1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ngành hàng cà phê của vùng tây nguyên tại tỉnh đăk lăk

32 771 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 479,61 KB

Nội dung

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ____________ *&* ____________ Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ Cấp nhà nước KC 07.17 NGHIÊN CỨU LUẬN CỨ KHOA HỌC ĐỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ Đề tài nhánh 3 : XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CCKTNN VÀ NT CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ Hợp phần 2 : NGÀNH HÀNG PHÊ CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN TẠI TỈNH ĐĂK LĂK Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam Địa chỉ: Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Quốc Doanh Thực hiện: ThS. Vũ Nguyên; KS. Nguyễn Tố Anh Hà Nội - 2003 2 Trong những năm vừa qua, cuộc khủng hoảng cung cấp dư thừa phê trên phạm vi toàn thế giới đã làm ngành sản xuất phê của nhiều nước bị tàn phá, trong đó có Việt Nam, một nước đã từng bị chỉ trích là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng. Việc xem xét, tìm hiểu thực tế hiện trạng của ngành phê Việt Nam, tác động của biến động phê thế giới tới sản xuất phê Việt Nam, định hướng lâu dài cho phát triển bền vững của ngành phê là việc cần thiết. Báo cáo này nhằm phân tích những thuận lợi và những khó khăn khi phát triển ngành phê, những định hướng phát triển bền vững cho cây phê Việt Nam và ở tỉnh Đak Lak. A. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÊN THẾ GIỚI. 1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT. Trên thế giới có khoảng 75 nước trồng phê và chủ yếu tập trung ở Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Khoảng 10 triệu lao động tham gia sản xuất phê. Tổng diện tích phê thế giới trên 10 triệu ha, sản lượng hàng năm trên dưới 6 triệu tấn, đem lại thu nhập cho khoảng 100 triệu người. Nếu kể cả những người trồng và những người liên quan đến tiêu thụ phê thì trên toàn thế giới có khoảng 20-25 triệu người sống nhờ cây phê. Tại nhiều nước, phê chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với trên 17 quốc gia trồng phê chính, mặt hàng này đóng góp 25% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các nước đứng đầu sản xuất phê hiện nay là: Braxin, Indonesia, Ethiopia, Mêhicô, Côlômbia, Việt Nam, Ấn Độ. Trong khi đó, các nước phát triển như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản và một số nước công nghiệp hoá mới như Singapore và Malaysia là những nước nhập khẩu chủ yếu. Thị trường phê thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo, không ổn định, nhất là về giá cả. Tổ chức phê thế giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng này dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải huỷ bỏ bớt diện tích phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh không còn thấy có hiệu quả. Giá phê hiện nay giảm chỉ bằng 50% giá phê của thập kỷ 1980 do cung vẫn vượt cầu khá xa, làm cho 25 triệu hộ nông dân trồng 3 phê lâm vào cảnh bần hàn. Nhiều hộ gia đình vay tiền ngân hàng đầu tư cho phê đã bị phá sản do bán phê thấp hơn giá thành. Xuất khẩu phê toàn cầu năm 2002 đạt 87,09 triệu bao, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 5,09 tỷ USD. Doanh thu hàng năm của việc kinh doanh mặt hàng phê tăng lên gần 80 tỷ USD, nhưng các nước sản xuất phê chỉ thu được 5,5 tỷ USD, bằng 8,58% tổng doanh thu và phê thế giới, số còn lại thuộc về các nước nhập khẩu chế biến, buôn bán phê. 2. XU HƯỚNG TIÊU THỤ PHÊ. Trong các giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết tình trạng khó khăn này người ta cũng nói nhiều tới việc khuyến khích tiêu dùng trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều này có vẻ khó thực thi, thể hiện ở con số tăng trưởng tiêu thụ phê hàng năm trong mấy năm gần đây khá chậm chạp, chưa có bước đột phá đáng kể nào, mặc dù ICO rất nỗ lực trong việc thúc đẩy tốc độ tăng tiêu dùng phê cộng thêm thuận lợi là mức giá hiện đang rất thấp .Từ năm 1992 đến năm 2000 tiêu thụ chỉ tăng có 2,35%. Vụ 2001/02 ước tính tổng tiêu thụ phê sẽ đạt khoảng 105,6 triệu bao, tăng 1,1 triệu bao so với vụ trước. Bảng 1: Tiêu thụ tại các nước sản xuất. Đơn vị: 1000 bao (60 kg/bao) Nước 2001/02 2000/01 1999/00 1998/99 Braxin 13410 13100 12750 12100 Indonesia 1675 1630 1610 1600 Ethiopia 1700 1667 1610 1633 Mêhicô 1500 1280 1250 1000 Côlômbia 1400 1400 1400 1600 Việt Nam 583 417 350 272 Ấn Độ 925 917 916 833 Tổng ở các nước sản xuất 27255 26401 25868 25003 Nguồn: www.vicofa.org.vn Việc ước tính chính xác lượng tiêu thụ ở mỗi nước là một điều khó thực hiện do ngay ở từng nước các con số được đưa ra cũng đã không 4 đồng nhất. Tuy nhiên qua bảng trên ta cũng có thể thấy sự tăng trưởng khá đều trong những năm gần đây. Braxin cũng như một số quốc gia sản xuất hàng đầu khác, đã bắt đầu nhận thức được những thuận lợi trong việc đẩy mạnh tiêu dùng phê trong nước và hiện đang khá tích cực khuyến khích điều này. Braxin không chỉ là nước sản xuất phê đứng đầu thế giới mà còn được xếp thứ hai sau Mỹ trong việc tiêu thụ phê. Hiện nay Braxin tiêu thụ trên 13 triệu bao mỗi năm, chiếm khoảng 40% sản lượng trung bình của nước này. Nếu tính theo đầu người, trung bình mỗi người Braxin uống 4,9 kg cà phê/năm, trong khi ở Côlômbia là 1,9 kg, còn ở Việt Nam con số này quá nhỏ để có thể tính chính xác. Ngành phê Braxin đã đặt mục tiêu đưa lượng tiêu thụ nội địa lên 1,5 triệu bao mỗi năm thông qua các chương trình quảng cáo và khuyến mãi, đẩy con số bình quân đầu người lên 5,3 kg. Các nước sản xuất phê Trung và Nam Mỹ cũng đã nhận biết được lợi ích của việc sản xuất phê chất lượng cao để cung cấp cho thị trường phê đặc sản mới nổi lên. Ví dụ như Côlômbia dự định tăng gấp đôi lượngcà phê hảo hạng trong vòng 5 năm tới đây. Hiện nay, phê hảo hạng mới chiếm 10% tổng lượng xuất khẩu của nước này. Còn ở những nước Trung Mỹ có tiềm lực tài chính đủ mạnh, người ta đầu tư nhiều vào đa dạng hoá mặt hàng phê hữu cơ đặc biệt bởi xu hướng này cũng đang phát triển khá mạnh. Ở Ấn Độ, tiêu thụ phê trong thập kỷ vừa qua gần như không có chuyển biến nhiều, giữ ở mức 0,92 đến 1 triệu bao mỗi năm, trong đó 80% ở các thị trấn lớn ở vùng trồng phê phía nam. Ở các khu vực khác, người ta rất ít uống phê. Đối thủ chính của phê ở các vùng này là trà và các loại đồ uống lạnh. Người dân phía bắc lại có vẻ thích phê nhập khẩu hơn nhưng như vậy giá cả lại khá đắt và vượt quá khả năng của một số khách hàng tiềm năng. Ấn Độ là một trong những nước đông dân nhất thế giới nên phạm vi phát triển khá rộng, tuy nhiên để đạt được sự chấp thuận của công chúng thì còn nhiều việc cần phải làm. Giá cả là điều kiện khá quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng nước này do có nhiều loại đồ uống khác có giá rẻ hơn nhiều. 5 Dự trữ phê đầu niên vụ 2000/01 tại những nước nhập khẩu phê giảm 0,74 triệu bao xuống còn 20,35 triệu bao. Tuy nhiên kho dự trữ chiến lược tăng từ 16 triệu bao năm 2000 lên 20 triệu bao năm 2002. Tiêu thụ phê toàn cầu mấy năm gần đây ở mức 109 triệu bao. Các nước nhập khẩu tiêu thụ 81,75 triệu bao năm 2002 so với mức 82 triệu bao năm 2001. Lượng phê tiêu thụ ở 5 nước tiêu thụ phê nhiều nhất thế giới, trong đó Nhật bản đứng thứ ba thế giới tiêu thụ 7 triệu bao/năm lại đang giảm mạnh. Bảng 2: Tiêu thụ tại các nước nhập khẩu đứng đầu Đơn vị: 1000 bao Nước 2001/02 2000/01 1999/00 1998/99 Mỹ 19500 19400 18700 19100 EU 34800 34600 34400 34400 Nhật 7000 6900 6800 6500 Tổng ở các nước NK 78600 78100 77100 77000 Nguồn: www.vicofa.org.vn Nhìn vào bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng tiêu dùng phê tại các nước nhập khẩu phát triển quá chậm, thậm chí chậm hơn nhiều so với dự đoán, mặc dù giá đã giảm quá mạnh. Tuy nhiên nhu cầu cà phê đặc sản vẫn tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng tốt, đặc biệt ở các nước EU. Tốc độ tăng của tiêu thụ phê ở khối EU hoàn toàn phản ánh được sự phát triển của thị trường phê đặc sản, đặc biệt ở Đức và Anh quốc. Trong khối EU, Vương quốc Anh có lượng tiêu thụ phê theo đầu người thấp nhất, khoảng 2,4 kg mỗi năm, trong khi Thuỵ Sĩ đứng đầu với 11,9 kg/người/năm. Hiện tượng phê đặc sản cũng đang lan rộng tại nước này và các hiệp hội cấp khu vực và cấp quốc gia đang nỗ lực tìm kiếm biện pháp đẩy mạnh nhu cầu. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu phê tại Nhật Bản mấy năm lại đây có xu hướng khá tốt do lượng phê được uống tại nhà tăng đáng kể cộng thêm sự mở rộng của mạng lưới các cửa hàng phê đặc sản. Trong năm 2000 nước này đã nhập khẩu 7,36 triệu bao phê. 11 tháng đầu 6 năm 2001 Nhật Bản đã nhập khẩu tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2000. Công nghệ tiên tiến, ví dụ như sản xuất loại phin pha phê dùng 1 lần, chiếm vị trí quan trọng trong bước phát triển này. Với chương trình khuyến khích tiêu thụ phê của ICO, phê ngày càng được coi là thời thượng ở Nga, nhu cầu tăng lên khá rõ rệt. Tuy nhiên các công ty trong nước chi chiếm 15% thị phần, 85% còn lại thuộc về các tập đoàn lớn như Nestle. Năm 2001 nước này đã nhập 21400 tấn phê, tăng 5,4 lần so với năm 2000. ICO cho biết tiêu thụ tại thị trường này sẽ tăng 19% mỗi năm. phê hoà tan hiện nay khá được ưa chuộng tại Nga và ngày càng nhiều công ty trong nước tham gia vào sản xuất loại sản phẩm này. phê được nhập khẩu thâm nhập vào thị trường thông qua việc đẩy mạnh sản xuất và thiết lập các nhà máy đóng gói và các cơ sở phân phối. Tuy Nga là nước có truyền thống uống trà, mặc dù nhập khẩu chè vẫn không mấy thay đổi, nhập khẩu phê vẫn tăng khá đều. Theo ICO, Trung Quốc cũng là nước mục tiêu của ICO bên cạnh Nga, mỗi năm tiêu tụ tăng tới 30%. Tuy nhiên đây chỉ là bước nhảy vọt từ con số ban đầu quá nhỏ bé do văn hoá trà đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, mọi ý định thay đổi đều gặp những phản kháng khá mạnh. Các quán bar đã được đưa vào, chủ yếu đặt tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Bảng 3: Tổng tiêu thụ toàn cầu. Đơn vị: Triệu bao Nhóm 2001/02 2000/01 1999/00 1998/99 Nước NK 78,6 78,1 77,1 77 Nước SX 27,0 26,4 25,9 25,0 Tổng 105,6 104,5 103,3 102,0 Nguồn: www.vicofa.org.vn Với khoảng 1/4 dân số thế giới hiện uống phê thường xuyên, triển vọng tăng tiêu thụ là rất khả quan. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ chờ đợi và không có hành động tích cực nào để đẩy mạnh, e rằng tốc độ tăng chắc chắn sẽ còn chậm chạp chẳng khác gì những năm vừa qua. Và nếu 7 cứ giữ mức tăng chưa đầy 5% mỗi năm hiện nay có lẽ tới vụ 2005/26 chúng ta mới hy vọng tổng lượng tiêu thụ đạt mức 110 triệu bao. 3. THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA PHÊ VIỆT NAM. Tuy sản lượng bắt đầu giảm, Việt Nam vẫn là nước sản xuất phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Braxin, đồng thời ở Việt Nam phê cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn đứng thứ hai sau gạo. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Vụ 2000/01 Việt nam đã xuất phê đi 61 nước, trong đó 10 nước nhập khẩu phê đứng đầu gồm: Bảng 4: 10 nước nhập khẩu hàng đầu của ngành phê Việt Nam STT Tên nước Số lượng (tấn) Trị giá (USD) % so với tổng xuất khẩu 1 Bỉ 138603 57947984 15,85 2 Mỹ 137501 59371585 15,72 3 Đức 134321 60054805 15,36 4 Tây Ban Nha 73852 31666889 8,44 5 Ý 62559 27796789 7,15 6 Pháp 45998 20147381 5,26 7 Ba Lan 38155 17171839 4,36 8 Anh 30153 13055058 3,45 9 Nhật 26905 13274686 3,08 10 Hàn Quốc 26288 11310104 3,01 Nguồn: www.vicofa.org.vn Trong vụ 2001/02 dù tình hình giá cả biến động không lợi cho chúng ta nhưng thị trường tiêu thụ phê Việt Nam không những không giảm mà còn tăng lên từ 61 lên 64 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên về lượng tiêu thụ của từng nước có những thay đổi lớn. Đức lại nổi lên là khách hàng số 1 của Việt Nam với 112739 tấn, Mỹ nhập phê Việt Nam ít đi ở vị trí thứ hai với số lượng nhỏ đi nhiều là 89288 tấn. Vụ 2000/01 có 15 nước hàng đầu nhập trên 10000 tấn tổng cộng đã nhập 785086 tấn chiếm 89,75% thị phần. Vụ 2001/02 này cũng có 15 8 nước hàng đầu nhập trên 10000 tấn tổng cộng đã nhập 614275 tấn chiếm 86,06% thị phần (624275 tấn). Và danh sách 15 nước này qua hai vụ chỉ thay đổi 1 nước còn 14 nước giữ nguyên nhưng có thay đổi vị trí. 14 nước đó là: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Anh, Philippines, Hà Lan, Úc, Hungari. Nước thứ 15 ở vụ 2000/01 là Canada và ở vụ sau là Romania. Trung Quốc cũng là một khách hàng khá ổn định nhiều năm, Ấn Độ và Indonesia là hai nước sản xuất phê vào hàng lớn ở châu Á nhưng hàng năm vẫn mua phê của ta. Riêng thị trường Nga thì chúng ta chưa bán được nhiều, mỗi năm chỉ vài trăm tấn. 4. TÁC ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI. Năm 1994 do những đợt sương muối và sau đó là hạn hán diễn ra ở Braxin (nước xuất khẩu phê hàng đầu thế giới) vì vậy đã làm cho sản lượng phê của nước này giảm xuống gần 50%, do đó đã góp phần làm cho giá phê tăng vọt, có lợi cho những người trồng và xuất khẩu phê trên thế giới. Do sự kích thích của giá cả thị trường nên ở Việt Nam, diện tích và sản lượng phê tăng lên quá nhanh, vượt các mục tiêu của kế hoạch, ngoài tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước. Vấn đề này đã có tác động quan trọng trong việc cung cấp dư thừa phê trên thị trường, đẩy giá phê đến mức thấp nhất trong thời gian mấy chục năm qua, chính ngành phê Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi vì sản lượng càng lớn thua lỗ càng nhiều. Theo ICO, nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng phê hiện nay là do cung vượt cầu, sản lượng phê năm 2002 đạt 120 triệu bao, tăng 9 triệu bao so với niên vụ trước. Năm 2001, sản lượng phê thế giới là 116,3 triệu bao, cao hơn khoảng 10 triệu bao so với nhu cầu tiêu dùng. Trong khi đó, sản lượng phê Robusta lại tăng từ mức trung bình 30% lên 39% tổng sản lượng thế giới. Ngân hàng thế giới (WB) cho biết sản lượng phê toàn cầu trong 5 năm trở lại đây ở mức trung bình 114 triệu bao, cao hơn nhiều so với mức trung bình 99 triệu bao trong các niên vụ từ 1992 – 1997. Yếu tố này gây ra áp lực rất lớn lên ngành phê Việt Nam, nước sản xuất phê Robusta lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu thứ nhì sau Braxin. Giá phê Robusta đã giảm từ mức 3000 USD/tấn từ năm 1994 – 1998 xuống còn 320 USD/tấn vào năm 2001. 9 Có thể nói tình hình phát triển chung của ngành phê toàn cầu tác động lớn đến ngành phê nước ta. Ngành phê Việt nam sau một vài năm phát triển với tốc độ quá nhanh nên cũng gặp rất nhiều khó khăn. Giá bán phê thấp nên doanh thu không đủ chi phí sản xuất và người nông dân đã ngừng mua phân bón, nước tưới và không chăm sóc cho cây cà phê. Nhiều hộ nông dân ở Tây Nguyên đã lâm vào cảnh nghèo đói. Các tỉnh Đak Lak và Gia Lai cũng đã dự kiến cắt giảm diện tích phê khoảng gần 90000 ha. Sản lượng phê cũng đã giảm từ 900000 tấn năm 2000 xuống 700000 tấn trong năm 2001. Xem xét diễn biến của tình hình xuất khẩu phê ở Việt Nam qua các vụ từ 1995/96 đến 2000/01 có thể thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về lượng xuất khẩu cùng với sự giảm sút nhanh chóng về giá cả: Bảng 5: Lượng xuất khẩu và đơn giá bình quân. Niên vụ Xuất (tấn) Đơn giá bình quân (USD/tấn) 1994/95 212038 2633 1995/96 221496 1815 1996/97 336242 1198 1997/98 395418 1521 1998/99 404206 1373 1999/00 653678 823 2000/01 874676 436,6 Nguồn: www.vicofa.org.vn Các vụ phê từ 1998/99 về trước lượng phê xuất khẩu tăng hàng năm không lớn lắm. Nhưng hai vụ 1999/00 và 2000/01 mỗi vụ tăng trên 200000 tấn tức là tăng khoảng 3,5 triệu bao, và đơn giá xuất khẩu hai vụ này cũng thấp thảm hại, giá vụ sau chỉ bằng xấp xỉ 60% giá vụ trước. Tình hình này đem lại cho những người trồng phê và các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều khó khăn, nếu kéo dài thì chắc chắn sẽ không chịu đựng nổi. Kết quả tất yếu dẫn đến là nông dân bỏ không chăm sóc vì hết khả năng đầu tư và cũng không thu hái sản phẩm để vườn cây suy thoái dần, thậm chí còn chặt bỏ phê để trồng cây khác. 10 Do sản lượng phê tăng nhiều, giá phê xuống thấp nên việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn và đã phát sinh nhiều tranh chấp về hợp đồng, bị khách hàng phàn nàn, kiện cáo. Tổ chức phê thế giới (ICO) đã khuyến cáo các nước sản xuất phê giảm sản lượng, đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe về phê xuất khẩu, huỷ phê xấu, không xuất khẩu phê vối có trên 150 lỗi/300 gam, phê chè có trên 86 lỗi, phê nhân có thuỷ phần trên 12,5%, Nhưng đây cũng lại là một vấn đề: nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phê đều thừa nhận việc nâng cao chất lượng phê là yêu cầu bức thiết nhưng loại phê chất lượng cao vẫn chưa có đầu ra ổn định. Cái khó nữa của nhà sản xuất là chi phí đầu tư để sản xuất loại sản phẩm chất lượng cao thường tốn thêm 30-40 USD/tấn (gồm chi phí vận chuyển đến nhà máy, giảm tạp chất, giảm hạt vỡ, ) nhưng các nhà xuất khẩu chỉ chấp nhận mức chênh lệch so với loại phê thường khoảng 20 USD/tấn. Trước tình hình khó khăn của ngành phê, từ năm 2000 đến nay Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chủ trương, biện pháp tích cực, kể cả biện pháp tài chính huy động ngân sách nhà nước để giúp đỡ nông dân cũng như các doanh nghiệp qua khỏi khó khăn như: - Quyết định 116/2000/QĐ/BNN-KH ngày 15-11-2000 về việc ban hành Quy chế tạm trữ và quản lý lượng phê tạm trữ. - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về việc thưởng theo kim ngạch xuất khẩu cho các mặt hàng gạo, phê, thịt lợn, rau quả hộp trong năm 2001. - Thông tư số 01/2000/TT-BTM ngày 5 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn điều khoản giá trong hợp đồng xuất khẩu phê. - Quyết định 1067/QĐ-TTg ngày 27-10-2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ phê xuất khẩu niên vụ 2000-2001 . - Chính sách khoanh nợ và giãn nợ đối với những khoản vay đầu tư trồng phê trong những năm trước cho các hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, miễn thuế nông nghiệp cho đất trồng phê, tiếp tục cho nông dân vay tiền để chăm sóc vườn phê hoặc trồng cây khác v.v…. Tuy nhiên, những giải pháp đó mang tính chất tạm thời hơn là những chính sách mang tính dài hạn. Do khả năng tài chính của đất nước có hạn nên thực hiện các chính sách này cũng còn nhiều khó khăn. Chẳng hạn chính sách thu mua tạm trữ đã góp phần tăng giá xuất khẩu lên tới 25,4% ngay tại thời điểm áp dụng nhưng việc tạm trữ diễn ra không lâu sau đó lại phải xuất khẩu nên giá lại giảm. Tác dụng của chính sách này [...]... thụ phê của công ty phê Viêt Đức (Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế - Đại học Tây Nguyên) 8 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu mua phê xuất khẩu tại công ty phê Việt Đức (Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế - Đại học Tây Nguyên) 31 9 Một số giải pháp chủ yếu để mở rộng thị trường xuất khẩu phê tại công ty phê Buôn Ma Thuột (Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế - Đại học Tây. .. trường những mặt hàng phê hảo hạng như phê Buôn Ma Thuột e Mở rộng thị trường cho phê Việt Nam ở nước ngoài, xúc tiến việc tiêu thụ phê nội địa Đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường là yêu cầu bức thiết của ngành phê Hiện nay phê Việt Nam được xuất sang trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng còn thiếu những thị trường truyền thống Những bạn hàng lâu năm,... cây trồng 2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT PHÊTỈNH ĐAK LAK Với điều kiện tự nhiên ưu đãi và có khoảng 200000 hộ gia đình tham gia trồng phê, Đăk Lăktỉnh sản xuất phê chính của Việt Nam, đóng góp 53% sản lượng và 50% kim ngạch xuất khẩu phê cả nước Đối với tỉnh Đak Lak phê có giá trị xuất khẩu chiếm 85 – 90% kim ngạch xuất khẩu và 45 – 50% giá trị GDP Diện tích phê tăng từ 153050 ha (1996)... 11 2 Tình hình sản xuất phêtỉnh Đak Lak 13 2.1 Các tác nhân tham gia ngành hàng và kênh tiêu thụ sản phẩm phê 16 2.2 Chi phí sản xuất 17 2.3 Chế biến và xuất khẩu phêĐak Lak 19 C Định hướng phát triển ngành phê Việt Nam 23 1 Khuyến cáo để tăng sức cạnh tranh của phê Việt Nam 24 2 Chiến lược phát triển ngành phê 25 Tài liệu tham... 10000 ha, Đăk Lăk trồng phê vối là chính, để thay đổi cơ cấu phê năm 1995 tỉnh đã có chủ trương trồng 5000 ha phê chè tại hai huyện Đăk Nông và Đăk R’Lấp đến nay đã trồng được trên 500 ha nhưng khả năng thực hiện dự án 5000 ha phê chè là rất khó vì không còn đủ đất và nông dân chưa yên tâm với cây phê chè Catimor do thời vụ thu hoạch trùng vào thời điểm mưa lớn tập trung tại các khu... Với giá phê không ổn định như vậy, không những các nông dân phải huỷ bỏ vườn cây của mình mà không ít nhà kinh doanh thua lỗ, mất vốn đến mức nghiêm trọng, các công ty xuất khẩu phê cũng không 15 dám trữ phê như trước nên việc bán phê thêm khó khăn đối với nông dân 2.1 Các tác nhân tham gia ngành hàng và kênh tiêu thụ sản phẩm phê Theo điều tra của ICARD tháng 3/2002 tại Đăk Lăk, các... Phương pháp ướt Phương pháp khô Thu nhận nguyên liệu (quả Thu nhận nguyên liệu (quả Phân loại trong bể Phơi hoặc sấy phê quả Sát tươi Phân loại theo trọng Ngâm lên men Rửa sạch Làm ráo nước Phơi hoặc sấy phê thóc khô phê quả khô Làm sạch tạp Sát khô Đánh bóng phê Phân loại phê (kích thước, trọng 22 phê nhân thành ẩ Bảng 9: Tiêu chuẩn chất lượng của phê Việt Nam Đơn vị: % Đen vỡ Tạp chất... đóng hộp cũng đang được một số cơ sở nghiên cứu 28 d Sản xuất hàng hoá chất lượng cao, phê hữu cơ, phê đặc biệt hảo hạng Sản xuất phê hữu cơ là một phương hướng sản xuất của ngành phê Việt Nam, cần được quan tâm Tiềm năng để sản xuất phê hữu cơ lớn vì phía Bắc Việt Nam có một vùng núi rộng lớn điều kiện khí hậu thích hợp cho phê Arabica sinh trưởng phát triển Đồng bào dân tộc thiểu số... ha phê, nó đã tạo việc làm cho hơn 600000 nông dân và số người có cuộc sống liên quan đến cây phê lên tới hơn một triệu người Do đó ở Việt 29 Nam cây phê cần được đảm bảo cho một sự phát triển bền vững Muốn vậy phải có một hướng đi đúng để cây phê mang lại lợi ích kinh tế cũng như lợi ích sinh thái Ngành phê Việt Nam được đánh giá là còn mới mẻ, nó phải cạnh tranh với ngành phê của. .. vì thời gian phơi khô càng lâu thì chất lượng phê càng giảm Tỷ lệ hạt bị đen do bị lên men nhiều Các doanh nghiệp xuất khẩu phê thường phải chế biến lại loại phê 19 này với chi phí khoảng 48000 đồng/tấn Ở Đak Lak, phê của các công ty, nông trường sản xuất ra thường có chất lượng tốt, mặt hàng đẹp, được khách hàng đánh giá cao, gồm có phê của các công ty Thắng Lợi, Phước An, các công . TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CCKTNN VÀ NT CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ Hợp phần 2 : NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN TẠI TỈNH ĐĂK LĂK Cơ quan chủ trì:. trạng của ngành cà phê Việt Nam, tác động của biến động cà phê thế giới tới sản xuất cà phê Việt Nam, định hướng lâu dài cho phát triển bền vững của ngành

Ngày đăng: 22/02/2014, 19:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. XU HƯỚNG TIÊU THỤ CÀ PHÊ. - ngành hàng cà phê của vùng tây nguyên tại tỉnh đăk lăk
2. XU HƯỚNG TIÊU THỤ CÀ PHÊ (Trang 3)
Bảng 2: Tiêu thụ tại các nước nhập khẩu đứng đầu - ngành hàng cà phê của vùng tây nguyên tại tỉnh đăk lăk
Bảng 2 Tiêu thụ tại các nước nhập khẩu đứng đầu (Trang 5)
Bảng 3: Tổng tiêu thụ toàn cầu. - ngành hàng cà phê của vùng tây nguyên tại tỉnh đăk lăk
Bảng 3 Tổng tiêu thụ toàn cầu (Trang 6)
Bảng 4: 10 nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam STT Tên nước Số lượng  - ngành hàng cà phê của vùng tây nguyên tại tỉnh đăk lăk
Bảng 4 10 nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam STT Tên nước Số lượng (Trang 7)
Có thể nói tình hình phát triển chung của ngành cà phê toàn cầu tác động lớn đến ngành cà phê nước ta - ngành hàng cà phê của vùng tây nguyên tại tỉnh đăk lăk
th ể nói tình hình phát triển chung của ngành cà phê toàn cầu tác động lớn đến ngành cà phê nước ta (Trang 9)
Bảng 7: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng và phê - ngành hàng cà phê của vùng tây nguyên tại tỉnh đăk lăk
Bảng 7 Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng và phê (Trang 14)
Bảng 8: Chi phí vận chuyển cà phê. Phương  - ngành hàng cà phê của vùng tây nguyên tại tỉnh đăk lăk
Bảng 8 Chi phí vận chuyển cà phê. Phương (Trang 21)
Bảng 9: Tiêu chuẩn chất lượng của cà phê Việt Nam. - ngành hàng cà phê của vùng tây nguyên tại tỉnh đăk lăk
Bảng 9 Tiêu chuẩn chất lượng của cà phê Việt Nam (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w