Phát triểnnăng lực thẩm mĩ ở đây chính là bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về cả hai mặt cảm xúc và lítrí qua các khâu phát hiện Cái Đẹp, cảm thụ Cái Đẹp, đánh giá Cái Đẹp,…Năng lực giải qu
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY THỂ LOẠI CA DAO QUA CHÙM BÀI “CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨAĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THẨM MĨ, NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC
SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH IV
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2021
Trang 2MỤC LỤC
1 Mở đầu 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.2 Thực trạng vấn đề 4
2.3 Giải pháp đã sử dụng 5
2.3.1.Ứng công nghệ thông tin trong giờ học 5
2.3.2 Phân công nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà 6
2.3.3.Sử dụng kĩ năng mềm để tạo không khí cho tiết học 8
2.3.4 Dạy học trên lớp 9
2.3.5 Tìm tòi và mở rộng 10
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18
3 Kết luận, kiến nghị 20
3.1 Kết luận 20
3.2 Kiến nghị 21
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, nền giáo dục chúng ta đã và đang thực hiện đổi mới mộtcách căn bản và toàn diện Từ đổi mới về chương trình giáo dục đến việc đổi mới vềphương pháp dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh Nghị quyết số
29 của BCH TW khóa XI được triển khai tạo cơ sở cho giáo viên tích cực hơn trongviệc tìm tòi, sáng tạo những phương pháp dạy học hiệu quả, học sinh được tiếpthu,thể hiện quan điểm của mình trong quá trình học tập Bởi vậy, môn Ngữ văn cũng sẽkhông đi theo lối mòn dạy theo chương trình rập khuôn có sẵn như hiện nay mà sẽxây dựng một chương trình hoàn toàn mới theo hướng mở nhằm đổi mới phươngpháp, đổi mới đánh giá và đặc biệt là việc dạy học theo định hướng phát triển nănglực người học
Dạy học văn là một quá trình đào sâu tìm tòi, cảm nhận cái hay cái đẹp trong vănchương đồng thời cũng là quá trình giải mã những thông điệp, kí thác của nhà văn Cáihay cái đẹp trong văn học không chỉ được khơi dậy từ các tác phẩm văn học, từ thơ catrữ tình, tiểu thuyết, trường ca mà còn được khơi nguồn từ văn học dân gian Có thểkhẳng định rằng văn học dân gian giống như một mảnh đất nuôi dưỡng và lưu giữ đờisống tinh thần của nhân dân lao động, trong đó thể loại ca dao là một trong những thểloại tiêu biểu nhất của văn học dân gian bởi nó chứa đựng những giá trị văn hóa tinhthần lâu đời nhất của nhân dân Việt Nam ta từ bao đời nay Vậy làm sao để học sinhcó thể cảm nhận và thẩm thấu ca dao một cách tốt nhất, hiệu quả nhất là điều trăn trởcủa giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, mặt khác trong thực tế giảng dạy giáo viên vẫncòn quá chú trọng đến nội dung bài học mà chưa chú trọng đến chủ thể người họccũng như khả năng ứng dụng những tri thức đã học trong tình huống thực tiễn, bởi vậychưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh cùng những năng lựccần thiết Trước những vấn đề đó, bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm cách nào đểnăng cao chất lượng giáo dục và điều quan trọng là qua mỗi bài học học sinh có thểkhám phá những tri thức mới và ứng dụng vào thực tế cuộc sống? Vì vậy tôi luônnghiên cứu, tìm tòi để xây dựng một phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạyhọc Ngữ văn ngày nay Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp giảng dạy thể loại ca dao qua chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”để phát triển năng lực thầm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10B4 Trường THPT Thạch Thành 4”.
Trang 41.2 Mục đích nghiên cứu
- Nhằm đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa học sinh
- Nhằm phát triển những năng lực cho người học như năng lực giải quyết vấn đề,năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ
- Giúp học sinh hiểu và cảm nhận được cái hay cái đẹp của ca dao, tạo hứng thútrong giờ học
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đối với môn Ngữ văn nói chung và bộ phậnvăn học dân gian trong đó có ca dao nói riêng
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi nghiên cứu các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực
cho học sinh qua chùm ca dao “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”trong
chương trình Ngữ văn 10 và đối tượng học sinh là lớp 10B4 trường THPT ThạchThành 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trước hết để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cầnthiết cho học sinh, cần phải vận dụng nhiều phương pháp mang tính thực tế Trong đềtài này tôi mạnh dạn đưa ra những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp so sánh, phân tích
- Phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp thu thập thông tin, rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy
2 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quantâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việchọc Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theolối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹnăng, hình thành năng lực và phẩm chất Trước hết cần hiểu năng lực là : “Khả năng,điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó Phẩmchất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào
Trang 5đó với chất lượng cao”(Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên – NXB ĐàNẵng 1998).Tuy nhiên ở bộ môn Văn nói chung và chùm ca dao than thân, yêuthương tình nghĩa nói riêng sẽ có những đặc trưng riêng do đó cần xác định các năng
lực cần phát triển cho học sinh trong bài học Đối với bài ca dao than thân yêu thương tình nghĩa, tôi xác định phát triển các năng lực cụ thể cho học sinh như : năng lực
thường thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hợptác
Năng lực thẩm mĩ: Ở môn Ngữ văn, năng lực thẩm mĩ gồm hai năng lực nối
tiếp nhau trong quá trình tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm văn chương và tiếng
Việt: năng lực khám phá Cái Đẹp và năng lực thưởng thức Cái Đẹp Năng lực khám phá Cái Đẹp lại gồm năng lực phát hiện Cái Đẹp và những rung động thẩm mĩ Cái
Đẹp nghệ thuật thường không bộc lộ ngay, mà nhiều khi lại được ẩn giấu trong hìnhtượng bằng lời, tác phẩm văn chương lại thường có tính đa nghĩa và tính mơ hồ, nênphải có con mắt tinh tường trên cơ sở những rung động thẩm mĩ mạnh mẽ thì mới phát
hiện được Còn năng lực thưởng thức Cái Đẹp chính là năng lực cảm thụ Cái Đẹp và
đánh giá Cái Đẹp ấy Khi đó, người đọc sẽ sống cùng tác phẩm văn chương và chuyểnhóa Cái Đẹp của tác phẩm thành Cái Đẹp trong lòng mình, thành tài sản tinh thần củamình Đó là quá trình "đồng sáng tạo" cùng tác giả để tạo ra những "dị bản" trong lòngngười đọc Và từ Cái Đẹp của nghệ thuật mà họ nhận ra Cái Đẹp trong cuộc sống củacon người: đây chính là sự đánh giá Cái Đẹp đúng đắn nhất, và sự đánh giá này là điềukhông thể thiếu trong năng lực thẩm mĩ của người học để họ chiếm lĩnh được Cái Đẹp
ấy Như vậy, trong năng lực thẩm mĩ có cả yếu tốcảm xúc (rung động thẩm mĩ) và yếu
tố lí trí (nhận xét, đánh giá,…); hai yếu tố này thường gắn bó, hòa quyện với nhau
trong quá trình người học tiếp xúc với vẻ đẹp của văn chương và tiếng Việt Phát triển
năng lực thẩm mĩ ở đây chính là bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về cả hai mặt cảm xúc và lí trí qua các khâu phát hiện Cái Đẹp, cảm thụ Cái Đẹp, đánh giá Cái Đẹp,…
Năng lực giải quyết vấn đề:Mục tiêu cần đạt được là hình thành cho học sinh khả
năng phát hiện và lí giải những vấn đề nhập nhằng, mơ hồ, đa nghĩa, khó hiểu trongnội dung và nghệ thuật của các văn bản văn học.Đó là phát hiện và lí giải những vấn
đề trong thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm, hoặc phát hiện và đánh giá nhữngkhó khăn thách thức đặt ra trong quá trình tạo lập văn bản nói và viết
Năng lực hợp tác:Mục tiêu cần hướng đến là hình thành cho học sinh khả năng phối
hợp, tương tác hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ để cùng đạt mục tiêu chung(ví dụ như thảo luận nhóm) Thảo luận nhóm là phương pháp có thể áp dụng với nhiềubài học, điều quan trọng là phải chú ý đến đề tài cho học sinh thảo luận phải là đề có
Trang 6tính phức hợp, có vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ của nhiều người Thông qua việcthảo luận nhóm có thể hình thành cho học sinh khả năng thể hiện những suy nghĩ, cảmnhận của bản thân và điều chỉnh thái độ, cách ứng xử.
Các năng lực thẩm mĩ, giải quyết vấn đề, hợp tác có mối quan hệ tương hỗ, gắnbó nhằm giáo dục tri thức cho học sinh, đây cũng là những năng lực giup cho học sinhhọc tập một cách say mê, hứng thú, tìm tòi nghiên cứu khám phá vẻ đẹp vốn có củavăn chương nói chung cũng như thế giới tư tưởng tình cảm và vẻ đẹp tâm hồn đồngđiệu, tha thiết trong ca dao dân ca nói riêng
Với những lí do trên có thể nhận thấy, nếu đổi mới phương pháp dạy học theohướng phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác sẽphát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho người học đồng thời mang lại hiệuquả to lớn trong quá trình giảng dạy của giáo viên
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Macxim Gorki từng nói “Tôi khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích thơ ngụ ngôn, tuyển tập ca dao Hãy đi sâu vào vẻ đệp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca dao, trong truyện cổ tích Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra ” Ca dao dân ca trong đời sống tâm hồn nhân dân như một tiếng ru tỏa mát
giữa trưa hè, như một bến sông hẹn hò khi chiều buông Tuy nhiên việc học tập cadao trong nhà trường chủ yếu dựa trên văn bản ngôn từ của bài ca dao Việc làm nàyphần nào hạn chế việc khám phá đầy đủ vẻ đẹp thẩm mĩ của các bài ca dao dân ca Bởi
lẽ bản chất của văn học dân gian nói chung là “một nghệ thuật phức tạp sử dụng hình tượng thị giác lẫn thính giác, trong đó phương tiện diễn tả và phương tiện biểu hiện kết hợp với nhau” Mặt khác ca dao dân ca Việt Nam đã chiếm một phần quan
trọng không thể thay thế trong đời sống sinh hoạt cũng như trong đời sống tinh thầncủa người Việt, trở thành một mảnh ghép của hồn Việt, một mảnh ghép cổ xưa, chânthành, mộc mạc mà sâu sắc dạt dào
Ầu ơ ví dầu
Cầu ván đóng đinh
Cầu treo lắc lẻo
Gập ghềnh khó qua
Ầu ơ Khó qua mẹ dắt con qua
Trang 7Con đi trường học
Mẹ đi trường đời ”
Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là trong cuộc sống hôm nay, sự xuất hiện của
âm nhạc hiện đại với giai điệu sôi nổi cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa họckĩ thuật tiên tiến hiện đại đã khiến cho một bộ phận không nhỏ trong xã hội chúng tanói chung và học sinh nói riêng dần quên đi những vẻ đẹp bình dị, đằm thắm ân tìnhcủa người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước gốc đa, sânđình khiến cho những giá trị văn hóa tinh thần cổ xưa ngày càng mai một dần
Là một giáo viên ra trường nhiều năm, cũng như rất nhiều bạn bè đồng nghiệp tôimang trong lòng bao nỗi niềm của một cô giáo dạy Văn với những vui buồn lẫn lộn.Tôi yêu môn Văn, yêu say đắm những tác phẩm văn chương làm lay động lòng người.Tôi luôn mong muốn và ấp ủ một ước mơ sẽ truyền ngọn lửa đam mê đối với mônVăn cho học sinh nhưng quả thật điều đó không dễ dàng Một thực tế mà có lẽ khôngchỉ riêng tôi mà nhiều bạn bè đồng nghiệp không thể phủ nhận: hiện nay, học sinh nóichung và đặc biệt là học sinh trường THPT Thạch Thành 4 có xu hướng xem nhẹ cácmôn học xã hội nói chung và môn học Ngữ văn nói riêng Hình như đã qua rồi cái thờihọc sinh yêu say mê những ngôn từ mượt mà da diết lắng đọng khi nghe giáo viên đọc
ca dao
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Hay những câu Kiều mang vẻ đẹp ước lệ tượng trưng mà thấm đẫm nước mắt bi kịchcủa người phụ nữ trong xã hội phong kiến, các em lao vào các môn học mang xuhướng thời cuộc như Tiếng Anh, Toán, Vật lí, Hóa học, Hơn nữa trong khuôn khổcủa tiết dạy chỉ có 45 phút với nhiều yêu cầu cần đạt rất khó để giáo viên bổ sungnhững kiến thức liên quan thú vị và hấp dẫn
Với cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn đã nêu ở trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinhnghiệm của bản thân trong việc giảng dạy các bài ca dao ở lớp 10, nhằm mục đích vừaphát triển các năng lực cho người học vừa là để giữ gìn và phát huy những giá trị vănhóa tinh thần bất biến, vĩnh hằng , mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt
2.3 Giải pháp đã sử dụng
2.3.1 Ứng công nghệ thông tin trong giờ học
Trang 8Trong những năm học gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
đã được nói đến nhiều và đã được áp dụng trong việc giảng dạy các môn học nóichung và môn Ngữ văn nói riêng Sử dụng phần mềm cũng là một yêu cầu trong đổimới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh với sự hỗ trợ
của các phương tiện dạy học hiện đại Đối với chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa , giáo viên trước khi tìm hiểu nội dung trọng tâm sẽ trình chiếu các hình ảnh
hoặc video đặc sắc về các hoạt động diễn xướng ca dao trên sân khấu nhằm tạo khôngkhí sôi nổi, sinh động trong giờ học, học sinh từ đó thêm hứng thú say mê đối với bàihọc Ca dao dân ca là những câu hát thể hiện tâm tư, tình cảm của con người lao động,vì thế để ca dao dân ca thực sự sống trong lòng người thì hoạt động diễn xướng ca dao
là rất cần thiết, với khả năng diễn xuất, trang phục, sự hỗ trợ của âm thanh, ánh sáng,màu sắc trên sân khấu những bài ca dao dân ca sẽ trở nên duyên dáng, lung inh hơn
2.3.2 Phân công nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà
Giáo viên cung cấp cho học sinh một vài tài liệu về ca dao để học sinh tìm hiểutrước, nhằm chuẩn bị tốt kiến thức và kĩ năng để giải quyết được những vấn đề gặpphải trong quá trình học tập, đồng thời yêu cầu học sinh tự tim tòi tư liệu trên mạngInternet để trang bị đầy đủ kiến thức cần có về ca dao
Về phía giáo viên, tôi nghiên cứu để xây dựng các phiếu học tập cho học sinh.Phiếu học tập sẽ hiển thị rõ ràng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của mỗi học sinh trong việc
tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà theo từng nhóm, cụ thể như sau:
- Kể tên các thể
loại cơ bản của
văn học dân
gian Việt Nam
- Sưu tầm tranh ảnh về vẻ đẹp bình dị của quê hương đất nước:
cánh cò, đồng lúa, con trâu (những hình ảnh thường thấy trong ca dao)
- Sưu tầm các bài ca dao em từng học
- Thuyết minh vềvai trò của ca dao trong đời sống xã h i ội.
Hoạt
động 2
Hình
Tìm hiểuvề khái
ni m ca dao ệm ca dao và
thuyếtminh về các
thể loại của ca dao
Thuyết minh về
các thể loại của
ca dao
Trình bày cácđặc điểm về nộidung
Trình bày vềnghệ thuật của
ca dao
Trang 9- Hình ảnh “Tấm lụa
đào” vừa là so sánh
vừa ẩn dụ cho vẻ
đẹp gì của người con
gái?
- Hình ảnh tấm lụa
đào “phất phơ giữa
chợ” gợi cho em liên
tưởng đến điều gì về
số ph n của chính ận của chính
nó?
- Qua đó em hình
dung được số ph n ận của chính
của cô gái như thế
nào?
- Em thử lí giải vì sao
cô gái trong bài ca
dao lại cất lên tiếng
hát than thân?
Bài 2,3(SGK)-Bài ca dao số 2có điểm gì giốngvà khác với bài cadao số 1?
-Thông qua vi cệm ca daomiêu tả củ ấu gai,tác giả dân gianmuốn ngợi ca vẻ
đẹp gì của ngườicon gái?
-Đại từ “ai” ở bàisố 3 phiếm chỉ
điều gi?
-Cũng ở bài số 3:
Bài ca không chỉ
là lời than duyên
ph n dở dangận của chínhmà còn khẵngđịnh điều gì?
Bài 4-5(SGK)
- Bài số 4:
+ Hãy cho biếtchủ thể trữ tìnhcủa bài ca daonày là ai?
+ Nỗi nhớ đượcdiễn tả cụ thể
bằng những thủpháp nghệ thuậtnào?
+ Hình ảnh của
“khăn, đèn,mắt” giúp emhiểu thêm gì vềtâm trạng của côgái?
-Cũng là lời cayêu thươngnhưng ở bài cadao số 5 có
điểm gì khác sovới bài ca dao số4?
-Ở bài số 5 là lờicủa ai nói vớiai?
Nhằm bày tỏ
và gừng”?
- Mượn hương
vị muối vàgừng, tác giảdân gian muốnkhẳng địnhđiều gì?
- Hayc chỉ ranét đặc sắctrong cáchkhẳng địnhnghĩa tình củangười nôngdân ?
Hoạt
động 3
Luyện
tập
- Trả lời câu hỏi trắc
nghi m về ca dao ệm ca dao
than thân
- Cảm nh n về số ận của chính
ph n của người phụ ận của chính
nữ trong xã h i xưa ội.
- Trả lời câu hỏi trắc nghi m về ca daoyêu ệm ca dao thương
- Cảm nh n về tình ận của chính cảm trong tình yêu lứa đôi
- Trả lời câu hỏi trắc nghi m về ca dao ệm ca dao tình nghĩa
- Cảm nh n về tình ận của chính nghĩa vợ chồng
-Trả lời câu hỏi trắc nghi m về ca dao ệm ca dao hài hước
Hoạt - Tìm các bài ca dao - Tìm các bài ca dao có - Tìm các bài ca dao - Tìm các bài
Trang 10mở đầu bằng mô típ
“thân em” ho c có ặc có
chung n i dung than ội.
thân
-T p sáng tác ca dao ận của chính
mở đầu bằng từ
- Tham gia trò chơi
“Tiếp sức”
-Viết bài văn cảm
nh n về bài ca dao ận của chính
“Tát nước đầu đình”
có chung n i dung ội.
tình nghĩa -T p sáng tác ca dao ận của chính theo chủ đề tình nghĩa
- Tham gia trò chơi
“Tiếp sức”
- Viết bài văn cảm
nh n về bài ca dao ận của chính
“Trong đầm gì đẹp bằng sen”
ca dao nói vềtình yêu quêhương đấtnước
- Sáng tác cadao theo chủ
đề tự chọn
- Tham gia trò
chơi “Tiếp sức”
Phiếu học tập được in và phát cho học sinh trước một thời gian để các em tìm hiểu,chuẩn bị bài theo mẫu sau
Phiếu học tập nhóm………
thực hiệnHoạt động 1
và cố gắng chuẩn bị chu đáo
2.3.3 Sử dụng kĩ năng mềm để tạo không khí cho tiết học
Kĩ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kĩ năng quan trọng của con người: kĩ
năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm Đối với người giáo viên, trongquá trình giảng giảng tùy từng bài học cụ thể mà có cách truyền đạt khác nhau đến họcsinh, đôi khi giáo viên sẽ phải đóng thêm những vai trò khác như là một ca sĩ, một họasĩ, một diễn viên thậm chí một nhà biên kịch Khi dạy phần ca dao trong chương trình,giáo viên có thể hát cho học sinh nghe một hai làn diệu dân ca hoặc chuẩn bị trướcmột vài bức tranh tự vẽ về chủ đề ca dao ( tranh vẽ ở phần Phụ lục) điều đó khôngchỉ làm cho không khí lớp học sôi nổi mà còn là cách để khắc sâu kiến thức về ca daodân ca cho học sinh Giáo viên cũng có thể khuyến khích học sinh cùng tham gia,hưởng ứng và sẽ có hình thức khen thưởng như cho điểm miệng Với giải pháp này,giờ dạy Văn không khô khan, nặng nề với học sinh mà ngược lại còn tạo được mộtkhông khí học tập sôi nổi, lôi cuốn, hứng thú, say mê
Trang 112.3.4 Dạy học trên lớp
Giáo viên tổ chức tiết dạy ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trên lớp,hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học theo phiếu học tập đã tự chuẩn bị trước ở nhà.Các nhóm sẽ thực hành nhiệm vụ đã được giao theo từng hoạt động cụ thể của bài học.Dưới sự dẫn dắt, điều hướng của giáo viên, các thành viên trong từng nhóm sẽ lầnlượt, luân phiên thuyết trình về kết quả chuẩn bị các câu hỏi tìm hiểu bài trong phiếuhọc tập được giao
Ở hoạt động 1, Tìm hiểu về ca dao, giáo viên yêu cầu đại diện 4 nhóm trình bàynhanh tại chỗ trong thời gian quy định, sau đó giáo viên sẽ trình chiếu hình ảnh vàvideo của hoạt động diễn xướng ca dao trên sân khấu để dẫn dắt vào bài
Nhóm 1 Kể tên các thể loại chủ yếu của văn học dân gian ; Nhóm 2 Sưu tầmtranh ảnh về vẻ đẹp bình dị của quê hương đất nước: cánh cò, đồng lúa, con trâu (những hình ảnh thường thấy trong ca dao) ; Nhóm 3:- Sưu tầm các bài ca dao em biếthoặc đã được học; Nhóm 4: Thuyết minh về vai trò của ca dao trong đời sống xã hội.Sau hoạt động của mỗi nhóm, giáo viên sẽ nhấn mạnh, chốt lại những nội dung quantrọng và ghi bảng ngắn gọn
Ở hoạt động 2,giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận phần Tiể dẫn và văn bảntrong sách giáo khoa, giáo viên đóng vai trò là người dẫn dắt kiến thức, k hơi gợi,truyền đạt, giao nhiệm vụ và nhận xét đánh giá kết quả học tập của hoc sinh Học sinhsẽchủ động tiếp cận, khám phá tác phẩm Về phần hoạt động nhóm: Đại diện cácnhóm sẽ lên bảng trình bày các nội dung kiến thức về ca dao than thân yêu thương tìnhnghĩa đã được phân công cụ thể trong phiếu hoc tập Ngoài ra giáo viên sẽ khuyếnkhích học sinh mỗi nhóm tổng hợp kết quả đã chuẩn bị ở nhà vào một bảng phụ để bổsung kiến thức khi cần Hoạt động nhóm không chỉ là quá trình thu thập kiến thứctrước khi tìm tiến hành giờ học trên lớp mà qua hoạt động này còn bồi dưỡng năng lựchợp tác của mỗi thành viên trong nhóm ( cùng làm bài tập, thảo luận, tìm ra kiếnthức ) và năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình đi tìm kiến thức có liên quan đếnbài học để trả lời những câu hỏi mà giáo viên đưa ra Sau dó giáo viên đặt thêm câuhỏi hoặc bổ sung về nội dung cho nhóm Cuối cùng, giáo viên đánh giá kết quả phầnhọc sinh hoạt động, chốt ý và ghi bảng ngắn gọn
Ở hoạt động 3: Luyện tập : Ở hoạt động này giáo viên sẽ tiến hành cho học sinhtrả lời câu hỏi trắc nghiệm đã giao về nhà trong phiếu học tập Giáo viên cho các nhómtrình bày kết quả cần làm việc nhóm mình Đại diện mỗi nhóm sẽ đọc câu hỏi hỏi trắcnghiệm và phần trả lời của nhóm mình theo nội dung tương ứng
+Nhóm 1: Câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề ca dao than thân
+Nhóm 2: Câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề ca dao yêu thương
+Nhóm 3: Câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề ca dao tình nghĩa
Trang 12+Nhóm 4: Câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề ca dao hài hước
(Câu hỏi trắc nghiệm để ở phần Phụ Lục)
2.3.5 Tìm tòi và mở rộng
Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng được giáo viên triển khai cho học sinh cuốitiết học Giáo viên khuyến khích học sinh vận dụng, thực hành hoạt động tự học ở nhàsau bài học phù hợp với sở trường năng lực cá nhân
Thứnhất, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm những bài ca dao có cùng nội dungvới các bài ca dao đang học (mỗi nhóm 2 bài, học sinh đã chuẩn bị sẵn ở nhà)
Thứhai, giáo viên khuyến khích các em sáng tạoca dao theo chủ đề đã chosẵn( mỗi nhóm sáng tác một bài) Giáo viên tuyên dương cho điểm những bài sáng táchay, có cảm xúc.Ví dụ: Có thể bắt đầu bằng “Thân em như hạt mưa xa :; Thân emnhư giếng giữa đàng Học sinh có thể sáng tạo theo cách của mình, trình bày trướclớp Hình thức đúng thể thơ lục bát, nội dung hợp lí, chuẩn mực đạo đức
Thứ ba, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “tiếp sức”: : Giáo viên chialớp thành 4 nhóm và nêu luật chơi: Từ những bài ca dao đã sưu tầm được theo chủ đề
đã sẵn , mỗi nhóm cử một thành viên lên bảng, ngay sau khi thành viên thứ nhất viếtxong những câu mình nhớ thì thành viên thứ 2 tiếp tục Đội thắng sẽ là đội có số bài cadao nhiều nhất và đúng nhất (Có thể sử dụng giấy Ao tại chỗ bằng kĩ thuật khăn trảibàn)
Thứ tư, giáo viên giao bài tập về nhà sau tiết học để học sinh làm bài Đề bài:
Cảm nhận của em về một bài ca dao “Tát nước đầu đình” hoặc bài “ Trong đầm gì đẹp bằng sen”.
Dù mỗi môn học có một nhiệm vụ riêng nhưng đều dựa trên mục tiêu chung là pháttriển con người toàn diện Quan điểm dạy học của giáo viên cần phải linh hoạt, tạođiều kiện để học sinh tự tin phát huy thế mạnh của riêng mình; Củng cố niềm tin ở họcsinh về giá trị mỗi con người và 8 dạng trí thông minh Nhất định mỗi học sinh sẽ sởhữu ít nhất một trong số 8 dạng trí thông minh đó Trong giờ học và ở phần vận dụngthực hành sau giờ học, tôi thường tìm cách nhận ra thế mạnh của mỗi em, khuyếnkhích các em thể hiện và phát triển năng lực riêng của mình
Phần thực nghiệm sư phạm
- Mục đích thực nghiệm sư phạm:
Thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài là thiếtthực, khả thi, đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng học tập môn Ngữvăn của học sinh trường THPT Thạch Thành 4; Xác định mức độ phù hợp, hiệu quả vàtích khả thi của việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu ca dao than thân yêu thương tìnhnghĩa trong chương trình Ngữ văn 10 ở trường THPT Thạch Thành 4; Khẳng định