Lí do chọn đề tài Chương trình giáo dục trung học phổ thôngCTGDPT năm 2018 hướng tới mục tiêu giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động
Trang 11 Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Chương trình giáo dục trung học phổ thông(CTGDPT) năm 2018 hướng tới mục tiêu giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và
ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực
và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới
Giáo dục Địa lí ở trường phổ thông cũng không ngoài mục tiêu đó Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí - một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái
độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Hiện nay, Giáo dục nước ta đang vận hành theo CTGDPT 2006, những khó khăn gặp phải của CTGDPT 2006 sẽ được dần khắc phục trong CTGDPT
2018 Tuy nhiên, bên cạnh những hạn chế của chương trình này thì cũng phải thừa nhận rằng CTGDPT 2006 vẫn có nhiều ưu điểm mà bản thân là giáo viên (GV) giảng dạy trực tiếp sau 16 năm đã ghi nhận Với trách nhiệm, tình yêu với bộ môn và mong muốn được xây dựng môn học có vị trí nhất định trong nhà trường, đặc biệt là đối với học sinh(HS) – đối tượng tác động trực tiếp của môn học, Tôi đã luôn cố gắng hết sức, mang nhiệt huyết của người Thầy truyền cảm hứng cho các thế hệ HS Tôi luôn lựa chọn những cách thức giảng dạy tốt nhất, phù hợp nhất vừa giúp HS nắm bắt được kiến thức, vừa khơi dậy được đam mê học tập, nghiên cứu, khám phá, vừa rèn luyện và phát huy được những phẩm chất năng lực tốt đẹp của một HS Địa lí – thế hệ trẻ đầy năng động, sáng tạo, đam mê, trách nhiệm và yêu khoa học Địa lí
Trang 2Trước xu thế phát triển của giáo dục, trước đòi hỏi ngày càng gắt gao của xã hội đối với nguồn nhân lực mới Trong quá trình giảng dạy, Tôi đã luôn linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp dạy học(PPDH) và kỹ thuật dạy học(KTDH) phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập Địa lí nhằm đạt được các yêu cầu giáo dục Địa lí ở nhà trường phổ thông Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa
chọn đè tài “ Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp một số kĩ thuật dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh trong dạy học
“ Bài 37 Địa lí ngành giao thông vận tải” - Địa lí 10 ở trường THPT Nông Cống 1” làm đề tài nghiên cứu cho SKKN năm học 2021-2022.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là vận dụng lí luận về phương pháp dạy học hợp tác kết hợp một số kĩ thuật dạy học để tổ chức dạy học “ Bài
37 Địa lí ngành giao thông vận tải” - Địa lí 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh trong dạy học ở trường THPT Nông Cống 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu
+ Đề tài nghiên cứu về một số PPHD và KTDH
+ Đề tài vận dụng lí luận cho “ Bài 37 Địa lí ngành giao thông vận tải” - Địa lí 10
+ Đề tài thực hiện cho học sinh các lớp 10C3, 10C4 năm học 2020-2021 và 10B1, 10B4 năm học 2021-2022
1.4 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận cho đề tài
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: nhằm nắm bắt được thực trạng dạy và học của bộ môn Địa lí ở trường THPT Nông Cống I, từ
đó thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: việc thống kê và xử lí số liệu để có những thông số cần thiết đánh giá hiệu quả trước và sau khi thực hiện đề tài
Trang 32 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1 Lý luận về phẩm chất và năng lực
2.1.1.1 Phẩm chất
Phẩm chất được hiểu là cái làm nên giá trị của vật hay người Tâm lí học phân biệt: phẩm chất tâm lí là những đặc điểm thuộc tính tâm lí nói lên mặt đức của một nhân cách; còn phẩm chất trí tuệ là những đặc điểm bảo đảm cho hoạt động nhận thức của một con người đạt kết quả tốt, bao gồm những phẩm chất của tri giác(óc quan sát), trí nhớ( nhớ nhanh, nhớ chính xác), tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ, chú ý, Trí thông minh là hiệu quả tổng hợp của phẩm chất trí tuệ Có thể hiểu phẩm chất có nghĩa là đạo đức
2.1.1.2 Năng lực
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể
Như vậy yêu cầu phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực là sự tiếp nối truyền thống xây dựng con người toàn diện vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừa chuyên cho dân tộc Trong giáo dục cũng như đời sống, phẩm chất được đánh giá bằng những hành vi, năng lực được đánh giá thông qua hiệu quả của hành động
2.1.1.3 Yêu cầu về phẩm chất và năng lực cho học sinh
- Chương trình giáo dục phổ thông yêu cầu (HS) phải hình thành và phát triển những phẩm chất sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Chương trình giáo dục phổ thông yêu cầu HS phải hình thành và phát triển những năng lực cốt lõi sau:
+ Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Năng lực đặc thù địa lí: năng lực nhận thức địa lí, năng lực tìm hiểu địa lí, năng lực vận dụng địa lí
Trang 4- Bên cạnh năng lực cốt lõi, HS còn được phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cá nhân Năng khiếu được hiểu là năng lực đặc biệt về trí tuệ, thể thao, văng nghệ, kỹ năng sống, nhờ tố chất sẵn có trong mỗi HS
2.1.1.4 Nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh
- Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại
- Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào
hoạt động học tập
- Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS
- Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp
- Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa
- Kiểm tra, đánh giá theo năng lực là điều kiện tiên quyết trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
2.1.2 Lý luận về PPDH hợp tác và một số kỹ thuật dạy học
Ngày nay, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực đang trở nên phổ biến trên thế giới Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực thể hiện sự quan tâm tới việc người học làm được gì sau quá trình đào tạo chứ không thuần túy là chỉ biết được gì; quan tâm tới người dạy sẽ dạy như thế nào để hình thành phẩm chất, năng lực của người học chứ không phải chỉ là dạy nội dung gì cho người học với mong muốn người học biết càng nhiều, càng sâu Dạy học hiện đại đặt
ra hàng loạt các yêu cầu đối với các thành tố của hoạt động dạy học, trong đó đặc biệt lưu tâm đến PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho người học
2.1.2.1 Phương pháp dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác(DHHT) là cách thức tổ chức dạy học trong đó HS được cùng nhau nghiên cứu trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra
♦ Cách thức tiến hành:
* Giai đoạn chuẩn bị:
Bước 1: Xác định nội dung học tập cần tổ chức DHHT
Bước 2: Lựa chọn kĩ thuật thảo luận nhóm phù hợp
Bước 3: Xác định thời gian tiến hành
Bước 4: Thiết kế nhiệm vụ học tập cụ thể
Trang 5* Giai đoạn tổ chức:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập có sự hợp tác
Bước 3: Trình bày và đánh giá kết quả của hoạt động hợp tác
♦ Điều kiện thực hiện:
- Nhiệm vụ học tập cần đủ khó, cần phải có sự thảo luận và hợp tác để giải quyết
- Không gian làm việc cần phải đảm bảo phù hợp để HS thuận tiện trong việc trao đổi và thảo luận
- Thời gian cũng cần đủ cho các thành viên trong nhóm thảo luận và trình bày kết quả một cách hiệu quả
♦ Dạy học hợp tác có thể vận dụng kết hợp một số kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật
sơ đồ tư duy, kĩ thuật phòng tranh, nhằm đạt được yêu cầu bài học
2.1.2.2 Kĩ thuật “các mảnh ghép”
Kĩ thuật “các mảnh ghép” là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm Kĩ thuật “các mảnh ghép” được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ phức hợp, nhằm kích thích
sự hợp tác tham gia của các thành viên trong nhóm, nhưng vẫn phát huy vai trò
cá nhân trong quá trình hợp tác, tăng cường tính độc lập trách nhiệm của mỗi
cá nhân
Để vận dụng KTDH này, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận thành 2 vòng (vòng “chuyên gia”, vòng “mảnh ghép”), các bước tiến hành như sau:
Vòng 1 (nhóm chuyên gia): Ở vòng này, GV chia HS theo nhóm tương
ứng với các nội dung cần tìm hiểu của bài học Sau đó GV giao nhiệm vụ và tổ chức cho các học sinh thảo luận tìm hiểu về vấn đề mà nhóm mình làm chuyên gia Sản phẩm vòng 1 là các thành viên trong mỗi nhóm đều trở thành chuyên gia về vấn đề mà mình đã tìm hiểu
Vòng 2 (nhóm mảnh ghép): GV tổ chức cho học sinh hình thành nhóm
mới, là thành viên đến từ nhóm “chuyên gia” Nhóm “mảnh ghép” phải có đầy
đủ các thành viên đến từ các nhóm “chuyên gia” Ở vòng 2, học sinh phải thực
hiện lần lượt 2 nhiệm vụ(Nhiệm vụ 1: Lần lượt các thành viên trong nhóm mới
Trang 6chia sẻ nội dung đã tìm hiểu cho các bạn trong nhóm Nhiệm vụ 2: Các thành
viên trong nhóm mới thảo luận và giải quyết nhiệm vụ mới GV giao cho)
2.1.2.3 Kĩ thuật phòng tranh
Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm
- GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm
- Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh
- HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung
- Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm ph-ương án tối ưu
2.1.2.3 Kĩ thuật sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (SĐTD/ mind-map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng SĐTD có bốn đặc điểm chính sau:
+ Đối tượng quan trọng nhất được kết tinh thành hình ảnh trung tâm + Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng được tỏa rộng thành các nhánh
+ Các nhánh đều được cấu tạo từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với những nhánh có thứ bậc cao hơn
+ Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên kết với nhau
Với đặc tính này, bất kì từ khóa hay hình ảnh nào bổ sung vào SĐTD đều có khả năng mở rộng liên kết mới với các từ khóa và hình ảnh khác, rồi mở rộng liên kết hơn nữa Chu trình này có thể lặp đi lặp lại đến vô tận
2.1.3 Vị trí của bài “Bài 37 Địa lí ngành giao thông vận tải” trong chương trình địa lí 10
Địa lí lớp 10 nằm trong hệ thống chương trình giáo dục địa lí THPT tập trung cung cấp kiến thức đại cương về khoa học Trái đất, các thành phần tự nhiên của lớp vỏ địa lí, địa lí dân cư và kinh tế trên Thế giới Với việc bố trí chương trình như vậy, chương trình địa lí lớp 10 gồm 10 chương, trong đó “
Trang 7Bài 37 Địa lí ngành giao thông vận tải” thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm trong nội dung chương IX Địa lí ngành dịch vụ
Chương IX Địa lí ngành dịch vụ tìm hiểu các ngành thương mại, giao thông vận tải và thông tin liên lạc Trong đó địa lí ngành giao thông vận tải tập trung vào đặc điểm của 6 loại hình hoạt động chủ yếu trên thế giới, bao gồm: đường sắt, đường ô tô, đường ống, đường sông hồ, đường biển, đường hàng không
2.2 Thực trạng dạy học Địa lí tại trường THPT Nông Cống I
2.3.1 Thuận lợi
Trường THPT Nông Cống I năm 2021 - 2022 có 35 lớp học với gần
1500 học sinh, trong đó có hơn 500 học sinh khối 10 được chia thành 12 lớp học Những năm qua, môn Địa lí là môn học trọng điểm thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi tốt nghiệp THPT và một bộ phận học sinh lựa chọn là môn thi vào các trường Đại học, cao đẳng với 6/12 lớp theo khối C, D Vì vậy đây được xem là một trong những môn học trọng tâm của nhà trường Đòi hỏi cần có sự đầu tư
từ mọi phía để nâng cao chất lượng chuyên môn Về cơ bản trường THPT Nông Cống 1 trong những năm qua cũng đã thực hiện tốt công tác dạy và học
trong đó:
Thứ nhất, nhà trường đã tổ chức cử giáo viên tham gia các các lớp bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp dạy học tích cực và đã triển khai việc “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”, xây dựng mô hình trường học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Thứ hai, đa số giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được sự quan trọng, tính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học phát triển năng lực Giáo viên đã vận dụng được các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học,
kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền
thông trong tổ chức hoạt động dạy học được nâng cao
Thứ ba, cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá những năm qua đã được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá Có thể nói, những
Trang 8thuận lợi trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy
và học tập của giáo viên và học sinh nhà trường
2.2.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục Cụ thể là:
Thứ nhất: Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường chưa mang lại hiệu quả cao Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều Còn tình trạng vận dụng lí luận một cách chắp vá nên chưa tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học còn nghèo nàn
Thứ hai: Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận giáo viên chưa cao Năng lực của đội ngũ giáo viên về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin -truyền thông trong dạy học còn hạn chế
Thứ ba, nghiệp vụ sư phạm cũng như kỹ năng xử lí các tình huống sư phạm ở một số giáo viên còn hạn chế Việc tổ chức dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn và phương pháp mới vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn do nhiều yếu
tố chi phối như thời gian một tiết học eo hẹp, sự sắp xếp thời khóa biểu chưa hợp lí, sĩ số học sinh trong một lớp khá đông(khoảng 40 học sinh) Với số lượng như vậy, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực cũng phần nào bị hạn chế Giáo viên không thể kiểm soát hoạt động học tập của tất cả học sinh trong một giờ học Vì thế nhiều học sinh ỷ lại, dựa dẫm, không tích cực, chủ động suy nghĩ, tìm tòi kiến thức
Từ những thực trạng dạy và học bộ môn Địa lí ở trường như trên, đặt ra vấn đề làm sao để khắc phục được khó khăn, phát huy mặt thuận lợi của nhà trường và địa phương để giúp cho học sinh hình thành cách thức học tập để tiếp cận với môn học nhanh, đơn giản và hiệu quả nâng cao chất lượng dạy
Trang 9học, từ đó tạo nên động thái tích cực trong mỗi giờ học Qua đề tài, Tác giả sẽ
cố gắng khắc phục những khó khăn, đóng góp thêm những ý tưởng dạy và học tích cực trong bộ môn Địa lí nhằm phát triển được phẩm chất và năng lực cho
HS trong nhà trường
2.3 Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp một số kĩ thuật dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh trong dạy học “ Bài 37 Địa lí ngành giao thông vận tải” - Địa lí 10 ở trường THPT Nông Cống 1
2.3.1 Chuẩn bị tổ chức dạy học “ Bài 37 Địa lí ngành giao thông vận tải” 2.3.1.1 Xác định nội dung và mục tiêu cần đạt của bài học
♦ Nội dung bài học:
“ Bài 37 Địa lí ngành giao thông vận tải” nghiên cứu đặc điểm của 6
loại hình GTVT phổ biến được sử dụng trên thế giới bao gồm: đường sắt, đường ô tô, đường ống, đường sông hồ, đường biển, đường hàng không Cụ thể
là những ưu điểm, nhược điểm, sự phát triển và phân bố của các loại hình GTVT này
♦ Mục tiêu của bài học:
● Năng lực:
* Năng lực địa lí
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ Trình bày được ưu, nhược điểm, sự phát triển và sự phân bố của các ngành: đường sắt, đường ô tô, đường ống, đường sông hồ, đường biển, đường hàng không
+ Giải thích được sự phân bố các loại hình giao thông vận tải trên thế giới.
- Tìm hiểu địa lí:
+ Sử dụng được bản đồ, tư liệu địa lí, trình bày và giải thích được sự phân bố các loại hình giao thông vận tải trên thế giới.
- Vận dụng địa lí: Cập nhật được thông tin về tình hình phát triển của các loại hình giao thông vận tải trên thế giới và Việt Nam cũng như ở địa phương nhằm có thể đánh giá và sử dụng các loại hình GTVT phù hợp với nhu cầu.
* Năng lực chung
Trang 10HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và thảo luận nhóm
để giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung bài học như “Tại sao phải hạn chế sử dụng phương tiện gây ô nhiễm môi trường?”.
● Phẩm chất: Góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất như là có trách
nhiệm, trung thực và chăm chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao Có ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng quê hương đất nước.
2.3.1.2 Xác định PP, KTDH
Căn cứ vào nội dung và mục tiêu cần đạt của bài học, GV lựa chọn PPDH hợp tác kết hợp với các kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép”, kĩ thuật sơ đồ
tư duy và kỹ thuật phòng tranh làm biện pháp chủ yếu để tổ chức hoạt động học tập nhằm đạt được yêu cầu của bài học
2.3.1.3 Xác định thời gian thực hiện nhiệm vụ
- Về thời lượng: “Bài 37 Địa lí ngành giao thông vận tải” được bố trí thời lượng dạy học trong các năm học trước là 2 tiết, nhưng năm học
2021-2022 do tình hình Covid phức tạp nên bài học này đã được giảm tải “mục I Đường sắt, mục III Đường ống, mục IV Đường sông, hồ” vì vậy bài học này chỉ còn được thực hiện trong 1 tiết
- Căn cứ vào thời lượng bài học, GV đã xây dựng hai hướng thực hiện phù hợp với kế hoạch cụ thể từng năm học: Đối với thời lượng 2 tiết học, GV
sẽ dành tiết 1 để HS nhận nhiệm vụ, chuẩn bị thảo luận và hoàn thành sơ đồ tư duy; Tiết 2, HS sẽ trình bày kết quả thảo luận bằng kỹ thuật phòng tranh kết hợp đánh giá chéo về sản phẩm giữa các nhóm với nhau Đối với thời lượng 1 tiết học, sau tiết học bài 36 GV sẽ giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS về chuẩn bị và hoàn thành nhiệm vụ ở nhà; đến tiết học theo PPCT thì HS sẽ tiến hành báo cáo kết quả thông qua kỹ thuật phòng tranh và đánh giá chéo giữa các nhóm
2.3.2 Thiết kế nhiệm vụ và tổ chức học tập
2.3.2.1 Giai đoạn chuẩn bị:
Để tiến hành tổ chức dạy học “Bài 37 Địa lí ngành giao thông vận tải” hiệu quả, GV tiến hành thiết kế nhiệm vụ học tập phù hợp với PPDH các mảnh
ghép, cụ thể thông qua 2 vòng thực hiện(vòng 1 nhóm chuyên gia và vòng 2
-nhóm các mảnh ghép) với yêu cầu cần đạt: Dựa vào SGK, các kênh thông tin