CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về việc thực hiện nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid 2019 trên địa bàn xã cổ linh huyện pác nặm (Trang 58 - 63)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀ

LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

4.2.1. Yếu tố địa hình

Địa bàn thực hiện của chương trình hỗ trợ tiền do đại dịch Covid - 19 là rất lớn và trải rộng khắp tất cả các xã trong huyện nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức thực hiện chương trình, đặc biệt là vấn đề bình xét đối

tượng thụ hưởng, vấn đề hỗ trợ nhà ở và nước sinh hoạt. Đồng bào trong diện được hỗ trợ nằm rải rác ở khắp các xã nên việc bình xét đối tượng nếu không thống nhất, không chính xác và công khai sẽ dẫn đến mất công bằng giữa các xã, sẽ có những hộ gia đình nghèo nếu ở xã này thì được hỗ trợ nhưng ở xã khác lại sẽ không được hỗ trợ do tiêu chuẩn khắt khe hơn. Mặt khác, đồng bào dân tộc thường sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm. Chính vì vậy, để có thể thực hiện chương trình một cách hiệu quả, cần có sự nỗ lực cố gắng của cấp huyện và cấp xã, của cộng đồng và của chính những người được thụ hưởng. Bên cạnh việc địa bàn dàn trải thì vấn đề phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt và canh tác của đồng bào cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình. Chính sách hỗ trợ là chung trên cả nước, nhưng đối với mỗi xã, mỗi dân tộc phải có sự điều chỉnh hợp lý, phù hợp với đồng bào ở các vùng khác nhau.

Xã Cổ Linh có diện tích lớn, nhiều núi cao, khe sâu chia cắt phức tạp nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ.

Từ bảng 4.5 cho thấy, có 4 ý kiến người dân (chiếm 20,00%) ở Bản Cảm, 7 ý kiến của người dân (chiếm 35,00%) ở Khuổi Trà đánh giá yếu tố địa hình ảnh hưởng nhiều. Có 11 ý kiến của người dân(chiếm 55,00%) ở Bản Cảm và 9 ý kiến (chiếm 45%) ở Khuổi Trà cho rằng yếu tố địa hình ảnh hưởng đến việc nhận hỗ trợ từ Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ. Thực tế, người dân trên địa bàn xã Cổ Linh chủ yếu là người dân tộc ít người, ở cách xa nhau, nên việc di chuyển, đi lại cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Bảng 4.5. Đánh giá của người dân về yếu tố địa hình

STT

Nội dung

1 Bản Cảm (n=20)

2 Khuổi Trà (n=20)

Có 5 ý kiến người dân (chiếm 25,00%) ở Bản Cảm, 4 ý kiến của người dân (chiếm 20,00%) ở Khuổi Trà cho rằng yếu tố địa hình không ảnh hưởng đến việc nhận hỗ trợ của Chính phủ. Những người dân đánh giá không ảnh hưởng là do gần nhà văn hóa, gần đường và có phương tiện di chuyển.

4.2.2. Yếu tố giao tiếp

Trên địa bàn xã Cổ Linh chủ yếu là người dân tộc Sán Chỉ, Tày, Mông, Dao. Người dân ở đây chủ yếu giao tiếp bằng tiếng dân tộc.

Bảng 4.6. Đánh giá của người dân về yếu tố giao tiếp

STT

Nội dung

1 Bản Cảm (n=20)

2 Khuổi Trà (n=20)

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.6 cho thấy, có 4 ý kiến người dân (chiếm 20,00%) ở Bản Cảm, cũng có 4 ý kiến của người dân (chiếm 20,00%) ở Khuổi Trà cho rằng yếu tố giao tiếp ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ. Có 9 ý kiến(chiếm 45%) ở Bản Cảm và có 5 ý kiến(chiếm 25%) cho rằng yếu tố giao tiếp ảnh hưởng đến việc tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP. Thực tế, người dân trên địa bàn xã Cổ Linh là người dân tộc ít người (Sán Chỉ, Tày, Mông, Dao) thường giao tiếp bằng tiếng dân tộc mình, một số ít người biết tiếng Kinh (ngôn ngữ phổ thông ở nước ta). Vì vậy, nên tỷ lệ người biết chữ thấp nên khi đọc Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ thường không hiểu hết được nội dung. Vì vậy, phần lớn người dân ở xã Cổ Linh nghe thông tin, tin tức qua già làng, trưởng bản, cán bộ xã, thôn.

Có 3 ý kiến người dân (chiếm 15,00%) ở Bản Cảm, 4 ý kiến của người dân (chiếm 20,00%) ở Khuổi Trà cho rằng yếu tố giao tiếp ảnh hưởng ít đến việc tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ. Vì họ cho rằng, họ tin tưởng vào

già làng, trưởng bản, cán bộ xã, thôn. Những người này luôn mang lại lợi ích cho họ, nên việc họ có hiểu hết được Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ cũng không quan trọng.

4.2.3. Yếu tố trình độ học vấn

Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lòng của người dân khi tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP của thủ tướng chính phủ. Lâu nay, một thói quen trong suy nghĩ của rất nhiều lao động DTTS, là chỉ cần có sức khỏe, có đất sản xuất, có vốn… là có sinh kế ổn định; học vấn không mấy quan trọng. Nhưng thực tế, trình độ học vấn có mối liên hệ chặt chẽ với mức độ giàu nghèo của từng gia đình. trình độ học vấn của lao động DTTS rất thấp. Điều này phần nào lý giải vì sao vùng đồng bào DTTS vẫn là “lõi nghèo” của cả nước, dù những năm qua đã được thụ hưởng rất nhiều chính sách giảm nghèo. Cùng với hạn chế về giáo dục phổ thông, đại đa số lao động DTTS không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Mặc dù nhiều năm này, chỉ tiêu “lao động qua đào tạo” luôn được đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nhưng việc đào tạo chủ yếu ngắn hạn (dưới 3 tháng). Trong khi đó, mức đầu tiên để tính trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động là “sơ cấp” (3 tháng trở lên, có văn bằng, chứng chỉ).

Trước những thách thức về thị trường, việc làm… trong thời đại 4.0, có ý kiến cho rằng, chỉ tiêu “lao động qua đào tạo” một cách chung chung đã hết thời kỳ lịch sử; việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho lao động, nhất là lao động DTTS, phải được tiếp cận ở góc độ khác phù hợp hơn.

Bảng 4.7. Đánh giá của người dân về trình độ học vấn

STT Nội dung

1 Bản Cảm (n=20)

2 Khuổi Trà (n=20)

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.7 cho thấy, có 5 ý kiến người dân (chiếm 25,00%) ở Bản Cảm,

7 ý kiến của người dân (chiếm 35,00%) ở Khuổi Trà cho rằng trình độ học vấn của người dân ảnh ít đối với sự hài lòng khi cận Nghị quyết 42/NQ-CP của thủ tướng chính phủ. Có 12 ý kiến người dân (chiếm 60,00%) ở Bản Cảm, 8 ý kiến của người dân (chiếm 40,00%) ở Khuổi Trà cho rằng trình độ học vấn của người dân ảnh nhiều đối với sự hài lòng khi cận Nghị quyết 42/NQ-CP của thủ tướng chính phủ.

Thực tế hiện nay, về giáo dục trên địa bàn xã Cổ Linh tương đối tốt. Năm 2019 có 235 học sinh học THCS, có 490 học sinh học tiểu học và mầm non có 362 cháu. Nhưng những người chủ gia đình, thường chỉ biết đọc, biết viết chữ chứ không được đào tạo bài bản, nên gặp khó khăn khi tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP của thủ tướng chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về việc thực hiện nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid 2019 trên địa bàn xã cổ linh huyện pác nặm (Trang 58 - 63)