Ngày nay với sức lao động sáng tạo của nhân dân cùng với sự đầu tư của Nhà Nước đãlàm cho diện tích đất này trở nên màu mỡ, thích hợp cho người dân trồng cây lúa nước.T
Trang 1BÁO CÁO THỰC HÀNH Học phần: Tổ chức và phát triển cộng đồng 2
Thanh Hóa, ngày 18/ 04/ 2012
_ _
- Thời gian thực tập: 18 /04 /2012 đến ngày 02 /05 /2012
- Địa bàn thực tập: Thôn Đồng Tâm - xã Thành Tâm - Thạch Thành Thanh Hóa
- Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại
KẾ HOẠCH THỰC HÀNH HỌC PHẦN: TỔ CHỨC VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 04 năm 2012
_ _
Giáo Viên Hướng Dẫn: Phan Như Đại
Địa Bàn Thực Hành: Thôn Đồng Tâm – Xã Thành Tâm – Huyện Thạch Thành – Thanh Hóa
Trang 2Kế hoạch được thực hiện từ ngày 19/04 đến 29/04 năm 2012
Phần 1: Hồ sơ cộng đồng
I Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội xã Thành Tâm – Huyện Thạch Thành- Thanh Hóa.
1 Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
1.1 Lịch sử hình thành xã Thành Tâm
Lịch sử xã Thành Tâm trước đây có một số hộ dòng họ Quách di cư từ Hòa Bình xuống khaihoang làm ăn sinh sống, chính vì thế truyền thống văn hoá Thành Tâm mang đậm văn hóangười Mường Ban đầu diện tích của xã chỉ khoảng 9ha và có tên là làng Ngọc Trọ Sau nàycó thêm dòng họ Bùi, đến đây an cư lập nghiệp vào khoảng cuối thế kỷ XVII, từ đó diện tíchcủa xã được mở rộng Bấy giờ ở xã có hai dòng họ Quách và dòng họ Bùi đều là dân tộcMường làm ăn sinh sống, sinh con đẻ cái từ đó dân số của xã liên tục tăng lên
Cách đây 40 năm xã có tên gọi là làng Ngọc Trọ Từ năm 1954 xã được tách ra từ xã NgọcTrạo và xã Thành Tâm cũng có tên gọi từ đó đến nay
Năm 1963 tức vào thế kỷ XX, nhà nước có chính sách khai hoang vùng kinh tế mới, có mộtsố dòng họ từ huyện Hoàng Hóa di dân lên đây là ăn sinh sống, bấy giờ xã có hai dân tộc làm
ăn sinh sống là Kinh và Mường Tuy nhiên dân tộc Mường vẫn chiếm ưu thế Từ đó đến nayxã Thành Tâm có 27 dòng họ anh em cùng sinh sống chủ yếu là người Kinh và Mường( có 1người dân tộc thổ và một người tày)
1.2 Vị trí, địa hình và cảnh quan thiên nhiên.
Thành Tâm là đơn vị thuộc xã đầu ngõ Huyện Thạch Thành có quốc lộ 522 liênhuyện chạy qua, với tổng chiều dài là 5 km Xã có tổng diện tích tự nhiên là : 2347,37 ha ,tổng số hộ 1536, trên 5790 khẩu, có 15 thôn, 03 cơ quan trường học, 01 cơ sở y tế, có 05doanh nghiệp Kinh tế đóng trên địa bàn, là xã tiếp giáp Nhà máy mía đường Việt Nam - ĐàiLoan với nhịp độ tăng trưởng kinh tế đang từng bước được phát triển so với nhịp độ chungcủa toàn Huyện
Phía Đông giáp xã Hà Long Huyện Hà Trung
Phía Tây giáp thị trấn Vân Du, Huyện Thạch Thành
Phía bắc giáp Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Phía Nam giáp xã Ngọc Trạo, Huyện Thạch Thành
Địa hình
Trang 3Với địa hình 3/4 là đồi núi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp như: cao
su, mía, dứa… Tuy nhiên cũng gây không ít khó khăn cho quá trình canh tác của nhân dân
1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Toàn thôn Ngọc Thạch có: 2347,37 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp là 656,30 ha
Đất lâm nghiệp là 7,0 ha
Đất nuôi trồng thủy sản là 23,37 ha
Đất ở là 1618,70 ha
Đất trụ sở cơ quan ( nhà văn hóa thôn) là 20,0 ha
Đất nghĩa trang là 10,0 ha
Đất chưa sử dụng là 12,0 ha
- Đất đai Ngọc Thạch chia làm 2 tiểu vùng:
Tiểu vùng đất Feralitic biến đất lúa ( ruộng lầy thụt) chiếm khoảng 30% (704,211 ha) Xưa kia là diện tích đất hoang hóa và cằn cỗi chưa được sử dụng trong sản xuất canhtác Ngày nay với sức lao động sáng tạo của nhân dân cùng với sự đầu tư của Nhà Nước đãlàm cho diện tích đất này trở nên màu mỡ, thích hợp cho người dân trồng cây lúa nước.Tuy nhiên, diện tích đất này khá nhỏ hẹp, một số vùng bị nhiễm phèn nên ảnh hưởng tới
năng suất lúa, đời sống nhân dân bấp bênh : Trích lời bác Hằng, người dân thôn Ngọc Thành,
xã Thành Tâm “ở đây xưa kia đất đai cằn cỗi lắm, đất rộng nhưng không trồng được cây gì
cả, mãi cho đến khi Nhà nước đầu tư, người dân cũng chịu khó cải tạo thì mới được như ngày hôm nay cháu ạ Nhưng mà, đất này không trồng được nhiều lúa, mà nếu có trồng cũng không được mùa, nên các bác chủ yếu trồng cây mía, cây dứa rồi cây cao su để bán rồi mua gạo ăn thôi”.
Tiểu vùng đất trầm tích phiến thạch (đất sét đỏ, đất bazan) chiếm 70 % (1643,159 ha).Bản chất đất sét đỏ nhiều khoáng chất, thoát nước tốt nên rất thích hợp với việc trồngcác loại cây công nghiệp đặc biệt là cây dứa Cùng với sự lao động cần cù của người dân màchất đất ngày càng màu mỡ hơn Điều này đã tạo thuận lợi hơn cho người dân tăng năng suấtcây trồng
Tuy nhiên do đây là vùng đất đồi trọc nên đến mùa mưa đất bị rửa trôi dẫn đến bạcmàu, xói mòn, và gây ra một số hiểm họa cho người dân sống xung quanh vùng đồi này,
Trang 4các bác phải khổ sở thế nào rồi, năm vừa rồi tầm khoảng tháng 7,8 mưa lớn trong 4 ngày liên tục làm cho sạt lỡ đất, gia súc thì không có chỗ ở, vì là vùng đồi núi mà cháu cái gì cũng khổ mà không biết kêu ai” (theo lời bác Hằng thôn Ngọc Thành, xã Thành Tâm).
Tài nguyên khí hậu
Khí hậu xã Thành Tâm cũng giống như khí hậu chung của toàn huyện, đó là khí hậunhiệt đới ẩm gió mùa nắng lắm mưa nhiều
Một năm có 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông nhưng khí hậu chủ yếu với 2 mùa nóng ẩm,khô hanh rõ rệt
+ Mùa nóng chịu ảnh hưởng của gió phơn Lào nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều thuậnlợi cho cây trồng sinh trưởng nhanh Thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp :cao su, dứa, mía…
+ Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên khí hậu lạnh giá thích hợp đểphát triển một số loại rau ôn đới : bắp cải, su hao…
- Nhiệt độ trung bình hằng năm là 22,7oC, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 8 lên tới 36oC,nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 1 với 12oC Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là 3 đến
+ Mưa bão xuất hiện nhiều vào mùa hè đặc biệt là tháng 8, 9 Mưa kéo dài từ 3 đến 4ngày với lượng nước mưa tương đối lớn đã cung cấp lượng nước cho tưới tiêu Nhưng mưa lũxảy ra thường xuyên lại dẫn đến rửa trôi sói mòn đất đồi và ảnh hưởng đến việc đi lại củangười dân
Khi được hỏi đến vấn đề sự khác biệt của khí hậu năm nay với những năm trước đây, bác Thắm nói: “Khí hậu năm nay so với năm trước chẳng có gì khác biệt lắm cháu à, có điều bác thấy mùa nắng năm nay mới bắt đầu thôi mà đã nóng nực lắm rồi, không biết vào giữa mùa thì thế nào, nhưng nếu cứ tình trạng này bác thấy chỉ khổ cho những người làm đồi thôi, nắng nóng rồi lại hạn hán, ở đây lại không có con sông, con suối nào để láy nước tưới tiêu nữa, khổ lắm, rồi không may lại mất mùa ấy chứ”.
Trang 5 Tài nguyên khoáng sản:
Trong xá Thành Tâm có một số loại khoáng sản như:
Tuy nhiên trữ lượng của các loại khoáng sản không nhiều, phân tán nhỏ lẻ, nên việc
khai thác gặp nhiều khó khăn và không đáp ứng được nhu cầu của người dân Bác Hằng nói:
“từ nhỏ đến giờ bác làm gì thấy có khoáng sản hay khai thác gì đâu, có khi cũng có đấy nhưng ít lắm, ở đây chủ yếu là đất đỏ thì có gì hả cháu”.
2 Tình hình về kinh tế - xã hội
2.1 Cơ sở hạ tầng
Từ năm 2003 trở về trước cơ sở hạ tầng còn nhiều thấp kém, song được sự quan tâmcủa Nhà Nước và các cấp các ngành, tổ chức xã hội đã đầu tư giúp đỡ địa phương cũng cố vàxây dựng cơ sở hạ tầng
Về trường học: Toàn xã có một trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS.
Những ngôi trường này đều được xây dựng khang trang đáp ứng được nhu cầu học tập của
con em trong địa bàn, trích lời cô Khương, người dân thôn Đồng Tâm: “cho đến nay thì xã cũng đã có được mỗi cấp một trường rồi cháu ạ, chỉ có bất tiện ở chỗ trường hơi xa mà con
cô lại còn nhỏ nên mỗi lần đưa nó đến trường mất bao nhiêu thời gian, kể mà có thêm 1, trường mầm non phân bố đều ở các thôn nữa thì tốt biết mấy”.
Về giao thông vận tải: ở xã có trục đường chính là đường 522 chạy qua được bê tông
hóa, còn các đường liên thôn là đường cấp phối nên việc đi lại của người dân chưa đượcthuận tiện
Hệ thống điện: Toàn xã có 3 trạm điện, với đường điện 35kv (nằm ở 3 thôn: Ngọc
Thành, Nông Lý, Ngọc Liên), phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân toànxã
Trang 6Tuy nhiên các trạm điện được xây dựng từ lâu, và vào mùa nắng nhu cầu sinh hoạt củangười dân cao lên gây quá tải nên điện liên tục chục chặc và mất, gây ảnh hưởng tới cuộcsống người dân.
Khi được hỏi đến vấn đề này bác Chung Thị Huệ nói với vẻ rất bức xúc: “điện ở đây chán lắm cháu à, mùa đông thì không sao chứ, đến mùa hè thì nóng không chịu được, 1 ngày mà cắt điện đến 7,8 lần Cứ cho được 5 đến 10 phút là lại cắt, chập chờn lắm”.
Y tế: toàn xã có một trạm y tế với đội ngũ cán bộ có trình độ từ sơ cấp trở lên đến CĐ
– ĐH Cơ sở vật chất được đầu tư, xây dựng đáp ứng công tác phục vụ, khám chữa bệnhchăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiêm phòng vacxin các đối tượng theo định kỳ đảm bảođúng tiến độ kế hoạch
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ y tá thôn bản, công tác việc dân số theo chương trình ytế công cộng và kế hoạch hóa gia đình Tuy nhiên, trình độ của cán bộ còn thấp, cơ sở vật
chất: phòng, giường bệnh, máy móc, thiết bị y tế còn nhiều yếu kém, trích lời bác Quách Cao Bằng: “những công tác khác thì bác không nói đến chứ công tác y tế thì quá kém cháu à, riêng thôn bác thì không có y tá thôn, khi có vấn đề gì là lại phải chạy lên nông trường Vân Du rất bất cập ở chỗ đấy, các thiết bị của trạm xá xã thì không có gì ngoài các dụng cụ bơm, kim tiêm nói chung cơ sở ở đây còn yếu lắm”
Bưu điện, viễn thông: Toàn xã có một trung tâm bưu điện văn hóa, xã có trên 1000
máy điện thoại thêu bao cố định đạt 72% số hộ trên địa bàn với hàng ngàn điện thoại di động
Hệ thống chợ: xã có một chợ họp cả ngày đảm bảo cho việc trao đổi, mua bán của
người dân, tuy nhiên hầu như chỉ phục cho người dân ở gần đó còn 1 số thôn nằm phía trong
xã thì do điều kiện đường xá xa xôi nên rất ít khi mua bán tại đây, (trích lời bác Quách Cao Bằng: “chợ thì có đấy cháu à, nhưng chủ yếu là cho những thôn lân cận đó thôi còn các bác cách hơn 10km thì đi mua đồ ăn ngày 1 làm sao được hả cháu, cũng may là ở đây cũng có mấy quán bán đồ ăn nên cũng tiện ”).
Nhà văn hóa: Cả xã có 11/15 thôn có nhà văn hóa và có 5 thôn được công nhận là
thôn văn hóa cấp xã
Nhà ở: 100% nhà ở kiên cố, có 40 ngôi nhà 2 tầng trở lên (chủ yếu tập trung ở 2 bên
đường 522 và thôn Đồng Tâm), các gia đình hầu như đều có các trang thiết bị: Tivi, tủ lạnh,
xe máy…
1.2.2 Các loại hình kinh tế
Trang 7 Nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng: 648,14/656,30 ha đạt 98,78% kế hoạch nămTrong đó:
+ Cây lúa: 323,45 ha/ 294,00 đạt 110,00% kế hoạch
- Vụ chiêm xuân: 154,58 ha
Năng xuất bình quân đạt 46,10 ta/ha
Sản lượng bình quân đạt 712,77 tấn
- Vụ mùa thu: 168,79 ha
Năng xuất bình quân đạt 42,00 ta/ha
Sản lượng bình quân đạt 708,90 tấn
+ Cây ngô: 21,45 ha/45,00 đạt 47,7% kế hoạch
Năng xuất bình quân đạt 40,00 ta/ha
Sản lượng ước đạt đạt 85,80 tấn
+ Cây khoai lang: 0,50 ha
Năng xuất bình quân đạt 14 tấn/ha
Sản lượng bình quân đạt 7,0 tấn
+ Cây sắn: 4,00ha / 12,30 đạt 173,90% kế hoạch
Năng xuất bình quân đạt 20 tấn /ha
Sản lượng bình quân đạt 80,00 tấn
+ Cây rau đậu các loại: 3,70/ 22,0 đạt 16,68% kế hoạch
+ Cây rau công nghiệp hàng năm: 295,02 ha/ 287,0 đạt 102,8% kế hoạch
- Cây mía: 23,00ha / 287 ha đạt 80,14 % kế hoạch
Năng xuất bình quân đạt 56 tấn/ha
Sản lượng bình quân đạt 12,88 tấn
- Câu dứa: 62,02 ha
Năng xuất bình quân đạt 30,00 tấn/ha
Sản lượng bình quân đạt 1956,60 tấn
+ Cây công nghiệp lâu năm:
- Cây cao su: Trồng mới 52,70 ha/ 40 ha đạt 131,8% kế hoạch
Trang 8- Tổng đàn bò: 150/600 con bằng 25,0% so với kế hoạch
- Tổng đàn lợn: 2105/5000 con bằng 42,1% so với kế hoạch
Công tác thú y được chỉ đạo thực hiện tốt, tiêm chủng các loại dịch bệnh cho gia súc,gia cầm đều đạt tỷ lệ cao so với toàn huyện
Làm tốt công tác bảo vệ rừng sản xuất và rừng trồng, thực hiện trồng 7,0 ha rừng tậptrung theo dự án 147 đã được quy hoạch, làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, đấu tranhngăn chặn tốt các hành vi, vi phạm luật về quản lý bảo vệ rừng
1.2.3 Hoạt động xã hội.
1.2.3.1 Dân số
Toàn xã có 15 thôn được liên kết với nhau bằng đường liên thôn, liên xã, dân cư phân bốkhông đồng đều nên việc quản lí và sinh hoạt không thuận lợi Toàn xã có 1536 hộ với 5790nhân khẩu, trong đó có 760 nữ và nam giới là 776 người tổng số người trong độ tuổi lao động
là 3234 người
Người già là 1020 người
Trẻ em dưới 15 tuổi 1123
Số người tàn tật là 83 người
Số người là đối tượng chính sách là 130 người, đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội là
138 người, đối tượng hưu trí mất sức là 92 người
Tỉ lệ tăng dân số hàng năm là 1,1% với mật độ dân số bình quân là 210 người/km2
Về vấn đề giải quyết lao động việc làm:
Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ chỉ đạo và khôi phục làng nghề truyền thống, mở rộng sảnxuất, tìm kiếm thị trường lao động Chính quyền cũng đã quan tâm tới việc mở rộng thịtrường tiêu thụ để thu hút người dân sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân, cho ngườidân vay vốn để đầu tư vào sản xuất, ngoài ra còn đưa ra chính sách thu hút, huy động vốntrong dân để đưa vào sản xuất Xã còn thu hút dự án đầu tư trồng cây cao su từ bên ngoài địaphương để giải quyết việc làm cho người dân Không chỉ vậy, xã còn tìm hiểu thị trường lao
động nước ngoài để đưa một số thanh niên đi xuất khẩu lao động, (trích lời anh Đồng trưởng thôn Ngọc Thành: “trong những năm gần đây do có các chính sách xuất khẩu lao động nên thanh niên trong xã cũng có cơ hội ra nước ngoài làm việc, riêng thôn anh có 6 người và phần lớn những gia đình có con đi xuất khẩu lao động thì đời sống được cải thiện lên rất
Trang 9nhiều như nhà bác Hằng ở gần đây có cô con gái tên Hoa đã sang Malaysia được gần 2 năm, nhờ vậy mà kinh tế của gia đình bác ấy được cải thiện lên rất nhiều”).
1.2.3.2 Công tác thông tin tuyên truyền.
Công tác thông tin tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vànhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT được tổ chức phục vụ đời sống văn hóa văn nghệ
cho nhân dân “theo cá nhân chị thì chị thấy đội tuyên truyền của xã thực hiện khá hiệu quả,
do điều kiện chưa cho phép nên hàng ngày loa đài của xã chưa phát được liên tục nhưng mỗi khi có dịp gì cần thiết thì xã đều thông báo rộng rãi cho người dân ở các thôn được biết, vì thế chị nghĩ công tác này như thế là đảm bảo rồi ”(trích lời chị Ngân người dân trong thôn Ngọc Thạch, xã Thành Tâm).
1.2.3.3 Hoạt động giáo dục
Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương MTTQ các đoàn thể quần chúng thường xuyênquan tâm đến công tác giáo dục cả vật chất lẫn tinh thần do đó đã tạo động lực thúc đẩyphong trào thi đua dạy tốt học tốt, hội khuyến học đã tổ chức tốt nhiệm vụ khuyến học,khuyến tài , động viên viên khen thưởng kịp thời cho những tập thể cá nhân có thành tíchxuất sắc trong phong trào thi đua dạy và học, trung tâm học tập cộng đồng đã tích cực mở cáclớp huấn luyện chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hội nông dân áp dụng sản xuất và đời
sống, (khi đề cập đến vấn đề này anh Vũ ngọc Vui người dân thôn Đồng Tâm đã trả lời rất phấn chấn : “anh thấy mấy năm gần đây công tác giáo dục được chính quyền xã quan tâm và tạo điều kiện rất nhiều, nhà nào có con đạt thành tích cao trong học tập được xã có quà khen thưởng và đặc biệt nếu con em trong xã mà đỗ vào các trường cao đẳng, đại học thì cán
bộ xã còn đến tận nhà để chúc mừng và động viên, 2 năm trở lại đây quỹ khuyến học của xã hoạt động rất hiệu quả làm cho bà con trong xã cũng phấn khởi rất nhiều”).
Kết quả học tập của 3 cấp học năm 2010- 2011.
- Trường Mầm non: Tổng số cháu: 305 cháu tăng so với năm trước là 11 cháu
- Trường Tiểu học: Tổng số 398 học sinh
- Trường THCS: Tổng số 297 học sinh
Trang 10Giỏi 20 học sinh Đạt 6,7%
1.2.3.4 Hoạt động y tế, kế hoạch hóa gia đình và trẻ em
Trạm y tế xã, cơ sở vật chất được đầu tư, xây dựng đáp ứng công tác phục vụ, khámchữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiêm phòng vacxin các đối tượng theo định kỳđảm bảo đúng tiến độ kế hoạch
Tổ chứuc tập huấn cho đội ngũ y tá thôn bản, công tác việc dân số theo chương trình ytế công cộng và kế hoạch hóa gia đình
Thực hiện tốt chế độ trực trạm và thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân phòngchống các loại dịch bệnh
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình và trẻ em được thực hiện tốt tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên năm là 0,6 %
Đó là những kết quả mà nhóm chúng tôi thu được từ báo cáo của xã nhiệm kỳ vừa qua, nhưng đối chiếu với một số ý kiến của người dân trong xã mà nhóm thu được từ 2 phương pháp phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi thì có sự khác biệt khá lớn, hầu hết những người mà nhóm đi phỏng vấn đều rất không hài lòng về công tác y tế ở đây, họ không hài lòng về trình độ cũng như các hoạt động của đội ngũ y tá xã, có một số người lại có phản ứng rất gay gắt như Bác Chung Thị Huệ, chị Nguyễn Thị Hằng”
1.2.3.5 Công tác dân tộc, lao động thương binh xã hội
Các gia đình chính sách như các gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh thường xuyên đượcquan tâm và thực hịên nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa
Đến 31/12/2011 bình xét hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 249/1.528 hộ chiếm tỉ lệ18,26 % giảm 3,52% , hộ cận nghèo 178/ 1528 hộ chiến 11,65% giảm 3,9 %
Quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện có hiệu quả ,các hoạt động phong trào : Văn hóavăn nghệ, TCTT phát triển đồng bộ ở các thôn và trường học Khai trương 03 làng văn hóa,đón nhận danh hiệu 01 làng văn hóa cấp Huyện Xuất khẩu lao động được 13 người
1.3 Cơ cấu tổ chức xã Thành Tâm
Danh sách cơ quan hành chính của xã Thành Tâm
Trang 11Bí thư Đảng ủy Bùi Hải Ninh
Chủ tịch hội đồng nhân dân Đinh Văn Dũng
Phó chủ tịch hội đồng nhân dân Quách Công Quyên
Chủ tịch ủy ban nhân dân Nguyễn Văn Khương
Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Bùi Anh Tuấn – Hoàng Công Ngoại
Chủ tịch hội phụ nữ Đinh Thị Sang
Bí thư đoàn thanh niên Đinh Thùy Trang
Chủ tịch hội nông dân Đinh Văn Dũng
Chủ tịch mặt trận tổ quốc Nguyễn Viết Đô
Ngoài các tổ chức trên còn có các hội như:
- Hội học sinh
- Hội khuyến học
- Hội lính cùng năm nhập ngũ
- Các dòng họ
Các tổ chức xã hội đang tồn tại trong xã:
* Hội nông dân:
Hội nông dân có vai trò vận động giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ,tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt
Tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, hội viên nông dân hiểu biết đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước Vận động tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phongtrào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đìnhnông dân văn hóa
Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước
Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân, chăm lo đời sống
vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân, (trích lời bác Tươi người dân thôn Ngọc Thành: bác thấy hội hoạt động khá là hiệu quả đặc biệt qua nhiệm kỳ vừa qua hội đã bầu ra được 3 cán bộ cốt cán của hội, 3 người này đều là những người có ý thức và tinh thần trách nhiệm
Trang 12cao với công việc, trong những năm qua luôn có tiếng nói với các hội viên trong hội cũng như với các chi hội khác, vì thế về hoạt động của hội nông dân các bác thì bác thấy thế là khá tốt”).
Tổ chức tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao nhận thức, trình độ năng lực về mọi mặt, tích cựcthực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội – an ninh quốc phòng, xây dựng gia đình noấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
* Hội Thanh niên:
Đoàn kết, tập hợp giáo dục mọi tầng lớp thanh niên Hướng dẫn và tạo điều kiện để hộiviên hoàn thiện nhân cách trở thành công dân tốt, cống hiến tài năng và sức trẻ vào sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, thanh niên và tổ chức, thành viên trướcpháp luật và công luận
Khuyến khích và tổ chức cho hội viên, thanh niên tham gia tích cực vào sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa và các hoạt động ích nước, lợi nhà, (theo ý kiến của chị Hằng người dân trong thôn Đồng Tâm: “chị thấy công tác của Đoàn Thanh niên chưa thực sự hiệu quả, không biết ở những thôn khác thế nào chứ chị thấy thanh niên thôn chị có bao giờ thấy lên xã đi họp bap giờ đâu, bí thư Đoàn là người thôn bên nhưng chị thấy các hoạt động bên thôn Ngọc Thành cũng đâu có gì nổi trội”)
* Hội cựu chiến binh:
Đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng hợp pháp của cựu chiến binh Hộilàm tham mưu giúp cấp ủy Đảng và làm nòng cốt tập hợp, vận động cựu chiến binh rèn luyệngiữ gìn phẩm chất đạo đức, thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội
Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, tham giagiám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế, xã hội
Trang 13Tổ chức chăm lo giúp đỡ cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, pháttriển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, tổ chức hoạt động tình nghĩa để cựu chiến binhtương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
* Hội người cao tuổi:
Hội người cao tuổi hoạt động đoàn kết chăm lo cho cán bộ hội viên và người cao tuổicó sức khỏe, vui sống tình nghĩa, sống có văn hóa và hữu ích cho gia đình và xã hội
1.4 Tình hình chính trị
1.4.1.Công tác quốc phòng và an ninh
Các nhiệm vụ công tác quốc phòng được triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệuquả,dưới sự lãnh đạo , chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền xã, ban chỉ đạo quân sự và làmtốt công tác tham mưu, duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu , trực bảo vệ các ngàylễ lớn của đất nước,…
Hoàn thành chỉ tiêu giao quân đợt I năm 2011, đảm bảo đủ quân áo, có chất lượng,toàn xã có 08 thánh niên lên đường nhập ngũ làm tốt côngtác tuyển quân năm 2012, số huyệntại xã có 66 thanh niên, trúng tuyển tại xã có 22 thanh niên , điều động đi khám tuyển tạihuyện 15 thanh niên trúng tuyển 13 thanh niên đảm bảo sức khỏe, đạo đức tốt, đủ điều kiệnnhập ngũ năm 2012
Thực hiện tốt việc quản lý lực lượng dự bị Đảng viên trên địa bàn chấp hành nghiêmpháp lệnh dự bị Đảng viên, điều động 14 đ/c quân nhân dự bị tham gia huấn luyện tại các sưđoàn 390 trong đố 03 sỹ quan, 11 hạ sĩ quan 100% kế hoạch đều hoàn thành tốt nhiệm vụ
1.4.2 Công tác ANTT
An ninh chính trị tiếp tục giữ vững và ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảokhông để xay ra các vụ việc phức tạp, lên kế hoạch và bảo vệ thành công cuộc bầu cử đạibiểu Quốc hội Khóa VIII và bầu cử HĐND các cấp, thường xuyên huy động lực lượng tuầntra kiếm soát đảm bảo ATGT và trật tự công cộng, cương quyết xử lý các trường hợp vi phạmpháp luật
Đã kiện toàn văn bản chu đáo ANTT xã là 11 đ/c kiện toàn tổ chức bảo vệ ANTT thôn
là 19 đồng chí, kiện toàn ANXH là 13 đồng chí triển khai thực hiện tốt nghị quyết số 02- NĐ/
HU ngày 31/12/2010 của BCH Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương, thường xuyên phối hợp với các
Trang 14nắm bắt tình hình liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hội giữ vững trật tự kỷ
cương xã hội (Theo lời anh Vũ Đình Chất người dân thôn Đồng Tâm: anh thấy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở xã là rất tốt, anh thấy ở những xã lân cận chuyện trộm cắp tài sản, đánh nhau là rất nhiều nhưng ở xã anh thì chuyện này lại ít xảy ra, nói chung là có thì vẫn có nhưng theo anh thì như thế đã là đảm bảo rồi”).
Công tác giải quyết vụ việc:
- Đưa vào quản lý cảm hóa giáo dục cho 02 đối tượng
- Bắt được 01 đối tượng có lệnh tru nã
Trong năm cũng để xảy ra 21 vụ việc:
- Đánh nhau gây thương tích: 03 vụ
- Trộm cắp tài sản : 10 vụ
- Tai nạn giao thông 03 vụ
- Đánh bài ăn tiền, số đề : 02 vụ
- Gây rối trật tự công cộng : 02 vụ
- Công tác hòa giải cơ sở được duy trì và phát huy tác dụng
1.5 Tình hình chính sách, xã hội đang triển khai trên địa bàn xã Thành Tâm.
Xã Thành Tâm đang thực hiện chương trình đầu tư: Dự án trồng cây Cao su lâu năm docông ty Cao su tỉnh Thanh Hóa thực hiện
1.5.1 Dự án trồng cao su lâu năm
Đây là dự án do công ty Cao su tỉnh Thanh Hóa thực hiện từ năm 2005, đầu tư chongười dân về giống, phân bón, hướng dẫn cho người dân cách trồng và chăm sóc, thu hoạchmũ cao su, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm Với mỗi ha trồng cao su người dân được hỗ trợ 30 triệuđồng Toàn xã đã trồng được 52,70 ha diện tích cao su
Nhờ có dự án này đời sống của người dân được nâng cao hơn, thu nhập đầu người tănglên 12 triệu đồng/ năm, tăng 5,6 triệu đồng so với trước năm 2005 Bên cạnh đó diện tích đất
Trang 15bỏ trống đã được đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao Tạo công ăn việc làm chongười dân tại xã, số lượng người dân phải đi làm ăn xa giảm.
2 Những vấn đề khó khăn của cộng đồng
Thành tâm với điều kiện vị trí địa lý tương đối rộng, đường giao thông đi lại liên thôn liênxã để giao lưu hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn về trình độ dân trí còn thấ không được đồngđều, việc tiếp cận các tiến độ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi sản xuất và phát triển kinh tếcòn có hạn chế, do đó việc huy động quần chúng nhân dân đóng gó quỹ để xây dựng cơ sởvật chất cho các hoạt động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa còn gặpnhiều khó khăn
Hiện nay xã chưa có hệ thống đài truyền thông, nhà văn hóa cấp xã và các sân vận động phụcvụ cho hoạt động thể dục thể thao còn gặp nhiều khó khăn, các thôn trong toàn xã chưa đảmbảo đáp ứng đồng bộ thỏa đáng cho như cầu sinh hoạt, hoạt động của quần chúng nhân dân.Nhìn lại trong những năm qua xã nhà đã có nhiều cố gắng nỗ lực nhưng điều kiện pháttriển kinh tế của địa phương còn chậm so với nhịp độ chung của toàn huyện, điều kiện cơ sởvật chất như: hệ thống đừng dây truyền thanh chưa có, các điểm tuyên truyền, băng zôn, khẩuhiệu kiên cố chưa được đáp ứng nhu cầu chung cho toàn xã, các sân vận động để tổ chức tậpluyện các môn thể dục thể thao, các trò chơi dân gian chưa đáp ứng ưu cầu chung cho nhândân toàn xã
trích lời bác Tươi người dân thôn Ngọc Thành xã Thành Tâm: “khó khăn trong xã thì còn nhiều lắm cháu ạ, vì cũng là xã có các thôn thuộc vùng 135 nên thực chất kinh tế ở đây còn tồn tại nhiều mặt hạn chế lắm, trình độ dân trí còn thấp, điều kiện để sản xuất kinh doanh thì rất khó khăn đặc biệt là việc tưới tắm trong nông nghiệp, ở đây không có con sông nào nên cứ đến mỗi đợt hạn hán các bác lại cơ khổ, đã thế đường xá đi lại cũng rất vất vả, như các cháu cũng biết rồi đấy, vào mùa nắng thì bụi đường, nhưng đến mùa mưa thì lại vô cùng lầy lội thành thử ra có bao giờ mà đường dễ đi đâu, sống đâu quen đấy nhưng bây giờ phương tiện giao thông nhiều nhà nào cũng xe máy các loại cháu thử nghĩ xem ai cũng đi như vậy thì làm sao không ô nhiễm cho được”.
Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trên là do:
- Việc ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa” chưa được kịp thời, các thành viên trong ban chỉ đạo chưa được tận tâm tận lực
Trang 16trưởng, phó ban công tác mặt trận còn hạn chế về năng lực trong công tác vận động và lãnhđạo quần chúng nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa.
- Việc đánh giá các phong trào hoạt động theo định kỳ hàng quý hàng tháng chưa được đúngmức kịp thời, việc tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động trong năm và việc biểu dương khenthưởng danh hiệu gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa, gương người tốt việc tốt chưa đảm bảothời gian và kinh phí theo nội dung và ưu cầu nhiệm vụ đặt ra
- Điều kiện phát triển kinh tế địa phương còn nhiều hạn chế, chưa được huy động được kinhphí để đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị cho hoạt động văn hóa thông tin, đồngthời chưa huy động được nguồn lực tổng hợp trong mỗi người, trong mỗi làng xóm, mỗi đơnvị trong toàn xã
3 Phân tích các tiềm năng của cộng đồng
Xã Thành Tâm là đon vị thuộc xã đầu ngõ của huyện Thạch Thành, có quốc lộ 552liên huyện chạy qua với tổng chiều dài là 0,5 km, xã tiếp giáp với khu công nghiệp míađường Việt – Đài
Với vị trí địa lý như vậy nên xã Thành Tâm có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưubuôn bán, trao đổi hàng hóa với các ùng lân cận góp phần phát triển kinh tế ã hội của địaphương
3.1 Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 2347,38 ha Trong đó chủ yếu là
đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp như mía, cao su, dứa,…chosản lượng cao để nâng cao thu nhập cho người dân
Khoáng sản: Xã có các loại khoáng sản như: Đá vôi, sắt, than bùn, than đá, đá nội,…
đây là nguồn khoáng phong phú, xã có thể khai thác để phục vụ cho việc luyện kim, làm vậtliệu xây dựng làm chất đốt phục vụ cho việc phát triển kinh tế sinh hoạt của người dân
Khí hậu: Xã có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió tây,
mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc Nhiệt độ trung bình hằng năm là 22 – 24oC.Lượng mua trung bình là 1020mm trên một năm Độ ẩm bình quân là 85%
Với điều kiện như vậy rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, và tạo điều kiệncho việc thâm canh cây lúa nước góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương
3.2 Tiềm năng về kinh tế - xã hội.
Trang 17- Ở xã có 1036 hộ, với 5790 nhân khẩu Với cơ câu dân số trẻ có nguồn lao động dồirào, người dân nơi đây có kinh nghiệm trong sản xuất, chịu thương chịu khó, cần cù xiêngnăng Đây là một thế mạnh để địa phương tiếp tục duy trì và phát triển kinh tế.
- Cán bộ lãnh đạo các ban ngành luôn quan tâm đến đời sống của người dân thông quacác chủ trương, nghị quyết, kế hoạch, nhằm phát triển kinh tế nâng cao thu nhập để ổn địnhđời sống của người dân Lãnh đạo và người dân luôn đoàn kết trong công việc Ở xã thườngxuyên mở các lớp tập huấn về chăn nuôi, giống cây trồng cho người dân để họ có kiến thức
để phát triển kinh tế
- Toàn xã có 3 cơ quan trường học, 1 cơ sở y tế, có 5 doanh nghiệp kinh tế đóng trên
địa bàn, 3 trạm điện, có 1 bưu điện, 1 chợ, 1 văn hóa xã, có 3 cây xăng và 3 quán internet.Với hệ thông cơ sở vật chất như vậy đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân nhằmnăng cao dân trí
- Ngoài ra tình hình chính trị an ninh trât tự của xã luôn ổn định tạo được sự an tâmchơi người dân, từ đó tập trung vào lao động sản xuất phát triển kinh tế ở địa phương
PHẦN II
HỒ SƠ CỘNG ĐỒNG THÔN ĐỒNG TÂM
_ _
1 Tổng quan tình hình kinh tế – xã hội của thôn Đồng Tâm
1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1 Lịch sử hình thành
Làng Đồng Tâm kể từ lúc mới được khai hoang chinh phục thiên nhiên nơi núi rừng đểthành lập Nông trường đến nay đã được 50 năm Trước những ngày mới thành lập nôngtrường với đội ngũ cán bộ khung là bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, sau khi hoàn thànhnhiệm vụ ở lại xây dựng nông trường theo tiếng gọi của Đảng, đến tháng 1 năm 1959 sau khithành lập nông trường được 3 năm các đội được hình thành đó là đội Đồng Tâm và đội TúCốc được ra đời, đến năm 1970 đội Đồng Tâm và đội Tú Cốc được sát nhập lại thành 1 độilấy tên là đội Đồng Tâm
Quá trình phát triển đi lên của toàn xã hội nói chung và của nông trường Vân Du nóiriêng để phù hơp với cơ chế của từng thời kỳ, đến năm 1973 đội Đồng Tâm lại được đổi tên
là đội 3 nông trường Vân Du, từ năm 1982 – 1984 đổi thành phân trường 3, tháng 1 năm
Trang 18Từ tháng 1 năm 1986 lại được tách một phần để thành lập một đội mới lấy tên là đội 4nông trường Vân Du, lúc này đội 3 lại được đổi tên là đội 5.
Trong thời kỳ hình thành và phát triển trong 2 năm thì năm 1998 2 đội 4B và đội 5 đượcxác nhập lại lấy tên là đội 5
* Làng Đồng Tâm trải qua 4 thời kỳ:
+ Thời kỳ thứ nhất từ năm 1956 – 1964
+ Thời kỳ thứ hai từ năm 1964 – 1982
+ Thời kỳ thứ ba từ năm 1982 – 2003
+ Thời kỳ thứ tư từ năm 2002 – 2008
- Thời Kỳ thứ nhất từ năm 1956 – 1964.
Trong một ngày vào năm 1956, 5 cán bộ chiến sỹ của các đơn vị bộ đội miền Nam tậpkết ra Bắc cùng với thanh niên năm nữ khắp các tỉnh thành trên mọi miền quê, từ Thành Hóa,
Hà Nam, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng đến Bắc Ninh được Đảng Nhà nước giaonhiệm vụ xây dựng nông trường Quốc doanh Vân Du thuộc huyện Thạch Thành, đứng trướcnhiệm vụ mới, với bao khó khăn gian khổ trên rừng hoang vu, cơ sở vật chất thiếu thốnkhông có gì ngoài hai bàn tay trắng, nhưng với ý chí kiên cường của người lính, và bản chấtcủa người thanh niên cộng sản, theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, các anh các chị xác địnhđược đây là quê hương thứ hai của mình, ở chốn rừng sâu hoang vu nhưng các anh các chị đãđược khoác trên mình một bộ áo xanh của giai cấp công nhân Việt Nam
Vinh dự tự hào biết bao cũng từ đây đội Đồng Tâm, và đội Tú Cốc được ra đời, trọngtrách các anh các chị thật lớn lao, biến rừng già hoang vu ngàn năm thành một vùng kinh tếmới có nhiều tiềm năng, phát triển cây con công nghiệp góp phần xây dựng miền Bắc Xã HộiChủ Nghĩa từng ngày từng tháng vươn lên với những vùng đất khai hoang, với những màuđất đỏ bazan tươi mát trải dài trên những quả đồi, từ khu vực Ngọc Trọ, Ba Cửa, Thành An,Tú Cốc, Xóm Đầm, trong gian lao vất vả của xương gió, mưa rừng muỗi vắt, mồ hôi, máu đổ,nhưng cũng không làm cho các anh các chị lùi bước, những loại cây công nghiệp như: cao su,cafe, cam, chanh được trồng thẳng tắp trên những triền đồi cùng với sự phát triển của cây cao
su, café, chanh, cam tình yêu đôi lứa của các anh các chị càng nên nồng thắm ngày càng đượcsinh sôi nảy nở, ngày tháng tiếng khóc trẻ thơ đã được vang lên trên vùng quê mới, một thếhệ tiếp bước cha anh đã trào đời, đây là nguồn động viên tiếp bước thêm sức mạnh cho cácanh các chị hăng say lao động sản xuất xây dựng nông trường, xây dựng quê hương mới
Trang 19- Thời lỳ thứ hai: từ năm 1964 – 1982
Công việc xây dựng cuộc sống trên quê hương mới đa đi vào ổn định, cao su, cafe, cam,chanh đã cho sản phẩm hàng hóa năm sau nhiều hơn năm trước , tiêu thu khắp mọi nơi đãxuất khẩu ra các nước Đông Âu, các nước XHCN để đổi lấy máy móc về xây dựng quêhương, đổi lấy súng đạn cho miền Nam đánh giặc
Thời kỳ này, để các cây công nghiệp phát triển có hiệu quả hơn, hai đội Đông Tâm vàđội Tú Cóc lại được sát nhập lại và lấy tên là đội Đồng Tâm Người công nhân tự hào vềthành quả lao động của mình góp phần vào xây dựng miền Băc XHCN lúc này đế quốc Mỹđã nhảy vào chiến tranh miền Nam mở rộng ra miền Bắc, các anh bộ đội xưa giờ đây nhiềungười được lệnh vào miền Nam đánh giặc Mỹ, còn những người ở lại hậu phương tay cuốctay cày vẫn hăng xay lao động sản xuất và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN, chiviện sức người sức của cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ cứu nước và xây dưng miền Bắc xã hộichủ nghĩa nhiều người được Đảng nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý.Sau giải phóng miên Nam những người con của đất nước, từ miền Nam trở về quêhương sau 20 năm xa cách, thê hệ tiếp theo của các anh, các chị vẫn vững vàng trên miên quêmới với những vườn cây cao su, vườn chanh, cam ngút ngàn vươn lên xanh tốt đầy hứa hẹncho những thời kỳ bội thu
- Thời kỳ thứ 3 : từ năm 1982 – 2003
Là thời kỳ thực hiện chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, chính sách của nhà nướcxóa bỏ bao cấ, hoạch toán kinh doanh trên miền quê mới cùng với sự lớn mạnh của nôngtrường, sự đổi thay của đất nước Nhiều hộ gia đình có hai thế hệ là công dân chính vì thế sựgắn bó trong nông trường với quê hương càng thêm bền chặt và nồng thắm, hơn nữa mọingười đã thích nghi cới cơ chế mới, nhưng đây cũng là thời kỳ khó khăn đối với nông trường
- Thời kỳ thứ 4: Từ năm 2003 đến năm 2008.
Vào những ngày đầu của năm 2003, cán bộ công nhân đơn vị đội 5 nông trường Vân
Du cùng toàn Đảng, toàn dân ra sức thi đua phấn đấu nổ lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị,kinh tế, xã hội
Tháng 03 năm 2003 theo nghị đinh 15/CP của chính phủ ra đời, đội 5 nong trường Vân
Du được sát nhập vào địa giới hành chính thuộc xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành quản lý,
Trang 20cũng từ đó đội 5 nông trường Vân Du được đổi tên thành thôn Đông Tâm, xã Thành Tâm vàtồn tại cho tới ngày nay.
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 307,11 ha, có tổng số hộ là 73 hộ với 272 nhân khẩu.Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Thành Tâm,cán bộ và nhân dân trong thôn xác định vấn đề nhân dân trong thôn xác định tốt tư tưởng, các
tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong thôn nhanh chóng được kiện toàn đi vào hoạtđộng cán bộ, nhân dân ổn định tư tưởng, đời sống kinh tế, xã hội mỗi ngày được phát triểnbền vững
Do đặc thù cơ cấu thôn bản theo nghị định 15/CP của chính phủ, thôn Đồng Tâm lạichưa có chi bộ, bênh cạnh đó là doanh nghiệp đóng trên địa bàn thôn nhưng công tác lãnhđạo luôn được thống nhất về quan điểm, đoàn kết nhất trí để lãnh đạo nhân dân, công nhânviên hoàn thành tốt nhiệm vụ xuất, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ công dân đối với Đảng, Nhànước và chấp hành tốt các quy định của địa phương gó phần nâng cao đời sống kinh tế xã hộicủa người dân
1.1.2 Vị trí địa lý
Thôn Đồng Tâm nằm ở phía Tây của xã Thành Tâm
- Phía Nam giáp với xã Thành An
- Phía Đông giáp với thôn Ngọc Thạch, Ngọc Thạch
- Phía Tây giáp với thôn Tú Cốc, xã Thành Thọ
- Phía Bắc giáp với thị trấn Vân Du
Khi được hỏi về vấn đề này thì người dân trong thôn lại có những đáp án rất khác nhau, có
1 số người trả lời rằng: phía Nam giáp với thôn Ngọc Thành, phía Bắc giáp với thôn NgọcThạch, phía Đông giáp với thôn Lọng Ngọc còn phía Tây giáp với thôn Tú Cốc của xã ThànhThọ
Một số y kiến khác lại cho rằng, phía Nam giáp với thôn Lọng Ngọc, Phía Bắc giáp vớithôn Ngọc Thành, Phía Đông giáp với Thị Trấn Vân Du, còn phía Tây giáp với thôn Tú Cốc(Thành Thọ)
Tuy nhiên, phần lớn người dân cũng như tài liệu được cung cấp từ phía bác Thế trưởngthôn Đồng Tâm thì vị trí địa lý của thôn là: phía Nam giáp với xã Thành An, phía Bắc giápvới thị trấn Vân Du, Phía Đông giáp với 2 thôn Ngọc Thành, Ngọc Thạch, còn Phía Tây giápvới thôn Tú Cốc, xã Thành Thọ
Trang 21Thôn Đồng tâm cách trung tâm xã theo đường giao thông đi bộ là 5km, có tổng diện tích tựnhiên là 307,11 ha Diện tích của thôn chạy dà và được bao quanh bởi những dãy đồi đất, núiđất.
Với điều kiện vị trí địa lý như vậy thì thôn Đồng Tâm có điều kiện giao lưu buôn bánvới nhiều thôn, xã lân cận để góp phần thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội của thôn, từđó tạo điều kiện cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống
Ở đây xa đường giao thông nên không khí trong lành, yên tĩnh, an ninh trật tự đảm bảotạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận tiện đó vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất địnhnhư:
+ Xa đường giao thông nên đi lại gặp nhiều khó khăn
+ Thôn Đồng Tâm giáp gianh với nhiều thôn, xã nên rất khó khăn cho công tác quản lýở chính quyền địa phương, công tác quản lý sản phẩm và quản lý hành chính nói chung
1.1.3 Địa hình :
Trang 22Địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi bao bọc xung quanh ở đây đồi núi chiếm 60% diệntích của thôn tạo thành thung lũng ở giữa, đây là nơi người dân định cư sinh sống và trồng lúanước
Với điều kiện địa hình như vậy thì tạo thuận lợi cho việc trồng các loại cây côngnghiệp, các loại cây lâu năm
Tuy nhiên, địa hình như vậy gây khó khăn cho việc đi lại và giao lưu, buôn bán
Trang 241.1.4 Tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên đất.
- Đất : diện tích đất tự nhiên khoảng 307,11 ha
Trong đó:
+ Đất trồng cây cao là 135,09 ha (Diện tích cây cao su cho mủ là 12,54 ha)
+ Đất trồng mía là 87 ha
+ Đất rừng là 37,35 ha
+ Đất trồng lúa là 0,67 ha
+ Đất trồng dứa là 22,01 ha
+ Đất công là 21,19 ha
+ Đất làm đường giao thông là 3,8 ha
Thôn Đồng Tâm có hai loại đất đó là: đất đỏ bazan là 134,42 ha và đất ruộng lầy thụt(Feralitic biến đất lúa) là 0,67 ha
Nơi đây chủ yếu là đất đỏ bazan Trước đây diện tích đất này được rừng che phủ, trongquá trình phát triển của lịch sử, dân số ngày càng tăng khiến nhu cầu lương thực thực phẩmtăng cao Mặt khác, trong những năm chiến tranh đặc biệt là trong thời kỳ chống Pháp, ngườidân tộc Kinh ở vùng Hoàng Hóa tản cư lên đây, có nhu cầu làm nhà, đốn củi và khai phárừng làm rẫy đã làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp Ngày nay diện tích đất trống,đồi trọc đó đã được nhân dân khai thác, cải tạo để trồng các loại cây công nghiệp hàng năm
và lâu năm như: dứa, cao su, mía…, chính vì vậy diện tích các loại cây mía, dứa và cao su làrất lớn chiếm khoảng 70%
Mặt khác bản chất của đất đỏ nhiều khoáng chất dinh dưỡng và thoát nước tốt nên rấtthích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp Cùng với sự lao động cần cù của ngườidân mà chất đất ngày càng màu mỡ hơn Điều này đã tạo thuận lợi hơn cho người dân tăngnăng suất cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân Tuy nhiên, đất đỏ bazan ở đây vẫn rấtkhô cằn vì thế gây rất nhiều khó khăn trong việc cải tạo Diện tích đất trống đồi trọc chiếmkhoảng 15%, nguyên nhân chủ yếu là do cách xa nhà dân nên không có điều kiện để canh tác.Đất ruộng lầy thụt (Feralitic biến đất lúa): Trước kia là diện tích đất hoang hóa và cằncỗi chưa được sử dụng trong sản xuất canh tác Ngày nay với sức lao động sáng tạo của nhândân cùng với sự đầu tư của Nhà Nước đã làm cho diện tích đất này trở nên màu mỡ, thích hợpcho người dân trồng cây lúa nước
Trang 25 Tài nguyên nước
Tại thôn có 9 ao do hộ gia đình đào nuôi thả cá phục vụ đời sống hàng ngày Vì vậy mànước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, phụ thuộc vào nước mưa và nước khesuối và mạch nước ngầm
Tài nguyên khí hậu
Khí hậu thôn Đồng Tâm cũng giống như khí hậu chung của toàn xã, đó là khí hậu nhiệtđới ẩm gió mùa nên nắng lắm mưa nhiều
Một năm có 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông nhưng khí hậu chủ yếu với 2 mùa nóng ẩm vàkhô hanh rõ rệt
+ Mùa nóng chịu ảnh hưởng của gió phơn Lào nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều thuậnlợi cho cây trồng sinh trưởng nhanh Thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp :cao su, dứa, mía…
+ Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên khí hậu lạnh giá thích hợp đểphát triển một số loại rau ôn đới : bắp cải, su hao…
- Nhiệt độ trung bình hằng năm là 22,7oC, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 8 lên tới 36oC,nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 1 với 12oC Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là 3 đến
+ Mưa bão xuất hiện nhiều vào mùa hè đặc biệt là tháng 8, 9 Mưa kéo dài từ 3 đến 4ngày với lượng nước mưa tương đối lớn đã cung cấp lượng nước cho tưới tiêu Nhưng mưa lũxảy ra thường xuyên lại dẫn đến rửa trôi sói mòn đất đồi và ảnh hưởng đến việc đi lại củangười dân
Trích lời bác Chung Thị Huệ khi được hỏi đến vấn đề khí hậu năm nay có gì khác biệt so với những năm trước đây và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất cũng như đời sống của người dân trong thôn thì bác nói: “thời tiết năm nay so với những năm trước đây có những khác biệt rất lớn mới bắt đầu mùa hè mà có những ngày dự báo thời tiết đến 40 - 42 o C nắng
Trang 26nóng như thế vừa khổ cho bà con trong đợt thu hoạch dứa, cạo mũ cao su, đã thế ở đây lại không có hệ thống nước tưới, nếu xảy ra hạn hán thì chỉ có nước mất mùa thôi cháu ạ”
Tài nguyên rừng
Đồng Tâm là một thôn miền núi với 37,35 ha Rừng là nơi cư trú của nhiều loại chimthú : chim sâu, chào mào, chích chòe, gà rừng… trong rừng có một số loại cây quý như : lim,lát hiện nay diện tích rừng đã bị thu hẹp do người dân chặt phá, khai thác gỗ trái phép Vìvậy công tác bảo vệ rừng cần được quan tâm hơn
Với diện tích rừng như vậy thì tạo điều kiện để bảo vệ môi trường nơi đây trong sạch, ít
ô nhiễm Ngăn chặn nước vào mùa mưa, chống xói mòn đất…
Tuy nhiên, tài nguyên rừng hiện nay đang bị khai thác một cách bừa bãi vì vậy ngườidân và chính quyền địa phương cần có những công tác để bảo vệ rừng
Tài nguyên khoáng sản
Đồng Tâm là nơi có ít khoáng sản, chỉ có một số loại như đất sét, đá vôi… trữ lượngnhỏ phân bố không tập trung vì vậy việc tiến hành khai thác gặp nhiều khó khăn nên chưađược chính quyền địa phương quan tâm
1.2 Tình hình kinh tế – xã hội
1.2.1 Cơ sở hạ tầng
- Nhà văn hóa: Toàn thôn có một nhà văn hóa là trung tâm văn hóa của thôn, đây là nơi
tổ chức các buổi hội họp dân “ nhà văn hóa thì được xây dựng cũng được khoảng hơn 10 năm rồi cháu à, nói chung từ khi có nó các phong trào của thôn rầm rộ hẳn mọi người cũng phấn khởi hơn Ngày xưa khi muốn tổ chức hoạt động gì hay muốn họp dân toàn phải đến nhà trưởng thôn hoặc ra sân vận động ở giữa thôn nhưng khi nhà văn hóa được xây dựng thì khác hẳn” (Bác Chung Thị Huệ - 65 tuổi).
- Điện: Nằm trong địa phận của xã Thành Tâm, thôn Đồng Tâm có 8km đường điện hạthế 220kv, phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân Tuy nhiên do trạm biến áp đã được xâydựng từ lâu nên độ an toàn không cao, lại xa thôn mà còn phải dùng chung trạm biến áp vớithôn Ngọc Thành và Ngọc thạch nên mạng lưới điện ở đây yếu nhiều khi quá tải, vào trời
nắng nóng điện thường xuyên mất, khiến nhân dân trong thôn rất khó chịu “Mấy hôm nay các cháu ở đây cũng biết còn gì, ngày thì mất điện đến mấy lần, điện chập cha chập chờn, mùa nắng nóng thế này nữa chán lắm cháu, mà cứ chiều lại là mất nhiều nhất Trạm điện thì 2,3 thôn trung một cái nhưng mà điện cũng yếu lắm ” ( Vũ Ngọc Trung)
Trang 27- Đường: Cả thôn có 6km đường cấp phối, không có đường bê tông hóa, vì vậy vào mùamưa đường rất lày lội, gây khó khăn cho nhân dân trong việc đi lại, mùa nắng thì đường bụi
bặm mất vệ sinh “ Đường đi cũng tạm rồi cháu ạ, 2 năm trước đường khó đi lắm, trời mưa thì trẻ đi học phải vác xe qua đường, mùa nắng thì bụi bặm lắm, nhưng sau đó người dân cùng với sự giúp đỡ của chính quyền xã đã đổ đất, đá làm đường nên giờ cũng đỡ các cháu nó cũng không khổ mấy nữa” (Bác Vũ Thị Thắm) “ Đường của làng này còn khó đi lắm, em thấy rồi đấy trời nắng thế này xe đi ngoài đường bụi thế, chỉ khổ mấy đứa trẻ con đi học thôi, đường vừa xa lại khó đi nữa” (Chị Phạm Thị Lan).
- Nhà ở: Hiện tại thôn có 32 hộ gia đình có nhà bằng và nhà tầng, còn lại là nhà kiên cố,
không có nhà tranh tre nứa lá “ Bác không nói dối cháu chứ thôn Đồng Tâm này có thể nói giàu nhất xã Thành Tâm này, nhà thì vừa cao vừa to, nhà tầng, nhà bằng, 2 năm nay mọc lên nhiều hơn, cháu cứ vào nhà mà xem 10 nhà thì có 9 nhà có tủ lạnh rồi, ti vi, xe máy thì không nói làm gì” ( Bác Nguyễn Đăng Hải)
- Tiện nghi trong nhà: Hầu hết gia đình nào cũng có xe đạp, xe máy, tivi, đầu đĩa…
1.2.2 Các loại hình kinh tế
Trồng trọt
- Cây lúa: Kỹ thuật canh tác và chăm sóc đang còn lạc hậu, ruộng vườn cày bằng chìavôi, ruộng lầy thụt không cày mà dẫm mà là chủ yếu Một năm có hai vụ lúa chính là vụchiêm và vụ mùa nhưng vì phụ thuộc vào thiên nhiên nên vụ chiêm thường ít hơn vụ mùa Dophương thức canh tác chưa đúng cách vì thế năng suất sản lượng vẫn không cao
- Hoa màu: Ngoài việc cấy lúa nước, trên nước bà con còn trồng các cây hoa màu như:ngô, khoai, xắn…
Trang 28Ngoài cây lương thực thôn Đồng Tâm còn trồng các loại cây công nghiệp như: chèxanh, bông, dứa gai, mía… Nhưng diện tích rất ít nên khối lượng không thành hàng hóa, màchủ yếu là tự cấp tự túc.
- Cây ăn quả: Rất đa dạng: cây nhãn, bưởi, mơ, mận, vải…tuy nhiên không mang lạihiệu quả kinh tế, mà chỉ đủ phục vị cho nhu cầu ăn uống
- Rau các loại: Việc trồng rau chưa thành tập quán, người dân chủ yếu ăn rau rừng, tậndụng nguồn rau tự nhiên
- Cây công nghiệp hầu như có ít, diện tích không đánh kể
Chăn nuôi
Việc chăn nuôi gia súc (trâu, bò) chủ yếu là giải quyết sức kéo Đối với gia cầm chủ yếuchăn nuôi các loại như: gà, vịt, ngan…phần lớn mới chỉ phục cho nhu cầu ăn uống, khôngmang lại thu nhập kinh tế cho các hộ gia đình trong thôn
Từ xưa nhân dân Đồng Tâm đã có các nghề truyền thống như: đan tre, dệt… Các nghềnày được truyền từ đời này sang đời khác lâu thành nghề truyền thống, mang lại một phần thu
nhập cho nhân dân Trích lời: “Trước đây, ở thôn cũng có 1 số nghề truyền thống nhưng từ ngày xa xưa cơ cháu à, chứ giờ có còn đâu” (cô Phạm Thị Lan”.
Diện tích đất lâm nghiệp lớn chiếm 18,9 ha trong tổng diện tích đất tự nhiên, trong rừngcó nhiều cây gỗ lâu năm và quý hiếm
Nhìn chung trong những năm trước đổi mới các loại hình kinh tế chủ yếu của thôn vẫn
là nông nghiệp Tuy nhiên thu nhập từ các loại hình này chưa cao, vẫn còn mang tính chất tựcung tự cấp
Sau năm 1986
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến: Kinh tế nông nghiệp giảm còn 40%, công nghiệp
và thủ công nghiệp 45%, lâm nghiệp chỉ còn 0,6%, thương nghiệp chiếm 14,4% “ Kinh tế
ở thôn này chủ yếu là người dân làm nông nghiệp và làm công nhân của nông trường, còn làm lâm nghiệp và buôn bán dịch vụ cũng ít thôi , nói chung là so với trước đây thì cơ cấu kinh tế thôn anh đã có tiến bộ hơn nhiều, đời sống người dân cũng được nâng lên”(anh Nguyễn Văn Thắng).
Trang 29- Từ năm 1986 đến nay thôn Đồng Tâm đã tiến hành nhiều cuộc cải cách nông nghiệpnhư: đổi mới phương thức canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Nhờ vậy năngsuất và chất lương nông sản không ngừng nâng cao Ngoài ra ở đây người dân còn trồngnhiều cây ăn quả như: vải, mít, cũng cho năng suất cao phục vụ phần nào cho đời sống củangười dân
- Cây công nghiệp:
Cây cao su có diện tích là 135,09 ha đạt từ 70 tấn mủ khô trở lên đạt doanh thu 5,6 tỷđồng
Cây dứa chiếm 22,01 ha, năng suất là 300 tấn đạt 1,05 tỷ đồng
Cây mía chiếm 87 ha, đạt từ 6000 tấn trở lên, doanh thu đạt 6,1 tỷ đồng
Mang lại hiệu quả kinh tế cao Trích lời: “ Trước đây thì diện tích cây mía là chiếm phần lớn, nhưng vừa có chính sách của công tuy Cao su Việt - Đài về mở rộng diện tích trồng cao su nên diện tích cao su đã tăng lên rất nhiều, hơn nũa cây cao su lại mang lại hiệu quả kinh tế cũng rất là cao nữa, người dân cũng phấn khởi mà chồng Còn cây dứa chủ yếu là chồng đất đồi vườn nên ít hơn, nhà chồng nhiều nhất cũng chỉ 1ha là cao thôi, mà hơn nữa cây dứa lại giá cả bấp bênh nên dân cũng không mộ lắm” (chị Nguyễn Thị Thường).
- Bên cạnh đó chăn nuôi đã có những bước tăng trưởng hết sức mạnh mẽ Số lượng đàn giasúc, gia cầm tăng lên đáng kể như:
Tổng đàn trâu và bò là 27 con
Đàn lợn khoảng 30 con
Gia cầm khoảng hơn 500 con
Ở thôn đang khuyến khích các hộ chăn nuôi trâu bò, hiện nay số lượng đàn trâu bò là 27 con,thôn phấn đấu đến năm 2013 phấn đấu đưa đàn bò đạt 50 con trở lên, tiếp tục vận động và
hướng dẫn bà con xây dựng trang trại vừa và nhỏ để chăn nuôi “Người dân ở đây chăn nuôi
ít lắm, chắc mỗi loại cũng được vài chục con thôi, đất thì nhiều thật đấy, nhưng cũng không
mộ lắm” (Cô Phạm Thị Lan).
Trong những năm gần đây những nghề truyền thống như đan tre, dệt vải không đãkhông còn, thay vào đó là nghề làm mộc, làm những vật dụng trang trí trong nhà để giúp
Trang 30nghề này ngày càng được mở rộng bán cho các xã lân cận trong huyện Nó đã góp phần vào
tạo công ăn việc làm tại chỗ, cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế thôn “ Ngày xưa anh nghe bà anh nói ở đây còn có mấy nghề tre, dệt, nhưng từ khi lớn lên đến giờ anh chẳng thấy nhà ai làm nữa, giờ có mỗi cái xưởng gỗ nhà bác Hoa thôi em à, nhà bác ấy làm ăn cũng được, cũng phải thuê gần chục người làm công ấy” (anh Nguyễn Văn Thắng).
Từ sau đổi mới một số hộ gia đình trong thôn Đồng Tâm đã chuyển sang hoạt động
kinh doanh buôn bán, hiện tại thôn có 1 đại lý và hơn 7 quán tạp hóa lớn nhỏ bán hàng hóaphục vụ đời sống cho nhân dân trong thôn nói riêng và các thôn lân cận nói chung Góp phầnchuyển đổi cơ cấu kinh tế của thôn và xã
Trích phỏng vấn: “ Ở đây tuy là xa chợ, xa trung tâm thôi nhưng mà cũng có nhiều hàng quán bán lắm, có một đại lý bán hàng tạp hóa, cái gì cũng có với 7 quán tạp hóa nhỏ bán cả đồ tươi lẫn đồ khô Tội mỗi giá cả thì đắt đỏ hơn nơi khác thôi” (Vũ Ngọc Vui).
Có thể nói các loại hình kinh tế trong những năm trước đây và hiện nay đã có sự thayđổi rõ rệt Nhờ có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên thu nhập của nhân dân thôn Đồng Tâm đãđược cải thiện rất lớn, thu nhập bình quân của hộ ở thôn là 7.500.000đ/hộ/tháng (trung bình1.875.000đ/người/tháng), trong đó tỷ lệ hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thươngnghiệp có xu hướng tăng dần Điều này góp phần vào việc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế tại
địa phương Ở trên là kết quả từ các báo cáo của trưởng thôn cung cấp, nhưng theo kết quả nhóm thu được qua phương pháp phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi thì thu nhập trung bình của người dân cao nhất là 15 triệu đồng/người/tháng (chiếm 25% dân số), thấp nhất là hơn 1 triệu đồng/người/tháng (chiếm 20% dân số), trung bình 3 triệu/người/tháng (chiếm 65% dân số) Như vậy từ kết quả trên ta thấy có sự khác biệt giữa kết quả thực tế với báo cáo của cấp chính quyền “ Nhà giàu thì cũng 15 triệu, nhà nghèo thì cũng phải hơn 1 triệu, tuy làm cao su vất vả thôi, phải đi sớm nhưng mà thu nhập cũng cao lắm, không thì làm sao thôn này toàn nhà bằng, nhà tầng thế được” (Chị Đinh Thị Hương).
1.2.3 Các hoạt động xã hội
1.2.3.1 Hoạt động giáo dục
Trong những năm gần đây công tác giáo dục rất được nhân dân quan tâm chú trọng.+ Năm 2010:
Trang 31Đại học là 1người, cao đẳng 2 người; giải huyện là 7 giải; giải trường là 11 giải, tiêntiến là 23.
+ Năm 2011
Đại học 1; cao đẳng 1 người; giải tỉnh là 1; giải trường 14 giải; tiên tiến là 14 giải.Số lượng học sinh theo học các trường là 92 em
Kết quả học tập của 3 cấp học năm 2010 – 2011 là 71 em
Công tác giáo dục tại cộng đồng rất được quan tâm, đã tổ chức nhiều phong trào đểkhích lệ các em trong học tập: phong trào khuyến học, khuyến tài hàng năm đều được tổ chứcnhư: Tặng quà cho các em đạt kết quả cao trong học tập vào độ tết trưng thu hàng năm.Mỗi năm mỗi hộ gia đình trong thôn phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho con cháu thiđua học tập, kết hợp giáo dục giữa cộng đồng dân cư, nhà trường, gia đình, đoàn thể nhămkhông ngừng nâng cao chất lượng học tập của các em học sinh
Phấn đấu hàng năm có 100% các cháu trong độ tuổi đi học, học hết phổ thông trung họccó từ 20% trở lên các cháu thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng không có trường hợp bỏhọc Đẩy mạnh hoạt động của hội khuyến học để có điều kiện thưởng cho các cháu học giỏi ởcác cấphọc, học sinh thi đậu vào các trường đại học cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, họcsinh giỏi cấp huyện trở lên, học sinh nghèo vượt khó
+ Số lượng các em học mầm non là 16 em
+ Học sinh cấp I là 18 em
+ Học sinh cấp II là 24 em
+ Học sinh cấp III là 31 em
+ Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học 5 em học
Nhìn chung hoạt động giáo dục của thôn đã và đang được nhân dân quan tâm Nhưng
trình độ dân trí vẫn chưa cao và chưa đồng đều ở các cấp học, bậc học: “chắc em cũng biết ngày nay việc cho con đến trường là một việc hết sức cần thiết, hầu hết bố mẹ nào mà chẳng muốn con mình được đi học, được hiểu biết thêm, những năm trước do kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên con em cũng không có cơ hội học nhiều nhưng mấy năm trở lại đây do kinh tế có khá giả hơn vì thế việc con em được học lên càng nhiều”(Anh Quách Văn Khương).
1.2.3.2 Hoạt động y tế - vệ sinh môi trường
Trang 32Từng hộ gia đình có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung, khi xây dựng công trình vệ sinhphải đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, không làm ảnh hưởng đến các hộ gia đình xung quanh vàkhu công cộng, phấn đấu để không còn hộ sử dụng nhà vệ sinh tạm bợ.
Nghiêm cấm đổ rác, xác súc vật chết ra ngoài đường làng và nơi công cộng hoặc cáccông trình thoát nước của thôn, vệ sinh đường làng luôn được phát quang để đảm bảo cho
việc đi lại và cảnh quan của thôn luôn sạch đẹp “nói không phải tự hào chứ về công tác vệ sinh môi trường ở đây thì cứ phải gọi là nhất, như các em cũng thấy rồi đấy, đường làng ngõ xóm trong thôn làm gì có rác bẩn đâu, mọi người ý thức rất tốt về việc giữ gìn vệ sinh chung, không có chuyện ăn uống rồi quăng lung tung đâu em ạ, không những thế vào những ngày giáp tết hay các dịp lễ lớn khác thôn còn phát động bà con dọn dẹp đường làng ngõ xóm sạnh đẹp Thôn anh còn được cấp giấy khen về bảo vệ môi trường nữa đấy” (Anh Quách Văn Khương).
Mỗi người phải chấp hành tốt việc tiêm phòng cho người và gia súc gia cầm theo quyđịnh, để tránh lây lan dịch bệnh cho người và gia súc, gia cầm, thực phẩm có dịch bệnh vàothôn hoặc vận chuyển đi nơi khác
Nếu gia súc gia cầm bị chết đều phải tiêu hủy, chôn cất, trành làm ảnh hưởng đến môitrường, sức khỏe của người dân trong thôn
Hàng năm tổ chức trồng cây xanh vào đầu xuân ở nơi công cộng, bảo vệ các di tích lịchsử và cảnh quan thiên nhiên của địa phương
Công tác y tế:
Công tác tiên phòng vắc – xin đều thực hiện và đầy đủ, nhưng thời gian kéo dài
Cả thôn có một y tá thôn bản (có trình độ sơ cấp), tuy nhiên do ở xa thôn nên hoạt động y tế
kém hiệu quả, không được chú trọng quan tâm “Cũng chẳng có hoạt động gì nhiều lắm, như
em cũng biết đấy vì thôn không có y tá, đã thế trạm xá xã lại xa nữa cho nên cũng hơi cách
lế, mỗi khi xã có phổ biến kiến thức về sức khỏe sinh sản thì chị em thường có tâm lý ngại ngùng, vừa ngại đường xa, cũng ngại vì đây là những vấn đề khá tế nhị vì thế nên hoạt động thì có nhưng cũng không hiệu quả”(Chị Nguyễn Thị Hằng).
Công tác tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình cũng đã được triển khai trên địa bàn toànthôn, tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả cao, bên cạnh đó công tác chăm sóc SKSS cho chị emphụ nữ vẫn chưa thực sự được chú trọng, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn rất cao (trung bình cóđến 70% hộ), chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ sau khi sinh còn yếu kém Vì vậy mà tỉ lệ phụ nữ
Trang 33mắc các loại bệnh: bệnh phụ khoa, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… còn cao Nguyênnhân chính là do nhận thức của người dân còn chưa cao, công tác tuyên truyền còn nhiều yếu
kém “y tá thôn của thôn này có sống ở đây đâu có cũng như không ấy mà cháu Thì khi nào
ở xã có phong trào hay đợt khám bệnh nào thì ở thôn cũng có, nhưng đợi đến lúc xuống đến thôn thì lâu lắm cháu à Thi thoảng cũng có các đợt như: chương trình kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ sinh 2 con là đủ, rồi đặt vòng cho chị em phụ nữ…nhưng hiệu quả thì thấp ấy mà cháu” (Bác Vũ Thị Thắm).
1.2.3.3 Dân số
Cả thôn có 73 hộ với 272 nhân khẩu, trong đó 109 người nam chiếm 40%, số nữ là 164người chiếm 60%, số người trong độ tuổi lao động 122 người, chiếm 55%, nam là 69 người,nữ là 81 người
Tổng số hộ nghèo là 5 hộ chiếm 6,8%, hộ cận nghèo là 4 hộ chiếm 5,4%
Sơ đồ tháp tuổi của thôn Đồng Tâm
Trang 341.2.3.4 Việc làm – lao động
Thôn Đồng Tâm có 73 hộ với 272 nhân khẩu, trong đó người trong độ tuổi lao độngchiếm 55%, đây là lực lượng lao động hùng hậu cho thôn trong việc phát triển kinh tế Ở đâyngười dân chủ yếu là làm công nhân cho nông trường, thời gian rãnh rỗi người dân đi làmthuê ở nơi khác, hoặc làm thêm nghề phụ khác như làm mộc, làm thợ xây Một bộ phận laođộng khác làm công nhân tại nhà máy Việt – Đài, và nhà máy cao su Thanh Hóa cách thôn3km, công việc ở đây khá ổn định và lâu dài, những người làm việc tại đây đóng bảo hiểm xã
hội đến khi về hưu Trích phỏng vấn: “ Người dân ở thôn này hơn một nữa là công nhân của nông trường rồi, thu nhập cũng được, tội là làm theo mùa vụ là nhiều, công nhân làm việc tại công ty cao su thì hay bị thất nghiệp vào 2 tháng là tháng lá rụng không cạo được mũ cao su ( tháng 1,2), còn đối với người làm tại nhà máy đường thì hết mùa mía công việc lại rãnh rỗi hơn, mía thường thu hoạch từ cuối tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau, đợt vừa rồi vừa mới thu hoạch xong đấy” ( Cô Tống Thị Bình).
Tuy nhiên, với số lượng lao động đông như vậy thì vấn đề giải quyết việc làm cũngđang còn gặp nhiều khó khăn như: chưa có công việc ổn định, thu nhập của người dân đangcòn thấp,
Trang 351.2.3.5 Văn hóa truyền thống - Văn hóa thể dục thể thao
Hàng năm đã tổ chức thực hiện việc tuyên truyền rộng rãi thường xuyên các chủ trươngđường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước, các chỉ thị nghị quyết cấp trên đến tận ngườidân qua hệ thống thông tin của thôn và các buổi sinh hoạt cộng đồng
Hàng năm thôn đã duy trì và tổ chức tốt về lĩnh vực văn hóa văn nghệ, thể dục thể thaocụ thể như: Bóng chuyền, thi văn nghệ, cầu lông…
Trích phỏng vấn: “Hội bác cũng hay tổ chức giao lưu thể dục thể thao, à đến 30/4 này các bác cũng tổ chức đánh bóng chuyền, các cháu có rãnh thì đến cổ vũ cho các bác nhé”(Bác Quách Cao Bằng) “Hội phụ nữ của chị hay tổ chức thi văn nghệ vào các dịp mùng 8/3, 20/10 cho chị em giao lưu với nhau, xong mọi người còn liên hoan ngọt, hôm nào vui quá thì liên hoan mặn nữa”
(Chị Nguyễn Thị Hằng).
1.2.3.6 Phong tục tập quán
Tục tang ma:
Khi trong gia
đình có người mất thì gia đình thông báo cho họ hàng làng xóm biết, khoảng 3 – 4 tiếng sau vào quan tài, trước khi vào quan thì đánh 3 tiếng trống, họ hàng làng xóm đến cúng viếng chia buồn Trong vòng 1 ngày thì mang đi chôn cất, trước khi đi trôn cất 1 cán bộ thay mặt cho cán bộ địa phương đọc tóm tắt tiểu sử của người đã khuất, đọc xong mạc niệm 1 phút rồi đáng 3 tiếng trống bắt đầu đưa tang Khi đi đến ngã 3, ngã tư đường thì đứng lại để tế, gia đình còn mang theo tiền âm phủ, gạo để rải rọc đường Sau lễ chôn cất còn làm 3 ngày, 49 ngày cho người đã mất
Tục cưới xin: trước khi cưới nhà trai mang trầu sang nhà gái dạm ngõ (bỏ trầu) Sau 1
thời gian tìm hiểu 2 bên gia đình chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới trong vòng 3 ngày Ngày đầu tiên là lễ nạp tài, nhà trai phải mang: 1 thủ lợn, 1 mâm chè thuốc, 1 mâm trầucau, 1 mâm bánh kẹo, 1 mâm bánh phu thê sang gia đình nhà gái xin cưới Ngày thứ 2, hai bên gia đình mời hàng xóm, họ hàng tới dùng bữa cơm nhân ngày vui của con cháu Ngày thứ 3, tổ chức rước dâu, nhà trai sang nhà gái nói chuyện sau đó xin dâu, khi cô dâu về đến nhà trai hôn lễ được tổ chức kéo dài trong vòng 1 tiếng Ngày hôm sau cô dâu và chú rể sang nhà gái lại mặt
Trang 36+ Thôn cũng có các ngày lễ tết trong năm như: tết nguyên đán, tết nguyên tiêu, tết đoanngọ, tết nếp mới và các ngày rằm tháng 7, rằm tháng 8.
+ Các ngày lễ: Thôn có tổ chức lễ hội ở quy mô nhỏ vào dịp tết nguyên đán hàng năm
và có tham gia tổ chức ở quy mô lớn theo định kỳ 5 năm 1 lần, về công tác văn hóa xã theoquy định của xã
+ Các kiểu kiêng kỵ hiện nay ở thôn
Kiêng người có tang đến nhà trong dịp năm mới, dịp khai trương một sự việc lớn.Kiêng kỵ con gái sinh nở tại gia đình bố mẹ đẻ
Kiêng kỵ không được tổ chức các cuộc vui trong gia đình có tang bụi
Ngoài ra người dân trong thôn đều đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới
Trích phỏng vấn “ Thì ở đây cũng giống như ở nơi khác thôi cháu à, thôn này gần 100% là người kinh thì các lễ hội cũng giống như người kinh nơi khác, có tết nguyên đán, cũng cúng ngày rằm, mùng 1, tục thờ cúng tổ tiên, ăn tết mùng 5 tháng 5, tế họ vào rằm tháng giêng Còn kiêng thì chỗ nào mà chẳng có cháu, chẳng mấy ai muốn người có tang đến nhà mình chơi vào dịp tết đầu năm, rồi nhà có tang thì ai lại tổ chức cuộc vui bao giờ đâu” (Bác Vũ Thị Thắm).
1.3 Cơ cấu tổ tại thôn
Các tổ chức xã hội đang tồn tại trong thôn:
* Hội nông dân: Số lượng là 45 hội viên.
Hội nông dân có vai trò vận động giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ,tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt
Những thành viên trong hội qan tâm, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt: giúp nhau cùng làmkinh tế, cho thành viên trong hội vay vốn để phát triển kinh tế
Trang 37Tuyên truyền giáo dục cho các hội viên trong hội nông dân để họ hiểu biết thêm vềđường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Vận động tập hợp các hội viên động phát động các phong trào nông dân phát triển kinhtế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa
Hội đại diện cho giai cấp nông dân thôn tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước ở xã,huyện
Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân, chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần của hội viên, nông dân trong thôn
Trích phỏng vấn:“Trong những niệm kỳ qua chi hội của bác đã bầu ra những hội viên hết sức tiêu biểu, đại diện cho các bác Đặc biệt là hoạt động quỹ tín dụng, các bác đóng góp tiền lại với nhau, cũng chẳng có nhiều nhưng mà 1 năm cũng được 15 triệu cho các hội viên vay mua giống, phân bón, chăn nuôi… làm ăn kinh tế Hội bác cũng hay tổ chức giao lưu thể dục thể thao, à đến 30/4 này các bác cũng tổ chức đánh bóng chuyền, các cháu có rãnh thì đến cổ vũ cho các bác nhé”(Bác Quách Cao Bằng).
* Hội phụ nữ: Số lượng là 50 hội viên
Hội phụ nữ đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng củachị em phụ nữ, tổ chức hội vững mạnh, giúp đỡ các chị em phát triển king tế, cho chị emtrong hội được vay vốn từ hội phụ nữ để họ tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế, tích cực thamgia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng góp phần củng cố đường lối lãnh đạo
Đoàn kết vận động, tổ chức hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước
Tuyên truyền vận động giáo dục phụ nữ giữ gìn, phát huy phẩm chất đạo đức, truyềnthống tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam Tổ chức tạo điều kiện để phụ nữ nâng caonhận thức, trình độ năng lực về mọi mặt, tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế,
xã hội – an ninh quốc phòng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc Trích phỏng vấn “ Báo cáo với cháu bác thấy chị em phụ nữ thôn bác hay tổ chức hội họp vào ngày lễ, tổ chức các hoạt động: giao lưu văn nghệ, rồi bác thấy vợ bác còn hay đi khuyên góp đóng quỹ giúp các chị em trong thôn làm ăn kinh tế, phụ nữ thôn này được trên xã đánh giá là đoàn kết, hoạt động tốt đấy cháu ạ ” (Bác Quách Cao Bằng).
* Đoàn Thanh niên: Số lượng là 15 hội viên
Trang 38Các phong trào hoạt động của đoàn thanh niên trong thời gian qua hoạt động khônghiệu quả Do đa phần thành viên trong đoàn thanh niên đều đang tham gia học tập tại cáctrường THPT, CD, ĐH…nên họ không hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động, mà chỉ tham gia
có hình thức Trích phỏng vấn “ Đoàn thanh niên ở đây hoạt động kém lắm, đa phần các cháu đều đang đi học nên không tham gia mấy” ( Bác Vũ Thị Thắm) “ Thanh niên ở đây chị chả thấy có hoạt động gì to tác cả, có mấy khi thấy bọn nó hội họp, tổ chức hoạt động gì đâu” ( Chị Trịnh Thị Nghĩa).
* Hội cựu chiến binh: Số lượng là 12 hội viên.
Là nơi đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng hợp pháp của cựu chiếnbinh Hội làm nhiệm vụ tham mưu, giúp cấp ủy Đảng trong thôn và làm nòng cốt cho việc tậphợp, vận động các cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức và thực hiện cácnhiệm vụ chính trị - xã hội
Hội luôn tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa,tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế, xã hội
Hội luôn tổ chức chăm lo, giúp đỡ các thành viên trong hội cựu chiến binh nhằm nângcao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, tổ chức hoạtđộng tình nghĩa để cựu chiến binh tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống
* Hội người cao tuổi: Số lượng là 32 hội viên.
Hội người cao tuổi hoạt động đoàn kết, luôn chăm lo cho các hội viên và những ngườicao tuổi để họ có sức khỏe sống vui, sống có ích, sống tình nghĩa, sống có văn hóa và hữu íchcho gia đình và xã hội
Hội là nơi tổ các hoạt động văn hóa, văn nghệ giúp những người cao tuổi giao lưu, giảitrí, để tinh thần được thoải mái
* An ninh thôn: Số lượng 2 hội viên
Đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đời sống người dân, tạo động lực để ngườidân yên tâm sản xuất
Trong những năm gần đây do công tác an ninh thôn được coi trọng nên trong thôn tệnạn xã hội đã giảm các hành vi trọm cắp hầu như không còn, đời sống nhân dân ổn định
- Ngoài các tổ chức trên, trong thôn còn có…
+ Hội lính cùng nhập ngũ
+ Hội học sinh
Trang 39+ Các dòng họ
+ Hội khuyến học
+ Ban duy trì xây dựng nếp sống văn hóa của làng
+ Ban quản lý nông trường
Các tổ chức đều hoạt động sôi nổi, có nhiều hoạt động thiết thực, và đều ảnh hưởng đếnmục tiêu là xây dựng thôn Đồng Tâm ngày càng văn minh, giàu mạnh, ổn định về chính trịvững mạnh kinh tế
1.4 Tình hình chính trị
1.4.1 Công tác quốc phòng
+ Quốc phòng: thôn thường xuyên họp dân để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhậnthức cho người dân về nhiệm vụ an ninh quốc phòng trong tình hình mới Nâng cao tinh thầntrách nhiệm, cảnh giác của người dân trước những âm mưu và hành động phá hoại của cácthế lực thù địch nên tình hình chính trị ở đây rất ổn định
+ Các nhiệm vụ công tác quốc phòng hàng năm được thực hiện rất đầy đủ: Hàng nămnhững người trong thôn đến tuổi tuổi tuyển nghĩa vụ quân sự đều đến thực hiện một cáchnhiệt tình và đầy đủ
+ Dân quân tự vệ : hằng năm lực lượng dân quân tự vệ của thôn được tham gia các khóatập huấn Mỗi khóa tập huấn có 2 người, sau khi kết thúc khóa tập huấn họ sẽ phổ biến nhữnggì được học về áp dụng cho nhân dân trong thôn, nhằm đảm bảo công tác quốc phòng an ninhđược tốt
1.4.2 Công tác an ninh trật tự
Tình hình an ninh trật tự cuả thôn được đảm bảo ít khi xảy ra các vụ đánh nhau, trộmcắp, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, cả thôn không có người nghiện Ở thôn có 02 công anviên, kết quả hoạt động của an ninh viên tổ an ninh xã hội, tổ an ninh đã làm tốt công an ninh
trật tự chưa có vụ việc nào lớn xảy ra trong địa bàn Trích lời cô Tống Thị Bình: “theo cô thấy thì công tác an ninh trong thôn rất đảm bảo, ở đây buổi tối khi đi ngủ xe cộ cứ để hết ở ngoài cũng có bao giờ lo mất cắp đâu, ở những nơi khác có mà mất từ lâu rồi”.
Có thể nói tình hình quốc phòng an ninh tại thôn Đồng Tâm tương đối ổn định tạo điềukiện rất lớn cho người dân yên tâm làm ăn, sản xuất Từ đó phát triển thôn ngày càng vữngmạnh hơn
Trang 40Tuy nhiên, tổ an ninh chưa thực hiện tốt công việc của mình, ở thôn vẫn còn xảy ra cáchiện tượng khác như: mất trộm đêm, tệ nạn xã hội, Theo thống kê: Cuối năm 2011 đầu năm
2012, mới chỉ xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông, 01 vụ trộm cắp và 02 vụ gây gỗ làm mất trật tựthôn xóm giữa cô Vân và bà Tân, các tệ nạn xã hội trong thôn vẫn thường xuyên xảy ra nhưcờ bạc, đánh đề, Công tác tham mưu cho UBND Xã chưa được tốt Công tác giáo dục phápluật cho nhân dân không thường xuyên, mà nếu cóa thì cũng chỉ qua loa, đại khái
1.5 Tình hình chính sách, xã hội đang triển khai trên địa bàn thôn.
Thôn Đồng Tâm cũng nằm trong dự án, chính sách phát triển của xã Thành Tâm đangthực hiện với chương trình đầu tư: Dự án trồng cây Cao su lâu năm do công ty Cao su tỉnhThanh Hóa thực hiện
1.5.1 Dự án trồng cao su lâu năm
Đây là dự án do công ty Cao su tỉnh Thanh Hóa thực hiện từ năm 2005, đầu tư chongười dân về giống, phân bón, hướng dẫn cho người dân cách trồng và chăm sóc, thu hoạchmũ cao su, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm Với mỗi ha trồng cao su người dân được hỗ trợ 30 triệuđồng Toàn thôn đã trồng được 26,6 ha diện tích cao su
Nhờ có dự án này đời sống của người dân được nâng cao hơn, thu nhập đầu người tănglên 30 triệu đồng/ năm, tăng 5,6 triệu đồng so với trước năm 2005 Bên cạnh đó diện tích đấtbỏ trống đã được đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao Tạo công ăn việc làm chongười dân tại thôn, số lượng người dân phải đi làm ăn xa giảm
Ngoài ra tại thôn có 5 hộ nghèo cũng đã được hưởng những chính sách chung cho cáchộ nghèo đó là: hỗ trợ giá điện 30.000đ/tháng, được tặng quà, hỗ trợ vào các dịp tết…
2 Những vấn đề khó khăn tại cộng đồng
Thôn Đồng Tâm là một thôn thuộc vùng 135 nên còn gặp phải nhiều vấn đề khó khănsau:
Khó khăn về mặt kinh tế
Do tình hình thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến rất phức tạp nên cũng ảnh hưởng khôngnhỏ đến hoạt động sản xuất của người dân Đặc biệt là cây trồng vật nuôi, trong quá trình sảnxuất người dân gặp phải không ít những khó khăn về giống, phân bón, sâu bệnh, khoa học kĩthuật, nên gây ảnh hưởng không ít tới chất lượng sản phẩm
Khó khăn về mặt tài nguyên