(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về việc thực hiện nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid 2019 trên địa bàn xã cổ linh huyện pác nặm
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 69 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
69
Dung lượng
1,68 MB
Nội dung
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ***** LƯỜNG VĂN KHUYẾN ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/NQ-CP VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-2019 TRÊN ĐỊA BÀN Xà CỔ LINH HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀ NỘI, 2020 i : HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ***** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/NQ-CP VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-2019 TRÊN ĐỊA BÀN Xà CỔ LINH HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN Sinh viên thực hiện : LƯỜNG VĂN KHUYẾN Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Lớp :K61-KTNNB Niên khóa :2016-2020 Giáo viên hướng dẫn :PGS.TS PHẠM VĂN HÙNG HÀ NỘI, 2020 i download : LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình Nhân dịp hoàn thành khóa luận, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Xin chân thành cảm ơn gia đình, người than, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành khóa luận Hà Nội, ngày… tháng… năm… Sinh viên Lường Văn Khuyến i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii MỤC LỤC PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4 2.1.2 Vai trò của nghiên cứu sự hài lòng của người dân đối với các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid - 2019 10 2.1.3 Sự hài lòng của khách hàng 11 2.1.4 Nội dung đánh giá sự hài lòng của người dân đối với các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid – 2019 19 2.1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid – 2019 20 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 21 2.2.1 Tình hình hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid – 2019 ở một số vùng của nước ta 22 2.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra 23 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 25 3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Cổ Linh huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn 25 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Cổ Linh huyện Pác Nặm Tỉnh Bắc kạn 26 3.1.3 Đánh giá chung 30 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 iii 3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin 31 3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 33 3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 33 3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 34 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 4.1 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/NQ-CP VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-2019 35 4.1.1 Đối tượng được hỗ trợ do đại dịch covid-2019 35 4.1.2 Số tiền được hỗ trợ do đại dịch covid-2019 42 4.1.3 Đánh giá chung 46 4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC THỰC HIỆN HIỆN NGHỊ QUYẾT 49 4.2.1 Yếu tố địa hình 49 4.2.2 Yếu tố giao tiếp 51 4.3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-2019 53 4.3.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ cho người dân 53 4.3.2 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức xã Cổ Linh 54 4.3.3 Nâng cao nhận thức và trình độ hiểu biết của người dân 54 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 5.1 KẾT LUẬN 57 5.2 KIẾN NGHỊ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Đại dịch Covid – 2019 theo một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới .10 Bảng 3.1 Thu thập thông tin thứ cấp 32 Bảng 3.2 Số mẫu điều tra 33 Bảng 4.1 Đối tượng trong diện hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-2019 đợt 1 ở xã Cổ Linh 38 Bảng 4.2 Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về đối tượng được hỗ trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP 41 Bảng 4.3 Số tiền hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-2019 đợt 1 ở xã Cổ Linh 44 Bảng 4.4 Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về số tiền được hỗ trợ do đại dịch covid-2019 46 Bảng 4.5 Đánh giá của người dân, cán bộ về yếu tố địa hình 50 Bảng 4.6 Đánh giá của người dân, cán bộ về yếu tố giao tiếp 51 Bảng 4.7 Đánh giá của người dân, cán bộ về trình độ học vấn 52 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mô hình chất lượng kỹ thuật/chức năng 12 Hình 1.2 Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ 14 Hình 1.3 Mô hình tổng hợp của chất lượng dịch vụ 15 Hình 1.4 Chất lượng dịch vụ bán lẻ và mô hình giá trị nhận thức 17 Hình 1.5 Mô hình tiền đề và trung gian 18 Hình 1.6 Mô hình chất lượng dịch vụ trong ngân hàng trực tuyến (Internet banking) .19 Hình 2.1 Sơ đồ hành chính xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm 25 Hình 3.1 Văn hóa, du lịch ở xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm 28 Hộp 4.1 Người dân vui mừng vì được nhận hỗ trợ 46 Hộp 4.2 Phỏng vấn người có công với cách mạng ở xã Cổ Linh 46 v PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đã lan rộng và bùng phát tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và các nước, đối tác lớn của nước ta Ở trong nước, dịch Covid-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng làm gia tăng thất nghiệp, mất việc làm trong ngắn hạn và tình hình có thể phức tạp hơn nếu dịch bệnh kéo dài Quan điểm ấy noi theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm”, cũng là nếp sống tình người của ông cha ta ngàn đời nay: "chén cơm cho người nghèo lúc khốn khó quý hơn ngàn lần những luận bàn cao siêu”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no” Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, việc xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ trực tiếp, kịp thời, cho thấy sự nỗ lực cao của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo đời sống của nhân dân Trước mắt đem lại sự yên tâm cho người dân, góp phần giải quyết một số khó khăn, vất vả trong bối cảnh dịch bệnh, tăng thêm sự tin tưởng của người dân đối với Đảng, Nhà nước để cùng đồng lòng, kiên trì, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh; tiếp tục phát triển kinh tế- xã hội Ngày 09/04/2020 chính ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-2019.Chủ tịch Quốc hội lưu ý, sau khi các chính sách được ban hành, các ngành, các cấp cần chủ động, tổ chức thực hiện ngay và có hiệu quả để bảo đảm sự hỗ trợ kịp thời đến với người dân, hạn chế đến mức thấp nhất “độ trễ” của chính sách khi đi vào cuộc sống; đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để không xảy ra hiện tượng tiêu cực, trục lợi chính sách hoặc thiếu sự minh bạch trong việc tổ chức thực hiện.Ủy ban Thường vụ Quốc hội mong rằng, các chính sách này ra đời sẽ tiếp nối, lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa tinh thần “tương thân tương ái” trong cộng 1 đồng xã hội Từ đó tiếp tục khơi dậy nghĩa cử cao đẹp, lòng nhân ái trong xã hội đối với hoạt động thiện nguyện để sẻ chia, giúp đỡ những đồng bào còn khó khăn trong suốt thời gian chống dịch cũng như sau khi dịch bệnh kết thúc, phát huy truyền thống quý báu “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều” của dân tộc Cổ Linh là một xã vùng sâu, vùng xa nằm ở phía Tây - Nam của huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn Với đặc thù hoạt động phát triển kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, là xã đặc biệt khó khăn Xã Cổ Linh được nhận trợ cấp theo Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-2019 Tuy nhiên, trong quá trình chi tiền hỗ trợ cho nguời dân còn gặp nhiều khó khăn như chưa bảo đảm công bằng do có sự khác nhau về số nhân khẩu trong mỗi hộ Đặc biệt, việc xác định đối tượng được hỗ trợ cần đặt trong tổng thể các chính sách an sinh xã hội, quan tâm đồng đều đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đang Trên những cơ sở trên em đã chọn đề tài:”Đánh giá sự hài lòng của người dân về việc thực hiện nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại covid-2019 trên địa bàn xã Cổ Linh huyện Pác Nặm tỉnh Bắc kạn” 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về việc thự hiện nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid2019 trên địa bàn xã Cổ Linh huyên Pác Nặm tỉnh Bắc kạn Từ đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao mức độ hài long của người dân với việc thực hiện nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-2019 trên địa bàn xã Cổ Linh huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự hài lòng của người dân với việc thực nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-2019 trên địa bàn xã Cổ Linh huyên Pác Nặm tỉnh Bắc kạn 2 trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP Thực tế hiện nay, xã Cổ Linh là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Pác Nặm, kinh tế rất khó khăn, nên khi nhận được hỗ trợ của Nhà nước thì khiến đa số người dân vui mừng và rất hài lòng Bảng 4.4 Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về số tiền được hỗ trợ do đại dịch covid-2019 Nội dung STT 1 Rất hài lòng 2 Hài lòng 3 Trung bình 4 Chưa hài lòng Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Kết quả phỏng vấn một số người dân được nhận tiền hỗ trợ trên địa bàn xã Cổ Linh ở hộp 4.1 và 4.2 như sau: Hộp 4.1 Người dân vui mừng vì được nhận hỗ trợ ông rất vui vì trong lúc khó khăn thì được nhận tiền hỗ trợ Gia đình ông không chỉ ông mà cả gia đình ông cũng được nhận 750 nghìn đồng/người (thuộc đối tượng hộ cận nghòe, được hưởng 250.000 đồng/người/tháng) Ông Hứa Văn Tân, 49 tuổi thôn Bản Cảm Hộp 4.2 Phỏng vấn người có công với cách mạng ở xã Cổ Linh Đại dịch COVID-19 khiến gia đình tôi bị ảnh hưởng nặng nề.Do gia đình tôi không thể đi làm thuê được nên không có cái ăn,phải ngô,mèn mén ít ăn cơm hơn.Từ khi nhận được tiền hỗ trợ cuộc sống đã cải thiện hơn,nhưng tôi thấy số tiền hỗ trợ vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của gia đình Ông Giàng Văn Sì 45 tuổi, thôn Khuổi Trà Sau khi có Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Kế hoạch số 45 của UBND tỉnh về việc triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, xã đã thành lập Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ các thành viên; tổ chức rà soát 46 danh sách các đối tượng xác nhận các điều kiện thuộc diện hỗ trợ, tránh trùng lặp, bảo đảm nguyên tắc mỗi người chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất và hỗ trợ đúng đối tượng Việc triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo kiểm tra, rà soát thẩm định danh sách trên nguyên tắc tránh trùng, tránh sót Đồng thời chỉ đạo phòng lao động - thương binh và xã hội các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn sau khi có quyết định phê duyệt hỗ trợ kinh phí của UBND tỉnh sẽ tổ chức chi trả đến tận tay các đối tượng và thực hiện ngay việc niêm yết công khai tại địa phương để các tổ chức chính trị - xã hội và người dân thực hiện việc giám sát chi trả Ghi nhận ngày đầu thực hiện việc trao tiền hỗ trợ tại xã, người dân đều rất phấn khởi, tin tưởng vào biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ và sự hỗ trợ kịp thời về kinh tế cho nhân dân trong lúc khó khăn Việc hỗ trợ bảo đảm công khai, minh bạch; quy trình thực hiện thủ tục hỗ trợ chặt chẽ; cán bộ chi trả được trang bị kiến thức, kỹ năng để kịp thời giải thích thấu đáo cho người dân khi có yêu cầu Tuy nhiên,bảng còn cho thấy có 2 người dân(chiếm 10%) ở Bản Cảm và 7 người dân(chiếm 35%) ở Khuổi Trà đánh giá trung bình về số tiền được nhận từ việc hỗ trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP.Bên cạnh đó cũng có người dân đánh giá chưa hài long,cụ thể ở Bản Cảm có 1 người dân(chiếm 5%) và Khuổi trà có 2 người dân(chiếm 10%).Nguyên nhân là do họ thấy số tiền hỗ trợ vẫn chưa đủ để trang trải cuộc sống hằng ngày.Người dân vẫn mong muốn nhà nước hỗ trợ nhiều hơn,để bù đắp lại những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây ra 4.1.3 Đánh giá chung 4.1.3.1 Kết quả đạt được Kết quả, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan; đặc biệt là sự nhiệt huyết của cán bộ của ngành tại các huyện Pác Nặm và cán bộ xã Cổ Linh đã tạo điều kiện hoàn thành sớm nhất việc rà soát, lập danh sách, thông tin, hỗ trợ kịp thời đến từng đối tượng hỗ trợ, hạn chế thấp nhất các sai sót Công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng đã góp phần tạo sự thông suốt trong nội bộ và nhân dân, với quyết 47 tâm chính trị cao nhất để sớm đưa nghị quyết của Chính phủ đến với người dân Đặc biệt là tinh thần và sự chủ động, tích cực của các cấp, các ngành trong việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 mang lại kết quả cao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã thành lập Tổ hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn để Phối hợp với các Sở, ban, gành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện thống nhất chính sách hỗ trợ theo quy định, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch Qua đó, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ở xã Cổ Linh 4.1.3.2 Khó khăn, vướng mắc Tuy nhiên, qua giám sát nhận thấy vẫn còn một số khó khăn như đối với nhóm đối tượng là người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn xã: Đối tượng rà soát hỗ trợ nhiều và đa dạng nên quá trình lập danh sách còn chậm so với tiến độ; vẫn còn một số người dân thật sự gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng không đủ điều kiện hỗ trợ như: những người lao động tự do làm các nghề cắt tóc… những người không có đủ các giấy tờ tùy thân… Đối với nhóm đối tượng là người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo: Thời gian rà soát, lập danh sách ngắn, đối tượng hỗ trợ rất lớn nên trong quá trình lập danh sách đối tượng hỗ trợ vẫn còn một vài đối tượng bị trùng Đối tượng bảo trợ xã hội và người nghèo, cận nghèo là đối tượng đặc thù về hạn chế trình độ, lớn tuổi, khuyết tật… nên việc nhận thay, ủy quyền (đại diện đối tượng hoặc cả gia đình) chiếm số lượng lớn, ảnh hưởng đến thời gian cấp phát cũng như quyết toán (giấy nhận thay hoặc giấy ủy quyền,…) Nhiều người đi làm ăn xa hoặc vắng nhà do nhiều lý do khác nhau nên ảnh hưởng đến thời gian cấp phát Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân của các tồn tại, sai phạm nói trên là do cá biệt có địa phương vẫn còn tình trạng bệnh thành tích; việc bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cơ sở được thực hiện thiếu nghiêm túc; một số cán bộ ở cơ sở thiếu gương mẫu khi đưa người nhà không đủ điều kiện vào danh sách hộ 48 cận nghèo Trên cơ sở phản ánh của người dân, tình trạng này đã được kịp thời phát hiện, ngăn chặn và các cơ quan chức năng đã xử lý nghiêm khắc Thực tế cho thấy, chủ trương hỗ trợ tiền đối với các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã được nhiều địa phương thực hiện có hiệu quả; qua đó góp phần quan trọng giúp người dân sớm ổn định đời sống Để việc chi trả gói hỗ trợ dành cho các hộ khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 được thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng, thiết nghĩ cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của gói hỗ trợ; phổ biến rõ quy định về các nhóm đối tượng và điều kiện được nhận hỗ trợ; đồng thời, cơ quan chức năng các cấp theo phân công nhiệm vụ cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kể cả kiểm tra đột xuất các địa phương nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm Có thể nói, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, trong thời gian qua công tác triển khai, rà soát lập danh sách đối tượng hỗ trợ và cấp phát kinh phí cho các đối tượng, địa phương thực hiện rất tích cực và có trách nhiệm nên tiền hỗ trợ của chính phủ đã được nhanh chóng trao tận tay đến từng người có công, từng người nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội Trong quá trình thực hiện hầu hết các địa phương với tinh thần làm việc khẩn trương, kể cả buổi trưa, tối, thứ bảy, chủ nhật, lễ 30/4/2020, 01/5/2020 và huy động nhiều cán bộ các ngành, các cấp tham gia để kịp tiến độ chi hỗ trợ người dân Qua đó, người dân rất phấn khởi trước chủ trương của Chính phủ Có thể nói đây là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước nên được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã góp phần hỗ trợ các người dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 4.2.1 Yếu tố địa hình Địa bàn thực hiện của chương trình hỗ trợ tiền do đại dịch Covid - 19 là rất lớn và trải rộng khắp tất cả các xã trong huyện nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức thực hiện chương trình, đặc biệt là vấn đề bình xét đối 49 tượng thụ hưởng, vấn đề hỗ trợ nhà ở và nước sinh hoạt Đồng bào trong diện được hỗ trợ nằm rải rác ở khắp các xã nên việc bình xét đối tượng nếu không thống nhất, không chính xác và công khai sẽ dẫn đến mất công bằng giữa các xã, sẽ có những hộ gia đình nghèo nếu ở xã này thì được hỗ trợ nhưng ở xã khác lại sẽ không được hỗ trợ do tiêu chuẩn khắt khe hơn Mặt khác, đồng bào dân tộc thường sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm Chính vì vậy, để có thể thực hiện chương trình một cách hiệu quả, cần có sự nỗ lực cố gắng của cấp huyện và cấp xã, của cộng đồng và của chính những người được thụ hưởng Bên cạnh việc địa bàn dàn trải thì vấn đề phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt và canh tác của đồng bào cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình Chính sách hỗ trợ là chung trên cả nước, nhưng đối với mỗi xã, mỗi dân tộc phải có sự điều chỉnh hợp lý, phù hợp với đồng bào ở các vùng khác nhau Xã Cổ Linh có diện tích lớn, nhiều núi cao, khe sâu chia cắt phức tạp nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ Từ bảng 4.5 cho thấy, có 4 ý kiến người dân (chiếm 20,00%) ở Bản Cảm, 7 ý kiến của người dân (chiếm 35,00%) ở Khuổi Trà đánh giá yếu tố địa hình ảnh hưởng nhiều Có 11 ý kiến của người dân(chiếm 55,00%) ở Bản Cảm và 9 ý kiến (chiếm 45%) ở Khuổi Trà cho rằng yếu tố địa hình ảnh hưởng đến việc nhận hỗ trợ từ Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ Thực tế, người dân trên địa bàn xã Cổ Linh chủ yếu là người dân tộc ít người, ở cách xa nhau, nên việc di chuyển, đi lại cũng gặp rất nhiều khó khăn Bảng 4.5 Đánh giá của người dân về yếu tố địa hình Nội dung STT 1 Bản Cảm (n=20) 2 Khuổi Trà (n=20) Nguồn: Số liệu điều tra (2020) 50 Có 5 ý kiến người dân (chiếm 25,00%) ở Bản Cảm, 4 ý kiến của người dân (chiếm 20,00%) ở Khuổi Trà cho rằng yếu tố địa hình không ảnh hưởng đến việc nhận hỗ trợ của Chính phủ Những người dân đánh giá không ảnh hưởng là do gần nhà văn hóa, gần đường và có phương tiện di chuyển 4.2.2 Yếu tố giao tiếp Trên địa bàn xã Cổ Linh chủ yếu là người dân tộc Sán Chỉ, Tày, Mông, Dao Người dân ở đây chủ yếu giao tiếp bằng tiếng dân tộc Bảng 4.6 Đánh giá của người dân về yếu tố giao tiếp Nội dung STT 1 Bản Cảm (n=20) 2 Khuổi Trà (n=20) Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.6 cho thấy, có 4 ý kiến người dân (chiếm 20,00%) ở Bản Cảm, cũng có 4 ý kiến của người dân (chiếm 20,00%) ở Khuổi Trà cho rằng yếu tố giao tiếp ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ Có 9 ý kiến(chiếm 45%) ở Bản Cảm và có 5 ý kiến(chiếm 25%) cho rằng yếu tố giao tiếp ảnh hưởng đến việc tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP Thực tế, người dân trên địa bàn xã Cổ Linh là người dân tộc ít người (Sán Chỉ, Tày, Mông, Dao) thường giao tiếp bằng tiếng dân tộc mình, một số ít người biết tiếng Kinh (ngôn ngữ phổ thông ở nước ta) Vì vậy, nên tỷ lệ người biết chữ thấp nên khi đọc Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ thường không hiểu hết được nội dung Vì vậy, phần lớn người dân ở xã Cổ Linh nghe thông tin, tin tức qua già làng, trưởng bản, cán bộ xã, thôn Có 3 ý kiến người dân (chiếm 15,00%) ở Bản Cảm, 4 ý kiến của người dân (chiếm 20,00%) ở Khuổi Trà cho rằng yếu tố giao tiếp ảnh hưởng ít đến việc tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ Vì họ cho rằng, họ tin tưởng vào 51 già làng, trưởng bản, cán bộ xã, thôn Những người này luôn mang lại lợi ích cho họ, nên việc họ có hiểu hết được Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ cũng không quan trọng 4.2.3 Yếu tố trình độ học vấn Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lòng của người dân khi tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP của thủ tướng chính phủ Lâu nay, một thói quen trong suy nghĩ của rất nhiều lao động DTTS, là chỉ cần có sức khỏe, có đất sản xuất, có vốn… là có sinh kế ổn định; học vấn không mấy quan trọng Nhưng thực tế, trình độ học vấn có mối liên hệ chặt chẽ với mức độ giàu nghèo của từng gia đình trình độ học vấn của lao động DTTS rất thấp Điều này phần nào lý giải vì sao vùng đồng bào DTTS vẫn là “lõi nghèo” của cả nước, dù những năm qua đã được thụ hưởng rất nhiều chính sách giảm nghèo Cùng với hạn chế về giáo dục phổ thông, đại đa số lao động DTTS không có trình độ chuyên môn kỹ thuật Mặc dù nhiều năm này, chỉ tiêu “lao động qua đào tạo” luôn được đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nhưng việc đào tạo chủ yếu ngắn hạn (dưới 3 tháng) Trong khi đó, mức đầu tiên để tính trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động là “sơ cấp” (3 tháng trở lên, có văn bằng, chứng chỉ) Trước những thách thức về thị trường, việc làm… trong thời đại 4.0, có ý kiến cho rằng, chỉ tiêu “lao động qua đào tạo” một cách chung chung đã hết thời kỳ lịch sử; việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho lao động, nhất là lao động DTTS, phải được tiếp cận ở góc độ khác phù hợp hơn Bảng 4.7 Đánh giá của người dân về trình độ học vấn STT Nội dung 1 Bản Cảm (n=20) 2 Khuổi Trà (n=20) Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.7 cho thấy, có 5 ý kiến người dân (chiếm 25,00%) ở Bản Cảm, 52 7 ý kiến của người dân (chiếm 35,00%) ở Khuổi Trà cho rằng trình độ học vấn của người dân ảnh ít đối với sự hài lòng khi cận Nghị quyết 42/NQ-CP của thủ tướng chính phủ Có 12 ý kiến người dân (chiếm 60,00%) ở Bản Cảm, 8 ý kiến của người dân (chiếm 40,00%) ở Khuổi Trà cho rằng trình độ học vấn của người dân ảnh nhiều đối với sự hài lòng khi cận Nghị quyết 42/NQ-CP của thủ tướng chính phủ Thực tế hiện nay, về giáo dục trên địa bàn xã Cổ Linh tương đối tốt Năm 2019 có 235 học sinh học THCS, có 490 học sinh học tiểu học và mầm non có 362 cháu Nhưng những người chủ gia đình, thường chỉ biết đọc, biết viết chữ chứ không được đào tạo bài bản, nên gặp khó khăn khi tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP của thủ tướng chính phủ 4.3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-2019 4.3.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ cho người dân Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển vùng DTTS đến nay tương đối toàn diện, nhất là chính sách xã hội và ngày càng được cụ thể, chi tiết hoá để làm tăng tính phù hợp, hiệu lực, hiệu quả Quy trình xây dựng chính sách đã từng bước bảo đảm những nguyên tắc đề ra, có tính khoa học và tính phối hợp cao hơn Tuy nhiên, cơ sở thông tin, nghiên cứu, dự báo chuẩn bị cho xây dựng chính sách từng bước được đầy đủ hơn Trong quá trình này, cấp địa phương, đặc biệt là người dân đã được tham gia vào quá trình tư vấn chính sách, đề đạt nguyện vọng nhu cầu phát triển, mặc dù việc kết nối kết quả chưa được nhiều Việc thẩm định, tư vấn về các chính sách, chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội do các bộ, ngành xây dựng và quản lý đã có những tiến bộ nhất định Việc kiểm tra, đánh giá, giám sát thực hiện chính sách dân tộc được tiến hành ở các cấp địa phương và trung ương theo thẩm quyền đã giúp quá trình điều chỉnh chính sách kịp thời Phần lớn các văn bản hết hiệu lực là các quyết định chính sách về xã hội và chính sách DTTS thực hiện theo giai đoạn 05 năm, theo mục tiêu kế hoạch 05 năm Riêng 05 quyết định và nghị quyết 53 về phát triển vùng đến nay cơ bản đã hết hiệu lực, ngoại trừ Nghị quyết 30a còn tiếp tục được kéo dài do mới bắt đầu thực hiện được 03 năm Thúc đẩy xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hàng hóa vùng cao nhằm đưa các sản phẩm này ra thị trường rộng rãi hơn, làm tăng giá trị hàng hóa bằng việc kết nối và làm giàu, kết tinh giá trị văn hóa trong mỗi sản phẩm Sự đa dạng các nhóm dân tộc ở vùng núi phía Bắc là một lợi thế so sánh khi phát triển thị trường hàng hóa với những sắc thái văn hóa đặc trưng Trên thực tế, các địa phương chưa thể sử dụng nguồn lực trên có hiệu quả vì không đủ “tầm” vươn lên trong một lĩnh vực mới đòi hỏi rất nhiều yếu tố Sự hỗ trợ và chỉ đạo của Bộ Công thương đối với hoạt động này rất mờ nhạt, bên cạnh đó nguồn tài chính ít ỏi đó lại bị chia tách nên khó có thể thực hiện được nhiệm vụ lớn hơn 4.3.2 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức xã Cổ Linh Nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc, phục vụ nhân dân của cán bộ công chức xã Cổ Linh Hơn nữa cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát thường xuyên hoặc đột xuất Từ đó, phát hiện, kiểm điểm hoặc xử phạt những hành vi thiếu trách nhiệm hoặc có thái độ không đúng của cán bộ công chức liên quan đến việc tổng hợp hồ sơ các đối tượng được hỗ trợ khó khăn do đại dịch Covid-2019, với người thực hiện công tác chi trả tiền hỗ trợ cho người dân Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, điều này góp phần làm cho việc giải thích, hướng dẫn thủ tục, hồ sơ rõ ràng, đầy đủ cho người sử dụng thấy hài lòng hơn Mặt khác, tăng cường tổ chức những đợt tập huấn định kỳ cho các công chức, viên chức làm công tác tiếp nhận và trả hồ sơ về kỹ năng giao tiếp, cập nhật thường xuyên các quy định mới, phân tích những trường hợp đặc biệt hoặc những trường hợp có thể phát sinh trong quá trình hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-2019 4.3.3 Nâng cao nhận thức và trình độ hiểu biết của người dân UBND huyện cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân 54 trong việc tham gia cùng Nhà nước thực hiện các chính sách có hiệu quả; chủ động, sáng tạo tìm ra các giải pháp huy động nguồn lực trong cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các nhà tài trợ để giúp đỡ và ủng hộ đồng bào nghèo Đồng thời, các cấp chính quyền trên địa bàn huyện cũng cần tuyên truyền, vận động, khơi dậy ý chí tự lực tự cường trong nhân dân và cộng đồng tham gia tích cực vào Chương trình Người dân có thể đóng góp bằng tiền, hiện vật hay công lao động Việc tăng cường hình thức để người dân tự làm các công trình ở cấp xã, thôn, bản sẽ là hình thức tốt nhất để huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư Vùng dân tộc và miền núi là những nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là tiềm năng khoáng sản, lâm sản, tài nguyên du lịch tự nhiên, với những phong tục, tập quán đa dạng của đồng bào các dân tộc góp phần làm phong phú tài nguyên du lịch nhân văn Do đó HNQT góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của vùng Hội nhập đã tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trao đổi, học tập, tiếp thu những giá trị, tinh hoa của nhau để làm phong phú cho nền văn hóa của dân tộc mình, đồng thời đẩy mạnh tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc Đây cũng là trở ngại ảnh hưởng đến khả năng cập nhật và tiếp cận các chế độ chính sách, văn bản pháp luật, cập nhật thông tin trước sự thay đổi của các văn bản còn chậm Trình độ hiểu biết pháp luật của người dân có hạn Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và luật đất đai nói riêng chưa được họ tiếp thu nhanh và đúng Nâng cao nhận thức về hội nhập quốc phòng, an ninh nhất là đối với đồng bào dân tộc Chủ động và tích cực triển khai tốt chính sách dân tộc và tôn giáo, xoá đói giảm nghèo, khắc phục khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người Nâng cao nhận thức về hội nhập văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác: Tăng cường giáo dục cho đồng bào dân tộc, nhất là thanh niên DTTS biết trân trọng, gìn giữ, phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, kết hợp hội nhập với hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội Tăng cường phổ biến, tuyên truyền và tiếp thu những mô hình phát triển văn hóa, xã hội thành công trên thế giới cho đồng bào 55 Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập Nhu cầu hội nhập quốc tế để được học hỏi, trao đổi nâng cao trình độ, năng lực là chính đáng, nhưng việc hội nhập, giao lưu, học hỏi của cán bộ, đồng bào DTTS đang còn hạn chế, thiếu sự định hướng, quản lý của các cơ quan, tổ chức Điều này làm nảy sinh và lây lan những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài trong đồng bào DTTS Việt Nam, đặc biệt là về đạo đức, lối sống Để thực hiện có hiệu quả đào tạo nâng cao năng lực kiến thức về hội nhập, các cơ sở đào tạo cán bộ quản lý của các địa phương và Trung ương cần đổi mới và thường xuyên cập nhật kiến thức mới về hội nhập, có tài liệu đào tạo bồi dưỡng về hội nhập quốc tế Tại các địa phương, tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm được tăng cường, phong trào tương trợ, góp sức giúp đỡ các hộ dân tộc thiểu số nghèo được phát huy, tinh thần dân chủ ở cơ sở được đẩy mạnh Điển hình thể hiện ở công tác bình xét các hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ, chính quyền địa phương kết hợp với các đoàn thể cơ sở và nhân dân đã tiến hành bình chọn công khai, rõ ràng và công bằng đối với tất cả các hộ Điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số theo đó ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp việc nâng cao giá trị, hiệu quả của nông lâm sản và doanh nghiệp kinh doanh nông sản, trước hết về giao thông, thủy lợi, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nông nghiệp Quan tâm hơn phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, nhất là xuất khẩu nông sản sang nước bạn Trung Quốc như: chợ trung tâm cụm xã, chợ nông thôn, kho lạnh, kho ngoại quan, hệ thống thông tin liên lạc… 56 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN 1 Thực trạng thực hiện nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-2019 trên địa bàn xã Cổ Linh như sau: Đợt 1 có tổng 2718 người dân được hỗ trợ (01 người có công với cách mạng, 78 người trong diện là đối tượng bảo trợ xã hội, 1.990 người là hộ nghèo và 649 người cận nghèo Với tổng số tiền được hỗ trợ là 2.097.750.000 đồng (hỗ trợ người có công và đối tượng bảo trợ xã hội là 1.500.000 đồng/người, hỗ trợ hộ nghèo và hộ cận nghèo là 750.000 đồng/người) Phần lớn người dân đều hài lòng khi được nhà nước hỗ trợ trong đại dịch Covid – 19 2 Các yếu tố ảnh hưởng yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về việc thực hiện hiện nghị quyết cho thấy có yếu tố địa hình (người dân trên địa bàn xã Cổ Linh chủ yếu là người dân tộc ít người, ở cách xa nhau, nên việc di chuyển, đi lại cũng gặp rất nhiều khó khăn) và yếu tố giao tiếp (là người dân tộc ít người nên tỷ lệ người biết chữ thấp nên khi đọc Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ thường không hiểu hết được nội dung); Yếu tố trình độ học vấn (người dân ở xã Cổ Linh thường chỉ biết đọc, biết viết chữ chứ không được đào tạo bài bản, nên gặp khó khăn khi tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP của thủ tướng chính phủ) 3 Để nâng cao hiệu quả của việc hỗ trợ người dân trong đại dịch Covid – 19 nói chung và để phát triển kinh tế xã hội ở xã Cổ Linh cần đồng bộ thực hiện các giải pháp như sau: Giải pháp về cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ cho người dân; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức xã Cổ Linh; Nâng cao nhận thức và trình độ hiểu biết của người dân 5.2 KIẾN NGHỊ UBND huyện Pác Nặm và các cơ quan chức năng liên quan cần xác định đúng đối tượng hỗ trợ, bảo đảm công khai, minh bạch, không để tiêu cực, trục lợi chính sách, phát sinh tiêu cực, khiếu kiện, khiếu nại Để các khoản tiền hỗ trợ 57 phải đến người lao động Nhà nước cần hỗ trợ theo nguyên tắc chia sẻ cả người lao động, người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và nhà nước cùng chia sẻ để bảo đảm mức sống cơ bản tối thiểu, trong đó Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, phân bổ phù hợp với ngân sách Trung ương và địa phương./ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO Chính phủ (2019) nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-2019 Nguyễn Thị Phương Anh (2015) - Nghiên cứu về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công về lĩnh vực đất đai tại UBND huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh UBND xã Cổ Linh (2019) Báo cáo phát triển kinh tế xã hội năm 2019, định hướng năm 2020 UBND xã Cổ Linh (2018) Báo cáo kết qủa triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2018 UBND tỉnh Lai Châu (2020) Quyết định 771/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 về việc bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19; UBND tỉnh Lai Châu (2020) Quyết định số 767/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 về việc phê duyệt số lượng hỗ trợ người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; UBND tỉnh Lai Châu (2020) Quyết định số 772/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 về việc sử dụng Quỹ dự trữ tài chính và cấp bổ sung kinh phí cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để thực hiện hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (đợt 1); UBND tỉnh Lai Châu (2020) Công văn số 2380/UBND-VXVN ngày 01/5/2020 về việc triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; UBND huyện Pác Nặm (2020) Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 08/5/2020 triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 59 ... NGHIỆP ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/ NQ-CP VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID- 2019 TRÊN ĐỊA BÀN Xà CỔ LINH HUYỆN PÁC NẶM... QUYẾT 42/ NQ-CP VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID2 019 4.1.1 Đối tượng hỗ trợ đại dịch covid- 2019 Thực nghị 42/ NQ-CP biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn đại dịch covid- 2019. .. nghiên cứu hài lòng người dân biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn đại dịch Covid - 2019 Nghiên cứu hài lòng người dân biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn đại dịch Covid – 2019 giúp đáp