(SKKN 2022) vận dụng phương pháp dạy học dự án vào chủ đề bài học phong cách ngôn ngữ báo chí trong chương trình ngữ văn lớp 11 nhằm tạo hứng thú cho học sinh
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
3,38 MB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG -***** - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC DỰ ÁN VÀO CHỦ ĐỀ BÀI HỌC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11 NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH Người thực hiện: Chu Thị Nhung Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Ngữ văn THANH HÓA NĂM 2022 NĂM HỌC : 2021 - 2022 MỤC LỤC Tiêu đề 1 Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài 1.2 Đối tượng nghiên cứu 1.3 Mục đích nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2 Nội dung 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 2.4.1 Khả năng áp dụng của giải pháp 2.4.2 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp 3 Kết luận và kiến nghị 3.1 Kết luận 3.2 Kiến nghị Tài liệu tham khảo Danh mục đề tài SKKN đã được hội đồng cấp Sở GD& ĐT đánh giá từ loại C trở lên Trang 1 1 1 2 2 2 2 2 4 5 17 17 17 17 17 18 19 20 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề mà giáo dục mà cả nước đang chú trọng hướng tới Môn Ngữ Văn cũng không nằm ngoài xu hướng ấy Thế giới hiện đại phát triển theo xu hướng giao lưu, hợp tác hóa quốc tế, nền giáo dục cũng bị chi phối một cách mạnh mẽ Hơn nữa để thích ứng với bối cảnh hiện nay đòi hỏi học sinh phải được trang bị, rèn luyện những kĩ năng, phẩm chất, năng lực phù hợp cần thiết để áp dụng trong thực tiễn theo mục tiêu “ Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình” Thực trạng học sinh chán môn văn, không còn hứng thú với môn văn diễn ra càng nhiều Đặc biệt là đối với học sinh THPT theo các lớp khối A, A1 và các khối KHTN nói chung Học sinh mang tâm lí ngại, chán nản, buồn ngủ, thái độ hời hợt dẫn đến sự phối hợp giữa GV và HS trở nên rời rạc, giờ học đơn điệu Sau nhiều thời gian đứng lớp, tôi thấu hiểu các em HS thích những vấn đề gắn với thực tiễn, rèn luyện kĩ năng sống nhưng nội dung chủ đề vẫn hấp dẫn, phong phú Trong những năm qua việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn đã có nhiều biến chuyển Tuy nhiên sự đổi mới đó chưa triệt để và chưa thực sự hiệu quả Nhiều giờ học văn vẫn rất thụ động, giáo viên giảng bình theo cách của giáo viên, học sinh ghi chép và nhớ dẫn đến trong các kì thi có nhiều bài văn giống hệt nhau Vì các em cùng một lớp, một thầy Cách học này khiến cho học sinh không có hứng thú, hạn chế sự sáng tạo, không phát huy được năng lực của học sinh Xuất phát từ đòi hỏi của chính người học, của xã hội của ngành đối với giáo viên ngày càng cao Cho nên việc đổi mới phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học trở thành vấn đề cấp thiết Tự bản thân cá nhân tôi luôn ý thức được việc cần thiết phải thay đổi chính mình, thay đổi trong cách thức tổ chức giờ học, cách kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh Mục đích là nâng cao chất lượng dạy và học, tạo nên những tiết học sinh động, hấp dẫn, phát triển năng lực học sinh Từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài SKKN: Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào chủ đề bài học Phong cách ngôn ngữ báo chí trong chương trình ngữ văn lớp 11 nhằm tạo hứng thú cho học sinh Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài không trình bày nhiều về lí luận phương pháp dạy học văn nói chung mà từ kinh nghiệm, thực tiễn dạy học từ trường THPT Hàm Rồng của cá nhân thấy có hiệu quả 1.2 Mục đích nghiên cứu Với những tiết học sử dụng phương pháp này giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh, vận dụng kiến thưc vào thực tiễn một cách hiệu quả hơn, tạo được không khí lớp học sôi nổi, gắn kết tình cảm giữa HS với GV cũng như các em học sinh trong lớp với nhau Từ đó, mang lại cảm giác hào hứng, yêu thích, thoải mải trong các giờ học môn Ngữ Văn Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập; kỹ năng tích cực chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; kỹ năng trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập Nghiên cứu đề tài này nhằm khẳng định khả năng ứng dụng phương pháp DHDA vào các giờ dạy học làm văn, Tiếng Việt nói riêng, bộ môn Ngữ Văn nói chung 1.3 Đối tượng nghiên cứu SKKN tập trung vào việc đổi mới PPDH Ngữ Văn bằng PPDHDA, áp dụng cụ thể đối với học sinh lớp 11B2, 11B4 trường THPT Hàm Rồng 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phối hợp nhiều phương pháp, trong đó chủ yếu là phương pháp: Phương pháp tổng hợp các vấn đề lí thuyết: Đây là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học Bản chất của phương pháp này là dựa trên các thông tin đã có bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học Phương pháp này được sử dụng để thu thập nguồn tư liệu nghiên cứu Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này để thấy được sự giống nhau, khác nhau, đối chiếu để thấy được ưu, nhược điểm của nó Tác dụng của phương pháp này là tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cao cho nội dung Phương pháp thực nghiệm:Tiến hành thực nghiệm tại lớp 11B2, 11B4 để đánh giá tính khả thi của đề tài 1.5 Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp dạy học dự án đã được vận dụng trong một số bài học như: Trình bày một vấn đề, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Thơ mới có hiệu quả Riêng với chủ đề bài học: PCNNBC thì không phải là lần đầu tiên được đề cập tới Nhưng mới chỉ dừng lại ở kế hoạch, lý thuyết mà chưa tiến hành thực hành có hệ thống và có hiệu quả SKKN này cá nhân tôi đã áp dụng, rút ra tự thực tiễn dạy- học ở khối 11 ( các lớp 11B2, 11B4, 11B5 trường THPT Hàm Rồng Tp Thanh Hóa) 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Khái niệm dạy học dự án Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó HS dưới sự điều khiển, giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được Đặc điểm: - Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn phần học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội.Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực - Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án - Mang tính phức hợp liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp - Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học - Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khẩ năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ - Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội - Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố giới thiệu Các bước tổ chức dạy học dự án Bước Hoạt động của GV Chuẩn bị ( xây dựng ý tưởng, lựa chọn chủ đề, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án) - Xây dựng bộ câu hỏi định hướng; xuất phát từ nội dung và mục tiêu cần đạt được -Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai cần ý tưởng và nội dung dự án - Thiết kế các nhiệm vụ cho HS ; làm thế nào để học sinh thực hiện xong thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được - Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV Hoạt động của HS - Làm việc nhóm để lựa chọn chủ đề dự án - Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến đáng tin cậy vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm - Chuẩn bị các nguồn thông tin để chuẩn bị thực hiện dự án - Cùng Gv thống nhất các tiêu chí dự án và HS cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế Thực hiện - Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá dự án học sinh trong quá trình thực hiện dự án - Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho HS - Chuẩn bị cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án - Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS - Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch - Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được - Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo - Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần - Thường xuyên phản hồi thông báo thông tin cho các GV và các nhóm khác Kết thúc - Chuẩn bị cơ sở vật chất cho - Chuẩn bị tiến hành giới thiệu dự án buổi báo cáo dự án sản phẩm - Theo dõi, đánh giá sản phẩm - Tiến hành giới thiệu sản phẩm dự án của các nhóm - Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm - Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN Trước kia, tôi và nhiều đồng nghiệp dạy - học các bài PCNNBC theo từng tiết tách rời, nặng về lý thuyết, thời lượng dành cho thực hành ít Cách dạy như vậy không giúp HS không nắm được kiến thức một cách hệ thống, liền mạch, không phát huy được năng lực của các em, đồng thời cũng không tạo được hứng thú trong các tiết học Chính vì vậy dạy - học theo phương pháp dự án vừa xây dựng bài học thành các chủ đề vừa phát huy được sự chủ động, sáng tạo của HS, GV cũng linh hoạt hơn rất nhiều HS sẽ thấm nhuần lý thuyết ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập Nó cũng giúp các em HS vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn và định hướng lựa chọn, phát triển nghề nghiệp trong tương lai Lựa chọn và áp dụng SKKN: Vận dụng phương pháp dạy - học dự án vào chủ đề bài học PCNNBC trong chương trình Ngữ Văn lớp 11 nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh Qua đó, giúp HS rèn luyện kỹ năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập, kỹ năng tích cực chủ động sáng tạo, hợp tác của HS trong viẹc thực hiện các nhiệm vụ học tập, kỹ năng trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập Khi giảm thời lượng về lý thuyết, tăng thời gian thực hành, học sinh có điều kiện thực hành công việc viết báo Trải nghiệm cảm giác của một phóng viên thực sự 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Trước đây, nội dung bài học: phong cách ngôn ngữ báo chí có 6 tiết, ít hơn hiện nay 3 tiết Hơn nữa PPCT Ngữ Văn trước kia chưa biên soạn sắp xếp các tiết học theo chủ đề Việc đổi mới dạy- học theo chủ đề đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi và các bạn đồng nghiệp có thể linh hoạt, sáng tạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy- học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh Hướng HS có cơ hội rèn luyện kỹ năng thực tiễn, có những hoạt động trải nghiệm thú vị Từ đó, các em sẽ cảm thấy môn văn thiết thực, không xa vời với cuộc sống hôm nay Cách thức tiến hành như sau: Ban đầu tôi sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu lần lượt các vấn đề lý thuyết Sau đó triển khai bài thực hành theo dự án “Thực hành tập làm nhà báo” để các em áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã nắm được vào thực hành CHỦ ĐỀ: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ I MỤC TIÊU DẠY HỌC 1.Kiến thức: – Giúp học sinh nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở văn bản khác được đăng tải trên báo – Giúp học sinh nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí – Giúp học sinh bước đầu nắm được mục đích, yêu cầu, cách làm một số thể loại báo chí thông thường từ đó tập làm “phóng viên” qua những bài tập thực hành 2.Kĩ năng: Chuyên đề sẽ giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng sau: – Kĩ năng thuyết trình – Kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn – Kĩ năng lập kế hoạch cá nhân – Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin – Kĩ năng làm việc nhóm, tổ chức sự kiện – Kĩ năng giao tiếp, tuyên truyền 3.Thái độ, phẩm chất: 3.1 Về thái độ: – Học sinh có ý thức chủ động, sáng tạo, “học” gắn với “hành” trong hoạt động học tập – Biết quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa đối với xã hội và có chính kiến, quan điểm tích cực trước các vấn đề đó – Có thái độ trân trọng vai trò của báo chí từ đó nuôi dưỡng ước mơ, định hướng nghề nghiệp trong tương lai 3.2 Về phẩm chất: Nội dung chủ đề dạy học hướng học sinh tới những phẩm chất cần có của thế hệ trẻ hiện đại: sống có trách nhiệm, sống tự chủ, biết yêu thương và trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống 4 Năng lực: Hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh: – Năng lực tự học – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo – Năng lực thẩm mỹ – Năng lực giao tiếp – Năng lực hợp tác – Năng lực tính toán – Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông II CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU Giáo viên: – Sử dụng giáo án điện tử – Đồ dùng dạy học: phiếu học tập, máy chiếu, máy tính – Tài liệu sử dụng: + Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, Ngữ văn 11 + Một số sản phẩm báo chí tiêu biểu + Các loại phiếu kiểm tra, đánh giá sản phẩm của học sinh Học sinh: – Sách giáo khoa, các sản phẩm báo chí – Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, sổ theo dõi dự án – Máy tính, máy chiếu, máy ảnh (hoặc điện thoại di động có chức năng chụp ảnh, quay video) III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động dạy học: – Phương pháp dạy học: Dạy học theo dự án – Sau đây là tiến trình tổ chức các hoạt động học tập: Tiết Tiết 1+2 Tiết 3+4 Tiết 5+6+ 7+ 8+9 Thời gian Nội dung Lớp triển khai kế hoạch dự án Hoạt động 1: Tìm hiểu lý Lớp 11B2,11B4 trường thuyết về PCNNBC THPT Hàm Rồng Tp Thanh Bản tin, Phỏng vấn và trả Hóa lời phỏng vấn Hoạt động 2: Thực hành Lớp 11B2,11B4 trường “Tập làm nhà báo” THPT Hàm Rồng TP Thanh Hóa TIẾT 1+2+3+4 HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU LÝ THUYẾT VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ Hoạt động 1.1 Tìm hiểu chung về ngôn ngữ báo chí – Sử dụng PP đàm thoại gợi mở theo hình thức dạy học cá nhân, có thể kết hợp với PP trực quan (trình chiếu VB trong quá trình nêu câu hỏi) Từ đó giúp học sinh hiểu rõ: + Một số thể loại văn bản báo chí: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, Phỏng vấn, bình luận, thời sự, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc, quảng cáo… + Văn bản báo chí tồn tại ở hai dạng chính: Báo viết và báo nói Ngoài ra còn có báo hình, báo điện tử + Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận của quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội Hoạt động 1.2 Tìm hiểu các phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí - Gv chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ: - Học sinh xem clip bản tin, phóng sự, phỏng vấn, tiểu phẩm, quảng cáo kết hợp với tài liệu học tập đã sưu tầm để hoàn thành phiếu học tập số 1 ( Phần phụ lục) Hoạt động 1.3: Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí * Mục tiêu: Học sinh hiểu được các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí * Phương pháp dạy học: Vấn đáp, làm việc cá nhân * Tiến trình thực hiện: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu kỹ các ngữ liệu của hoạt động 2 trên màn hình trình chiếu, sưu tầm các bài báo về các vấn đề xảy ra gần thời điểm học bài như : Vấn đề covid 19, dạy-học, thi cử trong hoàn cảnh đại dịch covid 19, bạo lực học đường và trả lời câu hỏi GV đã nêu: –Từ đó nắm được ngôn ngữ báo chí có những đặc trưng cơ bản sau: * Tính thông tin thời sự: + Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội + Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy * Tính ngắn gọn: Ngắn gọn, đảm bảo lượng thông tin cao và có tính hàm súc * Tính sinh động, hấp dẫn: + Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, khả năng kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc + Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo Tiết 3+4 Hoạt động 1.4.Tìm hiểu thể loại Bản tin * Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, vấn đáp * Tiến trình thực hiện: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ bốn bản tin trong ngữ liệu và hoàn thành các thông tin vào phiếu học tập số 2, sau đó trình bày vào bảng của nhóm ( Phần phụ lục) + Cột Mức độ miêu tả của bản tin: cần đánh giá xem bản tin được trình bày vắn tắt hay chi tiết, trình bày theo quá trình của sự kiện hay mang tính tổng hợp + Cột Loại tin: xếp các bản tin theo các loại tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp Phân biệt từng loại tin * Cách viết bản tin: Bước 1: Khai thác và lựa chọn tin: trước khi viết cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác, có ý nghĩa xã hội Bước 2: Viết bản tin: Hoạt động 1.5.Tìm hiểu thể loại Phỏng vấn * Phương pháp dạy học: Vấn đáp, làm việc theo cặp đôi * Tiến trình thực hiện: – Giáo viên nêu câu hỏi: * Các hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp: – Phỏng vấn một chính khách, một nhà văn, một nhà hoạt động xã hội, một doanh nhân,… trên truyền hình hoặc các loại hình báo chí khác – Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn khi xin việc làm ở một cơ quan, doanh nghiệp, … * Những yêu cầu cơ bản đối với người phỏng vấn: Công việc chuẩn bị phỏng vấn: – Phải xác định: + Chủ đề phỏng vấn + Mục đích phỏng vấn + Đối tượng được phỏng vấn + Người thực hiện phỏng vấn + Phương tiện phỏng vấn – Soạn hệ thống câu hỏi phỏng vấn - Thực hiện cuộc phỏng vấn - Biên tập sau khi phỏng vấn * Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn: Người trả lời phỏng vấn cần có phẩm chất: – Thẳng thắn, trung thực, dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình – Trả lời trúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, hấp dẫn Có thể pha chút hóm hỉnh, gây ấn tượng cho công chúng 1.6 Củng cố, nhắc lại các vấn đề lý thuyết đã học - GV củng cố các vấn đề lý thuyết và nhắc HS về kế hoạch và thời gian thực hành “ Tập làm nhà báo” TIẾT 5+6+7+8+9: HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH “ TẬP LÀM NHÀ BÁO” Hoạt động 2.1 Lập kế hoạch thực hành * Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí để xây dựng kế hoạch hoàn thành sản phẩm thực hành * Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thảo luận nhóm * Tiến trình thực hiện: Bước 1: Thiết kế dự án Tên dự án: Thực hành tập làm nhà báo Bước 2: Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh – Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm ứng với 5 thể loại báo chí, quy định thời gian thực hiện nhiệm vụ cụ thể là 2 tuần Mỗi nhóm có trưởng nhóm, phó nhóm có nhiệm vụ vừa phối hợp chặt chẽ với các bạn lên ý tưởng, chọn chủ đề vừa đôn đốc các bạn tiến hành nhiệm vụ theo tiến độ thời gian qui định - Trưởng nhóm sẽ giao việc cụ thể cho từng cá nhân với các nhiệm vụ như: + Thu thập thông tin, + Sưu tầm các sản phẩm mẫu tham khảo thêm ngoài những bài GV cho tham khảo, + Xử lý, biên tập lại thông tin, + Chịu trách nhiệm thiết kế, minh họa, kỹ thuật + Quay clip, chụp ảnh, + Thể hiện, trình bày sản phẩm, + Nhập vai ( đối với tiểu phẩm, PV và TLPV) – Giáo viên giao nhiệm vụ: + Các nhóm bốc thăm lựa chọn một trong năm thể loại văn bản báo chí - Định hướng nhiệm vụ: Lớp học như một tòa sạn báo, học sinh nhập vai phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên cùng thiết kế một tờ báo, mỗi nhóm thực hành một thể loại đã bắt thăm được Nội dung, chủ đề học sinh được tự chọn và đề xuất Thời điểm học và thực hành chủ đề PCNNBC là vào dịp tháng 12 cuối năm nên tôi hướng dẫn các em những đề tài có thể khai thác như: làm báoTết, báo Xuân, thu thập, khai thác thông tin liên quan đến những vấn đề nóng hổi mang tính thời sự đang diễn ra như đại dịch covid 19 Vì vb báo chí có hai dạng chính là báo viết và báo nói, ngoài ra còn có báo hình, báo điện tử nên cho phép học sinh được trình bày sản phẩm thực hành của mình ở hai hình thức: Powpoint hoặc viết tay vào một tờ giấy A3 nhưng phải có hình ảnh minh họa và người trình bày, giới thiệu trực tiếp Khuyến khích và đánh giá cao những nhóm có sản phẩm in ấn, xuất bản như những tờ báo chuyên nghiệp, Bài thực hành phỏng vấn ngoài việc đóng vai người PVvà TLPV, khuyến khích học sinh thực hiện phỏng vấn trực tiếp một nhân vật có thật như thầy, cô giáo trong trường, một bạn học sinh phụ trách câu lạc bộ với kế hoạch thiện nguyện của dịp Xuân trong hoàn cảnh dịch covid 19, bác bảo vệ trường Tôi đưa ra những yêu cầu cụ thể với từng thể loại báo chí và cách thức công bố, trình bày sản phẩm cho học sinh nắm được để có hướng triển khai ý tưởng phù hợp, chất lượng Hình thức đánh giá: Tôi sẽ dựa vào tiêu chí đã đưa ra cho điểm, đánh giá sản phẩm của các nhóm Điểm đánh giá này tôi cho vào điểm 15 phút Tôi cũng nêu ra yêu cầu các trưởng nhóm, phó nhóm theo dõi hoạt động, tinh thần làm việc của từng cá nhân trong nhóm kết hợp với cả sự quan sát của GV trên lớp để cho điểm (Chẳng hạn cá nhân nào chưa có tính hợp tác, tinh thần làm việc tích cực theo nhóm thì dù nhóm có đạt điểm 9, điểm 10 nhưng chỉ dành cho những cá nhân tích cực còn cá nhân chưa thực sự tích cực sẽ có sự phân loại đó là cho điểm thấp hơn.) Làm như vậy không chỉ kích thích sự thi đua giữa các nhóm mà còn tạo động lực cho các cá nhân có sự cố gắng thể hiện vai trò của mình tích cực trong nhóm) Bước 3: Học sinh Báo cáo kết quả thảo luận, chủ đề lựa chọn Các trưởng nhóm trình bày ý tưởng và kế hoạch thực hiện Lớp 11B2 Nhóm Thể loại Nhóm 1 Bản tin Nhóm 2 Phỏng vấn Nội dung Biến thể OMICRON Có hay không nguy cơ đại dịch tái bùng phát? - Lựa chọn trường học và ngành học của học sinh Nhóm 3 Phóng sự - Sự lây lan của TikTok Nhóm 4 Quảng cáo Siêu phẩm điện thoại giá chỉ bằng vài bát phở?? Nhóm 5 Tiểu phẩm Vượt rào Lớp 11B4 Nhóm Thể loại Nội dung Nhóm 1 Tiểu phẩm - Làm giàu mùa covid Nhóm 2 Phóng sự - Gian nan con đường đến trường Nhóm 3 Bản tin -Bản tin Tết Nhâm Dần 2022 Nhóm 4 Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Nhóm 5 Quảng cáo - Bạo lực học đường - Tình yêu tuổi học trò - Sản phẩm Handmake ở gian hàng chợ xuân của CLB hàm Rồng xanh • Bước 4: Đánh giá kết quả thảo luận: Giáo viên đánh giá phần thảo luận của các nhóm – Giáo viên thống nhất nội dung, cách thức làm việc, thời gian báo cáo sản phẩm: - GV giúp học sinh chỉnh sửa tên đề tài cho phù hợp với thể loại và hấp dẫn hơn Hoạt động 2.2 Báo cáo tiến độ thực hành * Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí để hoàn thành sản phẩm thực hành * Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thảo luận nhóm * Tiến trình thực hiện: Bước 1: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ học tập: – Học sinh báo cáo tiến trình thực hiện dự án, những khó khăn vướng mắc để các bạn và giáo viên tư vấn, giúp đỡ Bước 2: Giáo viên hướng dẫn, dặn dò học sinh: tiếp tục hoàn thiện sản phẩm ngoài giờ lên lớp – Học sinh thảo luận, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Thống nhất chuẩn bị cho việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: – Giáo viên chọn 2 học sinh làm nhiệm vụ Biên tập viên tập hợp các sản phẩm, sắp xếp và dẫn chương trình – Giáo viên thông báo thời gian và thành phần duyệt chương trình trước khi báo cáo Hoạt động 2.3 Trình bày sản phẩm của dự án * Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí để hoàn thành sản phẩm thực hành * Phương pháp thực hiện: Thuyết trình, vấn đáp, đóng vai, thảo luận nhóm * Tiến trình thực hiện: Bước 1: Giáo viên nêu lại nhiệm vụ cho các nhóm và đưa ra tiêu chí chấm điểm các sản phẩm + Trong buổi học tuần trước, các nhóm đã nhận nhiệm vụ và tích cực tiến hành làm sản phẩm Hôm nay chúng ta sẽ cùng theo dõi và đánh giá sản phẩm của các nhóm Gv lưu ý về các tiêu chí đánh giá sản phẩm của học sinh đối với nhóm bạn Chẳng hạn như: Đối với một bản tin ngoài yêu cầu cần đạt về nội dung như : tin tức phải mang tính thời sự, có ý nghĩa thì còn phải xem xét mức độ hấp dẫn, sinh động của tiêu đề, hình ảnh minh họa, mức độ hấp dẫn của người trình bày Và yếu tố thẩm mỹ, khoa học trong thiết kế, trình bày + Trong khi theo dõi sản phẩm của nhóm bạn, các em sẽ ghi chép lại những ưu, khuyết điểm của từng nhóm để khi xem xong, các nhóm sẽ thảo luận, đánh giá vào phiếu đánh giá với các tiêu chí cụ thể; đồng thời nhận xét, góp ý trực tiếp cho các nhóm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – Học sinh làm Biên tập viên dẫn chương trình và các nhóm công bố sản phẩm, lần lượt như sau: Giới thiệu chương trình Chuyên mục bản tin (Phát thanh trực tiếp + clip, hình ảnh minh họa) Chuyên mục phóng sự (Clip hoàn chỉnh) Chuyên mục quảng cáo (Clip hoàn chỉnh) Chuyên mục phỏng vấn (Phỏng vấn trực tiếp + clip, hình ảnh minh họa) Chuyên mục giải trí (Tiểu phẩm – Diễn trực tiếp) Sau đây là một vài hình ảnh về các sản phẩm các giờ thực hành “Tập làm nhà báo” của học sinh lớp 11B2, 11B4 trường THPT Hàm Rồng Một vài hình ảnh về Bản Tin Tết Nhâm Dần của nhóm 3, lớp 11B4 trường THPT hàm Rồng ở trên Nhóm 1 lớp 11B4 đang trình bày tiểu phẩm “Làm giàu mùa Covid” với hình thức trình bày trực tiếp kết hợp nhập vai diễn xuất Nhóm 4 lớp 11B2 trình bày thể loại quảng cáo “ Siêu phẩm điện thoại giá chỉ bằng vài bát phở??” • • Thực hành PV và TLPV của nhóm 4 lớp 11B4 trường THPT Hàm Rồng Bước 3: Thảo luận sau khi theo dõi sản phẩm: Các nhóm thảo luận 5 phút để thống nhất đánh giá các sản phẩm GV phát phiếu đánh giá cho các nhóm – Các trưởng nhóm công bố đánh giá của nhóm mình đối với 4 sản phẩm còn lại (Tóm tắt ưu, khuyết điểm và điểm tổng ) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập, nhận xét sản phẩm, và công bố kết quả của các nhóm 2.4 Hiệu qủa của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào chủ đề bài học PCNNBC vào lớp 11B2, 11B4 đã đạt được hiệu quả tích cực như sau: 2.4.1 Khả năng áp dụng của giải pháp: - Có thể áp dụng với tất cả đối tượng là học sinh lớp 11 ở nhiều địa phương, tỉnh thành 2.4.2 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp + Đới với lớp học tôi dạy học sinh tỏ ra hứng thú và hợp tác tích cực, dưới sự hướng dẫn của GV học sinh đã xây dựng, hoàn thành và trình bày sản phẩm đạt kết quả của mình Qua đó giúp các em tự tin hơn, đoàn kết hơn và có những trải nghiệm thú vị trong thực tế cuộc sống + Đối với đồng nghiệp, nhà trường công tác, đồng nghiệp trong ngành: Các đồng nghiệp và nhà trường rất ủng hộ và đề cao những giờ học vận dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh gắn liền với hoạt động trải nghiệm giáo dục một cách hiệu quả Các đồng nghiệp trong ngành đã có bài báo viết về những tiết học này như minh chứng cho sự đổi mới ( Bài báo viết trên báo giáo dục.net.vn ngày 10/01/2022 phần phụ lục) Đồng nghiệp cũng khuyến khích tôi triển khai thành sáng kiến kinh nghiệm Vì vậy tôi đã thực hiện sáng kiến trên trình bày những kinh nghiệm cá nhân của mình, rất mong sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để công việc dạy- học của tôi ngày càng được nâng cao hơn 3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.Kết luận Nếu như trước đây các em tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong mô hình người dạy là trung tâm thì bây giờ, học sinh thực sự là trung tâm của quá trình học Nội dung học tập được tiến hành phù hợp với từng đối tượng học sinh Tiến trình bài học không còn khô cứng, khuôn mẫu mà được thiết kế một cách linh hoạt, dựa trên khả năng sáng tạo của học sinh Học sinh không phải chỉ học, tiếp thu kiến thức trên lớp thông qua sự truyền đạt của giáo viên mà quan trọng hơn, trên cơ sở những gì giáo viên đã hướng dẫn, học sinh sẽ học ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập Điều đó khiến cho bài học trở nên sinh động, cụ thể, mang tính thực tế, học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm, có thể phát biểu quan điểm chính kiến riêng của bản thân trước các vấn đề đặt ra trong bài học Học sinh cũng không phải chỉ học trên lớp, không gian học tập của các em mở rộng từ nhà đến lớp học, trong trường học và ngoài xã hội Không chỉ học theo sách giáo khoa, từ thầy cô, các em có thể tiếp thu từ chính bạn bè, từ các nguồn thông tin phong phú của công nghệ hiện đại Đó là con đường để trở thành người học thông minh và năng động trong thời đại mà một chiếc máy tính có thể “đưa cả thế giới đến ngôi nhà của bạn” 3.2 Kiến nghị Vận dụng phương pháp dạy học dự án tốn khá nhiều công sức, thời gian đòi hỏi cả GV và học sinh phải chịu khó, nhiệt tình, năng động, sáng tạo bù lại sẽ có những giờ học sôi động, không khuôn sáo, gò ép, học sinh thể hiện năng lực của mình Nhưng phương pháp dạy - học dự án thường gắn liền với hoạt động trải nghiệm thực tiễn Nên từ thực tế dạy - học của mình ở khối 11 trường THPT hàm Rồng tôi có kiến nghị như sau: - Đối với nhà trường Nếu có thể nhà trường hãy đầu tư, tạo điều kiện để có thể liên hệ mời các nhà báo có kinh nghiệm đến nói chuyện, truyền đạt cho các em những kỹ năng về nghề báo, vai trò của người phóng viên, nhà báo trong xã hội hiện đại ngày hôm nay Cho các em học sinh được đến thăm quan tòa soạn báo ở Thanh Hóa để các em hiểu rõ hơn về nghề báo tiếp thêm động lực và sự yêu thích nghề báo của nhiều học sinh - Đối với Sở giáo dục Sở Giáo dục Đào Tạo cần triển khai tích cực và tạo điều kiện về cơ sở vật chất để có thể thực hiện hiệu quả nhiều tiết học theo hướng trải nghiệm thực tế, phù hợp với định hướng chương trình SGK 2018 của Bộ giáo dục Những điều tôi kiến nghị trên là điều tôi tiếc nuối chưa làm được ở dự án văn học năm học 2021-2022 này Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thanh Hóa ngày 21 tháng 4 năm 2022 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi làm xuất phát tự thực tiễn Nếu sao chép, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Người viết Chu Thị Nhung TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tài liệu bồi dưỡng Modul 2 môn Ngữ Văn THPT : Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Ngữ Văn THPT 2 Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Công văn số 2351/SGDĐT, ngày 31/8/2021 về điều chỉnh thời gian tựu trường, kế hoạch khai giảng và dạy học, năm học 20212022, Thanh Hóa, 2021 3 SGK Ngữ Văn 11 tập 1, NXBGD 2007 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ GD&ĐT ĐÁNH GÍA ĐẠT TỪ LOẠI C TRỞ LÊN Họ và tên: Chu Thị Nhung Giáo viên Ngữ văn, trường THPT Hàm Rồng TT Năm Tên đề tài 1 2014 Nhận dạng một số PPĐM dạy học các tác phẩm VHLM trong chương trình Ngữ Văn 11 2 2016 Một số định hướng đọc-hiểu hai tác phẩm “ Chữ người tử tù” và “Người lái đò sông Đà” PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Xếp loại B C Thể loại Bản tin Phương tiện diễn đạt Từ vựng Ngữ pháp Biện pháp tu từ Phóng sự Phỏng vấn Tiểu phẩm Quảng cáo PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Sự việc gì? Bản tin 1 Diễn ra Diễn ra lúc Ai làm? ở đâu? nào? Kết quả Mức độ miêu tả Loại tin của bản tin Bản tin 2 Bản tin 3 Bản tin 4 ... dụng phương pháp dạy học dự án vào chủ đề học Phong cách ngôn ngữ báo chí chương trình ngữ văn lớp 11 nhằm tạo hứng thú cho học sinh Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khơng trình. .. CHỦ ĐỀ: PHONG CÁCH NGƠN NGỮ BÁO CHÍ I MỤC TIÊU DẠY HỌC 1.Kiến thức: – Giúp học sinh nắm khái niệm, đặc trưng ngơn ngữ báo chí phong cách ngơn ngữ báo chí Phân biệt ngơn ngữ báo chí với ngơn ngữ. .. HS vận dụng để giải vấn đề thực tiễn định hướng lựa chọn, phát triển nghề nghiệp tương lai Lựa chọn áp dụng SKKN: Vận dụng phương pháp dạy - học dự án vào chủ đề học PCNNBC chương trình Ngữ Văn