Chiến lược phát triển ngành cà phê

Một phần của tài liệu ngành hàng cà phê của vùng tây nguyên tại tỉnh đăk lăk (Trang 25 - 32)

C. Định hướng phát triển ngành cà phê Việt Nam

2. Chiến lược phát triển ngành cà phê

Việt Nam hiện nay đang thực hiện điều chỉnh phương hướng chiến lược nhằm vào những nội dung chủ yếu sau đây:

a. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hai hướng:

 Giảm bớt diện tích cà phê Robusta. Chuyển bớt diện tích cà phê chất lượng kém, không có hiệu quả sang trồng các loại cây lâu năm khác như cao su, hồ tiêu, hạt điều, cây ăn quả và cả cây hàng năm như bông, ngô lai,....

 Mở rộng diện tích cà phê Arabica ở những nơi có điều kiện khí hậu đất đai thật thích hợp. Việc mở rộng diện tích cà phê Arabica theo chương trình sử dụng vốn vay của cơ quan phát triển Pháp chưa đạt kết quả như mong muốn nhưng các

doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ được vai trò chủ đạo nòng cốt trong việc phát triển cà phê Arabica ở nước ta. Các vườn cà phê Arabica do các doanh nghiệp nhà nước trồng có chất lượng cao hơn hẳn phần đông diện tích cà phê Arabica được trồng trong khu vực kinh tế hộ nông dân.

Mục tiêu cuối cùng trong chiến lược này là giữ tổng diện tích cà phê không đổi ở mức hiện nay, hoặc giảm chút ít, nằm trong khoảng từ 450000 ha đến 500000 ha nhưng cơ cấu chủng loại cà phê cần thay đổi trong đó:

 Cà phê Robusta: 350000 ha đến 400000 ha (giảm 100000 – 150000 ha).

 Cà phê Arabica: 100000 ha (tăng 60000 ha so với kế hoạch cũ trồng bằng vốn vay của Cơ quan phát triển Pháp).

 Tổng sản lượng cà phê đảm bảo ở mức 600000 tấn tương đương 10 triệu bao so với hiện nay giảm 5 triệu bao và đó là 5 triệu bao cà phê Robusta.

Tham khảo từ kinh nghiệm trong nước và quốc tế cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu này là hựp lý đối với nông nghiệp Việt Nam cũng như với thị trường cà phê quốc tế.

Điều kiện đất đai khí hậu ở Việt Nam cho phép phát triển nhiều loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như cao su, ca cao, hồ tiêu, hạt điều, cây ăn quả,... giảm bớt đất cà phê để nhường chỗ cho cây trồng khác là cần thiết. Tất nhiên tiến độ chuyển dịch này nhanh hay chậm cũng tuỳ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính của Nhà nước cho nông dân vì đây là một việc làm tốn kém và đòi hỏi sự chuyển giao kỹ thuật đầy đủ, chu đáo. Ngoài ra vấn đề đổi giống mới tốt hơn cho các vườn cà phê cũng là một khâu quan trọng cần được đầu tư và cũng cần thời gian. Đây là một chương trình trung hạn của ngành cà phê Việt Nam.

b. Hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Mặc dù chi phí lao động của ngành cà phê Việt Nam tương đối thấp so với nhiều nơi khác vì GDP bình quân đầu người cũng thấp, và

năng suất cà phê Việt Nam cũng vào loại cao trên thế giới nhưng giá thành cà phê Việt Nam vẫn chưa thấp đến mức có thể cạnh tranh được. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân Việt Nam với mong muốn đạt năng suất cao nhất đã tăng đầu tư phân bón,tưới nước lên mức rất cao đã làm giảm hiệu quả của đầu tư và nâng cao giá thành sản xuất.

Việc cần phải làm là tìm công thức đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong đó giảm thiểu đầu tư vào phân hoá học, thuốc trừ sâu, lượng nước tưới để đạt một năng suất không phải là cao nhất nhưng có mức lợi nhuận tốt nhất. Ngành cà phê Việt Nam cũng quan tâm khuyến cáo các nhà sản xuất sử dụng nhiều phân hữu cơ thay cho việc dùng nhiều phân hoá học lâu nay, coi đó là một phương hướng tiến bộ trong kỹ thuật.

c. Áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với bảo vệ môi trường.

Trong những năm gần đây công nghiệp sơ chế cà phê Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, nhiều thiết bị mới chất lượng tốt cho chế biến đã được trang bị. Tuy nhiên với cà phê Arabica thì chế biến vẫn còn là một việc làm có nhiều khó khăn và chưa được giải quyết đến nơi đến chốn, kể cả ở khu vực quốc doanh, ở đây có cả vấn đề công nghệ, thiết bị và bảo vệ môi trường, đặc biệt là khâu đầu tiên lột vỏ quả, làm sạch nhớt. Nhiều nơi có khó khăn vì lượng nước sạch dùng cho chế biến quá lớn và nó cũng dẫn đến khó khăn về xử lý nước thải không gây ô nhiễm môi trường. Các chuyên gia nước ngoài trong chương trình GTZ của Đức và dự án ba bên của các tập đoàn nước ngoài thực hiện ở Công ty hồ tiêu Tân Lâm – Quảng Trị đã đạt kết quả tốt trong khâu xử lý nước thải. Và Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp ở EakMat - Đak Lak đang nghiên cứu sử dụng máy làm sạch nhớt kiểu Penagos rất tiết kiệm nước của Colombia cũng hứa hẹn nhiều triển vọng.

Việc chuẩn bị thực hiện sự án nâng cao chất lượng cà phê thông qua sự ngăn ngừa hình thành nấm mốc cũng có một vị trí quan trọng trong việc cải tiến chất lượng cà phê Việt Nam.

Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cấp Nhà nước về cà phê là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nó là một cơ sở đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam. Vào thời kỳ mở cửa, ngành cà phê tiếp xúc trực tiếp với thị trường thế giới trong buổi ban đầu cần có

một hệ thống tiêu chuẩn đơn giản, dễ thực hiện hơn nên đã ra đời TCVN 4193 – 86 với 3 chỉ tiêu chất lượng đơn giản: thuỷ phần (%), hạt đen vỡ (%), và tạp chất (%). Nay ngành cà phê Việt Nam đã trưởng thành và thị trường đòi hỏi chất lượng cao hơn, cần có tiêu chuẩn cấp Nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế do đó ngành cà phê được nhà nước hỗ trợ đã xây dựng TCVN 4193 – 2001 và đã được Nhà nước cho ban hành. Có thể coi đây là một tiến bộ của ngành cà phê Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần tích cực chuẩn bị cho việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu đối với cà phê xuất khẩu theo quyết định của Ủy ban chất lượng của ICO càng sớm càng tốt.

Hiện nay chúng ta chỉ có hai loại phổ biến là cà phê hoà tan và cà phê rang xay. Trước đây vấn đề này ít đực quan tâm vì số lượng chưa nhiều và cũng chưa được tiêu dùng rộng rãi, đến năm 2001, toàn vùng cũng đã có nhiều cơ sở chế biến cà phê bột nhưng tổng công suất mới chỉ đạt khoảng 400 tấn / năm. Nay vấn đề cà phê chế biến hay cà phê có giá trị gia tăng đã nổi lên thu hút dư luận của nhiều người. Cà phê chế biến chính là khuyến khích sự tiêu dùng trong nước. Trong mấy vụ vừa qua lượng cà phê hoà tan và cà phê rang xay tiêu thụ đã tăng lên và thị trường cũng rộng ra. Hiện có hai nhà máy sản xuất cà phê hoà tan đang hoạt động, một là Nhà máy cà phê Biên Hoà thuộc VNACAFE, một là của Nestle Thái lan. Tháng 10/2003, công ty TNHH Trung Nguyên đã khởi công xây dựng nhà máy chế biến cà phê lớn nhất khu vực Tây Nguyên để chế biến cà phê bột và cà phê hoà tan. Trong đó, phân xưởng chế biến cà phê bột có công suất 1500 tấn thành phẩm/năm, dự kiến hoàn thành vào quý 2 năm 2004 và giải quyết việc làm cho gần 200 lao động địa phương. 60% sản lượng cà phê bột được sản xuất tại nhà máy này sẽ được dành để xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Đức,... và một số thị trường mới như Mỹ, Canađa, Nga, Anh, Pháp,... Riêng phân xưởng cà phê hoà tan có công nghệ hiện đại của châu Âu sẽ hoàn thành và cho ra sản phẩm vào cuối năm 2004. Nhà máy đi vào sản xuất, ngoài việc giải quyết việc làm cho lao động địa phương, sẽ góp phần tiêu thụ cà phê của nông dân địa phương một cách ổn định. Tìm thị trường, mở rộng thị trường để tạo điều kiện mở rộng sản xuất cũng là tăng hiệu quả kinh doanh của ngành. Cà phê dạng lỏng đóng hộp cũng đang được một số cơ sở nghiên cứu.

d. Sản xuất hàng hoá chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt hảo hạng.

Sản xuất cà phê hữu cơ là một phương hướng sản xuất của ngành cà phê Việt Nam, cần được quan tâm. Tiềm năng để sản xuất cà phê hữu cơ lớn vì phía Bắc Việt Nam có một vùng núi rộng lớn điều kiện khí hậu thích hợp cho cà phê Arabica sinh trưởng phát triển. Đồng bào dân tộc thiểu số ở đây ít sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cà phê hữu cơ. Thu nhập từ cà phê hữu cơ cao hơn sẽ khuyến khích nông dân tham gia sản xuất mặt hàng này. Vấn đề ở đây lại là việc cấp chứng chỉ cà phê hữu cơ và thị trường tiêu thụ làm sao cho thuận tiện và có hiệu quả cho nông dân.

Việt Nam cũng có nhiều vùng có khả năng sản xuất cà phê thơm ngon. Nếu có chủ trương tổ chức sản xuất tốt cộng với chế biến tốt hoàn toàn có thể đưa ra thị trường những mặt hàng cà phê hảo hạng như cà phê Buôn Ma Thuột.

e. Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở nước ngoài, xúc tiến việc tiêu thụ cà phê nội địa.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường là yêu cầu bức thiết của ngành cà phê. Hiện nay cà phê Việt Nam được xuất sang trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng còn thiếu những thị trường truyền thống. Những bạn hàng lâu năm, đáng tin cậy còn chưa thật nhiều. Ngành cà phê Việt Nam cũng còn chưa tham gia các thị trường kỳ hạn. Đó là các mặt còn non yếu của ngành cà phê

Một vấn đề đáng quan tâm nữa là tiềm năng thị trường trong nức còn chưa được khai thác. Mặc dù người Việt Nam có tập quán uống trà từ lâu đời nhưng với lớp trẻ hiện nay việc xúc tiến tiêu thụ cà phê có nhiều triển vọng.

f. Phát triển một ngành cà phê bền vững.

Nghề trồng cà phê ở Việt Nam là một nguồn thu nhập cho một nhóm đông dân cư ở nông thôn. trung du và miền núi. Với hơn 500000 ha cà phê, nó đã tạo việc làm cho hơn 600000 nông dân và số người có cuộc sống liên quan đến cây cà phê lên tới hơn một triệu người. Do đó ở Việt

Nam cây cà phê cần được đảm bảo cho một sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải có một hướng đi đúng để cây cà phê mang lại lợi ích kinh tế cũng như lợi ích sinh thái. Ngành cà phê Việt Nam được đánh giá là còn mới mẻ, nó phải cạnh tranh với ngành cà phê của nhiều nước có truyền thống lâu đời hơn, vốn có tiếng tăm về mặt chất lượng và sự bền vững. Đây là một vấn đề mà ngành cà phê Việt Nam phải cố gắng trên nhiều lĩnh vực từ khâu áp dụng những kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến đến công nghệ chế biến tiên tiến, đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản phẩm mới, phát triển sản xuất nhiều loại cà phê hảo hạng, cà phê hữu cơ,...

Tất cả những nội dung nêu trên nói lên phương hướng điều chỉnh chiến lược của ngành cà phê Việt Nam nhằm cùng với ngành cà phê toàn cầu nỗ lực vượt qua khó khăn do tình trạng khủng hoảng sản xuất dư thừa mang đến và đảm bảo cà phê mang lại lợi ích cho mọi người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Sỹ Hiếu, Tổng quan ngành cà phê Việt Nam, báo cáo nền, ICARD, Hà Nội 12/2002.

2. Phan Quốc Sủng, Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cà phê, NXB Nông nghiệp, 1995.

3. www.vicofa.org.vn 4. www.vneconomy.com.vn

5. Báo cáo rà soát bổ sung quy hoạch nông nghiệp nông thôn tỉnh Đăk Lăk đến năm 2010. – Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, phân viện miền Trung.

6. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn (1996 – 2000). Định hướng kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn (2001 – 2005). - Sở NN&PTNT.

7. Phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ cà phê của công ty cà phê Viêt Đức. (Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế - Đại học Tây Nguyên).

8. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu mua cà phê xuất khẩu tại công ty cà phê Việt Đức. (Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế - Đại học Tây Nguyên).

9. Một số giải pháp chủ yếu để mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê tại công ty cà phê Buôn Ma Thuột. (Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế - Đại học Tây Nguyên).

10. Phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ cà phê của công ty cà phê 15 Bộ Quốc phòng. (Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế - Đại học Tây Nguyên).

MỤC LỤC

a. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới... 2

1. Tình hình sản xuất. ... 2

2. Xu hướng tiêu thụ cà phê. ... 3

3. Thị trường quốc tế của cà phê Việt Nam. ... 7

4. Tác động của thế giới. ... 8

b. Tình hình sản xuất trong nước. ... 11

1. tình hình chung Cả nước ... 11

2. Tình hình sản xuất cà phê ở tỉnh Đak Lak. ... 13

2.1. Các tác nhân tham gia ngành hàng và kênh tiêu thụ sản phẩm cà phê. ... 16

2.2. Chi phí sản xuất. ... 17

2.3. Chế biến và xuất khẩu cà phê ở Đak Lak. ... 19

C. Định hướng phát triển ngành cà phê Việt Nam. ... 23

1. Khuyến cáo để tăng sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam. ... 24

2. Chiến lược phát triển ngành cà phê. ... 25

Một phần của tài liệu ngành hàng cà phê của vùng tây nguyên tại tỉnh đăk lăk (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)