0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Hệ sinh thái dọc đoạn tuyến

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG (Trang 28 -29 )

Vườn quốc gia Cúc Phương cách Hà Nội 120 km về hướng Tây nam, nằm trong ngoại vi đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách biển Đông 70km, nằm giữa 20014’ - 20024’ vĩ độ Bắc, 105029’ - 105044’ kinh độ Đông.

Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập theo Quyết định số 72/TTg ngày 07/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ và Luận chứng kinh tế kỹ thuật VQG Cúc Phương đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng phê duyệt tại Quyết định 139-CT ngày 09/5/1988 trong đó ghi rõ tổng diện tích tự nhiên của Vườn là 22.200 ha. Trong đó: diện tích thuộc tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Ninh Bình) là 11.350 ha, diện tích thuộc tỉnh Hà Sơn Bình (nay là tỉnh Hòa Bình) là 5.850 ha, diện tích thuộc tỉnh Thanh Hóa là 5.000 ha. [9]

Vườn được phân thành các phân khu chức năng như sau: [9]

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 20.745 ha

+ Phân khu phục hồi sinh thái: 721 ha

+ Phân khu dịch vụ hành chính và du lịch: 734 ha

- Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với VQG và khu BTTN; bao gồm toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với VQG và khu BTTN. Vùng đệm được xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con người tới VQG và khu BTTN. Vùng đệm VQG Cúc Phương bao gồm diện tích của các xã liền kề và diện tích còn lại của các xã gồm 15 xã thuộc 4 huyện và 3 tỉnh với diện tích tự nhiên 30.625 ha và 79.445 nhân khẩu. [9]

- Thung lũng của đứt gãy sông Bưởi chia cắt rõ rệt thành hai tiểu vùng sinh thái phía Đông và phía Tây: Nếu phía Đông là hệ sinh thái rừng nhiều tầng với những quần xã thực vật có nhiều loài quý hiếm, đồng thời là sinh cảnh thích nghi của hầu hết những loài động vật trên cạn quý hiếm của Vườn quốc gia; phía Tây là hệ sinh thái rừng tầng thấp với các quần xã thực vật của thảm rừng thứ

sinh, phục hồi sau khai thác chọn và đốt làm nương rẫy, khó có khả năng trở lại trạng thái rừng mưa kín nhiều tầng vượt tán. Tại đây, chỉ còn 2 quần xã thực vật rừng ưu thế, đó là: Sơn rừng, dẻ cau, Vàng Anh và May Tèo, Ô - rô. Rừng thứ sinh ở phía Tây còn xác định được ở 3 vị trí cách biệt nhau: thung Ván Ách 162ha, thung Ván Khộng 228ha, Thung Khổ 38ha. [ 9]

- Đoạn đi gần sông Bưởi hầu hết là rừng thứ sinh, có chỗ rừng đang được phục hồi với thảm thực vật ưu thế tập trung vào các quần xã Sơn rừng, Chò đãi, Nhội, Đa, Vàng Anh, Mạy Tèo, Ô Rô, Cỏ tranh, Lau.

- Hệ sinh thái dân cư canh tác, với bề rộng 2 bên bờ sông trung bình 1,5km, có chỗ trên 2km tồn tại và phát triển ở phía Tây sông Bưởi, chủ yếu là cây lúa, hoa màu (ngô, khoai, sắn, đậu tương).

- Trên địa phận xã Ân Nghĩa (đầu tuyến) hầu như không còn rừng ở cả hai phía, hầu hết là đất trống và lớp cây bụi hỗn tạp. Trên địa phận xã Thạch Lâm rừng được bảo vệ tốt hơn, tuy trạng thái rừng thứ sinh nhưng đang ở xu thế phục hồi tốt.

- Các loài động vật thường gặp tại khu vực dự án và phía Tây sông Bưởi: Khỉ mốc, khỉ vàng, cầy vòi, cầy mực, sơn dương, hoẵng, đon, nhím, rái cá nhỏ, sóc đen,… và một số loài rắn, côn trùng và lưỡng cư. Nhiều loài chim còn cư trú hoặc vãng lai trong toàn vùng Cúc Phương cũng xuất hiện ở vùng này.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG (Trang 28 -29 )

×