1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SO SÁNH QUAN điểm của KINH tế CHÍNH TRỊ tư sản cổ điển ANH và tân cổ điển về GIÁ TRỊ HÀNG hóa

32 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 102,4 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN KINH TẾ CHÍNH TRỊ - BÀI THU HOẠCH MÔN: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ NÂNG CAO Đề tài: SO SÁNH QUAN ĐIỂM CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH VÀ TÂN CỔ ĐIỂN VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA Học viên : PHẠM THỊ HUẾ Mã số học viên : MP21060004 Lớp : Cao học KTT K28 Ngành Kinh tế chính trị Khóa học : 2021-2023 Hà Nội, 2022 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 2 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA 1.1.Lịch sử ra đời của ki 1.2.Quan điểm về giá trị điển Anh 2 QUAN ĐIỂM CỦA TÂN CỔ ĐIỂN VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA 2.1.Khái quát chung về 2.2.Quan điểm về giá trị 3 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁ TRỊ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1.Đánh giá chung 3.2 Vận dụng quan điểm giá trị hàng hóa trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 4 MỞ ĐẦU Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”1 Kinh tế thị trường vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường gồm: quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ,… Nhưng vai trò cơ sở cho sự chi phối nền sản xuất hàng hóa thuộc về quy luật giá trị Quan điểm của Mác về quy luật giá trị: mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hóa, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết Quan điểm này đã được kế thừa và phát triển trên cơ sở lý luận về giá trị hàng hóa của các nhà kinh tế trước đó Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, em tập trung nghiên cứu “So sánh quan điểm của Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh và Tân cổ điển về giá trị hàng hóa” 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị Quốc gia Sự thật, H.2016, t.I, tr.128 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 5 NỘI DUNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA 1.1 Lịch sử ra đời của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh Kinh tế chính trị cổ điển (hay trường phái kinh tế học cổ điển) là một trong những xu hướng tư tưởng kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái này vẫn còn lưu giữ ý nghĩa đến tận ngày nay Xu hướng tư tưởng của trường phái cổ điển bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ XVII và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XVIII đến nửa cuối thế kỷ XIX Kinh tế chính trị cổ điển ra đời trong bối cảnh: Về kinh tế, sự phát triển của công trường thủ công, đặc biệt là ngành dệt, sau đó là ngành công nghiệp khai thác, sự trỗi dậy của lực lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, đẩy hoạt động buôn bán và cho vay xuống hàng thứ yếu Khi trọng tâm của kinh tế được chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất trực tiếp, thì các luận thuyết của chủ nghĩa trọng thương cũng bị mất sức thuyết phục Giai cấp tư sản ngày càng nhận thấy muốn làm giàu, phải sử dụng lao động làm thuê, lao động làm thuê là nguồn gốc thật sự của sự giàu có Từ đó, có nhiều vấn đề kinh tế mới nảy sinh đòi hỏi phải được giải thích Về xã hội, sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến, cách mạng tư sản diễn ra ở Hà Lan, ở Anh rồi lan rộng ra các nước châu Âu khác, tạo ra tình hình mới về kinh tế và chính trị, cần phải luận giải cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Về tư tưởng, những thành tựu khoa học tiến bộ như triết học duy vật, toán học, vật lý học có tác dụng đấu tranh phá bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, tạo điều kiện cho tư tưởng kinh tế mới của giai cấp tư sản phát triển, trong đó có tư tưởng kinh tế của trường phái cổ điển Kinh tế chính trị cổ điển là học thuyết kinh tế của giai cấp tư sản trong thời kỳ hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nghiên cứu về nguồn gốc của sự giàu cố và cách thức làm tăng của cải trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Người đại diện đầu tiên và được xem là thủy tổ của trường phái cổ điển là William Petty (1623 - 1687), người Anh với những công trình khoa học của TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 6 ông chuyên về lĩnh vực thuế, hải quan và thống kê Ông là người được Các Mác đánh giá cao qua các phát minh khoa học kinh tế Những tên tuổi lớn của trường phái này gồm Adam Smith (1723-1790), David Ricardo (1772-1823), Thomas Malthus (1766-1834), John Stuart Mill (1806-1873) Quan điểm về khoa học kinh tế của họ, giống như các nhà nghiên cứu trước đổ, là khoa học về sự giàu có và cách thức nhân rộng của cải lên * Đặc điểm: - Trọng tâm lĩnh vực nghiên cứu được chuyển từ lưu thông sang sản xuất Lấy lý luận giá trị lao động làm trọng tâm, dựa trên nguyên lý giá trị lao động để xem xét các phạm trù kinh tế tư sản - Các quan điểm kinh tế thể hiện rõ khuynh hướng tự do kinh tế 1.2 Quan điểm về giá trị hàng hóa của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh a) Wiliam Petty (1623 – 1687): W.Petty là nhà kinh tế học phản ánh bước quá độ từ Chủ nghĩa Trọng thương sang kinh tế chính trị tư sản cổ điển Marx đánh giá là cha đẻ cho trường phái kinh tế chính trị Tư sản cổ điển Anh Cái bóng của ông trùm lên hơn nửa thế kỷ của khoa kinh tế chính trị Thế giới quan: duy vật tự phát, chưa tiến tới phép duy vật biện chứng, cho rằng kinh nghiệm là cơ sở của hiện thực, của nhận thức Tuy nhiên, đã có bước tiến so với chủ nghĩa Trọng thương: đó là tư tưởng về quy luật khách quan chi phối sự vận động của đời sống kinh tế Ông nói, trong chính sách kinh tế cũng như trong y học, phải chú ý đến các quá trình tự nhiên Con người không được dùng những hành động chủ quan của mình để chống lại quá trình đó Phương pháp luận: là đi từ cụ thể đến trừu tượng Một mặt phản ánh thế giới quan duy vật của ông Mặt khác phản ánh sự hạn chế về tư duy khoa học của thời kì XVII, chưa tiến tới được phương pháp trừu tượng hóa * Lý thuyết về giá trị lao động Petty không trực tiếp trình bày lý luận giá trị, nhưng qua những luận điểm của ông về giá cả cho thấy ông là người đầu tiên đưa ra nguyên lý về giá trị lao động Theo ông, có ba loại giá cả: giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 7 Giá cả tự nhiên do hao phí lao động quyết định và cho rằng năng suất lao động có ảnh hưởng đến mức hao phí đó Khi xác định giá cả tự nhiên của hàng hoá, ông đem so sánh nó với lượng lao động hao phí để tạo ra bạc hay vàng Theo ông, nếu người ta có thể khai thác một ounce bạc và đưa nó từ mỏ Peru về London với một số chi phí thời gian cần thiết để sản xuất ra một busel lúa mì thì sản phẩm thứ nhất sẽ là giá cả tự nhiên của sản phẩm thứ hai Giá cả tự nhiên (giá trị) của hàng hoá là sự phản ánh giá cả tự nhiên (giá trị) của tiền tệ, cũng như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác vàng hay bạc là lao động tạo ra giá trị, còn giá trị của hàng hoá khác chỉ được xác định khi trao đổi với tiền Ông nghiên cứu ảnh hưởng của năng suất lao động đến giá trị của hàng hoá, cho rằng nếu tìm ra được mỏ giàu quặng hơn mà người ta khai thác được 2 ounce bạc cũng dễ dàng như hiện nay người ta khai thác 1 ounce, thì với những điều kiện khác không thay đổi, 2 ounce bạc là giá cả tự nhiên của 1 busel lúa mì Như vậy, giá cả tự nhiên (giá trị) của hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc hay vàng Ông cho rằng, giá trị của vàng và bạc được tạo bởi lao động trong việc khai thác nó, và ông gọi đó là “giá trị tự nhiên” Giá trị của hàng hóa, tương đương với giá trị của vàng hay bạc tính theo lao động bỏ ra, được ông gọi là “giá thị trường thật sự” của hàng hóa đó Tuy nhiên, cách tiếp cận về chi phí lao động như trên không thể làm cơ sở để giải thích được nhiều các hiện tượng kinh tế Vì thế, khi nhận xét lý thuyết về giá cả tự nhiên, Mác cho rằng, Petty là người đầu tiên nêu định nghĩa về giá trị Giá cả nhân tạo chính là giá trị trao đổi và là giá cả thị trường của hàng hoá Theo Petty, “tỷ lệ giữa lúa mỳ và bạc chỉ là giá cả nhân tạo chứ không phải là giá cả tự nhiên” Giá cả chính trị là giá cả tự nhiên trong điều kiện chính trị không thuận lợi Điều này nghĩa là chi phí lao động trong giá cả chính trị thường cao hơn chi phí lao động trong giá cả tự nhiên Petty đưa ra luận điểm về sự giàu có không chỉ là vàng bạc và đá quý, mà còn là đất đai, nhà cửa, hàng hóa và thậm chí là hoàn cảnh gia đình Câu nói bất hủ của ông lưu truyền đến tận ngày nay: “Lao động là cha và nguyên tắc chủ động của sự giàu có, và đất là mẹ của nó" Luận điểm trên chỉ đúng nếu ta xem của cải là những giá trị sử dụng, song sẽ là sai lầm nếu hiểu lao động và tự nhiên là hai yếu tố tạo ra giá trị hay nguồn gốc của giá trị Từ luận điểm này ông đã gặp sai lầm khi xác định lao TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 8 động và đất đai là cơ sở tự nhiên của giá cả mọi sản phẩm Ông đã tìm thước đo thống nhất của giá trị - thước đo chung đối với tự nhiên và lao động, ông đưa ra luận điểm “thước đo thông thường của giá trị là thức ăn trung bình hàng ngày của một người lớn, chứ không phải lao động hàng ngày của người đó” Ông coi giá trị của một mái nhà tranh ở Ireland là bằng số lượng những khẩu phần hàng ngày mà những người thợ đã tiêu dùng khi dựng lên ngôi nhà đó Lập luận trên chứng tỏ ông chưa phân biệt rõ giá trị sử dụng với giá trị trao đổi, chưa biết đến tính chất xã hội của giá trị và chưa phân biệt được laọ động cụ thể với lao động trừu tượng Ông có ý định giải quyết mối quan hệ giữa lao động giản đơn và lao động phức tạp nhưng không thành công Tóm lại, Petty là nhà kinh tế chính trị học sống trong giai đoạn phương thức sản xuất phong kiến bị tan rã và chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời Những quan điểm kinh tế của ông thể hiện bước quá độ từ chủ nghĩa trọng thương sang chủ nghĩa tự do kinh tế Quan điểm khách quan và những phát hiện về giá trị hàng hóa, tiền tệ, tiền công, lợi tức và địa tô là những đóng góp rất quan trọng của ông trong thế kỷ XVII, khiến Các Mác coi ông là cha đẻ của kinh tế chính trị học cổ điển b) Adam Smith (1723 - 1790) A.Smith được Marx đánh giá là nhà kinh tế của thời kì công trường thủ công Thế giới quan: duy vật, máy móc, tự phát Chỉ đi sâu về mặt định lượng, coi nhẹ định tính, thiếu quan điểm luận chứng Phương pháp luận: hết sức đặc biệt, mang tính 2 mặt vừa khoa học, vừa tầm thường Hai mặt này luôn cuộn chặt nhau trong tất cả các nghiên cứu của Smith Do cùng một lúc ông đã đặt ra 2 nhiệm vụ cùng lúc: đi sâu vào bản chất và giải thích tất cả các hiện tượng vấn đề C.Mác đã nhận xét: một mặt, Smith quan sát các mối liên hệ bên trong, các phạm trù kỉnh tế; mặt khác, ông lại đặt mối liên hệ đó như mối liên hệ bề ngoài của hiện tượng và do đó, Smith xa lạ đối với khoa học Mặc dù vậy, phương pháp luận nghiên cứu của Smith đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các học thuyết kinh tế về sau * Thuyết giá trị lao động Smith cho rằng phân công lao động phát sinh từ một xu hướng thuộc bản chất con người, đó là thiên hướng muốn trao đổi vật này lấy vật khác Ông viết: “Bất kỳ ai mang lại cho người khác một món hời, một cơ hội tốt thì cũng mong được trả lại như vậy Anh cho tôi thứ mà tôi thích, anh sẽ có thứ mà anh TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 9 yêu cầu, đó chính là ý nghĩa của sự trao đổi” 2 Từ đó, ông đặt vấn đề giá trị, cho rằng từ giá trị có hai nghĩa khác nhau: nó biểu thị hoặc là sự có ích của một đồ vật hoặc là khả năng mua các mặt hàng khác khi có đồ vật này Nghĩa thứ nhất được gọi là “giá trị sử dụng”; nghĩa thứ hai gọi là “giá trị trao đổi” Những thứ có giá trị sử dụng lớn nhất thường có ít hay không có giá trị trao đổi, và ngược lại những thứ có giá trị trao đổi lớn nhất thường có ít hoặc không có giá trị sử dụng Không có gì hữu ích hơn nước, nhưng hầu như không thể dùng nước để mua được bất cứ cái gì khác Ngược lại, một viên kim cương thì hầu như không có giá trị gì về mặt sử dụng nhưng nó có thể đổi lấy rất nhiều hàng hóa khác Như vậy, ông đã phân biệt hàng hóa có giá trị sử dụng và giá trị trao đổi; giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi, và ngược lại Ông giải thích nguồn gốc của giá trị hàng hóa, cho rằng lao động là nguyên nhân và thước đo của giá trị Cho rằng, trao đổi hàng hoá cho nhau thực chất là trao đổi lao động cho nhau “Lao động là thước đo thực tế đổi với giá trị trao đổi của mọi thứ hàng hóa” 3 “Lao động là phương pháp vạn năng duy nhất và chính xác duy nhất để đo lường giá trị, hay là tiêu chuẩn duy nhất qua đó chúng ta có thể so sánh giá trị của các hàng hỏa khác nhau ở bất kỳ thời gian nào và ở bất kỳ nơi nào”4 Smith cho rằng thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra các hàng hóa khác nhau quyết định tỷ lệ trao đổi giữa các hàng hóa khác nhau, hay nói cách khác, quyết định giá trị trao đổi của chúng Song, thời gian lao động không thể tự nó quyết định được mối quan hệ tỷ lệ này, cần phải tính đến mức độ khó nhọc và tài khéo léo của người làm ra sản phẩm Sức lao động bỏ ra trong một giờ lao động khó nhọc, có thể nhiều hơn sức lao động trong hai giờ làm việc nhẹ nhàng, hoặc làm một giờ trong một nghề mà phải mất mười năm học tập thì phải tổn sức hơn làm một tháng trong một nghề bĩnh thường Tức là, cường độ lao động và các loại lao động (giản đơn hay phức tạp) có ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa Tuy nhiên, trong khi đưa ra định nghĩa khoa học về giá trị, ông lại đưa ra định nghĩa thứ hai về phạm trù này, cho rằng giá trị của hàng hóa là do lao động sống mà hàng hóa có thể mua được Ông viết: “Một người có hàng hóa do sức lao động của mình làm ra nhưng không muốn tiêu dùng mà muốn trao đổi để lấy những hàng hóa khác, thì giá trị của số hàng hóa đó bằng lượng lao 2 Adam Smith, Của cải của các dân tộc (The Wealth of Nations), Nxb Giáo dục, Hà Nội-1997, tr.64-65 3 Adam Smith, Của cải của các dân tộc (The Wealth of Nations), Nxb Giáo dục, Hà Nội-1997, tr.85 4 Adam Smith, Của cải của các dân tộc (The Wealth of Nations), Nxb Giáo dục, Hà Nội-1997, tr.87 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 10 động mà anh ta có thể chiếm dụng hoặc mua được nó nhờ số hàng hóa đó” 5 Định nghĩa này là tầm thường, vì ông đã lấy giá trị trao đổi của lao động - trên thực tế thì đã lấy tiền công - làm thước đo giá trị của các hàng hóa Cho rằng tiền công ngang với số lượng hàng hóa đã mua được thay cho một số lượng lao động có thể mua được với số lượng hàng hóa nhất định Tức là bản thân giá trị lại là thước đo của giá trị và là cơ sở để giải thích giá trị Ông đã rơi vào một cái vòng luẩn quẩn Từ định nghĩa này, ông suy ra giá trị do lao động tạo ra chỉ đúng trong nền kinh tế hàng hoá giản đơn Còn trong nền kinh tế hàng hóa phát triển (đồng nhất với nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa), thì giá trị do các nguồn thu nhập tạo thành, nó bằng tiền công cộng với lợi nhuận và địa tô Ông viết: “Tiền lương, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi khoản thu cũng như của mọi giá trị trao đổi Những khoản thu khác đều phát sinh từ một trong 3 nguồn này”6 Quan điểm này đã mâu thuẫn với học thuyết giá trị lao động của chính kinh tế chính trị cổ điển * Lý luận về giá cả Theo Smith, giá trị trao đổi của hàng hoá được thể hiện trong tương quan trao đổi giữa lượng hàng hoá này với lượng hàng hoá khác, còn trong nền kinh tế hàng hóa phát triển, nó được biểu hiện ở tiền Giá trị hàng hóa được thể hiện ở tiền gọi là giá cả Tuy nhiên, giá trị của tiền lại thay đổi qua thời gian, nên ông đã phân biệt giá cả danh nghĩa với giá cả thực tế Theo ông, giá cả thực tế của lao động thể hiện bằng số lượng những thứ cần dùng và tiện nghi trong đời sống do nó mang lại Giả cả danh nghĩa của lao động được biểu hiện bằng lượng tiền Đây là một phát hiện để sau này được các nhà kinh tế học đề nghị đưa vào tính toán sản phẩm quốc dân Giá cả thực tế chính là giá cả của một năm được chọn làm gốc; còn giá cả danh nghĩa chính là mức giá hiện thời, nó thể bị biến động bởi lạm phát tiền tệ Ông đã phân biệt giá giá cả tự nhiên và giá cả thị trường của hàng hóa Theo ông, giả cả tự nhiên là chi phí sản xuất dài hạn, còn giả cả thực tế (gọi là giá thị trường) được xác định bằng sự tương tác giữa cung và cầu trong ngắn hạn Theo ông, “Giá cả thị trường của mỗi hàng hóa riêng biệt được điều chỉnh bằng tỷ lệ giữa số lượng hàng thực sự được mang ra chợ bán và lượng cầu của những người muốn mua hàng hóa đó theo giá cả tự nhiên, tức là tổng 5 Adam Smith, Của cải của các dân tộc (The Wealth of Nations), Nxb Giáo dục, Hà Nội-1997, tr.87 6 Adam Smith, Của cải của các dân tộc (The Wealth of Nations), Nxb Giáo dục, Hà Nội-1997, tr.114 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 17 tác nhân trong nền kinh tế trên cơ sở tiếp cận ý tưởng tự do kinh tế và đề cao vai trò thị trường của các nhà kinh tế cổ điển 2.1.1 Những bất lực của kinh tế học cổ điển và sự ra đời Kinh tế học tân cổ điển Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu XX, dưới sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô và trình độ bóc lột không ngừng tăng lên, khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa trở thành căn bệnh thường xuyên làm cho những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc Sự thay thế chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh bởi chủ nghĩa tư bản độc quyền không làm lắng dịu những mâu thuẫn đó mà trái lại làm cho chúng ngày càng căng thẳng hơn Suy thoái kinh tế trong hệ thống tư bản chủ nghĩa kéo dài từ 1873 đến 1895 đã đánh dấu sự hụt hơi của một chủ nghĩa tư bản hoàn toàn chín muồi và không còn tràn trề sức mạnh như trước nữa Phong trào công nhân chống lại các nhà tư bản ngày càng dâng cao, trở thành nguy cơ đe dọa sự sống còn của chủ nghĩa tư bản Thêm vào đó, sự phát triển lan rộng không ngừng của chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân tại các nước tư bản chủ yếu với những kiến giải khoa học về quy luật vận động và tính lỗi thời của chủ nghĩa tư bản cùng với xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người đã thúc đẩy cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhanh chóng chuyển từ tự phát sang tự giác, từ đấu tranh thuần tuý về kinh tế sang đấu tranh chính trị mà đỉnh cao là Công xã Pari 1871 buộc giai cấp thống trị phải tìm cách đấu tranh chống lại, đặc biệt trong lĩnh vực tư tưởng lý luận Những thay đổi về kinh tế, xã hội đó làm cho các lý thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển, tư sản tầm thường dần mất đi tính thuyết phục của chúng trước thực tại xã hội, vừa không đủ sức chống lại chủ nghĩa Mác, vừa không thể biện hộ cho chủ nghĩa tư bản Tình thế đòi hỏi các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản phải xây dựng và phát hiện những lý thuyết kinh tế mới dựa trên cách tiếp cận mới đối với các vấn đề hiện tại Cùng với sự bùng nổ trong nghiên cứu các đại lượng giới hạn vào những năm 1870 và sự áp dụng phương pháp nghiên cứu đó vào kinh tế, một trường phái mới về lý thuyết kinh tế đã hình thành và trở thành thống trị trong lý luận kinh tế phi mác xít tới những năm 30 của thế kỷ XX - trường phái Tân cổ điển 2.1.2 Đặc điểm của Kinh tế học tân cổ điển Tân cổ điển là trường phái lý thuyết kinh tế hình thành trên cơ sở kế thừa chọn lọc và kết hợp các lý thuyết của kinh tế chính trị tư sản cổ điển với lý TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 18 thuyết về các đại lượng giới hạn (cận biên) với giả định cơ bản rằng chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội vĩnh cửu, nhưng cần phải được hoàn thiện, từ đó lảng tránh các vấn đề giai cấp, đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp các nhà tư bản và công nhân làm thuê Chuyển sang nghiên cứu ở lĩnh vực trao đổi, lưu thông và đối tượng nghiên cứu là các đơn vị kinh tế Trên cơ sở đó, rút ra kết luận chung cho toàn xã hội - Phương pháp vi mô Các nhà kinh tế Tân cổ điển dựa vào yếu tố tâm lí chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội Ủng hộ lý thuyết giá trị chủ qua: Cùng một hàng hóa, với người cần thì giá trị cao, với người không cần thì giá trị không cao Giá trị do sự đánh giá chủ quan của con người Muốn biến kinh tế chính trị thành khoa học kinh tế thuần túy, không có mối liên hệ với các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị Các nhà lý thuyết kinh tế tân cổ điển ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước Cơ chế thị trường sẽ tự đảm bảo sự cân bằng của cung cầu Trường phái Tân cổ điển sử dụng công cụ toán học, mô hình, công thức lượng hóa vào quá trình phân tích kinh tế, góp phần tăng tính sát thực 2.2 Quan điểm về giá trị hàng hóa của Kinh tế học tân cổ điển 2.2.1 Trường phái “giới hạn” thành Viene ở nướ Áo Có thể xem lý thuyết kinh tế của tường phải này được bắt đầu từ tư tưởng “ích lợi giới hạn” và quy luật nhu cầu của nhà kinh tế học người Đức là Herman Gossen (1810-1858) Một sản phẩm chỉ có thể trở thành sản phẩm kinh tế khi nó có những tiêu chuẩn sau: + Có khả năng thỏa mãn nhu cầu hiện tại của con người + Khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người của vật phải được con người biết rõ, hiện thực và vật phải ở trạng thái sử dụng được chứ không phải ở dạng tiềm năng; nếu không, vật cũng vô ích + Vật phải ở trong tình trạng khan hiếm, hay số lượng của vật phải là cơ hạn để con người còn hứng thú và còn nhu cầu về nó a) Karl Menger (1840 – 1921) - Lý thuyết hàng hóa Menger xuất phát từ việc phân tích lý thuyết giá trị một cách có hệ thống về hàng hoá Ồng phân biệt hàng hoá với cái mà ông gọi là vật có ích TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 19 Đối với một đồ vật muốn có tính chất của hàng hoá phải thoả mãn các điều kiện như: (1) Đồ vật đó phải phù hợp với nhu cầu của con người; (2) Vật phải có thuộc tính khiến nó có khả năng mang lại sự kết hợp ngẫu nhiên với sự thoả mãn nhu cầu, (3) Phải có sự thừa nhận về sự ngẫu nhiên hay những thuộc tính đó, (4) Phải có sự làm chủ thích hợp để điều khiển nó với sự thoả mãn nhu cầu Nếu thiếu một trong các khía cạnh đó thì vật phẩm là yếu tố có ích chứ chưa là hàng hoá Ông phân biệt hàng hoá theo các cấp độ khác nhau Với cấp độ thứ nhất, hàng hoá phải cổ khả năng thoả mãn trực tiếp nhu cầu của con người còn với cấp độ thứ hai cao hơn hàng hoá là tiền đề để tạo ra hàng hoá ở cấp độ thấp hơn Hàng hoá ở cấp cao chỉ có khả năng thoả mãn nhu cầu của con người một cách gián tiếp Menger nhấn mạnh tính bổ trợ của hàng hoá lớp cao Để thoả mãn nhu cầu của hàng hoá ở lớp cao đòi hỏi phải làm chủ được hàng hoá bổ trợ lẫn nhau thuộc lớp cao Ví dụ, một cá nhân có tất cả những gì mà mình cần để làm bánh mì ngoại trừ men bánh Kết quả là những vật phẩm ở lớp cao khác mất tính chất hàng hoá (nếu những hàng hoá này đều liên quan đến việc sản xuất nhiều hàng hoá) Menger cũng nhấn mạnh tính bổ trợ cơ bản và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hàng hoá khác nhau mà con người đang tiêu dùng Ông hình thành cơ sở đối với sự tối đa hoá lợi ích Sau khi phân tích khá dài về hàng hoá, Menger nghiên cứu động cơ con người sẵn sàng thoả mãn nhu cầu của mình một cách tối đa trên cơ sở hiểu biết về cung cầu sẵn có Theo ông, nguồn gốc kinh tế của con người là trùng hợp ngẫu nhiên với nguồn gốc hàng hoá kinh tế Hàng hoá kinh tế là những hàng hoá mà cầu lớn hơn cung Hàng hoá phi kinh tế là hàng hoá mà cung vượt quá cầu Nhân đây Menger đưa ra quan điểm lý thú rằng cơ sở cho tài sản là sự bảo vệ quyền sở hữu của hàng hoá kinh tế Dĩ nhiên không có gì vốn có trong hàng hoá khiến cho chúng mang tính kinh tế hay phi kinh tế mà tính chất kinh tế hay phi kinh tế của chúng là do nhu cầu quyết định mà nên và tính chất đó biến đổi với những thay đổi trong cung cầu - Lý thuyết giá trị do chủ quan người sử dụng quyết định Theo Menger, món hàng được cho là giá trị khi con người nhận thức sự tiết kiệm thoả mãn một trong những nhu cầu của mình, tuỳ theo sự làm chủ của họ đối với hàng hoá Một vật thường có giá trị khác nhau đối với những cá nhân khác nhau Giá trị chủ quan của hàng hoá được quyết định bởi đơn vị TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 20 hàng hoá cuối cùng đưa vào thoả mãn nhu cầu Menger minh hoạ lý thuyết này bằng bảng số liệu như sau: Bảng: Giá trị hàng hoá phụ thuộc vào tầm quan trọng với nhu cầu Đơn vị của cải tiêu dùng Thứ nhất Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Thứ 8 Thứ 9 Thứ 10 Thứ 11 Trong đó hàng số La Mã biểu thị mức độ quan trọng của loại hàng hoá Như vậy lý luận giá trị của Menger dựa trên quan điểm ích lợi của cải giảm dần Menger cho rằng, cá nhân có khả năng phân loại sự thoả mãn và chọn các chỉ số về lượng đối với các độ thoả mãn khác nhau Vì thế, cá nhân có thể tự định đoạt giá trị hàng hoá này cao hon hàng hoá khác theo các mức độ quan trọng khác nhau Một người tiết kiệm sẽ hành xử theo cách thức thường thấy là nếu cá nhân đó sở hữu những phương tiện khan hiếm và chi hết số đó cho mọi loại hàng hoá có tầm quan trọng cao thì số giá trị mà anh ta thu được lượng giá trị thoả mãn tương ứng Nhưng nếu cá nhân đó biết kết hợp một cơ cấu hàng hoá sao cho đảm bảo nhu cầu khác nhau đối vơi các loại hàng hoá khác nhau thỉ sẽ đạt được lợi ích tối đa hơn là chỉ dành số phương tiện khan hiếm đó vào một loại hàng hoá mặc dù chúng có tính cấp thiết với nhu cầu cao hơn “Trong mọi trường hợp cụ thể, trong số tất cả sự thoả mãn được đảm bảo bằng phương tiện của toàn bộ số lượng của một loại hàng hoá theo sự sử dụng tuỳ ý của một cá nhân tiết kiệm, chỉ những loạỉ đối với anh ta có tầm quan trọng kém nhất phải lệ thuộc vào khả năng mua được một phần nhất định của toàn bộ số lượng Do đó, giá trị của bất cứ phần nào trong toàn bộ số lượng có thể mua được hàng hoá đối với anh ta cũng quan trọng như sự thoả mãn khi nhu mua hàng có tầm quan trọng kém hơn trong sổ những loại hàng TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 21 hoá được đảm bảo bằng toàn bộ số lượng mua được với phần tương đương” Vì thế việc thoả mãn ít cấp bách nhất có thể thu được từ một kho dự trữ hàng nhất định tạo cho hàng hoá đó có giá trị Menger cũng nhấn mạnh về mối quan hệ giữa chất lượng hàng hoá với giá trị của chúng Ngụ ý của sự nhấn mạnh này là đồng nhất chất lượng hàng hoá với giá trị của chúng, khi hàng hoá có chất lượng tốt và thoả mãn sự cấp thiết của nhu cầu đối vợi hàng hoá đó thì chứng tỏ hàng hoá ấy có giá trị cao Chi phí cơ hội của việc sử dụng hàng hoá này đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội để được thụ hưởng ích lợi của hàng hoá khác Nếu một cá nhân tiết kiệm biết kết hợp các hàng hoá khác nhau với nhu cầu của mình thì chi phí cơ hội của anh ta sẽ thấp hơn trường họp dồn những phương tiện khan hiếm vào chỉ một loại hàng hoá “Đối với tầm quan trọng gắn liền với nhu cầu của anh ta và theo đó là sự thoả mãn thì lẽ ra anh ta phải từ bỏ những hàng hoá khác nếu như không có sự làm chủ nó” b) Friedrich Wieser (1851 – 1926): Lý thuyết về giá trị Áp dụng toán học vào tính toán giá trị của hàng hoá, Wieser giải thích lý thuyết giá trị của mình bằng bảng mô tả như sau (I) Hàng hoá (II) Giá cả (III) Tổng lợi ích (IV) Tổng giá trị (V) Hiệu số ích lợi giá trị Số liệu cho thấy, dòng đầu (I) mô tả số hàng hoá mua với các giá lựa chọn liệt kê ở dòng thứ hai, Wieser gọi đây là những đơn vị giá trị Tổng lợi ích từ việc tiêu dùng các số lượng lựa chọn được tính bằng cách cộng vào các đơn vị giá trị kế tiếp nhau Ví dụ khi cá nhân đang tiêu dùng 2 đơn vị hàng hoá, tổng thích thú là 19 đơn vị lợi ích, tổng số của 1 đơn vị ở 10 và 1 đơn vị ở 9 Việc cộng thêm một đơn vị tiêu dùng thứ ba bổ sung thêm lợi ích cận biến của 8 lên đến tổng 27 đơn vị Dòng (IV) trong ví dụ trình bày phép tính tổng giá trị thu nhập bằng cách nhân số lượng hàng hoá với giá cả tương ứng Căn cứ vào mô thức hàm cầu có độ dốc âm nên giá trị của hàng hoá đạt cực đại rồi giảm dần Wieser cho rằng tổng giá trị của kho dự trữ tăng ít hơn giá TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 22 cả của các đơn vị hàng hoá bổ sung Khi thêm vào đơn vị kho dự trữ thứ hai, cá nhân trải qua một gia tăng 9 đơn vị trong tổng số ích lợi, nhưng lúc này cả hai đơn vị đều được định giá là 9 Vì đây là đơn vị gia tăng cận biên tượng trưng cho giá trị đối với người tiêu dùng Vả lại trong một thị trường cạnh tranh, chỉ một giá duy nhất đối với hàng hoá cùng loại cũng chiến ưu thế Vì thế tổng thu nhập sẽ tăng với điều kiện sự cộng thêm tăng dần vào tổng ích lợi Wieser gọi tình huống này là nhánh giá trị tăng lên và tình huống ngược lại là nhánh giá trị giảm xuống Wieser lập luận trong một nền kinh tế thực, giá trị trao đổi tỷ lệ thuận không những vào lợi ích mà còn vào sức mua Trong một thế giới như thế, sản xuất được xác định không chỉ bằng nhu cầu đơn giản mà còn bằng những nhu cầu cao cấp về hàng hoá xa xỉ của bộ phận dân chúng Thay vì hàng hoá lẽ ra có ích lợi cao nhất, những sản phẩm ấy được sản xuất ra để được trả giá cao nhất Sự khác biệt về của cải càng lớn thì sự đặc thù trong sản xuất càng nổi bật Sự khác biệt đó sẽ cung cấp hàng hoá xa xỉ cho lóp nhu cầu của những kẻ phóng đãng và hám ăn, trong khi lại không chú ý đúng mức tới nhu cầu của những người cùng khổ Vì thế mà chính sự phân phối của cải sẽ quyết định việc bố trí sản xuất ra sao và hạn chế sự đáp ứng nhu cầu của những kẻ phóng đãng, xa xỉ để hàn gắn khoảng cách cho những kẻ bần hàn Khi bàn về giá trị và giá trị trao đổi, Wieser đề cập tới phạm trù giá cả tự nhiên Wieser xây dựng một mô thức giá trị lý tưởng như nó đang tồn tại trong nhà nước công xã Giá trị tự nhiên tồn tại nơi mà hàng hoá được định giá hoàn toàn bằng mối quan hệ giữa số hàng hoá dự trữ và lợi ích cận biên của chúng Giá trị này không bị xáo trộn bởi sai sót do gian lận, ép buộc, sự thay đổi hay dự tồn tại của tài sản cá nhân và sự khác nhau sau đó trong sức mua Lợi ích hay giá trị sử dụng sẽ là yếu tố định hướng duy nhất đối với việc phân phối các tài nguyên khan hiếm trong sản xuất hàng hoá Quyết định sẽ được xác định bằng cách đánh giá lợi ích cận biên cao nhất chứ không phải bằng phân phối thu nhập riêng rẽ Vì thế thông tin giá trị tự nhiên đòi hỏi sự phân phối theo hệ thống thị trường Phân tích này của Wieser cho thấy thực tế rằng sự hình thành giá trị là một hiện tượng tự nhiên Việc hiểu biết giá trị tự nhiên cho thấy rõ tính hữu ích của hệ thống thị trường trong phân phối các nguồn lực khan hiếm bất kể loại hình của thiết chế xã hội là gì c) Eugen Bohm Bawerk (1851 – 1914) - Lý luận về giá trị chủ quan TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 23 Tương tự như cách tiếp cận của Wiser, Bohm Bawerk tán thành lý thuyết giá trị của Menger Tuy vậy, ông chỉ chứng minh yếu tố chủ quan trọng sự xác định giá trị hàng hoá đối với người bán và người mua trên thị trường Ông tán thành khái niệm chi phí cơ hội trong lý thuyết của Menger khi phân tích về sự lựa chọn của người tiêu dùng Theo ông, hàng hoá trên thị trường có giá trị chủ quan của người mua Giá trị này dựa trên mục tiêu thoả mãn nhu cầu của người mua và tính cấp thiết của nhu cầu ấy trong các thời điểm nhất định Ví dụ một người sản xuất độc lập có 5 bao ngũ cốc, trong đó bao thứ nhất để thoả mãn nhu cầu chống đói, bao thứ hai thỉ nhằm để cải thiện chế độ dinh dưỡng tăng sức khoẻ, bao thử ba để nuôi gia cầm lấy thịt, bao thứ tư để chưng cất rượu và bao thứ năm để nuôi con vật cảnh như vẹt chẳng hạn Khi số ngũ cốc tăng thì lợi ích của nó sẽ giảm Tổng lợi ích phải lớn hơn tích của số hàng hoá và ích lợi đơn vị hàng hoá tăng thêm cuối cùng Giá trị của hàng hoá được quyết định bởi ích lợi giới hạn của nó (tức tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của nhu cầu và của cá nhân người tiêu dùng), trong khi ích lợi giớii hạn lại phụ thuộc vào ích lợi của hàng hoá tiêu dùng cuối cùng tăng thêm đưa ra thoả mãn nhu cầu Vì vậy, giá trị của hàng hoá là giá trị sản phẩm cuối cùng tăng thêm và nhỏ nhất Nó quyết định giá trị của tất cả các hàng hoá đã được tiêu dùng trước nó về thoả mãn nhu cầu ấy Về mặt này, Bohm Bawerk không có tiến bộ mấy so với Wieser, các giả định của Bohm cũng giống như các giả định của Wieser về bản chất nhưng điểm khác ở chỗ, Bohm Bawerk tiến xa hơn khi phân tích về mối quan hệ và cách thức xác định giá cân bằng trến thị trường thông qua người bán và người mua Thông qua cơ chế này thấy rõ hơn vai trò của những đánh giá chủ quan có tác động quan trọng như thế nào đến người bán và người mua 2.2.2 Kinh tế học của trường phái tân cổ điển ở Anh (Trường phái Cambridge) a) William Staliey Jevons (1835-1882): Lý thuyết lao động Jevons cho khái quát rằng, giá trị của sự thích thú và đau khổ thay đối tuỳ thuộc vào các tình huống như: cường độ; thời gian kéo dài; độ chắc chắn; khoảng cách gần hay xa Ích lợi là thuộc tính trừu tượng về chất, nhờ nó mà vật thể có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người Một trong những ứng dụng lý thuyết rất đặc biệt của thuyết ích lợi là lý thuyết về cung lao động Jevons cho rằng, với lao động như những hàng hoá khác, lao động cũng là cảm giác về độ dài và cường độ “Lao động như bất kỳ sự chịu đựng một phần hay toàn bộ sự nhọc nhằn về trí óc và thể xác với quan TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 24 điểm kỳ hạn” Quá trình lao động gồm các yếu tố: thời gian, số lượng sản phẩm làm ra, sự thỏa mãn vầ sự nặng nề Mối liên hệ giữa chúng: sản phẩm làm ra có ích lợi giới hạn giảm dần, thời gian lao động càng dài thì sự nặng nề càng tăng Con người dừng việc khi ích lợi giới hạn của của cải ngang bằng mức độ nặng nề của công việc b) After Marshall (1842-1924): Lý thuyết về cung cầu và giá cả cân bằng Mashall đưa ra lý thuyết giá cả nhằm chứng minh cho lý thuyết bàn tay vô hình của A.Smith Theo ông, trên thị trường, giá cả được hình thành một cách tự phát do tác động của quan hệ cung cầu Nó được xác định ở điểm cân bằng giữa giá cung và giá cầu Thị trường sẽ tạo lập sự cân bằng giữa cung và cầu Giá cả là hình thức của quan hệ số lượng mà trong đó hàng hóa và tiền tệ được trao đổi với nhau Cầu chính là biểu hiện của nhu cầu có khả năng thanh toán Nó được đảm bảo bằng khối lượng tiền tệ và giá cả nhất định, chính vì vậy cầu bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: Nhu cầu mua sắm của dân cư; Thu nhập của dân cư Giá cả của nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu Ích lợi giới hạn cũng ảnh hưởng đến giá cầu Mối tương quan giữa cầu và giá cả chính là giá cầu Để phản ánh sự thay đổi của cầu đối với giá cả, người ta dùng khái niệm hệ số co giãn của cầu (EP) Cung là khối lượng hàng hóa được sản xuất ra và đem bán trên thị trường với một giá cả nhất định Chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới giá cung Lượng cung vận động cùng chiều với giá Tổng hợp cung cầu: Giá cung là đại diện cho người bán, còn giá cầu đại diện cho người mua Theo ông, giá cả trên thị trường được hình thành theo người mua và người bán Người mua khi đặt giá phải căn cứ vào ích lợi giới hạn của hàng hóa Ví dụ: hàng hóa khan hiếm thì ích lợi giới hạn lớn, giá cao Còn đối với người bán, khi định giá họ căn cứ vào chi phí sản xuất nên giá cả hàng hóa bằng chi phí sản xuất cộng lợi nhuận Nếu hàng hóa khan hiếm thì họ đặt giá cả cao hơn chi phí sản xuất và ngược lại Giá cả thị trường là kết quả của sự va chạm giữa giá cả người mua và giá cả của người bán Tức là sự tác động giữa cung và cầu, hình thành nên giá cả cân bằng Quá trình tác động giữa giá cung và giá cầu đã hình thành nên giá cả cân bằng Sự tác động của cung cầu và giá cả thị trường sẽ tự điều tiết sản xuất và tiêu dùng, tạo nên sự TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 25 cân đối trên thị trường Bởi vậy, lý thuyết giá cả của ông đã chứng minh cho lý thuyết bàn tay vô hình của A.Smith Hệ số co giãn của cầu phản ánh mỗi sự thay đổi của cầu dưới sự thay đổi của giá Sự co giãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố sau: mức giá cả, giá cả của các hàng hóa có liên quan, sức mua của dân cư và nhu cầu mua sắm của dân cư Lý thuyết về cân bằng cung cầu và giá cả cần bằng Ích lợi giới hạn và cầu có vai trò quyết định trong ngắn hạn, chi phí thực tế có ý nghĩa chủ yếu trong dài hạn Nếu người sản xuất không thu hồi được chi phí thì sản xuất sẽ thu hẹp cho tới khi lập được thế cân bằng: khi giá cầu = giá cung và quy mô sản xuất không có xu hướng tăng hoặc giảm Khi cung cầu cân bằng lượng hàng hóa sản xuất ra trong một đơn vị thời gian được gọi là sản lượng cân bằng và giá cả - giá cả cân bằng 2.2.3 Trường phái kinh tế tân cổ điển Thụy Sỹ Leon Walras (1834-1910): Lý thuyết giá cả và cân bằng tổng quát Theo Walras, khan hiếm là một quan niệm khách quan, theo đó, giá trị phát sinh từ sự không cân xứng giữa cung và cầu Một vật có giá trị khi cầu lớn hơn cung Nếu cung lớn hơn cầu, thì vật ấy trở nên dư thừa và mất giá trị Giá trị là tất cả những vật vô hình hay hữu hình đang ở trong tình trạng khan hiếm Các vật đổ có ích đối với ta và số lượng vật có hạn Mức độ có ích của vật đối với cá nhân tuỳ thuộc vào tương quan giữa vật và khả năng của vật trong việc thoả mãn nhu cầu cá nhân Có một sự trùng hợp giữa ỷ niệm khan hiếm và cường độ của nhu cầu cuối cùng được thoả mãn Walras xem giá cả như một biến số điều chỉnh khi thị trường nằm trong sự mất cân bằng Đây là điểm khác giữa Walras và Marshall (Marshall cho rằng số lượng là biến số điều chỉnh chứ không phải giá cả) Giá cả hay tương quan trao đổi, ngang bằng với tương quan ngược đảo của hàng hoá trao đổi Cả hai đều tỷ lệ nghịch Walras cho rằng hàm cung và hàm cầu có dạng như sau: Qd = f(Px) Qs = f(px) Theo đó, giá cả cân bằng là sự gặp gỡ giữa cung và cầu Nếu vì lý do nào đó, giá cả được hình thành dưới giá cân bằng, thì số lượng được yêu cầu ở mức giá đó sẽ vượt quá số lượng được cung ứng và tình trạng khan hiếm sẽ xảy ra Sự khan hiếm này tạo sự cạnh tranh giữa các người mua, lần lượt trả TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 26 giá cao hơn Khi giá tăng, một số người có nhu cầu bị loại ra khỏi thị trường, kể cả một số người bán Nói cách khác, cũng có những tác động thị trường làm cho giá cả và số lượng phải trở về điểm cân bằng Tương tự nếu giá luôn cao hơn mức cân xbằng, thì sự thặng dư hàng hoá sẽ xảy ra và cạnh tranh giữa những người cung ứng sẽ làm giảm giá do đó đến lượt nó làm tăng số lượng cầu trên thị trường và giảm dần số lượng các nhà cung ứng Giá cả có xu hướng trở lai trạng thái cân bằng Nói cách khác, giá cả là yếu tố điều chỉnh và cơ chế giá dựa vào sự thay đổi của quan hệ cung cầu Đây là điểm khác so với cách phân tích của Marshall Marshall xem các mối quan hệ theo cách khác Hàm cầu và cung của ông được mô tả: Dx = f(qx) và sx = f(qx) Theo đó, đối tượng điểu chỉnh của quan hệ cung cầu là sản lượng chứ không phải là giá cả Lý thuyết về cân bằng tổng quát được các nhà kinh tế học tư sản đánh giá cao Lý thuyết này nói lên cơ chế thị trường có khả năng tự điều chỉnh, cân bằng thị trường là cân bằng động Đây là điểm kế thừa và phát triển lý thuyết bàn tay vô hình của Smith Từ lý thuyết này, Walras nêu quan niệm ổn định thị trường Đó là những biện pháp đưa thị trường từ trạng thái bất cân bằng về trạng thái cân bằng 3 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁ TRỊ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Đánh giá chung Học thuyết kinh tế tân cổ điển kế thừa nền tảng tư tưởng kinh tế của trường phái cổ điển, ủng hộ kinh tế tự do và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế, tôn trọng quan điểm khách quan Tuy nhiên cũng đã cải cách khắc phục một số nhược điểm, một số tư tưởng của trường phái cổ điển để thích ứng với các điều kiện mới: - Nghiên cứu nhu cầu, tâm lý chủ quan của con người - Chuyển sự chú ý sang lĩnh vực trao đổi, lưu thông và nhu caauff Thực tế hóa các tư tưởng của trường phái cổ điển, trừu tượng bất biến Kết hợp phạm trù kinh tế với phạm trù toán học, đưa ra các khái niệm mới như hàm cung, hàm cầu,… Phát triển các kinh nghiệm mới như “ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn, sản phẩm giới hạn…” vì vậy trường phái tân cổ điển còn gọi là trường phái giới hạn * Ý nghĩa việc nghiên cứu: TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 27 Lý thuyết của kinh tế học tân cổ điển về giá trị hàng hóa đi sâu phân tích cơ chế thị trường dưới góc độ vi mô, vì thế là cơ sở quan trọng cho kinh tế học vi mô hiện đại Là lý thuyết đầu tiên đặt nền móng cho việc phân tích thị trường theo mô hình cung – cầu, đây là nguyên lý cơ bản nhất của kinh tế học vi mô hiện đại, xuyên suốt gần như mọi vấn đề của nền kinh tế thị trường * Hạn chế: Với tính phê phán và đứng trên cơ sở lý luận giá trị - lao động của chủ nghĩa Mác thì có thể nhận xét lý thuyết giá cả của trường phái tân cổ điển như sau: Trong thời gian ngắn, lợi ích cận biên quyết định giá trị, điều này là mắc phải sai lầm mà thuyết lợi ích đã gặp phải Còn trong thời gian dài, chi phí sản xuất quyết định giá cả thì không giải thích được trong đó giá cả đó bao gồm cả lợi nhuận của nhà tư bản chứ không chỉ có chi phí sản xuất Nhà tư bản không thể bán hàng hóa với giá bằng chi phí sản xuất được Nếu cho rằng quan hệ cung cầu quyết định giá cả thì cũn không có căn cứ vững chắc vì giá cả thay đổi cũng tác động làm cung cầu thay đổi Điều này thể hiện sự luẩn quẩn trong lý luận của các nhà kinh tế tân cổ điển: Cung cầu quyết định giá cả, sau đó giá cả lại quyết định cung, cầu Thực ra, quan hệ cung cầu về một hàng hóa nào đó trên thị trường chỉ làm cho giá cả dao động xung quanh giá trị chứ không tạo ra giá trị (giá trị chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất chứ không phải trong trao đổi) * Ý nghĩa thực tiễn: Giúp ta nhận thức được trạng thái vận động của thị trương dưới tác động của các quy luật khách quan, sự cân bằng cung cầu trên thị trường không phải là cân bằng tĩnh, mà là cân bằng động, luôn dao động qua điểm cân bằng Sự co giãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố: mức giá cả, sức mua và nhu cầu mua sắm Đây là cơ sở để phân tích sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trường, để nhà nước có chính sách điều chỉnh thích hợp 3.2 Vận dụng quan điểm giá trị hàng hóa trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa định hướng, xây dựng, hoàn thiện thể chế và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, giải quyết vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 28 Sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và giá cả hàng hóa nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Luật giá 2012 ngày 20/6/2012 quy định: Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định (Điều 4) Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; Nhà nước thực hiện điều tiết giá theo quy định của Luật này để bình ổn giá; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước (Điều 5) Thực tiễn qua 35 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay đã tạo động lực cho sự phát triển của đất nước và đạt được những thành tựu lớn: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển Đại hội XIII đánh giá trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020: Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện; tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành phát triển kinh tế - xã hội + Kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá cao trung bình 7%/năm trong suốt 35 năm qua Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) tiếp tục được mở rộng, năm 2020 đạt 271,2 tỷ USD (342,7 tỷ USD, đứng thứ 4 ASEAN), tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.779 USD (3.512 USD), gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015 Mô hình tăng trưởng dần chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt + Tăng trưởng kinh tế giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng; từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo + Năng suất lao động cải thiện rõ nét, đến năm 2020 đạt 5,9%/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (4,3%/năm) và vượt mục tiêu đề ra (5%/năm) Từ TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com ... DUNG QUAN ĐIỂM CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA 1.1 Lịch sử đời kinh tế trị tư sản cổ điển Anh Kinh tế trị cổ điển (hay trường phái kinh tế học cổ điển) xu hướng tư tưởng... QUAN ĐIỂM CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA 1.1.Lịch sử đời ki 1.2 .Quan điểm giá trị điển Anh QUAN ĐIỂM CỦA TÂN CỔ ĐIỂN VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA... sản xuất hàng hóa Đây hạn chế lớn Ricardo khoa kinh tế trị cổ điển Anh QUAN ĐIỂM CỦA TÂN CỔ ĐIỂN VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA 2.1 điển Khái quát chung trường phái Kinh tế học tân cổ Trường phái Kinh tế

Ngày đăng: 01/06/2022, 10:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, tập II, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, H.2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật
4. Nguyễn Phú Trọng; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩaxã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia Sựthật
2. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế nâng cao (dùng cho đào tạo cao học khối Kinh tế), Nxb.Đại học quốc gia, 2001 Khác
3. Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Chính trị - Hành chính, H.2012 Khác
5. Những vấn đề cơ bản của Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Lý luận chính trị, H.2018 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w