Eugen Bohm Bawerk (1851 – 1914)

Một phần của tài liệu SO SÁNH QUAN điểm của KINH tế CHÍNH TRỊ tư sản cổ điển ANH và tân cổ điển về GIÁ TRỊ HÀNG hóa (Trang 25 - 26)

- Lý luận về giá trị chủ quan

Tương tự như cách tiếp cận của Wiser, Bohm Bawerk tán thành lý thuyết giá trị của Menger. Tuy vậy, ông chỉ chứng minh yếu tố chủ quan trọng sự xác định giá trị hàng hoá đối với người bán và người mua trên thị trường. Ông tán thành khái niệm chi phí cơ hội trong lý thuyết của Menger khi phân tích về sự lựa chọn của người tiêu dùng. Theo ông, hàng hoá trên thị trường có giá trị chủ quan của người mua. Giá trị này dựa trên mục tiêu thoả mãn nhu cầu của người mua và tính cấp thiết của nhu cầu ấy trong các thời điểm nhất định. Ví dụ một người sản xuất độc lập có 5 bao ngũ cốc, trong đó bao thứ nhất để thoả mãn nhu cầu chống đói, bao thứ hai thỉ nhằm để cải thiện chế độ dinh dưỡng tăng sức khoẻ, bao thử ba để nuôi gia cầm lấy thịt, bao thứ tư để chưng cất rượu và bao thứ năm để nuôi con vật cảnh như vẹt chẳng hạn. Khi số ngũ cốc tăng thì lợi ích của nó sẽ giảm. Tổng lợi ích phải lớn hơn tích của số hàng hoá và ích lợi đơn vị hàng hoá tăng thêm cuối cùng. Giá trị của hàng hoá được quyết định bởi ích lợi giới hạn của nó (tức tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của nhu cầu và của cá nhân người tiêu dùng), trong khi ích lợi giớii hạn lại phụ thuộc vào ích lợi của hàng hoá tiêu dùng cuối cùng tăng thêm đưa ra thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, giá trị của hàng hoá là giá trị sản phẩm cuối cùng tăng thêm và nhỏ nhất. Nó quyết định giá trị của tất cả các hàng hoá đã được tiêu dùng trước nó về thoả mãn nhu cầu ấy. Về mặt này, Bohm Bawerk không có tiến bộ mấy so với Wieser, các giả định của Bohm cũng giống như các giả định của Wieser về bản chất nhưng điểm khác ở chỗ, Bohm Bawerk tiến xa hơn khi phân tích về mối quan hệ và cách thức xác định giá cân bằng trến thị trường thông qua người bán và người mua. Thông qua cơ chế này thấy rõ hơn vai trò của những đánh giá chủ quan có tác động quan trọng như thế nào đến người bán và người mua.

2.2.2. Kinh tế học của trường phái tân cổ điển ở Anh (Trường phái Cambridge) Cambridge)

Một phần của tài liệu SO SÁNH QUAN điểm của KINH tế CHÍNH TRỊ tư sản cổ điển ANH và tân cổ điển về GIÁ TRỊ HÀNG hóa (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w