toán thuế đảm bảo ghi chép đầy đủ, kịp thời nghĩa

vụ thuế của người nộp thuế, nghiên cứu xã hội hóa trong việc cấp phép đối với đại lý thuế, chứng chỉ hành nghề dịch vụ thuế Đồng thời sửa đổi luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành luật về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của người nộp thuế

và nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế kinh doanh dưới ngưỡng tính thuế giá trị gia tăng và hộ gia đình, cá nhân thuộc diện nộp thuế đất phi nông nghiệp, phí, lệ phí Hiện đại hóa nghiệp vụ quản lý thuế đảm bảo khai khác thành công hệ thống thông tin quản lý tích hợp Cuối cùng là sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách theo hướng xã hội hóa hoạt động cấp phép đối với đại lý thuế, chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế

III Kết luận

Thông qua bài báo cáo này, hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích về cải cách thuế cho những ai đã và đang hướng đến ngành thuế Em thật sự cảm ơn anh Kiên đã đến và tận tình giảng bài cho lớp Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

I Lời giới thiệu - 1

II Nội dung chính - 1

1 Tổng quan về các lần cải cách - 1

2 Bối cảnh kinh tế xã hội trước năm 2010 - 1

2.1 Thuận lợi - 1

3 Mục tiêu về cải cách chính sách và quản lý thuế - 2

3.1 Mục tiêu cải cách thuế - 2

3.2 Mục tiêu cải cách quản lý thuế - 2

4 Giải pháp - 2

4.1 Cải cách chính sách thuế - 2

4.2 Cải cách quản lý thuế - 3

III Kết luận - 3

Ngày đăng: 23/02/2014, 14:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w