Đánh giá chung

Một phần của tài liệu SO SÁNH QUAN điểm của KINH tế CHÍNH TRỊ tư sản cổ điển ANH và tân cổ điển về GIÁ TRỊ HÀNG hóa (Trang 29 - 31)

3. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁ TRỊ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Đánh giá chung

Học thuyết kinh tế tân cổ điển kế thừa nền tảng tư tưởng kinh tế của trường phái cổ điển, ủng hộ kinh tế tự do và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế, tôn trọng quan điểm khách quan. Tuy nhiên cũng đã cải cách khắc phục một số nhược điểm, một số tư tưởng của trường phái cổ điển để thích ứng với các điều kiện mới:

- Nghiên cứu nhu cầu, tâm lý chủ quan của con người.

- Chuyển sự chú ý sang lĩnh vực trao đổi, lưu thông và nhu caauff. - Thực tế hóa các tư tưởng của trường phái cổ điển, trừu tượng bất biến.

- Kết hợp phạm trù kinh tế với phạm trù toán học, đưa ra các khái niệm mới như hàm cung, hàm cầu,…

- Phát triển các kinh nghiệm mới như “ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn, sản phẩm giới hạn…” vì vậy trường phái tân cổ điển còn gọi là trường phái giới hạn.

Lý thuyết của kinh tế học tân cổ điển về giá trị hàng hóa đi sâu phân tích cơ chế thị trường dưới góc độ vi mô, vì thế là cơ sở quan trọng cho kinh tế học vi mô hiện đại

Là lý thuyết đầu tiên đặt nền móng cho việc phân tích thị trường theo mô hình cung – cầu, đây là nguyên lý cơ bản nhất của kinh tế học vi mô hiện đại, xuyên suốt gần như mọi vấn đề của nền kinh tế thị trường.

* Hạn chế:

Với tính phê phán và đứng trên cơ sở lý luận giá trị - lao động của chủ nghĩa Mác thì có thể nhận xét lý thuyết giá cả của trường phái tân cổ điển như sau: Trong thời gian ngắn, lợi ích cận biên quyết định giá trị, điều này là mắc phải sai lầm mà thuyết lợi ích đã gặp phải. Còn trong thời gian dài, chi phí sản xuất quyết định giá cả thì không giải thích được trong đó giá cả đó bao gồm cả lợi nhuận của nhà tư bản chứ không chỉ có chi phí sản xuất. Nhà tư bản không thể bán hàng hóa với giá bằng chi phí sản xuất được.

Nếu cho rằng quan hệ cung cầu quyết định giá cả thì cũn không có căn cứ vững chắc vì giá cả thay đổi cũng tác động làm cung cầu thay đổi. Điều này thể hiện sự luẩn quẩn trong lý luận của các nhà kinh tế tân cổ điển: Cung cầu quyết định giá cả, sau đó giá cả lại quyết định cung, cầu. Thực ra, quan hệ cung cầu về một hàng hóa nào đó trên thị trường chỉ làm cho giá cả dao động xung quanh giá trị chứ không tạo ra giá trị (giá trị chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất chứ không phải trong trao đổi).

* Ý nghĩa thực tiễn:

Giúp ta nhận thức được trạng thái vận động của thị trương dưới tác động của các quy luật khách quan, sự cân bằng cung cầu trên thị trường không phải là cân bằng tĩnh, mà là cân bằng động, luôn dao động qua điểm cân bằng. Sự co giãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố: mức giá cả, sức mua và nhu cầu mua sắm.

Đây là cơ sở để phân tích sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trường, để nhà nước có chính sách điều chỉnh thích hợp.

Một phần của tài liệu SO SÁNH QUAN điểm của KINH tế CHÍNH TRỊ tư sản cổ điển ANH và tân cổ điển về GIÁ TRỊ HÀNG hóa (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w