1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa

139 792 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 535,5 KB

Nội dung

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đờisống kinh tế xã hội và trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia.Hoạt động kinh doanh lữ hành là đặc thù của ngành du lịch.Mỗi quốc gia muốn phát triển ngành công nghiệp du lịchkhông thể thiếu hệ thống các công ty lữ hành hùng mạnhtham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường

Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp đầu tư và pháttriển du lịch Sông Hồng với mong muốn phát triển hoạtđộng kinh doanh lữ hành nội địa tại Xí nghiệp và thoả mãntối đa nhu cầu du lịch cho khách, tôi quyết định chọn đề tài

“ Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội

địa của Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng thuộc Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long’’ làm luận văn tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài.

Trang 2

Trên cơ sở hệ thống lý luận về phát triển hoạt độngkinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành, tiến hànhđánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành củadoanh nghiệp lữ hành để xác định ưu điểm và hạn chế cũngnhư những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kinhdoanh lữ hành của doanh nghiệp đó, từ đó đề xuất nhữnggiải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng phát triển hoạt độngkinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Longkinh doanh nhiều lĩnh vực như kinh doanh nhà hàng, chothuê bất động sản và các nhà hàng nổi song do thời gianthực tập có hạn nên luận văn chỉ đề cập đến việc phát triểnkinh doanh lữ hành nội địa tại Xí nghiệp đầu tư và pháttriển du lịch Sông Hồng thuộc Công ty Du lịch và thươngmại tổng hợp Thăng Long

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trang 3

Để nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phươngpháp: tổng hợp, thu thập, xử lý tài liệu, so sánh, phân tích

và đánh giá

5 Kết cấu của đề tài : Ngoài phần mở đầu kết luận luận

văn bao gồm ba chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động

kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành

nội địa tại Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch SôngHồng thuộc Công ty Du lịch và thương mại tổng hợpThăng Long

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển

hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Xí nghiệp Đầu tư

và phát triển Du lịch Sông Hồng thuộc Công ty du lịch vàthương mại tổng hợp Thăng Long

Trang 4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA DOANH

NGHIỆP LỮ HÀNH 1.1 Lữ hành và sự hình thành hoạt động kinh doanh lữ hành

1.1.1 Lữ hành

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về lữ hành.Trong nội dung nghiên cứu của đề tài này xin trình bày haiquan niệm:

Theo quan niệm chung “ Lữ hành là sự đi lại di chuyểncủa con người từ nơi này đến nơi khác” Theo cách đề cậpnày thì hoạt động du lịch bao gồm yếu tố lữ hành, nhưngkhông phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch

Trang 5

Theo quan niệm của Việt nam “Lữ hành chỉ làmột lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch, lữ hành baogồm những hoạt động tổ chức, sắp xếp các chương trình dulịch cho khách”.

1.1.2 Sự ra đời của hoạt động kinh doanh lữ hành.

Cách đây gần 2 thế kỷ, Thomas Cook, một nhà du

lịch và nhà kinh tế Anh đã sớm nhìn ra yêu cầu cần có các

tổ chức du lịch Năm 1841 ông đã tổ chức một chuyến thamquan đặc biệt trên tàu hoả Leicester đến Lafburroy (dài 12dặm) cho 570 khách đi dự hội nghị Giá dịch vụ vậnchuyển là 1Sterling một hành khách Chuyến đi rất thànhcông đã mở ra dịch vụ tổ chức các chuyến lữ hành cho dukhách Năm 1942, Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịchđầu tiên có tính chuyên nghiệp ở Anh (và cũng là vănphòng đầu tiên có tính chuyên nghiệp trên thế giới) vớichức năng tổ chức cho công dân Anh đi du lịch khắp nơi.Đây là một mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành mộtloại tổ chức kinh doanh du lịch rất quan trọng, các hãng dulịch hay còn gọi là các hãng lữ hành (Travel Agency) làmcầu nối giữa khách du lịch và bộ phận phục vụ du lịch để

Trang 6

hoạt động du lịch thuận lợi và nhịp nhàng Cũng từ đâyngành công nghiệp lữ hành(Travel Industy) bắt đầu hìnhthành.

Ở Việt Nam nhu cầu đi du lịch đã xuất hiện từ thời kỳphong kiến nhưng chủ yếu là các chuyến đi của các vuachúa, quan lại, những người hành hương chứ chưa phổ biếntrong xã hội, các chuyến đi này cũng chủ yếu là tự cung tựcấp Cho đến ngày 9/7/1960, theo nghị định 26/CP củaChính Phủ, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập(tiền thân là Công ty Du Lịch Việt Nam) thì hoạt động kinhdoanh lữ hành mới thực sự hình thành song do đất nướccòn bị chia cắt và cản trở bởi cuộc chiến tranh chống thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ nên hoạt động kinh doanh lữ hànhthời kỳ này cũng chưa phát triển Khi đất nước thống nhất

do điều kiện kinh tế còn khó khăn, hoạt động kinh doanh lữhành cũng chỉ phát triển trong phạm vi quốc gia và sốlượng không nhiều các chuyên gia Liên Xô sang Việt Namkhôi phục đất nước Hoạt động kinh doanh lữ hành mới chỉthực sự phát triển vào thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển

Trang 7

đổi sang nền kinh tế thị trường (1886) Thị trường kinhdoanh lữ hành trở nên sôi động hơn, các doanh nghiệp đadạng về thành phần sở hữu, về sản phẩm và chất lượng.Cầu lữ hành cũng phát triển cả ở cầu quốc tế đến và đi.

1.2.Doanh nghiệp lữ hành

1.2.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp lữ hành

Có thể hiểu “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cáchpháp nhân, hạch toán độc lập được thành lập nhằm mụcđích sinh lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng dulịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã báncho khách du lịch (thông tư số 715/TCDL ngày 9/7/1994)” Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanhnghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc

tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa

- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp cótrách nhiệm xây dựng bán các chương trình du lịch trọn góihoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hútkhách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, ngườinước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch Thực hiện các

Trang 8

chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từngphần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa.

- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanhnghiệp có trách nhiệm xây dựng bán và tổ chức thực hiệncác chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiệndịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đãđược các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp lữ hànhkhông chỉ ghép nối các dịch vụ của các nhà cung cấp đơn lẻthành chương trình du lịch chào bán mà còn trực tiếp sảnxuất ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý lữ hành làm trunggian bán các sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng

Từ đó, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa đầy đủnhư sau: “Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanhnghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xâydựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn góicho khách du lịch Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn cóthể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm củacác nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh

Trang 9

doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịchcủa khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

1.2.2 Chức năng và nhiện vụ của doanh nghiệp lữ hành.

1.2.2.1 Chức năng của doanh nghiệp lữ hành

Trong lĩnh vực hoạt động của mình doanh nghiệp lữ hành thực hiện chức năng môi giới các dịch vụ trung gian, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và khai thác các chương trình du lịch khác Với chức năng này doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch

và các nhà cung ứng cơ bản của hoạt động lữ hành được qui định bởi đặc trưng của sản phẩm du lịch và kinh doanh du lịch Còn với chức năng sản xuất, doanh nghiệp lữ hành thực hiện xây dựng các chương trình du lịch trọn gói phục vụ nhu cầu của khách Ngoài hai chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành còn khai thác các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển

1.2.2.2 Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành

Từ các chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành thực hiện các nhiệm

vụ quan trọng là tổ chức các hoạt động trung gian và tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, trực tiếp tổ chức các chương trình du lịch trọn gói cho khách:

-Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ du lịch Hệ thống các điểm bán, các đại lý

du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch

Trang 10

vụ du lịch Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch Các chương trình du lịch sẽ xoá bỏ những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, đồng thời tạo cho họ sự an tâm tin tưởng vào sự thành công của chuyến du lịch.

- Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệ thống cơ

sở vật chất kỹ thuật hiện có để đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng

1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành.

1.2.3.1 Đối với khách du lịch

Hiện nay đi du lịch trở thành một hiện tượng phổ biến, một nhu cầu thiết yếu với mọi người Du khách đi du lịch sẽ được tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên hơn, được sống trong môi trường tự nhiên trong sạch, được tận hưởng không khí trong lành Đi du lịch, du khách được mở mang thêm tầm hiểu biết về văn hoá, xã hội cũng như lịch sử của đất nước Doanh nghiệp lữ hành sẽ giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu đó.

- Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyến du lịch của họ.

- Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương

Trang 11

trình vừa phong phú hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất.

- Một lợi thế khác là mức giá thấp của các chương trình du lịch Các doanh nghiệp lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn có giá hấp dẫn đối với khách.

- Một lợi ích không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp

lữ hành giúp cho khách du lịch cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi

họ quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó.

1.2.3.2 Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch.

- Doanh nghiệp lữ hành cung cấp các nguồn khách lớn, đủ và

có kế hoạch Mặt khác trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa hai bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp

lữ hành.

- Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo khuyếch trương của các doanh nghiệp lữ hành Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khi khả năng tài chính còn hạn chế thì các mối quan hệ các doanh nghiệp lữ hành trên thế giới là phương pháp quảng cáo hữu hiệu thị trường du lịch quốc tế.

1.2.3.3 Đối với ngành Du lịch

Doanh nghiệp lữ hành là một tế bào, một đơn vị cấu thành nên ngành Du lịch Nó có vai trò thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành

Trang 12

Du lịch Nếu mỗi doanh nghiệp lữ hành kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt cho toàn ngành Du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

1.2.3.4 Đối với doanh nghiệp khác

Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong mối quan hệ tổng thể với các doanh nghiệp khác trên thị trường Và doanh nghiệp lữ hành cũng không nằm ngoài quy luật ấy Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thúc đẩy các doanh nghiệp và các ngành khác phát triển thể hiện ở chỗ doanh nghiệp lữ hành sử dụng đầu ra của các ngành sản xuất khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

1.2.3.5 Đối với cư dân địa phương

Khi lữ hành phát triển sẽ mở ra nhiều tuyến điểm du lịch, đặc biệt là các điểm đến các địa phương Điều này sẽ giúp dân cư địa phương

mở mang tầm hiểu biết, giúp họ có cơ hội kinh doanh và quan trọng hơn là vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở đây.

1.3 Đặc điểm và nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm về kinh doanh lữ hành

Trước hết cần phải hiểu: Kinh doanh lữ hành (Touroperators bussiness) là việc thực hiện các hoạt động nghiêncứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói

Trang 13

hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trựctiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đạidiện tổ chức các chương trình và hướng dẫn du lịch.

Kinh doanh lữ hành là một loại hình kinh doanh dịch

vụ Vì vậy hoạt động kinh doanh lữ hành có các đăc trưng

cơ bản sau:

1.3.1.1 Đặc điểm về sản phẩm lữ hành

- Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữhành là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như: dịch vụ vậnchuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống của các nhà sảnxuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh Sản phẩm

lữ hành là các chương trình du lịch trọn gói (package tour)hay từng phần, khách hàng phải trả tiền trọn gói các dịch vụtrong chương trình du lịch trước khi đi du lịch

- Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cungứng do chất lượng dịch vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý,trạng thái tình cảm của cả người phục vụ lẫn người cảmnhận Mà các yếu tố đó thì lại thay đổi và chịu tác động củanhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau

Trang 14

- Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động điễn ratrong cả một quá trình từ khi đón khách theo yêu cầu, chođến khi khách trở lại điểm xuất phát gồm:

+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đinhu cầu giải trí, tham quan

+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu củakhách chuyến đi như đi lại, ăn ở, an ninh

- Không giống như ngành sản xuất vật chấtkhác, sản phẩm lữ hành không bảo quản, lưu kho, lưu bãiđược và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh động cao

- Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩmđặc trưng trong kinh doanh lữ hành Một chương trình dulịch trọn gói có thể được thực hiện nhiều lần vào nhữngthời điểm khác nhau

1.3.1.2 Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét.

Ở các thời vụ khác nhau trong năm, nhu cầu của dukhách cũng khác nhau Chẳng hạn, vào mùa hè nhu cầu dulịch nghỉ biển tăng rất cao nhưng vào mùa đông thì ngượclại, vào mùa xuân nhu cầu du lịch lễ hội cũng tăng mạnhlàm cho hoạt động kinh doanh lữ hành có tình thời vụ Vì

Trang 15

vậy, trong kinh doanh lữ hành đòi hỏi các nhà quản trị phảinắm bắt được tính thời vụ nhằm có những biện pháp hạnchế tính thời vụ, duy trì nhịp độ phát triển đều đặn và nângcao hiệu quả kinh doanh lữ hành.

1.3.1.3 Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh lữ hành.

- Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hànhdiễn ra trong cùng một thời gian Trong kinh doanh lữhành, chúng ta chỉ tiến hành phục vụ khách du lịch khi có

sự có mặt của khách trong quá trình phục vụ Có thể xemkhách hàng là yếu tố “nguyên liệu đầu vào” trong quá trìnhkinh doanh lữ hành Vì thế trong kinh doanh lữ hành sảnphẩm không thể sản xuất trước

- Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hànhdiễn ra trong cùng một không gian Các sản phẩm lữ hànhkhông thể vận chuyển mang đến tận nơi để phục vụ kháchhàng Khách hàng chỉ có thể thoả mãn nhu cầu khi vậnđộng gặp gỡ Như vậy, khách hàng là bộ phận tham gia trựctiếp không thể tách rời từ quá trình sản xuất

Trang 16

Ngoài ra những đặc điểm trên, hoạt động kinh doanh lữhành còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố tự nhiên, quỹ thờigian nhàn rỗi, trình độ dân trí cũng như phụ thuộc vào thunhập của người dân Từ những đặc điểm cơ bản trên chothấy việc kinh doanh lữ hành rất dễ gặp rủi ro, nó đòi hỏicác công ty lữ hành phải có mối quan hệ rộng với các đốitác, các nhà cung ứng tin cậy có đội ngũ nhân viên lànhnghề.

1.3.2 Nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành

Nội dung đặc trưng và cơ bản nhất của hoạt độngkinh doanh lữ hành đó chính là kinh doanh các chươngtrình du lịch trọn gói Hoạt động kinh doanh lữ hành baogồm 4 nội dung như sau:

1.3.2.1 Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương trình du lịch.

Nghiên cứu thị trường thực chất là việc nghiên cứu sởthích, thị hiếu, quỹ thời gian nhàn rỗi, thời điểm và nhucầu, đặc điểm tiêu dùng, khả năng thanh toán của du khách

Trang 17

Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cung về dulịch trên thị trường (nguyên cứu về tài nguyên du lịch, khảnăng tiếp cận các điểm hấp dẫn du lịch, khả năng đón tiếpcủa nơi đến du lịch) và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trênthị trường Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành để tổ chức sản xuấtcác chương trình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của tậpkhách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn Việc tổ chức sảnxuất các chương trình du lịch phải tuân thủ theo quy trìnhbao gồm bốn bước sau:

- Bước 1: Thu thập đầy đủ các thông tin về tuyến điểm

tham quan, giá trị của tuyến điểm đó, phong tục tập quán vàcác thông tin có liên quan đến việc tổ chức các chuyến đinhư: loại hình phương tiện vận chuyển, loại hình cơ sở lưutrú và chất lượng, giá cả các dịch vụ các thông tin khác nhưthủ tục hải quan, vi sa, đổi tiền, chế độ bảo hiểm chokhách

- Bước 2: Sơ đồ hoá tuyến du lịch, lên kế

hoạch và lịch trình chi tiết về các tuyến điểm, độ dài tour,địa điểm xuất phát, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ

Trang 18

ăn nghỉ Việc thiết kế hành trình du lịch đòi hỏi các doanhnghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng về tính khả thi của chươngtrình, thông qua việc nghiên cứu và khảo sát thực địa, hợpđồng với các đối tác cung cấp dịch vụ.

- Bước 3: Định giá chương trình du lịch phải căn cứ

vào tổng chi phí chương trình du lịch bao gồm chi phí cốđịnh (giá vận chuyển, quảng cáo, quản lý, hướng dẫn viên)

và các chi phí biến đổi khác( ăn, ngủ, bảo hiểm, thamquan…) và lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp Mức giátrọn gói chương trình du lịch nhỏ hơn mức giá các dịch vụcung cấp trong chương trình du lịch, việc tính giá phải đảmbảo tính đúng, tính đủ để có thể trang trải các chi phí bỏ racũng như mang lại lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp và

có khả năng hấp dẫn thu hút khách hàng

- Bước 4: Viết thuyết minh cho chương trình du lịch,

ứng với mỗi chương trình du lịch thì phải có một bảnthuyết minh Một điểm quan trọng trong bản thuyết minh làphải nêu lên giá trị của tuyến, điểm du lịch Bản thuyếtminh phải rõ ràng, chính xác, có tính hình tượng, có tính

Trang 19

biểu cảm nhằm phản ánh và nâng cao chất lượng và giá trịcác điểm đến

1.3.2.2 Quảng cáo và tổ chức bán

Sau khi xây dựng và tính toán giá xong một chươngtrình du lịch các doanh nghiệp cần tiến hành quảng cáo vàchào bán Trong thực tế mỗi doanh nghiệp có cách trìnhbày chương trình của mình một cách khác nhau Tuy nhiên,những nội dung chính cần cung cấp cho một chương trình

du lịch trọn gói bao gồm: tên chương trình, mã số, độ dàithời gian, mức giá, hành trình theo ngày Các khoản khôngbao gồm giá trọn gói như đồ uống, mua bán đồ lưu niệm vànhững thông tin cần thiết khác tuỳ theo đặc điểm riêng củachương trình du lịch Chương trình du lịch là sản phẩmkhông hiện hữu, khách hàng không có cơ hội thử trước khiquyết định mua Do đó quảng cáo có một vai trò rất quantrọng và cần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu, thuyết phục,giúp khách hàng lựa chọn và thúc đẩy quyết định mua Cácphương tiện quảng cáo du lịch thường được áp dụng bao

Trang 20

gồm: Quảng cáo bằng ấn phẩm, quảng cáo trên các phươngtiện thông tin đại chúng,

Doanh nghiệp tổ chức bán chương trình du lịch củamình thông qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp Bántrực tiếp nghĩa là các doanh nghiệp lữ hành trực tiếp báncác chương trình du lịch của mình cho khách hàng Doanhnghiệp quan hệ trực tiếp với khách hàng thông qua các hợpđồng bán hàng Bán gián tiếp tức là doanh nghiệp lữ hành

uỷ quyền tiêu thụ các chương trình du lịch của mình chocác đại lý du lịch Doanh nghiệp quan hệ với các đại lý dulịch thông qua các hợp đồng uỷ thác

1.3.2.3 Tổ chức thực hiện chương trình du lịch du lịch theo hợp đồng đã ký kết

Bao gồm quá trình thực hiện các khâu: tổ chức thamquan, vui chơi giải trí, mua sắm, làm các thủ tục hải quan,

bố trí ăn ở, đi lại Để tổ chức thực hiện các chương trình dulịch doanh nghiệp cần có những chuẩn bị nhất định về:Hướng dẫn viên, các thông tin về đoàn khách, các lưu ý vềhành trình và các yếu tố cần thiết khác Trong quá trình tổ

Trang 21

chức thực hiện chương trình du lịch hướng dẫn viên sẽ làngười chịu trách nhiệm chính Vì vậy hướng dẫn viên phải

là người có khả năng làm việc độc lập, có trình độ nghiệp

vụ, phải có những kiến thức hiểu biết về lịch sử, văn hoá,chính trị, kinh tế, luật pháp và những hiểu biết nhất định vềtâm lý khách hàng, về y tế để ứng xử và quyết định kịpthời các yêu cầu của khách và đảm bảo chương trình dulịch được thực hiện theo đúng hợp đồng

Hướng dẫn viên sẽ phải thực hiện việc giao dịch vớicác đối tác dịch vụ trong việc cung cấp dịch vụ theo đúnghợp đồng đảm bảo thực hiện hành trình du lịch đã ký kết(giúp khách khai báo các thủ tục có liên quan đến chuyến

đi, sử lý kịp thời các tình huống phát sinh ) cung cấp cácthông tin cần thiết cho khách về phong tục tập quán, nơiđến, mạng lưới giao thông các dịch vụ vui chơi giải tríngoài chương trình Giám sát các dịch vụ cung cấp và báocáo kịp thời các vấn đề phát sinh trong chương trình du lịch

để xin ý kiến cấp quản lý có thẩm quyền giải quyết

Trang 22

1.3.2.4 Thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm về

thực hiện hợp đồng

Sau khi chương trình du lịch đã kết thúc, doanh nghiệp

lữ hành cần làm thủ tục thanh quyết toán hợp đồng trên cơ

sở quyết toán tài chính và giải quyết các vấn đề phát sinhcòn tồn tại tiến hành rút kinh nghiệm về thực hiện hợpđồng Khi tiến hành quyết toán tài chính doanh nghiệpthường bắt đầu từ khoản tiền tạm ứng cho người dẫn đoàntrước chuyến đi, đến các chi tiêu phát sinh trong chuyến đi

và số tiền hoàn lại doanh nghiệp Trước khi quyết toán tàichính người dẫn đoàn phải báo cáo tài chính với các nhàquản trị điều hành khi được các nhà quản trị chấp thuận.Sau đó sẽ chuyển qua bộ phận kế toán của doanh nghiệp đểthanh toán và quản lý theo nghiệp vụ chuyên môn Sau khithực hiện chương trình du lịch xong, doanh nghiệp lữ hành

sẽ lập những mẫu báo cáo để đánh giá những gì khách hàng

ưa thích và không ưa thích về chuyến đi để từ đó rút kinhnghiệm và có biện pháp khắc phục cho chương trình du lịchtiếp theo Các mẫu báo cáo này thường được thiết lập từ

Trang 23

những phiếu điều tra được doanh nghiệp in sẵn phát chokhách hàng để khách hàng tự đánh giá về những ưu nhượcđiểm của những chương trình du lịch mà họ vừa tham gia.Tất cả các báo cáo trên được các nhà quản lý điều hành vàngười thiết kế chương trình nghiên cứu để đưa ra nhữngđiều chỉnh và thay đổi cho chương trình Những thay đổi đó

có thể áp dụng ngay cho các chuyến đi tiếp theo hoặc chomùa vụ du lịch sau

1.4 Các yếu tố phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành 1.4.1 Lao động

Đối với doanh nghiệp lữ hành thì lao động là một yếu

tố đầu vào quan trọng trong bất kỳ quá trình sản xuất kinhdoanh nào nó quyết định hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Bởi vì chính con người là chủ thể tiến hành mọihoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêucủa doanh nghiệp Trong doanh nghiệp lữ hành có 2 loạilao động: lao động quản trị và lao động thừa hành

Trang 24

Lao động quản trị bao gồm: giám đốc doanh nghiệp,phó giám đốc doanh nghiệp, trưởng các phòng chức năng,trưởng các bộ phận tác nghiệp và các quản trị viên Trong

đó giám đốc doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm chung

về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luậthiện hành Phó giám đốc doanh nghiệp là người do giámđốc doanh nghiệp uỷ quyền phụ trách từng lĩnh vực côngtác nhất định trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Số lượng phó giám đốc doanh nghiệp tuỳ thuộc vàoquy mô và mức độ phức tạp của lĩnh vực kinh doanh củadoanh nghiệp Trưởng các phòng chức năng (trưởng phòng

kế toán, trưởng phòng tổ chức hành chính…) là nhà quảntrị cấp trung gian, họ có vai trò tham mưu và trợ giúp chogiám đốc doanh nghiệp giải quyết các vấn đề chuyên mônsâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trưởngcác bộ phận tác nghiệp (bộ phận thị trường, điều hành,hướng dẫn) là các bộ phận trực tiếp tham gia vào hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp còn quản trị viên là nhữngngười đảm nhận công việc trợ lý hoặc tham mưu cho giám

Trang 25

đốc doanh nghiệp, thực hiện công tác nghiên cứu thịtrường, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh,nghiên cứu và sử lý các tình huống phát sinh trong chuyến

đi

Lao động thừa hành bao gồm: nhân viên thị trường,nhân viên điều hành và hướng dẫn viên du lịch và các nhânviên khác như nhân viên kế toán, bảo vệ Trong đó, nhânviên thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, thiết kếcác chương trình du lịch Nhân viên điều hành chịu tráchnhiệm phối hợp với các nhân viên bộ phận thị trường để kýkết các hợp đồng bán và phân công hướng dẫn viên theođoàn Hướng dẫn viên du lịch là những người đi theo cáctour du lịch hướng dẫn khách và giúp khách đáp ứng mọinhu cầu phát sinh trong chuyến đi

Trong hoạt động kinh doanh lữ hành thì nhân viên ở bộphận nghiệp vụ (nhân viên thị trường, nhân viên điều hành,nhân viên hướng dẫn) đóng vai trò vô cùng quan trọng Họ

là những người trực tiếp quyết định đến chất lượng dịch vụ

và thay mặt doanh nghiệp trực tiếp tiếp xúc với khách

Trang 26

hàng, cung cấp và thoả mãn những dịch vụ mà khách hàngyêu cầu giúp cho khách hàng có ấn tượng về dịch vụ, vềcủa doanh nghiệp Vì vậy đội ngũ lao động này phải cótrình độ chuyên môn vững vàng, am hiểu đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước, nhậy bén với những thay đổibên ngoài nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp lữ hành Đặc biệt hướng dẫn viênphải là người có trình độ ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp,

có khả năng làm việc độc lập, giải quyết tốt các tình huốngphát sinh Muốn vậy, doanh nghiệp phải có chính sáchtuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ người lao độnghợp lý nhằm duy trì và phát triển đội ngũ lao động, thu hút

và giữ những người có tài cho doanh nghiệp, không ngừngnâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt sự kỳ vọng củakhách hàng nhằm phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành Bên cạnh đó, việc xác định số lượng và chất lượng laođộng để bố trí sử dụng hợp lý cũng góp phần quan trọngvào năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việc quản lý sửsụng lao động cũng như việc phân bổ tổ chức lao động hợp

Trang 27

lý sẽ kích thích khả năng sáng tạo của người lao động, lànhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh Vớidoanh nghiệp lữ hành lao động càng trở nên quan trọng hơn

vì doanh nghiệp lữ hành là doanh nghiệp sử dụng lao độngsống là chủ yếu

1.4.2 Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật

Để có thể tồn tại và phát triển được, không chỉ doanhnghiệp lữ hành mà tất cả các doanh nghiệp nói chung đềucần có vốn Trong kinh doanh lữ hành vốn của doanhnghiệp không chỉ đầu tư để trang trải các hao phí thiết kếchương trình du lịch, trả lương nhân viên mà còn dùng đểtrang bị mua sắm cơ sơ vật chất kỹ thuật, phục vụ hoạtđộng kinh doanh lữ hành Có thể khẳng định, một doanhnghiệp mạnh có điều kiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ

du lịch có chất lượng là một doanh nghiệp có tiềm lực tàichính Vì vậy trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp

lữ hành phải có biện pháp quản lý vốn, quay vòng vốn mộtcách linh hoạt sao cho vốn ban đầu đó được thu hồi nhanh

và có khả năng sinh lời lớn nhất Việc bảo toàn và pháttriển vốn là một đòi hỏi cấp thiết của mỗi doanh nghiệpkinh doanh lữ hành nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hoátrong kinh doanh lữ hành, sản phẩm dịch vụ du lịch và tạođiều kiện để doanh nghiệp có thể cạnh tranh, hội nhập vớikhu vực và thế giới

Trang 28

Trong đó, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của doanhnghiệp bao gồm tất cả các phương tiện vật chất và tư liệulao động để sản xuất ra toàn bộ sản phẩm dịch vụ chokhách du lịch Việc đầu tư cơ sở vật chất hợp lý một mặtgiúp các doanh nghiệp lữ hành tiết kiệm được chi phí, mặtkhác giúp doanh nghiệp lữ hành có điều kiện làm bằngchứng vật chất hữu hình hoá sản phẩm của doanh nghiệp đểhạn chế rủi ro đối với khách hàng và góp phần thu hútkhách hàng Ngoài ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại còn làđiều kiện để doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩmcũng như điều kiện lao động và năng suất làm việc chodoanh nghiệp Cở sở vật chất kỹ thuật là điều kiện tối quantrọng để doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh lữhành.

Sản phẩm trong doanh nghiệp lữ hành là các loại hìnhdịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho du khách: Chươngtrình du lịch, dịch vụ cung cấp và tư vấn thông tin, đại lý dulịch Các dịch vụ cấu thành nên sản phẩm của doanh

Trang 29

nghiệp lữ hành phần lớn được cung ứng từ các đối tác Cáchãng lữ hành sử dụng sản phẩm của hệ thống đó sản xuất racác loại sản phẩm đặc trưng của mình nhằm cung ứng cho

du khách trong hoàn cảnh không gian và thời gian xác định Căn cứ vào tính chất và nội dung của sản phẩm lữ hành

có thể chia các sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành ra làm

ba nhóm cơ bản: Các dịch vụ trung gian, các chương trình

du lịch trọn gói và các dịch vụ khác

- Sản phẩm của các dịch vụ trung gian chủ yếu do cácđại lý du lịch cung cấp Trong hoạt động này đại lý du lịchthực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các nhà sản xuấtvới khách du lịch Các đại lý du lịch không tổ chức sảnxuất các sản phẩm của bản thân đại lý mà chỉ hoạt độngnhư một điểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch.Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm: Đăng ký đặt chỗ

và bán vé các loại phương tiện khác như: tàu thuỷ, đườngsắt, ô tô, môi giới cho thuê xe và bán bảo hiểm, đăng ký đặtchỗ và bán các chương trình du lịch, đăng ký đặt chỗ kháchsạn và các dịch vụ môi giới trung gian khác

Trang 30

- Các chương trình du lịch trọn gói: Hoạt động du lịchtrọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành dulịch Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhàsản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và báncho khách du lịch Khi tổ chức các chương trình du lịchtrọn gói các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách

du lịch cũng như những nhà sản xuất ở một mức độ caohơn nhiều so với hoạt động trung gian

- Các dịch vụ khác: Trong quá trình hoạt động cáccông ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi kinh doanh củamình trở thành người sản xuất trực tiếp ra sản phẩm du lịch

Vì lẽ đó, các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạt độnghầu hết trên các lĩnh vực liên quan đến du lịch: kinh doanhkhách sạn, nhà hàng, kinh doanh các dịch vụ vui chơi giảitrí, kinh doanh vân chuyển du lich, kinh doanh các dịch vụngân hàng phục vụ khách du lịch Các dịch vụ này thường

là sự kết hợp và sự hợp tác, liên kết trong du lịch Hệ thốngsản phẩm của du lịch lữ hành càng phong phú thì hoạt độngkinh doanh lữ hành càng phát triển

Trang 31

Tuy nhiên các doanh nghiệp lữ hành cần lưu ý rằng:Nhu cầu của khách hàng mang tính tổng hợp rất cao Vìthế, doanh nghiệp muốn phát triển hoạt động kinh doanh lữhành thì phải đáp ứng nhu cầu đó bằng sự đa dạng tổng hợpcủa hệ thống sản phẩm Song doanh nghiệp là người ký hợpđồng và đại diện bán cho nhà sản xuất trực tiếp Nên đểtrách rủi ro và đảm bảo duy trì lâu dài, doanh nghiệp lữhành cần lựa chọn nhà cung cấp, nhận làm đại lý cho cácdoanh nghiệp đang đáng tin cậy, có uy tín.

Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm dịch vụ củadoanh nghiệp Như vậy khách hàng đóng vai trò quan trọngtrong việc phát triển thị trường kinh doanh lữ hành nóichung và phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nói riêng.Thông qua quá trình tiêu thụ của khách hàng mà doanhnghiệp lữ hành thực hiện được mục tiêu đề ra là doanh thu

và lợi nhuận Tuy nhiên, mối quan hệ tốt đẹp này chỉ có thểtồn tại và thực hiện nếu nó đảm bảo lợi ích kinh tế và sựthoả mãn cho cả hai bên

Trang 32

Phân tích một cách tổng quát cho thấy trên thị trường

có “hai dòng” khách hàng và doanh nghiệp tìm nhau.Doanh nghiệp tìm, xác định tập khách hàng cho mình, ảnhhưởng lên tập khách hàng đó Ngược lại, khách hàng cũng

có những ưu thế, chế ước nhất định đối với doanh nghiệp.Nhất là trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay thì ngườimua hàng sẽ có ưu thế mạnh hơn nhiều Sự tín nhiệm củakhách hàng là tài sản quý báu đối với doanh nghiệp Doanhnghiệp cần thiết phải tạo dựng, duy trì và phát huy nó bằngcách thoả mãn tối đa nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng

so với các đối thủ cạnh tranh của mình

Khách hàng có thể có nhiều loại: Một cánhân hay tổ chức, khách hàng tiềm năng, hiện thực haytruyền thống Tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng khácnhau mà doanh nghiệp có các hành vi ứng xử cũng như cácphương thức mua bán thích hợp

Nghiên cứu tập khách hàng cũng chính làxác định nhu cầu thị trường, từ đó xây dựng mục tiêu, kếhoạch phát triển kinh doanh Ngoài việc quan tâm đến nhu

Trang 33

cầu thị hiếu khách hàng thì điều doanh nghiệp cần là hành

vi mua bán thực tế Hành vi đó bị chi phối mạnh mẽ bởisức mua và sự trả giá của khách hàng

Khách hàng là yếu tố cuối cùng về hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Vì tất cả mọi sự đầu tư của doanh nghiệp

để tạo ra sản phẩm dịch vụ và được khách hàng chấp thuận

Để khách hàng tiếp nhận thì doanh nghiệp phải thoả mãnnhu cầu và thu hút khách hàng Khách hàng là người quyếtđịnh cuối cùng cho hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp cả về chất lượng và đồng thời cũng là ngườitiêu thụ Thông qua sự cảm nhận của khách hàng sẽ quyếtđịnh đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó,yêu cầu xác định đúng đắn tập thị trường khách hàng mụctiêu sẽ cho phép doanh nghiệp có những quyết định đúngđắn để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành, có cácchính sách xúc tiến, giá cả, sản phẩm, cạnh tranh hợp lý vàhiệu quả Mỗi doanh nghiệp lữ hành không chỉ chú trọngduy trì thị trường khách hiện tại mà còn phải không ngừng

mở rộng thị trường khách hàng tiềm năng để chiếm lĩnh thị

Trang 34

phần khách hàng và tối ưu hoá mục tiêu cuối cùng củadoanh nghiệp.

Tuy nhiên, để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành,các doanh nghiệp lữ hành cần phải nhận biết những ưuđiểm và hạn chế của các yếu tố môi trường kinh doanh:kinh tế, văn hoá, chính trị, tự nhiên, nhà cung cấp để lựchọn và phát triển hợp ý các yếu tố kể trên

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp lữ hành.

1.5.1 Sự cần thiết phải phát triển hoạt động kinh doanh

lữ hành.

Bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào nói chung vàdoanh nghiệp kinh doanh lữ hành nói riêng đều có mụcđích trong quá trình hoạt động kinh doanh, và suy cho cùngmục đích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữhành chính là lợi nhuận Phát triển hoạt động kinh doanh lữhành sẽ cho phép doanh nghiệp thiết lập được hệ thống sảnphẩm lữ hành có chất lượng, phong phú và đa dạng Từ đógiúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường khách hàngvững chắc để từ đó tối đa hoá được lợi ích kinh tế chodoanh nghiệp mình Bên cạnh đó, hệ thống sản phẩm cóchất lượng, giá cả hợp lý còn là phương tiện điều kiện để

Trang 35

doanh nghiệp phát triển bền vững và duy trì sự tồn tại lâudài.

Nói đến kinh doanh lữ hành là nói đến việc xây dựng và

tổ chức thực hiện các chương trình du lịch Khi kinh doanh

lữ hành càng phát triển tức là lượng chương trình du lịch

mà doanh nghiệp thực hiện sẽ nhiều hơn Mà trong quátrình thực hiện tổ chức các chương trình du lịch thì hoạtđộng kinh doanh lữ hành đã trực tiếp mang lại nguồn kháchlớn và thường xuyên cho các hoạt động kinh doanh kháccủa doanh nghiệp Như vậy kinh doanh lữ hành càng pháttriển thì lượng khách do hoạt động kinh doanh lữ hànhcung cấp cho các lĩnh vực khác của công ty càng nhiều.Điều này cho thấy vị trí quan trọng và sự cần thiết phảiphát triển hoạt động kinh doanh lữ hành Ngoài ra, sự pháttriển của hoạt động kinh doanh lữ hành còn có nhiều tácđộng tích cực khác đối với doanh nghiệp như:

- Giúp cho doanh nghiệp đứng vững chắc trên thịtrường

- Gia tăng lợi nhuận trong kinh doanh của doanhnghiệp

- Tạo ra hướng phát triển bền vững, lâu dài cho doanhnghiệp

Do vậy việc phát triển hoạt động kinh doanh trong cácdoanh nghiệp nói chung và việc phát triển hoạt động kinhdoanh lữ hành trong các doanh nghiệp lữ hành nói riêng làthực sự cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp có phươnghướng phát triển hoạt động kinh doanh đúng đắn

Trang 36

1.5.2 Các chỉ tiêu

1.5.2.1 Số lượt khách và tốc độ tăng trưởng lượt khách

- Số lượt khách chính là tổng lượt khách mua và sửdụng sản phẩm lữ hành doanh nghiệp trong một khoảngthời gian nhất định thường là năm

- Số lượt khách du lịch được xác định trên cơ sở:

+ Số lượt khách du lịch quốc tế

- Số lượt khách du lịch nội địa

Như vậy, trong một khoảng thời gian nhất định đó, mộtkhách du lịch có thể mua và sử dụng sản phẩm của doanhnghiệp một hoặc nhiều lần

Tốc độ tăng trưởng lượt khách biểu hiện mức độ pháttriển, sự tăng trưởng và quy mô của doanh nghiệp

1.5.2.2 Số ngày khách và tốc độ tăng trưởng ngày khách

- Số ngày khách là tổng số ngày mà các lượt khách đitour khoảng thời gian nhất định (thường tính theo năm).Trong thực tế các doanh nghiệp lữ hành xác định chỉtiêu này bằng phương pháp thống kê Khi xác định chỉ tiêunày cần lượng hoá các ảnh hưởng Để lượng hoá các nhân

tố ảnh hưởng có thể xác định số ngày khách theo công thứcsau:

Tổng số = Tổng số lượt x Sốngày đi tour

Trang 37

ngày khách khách bình quâncủa khách

- Một lượt khách có thể mua sản phẩm lữ hành trongngày trong ngày, ngắn ngày hoặc dài ngày

Tốc độ tăng trưởng ngày khách phản ánh chính xác hơn

sự tăng trưởng về quy mô của doanh nghiệp lữ hành cũngnhư mức độ phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành

1.5.2.3 Doanh thu lữ hành và tốc độ tăng trưởng doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp lữ hàn là toàn bộ cáckhoản thu nhập mà doanh nghiệp đó thu đựơc trong mộtthời kỳ nhất định Nó bao gồm doanh thu từ hoạt động bánhay thực hiện các chương trình du lịch, doanh thu từ kinhdoanh vận chuyển, hướng dẫn viên du lịch và các dịch vụtrung gian khác

Doanh thu trong doanh nghiệp phản ánh mức độ pháttriển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳkinh doanh Nó là một trong các chỉ tiêu kết quả kinhdoanh mà mọi doanh nghiệp quan tâm và được xây dựngtrên các báo cáo kế toán, thống kê

Doanh thu từ kinh doanh các chương trình du lịch trọngói chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các doanhnghiệp lữ hành Nó phụ thuộc và số ngày khách và chỉ tiêucủa khách, số ngày khách hay chỉ tiêu của khách tăng lên sẽ

Trang 38

là đều dẫn đến sự phát triển doanh thu của doanh nghiệp lữhành.

Doanh thu kinh doanh lữ hành còn là chỉ tiêu tổng hợpphản ánh kết quả quá trình hoạt động kinh doanh lữ hànhcủa doanh nghiệp, là chỉ tiêu kinh tế phản ánh giá trị sảnphẩm doanh nghiệp lữ hành mà doanh nghiệp đã thực thutrong một thời kỳ nào đó

Tốc độ tăng doanh thu không chỉ biểu hiện lượng tiền

mà doanh nghiệp thu được tăng lên mà còn đồng nghĩa vớiviệc tăng lượng sản phẩm dịch vụ lữ hành tiêu thụ trên thịtrường, tăng lượng khách cũng như chi tiêu của họ chodoanh nghiệp Từ đó, giúp doanh nghiệp trang trải cáckhoản hao phí, mở rộng thị phần kinh doanh, có điều kiệnbảo toàn vốn để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành

1.5.2.4 Lợi nhuận kinh doanh lữ hành và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.

Lợi nhuận kinh doanh lữ hành là chỉ tiêu tổng hợpphản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp lữ hành đánh giá trình độ phát triển hoạt động kinhdoanh lữ hành của doanh nghiệp

Lợi nhuận trong kinh doanh lữ hành được cấu thành từlợi nhuận kinh doanh các chương trình du lịch và các dịch

vụ đại lý, dịch vụ du lịch khác

Trang 39

Mức tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh lữ hành sẽ thểhiện mức độ phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành củadoanh nghiệp qua các thời kỳ nhất định.

Trang 40

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG HỒNG THUỘC CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THĂNG

số vốn lưu động là 364 triệu đồng

Ngày đăng: 27/11/2012, 15:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3.TH.S Trần Ngọc Nam, Marketing du lịch, NXB -Tổng hợp, Đồng Nai, Năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Nhà XB: NXB -Tổng hợp
5.Vũ Thị Thảo, "Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội tại trung tâm du lịch lữ hành HACINCO thuộc Công ty cổ phần HACINCO”, Luận văn tốt nghiệp khoa Khách sạn - Du lịch, Trường Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội tại trung tâm du lịch lữ hành HACINCO thuộc Công ty cổ phần HACINCO
6.Nguyễn thị Thuỷ “ Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành ở công ty thương mại du lịch Bắc Sơn” Luận văn tốt nghiệp khoa Khách sạn -Du lịch, Trương Đại học Thương Mại, Hà Nội - 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành ở công ty thương mại du lịch Bắc Sơn”
7.Đinh Trung Kiên nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. NXB-Đại học Quốc Gia -Hà Nội-năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
Nhà XB: NXB-Đại học Quốc Gia -Hà Nội-năm 2000
8.Nguyễn Văn Đính và Phạm Hồng Chương, Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB -Thống kê - 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành
Nhà XB: NXB -Thống kê - 1998
9.Nguyễn Trọng Đặng.Nguyễn Thị Doãn Liễu.Vũ Đức Minh. Trần Thị Phùng Quản trị nhà hàng khách sạn-du lịch-NXB. Đại Học Quốc Gia-Năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nhà hàng khách sạn-du lịch
Nhà XB: NXB. Đại Học Quốc Gia-Năm 2000
10. Nguyễn Văn Lưu. Thị trường du lịch, NXB, Đại học Quốc Gia, Hà Nội, Năm 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường du lịch
1.Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng Khác
2.Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 theo QĐ số 337/TCDL Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đây là mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, người lãnh đạo ra toàn bộ các quyết định trong hoạt động  của Xí nghiệp - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa
y là mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, người lãnh đạo ra toàn bộ các quyết định trong hoạt động của Xí nghiệp (Trang 47)
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy  quản lý của Xí nghiệp - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp (Trang 47)
Bảng 2: Cơ cấu lao động của Xí nghiệp - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa
Bảng 2 Cơ cấu lao động của Xí nghiệp (Trang 63)
Bảng 2:  Cơ cấu lao động của Xí nghiệp - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa
Bảng 2 Cơ cấu lao động của Xí nghiệp (Trang 63)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w