Giải pháp về cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ cho người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về việc thực hiện nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid 2019 trên địa bàn xã cổ linh huyện pác nặm (Trang 63 - 64)

Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển vùng DTTS đến nay tương đối toàn diện, nhất là chính sách xã hội và ngày càng được cụ thể, chi tiết hoá để làm tăng tính phù hợp, hiệu lực, hiệu quả. Quy trình xây dựng chính sách đã từng bước bảo đảm những nguyên tắc đề ra, có tính khoa học và tính phối hợp cao hơn. Tuy nhiên, cơ sở thông tin, nghiên cứu, dự báo chuẩn bị cho xây dựng chính sách từng bước được đầy đủ hơn. Trong quá trình này, cấp địa phương, đặc biệt là người dân đã được tham gia vào quá trình tư vấn chính sách, đề đạt nguyện vọng nhu cầu phát triển, mặc dù việc kết nối kết quả chưa được nhiều.

Việc thẩm định, tư vấn về các chính sách, chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội do các bộ, ngành xây dựng và quản lý đã có những tiến bộ nhất định. Việc kiểm tra, đánh giá, giám sát thực hiện chính sách dân tộc được tiến hành ở các cấp địa phương và trung ương theo thẩm quyền đã giúp quá trình điều chỉnh chính sách kịp thời. Phần lớn các văn bản hết hiệu lực là các quyết định chính sách về xã hội và chính sách DTTS thực hiện theo giai đoạn 05 năm, theo mục tiêu kế hoạch 05 năm. Riêng 05 quyết định và nghị quyết

về phát triển vùng đến nay cơ bản đã hết hiệu lực, ngoại trừ Nghị quyết 30a còn tiếp tục được kéo dài do mới bắt đầu thực hiện được 03 năm.

Thúc đẩy xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hàng hóa vùng cao nhằm đưa các sản phẩm này ra thị trường rộng rãi hơn, làm tăng giá trị hàng hóa bằng việc kết nối và làm giàu, kết tinh giá trị văn hóa trong mỗi sản phẩm. Sự đa dạng các nhóm dân tộc ở vùng núi phía Bắc là một lợi thế so sánh khi phát triển thị trường hàng hóa với những sắc thái văn hóa đặc trưng. Trên thực tế, các địa phương chưa thể sử dụng nguồn lực trên có hiệu quả vì không đủ “tầm” vươn lên trong một lĩnh vực mới đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Sự hỗ trợ và chỉ đạo của Bộ Công thương đối với hoạt động này rất mờ nhạt, bên cạnh đó nguồn tài chính ít ỏi đó lại bị chia tách nên khó có thể thực hiện được nhiệm vụ lớn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về việc thực hiện nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid 2019 trên địa bàn xã cổ linh huyện pác nặm (Trang 63 - 64)