After Marshall (1842-1924): Lý thuyết về cung cầu và giá cả cân

Một phần của tài liệu SO SÁNH QUAN điểm của KINH tế CHÍNH TRỊ tư sản cổ điển ANH và tân cổ điển về GIÁ TRỊ HÀNG hóa (Trang 27 - 29)

cân

bằng

Mashall đưa ra lý thuyết giá cả nhằm chứng minh cho lý thuyết bàn tay vô hình của A.Smith. Theo ông, trên thị trường, giá cả được hình thành một cách tự phát do tác động của quan hệ cung cầu. Nó được xác định ở điểm cân bằng giữa giá cung và giá cầu. Thị trường sẽ tạo lập sự cân bằng giữa cung và cầu.

Giá cả là hình thức của quan hệ số lượng mà trong đó hàng hóa và tiền tệ được trao đổi với nhau.

Cầu chính là biểu hiện của nhu cầu có khả năng thanh toán. Nó được đảm bảo bằng khối lượng tiền tệ và giá cả nhất định, chính vì vậy cầu bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: Nhu cầu mua sắm của dân cư; Thu nhập của dân cư. Giá cả của nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu. Ích lợi giới hạn cũng ảnh hưởng đến giá cầu. Mối tương quan giữa cầu và giá cả chính là giá cầu. Để phản ánh sự thay đổi của cầu đối với giá cả, người ta dùng khái niệm hệ số co giãn của cầu (EP).

Cung là khối lượng hàng hóa được sản xuất ra và đem bán trên thị trường với một giá cả nhất định. Chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới giá cung. Lượng cung vận động cùng chiều với giá.

Tổng hợp cung cầu: Giá cung là đại diện cho người bán, còn giá cầu đại diện cho người mua. Theo ông, giá cả trên thị trường được hình thành theo người mua và người bán. Người mua khi đặt giá phải căn cứ vào ích lợi giới hạn của hàng hóa. Ví dụ: hàng hóa khan hiếm thì ích lợi giới hạn lớn, giá cao. Còn đối với người bán, khi định giá họ căn cứ vào chi phí sản xuất nên giá cả hàng hóa bằng chi phí sản xuất cộng lợi nhuận. Nếu hàng hóa khan hiếm thì họ đặt giá cả cao hơn chi phí sản xuất và ngược lại. Giá cả thị trường là kết quả của sự va chạm giữa giá cả người mua và giá cả của người bán. Tức là sự tác động giữa cung và cầu, hình thành nên giá cả cân bằng. Quá trình tác động giữa giá cung và giá cầu đã hình thành nên giá cả cân bằng. Sự tác động của cung cầu và giá cả thị trường sẽ tự điều tiết sản xuất và tiêu dùng, tạo nên sự

cân đối trên thị trường. Bởi vậy, lý thuyết giá cả của ông đã chứng minh cho lý thuyết bàn tay vô hình của A.Smith.

Hệ số co giãn của cầu phản ánh mỗi sự thay đổi của cầu dưới sự thay đổi của giá. Sự co giãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố sau: mức giá cả, giá cả của các hàng hóa có liên quan, sức mua của dân cư và nhu cầu mua sắm của dân cư.

Lý thuyết về cân bằng cung cầu và giá cả cần bằng

Ích lợi giới hạn và cầu có vai trò quyết định trong ngắn hạn, chi phí thực tế có ý nghĩa chủ yếu trong dài hạn. Nếu người sản xuất không thu hồi được chi phí thì sản xuất sẽ thu hẹp cho tới khi lập được thế cân bằng: khi giá cầu = giá cung và quy mô sản xuất không có xu hướng tăng hoặc giảm. Khi cung cầu cân bằng lượng hàng hóa sản xuất ra trong một đơn vị thời gian được gọi là sản lượng cân bằng và giá cả - giá cả cân bằng.

2.2.3. Trường phái kinh tế tân cổ điển Thụy Sỹ

Leon Walras (1834-1910): Lý thuyết giá cả và cân bằng tổng quát

Theo Walras, khan hiếm là một quan niệm khách quan, theo đó, giá trị phát sinh từ sự không cân xứng giữa cung và cầu. Một vật có giá trị khi cầu lớn hơn cung. Nếu cung lớn hơn cầu, thì vật ấy trở nên dư thừa và mất giá trị. Giá trị là tất cả những vật vô hình hay hữu hình đang ở trong tình trạng khan hiếm. Các vật đổ có ích đối với ta và số lượng vật có hạn. Mức độ có ích của vật đối với cá nhân tuỳ thuộc vào tương quan giữa vật và khả năng của vật trong việc thoả mãn nhu cầu cá nhân. Có một sự trùng hợp giữa ỷ niệm khan hiếm và cường độ của nhu cầu cuối cùng được thoả mãn. Walras xem giá cả như một biến số điều chỉnh khi thị trường nằm trong sự mất cân bằng. Đây là điểm khác giữa Walras và Marshall (Marshall cho rằng số lượng là biến số điều chỉnh chứ không phải giá cả). Giá cả hay tương quan trao đổi, ngang bằng với tương quan ngược đảo của hàng hoá trao đổi. Cả hai đều tỷ lệ nghịch.

Walras cho rằng hàm cung và hàm cầu có dạng như sau: Qd = f(Px)

Qs = f(px)

Theo đó, giá cả cân bằng là sự gặp gỡ giữa cung và cầu. Nếu vì lý do nào đó, giá cả được hình thành dưới giá cân bằng, thì số lượng được yêu cầu ở mức giá đó sẽ vượt quá số lượng được cung ứng và tình trạng khan hiếm sẽ xảy ra. Sự khan hiếm này tạo sự cạnh tranh giữa các người mua, lần lượt trả

giá cao hơn. Khi giá tăng, một số người có nhu cầu bị loại ra khỏi thị trường, kể cả một số người bán. Nói cách khác, cũng có những tác động thị trường làm cho giá cả và số lượng phải trở về điểm cân bằng. Tương tự nếu giá luôn cao hơn mức cân xbằng, thì sự thặng dư hàng hoá sẽ xảy ra và cạnh tranh giữa những người cung ứng sẽ làm giảm giá do đó đến lượt nó làm tăng số lượng cầu trên thị trường và giảm dần số lượng các nhà cung ứng. Giá cả có xu hướng trở lai trạng thái cân bằng. Nói cách khác, giá cả là yếu tố điều chỉnh và cơ chế giá dựa vào sự thay đổi của quan hệ cung cầu. Đây là điểm khác so với cách phân tích của Marshall. Marshall xem các mối quan hệ theo cách khác. Hàm cầu và cung của ông được mô tả: Dx = f(qx) và sx = f(qx). Theo đó, đối tượng điểu chỉnh của quan hệ cung cầu là sản lượng chứ không phải là giá cả.

Lý thuyết về cân bằng tổng quát được các nhà kinh tế học tư sản đánh giá cao. Lý thuyết này nói lên cơ chế thị trường có khả năng tự điều chỉnh, cân bằng thị trường là cân bằng động. Đây là điểm kế thừa và phát triển lý thuyết bàn tay vô hình của Smith. Từ lý thuyết này, Walras nêu quan niệm ổn định thị trường. Đó là những biện pháp đưa thị trường từ trạng thái bất cân bằng về trạng thái cân bằng.

Một phần của tài liệu SO SÁNH QUAN điểm của KINH tế CHÍNH TRỊ tư sản cổ điển ANH và tân cổ điển về GIÁ TRỊ HÀNG hóa (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w