PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN
DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-2019
4.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ cho người dân
Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển vùng DTTS đến nay tương đối toàn diện, nhất là chính sách xã hội và ngày càng được cụ thể, chi tiết hoá để làm tăng tính phù hợp, hiệu lực, hiệu quả. Quy trình xây dựng chính sách đã từng bước bảo đảm những nguyên tắc đề ra, có tính khoa học và tính phối hợp cao hơn. Tuy nhiên, cơ sở thông tin, nghiên cứu, dự báo chuẩn bị cho xây dựng chính sách từng bước được đầy đủ hơn. Trong quá trình này, cấp địa phương, đặc biệt là người dân đã được tham gia vào quá trình tư vấn chính sách, đề đạt nguyện vọng nhu cầu phát triển, mặc dù việc kết nối kết quả chưa được nhiều.
Việc thẩm định, tư vấn về các chính sách, chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội do các bộ, ngành xây dựng và quản lý đã có những tiến bộ nhất định. Việc kiểm tra, đánh giá, giám sát thực hiện chính sách dân tộc được tiến hành ở các cấp địa phương và trung ương theo thẩm quyền đã giúp quá trình điều chỉnh chính sách kịp thời. Phần lớn các văn bản hết hiệu lực là các quyết định chính sách về xã hội và chính sách DTTS thực hiện theo giai đoạn 05 năm, theo mục tiêu kế hoạch 05 năm. Riêng 05 quyết định và nghị quyết
về phát triển vùng đến nay cơ bản đã hết hiệu lực, ngoại trừ Nghị quyết 30a còn tiếp tục được kéo dài do mới bắt đầu thực hiện được 03 năm.
Thúc đẩy xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hàng hóa vùng cao nhằm đưa các sản phẩm này ra thị trường rộng rãi hơn, làm tăng giá trị hàng hóa bằng việc kết nối và làm giàu, kết tinh giá trị văn hóa trong mỗi sản phẩm. Sự đa dạng các nhóm dân tộc ở vùng núi phía Bắc là một lợi thế so sánh khi phát triển thị trường hàng hóa với những sắc thái văn hóa đặc trưng. Trên thực tế, các địa phương chưa thể sử dụng nguồn lực trên có hiệu quả vì không đủ “tầm” vươn lên trong một lĩnh vực mới đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Sự hỗ trợ và chỉ đạo của Bộ Công thương đối với hoạt động này rất mờ nhạt, bên cạnh đó nguồn tài chính ít ỏi đó lại bị chia tách nên khó có thể thực hiện được nhiệm vụ lớn hơn.
4.3.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cánbộ công chức xã Cổ Linh bộ công chức xã Cổ Linh
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc, phục vụ nhân dân của cán bộ công chức xã Cổ Linh. Hơn nữa cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát thường xuyên hoặc đột xuất. Từ đó, phát hiện, kiểm điểm hoặc xử phạt những hành vi thiếu trách nhiệm hoặc có thái độ không đúng của cán bộ công chức liên quan đến việc tổng hợp hồ sơ các đối tượng được hỗ trợ khó khăn do đại dịch Covid-2019, với người thực hiện công tác chi trả tiền hỗ trợ cho người dân. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, điều này góp phần làm cho việc giải thích, hướng dẫn thủ tục, hồ sơ rõ ràng, đầy đủ cho người sử dụng thấy hài lòng hơn.
Mặt khác, tăng cường tổ chức những đợt tập huấn định kỳ cho các công chức, viên chức làm công tác tiếp nhận và trả hồ sơ về kỹ năng giao tiếp, cập nhật thường xuyên các quy định mới, phân tích những trường hợp đặc biệt hoặc những trường hợp có thể phát sinh trong quá trình hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-2019.
4.3.3. Nâng cao nhận thức và trình độ hiểu biết của người dân
trong việc tham gia cùng Nhà nước thực hiện các chính sách có hiệu quả; chủ động, sáng tạo tìm ra các giải pháp huy động nguồn lực trong cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các nhà tài trợ để giúp đỡ và ủng hộ đồng bào nghèo. Đồng thời, các cấp chính quyền trên địa bàn huyện cũng cần tuyên truyền, vận động, khơi dậy ý chí tự lực tự cường trong nhân dân và cộng đồng tham gia tích cực vào Chương trình. Người dân có thể đóng góp bằng tiền, hiện vật hay công lao động. Việc tăng cường hình thức để người dân tự làm các công trình ở cấp xã, thôn, bản sẽ là hình thức tốt nhất để huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư.
Vùng dân tộc và miền núi là những nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là tiềm năng khoáng sản, lâm sản, tài nguyên du lịch tự nhiên, với những phong tục, tập quán đa dạng của đồng bào các dân tộc góp phần làm phong phú tài nguyên du lịch nhân văn. Do đó HNQT góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của vùng. Hội nhập đã tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trao đổi, học tập, tiếp thu những giá trị, tinh hoa của nhau để làm phong phú cho nền văn hóa của dân tộc mình, đồng thời đẩy mạnh tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc. Đây cũng là trở ngại ảnh hưởng đến khả năng cập nhật và tiếp cận các chế độ chính sách, văn bản pháp luật, cập nhật thông tin trước sự thay đổi của các văn bản còn chậm. Trình độ hiểu biết pháp luật của người dân có hạn. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và luật đất đai nói riêng chưa được họ tiếp thu nhanh và đúng.
Nâng cao nhận thức về hội nhập quốc phòng, an ninh nhất là đối với đồng bào dân tộc. Chủ động và tích cực triển khai tốt chính sách dân tộc và tôn giáo, xoá đói giảm nghèo, khắc phục khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Nâng cao nhận thức về hội nhập văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác: Tăng cường giáo dục cho đồng bào dân tộc, nhất là thanh niên DTTS biết trân trọng, gìn giữ, phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, kết hợp hội nhập với hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền và tiếp thu những mô hình phát triển văn hóa, xã hội thành công trên thế giới cho đồng bào.
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. Nhu cầu hội nhập quốc tế để được học hỏi, trao đổi nâng cao trình độ, năng lực là chính đáng, nhưng việc hội nhập, giao lưu, học hỏi của cán bộ, đồng bào DTTS đang còn hạn chế, thiếu sự định hướng, quản lý của các cơ quan, tổ chức. Điều này làm nảy sinh và lây lan những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài trong đồng bào DTTS Việt Nam, đặc biệt là về đạo đức, lối sống. Để thực hiện có hiệu quả đào tạo nâng cao năng lực kiến thức về hội nhập, các cơ sở đào tạo cán bộ quản lý của các địa phương và Trung ương cần đổi mới và thường xuyên cập nhật kiến thức mới về hội nhập, có tài liệu đào tạo bồi dưỡng về hội nhập quốc tế.
Tại các địa phương, tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm được tăng cường, phong trào tương trợ, góp sức giúp đỡ các hộ dân tộc thiểu số nghèo được phát huy, tinh thần dân chủ ở cơ sở được đẩy mạnh. Điển hình thể hiện ở công tác bình xét các hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ, chính quyền địa phương kết hợp với các đoàn thể cơ sở và nhân dân đã tiến hành bình chọn công khai, rõ ràng và công bằng đối với tất cả các hộ. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số theo đó ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp việc nâng cao giá trị, hiệu quả của nông lâm sản và doanh nghiệp kinh doanh nông sản, trước hết về giao thông, thủy lợi, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nông nghiệp. Quan tâm hơn phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, nhất là xuất khẩu nông sản sang nước bạn Trung Quốc như: chợ trung tâm cụm xã, chợ nông thôn, kho lạnh, kho ngoại quan, hệ thống thông tin liên lạc…