Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc.

125 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN THUẬT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2022 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN THUẬT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 931 02 04 Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS,TS LẠI QUỐC KHÁNH 2 TS ĐẶNG VĂN THÁI HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Lại Quốc Khánh và TS Đặng Văn Thái Các trích dẫn và số liệu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, khoa học và có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định hiện hành Tác giả luận án Lê Văn Thuật MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1 nh hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Tì 6 1.2 Kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 26 Chương 2: KHÁI NIỆM, CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ CÁCH TIẾP CẬN QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA HỒ CHÍ MINH 2.1 ái niệm 30 Kh 30 2.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc 37 2.3 ch tiếp cận quyền độc lập, tự do của Hồ Chí Minh Chương 3: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC Cá 62 67 3.1 Quan điểm Hồ Chí Minh về giá trị và nội dung quyền độc lập, tự do của dân tộc 67 3.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về điều kiện để giành, giữ vững và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc 89 Chương 4: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC 110 4.1 Kết tinh và phát triển các giá trị lý luận về quyền độc lập, tự do của dân tộc 110 4.2 Khởi xướng và đặt nền móng cho thực tiễn đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc 126 4.3 Góp phần định hướng sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam hiện nay 139 KẾT LUẬN 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Nguyên văn Viết tắt Bảo vệ Tổ quốc : BVTQ Cách mạng vô sản : CMVS Cách mạng Việt Nam : CMVN Chủ nghĩa đế quốc : CNĐQ Chủ nghĩa xã hội : CNXH Chủ nghĩa Mác Lênin : CNMLN Đại đoàn kết Độc lập dân tộc Giải phóng dân tộc Nhà xuất bản Xã hội chủ nghĩa : ĐĐK : ĐLDT : GPDT : NXB : XHCN 6 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đại hội đồng UNESCO công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc (GPDT), nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam Người đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh GPDT, giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam Trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu các tư tưởng tiến bộ về quyền độc lập, tự do của dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh đã xây dựng nên hệ thống quan điểm về quyền độc lập, tự do của dân tộc phản ánh được quy luật tất yếu của cách mạng Việt Nam (CMVN) Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo CMVN làm nên thắng lợi lịch sử của Cách mạng Tháng Tám 1945, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc; tiêp đó là thắng lợi vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc Rõ ràng những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh là vô cùng giá trị đối với sự nghiệp giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh: “là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” [39, tr.88] Khẳng đinh về giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: “Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người là hiện thân của những khát vọng lớn lao của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc” [147, tr.247] Tuy nhiên, lịch sử dân tộc Việt Nam đã chỉ ra rằng bảo vệ đất nước, giữ gìn quyền độc lập, tự do của dân tộc không phải là nhiệm vụ của một giai đoạn, một thời điểm cụ thể nào, mà là nhiệm vụ lâu dài gắn chặt với tiến trình phát triển của đất nước Điều này đã được Hồ Chí Minh căn dặn trong lần nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ đại đoàn quân tiên phong tại Đền Hùng (9/1954): “Nhiệm vụ giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta còn rất nặng nề và quan trọng… Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” [71, tr.59] Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) Mộtlần nữa những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên tính thời sự đối với sự nghiệp xây dựng và BVTQ của đất nước trước những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường của thế giới và khu vực Trên thế giới, tình hình an ninh chính trị và quân sự có những thay đổi nhanh chóng, các nước lớn tiến hành điều chỉnh chiến lược theo hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh, thỏa hiệp và kiềm chế lẫn nhau đã tác động mạnh mẽ đến cục diện thế giới và các khu vực Đặc biệt tình trạng tranh chấp và xâm phạm chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ và tài nguyên, bạo loạn lật đổ, khủng bố, các cuộc chạy đua vũ trang, biến đổi khí hậu, đói nghèo, dịch bệnh (đại dịch Covid-19)… tiếp tục diễn ra gay gắt và có chiều hướng gia tăng ở nhiều khu vực đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của các dân tộc Bên cạnh đó, tình hình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong thời gian qua, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa các quốc gia đang diễn ra rất phức tạp và ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam 7 Đối với Việt Nam, sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố và tăng cường, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia được giữ vững Tuy nhiên, hiện nay các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách để thực âm mưa xâm phạm chủ quyền biên giới cả trên bộ và trên biển; đặc biệt chúng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng mạng xã hội để kích động biểu tình, bạo loạn, lật đổ, chống phá; thành lập nên các tổ chức phản động, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “dân tộc”, “nhân quyền”, “tôn giáo”… qua đó chống phá, đe dọa quyền độc lập, tự do của dân tộc ta Những diễn biến của tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang đặt ra yêu cầu vừa cấp thiết vừa lâu dài đối với sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định nhiệm vụ hàng đầu của CMVN hiện nay: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, đồng thời đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hòa bình, hợp tác, phát triển của thế giới và khu vực” [41, tr.22] Vì vậy, việc đi sâunghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc một cách đầy đủ, toàn diện sẽ góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc định hướng giải quyết những vấn đề liên quan đến sự nghiêp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Xuất phát từ tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học 2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Tổng hợp và làm rõ nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc 2.2 - Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu về quyền độc lập, tự do của dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc có liên quan đến đề tài luận án - Làm rõ nội hàm các khái niệm: quyền; quyền độc lập, tự do; tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc; cơ sở hình thành tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc; đồng thời làm rõ cách tiếp cận quyền độc lập, tự do của Hồ Chí Minh - Làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc - Luận giải giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc và giá trị của tư tưởng này 3.2 Phạm vi nghiên cứu - 8 Trong phạm vi luận án, quyền độc lập, tự do được giới hạn nghiên cứu trong phạm vi là các quyền của quốc gia dân tộc - Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc được khái quát từ toàn bộ giá trị lý luận và thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh - Thời gian: Toàn bộ quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc từ năm 1911 đến năm 1969 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về quyền độc lập, tự do của dân tộc Luận án cũng được thực hiện trên cơ sở lý luận chính trị học hiện đại về quyền của dân tộc 4.2 Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp chuyên ngành và liên ngành để thực hiện đề tài, cụ thể là phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp khái quát hoá - trừu tượng hoá, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, v.v., để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 5 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Làm rõ cơ sở hình thành của tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc; đồng thời làm rõ cách tiếp cận quyền độc lập, tự do của Hồ Chí Minh Luận giải làm sâu sắc các nội dung, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc Khái quát những yếu tố tác động đến sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của của dân tộc hiện nay Góp phần định hướng sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam hiện nay 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần bổ sung và làm sâu sắc thêm những nội dung cơ bản của tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc, đồng thời góp phần khẳng định vai trò nền tảng và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng vềquyền độc lập, tự do của dân tộc nói riêng đối với sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam hiện nay 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Với những kết quả đạt được, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh; góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam hiện nay 7 Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 1.1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Tình hình nghiên cứu liên quan đến quyền độc lập, tự do của dân tộc nói chung Sách “Chủ nghĩa xã hội và quyền dân tộc tự quyết” [89] V.Lênin đã lên nêu hệ thống những quan điểm có tính chất lý luận và phương pháp luận về vấn đề dân tộc Theo V.Lênin, quyền dân tộc tự quyết là quyền độc lập quốc gia và lựa chọn con đường phát triển của dân tộc mình, nhưng quyền dân tộc tự quyết hoàn toàn không đồng nghĩa với tư tưởng ly khai Sức mạnh của quyền tự quyết dân tộc ở chỗ, nó gạt bỏ mưu đồ xâm lăng, can thiệp hoặc áp đặt của dân tộc này đối với các dân tộc khác và nhằm chuẩn bị cho các dân tộc tiến đến tự nguyện liên minh vào một quốc gia bao gồm nhiều dân tộc Với cuốn sách “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới” [24] Lê Duẩn cho rằng, việc đánh đuổi CNĐQ xâm lược giành lại quyền độc lập tự do cho Tổ quốc, giành lại cơm no áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân, giành lại các giá trị văn hóa và tinh thần của dân tộc là nguyện vọng thiết tha nhất của mỗi người dân Việt Nam yêu nước Đồng thời khẳng định, thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã góp phần quan trọng giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của thế giới trong thời đại ngày nay, bảo vệ CNXH, bảo vệ nền ĐLDT, bảo vệ nền hòa bình và thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì tự do, công lý, vì nhân phẩm và quyền sống của con người Bài viết “Độc lập, tự chủ: tiếp cận từ góc độ chủ quyền quốc gia” [134] Tập thể tác giả Nguyễn Xuân Thắng và Đặng Xuân Thanh đã làm rõ khái niệm độc lập, tự chủ và xem nó như hai chiều cạnh của chủ quyền quốc gia; làm rõ các yếu tố cấu thành độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia; Sự phối hợp giữa độc lập và tự chủ trong cấu kết chủ quyền quốc gia Từ đó tập thể tác giả đã khẳng định, độc lập, tự chủ làước nguyện cao cả của mỗi dân tộc, là phương diện để các dân tộc thực hiện và bảo vệ lợi ích quốc gia, trong đó hai lợi ích cơ bản là an ninh và phát triển Bùi Đình Bôn với bài viết “Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [17], đã khẳng định những thành tựu mà đất nước đạt được trong thời gian qua chính là nhờ Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định mục tiêu ĐLDT và CNXH, đó là tiền đề, nhân tố, nguồn gốc quyết định rất quan trọng để giúp chúng ta thực hiện được các mục tiêu phát triển đất nước… Theo tác giả, việc tiếp tục kiên định mục tiêu ĐLDT và CNXH là sự bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chúng ta trong công cuộc xây dựng và BVTQ Nguyễn Hoàng Giáp với bài viết “Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” [48], đã nêu lên một số nhận thức bước đầu về vấn đề bảo vệ ĐLDT, chủ quyền quốc gia Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp cơ bản để bảo bệ chủ quyền quốc gia trong giai đoạn hiện nay trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, ngoại giao… Sách “Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển sau chiến tranh lạnh” [143] Tác giả Nguyễn Hữu Toàn đã tập trung luận giải các vấn đề liên quan đến ĐLDT, các cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển Sự nghiệp bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đó là bảo vệ, củng cố vững chắc nền độc lập và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; bảo vệ Đảng, Nhà nước và XHCN, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình - bạo loạn lật đổ” của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực thù địch; bảo vệ công cuộc đổi mới theo con đường CNXH; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội Bài viết “Việt Nam không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền để lấy bất kỳ thứ gì và không chấp nhận bất kỳ hình thức đe dọa, áp đặt nào” [53] Tác giả Hoàng Trung Hải đã tập trung luận giải về hai vấn đề quan trọng của sự nghiệp xây dựng và BVTQ hiện nay Thứ nhất, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng, bất khả xâm phạm Thứ hai, bài viết đề cập đến những nhiệm vụ quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo như tập trungxây dựng các văn bản về Luật biển Việt Nam; kiện toàn các thiết chế nhà nước về biển và hải đảo;… Trương Tấn Sang với bài viết “Vì nền độc lập tự do của đất nước, vì sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy và ủy thác của nhân dân” [126], đã trình bày tình hình thế giới và khu vực trong bối cảnh hội nhập quốc tế Tác giả nêu lên những khó khăn của đất nước trong thời gian qua như kinh tế còn tụt hậu, cuộc sống của đồng bào còn khó khăn, nạn tham nhũng, lãnh phí, thiếu trách nhiệm, quan liêu,… dẫn đến những dư luận không tốt trong nhân dân Để tạo sức mạnh tổng hợp đưa đất nước vượt qua những khó khăn thử thách trên con đường bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đòi hỏi mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân phải được chăm lo, vun vén và nâng lên một tầm cao mới, chất lượng mới Xem việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên và bền bỉ của toàn Đảng và toàn dân Bài viết “Độc lập dân tộc - Lợi ích cơ bản của đất nước” [118] Tác giả Mai Hải Oanh cho rằng, độc lập dân tộc (ĐLDT) là tư tưởng lớn nhất xuyêt suốt lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam Bài viết làm rõ quan niệm về ĐLDT đó là quyền tối cao của quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ và trong quan hệ với quốc tế Phân tích tinh thần ĐLDT của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước; quyết tâm bảo vệ quyền ĐLDT vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Trên cơ sở đó, tác giả đã nêu lên những giải pháp để bảo vệ nền ĐLDT như: Phát huy tối đa tinh thần dân tộc; sức mạnh đại đoàn kết (ĐĐK) dân tộc; sức mạnh tổng hợp của đất nước Sách “Toàn quốc kháng chiến - Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử (19-12-1946 -1912-2016)” [15] Cuốn sách là tập hợp 91 bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, các tướng lĩnh, sĩ quan trong và ngoài quân đội tham dự Hội thảo cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm ngày Toàn quốc kháng chiến Cuốn sách với nội dung khá toàn diện và sâu sắc, tập trung vào các vấn đề cơ bản như: Khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chủ động mở cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Khẳng định 111 cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố, nguy cơ đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị” [41, tr.117] Chúng ta cần: Thứ nhất, tập trung đầu tư, xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng biên giới, biển và hải đảo một cách toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế Phải xem việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt của sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về vấn đề biên giới, lãnh thổquốc gia, phải đảm bảo nguyên tắc không được thoả hiệp, không nhượng bộ một cách vô nguyên tắc, phải luôn theo phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” đặt lợi ích quốc gia, giữ vững quyền độc lập, tự do của dân tộc lên trên hết Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp biên giới, chủ quyền biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế Thứ ba, quan tâm đào tạo và xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về cố lượng và chất lượng, đặc biệt là các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Dân quân tự vệ biển và Kiểm ngư… để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới Thứ tư, tăng cương và làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về chủ quyền biên giới đất liền, biển và hải đảo để người dân hiểu biết đầy đủ về chủ quyền lãnh thổ nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc; - Về hoạt động ngoại giao: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, để bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc, hơn lúc nào hết Việt Nam cần phải tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại theo nguyên tắc độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính, linh hoạt biết mình biết người với phương châm dĩ bất biến ứng vạn biến Hồ Chí Minh đã căn dặn rằng: “mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt” [70, tr.555] Bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc trong quan hệ quốc tế không có nghĩa là khép kín, bế quan tỏa cảng, mà ngược lại cần chủ động hội nhập, thiết lập các mối quan hệ với các nước trên thế giới dựa trên nguyên tắc tôn trọng, độc lập, chủ quyền của nhau, đúng như Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt mọi quan hệ thân thiện hợp tác với bất cứ một nước nào trên nguyên tắc: tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi, và chung sống hoà bình” [72, tr.12] Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện tốt công tác ngoại giao góp phần bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc chúng ta cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản: Thứ nhất, thường xuyên quan tâm nghiên cứu, nắm bắt tình hình diễn biến của thế giới, khu vực và trong nước, trên cơ sở đó có những giải pháp kịp thời trong thực hiện công tác ngoại giao Bởi theo Hồ Chí Minh nắm bắt tình hình và làm tốt công tácdự báo sẽ đề ra được kế hoạch chiến lược, phương pháp thực hiện và làm chủ được tình hình trong quan hệ quốc tế Thứ hai, cần triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động ngoại giao trên các mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh Trong đó, về ngoại giao chính trị, cần xác định đây chính là phương pháp ngoại giao trọng tâm trong các mối quan hệ quốc tế để nhằm tạo dựng khuôn khổ chính trị-pháp lý và tạo động lực quyết tâm chính trị trong sự nghiệp 112 bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Về ngoại giao kinh tế, cần làm tốt công tác thông tin, dự báo tình hình diễn biến của kinh tế khu vực và thế giới nhằm tham mưu kịp thời điều chỉnh các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; thông qua quá trình hội nhập quốc tế để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời “Nâng cao năng lực hội nhập, nhất là cấp vùng và địa phương, doanh nghiệp; tận dụng tối đa các cơ hội của quá trình hội nhập mang lại, nhất là các hiệp định thương mại tự do đã ký kết… Tăng cường ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ” [41, tr.49- 50] Về ngoại giao văn hóa, “Mở rộng và nâng cao hiệu quả ngoại giao văn hóa, đóng góp thiết thực vào quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước” [41, tr.50] góp phần làm cho thế giới thấy được những giá trị văn hóa đặc trưng và giàu bản sắc của dân tộc Việt Nam, mặt khác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, qua đó xây đắp mối quan hệ bền chặt giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế Về ngoại giao quốc phòng - an ninh, cần “Xây dựng nền ngoại giao hiện đại, trong đó chú trọng đẩy mạnh ngoại giao quốc phòng, anh ninh để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa” [41, tr.50] Cần chủ động và tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức quốc tế để đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, các hoạt động khủng bố, các tổ chức phản động chống phá Nhà nước; đồng thời tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về thiết bị khoa học - công nghệ hiện đại, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên gia thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh, góp phần đảm bảo giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc, có trách nhiệm trong việc giữ gìn môi trường hòa bình và an ninh của thế giới Thứ ba, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngoại giao một cách có hiệu quả Yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc hiện nay trước những diễn biết phức tạp của tình hình thế giới vàkhu vực Do đó, để hoàn thành tốt công tác ngoại giao thì chúng ta cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo cán bộ ngoại giao cả về trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là có bản lĩnh chính trị chính trị vững vàng, phải luôn một lòng trung thành với Đảng, với lợi ích của dân tộc, tỉnh táo trước sự lôi kéo của các thế lực thù địch, luôn lấy lợi ích của quốc gia - dân tộc làm kim chỉ nam trong hành động; kiên quyết đấu tranh với “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” Mỗi một cán bộ ngoại giao phải luôn tự ý thức được rằng mình chính là hình ảnh đại diện cho dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế Đánh giá về nhiệm vụ của công tác ngoại giao đối vơi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc trong giai đoạn hiện nay, Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, quan hệ đối ngoại Đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng” [41, tr.161-162] Hiện nay, bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước đang có những chuyển biến mạnh mẽ, vừa tạo ra những thời cơ nhưng cũng gây ra không ít thách thức, trở ngại đối với sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Do vậy, để bảo vệ và phát triển quyền độc lập, tự do của dân tộc đòi hỏi 113 chúng ta tiếp tục kiên định tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc Giữ vững và phát huy quyền độc lập, tự do của dân tộc, kiên định mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH luôn luôn là điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Tiểu kết chương 4 Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh GPDT giành, giữ quyền độc lập, tự do của dân tộc mặc dù diễn ra hết sức sôi nổi nhưng tất cả đều thất bại vì thiếu lý luận soi đường Và rồi trong hoàn cảnh đó, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, Người đã nghiên cứu, tìm hiểu và chắt lọc, kết tinhnhững giá trị về quyền độc lập, tự do của dân tộc và nhân loại để xây dựng nên tư tưởng về quyền độc lập, tự do của dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc là một hệ thống quan điểm lý luận có tính chất khoa học, cách mạng và có giá trị to lớn về lý luận cũng như thực tiễn Góp phần kiết tinh, phát triển, bổ sung và làm phong phú thêm lý luận về quyền độc lập, tự do của dân tộc và thời đại Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc chính là nguồn gốc khởi xướng và đặt nền móng cho thực tiễn sự nghiệp đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc Nhận xét về giá trị của Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của CMVN trong suốt hơn nửa thế kỷ qua Cùng với CNMLN, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường CMVN, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của toàn dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” [50, tr.99] Thứ ba, trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng và hết sức phức tạp như hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc với chân lý “không có gì quý hơn độc lập, tự do” vẫn luôn là tài sản quý báu và vô giá của toàn Đảng và toàn dân tộc, góp phần định hướng cho sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc ngày càng vững chắc hơn KẾT LUẬN Trên cơ sở kế thừa, bổ sung và phát triển những giá trị truyền thống văn hóa quê hương và dân tộc Việt Nam về khát vọng và ý chí đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc; tiếp cận và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại và CNMLN về vấn đề dân tộc và quyền dân tộc tự quyết Với những phẩm chất và thực tiễn hoạt động cách mạng đặc biệt của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nên hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về giá trị, nội dung của quyền độc lập, tự do của dân tộc; những điều kiện giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc Những quan điểm đó không chỉ có vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh GPDT giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc trong thế kỷ XX, mà nó còn có giá trị to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, quyền độc lập, tự do của dân tộc là những giá trị thiêng liêng, bất khả xâm phạm đối với mọi quốc gia dân tộc mà không có bất kỳ ai có thể xâm phạm được Các dân tộc trên thế giới này dù là lớn hay nhỏ đều có đầy đủ quyền bình đẳng, quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc, và bất cứ sự xâm phạm đến quyền độc lập, tự do của các dân tộc đều trái với lẽ phải và vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế Quyền độc lập, tự do của dân tộc là tiền đề mang lại cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân Nội dung quyền độc lập, tự do của dân tộc được Hồ Chí Minh khái quát trên các khía cạnh: Quyền độc lập, tự do của dân tộc phải thật sự, toàn diện và triệt để; Quyền độc lập, tự do của dân tộc phải gắn liền với CNXH; Quyền độc lập, tự do của dân tộc phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Quyền độc lập, tự do của dân tộc phải được thể chế hóa bằng hiến pháp, pháp luật buộc thế giới phải thừa nhận và tôn trọng; Đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng quyền độc lập, tự do của dân tộc khác Những nội dung cơ bản đó đã được cụ thể hóa trong thực tiễn Người trực tiếp lãnh đạo dân tộc Việt Nam Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh nêu lên những điều kiện đấu tranh để giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc ở trong nước như: củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo CNMLN; Xây dựng Nhà nước dân chủ mới; Củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí thức; Xây dựng từng bước nền kinh tế mới;Xây dựng nền văn hóa, giáo dục toàn dân là mục tiêu và động lực của sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Kết hợp với sức mạnh thời đại như: Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế; Tôn trọng và thực thi những nguyên tắc của pháp luật quốc tế về quyền độc lập, tự do của dân tộc; Học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến của thế giới Với những giá trị đã kiểm chứng trong sự nghiệp đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn hết sức sâu sắc: Góp phần kiết tinh, phát triển, bổ sung và làm phong phú thêm lý luận về quyền độc lập, tự do của dân tộc và thời đại Khởi xướng và đặt nền móng cho thực tiễn đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và thế giới Trong bối cảnh hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế, đa dạng hóa và toàn cầu hóa, hợp tác cùng phát triển Tình hình thế giới và khu vực đã, đang có những thay đổi ngày càng phức tạp và khó lường trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng - an ninh… do đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc là động lực quan trọng góp phần định hướng sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam hiện nay Thứ nhất, cần phải tăng cường sức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tiếp tục tăng cường, củng cố khối ĐĐK trên nền liên minh công - nông và trí thức; Thứ hai, cần đề ra các chủ trương chính sách phát triển kinh tế phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Thứ ba, có những chính sách phát triển toàn diện văn hóa xã hội; Thứ tư, phải luôn khẳng định chủ quyền, biên giới lãnh thổ của quốc gia là vấn đề bất biến có ý nghĩa chiến lược, vì vậy cần tập trung nguồn lực để tăng cường đầu tư cho lĩnh vực quốc phòng - an ninh đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền, biên giới lãnh thổ quốc gia; Thứ năm, cần chú trọng và đặc biệt quan tâm đến công tác đối ngoại, ngoại giao, cần có chiến lược, sách lược mới, kịp thời đáp ứng với những đòi hỏi của sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc trong bối cảnh hiện nay… Có như vậy, quyền độc lập, tự do của dân tộc tiếp tục được bão vệ ngày càng vững chắc hơn, tạo điều kiện để phát triển nhanh về kinh tế xã hội, nâng cao mọi mặt của đời sống, đưa sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đồng thời góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định và tiến bộ trên toàn thế giới DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN * Tạp chí 1 Lê Văn Thuật (2020), “Độc lập, tự do cho dân tộc - Mục tiêu bất biến trong cuộc đời Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, Số chuyên đề, 9/2020 tr.3-10 2 Nguyễn Văn Quang, Lê Văn Thuật (2020), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, chủ quyền”, Tạp Chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129, Số 6A, 2020, tr.175-185; DOI:10.26459/hueuni- jssh.v129i6A.5700 3 Lê Văn Thuật (2020), “Tư tưởng độc lập, tự do - nét đặc sắc của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận và truyền thông, chuyên đề số 2 (10/2020), tr.5-7 4 Lê Văn Thuật (2021), “Protection of national independence right in Vietnam in globalizatin context” (Bảo vệ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa) Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn; Tập 130, Số 6D, 2021, tr.5-14; DOI: https://doi.org/10.26459/hueunijssh v130i6D.6171 5 Lê Văn Thuật (2021), “Ho Chi Minh's thought on the rights to independence and freedom” (Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do) Tạp chí Lý luận Chính trị, Số chuyên đề quý VI2021, tr.33-38 * Hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế 1 Lê Văn Thuật, Nguyễn Tất Thắng (2019), “Đại đoàn kết dân tộc - vấn đề chiến lược trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh” Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia “60 năm Bác Hồ lên thăm Tây Bắc (7/5/1959 - 7/5/2019)” Nhiều tác giả NXB Đại học Huế, 2019.Trang 153-157 ISBN 978-601-974-151-7 2 Lê Văn Thuật, Nguyễn Văn Quang (2020), “Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành quyền độc lập, tự do” Kỷ yếu hội thảo khoa học “Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ VIII -Năm 2020” Nhiều tác giả NXB Đại học Huế, 10/2020 Trang 293-302 ISBN 978-604-974-704-5 3 Lê Văn Thuật, Nguyễn Mạnh Quyền (2021), “Ảnh hưởng của giáo dục Pháp đến quyền độc lập, tự do của Hồ Chí Minh” Hội thảo quốc tế “Giáo dục Pháp- Việt cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX” Nhiều tác giả NXB Đại học Huế, 4/2021 Trang 762-774 ISBN 978-604-974-928-5 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phạm Ngọc Anh (chủ biên) (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” giá trị dân tộc và thời đại, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2 Phạm Ngọc Anh và Nguyễn Văn Nguyên (2016)“Sự thống nhất giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 309, tr.27-32 3 Bác Hồ nói chuyện tại Hội nghị ngoại giao 1964 Hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Việt Nam 4 Hoàng Chí Bảo (2016), “Tư tưởng và triết lý Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc”, Tạp chí Cộng sản, Số 883, tr.67-72 5 Hoàng Chí Bảo (2020),“Con đường cách mạng Hồ Chí Minh: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - Giá trị và ý nghĩa thời đại”, Tạp chí Cộng sản, Số 944, tr.24-34 6 Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo Nhân dân (2020), “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”, 90 tập, VTV1 7 Nguyễn Trần Bạt (2005), Suy tưởng, NXB Hội nhà văn, Hà Nội 8 Bazancuount (1861), Les Expe’ de Chine et de Cochinchine d’apre’s le documents officiels (Cuộc hành quân Trung Quốc và Nam Kỳ theo những tài liệu chính thức), Tập 1, Paris 9 Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thế kỉ XX, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội 10 Lê Thanh Bình (2020) “Xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa - khẳng định tính hiện thực của chân lý độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí quản lý nhà nước, Số 291, tr.3-8 11 Trần Văn Bính (2019), “Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945 - Bản Tuyên ngôn về ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Tuyên giáo, Số 8, tr.23-26 12 Trần Đăng Bộ và Nguyễn Văn Quang (chủ biên) 2019 “Tư tưởng bảo vệ Tổ quốc từ xa trong lịch sử dân tộc Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 13 Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2007), Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 8, Hoạt động quân sự từ 1802 đến năm 1896, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 14 Bộ Quốc phòng (2016), “Tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” khát vọng của dân tộc Việt Nam và chân lý thời đại”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 15 Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (2016), Toàn quốc kháng chiến - Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử (19-12-1946 -1912-2016), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 16 Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý, (2006) Từ điển luật học, NXB từ điển bách khoa, Hà Nội 17 Bùi Đình Bôn (2010) “Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 12,tr.30-33 18 118 Đỗ Minh Cao (2009), tư tưởng Swarạ của R.M Gandhi và tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, Số 5, tr.57-60 19 Nguyễn Văn Cần (2015), “Đại thắng của ý chí khát vọng không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 4, tr.34-37 20 Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, Tập 6, NXB Thuận Hóa, Huế 21 Nguyễn Văn Chung (2015), “Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trong tư tưởng Hồ Chí Minh với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, Số 103 22 Phạm Hồng Chương, Đinh Đức Duy (2021), “Khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc và tầm nhìn thời đại của Hồ Chí Minh” Tạp chí Lý luận chính trị, số 6, tr.9-13 23 David Halberstam (1971), Ho NXB Random New York 24 Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, NXB Sự thật, Hà Nội 25 Thành Duy (2006), “Ý nghĩa quốc tế và giá trị nhân văn của tư tưởng không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 5, tr.10-15 26 Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 27 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự Thật, Hà Nội 28 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội 29 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự Thật, Hà Nội 30 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 31 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 32 Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn Kiện Đảng toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 33 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 34 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 35 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 36 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 37 119 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 38 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 51, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 39 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 40 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 41 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 42 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 43 Phạm Văn Đồng (1959), Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, NXB Sự Thật, Hà Nội 44 Phạm Văn Đồng (1991): Hồ Chí Minh - quá khứ, hiện tại và tương lai, Tập1, NXB Sự thật, Hà Nội 45 Phạm Văn Đồng (2009), Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 46 Geetesh Sharman (2010), Đấng cứu tinh của hòa bình, độc lập và hạnh phúc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội 47 Trần Văn Giàu (1997), Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 48 Nguyễn Hoàng Giáp (2011), “Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 8, tr.3-11 49 Võ Nguyên Giáp (1977), Những chặng đường lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 50 Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 51 Bùi Thị Thu Hà (Chủ biên) (2009), Quê hương gia thế Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 52 Phạm Thị Thân Hà, Vũ Văn Đại biên dịch và hiệu đính (2016), Hồ Chí Minh - Biểu tượng độc lập của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 53 Hoàng Trung Hải (2014), “Việt Nam không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền để lấy bất kỳ thứ gì và không chấp nhận bất kỳ hình thức đe dọa, áp đặt nào”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 428, tr.4-5 54 Lê Mậu Hãn (2017), Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội 55 Nguyễn Hùng Hậu chủ biên (2011), Triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng 120 Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 56 Vũ Quang Hiển (Chủ biên), (2013) Tuyên ngôn Độc lập - Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 57 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 58 Trần Viết Hoàn (2006), “Soi sáng chân lý không có gì quý hơn độc lập tự do”, Tạp chí Dân vận, Số 7, tr.10-12 59 Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010), “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2010), NXB Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội 60 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, (2016), Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 61 Vũ Đình Hòe, Bùi Đình Phong (đồng chủ biên) (2010), Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 62 Hồ Chí Minh (2018), Biên niên tiểu sử, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 63 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 64 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 65 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 3, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 66 Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 67 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 68 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 69 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 70 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 8, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 71 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 9, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 72 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 73 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 11, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 74 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 75 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 13, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 76 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 14, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 77 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 78 Hồ Chí Minh (1971), Về công tác văn hoá văn nghệ, NXB Sự thật, Hà Nội 79 Hồ Chí Minh một người châu Á của mọi thời đại (2010), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 80 Hội đồng lý luận Trung ương (2020), 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 81 Jean Jacque Rousseau (2004), Bản dịch “Bàn về khế ước xã hội”, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 82 121 Phạm Khiêm Ích (Chủ biên) (1998), Quyền con người - Các văn kiện quan trọng, NXB Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội 83 Lại Quốc Khánh (2017), “Góp phần nghiên cứu triết lý chính trị Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, số 1, tr.87-91 84 Trần Khuyến: Ghi theo lời kể của các giáo sư Nguyễn Trinh Cơ, Phạm Ðồng Ðiện, Nguyễn Sĩ Quốc và tài liệu của Ðại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô năm 1954 Bài viết lưu Kho Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh 85 Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (1994), Góp phần tìm hiểu tư tưởng độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 86 Đinh Xuân Lâm và Bùi Đình Phong (2010), “Giá trị thời đại trong di sản Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5, tr.6-10 87 Thanh Lê (2008), Bác Hồ và truyền thống văn hóa dân tộc, NXB Thanh Niên, Hà Nội 88 Nguyễn Thắng Lợi, Trịnh Thị Hồng Hạnh (2020), “Đại thắng mùa xuân năm 1975 - thắng lợi của ý chí, khát vọng độc lập, tự do, thống nhất non sông”, Tạp chí Cộng sản, Số 940, tr.6671 89 V.I Lênin (1962), Chủ nghĩa xã hội và Quyền dân tộc tự quyết, NXB Sự thật, Hà Nội 90 V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Tập 34, NXB Tiến bộ, Matxcơva 91 V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 27, NXB Tiến bộ, Mátxcơva 92 V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 30, NXB Tiến bộ, Mátxcơva 93 V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 38, NXB Tiến bộ, Mátxcơva 94 V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 21 NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 95 V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 23 NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 96 V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 25 NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 97 V.I Lênin (2005), Toàn tập, Tập 27, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 98 V.I Lênin (2005), Toàn tập, Tập 39, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 99 V.I Lênin: “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” Tuyển tập, NXB tiến bộ, Mátxcơva 100 M.K.Gandhi(1909), Hind Swaraj, Chap IV(M.K.Gandhi, Hind Swaraj Nền tự trị ấn Độ, Chương IV) 101 Furuta Matoo (1997), Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 102 C.Mác và Ph.Ănnghen (1995), Toàn tập, Tập 3, NXB Sự thật, Hà Nội 103 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 19, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 104 C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, Tập 20, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 105 C.Mác và Ph.Ănghgen (2004), Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 106 Văn Thị Thanh Mai (2010), “Độc lập tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh và hành trình đi đến một nước Việt Nam thống nhất”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 4.tr.2-5 107 Văn Thị Thanh Mai (2019), “Kiên định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Tuyên giáo, Số 9, tr.29-34 108 Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, NXB Giáo dục, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Khoa Luật, Hà Nội 109 Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcơva và nhà xuất bản Sự thật Hà Nội (1986), Chủ nghĩa cộng sản khoa học từ điển, Liên Xô 110 Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1990) “Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Hà Nội 111 Nhà xuất bản Hồng Đức (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị [ICCPR,1996], Hà Nội 112 Nhà xuất bản Lý luận chính trị (2015), Tuyên ngôn độc lập - giá trị dân tộc và thời đại, Hà Nội 113 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật(2015), Tuyên ngôn độc lập 1945 và các hiến pháp Việt Nam, Hà Nội 114 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật (2019), “50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Hà Nội 115 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật (2020) “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc”, Hà Nội 116 Nghị quyết 24C/18.65 của UNESCO về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 117 Hoàng Trần Như Ngọc (2019), Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người, Luận án Tiến sĩ triết học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội 118 Mai Hải Oanh (2016), “Độc lập dân tộc - Lợi ích cơ bản của đất nước”, Tạp chí cộng sản, Số 882 tr.54-60 119 Bùi Đình Phong (2015), Hồ Chí Minh Tìm đường, mở đường, dẫn đường, thiết kế tương lai, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 120 Trần Văn Phòng và Hoàng Anh (2015), “Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, một số vấn đề cơ bản”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 121 Nguyễn Trọng Phúc (2009),“Kỷ nguyên độc lập và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân”, Tạp chí Tuyên giáo, Số 9 tr.31-35 122 Nguyễn Trọng Phúc (2016), “Độc lập, tự do - sự thống nhất giữa quyền dân tộc và quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 8 tr.32-37 123 Quân ủy Trung ương, Kế hoạch tổ chức trang bị và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 5 năm 1961-1965, Cục Quân lực lưu trữ, Hồ sơ 1104 TC1-61 124 Dương Trung Quốc (tháng 9/2002), “Từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến Tuyên ngôn độc lập, Tạp chí Cộng sản, Số 25 125 Roberd.S.Mc.Namara (1995), Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam (sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 126 Trương Tấn Sang (2014), “Vì nền độc lập tự do của đất nước, vì sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy và ủy thác của nhân dân” Tạp chí Cộng sản, Số 286, tr.3-6 127 Singô Sibata (1992), Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng, trong quyển “Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” Trường Đại học sư phạm Hà Nội và Viện Thông tin khoa học xã hội xuất bản, Hà Nội 128 Tôn Trung Sơn, Nguyễn Như Diệm và Nguyễn Tu Tri (dịch) (1995), Chủ nghĩa Tam dân Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội 129 Tôn Trung Sơn (2011), Chủ nghĩa tam dân, NXB Cửu Châu, tr.186, bản Trung văn 130 Song Thành (2005), Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lỗi lạc, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 131 Song Thành (2010), Hồ Chí Minh Tiểu sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 132 Đặng Công Thành (2016), “Tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”- ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, những giá trị thời đại sâu sắc”, Tạp chí Cộng sản, số 885, tr.34-38 133 Nguyễn Viết Thảo (2014), “Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc trong thế giới toàn cầu hóa”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 1, tr.89-94 134 Nguyễn Xuân Thắng, Đặng Xuân Thanh (2009), “Độc lập, tự chủ: tiếp cận từ gốc độ chủ quyền quốc gia”, Tạp chí những vẫn đề kinh tế và chính trị thế giới, Số 10, tr.3-11 135 Nguyễn Xuân Thắng (2021),“Chủ tịch Hồ Chí Minh với hành trình thực hiện khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” Tạp chí Lý luận chính trị, số 6, tr.3-9 136 Mạch Quang Thắng (2009),“Hồ Chí Minh - Biểu tượng sáng ngời của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì tiến bộ xã hội”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân Số 9, tr.51-54 137 Mai Chí Thọ (1985), Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, NXB Thành phố Hồ Chí Minh 138 Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch (1971), NXB Sự thật, Hà Nội 139 Tạp chí Triết học, số 2 (153), tháng 2 - 2004 140 Trần Hữu Tiến (2012), “Vấn đề độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 5 141 Trần Dân Tiên (2015): Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 142 Trần Dân Tiên (tác giả), Trương Niệm Thức (dịch sang Trung văn): Hồ Chí Minh truyện, Thượng Hải bát nguyệt xuất bản xã, ấn hành tháng 6/1949, Bản Trung văn 143 Nguyễn Hữu Toàn (2013), “Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển sau chiến tranh lạnh”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 144 Hoàng Trang (Chủ biên), Phạm Ngọc Anh (đồng chủ biên) (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội 145 Nguyễn Đài Trang (2013), Hồ Chí Minh - Nhân văn và phát triển NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 146 Nguyễn Thùy Trang (2008), Thời niên thiếu của Bác Hồ, NXB Văn học, Hà Nội 147 Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 148 Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Phông Bộ Giáo dục, Hồ sơ 146 149 Trung tâm từ điển học (2009) “Từ điển Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Đà Nẵng 150 Trần Minh Trưởng (2015) “Những sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc - giá trị và ý nghĩa thời đại”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 5, tr.49-52 151 Trần Minh Trưởng (2020), “Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác -Lênin”, Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, Số 2, tr.3-9 152 Trường Đại học luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 153 Trần Thị Minh Tuyết (2015), “Từ quyền dân tộc trong Tuyên ngôn độc lập đến việc giữ vững độc lập dân tộc trong giai đoạn hiện nay” Tạp chí triết học, Số 9 (292), tr.31-35 154 Trần Thị Minh Tuyết (2020), “Hệ giá trị Hồ Chí Minh - Nội dung và ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 12, tr.23-29 155 Trần Thị Minh Tuyết (2021), Giá trị và sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 156 Nguyễn Văn Út, (2006), 9 bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 157 Vũ Quang Vinh (2020), “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 5, tr.22-32 158 Viện bảo tàng Hồ Chí Minh (1985), Hồ Chí Minh ánh sáng độc lập tự do, NXB Sự thật, Hà Nội 159 Viện Hồ Chí Minh (1993), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Tập 1, Hà Nội 160 Viện Hồ Chí Minh (1993), Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại, NXB Lao động, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 161 Viện Nghiên cứu Trung Quốc (2008), Tôn Trung Sơn - cách mạng Tân Hợi và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 162 Viện Thông tin khoa học xã hội - Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1993), Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay (Qua sách báo nước ngoài), Hà Nội 163 Viện Triết học, (2021) “Hội thảo quốc tế - Tư tưởng của Hồ Chí Minh và Rosa Luxemburg về xây dựng một xã hội tốt đẹp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội 164 Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điễn Tiếng Việt NXB Văn hóa - Thông tin, Tp Hồ Chí Minh 165 Vũ Kim Yến sưu tầm và biên soạn (2015), “Sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập”, NXB Văn hóa - thông tin, Tp Hồ Chí Minh 166 W.J.Duiker (2000), Ho Chi Minh a life, Hyperion, New York, America 167 X Aphônhin, E Côbêlép (1980), Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB chính trị Mátxcơva, tiếng Nga 168 Lương Cường (2020), “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Tại địa chỉ http://www.tapchicongsan.org.vn/quoc-phong-an-ninh-oi- ngoai1/-/2018/815932/tiep-tuc-hoanthien-he-thong-phap-luat%2C-co- che%2C-chinh-sach-ve-quoc-phong-dap-ung-yeu-cau%2Cnhiem-vu-bao-ve- to-quoc-trong-tinh-hinh-moi.aspx# (xem 15/02/2020) 169 Mạch Quang Thắng (2020), Độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, phương châm sống và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh,tại http://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chi-tiet-tim-kiem//2018/817059/%C4%91oc-lap-cho-dan-toc%2C-tu-do%2C-hanh-phuc-cho- nhan-dan%2Cphuong-cham-song-va-hanh-%C4%91ong-cua-chu-tich-ho- chi-minh.aspx (xem 25/7/2020) trang ... niệm: quyền; quyền độc lập, tự do; tư tưởng Hồ Chí Minh quyền độc lập, tự dân tộc; sở hình thành tư? ??ng Hồ Chí Minh quyền độc lập, tự dân tộc; đồng thời làm rõ cách tiếp cận quyền độc lập, tự Hồ Chí. .. niệm tư tưởng Hồ Chí Minh quyền độc lập, tự dân tộc, sở hình thành, cách tiếp cận Hồ Chí Minh quyền độc lập, tự do, việc luận giải cách sâu sắc nội dung giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh quyền độc lập,. .. CÁCH TIẾP CẬN QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA HỒ CHÍ MINH 2.1 niệm 30 Kh 30 2.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh quyền độc lập, tự dân tộc 37 2.3 ch tiếp cận quyền độc lập, tự Hồ Chí Minh Chương

Ngày đăng: 10/06/2022, 18:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan