1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội

86 361 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 433 KB

Nội dung

Trong điều kiện hội nhập của đất nước ta hiện nay, TTQT giữ một vai trò vô cùng quan trọng để thúc đẩy, tạo điều kiện cho nền kinh tế mở cửa, phát triển, dễ dàng hơn trong việc giao lưu kinh tế

Trang 1

Lời mở đầu

Trong điều kiện hội nhập của đất nước ta hiện nay, TTQT giữ một vai tròvô cùng quan trọng để thúc đẩy, tạo điều kiện cho nền kinh tế mở cửa, phát triển,dễ dàng hơn trong việc giao lưu kinh tế với các nước khác Trong các phươngthức TTQT thì phương thức L/C luôn được sử dụng nhiều nhất do những ưuđiểm vượt trội so với các phương thức khác Vì thế trong mấy năm gần đây, cácngân hàng luôn tìm các biện pháp để mở rộng, hoàn thiện nghiệp vụ này.

Eximbank HN là ngân hàng có thế mạnh về lĩnh vực tài trợ xuất nhậpkhẩu Trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng rấtphát triển, có uy tín cả trong và ngoài nước, đặc biệt là thanh toán qua L/C Tuynhiên, trong thời gian tới, khi thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam xuất hiệnthêm những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ có tiềm lực tài chính cũng như chấtlượng dịch vụ hoàn hảo từ các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới thì Eximbanknói riêng cùng với toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khókhăn để giữ được khách hàng cũng như có thể tồn tại Trong điều kiện hội nhậpthì ngân hàng nào có được chất lượng dịch vụ tốt hơn sẽ có cơ hội cạnh trạnh caohơn Vì thế việc nâng cao chất lượng TTQT qua phương thức TDCT cho theokịp với trình độ thế giới cũng như thỏa mãn kịp thời những nhu cầu ngày càngcao của khách hàng là vấn đề thiết yếu tại ngân hàng xuất nhập khẩu nói chungvà chi nhánh Hà Nội nói riêng Trong nội dung bài chuyên đề này em xin đượctrình bày về thực trạng chất lượng TTQT qua phương thức TDCT tại EximbankHN đồng thời đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng loại hình dịch vụnày.

Đề tài ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo gồm 3chương:

Trang 2

- Chương 1: Tổng quan về chất lượng thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tạingân hàng thương mại (NHTM)

- Chương 2: Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụngchứng từ ở Eximbank Hà Nội

-Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thứctín dụng chứng từ tại Eximbank Hà Nội

Trang 3

Chương 1: Tổng quan về chất lượng thanh toán quốc tế tín dụngchứng từ tại ngân hàng thương mại (NHTM)

1.NHTM trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu

1.1.NHTM trong nền kinh tế thị trường

Ở các nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mô hình ngân hàng phổbiến là ngân hàng 2 cấp: ngân hàng Nhà nước làm chức năng phát hành tiền vàquản lý vĩ mô các hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng; NHTM và các tổ chứctín dụng khác NHTM thực chất là một doanh nghiệp được thành lập và hoạtđộng dưới sự kiểm soát , quản lý, điều tiết của ngân hàng Nhà nước, thực hiệnkinh doanh tiền tệ tín dụng, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi vàsử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.

Tầm quan trọng của NHTM thể hiện qua các hoạt động cơ bản của nó: Một là, huy động tiết kiệm: các NHTM thực hiện một dịch vụ rất quan trọngđối với tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiệnthuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm của dân chúng Người gửi tiết kiệm nhậnđược một khoản tiền thưởng với danh nghĩa là lãi suất, với mức độ an toàn vàhình thức thanh khoản cao.

Hai là, mở rộng tín dụng và đầu tư: tín dụng của các NHTM có ý nghĩa quantrọng đối với toàn bộ nền kinh tế, nó tạo ra khả năng tài trợ cho các hoạt độngcông nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của đất nước.

Mặc dù các hoạt động đầu tư của NHTM thường được quan niệm tách rời với tíndụng, nhưng xét về kết quả xã hội và kinh tế, chúng đều giống nhau Do thunhập của Nhà nước không phải lúc nào cũng tương xứng với các khoản chi, đòihỏi phải tạm thời vay nợ tại các NHTM Hoặc khi các NHTM mua các chứng

Trang 4

khoán của chính phủ, doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt động của chính phủ,doanh nghiệp.

Ba là, hoạt động thanh toán: việc đưa ra một cơ chế thanh toán hay nói cáchkhác, sự vận động của vốn là một trong những chức năng quan trọng do các ngânhàng thực hiện và nó càng trở nên quan trọng khi được sự tín nhiệm trong việcsử dụng séc và thẻ tín dụng Trong những năm gần đây đã có những đổi mớiquan trọng do các ngân hàng đã trang bị máy vi tính và các phương tiện kỹ thuậtđể đưa vào sử dụng những hình thức chuyển tiền mới như chuyển tiền điện tử,mạng SWIFT và mạng hóa hệ thống máy tính trong ngân hàng… do đó thẻ tíndụng có thể được sử dụng để rút tiền ở nhiều nơi.

Ngoài ra, còn có các hoạt động khách như: giao dịch hối đoái, kinh doanhvàng, đá quý, dịch vụ ủy thác, dịch vụ bảo quản an toàn vật có giá,…

1.2.NHTM trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu

NHTM tham gia tài trợ ngoại thương: đây là một trong những chức năngquan trọng nhất do các NHTM thực hiện, liên quan trực tiếp đến quan hệ kinh tếđối ngoại Mặc dù ngoại thương được hình thành và bắt nguồn từ các hoạt độngnội thương nhưng có những sự khác biệt đáng kể và chính từ sự khác nhau đómà các NHTM cần phải cung ứng dịch vụ TTQT nhằm làm cho quá trình nàydiễn ra một cách suôn sẻ Sở dĩ như vậy là do mỗi nước có một hệ thống tiền tệriêng, không đồng nhất, và với năng lực tài chính của người mua và người bán ởcác nước khác nhau cũng không giống nhau, ngoài ra còn những hạn chế vềngôn ngữ, môi trường văn hóa , phong tụ tập quán khách nhau, các chế độ kinhtế- chính trị khác nhau, người mua và người bán cách xa nhau về địa lý… Chínhvì vậy, các NHTM có vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế, điều nàyđược thể hiện ở các mặt sau:

Trang 5

Một là, cung cấp bảo lãnh tín dụng: bao gồm bảo lãnh tín chấp, bảo lãnhphát hành L/C, cho vay…đối với nhà nhập khẩu và chiết khấu chứng từ, mua lạichứng từ nhờ thu… đối với nhà xuất khẩu.

Hai là, trung gian thanh toán: hệ thống ngân hàng cho phép việc thực hiệnthanh toán giữa các bên liên quan, đảm bảo an toàn nhanh chóng và chính xác.

Ba là, tư vấn: trong bất kỳ trường hợp nào nếu gặp phải những vấn đề liênquan đến thanh toán trong giao dịch ngoại thương, khách hàng liên quan đều cóthể nhận được những tư vấn tốt từ cán bộ chuyên môn trong các NHTM.

Bốn là, quản lý rủi ro tín dụng: trong thương mại quốc tế, người mua cóthể phải giao dịch với một người bán mà họ không hề biết, thậm chí kể cả saukhi đã có công cụ dụng cụ hoạt động mua bán với nhau, người mua cũng khôngbiết về người bán một cách triệt để hoặc tốt hoặc xấu Như vậy người mua vàngười bán không thể nắm bắt chắc chắn về khả năng tài chính, uy tín và khảnăng thực hiện trách nhiệm thanh toán của nhau, do đó khó lường trước nhữngrủi ro có thể xảy ra Với sự giúp đỡ của ngân hàng, người mua và người bán sẽyên tâm và tin tưởng hơn vì sẽ loại trừ được rủi ro Ví dụ khi ngân hàng pháthành thay thế vai trò của người mua để cam kết với người bán rằng họ sẽ nhậnđược tiền thanh toán nếu họ chấp nhận đúng và đủ các điều kiện quy định trongL/C.

Năm là, quản lý rủi ro về ngoại hối: trong thương mại quốc tế người muavà người bán ở hai nước khách nhau, nhưng chỉ giao dịch với cùng một loại tiền,họ phải đương đầu với những rủi ro dao động về tỷ giá tiền tệ, những rủi ro nàysẽ dễ dàng loại trừ khi có sự giúp đỡ của ngân hàng thông qua nghiệp vụ phòngngừa rủi ro do ngân hàng thực hiện, hợp đồng mua bán hoặc chuyển đổi ngoại tệtùy theo sự lựa chọn của khách hàng.

Trang 6

Sáu là, cung cấp khả năng lựa chọn các phương thức thanh toán: hiện naycác NHTM có thể cung cấp cho khách hàng nhiều phương thức TTQT kháchnhau như: thanh toán trước, thanh toán sau, nhờ thu, mở L/C Trong tất cả cácphương thức nói trên thì quan trọng nhất là phương thức mở L/C.

2.Hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) tại NHTM

2.1.Lịch sử hình thành và khái niệm của TTQT

Mỗi quốc gia phải thực hiện nhiều mối quan hệ quốc tế trên mọi lĩnh vực:kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, hợp tác khoa học kỹ thuật…Trong quátrình hoạt động các quan hệ này đều liên quan đến công tác tài chính, thanh toán.Thanh toán quốc tế là việc chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch vụ mua bánhàng hóa hay cung ứng lao vụ…giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với cáctổ chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thôngqua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan Các quan hệ quốc tếđược phân chia thành TTQT mậu dịch và TTQT phi mậu dịch.

TTQT phi mậu dịch là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đếnhàng hóa cũng như cung ứng lao vụ, nó không mang tính thương mại Ví dụ nhưchi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở các nước sở tại, các chi phívề vận chuyển và đi lại của các đoàn khách nhà nước, các tổ chức của từng cácnhân…

TTQT mậu dịch là thanh toán phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hóa và cácdịch vụ thương mại, theo giá cả quốc tế thông thường trong nghiệp vụ TTQTmậu dịch phải có chứng từ hàng hóa kèm theo Các bên mua bán bị ràng buộcvới nhau bởi bởi hợp đồng thương mại hoặc bằng một hình thức cam kết khác( thư, điện giao dịch)

Trang 7

Ta thấy TTQT ra đời từ rất lâu nhưng thật sự nó chỉ phát triển mạnh mẽ từkhi chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển, khối lượng mua bán, đầu tư quốc tếngày càng tăng thì khối lượng giao dịch thanh toán qua ngân hàng ngày càngtăng đáng kể Nếu tổng số khối lượng vốn thanh toán bình quân một ngày qua hệthống ngân hàng toàn cầu trong những năm 1973-1983 chỉ ở mức 10-20 tỷ USD/ngày, thì năm 1992 khoảng 880-900 tỷ USD , đến năm 1995 con số này là 1400tỷ USD và hiện nay lên đến trên 3000 tỷ USD.

2.2.Các phương thức TTQT

2.2.1Phương thức chuyển tiền

Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng(người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) ủy nhiệm cho nhân hàng phụcvụ mình trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho một ngườikhác (người bán, người xuất khẩu, chủ nợ…) ở một địa điểm nhất định và trongmột thời gian nhất định.

Yêu cầu để sử dụng phương thức này là hai bên mua bán phải có mối quanhệ tin tưởng lẫn nhau.

2.2.2.Chuyển khoản liên ngân hàng quốc tế

Chuyển tiền liên ngân hàng quốc tế là công cụ thanh toán quốc tế được dùngnhiều nhất Nó xuất phát từ nhà nhập khẩu ra lệnh cho ngân hàng của mình ghinợ tài khoản để ghi có tài khoản của nhà xuất khẩu.

2.2.3.Phương thức ghi sổ

Đây là phương thức thanh toán, mà qua đó tổ chức xuất khẩu khi xuất khẩu hànghóa dịch vụ thì ghi nợ cho bên nhập khẩu (bên được cung ứng), vào một cuốn sổriêng của mình, và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong từngthời kỳ nhất định

Trang 8

2.2.4.Phương thức giao hàng trả tiền ngay

Giao hàng trả tiền ngay thường được các nhà xuất khẩu sử dụng dưới kýhiệu COD (cash on delivery) hoặc là giao hàng thanh toán tiền ngay COD cónghĩa là chỉ giao hàng khi thanh toán tiền Người vận chuyển hàng cuối cùngngoài việc vận chuyển còn đảm nhận luôn việc thu tiền hàng Do đó đây làphương thức tốt cho nhà xuất khẩu.

2.2.5.Phương thức đổi chứng từ trả tiền ngay

Phương thức này còn được gọi là CAD (cash against documents) Đây làphương thức thanh toán mà trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tàikhoản ký thác (trust account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuấtkhẩu xuất trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu Nhà xuất khẩu sau khi hoànthành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiềnthanh toán.

2.2.6.Phương thức thanh toán nhờ thu

Theo thông lệ, phương thức thanh toán này được phân ra thành 2 loại: Nhờ thutrơn, nhờ thu kèm chứng từ.

Phương thức thanh toán nhờ thu trơn là phương thức thanh toán trong đóbên bán ủy thác cho bên ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua căncứ vào hối phiếu do chính người bán lập.Các chứng từ thương mại có liên quanđã chuyển giao trực tiếp cho bên mua mà không qua ngân hàng.

Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán,trong đó bên bán ủy nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không chỉ căncứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa kèm theo với điềukiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền (đối với hối phiếu có kỳ hạn)sẽ trao bộ chứng từ cho người mua nhận hàng.

Trang 9

Như vậy trong trường hợp đơn vị nhập khẩu không đồng ý trả tiền, ngânhàng không giao bộ chứng từ , tức là hàng hóa đã cung cấp qua nước nhập khẩuvân thuộc quyền sở hữu của tổ chức xuất khẩu.

2.2.7.Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Đây là phương thức thanh toán tốt nhất trong tất cả các phương thứcTTQT nêu trên Cụ thể về phương thức này sẽ được trình bày ở phần sau.

2.3 Rủi ro có thể gặp phải trong TTQT

Rủi ro trong TTQT là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiệnthanh toán quốc tế liên quan đến các giao dịch quốc tế, nguyên nhân phát sinh từquan hệ giữa các bên tham gia TTQT như: nhà xuất khẩu, nhập khẩu, ngânhàng…hoặc do những nhân tố khách quan khác gây nên như thiên tai, chiếntranh, chính trị.

Như vậy, rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người,đem lại những hậu quả mà người ta không thể dự đoán trước được Đặc biệttrong TTQT, liên quan đến các giao dịch thương mại quốc tế Rủi ro trong giaodịch thương mại quốc tế cũng giống như rủi ro trong giao dịch thương mại trongnước nhưng khoảng cách về địa lý, những khác biệt về văn hóa, luật pháp…làmcho việc dự báo trước rủi ro cũng như đưa ra những biện pháp phòng ngừa thêmkhó khăn.

Các phương thức thanh toán đều tiềm ẩn những rủi ro Ví dụ như:

Trong phương thức thanh toán chuyển tiền người mua có thể không nhậnđược hàng như hợp đồng đã ký trong khi đã trả tiền trước cho người bán, ngườibán thì có thể không nhận được tiền do người mua chây ì không thanh toán hoặckhông chịu thanh toán khi không muốn nhận hàng, còn với ngân hàng phục vụ

Trang 10

người mua có thể không thu được nợ trong trường hợp người mua vay tiền đểnhập hàng mà người mua lại mất khả năng thanh toán

Trong phương thức nhờ thu trơn: không có sự đảm bảo quyền lợi cho bên bán( thanh toán không bình đẳng) giữa sự trả tiền và nhận hàng tách rời, không cósự ràng buộc lẫn nhau Người mua có thể nhận hàng không chịu trả tiền hoặc trìhoãn việc trả tiền Người bán cũng có thể nhận tiền rồi nhưng không chịu giaohàng, hoặc giao hàng kém phẩm chất (trong trường hợp trả tiền trước)

Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Người bán thông qua Ngân hànggiữ bộ hồ sơ hàng hóa mới chỉ đảm bảo được quyền sở hữu hàng hóa của mình,chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người mua Người mua có thể kéo dàiviệc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hàng hóa ( không nhận hàng), khôngthanh toán khi thị trường biến động bất lợi cho họ Người bán tuy vẫn có quyềnsở hữu hàng hóa, bán hàng cho người khác nếu người mua không thanh toán,song việc giải tỏa hàng gặp khó khăn và gặp rủi ro trong tiêu thụ hàng Ngânhàng chỉ đứng vị trí trung gian thu hộ tiền chứ không có trách nhiệm đến việc trảtiền của người mua.

Khi phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ra đời, với những ưu thếcủa mình đã giải quyết được phần nào những mặt hạn chế của những phươngthức còn lại

3.Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

3.1.Khái niệm, các bên tham gia và lợi thế của phương thức thanh toán tín dụngchứng từ (TDCT)

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, mà trong đó có mộtngân hàng (ngân hàng phát hành) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (ngườinhập khẩu) cam kết hay cho phép một nhờ thu khác (ngân hàng ở nước xuất

Trang 11

khẩu) chi trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của nhà xuất khẩu theo đúng nhữngđiều kiện và chững từ thanh toán, phù hợp với thư tín dụng.

Như vậy, một thư tín dụng là:

-Một phương tiện thanh toán Một khi đã thỏa thuận thời hạn của hợpđồng thương mại, tín dụng thư kèm chứng từ được chọn như hình thức thanhtoán có liên quan đến các nhiệm vụ độc lập với các nhiệm vụ quy định tại hợpđồng nói riêng.

-Một hình thức tín dụng bằng chữ ký mà một ngân hàng dành cho mộtkhách hàng mua, trong đó người bán phải xuất trình chứng từ.

Ngân hàng gửi thẳng L/C đó cho người xuất khẩu biết là theo yêu cầu củangười xuất khẩu, ngân hàng đã mở một L/C cho người nhập khẩu, cam kết trảtiền cho người xuất khẩu, khi người xuất khẩu làm đúng các điều quy định trongL/C và chuyển những chứng từ gửi hàng cho ngân hàng làm đảm bảo.

Thực chất L/C là một bức thư được gửi cho người bán, được soạn thảo và ký bởimột ngân hàng hành động thay mặt người mua Trong bức thư, ngân hàng hứa sẽtrả tiền các hối phiếu được ký phát cho chính nó nếu người bán tuân thủ các điềukiện cụ thể được quy định trong L/C.Thông qua L/C ngân hàng đưa ra nhữngcam kết trả tiền của chính mình thay cho nhà nhập khẩu Do đó L/C trở thànhmột hợp đồng tài trợ giữa ngân hàng phát hành và một người thụ hưởng được chỉđịnh độc lập với giao dịch thương mại.

Mục đích của L/C ở đây không phải là không phải là để chuyển tiền từnước người nhập khẩu sang nước người xuất khẩu mà là để tiến hành việc trảtiền cho người xuất khẩu Người thụ hưởng L/C đó không phải là người yêu cầumở L/C mà là bạn hàng của người đó L/C không giao cho người yêu cầu mở L/C mà trao cho người thụ hưởng.

Trang 12

Chữ tín dụng ở đây được dùng theo nghĩa rộng, tức là tín nhiệm chứkhông phải để chỉ khoản tiền cho vay theo nghĩa thông thường của từ này Vìtrong trường hợp người nhập khẩu phải ký quỹ 100% số tiền của L/C, thì thựcchất là ngân hàng không cấp một khoản tín dụng nào cả mà là cho người nhậpkhẩu vay sự tín nhiệm của mình L/C là lời hứa trả tiền của ngân hàng thay cholời hứa trả tiền của người nhập khẩu, vì ngân hàng có tín nhiệm hơn.

Nét đặc trưng của L/C còn thể hiện ở chỗ, việc chi trả có liên quan đếnviệc thể hiện chứng từ Ngân hàng không cần nhìn thấy hàng hóa, mà chỉ xét cácchứng từ

Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng không chỉ là trung gianthu hộ, chi hộ, mà còn là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng chobên xuất khẩu, bảo đảm cho bên xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng vớihàng hóa nà họ đã cung ứng, đồng thời bảo đảm cho bên nhập khẩu nhận đượcsố hàng hóa có chất lượng tương ứng với số tiền mà mình phải thanh toán.

*Các bên tham gia

Người yêu cầu mở L/C: là người mua, người nhập khẩu hàng hóa hoặc là

người do người mua ủy thác.

Ngân hàng phát hành L/C: là ngân hàng đại diện và cung cấp tín dụng cho

nhà nhập khẩu Ngân hàng nhận đơn của nhà nhập khẩu và căn cứ vào yêu cầutrong đơn để mở L/C, sau đó chịu trách nhiệm báo cho nhà xuất khẩu biết Ngânahngf phát hành chịu trách nhiệm kiểm trả bộ chứng từ được gửi đến nếu thấyphù hợp thì thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Nếu ngân hàng làm sai sót thìphải chịu trách nhiệm Sau khi đã trả tiền cho người bán, ngân hàng trao lại bộchứng từ cho nhà nhập khẩu và đòi lại khoản tiền thủ tục phí Ngân hàng phát

Trang 13

hành thường là ngân hàng ở nước ngoài, cũng có trường hợp ở nước thứ ba nàođó.

Ngân hàng thông báo: là ngân hàng báo tín dụng chứng từ cho người thụ

hưởng một cách trực tiếp hoặc thông báo cho một ngân hàng khác Ngân hàngnày thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C tại nước người xuất khẩu.

Người thụ hưởng: là người bán hàng xuất khẩu và là bên được hưởng lợi

*Trong thực tế, phương thức thanh toán này đã thể hiện được những lợi thế sovới các phương thức khác Bởi vì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đãdung hòa, cân bằng với quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham giahợp đồng mua bán ngoại thương Cụ thể:

Đối với nhà nhập khẩu, họ có được những lợi ích sau: Chắc chắn nhà xuấtkhẩu phải đáp ứng các quy định của L/C, người mua chỉ phải thanht oán khinhận được bộ chững từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C để đinhận hàng Người mua được sự trợ giúp của ngân hàng trong việc bảo đảm cácđiều kiện của L/C được tuân thủ, dễ dàng được ngân hàng tài trợ về vốn Đượccác điều khoản của UCP 500 bảo vệ Tuy nhiên ngân hàng chỉ giao dịch trên cơsở chứng từ nên buộc phải thanh toán bất kể hàng hóa có tốt hay xấu Rủi rothuộc về phía người mua nếu người bán cố ý lập các chứng từ hàng hóa giả tạođể lừa đảo.

Trang 14

Đối với nhà xuất khẩu, họ được bảo đảm thanh toán khi tuân thủ các điềukhoản và điều kiện của L/C và nhận được thanh toán nhanh nhất, được ngânhàng giúp đỡ và tư vấn, giảm thiểu được các rủi ro Ngoài ra người bán có thể sửdụng L/C như là một phương thức tài trợ cho xuất khẩu như: chiết khấu bộchứng từ, bán bộ chững từ cho ngân hàng hay vay vốn ngân hàng bằng cách thếchấp bộ chứng từ… Tuy nhiên chi phí để thực hiện phương thức thanh toán quaL/C rất cao, quy định phức tạp, đôi khi không đáp ứng được nên việc thanh toáncó thể bị trì hoãn, thậm chí bị từ chối thanh toán.

Đối với ngân hàng, họ cũng thu được lợi ích khá lớn từ các khoản thu phídịch vụ, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, bảo lãnh quốc tế kinh doanh ngoại tệ…Tuy nhiên ngân hàng cũng bị ràng buộc bởi trách nhiệm của mình đối với ngườimua và người bán với tư cách là một thành viên tham gia vào phương thức thanhtoán.

Qua đó, ta thấy những nghĩa vụ và trách nhiệm được đan xen, ràng buộclẫn nhau tạo nên một sự đảm bảo và chắc chắn hơn cho cả việc thanh toán tiềnhàng, nâng cao quyền bình đẳng trong quan hệ thanh toán giữa người mua vàngười bán Hơn nữa trong phương thức này các ngân hàng tham gia không chỉđơn thuần là những trung gian thanh toán mà chính là những thành viên thực sựcủa quá trình thanh toán, là người cam kết trả tiền cho người bán thay cho ngườimua vì vậy đôi khi cũng phải chịu những rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệpvụ này.

3.2 Mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia

Giữa ngân hàng phát hành và người yêu cầu mở L/C: Bằng cách gửi thẳngyêu cầu mở L/C đến ngân hàng phục vụ mình, người yêu cầu đã chính thức đềnghị ngân hàng mở thư tín dụng để thực hiện việc thanh toán cho hợp đồng kinh

Trang 15

doanh Thông qua việc chấp nhận thư yêu cầu mở L/C và thực hiện mở L/C,ngân hàng mở L/C và người yêu cầu đã có mối quan hệ pháp lý người ta gọi làhợp đồng thực hiện dịch vụ (hợp đồng B) Một bộ phận cơ bản của thư yêu cầumở L/C là điều kiện chung của các ngân hàng Trong đó quy định rằng việc thựchiện L/C phải tuân theo nội dung cơ bản của UCP 500 Khi L/C được mở vàngân hàng đòi hỏi người mua phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định nào đó thì mốiquan hệ này trở thành mối quan hệ tín dụng.

Giữa ngân hàng phát hành và người hưởng lợi: Với việc mở L/C chongười mua, ngân hàng phát hành đã cam kết việc thanh toán cho người hưởnglợi, điều đó có nghĩa là ngân hàng phát hành sẽ trả tiền cho người thụ hưởng thựchiện đầy đủ các điều kiện hay khi người mở không trả hay không muốn trả theoL/C Rủi ro này thuộc về mối quan hệ tín dụng cho nên khi nhận được thư yêucầu mở L/C, ngân hàng cần xem xét kỹ tình hình tài chính của khách hàng để cóthể phán quyết chính xác trước khi mở L/C.

Giữa ngân hàng thông báo và người hưởng lợi: Khi ngân hàng thông báochỉ thực hiện việc thông báo tín dụng chứng từ mà không có cam kết nào vềthanh toán với L/C thì quan hệ với người hưởng lợi của ngân hàng thông báo chỉlà vai trò người đưa thư.

Giữa ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi: Ngân hàng xác nhận vàngười hưởng lợi đã cam kết việc thanh toán cho người hưởng lợi Đồng thờingân hàng xác nhận đã đồng ý chịu trách nhiệm với ngân hàng phát hành vềnghĩa vụ trả tiền L/C.

Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận: Ngân hàng phát hànhvà ngân hàng xác nhận đã đồng ý chịu trách nhiệm về một khoản nợ Một khingân hàng xác nhận không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đã cam kết,

Trang 16

người hưởng lợi có quyền đòi tiền ngân hàng xác nhận Khi ngân hàng xác nhậnđòi tiền ngân hàng phát hành mở ký quỹ một khoản tiền nhất định thì quan hệnày trở thành quan hệ tín dụng.

Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo: Mối quan hệ đồngnghiệp và ngân hàng thông báo không bị bất cứ một ràng buộc pháp lý nào 3.3.Nội dung chủ yếu của L/C

Số hiệu: Số hiệu dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện

L/C Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng Số hiệu của L/C còn được dùng đểghi vào các chứng từ có liên quan như hối phiếu, các chứng tờ cần thiết khác.

Địa điểm mở L/C: là nơi ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất

khẩu Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn pháp luật áp dụng khi xảy ratranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó.

Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với

người nhập khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C.

Tên, địa chỉ của những người có liên quan: người nhập khẩu, người xuất khẩu,

ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng trảtiền, và các ngân hàng khác nếu có.

Số tiền của L/C: Vừa được ghi bằng chữ, vừa được ghi bằng số và thống nhất với

nhau, đơn vị tiền tệ rõ ràng Không nên ghi số tiền tuyệt đối mà hi theo một sốgiới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt dược hoặc là một giới hạn chênh lệchhơn kem % của tổng số tiền.

Thời hạn hiệu lực: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà

xuất khẩu, nếu người này xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợpvới những điều quy định trong L/C.Thời hạn này được tính từ ngày mở L/C đếnngày hết hiệu lực Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý,

Trang 17

không trùng với ngày giao hàng Ngày hết hiệu lực phải sau ngày giao hàng mộtthời gian hợp lý.

Thời hạn trả tiền của L/C: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau, tùy thuộc

quy định trong hợp đồng.

Thời hạn giao hàng: được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định Thời

hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.

Những nội dung về hàng hóa: bao gồm tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả,

quy cách phẩm chất, bao bì, mã ký hiệu…

Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: bao gồm điều kiện cơ sở giao

hàng ( FOB,CIF,CFR…), nơi gửi, nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giaohàng

Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình: bản gốc L/C, hóa đơn thương

mại, giấy tờ bảo hiểm, vận đơn, giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhậnxuất xứ, bản kê khai hàng hóa và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của nhà nhậpkhẩu.

Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C.Những điều khoản đặc biệt.

Chữ ký của ngân hàng mở L/C.

3.4 Một số loại L/C và quy trình nghiệp vụ 3.4.1.Phân loại theo công cụ của thư tín dụng

3.4.1.1.L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C) :

Đây là loại L/C có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo chongười thụ hưởng Nó chứa đựng những rủi ro đối với người bán vì việc sửa đổihoặc hủy L/C có thể xảy ra khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển hoặc trướckhi thanh toán L/C hủy ngang tạo cho người mua sự chủ động tối đa L/C có thể

Trang 18

hủy ngang chỉ được sử dụng trong trường hợp: việc giao hàng được thực hiệngiữa công ty mẹ và công ty con, giữa người mua và người bán có quan hệ tíndụng rất tốt.

3.4.1.2.L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C):

Là loại L/C sau khi đã được ngân hàng mở thì không thể sửa đổi, bổ sunghay hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của nó nếu chưa có sự thỏa thuận của cácbên tham gia L/C không thể hủy ngang bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gianên nó được sử dụng rộng rãi.

Quy trình nghiệp vụ L/C không thể hủy ngang

Hợp đồng ngoại thương3.hàng hóa

phát hành

Ngân hàng thông báo/NH trả tiền

Trang 19

thanh toán cho người thụ hưởng theo đúng quy định nó có quyền truy đòi lại sốtiền đã thanh toán từ ngân hàng phát hành

Quy trình nghiệp vụ của L/C xác nhận

Hợp đồng ngoại thương 4.hàng hóa

TT+HPđã được xin mở BCT

2.L/C6.BCT+HP9.Thanh toán

3.4.2.Phân loại theo thời hạn thanh toán của L/C3.4.2.1 L/C trả ngay (L/c payable by draf at sight)

Là loại L/C không thể hủy ngang và phải thanh toán ngay khi hối phiếuđược xuất trình Rủi ro trong loại L/C này thường phải thanh toán trước khi nhậnhàng, vì hối phiếu và bộ chứng từ thường đến trước khi hàng cập cảng.

3.4.2.2 L/C trả chậm (L/C available by deffered payment)

Là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho ngườithụ hưởng số tiền của L/C một số ngày sau khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuấttrình hoặc sau ngày giao hàng Loại L/C này có 2 dạng: L/C có kỳ hạn, L/C trảdần

3.4.2.3 L/C chấp nhận (L/C available by acceptance)

Là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành thực hiện chấp nhận hối phiếuhoặc chỉ định bên thứ ba chấp nhận hối phiếu , với điều kiện người thụ hưởngxuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C Ngân hàng phát hành trong bất kỳ

phát hành

Ngân hàng thông báo xác nhận

Trang 20

trường hợp nào cũng phải thanh toán hối phiếu đã chấp nhận, khi các điều kiệncủa L/C được đáp ứng đầy đủ.

3.4.3.Theo quan hệ đối tác

3.4.3.1 L/C trực tiếp (Straight L/C)

là loại L/C trong đó nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành chỉ giớihạn duy nhất đối với người thụ hưởng của L/C Dạng L/C này thường yêu cầungười thụ hưởng xuất trình chứng từ trực tiếp cho ngân ahngf phát hành (hết hạnhiệu lực tại điểm giao dịch của ngân hàng phát hành)

3.4.3.2 L/C cho phép chiết khấu (L/C available by negotiation)

Là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành ủy quyền cho một ngân hàngnhất định hoặc cho phép bất kỳ ngân hàng nào mua lại bộ chứng từ hoàn hảo dongười thụ hưởng xuất trình L/C có thể chiết khấu có thể được xác nhận hoặckhông Thông thường ngân hàng được ủy quyền sẽ chỉ mua chững từ với điềukiện bảo lưu, nghĩa là ngân hàng chiết khấu giành quyền truy đòi lại từ người thụhưởng số tiền chiết khấu nếu không thu được từ ngân hàng phát hành L/C.

3.4.4.Một số loại L/C đặc biệt

*L/C có điều khoản đỏ (red clause L/C)

Là loại L/C, trong đó có một điều khoản đặc biệt ngân hàng phát hành sẽchuyển số tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng thông báo (hay ngân hàng xácnhận, chiết khấu) để thực hiện ứng trước cho người thụ hưởng một số tiền nhấtđịnh trước khi giao hàng.

*L/C tuần hoàn (revolving L/C)

Là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi sử dụng xong hoặc sau khihết hạn hiệu lực L/C thì sẽ tự động khôi phục lại giá trị như cũ mà không cần mởL/C mới.

Trang 21

*L/C chuyển nhượng (transferable L/C)

Là loại L/C mà người thụ hưởng đầu tiên có thể yêu cầu ngân hàng phụcvụ mình chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần giá trị gốc cho một hoặc nhiềungười hưởng lợi thứ hai.

*Nhượng tiền thu được

Khi người hưởng lợi L/C là người trung gian, phải mua hàng hóa củangười cung cấp và họ muốn chuyển thẳng một phần tiền thu được từ L/C cho nhàcung cấp này thì họ chỉ thị cho ngân hàng phục vụ mình thực hiện việc chuyểnnhượng trên.

*L/C giáp lưng

Khi người hưởng lợi nhận được một L/C không phải L/C chuyển nhượngđược song không thể tự mình cung cấp hàng hóa, khi đó họ có thể thỏa thuận vớingân hàng của mình phát hành một L/C thứ hai(L/C giáp lưng) với nộ dungtương tự cho người cung cấp hàng hóa.

3.5.Những tham chiếu áp dụng khi sử dụng phương thức thanh toán TDCT

Hoạt động ngoại thương là việc thực hiện buôn bán giữa các chủ thể hoặcnhững nước khác nhau, mỗi nước có những luật lệ khác nhau, chính vì vậy đểtránh những tranh chấp do hiểu lầm hay cố ý vi phạm trong TTQT, phòngthương mại quốc tế (ICC) ban hành các qui tắc để hướng dẫn các bên khi thamgia thực hiện TTQT như: ULC 1931 (Uniform law for check), ULB (Uniformcustoms for bill of exchange), UCP (Uniform customs and practice for D/C),URC (Uniform rules collection),…

Đối với phương thức L/C thì cần phải quan tâm nhất đến UCP UCP mangtính chất pháp lý tùy ý, do vậy các bên sử dụng có quyền lựa chọn UCP đượcsửa đổi nhiều lần, đến nay là UCP 600, sẽ có hiệu lực thi hành vào 1/7/2007.

Trang 22

UCP 600 có một số thay đổi cơ bản so với bản UCP 500 như sau: (i) Thứ nhất,UCP 600 đã bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới dể làm rõnghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500; (ii) Thứ hai, thuậtngữ “thời gian hợp lý” (reasonable time) cho việc từ chối hoặc chấp nhận các tàiliệu đã được thay thế bằng khoảng thời gian cố định là “05 ngày làm việc ngânhàng”; (iii) Thứ ba, UCP 600 bổ sung thêm các quy định mới cho phép chiếtkhấu tín dụng thư chậm trả; và (iv) Thứ tư, theo UCP 600, các ngân hàng có thểchấp nhận tài liệu bảo hiểm có các nội dung dẫn chiếu đến các điều khoản miễntrừ (exclusion clause)

Để có thể hiểu và thực hiện chính xác, có hiệu quả các quy định của UCP 600,trong khoảng thời gian 07 tháng còn lại, các ngân hàng và doanh nghiệp đượckhuyến cáo là phải nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định mới của UCP 600.

4.Quan niệm về nâng cao chất lượng TTQT theo phương thức TDCT

4.1.Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng TTQT theo phương thứcTDCT

TTQT là một loại hình dịch vụ do ngân hàng cung cấp tới những kháchhàng là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức…Bất kì sản phẩm hay dịch vụ nào đềuđược đánh giá trên cơ sở chất lượng của chúng.

Chất lượng thông thường được sử dụng để nhấn mạnh vào sự “ tuyệt hảo” củamột sản phẩm hoặc dịch vụ Chất lượng đơn giản là đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng trong hiện tại và tương lai Có thể nói nhu cầu của khách hàng đốivới dịch vụ TTQT là sự an toàn tuyệt đối, nhanh chóng, không quá rườm rà,phức tạp, được các nhân viên ngân hàng tôn trọng, giúp đỡ tận tình… Tóm lại,chất lượng TTQT qua phương thức TDCT là việc đáp ứng được các nhu cầu củakhách hàng đối với loại hình dịch vụ này.

Trang 23

Để đánh giá chất lượng TTQT người ta thường áp dụng những chỉ tiêu cụthể làm cơ sở Qua nghiên cứu thực tiễn, có thể nêu lên một số chỉ tiêu vừa cótính chất định tính vừa có tính chất định lượng:

Thứ nhất, quan trọng nhất là sự thoả mãn sự hài lòng của khách hàng.Dịch vụ ngân hàng do ngân hàng cung ứng là để đáp ứng nhu cầu của kháchhàng Nếu như chất lượng của dịch vụ ngày càng hoàn hảo, có chất lượng cao thìkhách hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng Không những vậy, nhữnglời khen, sự chấp nhận, thoả mãn về chất lượng của khách hàng hiện hữu họ sẽthông tin tới những người khác có nhu cầu TTQT tìm đến ngân hàng để giaodịch

Thứ hai, sự hoàn hảo của việc cung cấp phương thức TTQT qua L/C Nóđược hiểu là giảm thiểu các sai sót trong giao dịch với khách hàng và rủi ro trongviệc cung cấp dịch vụ TTQT qua L/C của ngân hàng Chất lượng dịch vụ củangân hàng ngày càng hoàn hảo, giảm các sai sót trong giao dịch của ngân hàngvới khách hàng, giảm thiểu những lời phàn nàn và khiếu kiện, khiếu nại củakhách hàng đối với ngân hàng Bên cạnh đó là những rủi ro trong kinh doanhdịch vụ của ngân hàng này càng giảm thiểu và đến mức không còn rủi ro Ngoàira sự hoàn hảo này cũng được thể hiện ở tốc độ thanh toán Hoạt động TTQT làhoạt động thanh toán tiền hàng giữa các bên mua bán ở các nước cách xa nhauvề địa lý nên việc thanh toán thường bị chậm trễ Kéo dài thời gian thanh toánlàm cho các nhà xuất khẩu bị đọng vốn, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

Thứ ba, quy mô và tỷ trọng thu nhập từ lĩnh vực TTQT qua L/C của ngânhàng không ngừng tăng lên Đây là kết quả tổng hợp của sự đa dạng dịch vụ, sựphát triển dịch vụ và đương nhiên là cả chất lượng dịch vụ của ngân hàng tănglên Song, chất lượng dịch vụ có tính nổi trội hơn cả Bởi vì nếu như chất lượng

Trang 24

dịch vụ không đảm bảo, không được nâng cao, thì sự đa dạng các dịch vụ vàphát triển các dịch vụ sẽ không có ý nghĩa vì không được khách hàng chấp nhận 4.2.Khái niệm về nâng cao chất lượng TTQT theo phương thức TDCT

Các NHTM là những người cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp Dịch vụngân hàng được hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán,…mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời,sinh hoạt cuộc sống, cất trữ tài sản,… và ngân hàng thu chênh lệch lãi suất, tỷgiá hay thu phí thông qua dịch vụ ấy Trong xu hướng phát triển ngân hàng tạicác nền kinh tế phát triển hiện nay, ngân hàng được coi như một siêu thị dịch vụ,một bách hoá tài chính với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn dịch vụ khác nhautuỳ theo cách phân loại và tuỳ theo trình độ phát triển của ngân hàng Trong đóviệc cung cấp dịch vụ TTQT đặc biệt là phương thức thanh toán qua L/C ngàycàng nắm vai trò quan trọng Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ làphương thức thanh toán ngày càng được sử dụng rộng rãi, được nhiều nhà kinhdoanh xuất nhập khẩu tin tưởng lực chọn do những ưu thế của nó Trong xu thếhội nhập kinh tế thế giới, các ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều và mỗi ngânhàng đều phải nỗ lực chạy đua với nhau trong việc nâng cao chất lượng dịch vụmà mình cung cấp để cạnh tranh, tạo chỗ đứng trên thị trường Dịch vụ thanhtoán quốc tế qua L/C là một trong số đó

Như vậy việc nâng cao chất lượng TTQT qua phương thức TDCT là làmsao để ngày càng thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu ngày càng gia tăng của kháchhàng trong cả hiện tại và tương lai.

4.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng TTQT theo phươngthức TDCT

4.3.1.Nhân tố chủ quan

Trang 25

Quy trình thanh toán L/C: Đây là toàn bộ trình tự thực hiện được quy địnhmột cách chi tiết và cụ thể do ngân hàng lập ra Đây là một trong những nhân tốảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thanh toán qua L/C Vì thế, quy trình thanhtoán phải được chuẩn hóa, thống nhất và linh hoạt; các điều khoản quy định phảichặt chẽ, hợp lý, giảm thiểu những rủi ro xảy ra Dựa trên UCP 500 và tới đây làUCP 600, mỗi hệ thống ngân hàng đều lập quy trình thanh toán riêng cho hệthống của mình Các nhà xuất nhập khẩu có thể xem xét quy trình này để đánhgiá và lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ Chính vì vậy, với quy trình thựchiện vừa đơn giản, rõ ràng, vừa đảm bảo tính chi tiết, chặt chẽ, phù hợp sẽ nângcao chất lượng hoạt động thanh toán, đẩy nhanh tiến độ công việc, rút ngắn thờigian thanh toán và giảm rủi ro xảy ra.

Công nghệ và trang thiết bị: Dựa vào công nghệ ngân hàng trang bị và sửdụng, khách hàng có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cungcấp Công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ giúp nâng cao tốc độ thanh toán, rút ngắnthời gian xử lý công việc, giảm các sai sót do các thao tác thủ công gây ra Hiệnnay hầu hết ngân hàng sử dụng mạng SWIFT để thanh toán bởi sự an toàn,nhanh chóng, đơn giản, giá rẻ.

Trình độ nghiệp vụ của nhân viên TTQT: Phương thức TTQT qua L/C làphương thức chặt chẽ và phức tạp, yêu cầu độ chính xác, tỉ mỉ cao Vì vậy, nănglực và trình độ của cán bộ nhân viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ.Cán bộ nhân viên TTQT phải có kiến thức sâu rộng, khả năng ngoại ngữ đặc biệtlà Anh văn phải tốt thì mới có thể thực hiện, xử lý, kiểm tra, kiểm soát giấy tờ,cũng như có thể tư vấn hỗ trợ cho khách hàng, tránh những nhầm lẫn do sự khácbiệt về ngôn ngữ.

Trang 26

Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Trong hoạt động ngoại thương, nhà nhậpkhẩu có thể gặp phải vấn đề về vốn cũng như việc lựa chọn loại L/C hay việchoàn thành các giấy tờ Vì thế ngân hàng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như: chovay kí quỹ L/C, chiết khấu bộ chững từ, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh mở L/Ctrả chậm, tư vấn… Các dịch vụ hỗ trợ là cách thức để thu hút khách hàng, đápứng nhuc cầu của khách hàng, nâng cao tốc độ thanh toán, giảm rủi ro xảy ra dokhách hàng không hiểu rõ các thủ tục, chứng từ Có thể nói đây là yếu tố quantrọng giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng TTQT theo phương thức TDCT.4.3.2.Nhân tố khách quan

Tham gia trong quá trình thanh toán bằng phương thức TDCT có rất nhiềuđối tượng Có thể nói một nghiệp vụ TTQT qua L/C là một chuỗi các hoạt độngmà ở đó các mắt xích phải kết hợp nhuần nhuyễn, khoa học Nếu một mắt xíchkhông thực hiện tốt sẽ kéo theo cả dây chuyền thất bại.

*Từ khách hàng: trình độ của khách hàng là một yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến chất lượng thanh toán Quá trình thanh toán sẽ diễn ra nhanh hơn nếucác nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có những hiểu biết cần thiết về phương thứcthanh toán, những chứng từ phải xuất trình , thực hiện đúng quy trình, làm đúngcác quy định về nội dung các loại giấy tờ làm giảm khoảng thời gian giấy tờphải giữ lại để bổ sung Đồng thời rủi ro cũng tăng lên nếu các chứng từ , giấy tờdo khách hàng lập thiếu hoặc sai sót

Năng lực kinh doanh của khách hàng là yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trìnhcung ứng của ngân hàng được trọn vẹn Điều này được thể hiện ở khả năng tàichính cũng như uy tín của khách hàng Khách hàng làm ăn có hiệu quả , có tiềmlực về tài chính mới đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay ký quỹ mở L/C, thanh

Trang 27

toán tiền hàng …Hơn nữa, với khách hàng có uy tín cao thì sẽ đảm bảo chắcchắn việc thanh toán sẽ được thực hiện.

Đạo đức của khách hàng cũng là vấn đề thiết yếu ảnh hưởng đến chấtlượng thanh toán Trong hợp đồng, nhà nhập khẩu phải có nghĩa vụ thanh toánđầy đủ, đúng thời gian cho phía nhà xuất khẩu ; còn nhà xuất khẩu phải giaohàng theo số lượng, chất lượng và thời gian đã thỏa thuận trước trong hợp đồngtrước đó Tuy nhiên trong một số trường hợp một trong hai bên không thực hiệnđúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình như: không thanh toán tiền hàng hoặc khôngthanh toán đúng thời hạn, hàng hóa không đầy đủ về số lượng và không đảm bảovề chất lượng…Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến ngân hàng, làm trì hoãn quátrình thanh toán Ngân hàng có thể gặp phải rủi ro do phía nhà nhập khẩu bị phásản, vỡ nợ…, không thanh toán được tiền hàng và ngân hàng của người nhậpkhẩu không thu hồi được tiền Ngoài ra khách hàng có thể giả mạo giấy tờ, đòingân hàng thanh toán.

*Từ phía ngân hàng đại lý: Ngân hàng đại lý là ngân hàng góp phần quantrọng cho quá trình thanh toán có thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả Mối quanhệ của ngân hàng với các ngân hàng đại lý càng rộng khắp trên thế giới thì việcthanh toán trở nên đơn giản và nhanh chóng hơndo không phải qua nhiều ngânhàng khác nhau Tuy nhiên, ngân hàng đại lý không chỉ cần phải rộng khắp màcòn phải có uy tín và có thiện chí, dung hòa lợi ích của cả hai bên Có như vậy,hoạt động thanh toán mới diễn ra một cách suôn sẻ và có chất lượng cao.

*Từ môi trường khách quan: Với đặc trưng của hoạt động xuất nhập khẩulà hoạt động buôn bán giữa những quốc gia khác nhau Do đó các yếu tố nhưpháp luật, môi trường kinh tế, xã hội của các nước có ảnh hưởng rất lớn đến chấtlượng TTQT nói chung và thanh toán qua L/C nói riêng.

Trang 28

Chương 2: Thực trạng chất lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tếtheo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội

1.Giới thiệu ngân hàng Eximbank chi nhánh Hà Nội

1.1.Lịch sử hình thành Eximbank Hà Nội

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CTcủa Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất

Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những

ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam Ngân hàng đã chính thứcđi vào hoạt động ngày 17/01/1990 Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân HàngNhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt độngtrong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN với tên mớilà Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, gọi tắt là

Vietnam Eximbank Eximbank Việt Nam ngày càng lớn mạnh lên cả về quy môvà chất lượng hoạt động Từ khi thành lập đến nay Eximbank đã 6 lần tăng vốn

điều lệ (VĐL) Và mới đây nhất đến tháng 12 năm 2006 VĐL của Eximbank VNđã là 1.212.371.000.000 đồng

Eximbank Hà Nội là chi nhánh ngân hàng cấp I của Eximbank Việt Nam,được thành lập theo quyết định số 195/EIB/VP ngày 10/8/1992 của Chủ tịch hộiđồng quản trị Eximbank Việt Nam Với văn bản số 002/GCT được Ngân hàngNhà nước Việt Nam thông qua ngay 22/9/1992 theo giấy phép đặt văn phòng chinhánh số 0503/GP UBND thành phố Hà Nội, Eximbank chi nhánh Hà Nội chínhthức đi vào hoạt động (27/11/1992) Hiện nay trụ sở chính của chi nhánh đượcđặt tại 19 Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.Trong 15 năm hoạt động chinhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể Tổng nguồn vốn đến ngày

Trang 29

31/12/2006 đạt 1.731.093,14 triệu đồng v con à con số cán bộ nhân viên là 139người.

1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Eximbank HN:

Với vai trò là một NHTM, về bản chất Eximbank HN là một định chế tàichính kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng nhằm mục tiêu lợinhuận Mục đích thành lập của chi nhánh là nhằm mở rộng phạm vi hoạt độngcủa Eximbank VN tại các tỉnh miền Bắc cụ thể là phục vụ các chương trình kinhtế-xã hội và đẩy mạnh công cuộc đầu tư cho lĩnh vực sản xuất, chế biến hàngxuất khẩu Là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng Eximbank HN vẫn thực hiệnđầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm với Hội sở chính như:

 Chấp hành thống nhất các quy tắc về mặt nghiệp vụ kinh doanh cũng nhưchế độ kế toán.

 Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ điều lệ ngân hàng, chỉ thị của Ban Giám đốcvà Hội đồng quản trị Eximbank.

 Tiến hành kinh doanh đúng chiến lược và kế hoạch, bảo toàn và phát triểnnguồn vốn, mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho cổ đông.

 Kết quả kinh doanh sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế đối với Nhànước và trích lập các quỹ theo quy định, tất cả lợi nhuận phải được chuyểnvề Hội sở chính.

Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình Eximbank HN có nhữngnghiệp vụ sau:

+Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằngVND, ngoại tệ và vàng Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy địnhcủa Nhà nước.

+Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho

Trang 30

vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ vàvàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

+Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap),kỳ hạn(Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ(CurrencyOption).

+Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa vàthực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợplý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque +Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ EximbankMasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card Chấp nhận thanhtoán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB thanh toán qua mạng bằng Thẻ +Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổingoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước +Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toánthuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước )+Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ+Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking.

+Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp ThomasCook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với nhữngdịch vụ và tiện ích ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

1.3.Cơ cấu tổ chức của Eximbank HN:

Bộ máy hoạt động của Eximbank HN được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, bảođảm hiệu quả cao và phù hợp với quy mô và đặc điểm địa bàn hoạt động.

Trang 31

Sơ đồ tổ chức bộ máy

Ban giám đốc

Ban giám đốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Eximbank HN có nhiệmvụ và quyền hạn điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, quản lý tài sản và nhânsự của chi nhánh theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước VN và theo ủy

Tổ kiểm tra nội bộ

Tổ xử lý thông tin

P.Giao dich Bạch MaiP.Giao dich Hàng Than

Trang 32

quyền của Tổng giám đốc Eximbank VN; chịu trách nhiệm trước tổng giám đốcvà trước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Phòng tín dụng

Nhiệm vụ chung của phòng là:

 Thực hiện công tác tín dụng theo đúng quy chế tín dụng của Ngân hàngNhà nước và Eximbank và theo phương thức đa dạng hóa các loại hình tíndụng.

 Thực hiện cho vay bằng VND, ngoại tệ và vàng đối với các đối tượng chovay phù hợp với luật các tổ chức tín dụng.

 Thẩm định hồ sơ vay của khách hàng

 Bám sát, theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất nhập kho hàng hóa,năng lực tài chính, tài sản đảm bảo của khách hàng để tránh rủi ro tín dụngcó thể xảy ra.

 Đề xuất và xây dựng các chiến lược khách hàng theo từng thời kỳ

 Tổ chức quản lý các tài sản và giấy tờ sở hữu các tài sản thế chấp, cầm cố  Thực hiện nghiên cứu và quản lý các dự án đầu tư, liên doanh khi được

Tổng giám đốc ủy quyền.

Phòng thanh toán quốc tế

Nhiệm vụ chung của phòng là:

 Tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu có chứngtừ của khách hàng theo đúng quy định.

 Thực hiện việc phát hành, tiếp nhận, tu chỉnh, thanh toán L/C; nghiên cứukỹ các điều khoản, kịp thời phát hiện những điểm không hợp lý để lưu ýcác đơn vị xuất nhập khẩu tu chỉnh.

Trang 33

 Hướng dẫn đơn vị xuất nhập khẩu lập chứng từ thanh toán cho chính xác,nghiên cứu, tư vấn cho đơn vị xuất nhập khẩu, áp dụng linh hoạt phươngthức thanh toán có lợi nhất

 Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hàng cho daonh nghiệp theo đúng quyđịnh.

 Thực hiện lệnh thanh toán cho ngân hàng nước ngoài liên quan đến nghiệpvụ thanh toán L/C và nhờ thu của các chi nhánh trong hệ thống Eximbanktheo đề nghị của chi nhánh

 Thực hiện các thủ tục đòi tiền hàng xuất với ngân hàng nước ngoài và đốivới khách hàng xuất khẩu liên quan đến nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu. Chuyển tiền thanh toán của ngân hàng nước ngoài cho các chi nhánh theo

Trang 34

 Báo cáo và xin ý kiến giải quyết của hội sở đối với các tranh chấp tronggiao dịch quốc tế.

Phòng Ngân quỹ

 Tiếp nhận, kiểm đếm, thu chi tiền mặt và chững từ có giá bằng ngoại tệchính xác, đầy đủ theo đúng quy định của thống đốc Ngân hàng nhà nướcvà hội đồng quản trị Eximbank

 Tổ chức quản lý các hoạt động ngân quỹ bao gồm các mặt:công nhận, kiểmđếm, quản lý kho, thu chi tiền mặt và các chững từ có chính xác, đầy đủ,đảm bảo an toàn tuyệt đối theo đúng quy định hiện hành

 Thực hiện nhiệm vụ mua bán ngoại tệ tiền mặt tại quầy theo quy định Cânđối, tính toán nguồn ngoại tệ mặt để điều hòa vốn, phục vụ yêu cầu giaodịch chi trả cho khách hàng

 Thực hiện việc điều chuyển tiền về hội sở, chi trả các khoản chuyển tiền từcác chi nhánh và ngoài hệ thống cho khách hàng

 Thực hiện việc mở sổ tiết kiệm cho khách hàng, thu chi tiền gửi tiết kiệm. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình về nghiệp vụ kho

quỹ theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

Phòng kinh doanh tổng hợp

 Định hướng và xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của chi nhánhtrong từng thời kỳ (ngắn hạn và dài hạn), đề xuất những biện pháp để thựchiện kế hoạch kinh doanh theo chỉ đạo của Giám đốc.

 Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanhngoại tệ (trong và ngoài nước) theo đúng trình tự nghiệp vụ tại các văn bảncủa ngân hàng Nhà nước và Hội sở chính quy định.

Trang 35

 Quản lý, kiểm tra các bàn thu đổi ngoại tệ để đảm bảo hoạt động theo đúngquy định.

1.4 Hoạt động của Eximbank HN trong 3 năm gần đây và kế hoạch phát triểntrong tương lai

Kết quả kinh doanh của Eximbank HN trong 3 năm gần đây tương đối khảquan, lợi nhuận mỗi năm đều tăng vượt bậc so với năm trước đó và vượt mức kếhoạch đề ra Nếu như năm 2004 lợi nhuận trước thuế và trích lập dự phòng là17,54 tỉ đồng thì năm 2005 con số này là 26,7 tỉ đồng, tăng 52,2% ; năm 2006 là28,73 tỉ đồng, tăng 7,6% Có được kết quả như vậy là thành tựu về các mặt hoạtđộng của Eximbank HN, cụ thể :

Hoạt động huy động vốn của Eximbank HN

Với chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, tốc độtăng trưởng của nguồn vốn huy động của Eximbank HN trong những năm gầnđây khá cao.

Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại Eximbank HN trong 3 năm 2004-2006(đơn vị: triệu đồng)

Tăng vốn huy động so với năm trước 73,5% 17%

(nguồn:phòng tín dụng-đầu tư Eximbank HN)

Hoạt động sử dụng vốn

Trang 36

Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của Eximbank HN (triệu đồng)

Điều chuyển vốn

(nguồn: phòng kinh doanh tổng hợp)

Tổng sử dụng vốn năm 2006 đạt 1.730.286,59 triệu đồng, tăng 229.024,25triệu đồng (15,26%) sơ với năm 2005, trong đó:

+Tiền gửi tại các TCTD và NHNN đạt 837.884,24 triệu đồng, tăng 247.786,09triệu đồng (41,99%).

+Dư nợ cho vay đạt 763.539,40 triệu đồng, tăng 42.655,79 triệu đồng (5,92%) Năm 2006 chi nhánh tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cáccông ty cổ phần, các khách hàng có uy tín, có quan hệ tốt với ngân hàng, có tàisản đảm bảo, vay trả đúng hạn Trong tổng số dư nợ 763.539,40 triệu đồng, dư

Trang 37

nợ của các doanh nghiệp, công ty cổ phần là 667.812,90 triệu đồng, chiếm87,46% Còn lại là dư nợ cho vay cá nhân.

Chi nhánh tập trung vào củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát lạicác hồ sơ vay vốn đặc biệt là các hồ sơ còn nợ quá hạn, nợ khó đòi.

Theo dõi sát các khoản nợ để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng hạn, hạnchế nợ quá hạn phát sinh Năm 2006 chi nhánh đã thu được 1.784 triệu đồng nợtồn đọng đã xử lý dợ phòng rủi ro, nợ quá hạn còn lại là 11.061,18 triệu đồng(chủ yếu là nợ quá hạn từ các năm trước tồn lại).

Hoạt động thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế vừa là thế mạnh vừa là nghiệp vụ truyền thống củaEximban So với các ngân hàng khác trên địa bàn, Eximbank HN chiếm tỉ trọngthanh toán quốc tế khá lớn và là một trong những ngân hàng rất có uy tín

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ cũng là một trong những thế mạnh của Eximbank HàNội, hoạt động này cũng liên quan mật thiết với hoạt động thanh toán quốc tế.Trong những năm qua, chi nhánh luôn chủ động khai thác được những nguồnngoại tệ phục vụ hoạt động của ngân hàng và khách hàng Hoạt động kinh doanhngoại tệ đáp ứng cho cả nhu cầu của khách hàng cá nhân và khách hàng doanhnghiệp với những nghiệp vụ hết sức mới mẻ và hiệu quả như: Spot, forward,option…Đây là những công cụ rất hữu hiệu trong việc phòng chống rủi ro hốiđoái cho khách hàng Hiện nay chi nhánh cũng cung cấp miễn phí cho kháchhàng bản tin dự báo tỷ giá ngoại tệ, vàng và áp dụng cơ chế mua bán linh hoạt,trực tiếp với khách hàng có nhu cầu theo diễn biến cung cầu của thị trường.

Trang 38

Bảng 4: Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ (triệu USD)

Công tác kế toán

Chi nhánh đã chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định, chế độ kếtoán của Ngân hàng Nhà nước và Hội sở chính Công tác kế toán đạt kết quả tốt:Doanh số thanh toán trong nước tăng, không có sai sót, nhầm lẫn, thực hiện nộpthuế đầy đủ, chi tiêu tiết kiệm…

Phân tích kết quả kinh doanh

Bảng 5: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2996

Trang 39

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Trị giá 2005 Trị giá 2006

Lũy kế tăng giảm sovới cùng kỳ năm

trướcTháng 12 Tích lũy từ

đầu năm

+/-+/- (%)

Tổng thunhập

+Lãi gộp KDNT(thu>chi)

Trang 40

 Phân tích chi phí

Chi trả lãi luôn là khoản chi lớn nhất của ngân hàng và có xu hướng gia tăngdo gia tăng quy mô cũng như kì hạn huy động Trong năm 2005 tỷ trọng của chitrả lãi là 49.87% tổng chi phí Năm 2006 tỷ trọng chi trả lãi trong tổng chi là82,19% Vì tiền gửi chiếm tỉ trọng cao nên lãi trả tiền gửi là bộ phận chủ yếutrong chi trả lãi.Tuy nhiên ta thấy trong năm 2005, khoản mục chi khác là rấtlớn, chiếm 41,81% Chi khác gồm chi lương, bảo hiểm, các khoản phí (điện,nước, bưu điện…), chi phí văn phòng, khấu hao, trích lập dự phòng tổn thất, tiềnthuê, quảng cáo, đào tạo…Trong khi năm 2006,chi khác chỉ chiếm 5,7% Các chiphí như chi lương, bảo hiểm, điện nước…là những khoản có biến động khônglớn qua các năm, như vậy nguyên nhân của sự chênh lệch này có lẽ là do trongnăm 2005,chi nhánh phải trích lập dự phòng tổn thất lớn Điều này cũng cho thấycông tác phòng ngừa rủi ro của ngân hàng cũng như chất lượng tín dụng củangân hàng đã tăng lên đáng kể.

 Phân tích thu nhập

Thu lãi từ cho vay của ngân hàng và thu lãi từ tiền gửi là nguồn thu chính củangân hàng Năm 2005, thu lãi từ cho vay chiếm 48,18%, thu lãi từ tiền gửi chiếm35,32% Đến năm 2006, thu lãi từ cho vay của ngân hàng tương đối ổn định sovới năm 2005 Nhưng thu lãi từ tiền gửi tăng mạnh (+62,44%) và còn vượt thulãi từ hoạt động cho vay Tỉ trọng thu lãi từ cho vay năm 2006 là 43,62%, thu lãitừ tiền gửi là 46,28% Sở dĩ như vậy là do trong năm 2006 ngân hàng đã tăng sốvốn gửi ở Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác lên 837.884,24triệu đồng, tăng 41,99% so với năm 2005 Trong khi dư nợ tín dụng là763.539,40 chỉ tăng 5,92% so với năm 2005 Có thể thấy rõ chiến lược sử dụngvốn của ngân hàng đã có bước thay đổi,đó là tập trung gửi ở các tổ chức tín dụng

Ngày đăng: 27/11/2012, 15:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4: Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ (triệu USD) - Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội
Bảng 4 Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ (triệu USD) (Trang 37)
Bảng 5: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2996 - Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội
Bảng 5 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2996 (Trang 38)
Bảng 6: Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế ở Eximbank HN (ngàn USD) - Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội
Bảng 6 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế ở Eximbank HN (ngàn USD) (Trang 42)
Đối với phương thức chuyển tiền TTR, qua bảng 6 cũng thấy rằng khối lượng giao dịch được thực hiện tại Eximbank HN là rất cao - Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội
i với phương thức chuyển tiền TTR, qua bảng 6 cũng thấy rằng khối lượng giao dịch được thực hiện tại Eximbank HN là rất cao (Trang 44)
Bảng 11: Biểu phí thanh toán hàng nhập qua phương thức TDCT tại Eximbank và Vietcombank - Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội
Bảng 11 Biểu phí thanh toán hàng nhập qua phương thức TDCT tại Eximbank và Vietcombank (Trang 51)
Bảng 13: Số lượng và giá trị L/C xuất khẩu tại Eximbank HN 2004 – 2006 - Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội
Bảng 13 Số lượng và giá trị L/C xuất khẩu tại Eximbank HN 2004 – 2006 (Trang 55)
Dưới đây là bảng so sánh biểu phí giữa 2 ngân hàng Eximbank và Vietcombank (có thể nói là đối thủ cạnh tranh chính của Eximbank): - Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội
i đây là bảng so sánh biểu phí giữa 2 ngân hàng Eximbank và Vietcombank (có thể nói là đối thủ cạnh tranh chính của Eximbank): (Trang 57)
Bảng 16:Thời gian xử lý hồ sơ khách hàng trong nghiệp vụ L/C hàng xuất - Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội
Bảng 16 Thời gian xử lý hồ sơ khách hàng trong nghiệp vụ L/C hàng xuất (Trang 58)
Bảng 17: Thực trạng chất lượngTTQT qua L/C - Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội
Bảng 17 Thực trạng chất lượngTTQT qua L/C (Trang 59)
3. Gửi chứng từ đòi tiền - Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội
3. Gửi chứng từ đòi tiền (Trang 59)
-Loại hình L/C cung cấp còn kém đa dạng - Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội
o ại hình L/C cung cấp còn kém đa dạng (Trang 60)
*Loại hình L/C cung cấp còn kém đa dạng: - Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Eximbank Hà Nội
o ại hình L/C cung cấp còn kém đa dạng: (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w