LOI NOI DAU
Với đường lối và chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ , kinh tế nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt Góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước thì một yếu tố vô cùng quan trọng phải nói đến đó là một hệ thống cơ
sở hạ tầng vững chắc Mà một hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc thì phải bao
gồm đầy đủ các công trình giao thông vận tải, cầu cống, kho tàng, bến bãi, trường học, bệnh viện, cơ sở vật chất kỹ thuật Để hệ thống này hoàn thiện và vững chắc thì hoạt động đầu tư xây dựng phải được quan tâm, thúc đẩy phát triển một cách kịp thời và có hiệu quả Ngành công nghiệp cơ khí có tầm quan trọng đặc biệt đến sự an nguy của mỗi Quốc gia nên chúng ta càng phải quan
tâm đến nhiều Với sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, quy mô hoạt động
của ngành công nghiệp cơ khí ngày càng được mở rộng Ngày nay dù đã có sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp, công nghệ thông tin, cơ khí vẫn là một trong các ngành công nghiệp có ý nghĩa quyết định đến thành công của cơng nghiệp hố, hiện đai hoá nước nhà
Trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường xây dựng nói riêng, trên cơ sở cạnh tranh, hoạt động đấu thầu là một sản phẩm tất yếu đã ra đời và phát triển mạnh mẽ Đấu thầu là hình thức kinh doanh có hiệu quả nhất đối với cả với chủ đầu tư cũng như các doanh nghiệp tham gia đấu thầu, đồng thời đấu thầu cũng mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội.Để hoạt động đấu thầu đi vào nề nếp, đảm bảo tính khách quan , công bằng và tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Chính phủ đã ban hành Quy chế đấu thầu Hiện nay Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000
về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo
Trang 2Kể từ khi Quy chế đấu thầu được ban hành, hầu hết các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước đều được triển khai thực hiện đấu thầu.Thông qua đấu thầu lựa chọn nhà thầu có năng lực , giá thầu hợp lý, đảm bảo hoàn thành hợp đồng đúng thời hạn với chất lượng công trình tốt, tiết kiệm được nguồn chỉ tiêu của nhà nước Tuy nhiên hoạt động đấu thầu, đặc biệt là đấu thầu xây lắp thiết bị cơ khí vẫn đang là một lĩnh vực khá mới mẻ ở nước ta
Chính vì vậy , việc nghiên cứu, tìm hiểu nắm bắt được những kiến thức
pháp luật về hoạt động đấu thầu ngày càng trở nên cần thiết đối với cán bộ ,sinh viên đang công tác và học tập trong lĩnh vực liên quan Với mong muốn
có được những hiểu biết rõ hơn về hoạt động đấu thầu, tìm hiểu thực tế trên cơ
sở những kiến thức đã được học ở trường, qua thời gian thực tập ở Công ty cơ khí Hà nội em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: "Chế độ pháp lý về đấu
thầu xây dựng và thực tiễn áp dụng tại Công ty cơ khí Hà nội” làm luận
văn tốt nghiệp
Luận văn của em có kết cấu như sau: Lời nói đầu
Chương 1: Khái quát chung về đấu thâu và đấu thâu xây dựng
Chương 2: Tình hình thực hiện Quy chế đấu thâu xây dựng tại Công ty
cơ khí Hà nội
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thâu xây dựng ở Công ty cơ khí Hà nội
Trang 3CHUONG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU 1.1.1 Khaí niệm về đầu thầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mọi thành phần kinh tế đều có sự cạnh tranh, đặc biệt là trong mua bán thì cạnh tranh lại càng gay gắt Khái niệm " đấu thầu" đã và đang được nhiều người biết đến, đặc biệt là các công ty, tổng công ty xây dựng thì đấu thầu đã trở nên quen thuộc Đấu thầu cũng bắt nguồn từ tính chất cạnh tranh trong việc mua bán mà ở đó chỉ có một người bán và nhiều người mua
Hình thức đấu thầu chỉ mới áp dụng ở nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt là các công trình có chủ đầu tư là các tổ chức và các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước Sự ra đời của nó đã góp phần đáng kể trong việc tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp cùng tham gia dự thầu
Cũng giống như đấu giá, hoạt động đấu thầu cũng là một quá trình cạnh tranh trong mua bán Nếu đấu giá là hình thức công khai để chọn người bán thì
đấu thầu chỉ có một người mua và nhiều người bán mà những người này lại
cạnh tranh với nhau nên người mua sẽ lựa chọn người bán nào đáp ứng các yêu cầu mà người mua đặt ra một cách tốt nhất
Hiện nay có nhiều quan niệm cho rằng đấu thầu là một quá trình lựa
chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu về giá cả, điều kiện kinh tế -kỹ thuật Ngoài ra đứng ở mỗi góc độ khác nhau người ta có các khái niệm khác nhau
$ Đứng ở góc độ của chủ đầu tư : Đấu thầu trong xây dựng cơ bản là
phương thức mà chủ đầu tư sử dụng để tổ chức sự cạnh tranh giữa
Trang 4$ Đứng ở góc độ của nhà thầu: Đấu thầu là hình thức kinh doanh, thông qua đó nhà thầu nhận được cơ hội nhận thầu về khảo sát thiết
kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình
$ Đứng ở góc độ quản lý Nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giưã các nhà thầu
Nhưng khái niệm tổng quát mang tính pháp luật nhất là khái niệm được quy định trong Điều 3 Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu: "Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu"
Đấu thầu là "một qúa trình lựa chọn”tức là việc tiến hành đấu thầu phải theo một trình tự, thủ tục nhất định trong phần sau cuả bài viết này chúng ta sẽ
có địp tìm hiểu đến Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng chính những thủ tục
trình tự nghiêm ngặt của đấu thầu đã tạo cho đấu thầu một hình thức khác hẳn các hình thức khác thường gặp trong mua bán Có hình thức mua bán một người mua một người bán gặp nhau mua bán trực tiếp, có hình thức mua bán thông thường thông qua chào hàng cạnh tranh Tại đây người mua cũng phát ra các đơn chào hàng và đánh giá đơn chào hàng do người bán cung cấp để lựa chọn một đối tác tối ưu nhất
1.1.2 Vai trò của đấu thầu
Qua vài năm tổ chức thực hiện theo phương thức đấu thầu trong xây dựng ở nước ta đã cho thấy so với các phương thức tự làm và phương thức giao
thầu thì phương thức đấu thầu có nhiều ưu điềm nổi bật hơn cả Đấu thầu đã
mang lại lợi ích to lớn cho chủ đầu tư, các nhà thầu cũng như cho Nhà nước Mỗi chủ thể khác nhau thì đấu thầu có ý nghĩa khác nhau
* Đối với chủ đầu tư
Trang 5- Tao điều kiện cho nha đầu tư nắm được quyền chủ động, quản lý vốn có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, giảm được các rủi ro trong quá trình đấu thầu
- Bảo đảm quyền chủ động, tránh phụ thuộc vào một nhà thầu xây dựng trong thực hiện xây dựng các công trình vừa bất lợi về mặt kinh tế, kỹ thuật, vừa bất lợi về mặt thời gian, dễ rơi vào thế bị động và không có khả năng kiểm soát
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các đơn vị xây
dựng nhằm mở rộng các cơ hội nâng cao chất lượng công trình, hạ thấp chi phí xây dựng
- Nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực của đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật của chủ đầu tư trong quá trình tổ chức và xét thầu
* Đối với nhà thầu
- Để có cơ hội tham gia dự thầu và nâng cao khả năng thắng thầu đòi
hỏi các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên tất cả các phương diện
- Thông qua đấu thầu sẽ tạo cơ hội có một khối lượng lớn công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng khả năng tích luỹ mở rộng và phát
triển công ty
- Phát huy tính tối đa chủ động của công ty trong việc tìm kiếm thông tin và các cơ hội tham gia đấu thầu trên thương trường tạo ra sự linh động sáng tạo trong cơ chế thị trường
- Đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật, công nghệ và trình độ kỹ năng, kỹ xảo của công nhân
- Hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham dự đấu thầu và thực hiện công trình đã thắng thầu
- Thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận, dưới sức ép của cạnh tranh công ty phải nâng cao năng lực để
tồn tại và phát triển
Trang 6- Tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước cũng như quá trình cơng nghiệp hố và hiện đại
hoá thực hiện nhanh chóng
- Tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, giảm quyết bớt nạn thất nghiệp cho xã hội
- Tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng buộc các nhà thầu phải phát huy năng lực để hồn thành các cơng trình có chất lượng cao về mặt kỹ thuật, mỹ thuật mà chi phí vẫn thấp tránh lãng phí và thất thoát vốn đầu tư, tạo khả năng sử dụng tối ưu các nguồn vốn được tài trợ
- Tăng khả năng nâng cao năng lực, trình độ, kiến thức, sự linh hoạt và nhạy bén của đội ngũ cán bộ, tri thức trong nền kinh tế thị trường
- Tạo ra hiệu quả công việc rất cao tăng khả năng thu được lợi ích cao nhất từ những nguồn lực hạn chế nhất
1.1.3 Phân loại đấu thầu
Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà đấu thầu phân thành nhiều loại khác
nhau
1.1.3.1 Phân loại theo nội dung của quá trình lựa chọn
Theo cách này người ta phân thành năm loại: Đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầu mua sắm hàng hoá, đầu thầu xây lắp, đấu thầu đối với gói thầu
quy mô nhỏ, đấu thấu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án * Đấu thầu tuyển chon tu van
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn là quá trình lựa chọn nhà tư vấn có đủ trình
độ, kinh nghiệm để giúp đỡ, tư vấn cho chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án
Hoạt động tư vấn xây dựng trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật,
pháp lý, tổ chức điều hành, quản lý xây dựng
Theo Điều 17 Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP nội dung của công tác tư vấn bao gồm:
Trang 7+ Lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển
+ Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi + Lập báo cáo nghiên cứu khả thi
+ Đánh giá báo cáo lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, nghiên cứu
tiền khả thi và nghiên cứu khả thi - Tư vấn thực hiện dự án + Khảo sát
+ Lập thiết kế dự toán và tổng dự toán
+ Đánh giá thẩm tra thiết kế và tổng dự toán, dự toán( nếu có)
+ Lập hồ sơ mời thầu
+ Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu
+ Giám sát thi công và lắp đặt thiết bị
- Các tư vấn khác
+ Quản lý tài chính, thu xếp tài chính + Điều hành thực hiện dự án
+ Đào tạo, chuyển giao công nghệ và các công việc khác
Nhà tư vấn không được tham gia đánh giá kết quả công việc do mình thực hiện và không được tham gia đấu thầu thực hiện các gói thầu mua sắm hàng hóa do mình xây lắp do mình làm tư vấn ( trừ các gói thầu thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay)
* Đấu thầu mua sắm hàng hoá
Khác với mua bán hàng hoá nói chung, đấu thầu mua sắm hàng hoá là một tiến trình mua bán hàng hoá theo một quy chế riêng biệt nhằm lưa chọn được nhà cung cấp hàng hoá theo những yêu cầu về kỹ thuật công nghệ, giá cả và những yêu cầu khác của bên mua hàng Hàng hoá là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị, bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng
Trang 8chế những hiện tượng tiêu cực như thông đồng, móc ngoặc, hối lộ khi giao kết hợp đồng Chính vì vậy, đối với những dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước với một quy mô nhất định, việc mua sắm thiết bị, sử dụng
dịch vụ bắt buộc phải được tiến hành thông qua đấu thầu
Nội dung mua sắm hàng hoá bao gồm - Khảo sát chất lượng kỹ thuật
- - Luận chứng kinh tế- kỹ thuật hoặc nghiên cứu khả thi công việc thiết kế
- - Các thông số, chỉ tiêu, chủng loại máy móc thiết bị
- _ Công tác xây lắp, lắp đặt hiệu chỉnh máy móc
- _ Công tác đào tạo chuyển giao công nghệ
- Cac dich vu bảo hành và các dịch vụ khác có liên quan
* Đấu thầu xây lắp
Đấu thầu xây lắp là quá trình tuyển chọn nhà cung ứng dịch vụ xây lắp đáp ứng được đòi hỏi của bên mời thầu Hoạt động xây lắp là những công việc của quá trình xây dựng các công trình như san đắp mặt bằng, xây dựng nền
móng, kết cấu phần ngầm, kết cấu phần nổi, các công việc thực hiện, lắp đặt
thiết bị công trình và công nghệ, trang trí nội ngoại thất và cảnh quan công trình
Nội dung của đấu thầu xây lắp bao gồm
- - Khảo sát kỹ thuật địa hình - _ Lập phương án kỹ thuật thi công - _ Tiến độ thi công
- _ Lập hệ thống chỉ tiêu, đo đạc chất lượng công trình - Cac dich vụ bảo hành công trình
Trang 9Đấu thầu với gói thầu có quy mô nhỏ là hình thức đấu thầu áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 12 Điều 3 Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP Gói thầu có quy mô nhỏ là gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá và xây lắp Việc đấu thầu các gói thầu có quy mô nhỏ được áp dụng theo các nguyên tắc sau:
- Chỉ cho phép các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (trừ các
doanh nghiệp là tổng công ty hoặc thuộc tổng công ty) đóng trên địa bàn tỉnh
hoặc thành phố trực thuộc trung ương tham dự Trong trường hợp số lượng nhà thầu tại địa phương có khả năng tham gia ít hơn 3, phải mời thêm các doanh nghiệp ở ngoài địa phương tham dự Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật
phức tạp thì đựơc thêm các doanh nghiệp là Tổng công ty hoặc thuộc tổng
công ty tham dự thầu
- Chỉ áp dụng phương thức đấu thầu một túi hồ sơ đối với tất cả các gói thầu
* Đấu thâu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án
Đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án áp dụng cho những dự án
có từ hai đối tác trở lên quan tâm thực hiện thì phải tiến hành đấu thầu để
người có thẩm quyển có cơ sở xem xét, lựa chọn đối tác để thực hiện dự án
dưới dạng sau:
-Dự án đang là ý tưởng
-Dự án đã có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc khả thi đựơc duyệt -Yêu cầu về một số nội dung côngviệc
1.1.3.2 Phân loại theo hình thức, quy mô
Trang 10* Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu, tất cả các đơn vị xây dựng đều có quyền tham gia đấu thầu Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu
Hình thức này được khuyến khích nhằm đạt tính cạnh tranh cao trên cơ
sở sự tham gia của nhiều nhà thầu và được áp dụng cho các công trình thông dụng, không có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật, mỹ thuật cũng như không cần giữ bí mật Đây là một hình thức chủ yếu được ứng dụng trong đấu thầu hiên nay
Đấu thầu rộng rãi có thể được tiến hành theo các phương thức sau: -Đấu thầu rộng rãi một túi hồ sơ: Là phương thức nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ
-Đấu thầu rộng rãi hai túi hồ sơ: Là phương thức nhà thầu nộp đề xuất
kỹ thuật và đề xuất giá trong từng túi hồ sơ riêng và vào cùng một thời điểm
Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá, các nhà thầu đạt
số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ để đánh giá
-Đấu thầu rộng rãi hai giai đoạn: Phương thức này áp dụng cho những dự án lớn, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật quá trình thực hiện như sau:
+Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất
kỹ thuật và phương án tài chính( chưa có giá) đặc điểm để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình
Trang 11Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số
nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận Hình thức
này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau
-Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu của gói thầu -Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế
-Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế
* Chỉ định thâu
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo họp đồng Hình thức này chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau:
-Trường hợp bất khả kháng do thiên tai dịch hoạ được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày quyết định chỉ định thầu thì chủ dự án phải báo cáo cho cấp
có thẩm quyền về nội dung chỉ định thầu, cấp có thẩm quyền nếu phát hiện
việc chỉ định thầu sai với quy định phải kịp thời xử lý
-Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, quốc phòng do thủ tướng Chính phủ quy định
Gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá, xây lắp
và dưới 500 triệu đồng đối với tư vấn Các gói thầu được chỉ định thầu thuộc loại dự án nhóm A Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hội đồng
quản trị tổng công ty Nhà nước do thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương có dự án quyết định
Trang 12Phần vốn ngân sách dành cho dự án của các co quan sự nghiệp để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch chung xây dựng đô thị và nông thôn đã được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện thì không phải đấu thầu nhưng phải có hợp đồng cụ thể và giao nộp sản phẩm theo đúng quy định
1.1.3.3 Phân loại theo chủ thể tham gia vào quá trình đấu thầu
Theo cách phân loại này người ta phân thành đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế
e Ddu thâu trong nước
øe _ Đấu thầu trong nước là đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham
dự
* Đấu thâu quốc tế
Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong và ngoài nước
tham dự
Đấu thầu quốc tế phải tuân thủ theo những điều kiện nhất định và không
phải đối với dự án nào cũng được tổ chức đấu thầu quốc tế mà chỉ được tổ
chức trong các trường hợp sau:
-Đối với gói thầu mà không nhà thầu trong nước nào có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu
-Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài có quy định trong điều ước là phải đấu thầu quốc tế
1.1.4 Nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu
Trang 131.1.4.1 Nguyén tac canh tranh ngang nhau
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu dựa trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu vì có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu mà đấu thầu đặt ra là lựa chọn đựơc nhà thầu tối ưu nhất, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà bên mời thầu đặt ra Cạnh tranh là quá trình mà mỗi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều phải thực hiện các biện pháp của mình để nhấn mạnh các ưu
điểm, lợi thế và dấu đi các nhược điểm của mình nhằm mục đích vượt lên đối
thủ của mình Đấu thầu là một cách cạnh tranh mà ở đây các nhà thầu bằng
kinh nghiệm và khả năng của mình để đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu đạt được dự án
Cạnh tranh trong đấu thầu phải đảm bảo lợi ích cho cả hai bên, đồng thời còn tiết kiệm, của cải, chi phí cho xã hội Tuy nhiên, sự cạnh tranh phải được diễn ra công bằng, có nghĩa là tất cả các nhà thầu phải được hưởng các điều kiện và cơ hội ngang nhau trong quá trình đấu thầu Bên mời thầu phải có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện đặt ra đối với các nhà thầu là như nhau, đồng thời mọi thông tin mà họ cung cấp cho các nhà thầu là ngang nhau,
không phân biệt đối xử Có như vậy mới tạo ra được sự cạnh tranh lành mạnh
thực sự giữa các nhà thầu, đảm bảo đúng nguyên tắc này 1.1.4.2 Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ
Đấu thầu là một quá trình phức tạp bởi nó phải tuân theo các trình tự va thủ tục nhất định Do vậy, mỗi bước chuẩn bị của quá trình đấu thầu đều phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng và đầy đủ, chuẩn bị dữ liệu cho công việc đấu thầu cũng là một khâu quan trọng không thể thiếu
Bất kỳ một cuộc đấu thầu nào, bên mời thầu cũng phải chuẩn bị dữ liệu để phục vụ cho việc lập hồ sơ mời thầu và xúc tiến việc đấu thầu, còn đối với các nhà thầu họ phải nhận được đầy đủ hồ sơ tài liệu do bên mời thầu cung cấp
với các thông tin, dữ liệu chính xác, chi tiết, rõ ràng, cụ thể về mọi mặt: kinh
Trang 14việc Bởi lẽ, việc chuẩn bị thông tin không đầy đủ sẽ làm phát sinh rất nhiều rắc rối trong quá trình đấu thầu dẫn đến thiệt hại cho cả hai phía và cho toàn
xã hội
1.1.4.3 Nguyên tắc đảm báo bí mát
Đây là một nguyên tắc cơ bản trong nhiều hoạt động chứ không riêng gì hoạt động đấu thầu, vì vậy việc đảm bảo bí mật phải được các bên thực hiện một cách trung thực.Trong đấu thầu, sau khi nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh cũng như quyền lợi của các bên, trong thông lệ Quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam đều quy định bên mời thầu phải đảm bảo các hồ sơ dự thầu được bảo quản, niêm phong bí mật tuyệt đối
Điêù này có nghĩa là các nhà thầu chắc chắn rằng hồ sơ dự thầu phương án kinh doanh, kỹ thuật của mình được giữ bí mật tạo thế cạnh tranh với các nhà
thầu khác Nếu các thông tin dự thầu không được đảm bảo giữ bí mật thì người nào biết được nó sẽ rất có lợi vì biết được các thế mạnh cũng như dự kiến của nhà thầu khác Điều này gây bất lợi cho nhà thầu bị lộ thông tin và nhiều khi còn gây ra các thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ
1.1.4.4 Nguyên tắc đánh giá công bằng
Nguyên tắc này thể hiện quyền bình đẳng như nhau của các bên tham gia dự thâu.Bên mời thầu phải đối xử một cách công bằng với mọi nhà thầu tức là mọi hồ sơ dự thầu của các nhà thầu gửi đến đều được bên mời thầu tiếp nhận và đánh giá công bằng Tất cả các tiêu chuẩn đặt ra trước khi đánh giá như kỹ thuật, kinh tế, tài chính đều được phải xem xét công bằng Nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong đấu thầu vì thiếu nó các nhà thầu không yên tâm và không tin tưởng vào kết quả xét thầu được công bố, làm mất di tính cạnh tranh của nó
Đây cũng là một nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu Quốc tế, nguyên tắc
Trang 15thể lựa chon được đúng nhà thầu thoả mãn tốt nhất các yêu cầu của mình trong
quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như trong buổi mở thầu 1.1.4.5.Nguyên tắc trách nhiệm phán mình
Các bên tham gia vào quá trình đấu thầu phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về nội dung và trình tự đấu thầu, thực hiện đúng cam kết đã được ghi nhận trong hợp đồng giao nhận thầu Mỗi bên khi tham gia
vào quá trình đấu thầu đều phải biết trách nhiệm và quyền hạn của mình đến đâu để thực hiện cho đúng và nếu không thực hiện đúng trách nhiệm của mình
thì sẽ bị xử lý theo pháp luật Chính vì vậy, nguyên tắc này đòi hỏi phải phân định rạch ròi quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong từng phần công việc, mỗi bên phải có nỗ lực tối đa trong việc kiểm soát bất trắc phòng ngừa rủi ro 1.1.4.6 Nguyên tắc bảo lãnh thích đáng
Để thực hiện quá trình đấu thầu thành công đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các bên : Bên mời thầu và các nhà thầu Tuy nhiên, trong quá trình đấu thầu nhiều khi còn do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà các nhà thầu gây cản trở cho quá trình đấu thầu như đòi rút lại hồ sơ dự thầu hoặc cung cấp số liệu không chuẩn xác, có nhiều trường hợp trúng thầu mà không thực hiện được hợp đồng Chính vì vậy mà trong quy chế đấu thầu bao giờ cũng có
các quy định cụ thể vấn đề để bảo lãnh dự thầu
Trang 161.1.5 Các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thâu hiện nay ở Việt Nam Mỗi một quan hệ kinh tế phát sinh thì cần thiết phải có sự điều chính tương ứng của pháp luật Cũng như hoạt động đầu thầu nói chung, đấu thầu xây dựng nói riêng đều có sự điều chỉnh của nhà nước bằng pháp luật Những chủ thể tham gia vào hoạt động" đấu thầu" đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật về hoạt động này
Trước đây đã có một số văn bản điều chỉnh hoạt động quản lý đầu tư và xây dựng, hoạt động đấu thầu nhưng các văn bản này chưa được hoàn thiện nên chưa phát huy được tác dụng: Hoạt động đấu thầu vẫn còn mới mẻ mờ
nhạt
Đến ngày 16/7/1996, Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu đã phát huy được đúng tác dụng vốn có của nó Công tác đấu thầu đã mang lại hiệu quả to lớn đưa nước ta từng bước hoà nhập vào xu hướng chung của thế giới Trước năm 1990, ở Việt Nam chưa có bất kỳ một văn bản nào quy định về hoạt động đấu thầu, mà đặc điểm của đấu thầu xây lắp cơ bản là: Dự án có giá trị lớn,
thời gian thực hiện dự án lâu dài, nội dung của dự án phức tạp liên quan tới
nhiều ngành kinh tế kỹ thuật Trong hoàn cảnh như vậy mà các bên chỉ có thoả thuận với nhau thì không dự trù hết được các khả năng xảy ra, sẽ phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp trong quá trình thực hiện Hơn nữa, tính cưỡng chế của mỗi bên sẽ không có Vì vậy Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc ban hành các văn bản pháp lý để hướng dẫn các bên tham gia đấu thầu thực hiện theo đúng pháp luật quy định Mặt khác, thông qua những cơ
sở pháp lý đó Nhà nước có cơ sở để kiểm tra, giám sát chặt chẽ được hình thức này tránh đựơc những lỗ hồng, tiêu cực có thể xảy ra, gây thiệt hại cho nền
kinh tế quốc gia
Từ những yêu cầu thực tế đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại đã đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định 42/CP về Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định 43/CP về Quy chế đấu thầu ngày 16/7/1996
Trang 17mại đã ban hành thông tư liên Bộ, Nghành, Địa phương và cơ sở thống nhất
thực hiện
Nhưng sau một thời gian thực hiện đã nảy sinh nhiều vấn đề không phù hợp trong hoạt động đấu thầu, gây khó khăn cho nhà thầu, thậm chí xảy ra nhiều tiêu cực làm cho hoạt động đầu thầu diễn ra không đạt được mục tiêu mong muốn là cạnh tranh công bằng, lành mạnh và hiệu quả Những bức xúc
ấy đòi hỏi nhà nước cần phải có sự sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy
nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu thầu Từ yêu cầu đó , ngày 8/7/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 52/CP về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng thay thế Nghị định 42/CP, và ngày 01/9/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/CP về Quy chế đấu thầu thay thế Quy chế đấu thầu đã ban hành kèm theo Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 và Nghị định 93/CP ngày 23/8/1997 Bên cạnh Nghị định số 88/1999 Chính phủ còn
ban hành Nghị định số 14/CP ngày 5/5/2000 về việc sửa đổi bổ sung một số
diéu của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/CP ngày1/9/1999 Ngoài ra Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn ban hành Thông tư số 04/2000 ngày 26/5/2000 hướng dẫn thực hiên Quy chế đấu thầu ban hành theo Nghị định số 88/CP ngày 1/9/1999,
Được biết rằng, chúng ta đã có dự thảo về Pháp lệnh đấu thầu Như vậy , trong một thời gian ngắn nữa khi Pháp lệnh về đấu thầu ra đời thì cơ sở pháp
lý cho hoạt động đấu thầu sẽ được nâng cao và hoàn thiện hơn
1.2 DAU THAU XAY DUNG THEO PHAP LUAT VIET NAM
Trong xây dựng, để thực hiện các công việc của quá trình xây dựng cơ bản, chủ đầu tư có thể lực chọn các phương thức: tự làm, giao thầu, đấu thầu
Trang 18những quan tâm đó khó có khả năng thực hiện Bởi vậy, phương thức này chỉ giới hạn vào việc xây dựng các công trình hoặc hạng mục công trình nhỏ đơn giản
-Phương thức giao thầu: Chủ đầu tư giao việc xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình cho một đơn vị chuyên xây dựng cơ bản đảm nhận Bên giao thầu gọi là bên A, bên nhận thầu gọi là bên B Phương thức này sử dụng năng lực của các đơn vị chuyên môn hoá xây dựng, có khả năng thực hiện tốt các yêu cầu của chủ đầu tư với công trình xây dựng Tuy nhiên, khả năng ấy chỉ trở thành hiện thực khi các bên thực sự có tinh thần trách nhiệm với công trình
Phương thức đấu thầu khác một cách căn bản với phương thức giao thầu
Đầu thầu xây dựng là phương thức mà chủ đầu tư sử dụng để tổ chức sự cạnh
tranh giữa các đơn vị xây dựng nhằm lựa chọn đơn vị có khả năng thực hiện tốt nhất các yêu cầu của nhiệm vụ đầu tư
Trước đây, đấu thầu xây dựng đã có nhiều văn bản điều chỉnh nhưng hiện nay Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP và
Nghị định 14/2000/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
88/1999/NĐ-CP là những văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động đấu thầu nói chung và đấu thầu xây dựng nói riêng Ngoài ra còn có những văn bản của các bộ ngành liên quan khác nhưng chủ yếu chúng ta đi sâu nghiên cứu những quy định của pháp luật về đấu thầu trong hai văn bản mới nhất này
1.2.1 Đối tượng áp dụng
Theo Điều 2 Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày1/9/1999 thì Quy chế đấu thầu áp dụng cho các cuộc đấu
thầu được tổ chức và thực hiên tại Việt Nam áp dụng bắt buộc cho các dự án
sau:
-Các dự án đầu tư thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng có quy định phải thực hiện theo Quy chế đấu thầu đó là: Các dự án có sử dụng
Trang 19tư và phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà
nước bao gồm:
+ Các dự án xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng
+ Các dự án đầu tư để mua sắm tài sản, kể cả thiết bị máy móc không
cần lắp đặt và sản phẩm khoa học công nghệ mới
+ Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để quy hoạch phát triển
vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch đô thị nông thôn
-Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sự tham gia của các tổ chức kinh tế Nhà nước, từ 30% trở lên vào vốn pháp định,
vốn kinh doanh hoặc cổ phần
-Các dự án sử dụng nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài được thực hiện trên cơ sở điều ước được các bên ký kết Trường hợp có những nội dung trong dự thảo, điều ước khác quy chế này thì cơ quan được giao trách nhiệm đàm phán ký kết điều ước phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi ký kết
- _ Các dự án cần lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện;
+ Đối với các dự án đầu tư trong nước chỉ thực hiện khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham g1a một dự án
+ Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ tổ chức đấu thầu theo quy chế này khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia một dự án hoặc thủ tướng Chính phủ có yêu cầu phải đâú thầu để lựa chọn đối tác đầu tư thực hiện dự án
-Các dự án đầu tư mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị,phương tiện
làm việc của cơ quan Nhà nước, đồ dùng và phương tiện thông thường của lực
lượng vũ trang
Trang 201.2.2 Trinh tu dau thau
Theo Điều I Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP thì trình tự đấu thầu bao gồm các công việc sau: Chuẩn bị đấu
thầu, tổ chức đấu thầu, xét thầu, thẩm định và phê duyệt, công bố trúng thầu,
thương thảo hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng
1.2.2.1 Chuẩn bị đấu thầu
Nội dung của công tác chuẩn bị đấu thầu bao gồm các nội dung sau:
- Chuẩn bị kế hoạch đấu thầu
- Chỉ định tổ chuyên gia tư vấn giúp việc đấu thầu - Chuẩn bị hồ sơ mời thầu
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá * Chuẩn bị kế hoạch đấu thầu
Kế hoạch đấu thầu của dự án do bên mời thầu lập phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt, nội dung kế hoạch đấu thầu bao gồm
- Phan chia du 4n thành các gói thầu, việc phân chia gói thầu phải hợp
lý căn cứ vào công nghệ, tính chất hoặc trình tự thực hiện dự án - _ Ước tính giá dự kiến từng gói thầu và tổng các gói thầu
- - Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng
- _ Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu
- Phương thức thực hiện hợp đồng: Hợp đồng chọn gói, hợp đồng chìa khoá trao tay, hợp đồng có điều chỉnh giá
- _ Thời gian thực hiện hợp đồng - _ Trình duyệt kết quả đấu thầu
* Chỉ định tổ chuyên gia tư vấn giúp việc đấu thầu
Tổ chuyên gia tư vấn này bao gồm các chuyên gia chịu trách nhiệm về kỹ thuật công nghệ, kinh tế tài chính và pháp luật, có khả năng và hiểu biết
cần thiết để xem xét đánh giá được hồ sơ dự thầu gửi đến
Trang 21Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu
Am hiểu nội dung cụ thể của gói thầu
Có kinh nghiệm trong công tác quản lý thực tế hoặc nghiên cứu
Am hiểu trình tự đấu thầu
Các thành viên của tổ chuyên gia tư vấn chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự chính xác, khách quan, đúng đắn của các ý kiến, đánh giá của họ trước chủ đầu tư và pháp luật
*Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Sau khi thành lập tổ chuyên gia tư vấn giúp việc đấu thầu, tổ chuyên gia
tư vấn này có trách nhiệm nghiên cứu soạn thảo hồ sơ mời thầu bao gồm: - Thư mời thầu: Phải được lập theo mẫu do Nhà nước quy định, trong thư mời thầu bao gồm các thông tin sau: Tên của bên mời thầu, một số đặc điểm chính của đối tượng đấu thầu và yêu cầu của bên mời thầu đối với đối tượng
đó, địa điểm và thời gian nộp hồ sơ dự thầu, địa điểm và thời gian mở thầu
-Đơn dự thầu: Là mẫu do bên mời thầu cung cấp trong đó có các thông tin, tên, địa chỉ,của bên dự thầu, cam kết thực hiện yêu cầu của bên mời thầu
-Chi dẫn đối với nhà thầu: Trong hồ sơ mời thầu nêu rõ các chi tiết, điều
kiện cụ thể đối với nhà thầu có khả năng hiểu rõ ràng nhất
-Các yêu cầu công nghệ thiết bị, tính năng kỹ thuật, hồ sơ thiết kế chỉ dẫn kỹ thuật
-Các điều kiện tài chính, thương mại, phương thức thanh toán
- Tiến độ thi công
-Tiêu chuẩn đánh giá
-Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng
-Mẫu bảo lãnh dự thầu -Mẫu thoả thuận hợp đồng
-Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Trang 22Với mỗi loại đấu thầu thì thường chú trọng tới một số tiêu chuẩn đánh
giá nhất định Như đấu thầu tuyển chọn tư vấn đánh giá tiêu chuẩn nhân sự là quan trọng nhất, đấu thầu xây lắp thì đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật là quan
trọng Theo Quy chế đấu thầu thì tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp
được thực hiện theo các tiêu chuẩn cơ bản sau: -Kỹ thuật chất lượng -Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu - Tài chính và giá cả - Tiến độ thi công 1.2.2.2 Tổ chức đấu thầu Tổ chức đấu thầu bao gồm: Mời thầu, nộp và bảo lãnh dự thầu, mở thầu * Mời thâu
Việc thông báo mời thầu phải phù hợp với hình thức đấu thầu Nếu là đấu thầu rộng rãi thì bên mời thầu phải tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tuỳ theo quy mô và tính chất của gói thầu Là đấu thầu hạn chế thì bên mời thầu gửi thông báo này đến các nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu Là chỉ định thầu thì bên mời thầu tiến hành
mời trực tiếp và thương thảo với một nhà thầu nhất định do người có thẩm
quyền quyết định đầu tư cho phép, nếu không thương thảo được mới chuyển sang thương thảo với nhà thầu khác
* Nộp và bảo lãnh dự thầu
Trang 23Nhà thầu phải nộp bảo lãnh dự thầu cùng với hồ sơ dự thầu( trừ đấu thầu tuyển chọn tư vấn) với giá trị bảo lãnh từ 1% đến 3% giá trị dự thầu hoặc có
thể quy định mức bảo lãnh thống nhất để đảm bảo tính bí mật về mức giá dự
thầu cho các nhà thầu * Mở thầu
Sau khi tiếp nhận nguyên trạng các hồ sơ dự thầu nộp đúng thời hạn và được quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ mật, việc mở thầu được tiến hành công khai theo ngày giờ, địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu và không được quá 48
giờ kể từ thời điểm đóng thầu( trừ ngày nghỉ theo quy định của pháp luật)
Nội dung của biên bản mở thầu phải ghi rõ tên gói thầu, ngày, giờ, địa
điểm mở thầu,tên và địa chỉ các nhà thầu, giá dự thầu, bảo lãnh dự thầu, tiến
độ thực hiện và các nội dung liên quan khác
Đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu được tham dự phải ký vào biên bản mở thầu Bản gốc hồ sơ dự thầu sau khi mở thầu được bên mời thầu ký xác nhận từng trang trước khi tiến hành đánh giá và quản lý theo chế độ hồ
sơ mật để làm cơ sở pháp lý cho việc xét thầu 1.2.2.3 Xét thầu
Bên mời thầu tiến hành nghiên cứu, đánh giá chỉ tiết và xếp hạng các hồ sơ dự thầu đã được mở căn cứ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn
đánh giá được người có thẩm quyền phê duyệt trước khi mở thầu
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo nguyên tắc sau:
-Sử dụng phương pháp chấm điểm đối với việc đánh giá hồ sơ dự thầu các gói thầu tư vấn, gói thầu lựa chọn đối tác, đánh giá hồ sơ dự tuyển, đánh
giá về mặt kỹ thuật đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp
-Không sử dụng giá xét thầu, giá sàn mà sử dụng giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt
1.2.2.4 Thẩm định và phê duyệt
Căn cứ vào kết quả đánh gía các hồ sơ dự thầu bên mời thầu sẽ xếp hạng
Trang 24quyền quyết định đầu tư phê duyệt Nhà trúng thầu sẽ là nhà thầu có số điểm
cao nhất
-Đối với dự án nhóm A và tương đương: Các dự án có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên, các gói thầu có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên đối với mua sắm hàng
hoá và xây lấp do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Bộ Kế hoạch Đầu tư thẩm định
Các dự án có giá trị dưới 10 tỷ đồng đối với tư vấn và dưới 50 tỷ đồng
đối với mua sắm hàng hoá và xây lắp thì do Bộ trưởng, Chủ tịch uỷ ban nhân
dân Tỉnh,Thành phố và Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và Sở kế hoạch đầu tư hay cơ quan giúp việc có quyền thẩm định
-Đối với các dự án thuộc nhóm B,C và tương đương: Tất cả các gói thầu thuộc dư án do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch uỷ
ban nhân dân Tỉnh, Thành phố có thẩm quyền phê duyệt, cấp có quyền thẩm
định là đơn vị giúp việc liên quan hoặc Sở kế hoạch và đầu tư
Chủ tịch uỷ ban nhân dân Quận, Thị xã, Huyện, Thị trấn, Xã, Phường có
thầm quyền phê duyệt tất cả các gói thầu thuộc phạm vi dự án do mình quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật Cấp có thẩm quyền là bộ phận giúp việc liên quan
Nếu các nhà thầu không đạt yêu cầu, bên mời thầu phải xin ý kiến của
người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép tổ chức đấu thầu lại
1.2.2.5 Công bố trúng thầu
Ngay sau khi có quyết định của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm
quyền, bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu tham dự Bao gồm nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu về kết quả đấu thầu Trong trường hợp không có nhà thầu nào trúng thầu hoặc huỷ thầu,bên mời thầu cũng phải tiến hành thông báo
Trang 25Trước khi ký kết hợp đồng chính thức, bên mời thầu cần cập nhật những
thay đổi về năng lực của nhà thầu cũng như những thông tin khác có liên quan đến nhà thầu.Nếu phát hiện thấy có những thay đổi làm ảnh hưởng tới khả
năng thực hiện hợp đồng, bên mời thầu phải kịp thời báo cáo người có thẩm
quyền xem xét, quyết định
Bên mời thầu phải gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản tới nhà trúng
thầu kèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm lưu ý cần trao đổi khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng Bên mời thầu cũng thông báo cho nhà thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu về thời gian thương thảo hoàn thiện hợp đồng, nộp bảo lãnh
thực hiện hợp đồng và ký hợp đồng
1.2.2.6 Thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng
Khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu trúng thầu phải gửi cho bên mời thầu thư chấp thuận thương thảo hoàn thiện hợp đồng Trong phạm vi không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo , nếu bên mời thầu không nhận được thư chấp nhận hoặc từ chối của nhà thầu, bên mời thầu cần báo cáo người có
thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét quyết định
Theo lịch biểu đã thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng bao gồm những nội dung nhằm giải quyết những vấn đề còn
tồn tại, chưa hoàn chỉnh về hợp đồng đối với nhà thầu trúng thầu, nghiên cứu
các sáng kiến, giải pháp ưu việt do nhà thầu đề xuất Đối với gói thầu quy mô nhỏ, khi nhận được thông báo trúng thầu và dự thảo hợp đồng, nhà thầu và bên
mời thầu có thể ký ngay hợp đồng
Trang 26Bên mời thầu chỉ hoàn trả bảo lãnh dự thầu nếu có, khi nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu Đối với các nhà thầu không
trúng thầu nhưng không vi phạm quy chế đấu thầu, kể cả khi không có kết quả
đấu thầu, bên mời thầu hoàn trả bảo lãnh dự thầu cho nhà thầu trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu
1.2.3 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong đấu thầu
1.2.3.1 Bên mời thầu
Bên mời thầu hay còn gọi là chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu cũng như mọi chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ pháp luật đều có quyền và nghĩa vụ của riêng mình
* Các quyền cơ bản
-Quyền lựa chọn các nhà thầu có đủ khả năng vào danh sách ứng thầu
Tuy nhiên việc thực hiện này phải tuân thủ theo những nguyên tắc đã đặt ra
trước khi lựa chọn và phải đúng pháp luật
-Quyền yêu cầu các nhà thầu làm sáng tỏ những vấn đề không rõ trong hồ sơ dự thầu
Sau khi nhận được hồ sơ dự thầu nếu bên mời thầu không hiểu hoặc
muốn làm rõ thêm các điểm trong hồ sơ dự thầu thì được quyền yêu cầu các nhà thầu phải giải thích rõ Nhà thầu có trách nhiệm phải giải thích rõ các yêu cầu này cho bên mời thầu, trong trường hợp bên dự thầu không cung cấp các tài liệu giải thích thì là lý do dẫn đến đơn dự thầu bị loại
-Quyền yêu cầu các nhà thầu nộp bảo lãnh dự thầu
Để bảo vệ quyền lợi cho bên mời thầu Quy chế đấu thầu quy định bên mời thầu có quyền yêu cầu các nhà thầu nộp bảo lãnh dự thầu, giá trị của bảo lãnh dự thầu do bên mời thầu quyết định và được ghi rõ trong hồ sơ mời thầu Khi nộp hồ sơ dự thầu nhà thầu nào không nộp bảo lãnh dự thầu thì bên mời thầu có quyền không nhận hồ sơ dự thầu
Trang 27-Nghia vụ chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cho việc đấu thầu
Bên mời thầu có trách nhiệm lập ra kế hoạch tổ chức đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu và các tài liệu khác có liên quan Bên cạnh đó còn phải chuẩn bị
những văn kiện để mời các nhà thầu dự sơ tuyển đấu thầu Tài liệu đấu thầu là
một yếu tố quan trọng trong suốt quá trình đấu thầu, vì thế bên mời thầu phải có trách nhiệm chuẩn bị hết sức nghiêm ngặt và chỉ tiết Trong quá trình đấu thầu nếu phát hiện ra sai sót trong hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu phải tiến
hành sửa đổi và thông báo cho tất cả các nhà thầu
-Nghĩa vụ thông tin đầy đủ cho nhà thầu và nhà tư vấn
Bên mời thầu phải cung cấp các thông tin hợp lệ, cần thiết, liên quan đến quá trình đấu thầu cho tất cả các nhà thầu như: Thông báo việc mời thầu,
phát tài liệu đấu thầu, thông báo việc thay đổi bổ sung Nếu có giải thích một thắc mắc nào đó từ phía một nhà thầu thì nội dung trả lời giải thích đó sẽ đựơc
bên mời thầu thông báo bằng văn bản tới tất cả các nhà thầu chứ không chỉ
riêng nhà thầu có thắc mắc
-Nghĩa vụ giải thích cho các nhà thầu về tài liệu đấu thầu
Bên mời thầu có trách nhiệm giải thích đầy đủ, chỉ tiết mọi vấn đề trong tài liệu đấu thầu mà các nhà thầu chưa nắm vững Việc này giúp cho các nhà thầu nắm rõ được yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và đáp ứng các yêu cầu đó một cách tốt nhất trong phạm vi năng lực của mình
-Nghia vụ tiếp nhận, quản lý bảo mật thông tin
Trong quá trình đấu thầu nếu xảy ra bất kỳ mất mát hồ sơ hay thông tin thì bên mời thầu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và phải bồi thường nếu gây ra mất mát cho nhà thầu
1.2.3.2 Nhà thầu
* Quyền của nhà thâu
-Quyền được thông tin
Trang 28thắc mắc của các nhà thầu khác và thông tin trả lời của bên mời thầu Nếu
bên mời thầu không thông báo những thông tin này thì nhà thầu có quyền yêu
cầu bên mời thầu giải đáp thắc mắc về tài liệu đấu thầu.Tài liệu đấu thầu là do bên mời thầu chuẩn bị và phát hành, các nhà thầu dựa vào đó để chuẩn bị hồ
sơ dự thầu Một khi chưa rõ các điều kiện thì nhà thầu không thể hoàn thành các hồ sơ dự thầu và vì thế sẽ hạn chế số lượng dự thầu
-Quyền được trả lời bảo lãnh dự thầu
Theo Quy chế đấu thầu, bảo lãnh dự thầu sẽ được trả lại nhà thầu sau khi công bố kết quả trúng thầu mà không đạt hoặc sau khi trúng thầu và đã nộp khoản bảo lãnh thực hiên hợp đồng
* Nghĩa vụ của nhà thâu
-Nghĩa vụ chuẩn bị hồ sơ dự thầu và nộp đúng hạn
Hồ sơ dự thầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà thầu bởi vì mọi phân tích, đánh giá để đi đến kết luận lựa chọn nhà thầu trúng thầu.Do vậy nhà thầu cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ dự thầu một cách chu đáo, sau khi hoàn thành hồ sơ dự thầu thì phải nộp đúng hạn mà bên mời thầu quy định, nếu quá hạn hồ sơ dự thầu sẽ coi là không hợp lệ và bị loại
-Nghĩa vụ giải đáp các thắc mắc của bên mời thầu về hồ sơ dự thầu Trong quá trình mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu nếu thấy có điểm nào của hồ sơ dự thầu không rõ ràng, cụ thể hoặc khó hiểu thì có thể
yêu cầu nhà thầu đó giải thích Khi nhận được yêu cầu, nhà thầu phải nhanh chóng thông báo bằng văn bản để giải thích rõ cho bên mời thầu
-Nghĩa vụ nộp bảo lãnh
Trang 29CHUONG 2
TINH HINH THUC HIEN QUY CHE DAU THAU XAY DUNG TAI CONG TY CO KHi HA NOI
2.1 TONG QUAN VE SU HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
2.1.1 Lịch sử hình thành
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta bắt đầu đi vào nền công nghiệp mới phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế nước nhà Một yêu cầu khách quan đặt ra là phải xây dựng những nhà máy có quy mô lớn
Trang 30Công ty cơ khí Hà nội có được vị trí như ngày hôm nay là nhờ nỗ lực của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã đoàn kết
vượt khó để công ty luôn đứng vững và ngày càng phát triển Mỗi thời kỳ qua
đi là một lần công ty rút ra những kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh và ngày càng làm phong phú thêm những kinh nghiệm quản lý của mình
Trong thời kỳ 1958-1965 do đội ngũ cán bộ chuyên gia Liên xô rút về, công ty đứng trước một hệ thống máy móc thiết bị đồ sộ và quy trình sản xuất phức tạp nên thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn lúng túng Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty chỉ có khoảng 600 người mà hầu hết là bộ đội chuyển ngành, với tỉnh thần lao động hăng say, toàn công ty đi vào thực hiện kế hoạch 3 năm đầu tiên và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thiện sản phẩm máy công cụ tiện, phay, bào và công ty đã đạt được
một số thành tựu đáng kể và vinh dự được Bác hồ về thăm
Thời kỳ 1966- 1975 đây là thời kỳ chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ nên nhà máy gặp rất nhiều khó khăn Nhà máy đã phải sơ tán trên 30
địa điểm khác nhau, chuyển sang nhiệm vụ sản xuất theo thời chiến Tuy nhà
máy vừa sản xuất, vừa chiến đấu nhưng vẫn giữ được truyền thống là nhà máy cơng cụ, ngồi ra còn mở rộng sản xuất những mặt hàng phục vụ chiến đấu như: pháo, máy bơm xăng, xích xe tăng
Thời kỳ 1975-1986 sau giải phóng miền Nam, nhà máy tập trung lại và đi vào khôi phục sản xuất Nhà máy thực hiện các kế hoạch 5 năm nên hoạt động sản xuất rất sôi động, số lượng cán bộ công nhân viên lúc này lên tới gần 3000 người và có hơn 300 kỹ sư các ngành nghề khác nhau
Năm 1980 nhà máy đổi tên là nhà máy công cụ số 1
Thời kỳ 1987 đến nay, đây là thời kỳ đổi mới kinh tế chuyển từ cơ chế
Trang 31còn 2000 người Từ năm 1993 đến nay, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh đi vào ổn định và phát triển đạt sản lượng sản xuất 1100 máy công cụ/năm và lao động tăng lên để đáp ứng tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy Theo
yêu cầu đổi mới của nền kinh tế nhà máy đã từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để tồn tại và phát triển
Năm 1995 một lần nữa nhà máy đổi tên thành công ty cơ khí Hà Nội
Trên cơ sở thị trường, công ty tự tìm kiếm khách hàng và đi vào sản xuất kinh doanh những mặt hàng phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường Năm 2000 vừa qua công ty đã đạt được huy chương vàng sản phẩm máy công cụ
2.1.2-Địa vị pháp lý của công ty
Công ty cơ khí Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công
ty máy và thiết bị công nghiệp (MIE), Bộ cơng nghiệp, hạch tốn theo chế độ độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài khoản bằng ngoại tệ và sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước)
Lãnh vực kinh doanh: Sản xuất máy cắt gọt kim loại, thiết bị công nghiệp, các phụ tùng thay thế, sản phẩm đúc, rèn, thép cán, xuất nhập khẩu và kinh doanh vật thiết bị, thiết kế chế tạo và lắp đặt các máy móc thiết bị đơn lẻ,
dây chuyền thiết bị đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp
- lên thường gọi: Công ty cơ khí Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Mechanical Company
- Tên viết tắt: HAMECO
- Vốn điều lệ: 90 tỷ đồng - Vốn kinh doanh: 50 tỷ đồng
Trang 32- Tai khoan ngoai té s6: 362111307222 tai Ngan hang ngoai thuong
Việt nam
- _ Số lượng cán bộ công nhân viên hiện nay 921 Trong đó:
+ Đội ngũ kỹ sư: 14I người
+ Công nhân bậc cao (từ bậc 5/7 trở lên): 360 người
Trụ sở giao dịch: Số 24, đường Nguyễn trãi, Quận Thanh xuân, Hà
Điện thoại: 04-8584354 ; 048584416 ; 048584195; Fax: (048)583268
Tên cơ quan sáng lập: Bộ công nghiệp nặng
-Giấy phép kinh doanh số: 1152/QĐÐ-TCNSDT cấp ngày 30/10/1995
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Trong thời kì bao cấp cũng như các công ty khác, công ty cơ khí Hà Nội có bộ máy cồng kềnh, hệ thống các phòng ban dài vì vậy mà thời gian xử lý công việc không kịp thời, dẫn đến các chi phí họat động các phòng ban rất tốn kém
Nhìn thấy nhược điểm của những bộ máy céng kénh, rườm rà và những
ưu điểm của bộ máy thu gọn, công ty cơ khí Hà Nội đã dần dần hoàn thiện bộ
Trang 34Đứng đầu là Giám đốc công ty chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược
phát triển hàng năm của công ty Xây dựng phương án đầu tư và phát triển, phương án tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy, quy hoạch quán bộ, đào tạo và đào tạo lại, tuyển dụng lao động Quyết định tổ chức sản xuất và biên chế bộ
máy quản lý của các đơn vi
Sau giám đốc là bốn phó giám đốc: Phó giám đốc kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu, phó giám đốc nội chính, phó giám đốc chịu trách nhiệm về hệ thống đảm bảo chất lượng và phó giám đốc kỹ thuật sản xuất
Phó giám đốc kinh tế đối ngoại phụ trách các hoạt động kinh tế, định giá, đấu thầu, trù kiến các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và hoạt động đối ngoại của công ty
Phó giám đốc quản lý chất lượng sản phẩm, môi trường và an toàn lao động, chịu trách nhiệm trước giám đốc xây dựng, điều hành, kiểm tra thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường của công ty và những việc khác được phân công
Phó giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất của công ty Ký lệnh sản xuất và các văn bản quy chế quy định liên quan đến điều hành sản xuất của công ty Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, sắp xếp lao động sản xuất hợp lý
Phó giám đốc nội chính và xây dựng cơ bản, chịu trách nhiệm về các hoạt động bên trong công ty (bảo vệ, quản trị đời sống ) xây dựng đề xuất phương án tổ chức bộ máy, sắo xếp lao động trong lĩnh vực công tác được phân công phụ trách
Dưới giám đốc phụ trách là các phòng ban trực thuộc, các phân xưởng
° wm
Trang 352.1.4 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Giống như mọi doanh nghiệp Nhà nước khác khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty cơ khí Hà Nội cũng gặp không ít khó khăn, hàng sản xuất ra không bán được, nguyên liệu đầu vào thiếu Nhưng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy, sự chỉ đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo nhà máy và Bộ Công nghiệp nên từ năm 1994 nhà máy bắt đầu sản xuất có lãi Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty: SIT Chỉ tiêu Đơn vị tính | Thực hiện | Thực hiện |Kế hoạch A B C 2000 2001 2002 1 | Giá trị tổng sảnlượng | Triệu đồng | 38825 | 47423 | 63755 2_ | Tổng doanh thu Triệu đồng 48048 68413 | 76250 3 | Tổng chi phí sản phẩm | Triệu đồng | 48044,3 | 68408 | 76243 tiêu thụ 4 | Lợi nhuận thuần Triệu đồng 3,7 5 7 5 | N6épngan sdch Triệu đồng 941 925 1451 6 | Thu nhập bình quân Nghìn đồng 721 940,5 1010
Giá trị tổng sản lượng của công ty qua các năm đều tăng chứng tỏ công
ty này ngày càng thành công trong việc tìm kiếm công việc Giá trị tổng sản
lượng năm 2001 tăng 8598 triệu đồng tương ứng với 22% so với năm 2000 và kế hoạch năm 2002 sẽ tăng 16332 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với
Trang 36thuật, mua sắm thiết bị, mở rộng thị trường sản xuất Giá trị sản lượng ngày càng tăng trưởng, thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện
Tuy nhiên lợi nhuận thuần của công ty không cao nhưng là một công ty sản xuất và hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân, công ty đã và đang vươn lên đứng đầu trong công nghiệp cơ khí Việt Nam Hơn nữa do các ngành trong cả nước gặp nhiều khó khăn, đầu tư Nhà nước giảm thêm vào đó việc nhập khẩu các máy đã qua sử dụng một cách lan tràn, giá lại rẻ hơn rất nhiều so với hàng sản xuất trong nước thì việc
chi phi cho san phẩm tiêu thụ của công ty cao là điều dễ hiểu
Hiện nay công ty cơ khí Hà Nội đã và đang là một trong những công ty đứng hàng đầu của ngành cơ khí nước ta, đang dẫn đầu về chế tạo các thiết bị kỹ thuật cho ngành mía đường và các mặt hàng này chiếm trên dưới 1/2 tổng doanh thu hàng tháng của công ty
Để đóng góp vào mục tiêu phát triển và hiện đại hoá dây truyền sản xuất
(đặc biệt trong sản xuất thép và đúc gang) với công suất cao cải thiện được vấn đề ô nhiễm môi trường Đồng thời trang bị được những thiết bị gia công hiện
đại, phương tiện kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm chế tạo được
những chi tiết có có kỹ thuật phức tạp và yêu cầu chất lượng cao, nâng cao độ
chính xác trong chế tạo máy tạo tiền đề để công ty cơ khí Hà Nội có thể đẩy
nhanh chường trình xuất khẩu máy Hiện nay công ty đã và đang thực hiện một chương trình sản xuất kinh doanh hết sức linh hoạt nhằm bảo đảm doanh thu, nhịp độ phát triển của công ty và phục vụ tối đa cho các ngành công nghiệp khác Công ty thực hiện chế tạo theo đơn đặt hàng của các nhà máy đường trong cả nước, sản xuất được nhiều phụ tùng và các thiết bị đảm bảo kỹ thuật, hấp dẫn đồng bộ chính xác, trong số đó các thiết bị lần đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam như: Máy đập mía, cụm thiết bị bốc hàng, nồi nấu đường, nồi nấu tính luyện đường, trục ly tâm và rất nhiều thết bị phụ tùng cơ khí khác
Trang 37xưởng, vừa đổi mới công nghệ Công ty cơ khí hà Nội đã phấn đấu hết mình va đạt được những kết quả đáng khích lệ, với định hướng nâng cao chất lượng
mặt hàng máy công cụ, đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng thiết bị tiêu chuẩn
dựa vào sức mình là chính, tận dụng tối đa chất xám của các cán bộ kỹ thuật và thành tựu khoa học trên thế giới Công ty đã tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp, phù hợp với nhu cầu thị trường Đây là một trong những bí quyết phát triển của công ty
2.2-QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG QUY CHẾ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG TẠI CƠNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
2.2.1-Thực trạng đấu thầu ở nước ta hiện nay
Nước ta là một nước đang phát triển, trong nhiều năm gần đây nguồn vốn dành cho xây dựng tương đối lớn Để nâng cao hiệu quả kinh tế, hiện nay
việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đã lựa chọn phương thức đấu thầu để
tìm đối tác, ngày 1/9/1999 Chính phủ đã ban hành Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định 88/CP (thay thế cho Nghị định 43/CP và Nghị định 93/CP) và Nghị định 14/CP ngày 5/5/2000 bổ sung một số điều của Nghị định 88/CP, tiếp đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 04/TT ngày 26/5/2000 hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu Các Bộ lao động —-Thương binh và xã hội, Bộ
tài chính cũng đã có Thông tư hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến đấu
thầu
Trên cơ sở Quy chế đấu thầu và các quy định mới của Nhà nước, công tác đấu thầu trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực mang lại hiệu quả to lớn Chúng ta đã khẳng định việc áp dụng hình thức đấu thầu trong hoạt động đầu tư của Nhà nước là biện pháp đúng đắn nhằm tăng cường tính cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả đầu tư đồng thời cũng là sự hội nhập cần thiết đối với thế giới
Trang 38nhà thầu được chọn lựa qua đấu thầu là những nhà thầu có kinh nghiệm và năng lực để thực hiện gói thầu Những nhà thầu có được đánh giá là đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu Chất lượng công trình, thiết bị và dịch vụ được đảm bảo tiến độ thực hiện phù hợp với yêu cầu, giá trúng thầu thấp hơn
hoặc bằng giá gói thầu được duyệt
Từ 1997-2000, trong 495 gói thầu có giá trị lớn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và do Bộ kế hoạch đầu tư thẩm định kết quả đấu thầu, mức giảm so với giá gói thầu được phê duyệt là 687,4 USD, đạt tỷ lệ 16,3% trách nhiệm của bên mời thầu và cơ quan quản lý các cấp ngày càng được nâng cao, đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu từ trung ương đến địa phương ngày càng trưởng thành, có trình độ chuyên môn vững vàng và từng bước đáp ứng được yêu cầu của công việc Đội ngũ nhà thầu trong nước thực sự trưởng thành qua các cuộc đấu thầu quốc tế và một số đã có khả năng đơn phương tham gia đấu thầu quốc tế và thắng thâu Từ năm 1998 trở lại đây, đa phần các gói thầu trong ngành giao thông, các nhà thầu Việt Nam đã dành nhiều hợp đồng trên sơ sở cạnh tranh với nhiều nhà thầu quốc tế có tầm cỡ
2.2.2-Thực trạng đấu thầu ở công ty cơ khí Hà nội
Là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1958, trải qua hơn 40 năm hoạt động Công ty cơ khí Hà nội đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành cơ khí nói riêng Ngay từ khi thành lập, lãnh đạo công ty đã xác định con đường phát triển là tự thân vận
động, không thể ỷ vào vốn rót từ ngân sách hàng năm của Nhà nước
Trang 39máy đường 500 tấm mía/ngày -Tuy Hoà -Phú Khánh (1984-1990), nhà máy đường Huế 100 tấn mía/ngày (1988-1991), các nồi nấu, thiết bị trao đổi nhiệt cho các nhà máy đường (1985 đến nay), các nhà máy xi măng Bim Sơn,
Hoàng Thạch, Hà Tiên, Nghi Sơn
Ngay từ khi có văn bản đầu tiên của Nhà nước về Quy chế đấu thầu trong xây dựng, công ty cơ khí Hà nội đã tham gia đấu thầu nhiều công trình xây dựng, chủ yếu là cung cấp lắp đặt thiết bị công nghiệp Ban đầu là các gói thầu quy mô nhỏ sau đó dần dần là các gói thầu quy mô lớn hơn
Với lợi thế là một công ty cơ khí thuộc Tổng công ty máy và thiết bị
công nghiệp, Bộ công nghiệp Công ty cơ khí Hà nội tham gia đấu thầu và trúng thầu các công trình xây dựng các nhà máy, công ty chủ yếu là cung cấp, lắp đặt các thiết bị công nghiệp cho các công ty đó Hơn nữa hoạt động kinh doanh xây dựng nói chung và hoạt động đấu thầu xây dựng nói riêng đang trên đã phát triển đi lên, số lượng nhà thầu ngày càng nhiều tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì uy tín của công ty càng nổi bật Ngành công nghiệp cơ khí rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và cũng không kém phần quan trọng đối với hầu hết các công ty khác Bởi vì các công ty này khi xây dựng và hoạt
động cần nhiều những thiết bị công nghiệp
Theo quy định của pháp luật hiện nay, Quy chế đấu thầu buộc áp dụng trong các doanh nghiệp xây dựng nói chung và công ty nói riêng Mặc dù vậy, trong cơng ty ngồi hoạt động đấu thầu còn có những hoạt động khác không phải đấu thầu, nhưng hoạt động đấu thầu vẫn giữ vai trò then chốt trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty Chính nhờ đấu thầu mà công ty phải nỗ
lực vươn lên, tự hoàn thiện mình để thắng thầu trong cuộc cạnh tranh gay gắt
giữa các nhà thầu hiện nay Từ đó đảm bảo cho công nhân của công ty có thêm việc làm có thu nhập ổn định cuộc sống
Trang 40tuân thủ pháp luật, vừa đáp ứng nhu cầu của bên mời thầu và vừa thể hiện được ưu thế của mình Công ty luôn xác định tham gia đấu thầu là cạnh tranh với các nhà thầu khác, cạnh tranh lành mạnh và đúng pháp luật dựa vào uy tín cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh của mình Chính vì thế công ty đã ln nỗ lực hồn thiện mình để thắng thầu Sau mỗi lần đấu thầu, công ty cũng học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật của mình
Phạm vi hoạt động của công ty là trong cả nước và thế mạnh là lắp đặt, xây dựng công trình từ thiết bị công nghiệp Thực tế công ty đã tham gia và thắng thầu nhiều công trình, tạo được uy tín rất tốt
Thể hiện qua bảng sau:
DANH MỤC CÁC HỢP ĐỒNG CÓ GIÁ TRỊ TRÊN 1 TỶ ĐỒNG 5 NĂM GẦN ĐÂY STT| Tính chất công việc Gia tri |Giá trị thực| Tên cơ quan ký hợp Xác nhận hợp đồng hiện đồng (ty VND) | (ty VN D) 1 2 3 4 5 6
1 Ché tao lắp đặt nồi bốc 1,57 Nhà máy đường | HĐ số 25/6
hơi Phan Giang
2 Ché tao va lap dat 3,54 Công ty liên doanh | HĐ số 85/96
VINAUSTEEL
3 | Thiết kế chi tiết, chế 120 2,825 Công ty liên doanh | HĐ số 86/96
tạo, vận chuyển lắp đặt triệu USD đường BOURBON
3 nồi đường 230 mỶ USD Tây Ninh
4 |Chế tạo vận chuyển, lắp 2,522 Công ty liên doanh | HĐ số 114/96
đặt nồi trợ tinh 140 mỉ đường BOURBON
Tây Ninh
5 |Thiét kế, chế tạo, lắp 5,8 Ban QLCTXD Apatit | HĐ số 128/96 đặt, xây dựng, lò sấy Lào Cai
quay
6 | Chế tạo hệ thống băng 111457 | Công ty liên doanh | HĐ số 14/97
tải USD đường BOURBON
Tây Ninh
7 Chế tạo, vận chuyển, 203152 | Công ty liên doanh | HĐ số 36/97
lap đặt nồi nấu 80m” USD đường BOURBON