3. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁ TRỊ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
3.2. Vận dụng quan điểm giá trị hàng hóa trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa định hướng, xây dựng, hoàn thiện thể chế và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, giải quyết vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường.
Sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và giá cả hàng hóa nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Luật giá 2012 ngày 20/6/2012 quy định:
Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản. Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định (Điều 4).
Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; Nhà nước thực hiện điều tiết giá theo quy định của Luật này để bình ổn giá; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước (Điều 5).
Thực tiễn qua 35 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay đã tạo động lực cho sự phát triển của đất nước và đạt được những thành tựu lớn: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển.
Đại hội XIII đánh giá trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020: Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện; tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
+ Kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá cao trung bình 7%/năm trong suốt 35 năm qua. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) tiếp tục được mở rộng, năm 2020 đạt 271,2 tỷ USD (342,7 tỷ USD, đứng thứ 4 ASEAN), tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.779 USD (3.512 USD), gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015. Mô hình tăng trưởng dần chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt.
+ Tăng trưởng kinh tế giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng; từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
+ Năng suất lao động cải thiện rõ nét, đến năm 2020 đạt 5,9%/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (4,3%/năm) và vượt mục tiêu đề ra (5%/năm). Từ
năm 2010 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước duy trì dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%
+ Nhiều công trình, dự án kết cấu hạ tầng lớn, hiện đại trong các lĩnh vực như giao thông, năng lượng, viễn thông, thủy lợi, đô thị, thương mại… được tập trung đầu tư, hoàn thành và đưa vào khai thác.
+ Năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng được nâng lên đáng kể. Nền kinh tế thị trường ở nước ta đã từng bước khai thác có hiệu quả các nguồn lực quốc gia…
+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 3%; tuổi thọ trung bình tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 (2020).
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển đặc biệt là lao động lành nghề, sản xuất với công nghệ đơn giản nên lượng giá trị hàng hóa cao mà giá trị sử dụng lại thấp, không đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như ngoài nước.
Ví dụ như: gạo ở Việt Nam sản xuất với thời gian lao động xã hội cần thiết lớn, nhiều nhân lực, nhưng chất lượng gạo lại không cao, bán với giá thấp trên thị trường thế giới.
Từ đó đặt ra một yêu cầu làm thế nào để làm giảm lượng giá trị mà vẫn giữ nguyên hoặc tăng thêm giá trị của hàng hóa. Để giảm lượng giá trị hàng hóa thì nước ta cần phải chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp:
+ Tiếp tục nhận thức và hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
+ Phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
+ Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
+ Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
KẾT LUẬN
C. Mác, Ph.Ăgghen và V.I.Lênin đã thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại trong kinh tế chính trị học. Kinh tế chính trị Mác - Lênin là lý luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản.
Trong điều kiện kinh tế thế giới hiện nay nói chung và của nước ta nói riêng, việc nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế càng cần thiết để hiểu và nắm vững các chủ trương đường lối của Đảng trong công cuộc đổi mới, trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Việt Nam mới bước vào phát triển kinh tế thị trường trong khoảng thời gian rất ngắn so với các nước tư bản phát triển. Nhìn tổng thể, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã phát triển đúng hướng và giành được những thành tựu quan trọng bước đầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta”. “Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đem lại những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước trong 35 năm qua.”
.