Đối tượng được hỗ trợ do đại dịch covid-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về việc thực hiện nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid 2019 trên địa bàn xã cổ linh huyện pác nặm (Trang 44 - 51)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/NQ-CP VỀ CÁC BIỆN

4.1.1. Đối tượng được hỗ trợ do đại dịch covid-2019

Thực hiện nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-2019. Nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống của nhân dân, người lao động cả nước, góp phần ổn định xã hội, Chính phủ quyết nghị thực hiện một số biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 như sau:

-Hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; hỗ trợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch.

-Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động.

-Việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 02 chính sách trở lên tại Nghị quyết này thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.

-Ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách tại Nghị quyết này.

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương trên 50% tự bảo đảm kinh phí thực hiện. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc: 70% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên; 50% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên); 30% mức thực chi theo quy định tại Nghị

quyết này đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.

Để tổ chức triển khai Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, người dân gặp khó khăn, bị giảm sâu thu nhập do đại dịch Covid-19 gây ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với chức năng, nhiệm vụ được phân công đã tham mưu cho UBND ban hành một số văn bản, gồm: Quyết định 742/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19;

Quyết định 771/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 về việc bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19;

Quyết định số 767/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 về việc phê duyệt số lượng hỗ trợ người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;

Quyết định số 772/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 về việc sử dụng Quỹ dự trữ tài chính và cấp bổ sung kinh phí cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để thực hiện hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (đợt 1);

Công văn số 2380/UBND-VXVN ngày 01/5/2020 về việc triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;

Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 08/5/2020 triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bắc

Kạn. Cụ thể các đối tượng được hưởng hỗ trợ do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:

- Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (nhóm đầu tiên theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và quy định tại Chương I của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg). Mức hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ theo thực tế, tính từ ngày 01/4 đến hết ngày 30/6/2020.

- Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động (nhóm thứ 2 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và quy định tại Chương VI của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg).

- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/4/2020 (nhóm thứ 3 theo Nghị quyết số 42/NQ- CP và quy định tại Chương II của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg). Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng, thời gian hỗ trợ theo thời gian tạm ngừng kinh doanh thực tế, tính từ ngày 01/4/2020 nhưng tối đa không quá 3 tháng.

- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (nhóm thứ 4 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và quy định tại Chương III, Chương IV của Quyết định số 15/2020/QĐ- TTg). Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ tính từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc tối đa không quá 3 tháng.

- Người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt tính đến 31/12/2019 (nhóm thứ 5, 6, 7 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và quy định tại Chương V của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg). Mức hỗ trợ người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội là 500.000 đồng/người/tháng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo là 250.000 đồng/người/tháng; thời gian hỗ trợ 3 tháng kể từ tháng 4 - 6/2020; thực hiện chi trả 1 lần.

Để có thể thực hiện chương trình một cách tốt nhất, việc huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể cũng hết sức quan trọng. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể các cấp tuyên truyền, giải thích rõ về mục đích của Chương trình đến tận người dân và được nhân dân nhiệt tỉnh hưởng ứng.

4.1.1.1. Kết quả hỗ trợ đại dịch Covid-19 trên địa bàn xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm như sau:

+ Đợt 1.

UBND xã Cổ Linh đã chỉ đạo bộ phận VHXH phối hợp cùng các thôn triển khai rà soát, lập danh sách các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, Người có công, đối tượng BTXH hưởng trợ cấp hàng tháng về trình UBND huyện phê duyệt hỗ trợ, kết quả như sau:

Bảng 4.1. Đối tượng trong diện hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-2019 đợt 1 ở xã Cổ Linh STT Đối tượng 1 Người có công 2 Bảo trợ xã hội 3 Hộ nghèo 4 Cận nghèo Tổng

Nguồn: UBND xã Cổ Linh (2020)

Từ bảng 4.1 cho thấy, các đối tượng được hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-2019 đợt 1 ở xã Cổ Linh ở xã Cổ Linh như sau: Người có công với cách mạng có 01 người (chiếm 0,04%), có 78 người trong diện là đối tượng bảo trợ xã hội (chiếm 2,87%), có 1.990 người là hộ nghèo (chiếm 73,22%) và 649 người cận nghèo (chiếm 23,88%). Xã Cổ Linh là một xã đặc biệt khó khăn, người dân chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp, nên số hộ nghèo trong xã chiếm tỷ lệ cao (khoảng 60,00% là hộ nghèo).

Nhìn chung, theo Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19 được hỗ trợ ở đợt 1 đã theo quy định của Nhà nước.

+ Đợt 2

Sau khi UBND huyện Pác Nặm ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 19/5/2020 về việc triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Pác Nặm, UBND xã Cổ Linh đã tiến hành triển khai kế hoạch đến 12/12 thôn bản để người dân nắm được nội dung, đối tượng, điều kiện và mức hỗ trợ. Tính đến hôm nay ngày 13/7/2020, kết quả rà soát hỗ trợ covid đợt 2 cụ thể như sau:

+ Đối tượng người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động không hưởng lương: Không có.

+ Đối tượng người sử dụng lao động vay vốn để trả lương: Không có

+ Đối tượng hộ kinh doanh: 01 hộ có đăng ký thuế dưới 100 triệu đồng (bán nước giải khát, rượu bia, phân bón và hàng tạp hóa khác) xã đã niêm yết danh sách, họp thống nhất biên bản và hiện đã gửi công văn đề nghị thẩm định đến cơ quan thuế huyện Pác Nặm.

+ Đối tượng người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Không có.

+ Đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm: Không có.

4.1.1.2. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thực hiện nghị quyết 42/NQ- CP

Bất cứ một chủ trương, chính sách nào nếu được lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ thì đều dễ dàng đạt được kết quả tốt: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, vấn đề này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn như là kim chỉ nam cho mọi hành động, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước. Chương trình hỗ trợ tiền do đại dịch Covid - 19 cũng vậy,

khi nhân dân đồng lòng, nhất trí, hiểu được ý nghĩa của Chương trình, mỗi người sẽ tự nguyện đóng góp một phần công sức, của cải của mình, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách. Còn không, khi người dân chưa hiểu rõ, chưa đồng tình thì dù cán bộ có giỏi đến đâu cũng không giải quyết được.Vì vậy, để người dân ủng hộ, không có cách nào khác là phải tuyên truyền, vận động để bà con hiểu mục tiêu và chủ trương của Nhà nước, đồng thời chính quyền địa phương và cán bộ phải là người đi tiên phong trong nỗ lực thực hiện Chương trình.

Các chủ trương, chính sách của Nhà nước nói chung và Chương trình hỗ trợ người dân do đại dịch Covid - 19 nói riêng, việc hoạch định là do các bộ, ngành, cơ quan Trung ương nhưng việc thực hiện, cụ thể hóa lại do địa phương. Do đó năng lực của địa phương có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của Chương trình, nếu địa phương tổ chức thực hiện tốt, chủ động, linh hoạt, sáng tạo Chương trình sẽ hỗ trợ đúng đối tượng, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và đạt được hiệu quả cao. Còn ngược lại, khi năng lực của địa phương hạn chế, thụ động, kém linh hoạt, chỉ trông chờ vào cấp trên thì mặc dù mục tiêu Chương trình là rất tốt, chủ trương là hết sức đúng đắn nhưng vẫn không làm thoả mãn được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Đối với Chương trình hỗ trợ người dân do đại dịch Covid - 19, là Chương trình mà nhà nước hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ dân, thì năng lực của chính quyền địa phương lại càng quan trọng. Chính quyền địa phương là người chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chương trình, từ việc công bố các tiêu chuẩn, lập và phê duyệt đề án trình lên cấp trên cho đến việc thành lập ban chỉ đạo Chương trình của địa phương mình.

Để đánh giá mức độ hài lòng của người dân về đối tượng được hỗ trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP, tác giả tiến hành điều tra 40 người dân được hưởng hỗ trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP ở Bản Cảm và Khuổi Trà trên địa bàn xã Cổ Linh cho kết quả như sau:

Bảng 4.2. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về việc thực hiện nghị quyết 42/NQ-CP STT Nội dung 1 Rất hài lòng 2 Hài lòng 3 Trung bình 4 Chưa hài lòng

Từ bảng 4.2 cho thấy, có 4 người dân (chiếm 20,00%) ở Bản Cảm và 4 người dân (chiếm 20,00%) ở Khuổi Trà đánh giá rất hài lòng về xác định các đối tượng được hỗ trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP. Có 13 người dân (chiếm 65,00%)

ởBản Cảm và 9 người dân (chiếm 45,00%) ở Khuổi Trà đánh giá hài lòng về xác định các đối tượng được hỗ trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP. Tuy nhiên, còn có 1 người dân (chiếm 5,00%) ở Bản Cảm và 1 người dân (chiếm 5,00%) ở Khuổi Trà đánh giá chưa hài lòng về xác định các đối tượng được hỗ trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP.

Nguyên nhân chính người dân chưa hài lòng về xác định các đối tượng được hỗ trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP. Do số lượng đối tượng hưởng hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ rất lớn nên việc rà soát, thống kê diễn ra rất khẩn trương. Hoạt động này nhận được sự vào cuộc rất tích cực, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã nỗ lực khắc phục khó khăn, làm việc cả ngày nghỉ lễ 30/4 và 01/5 để triển khai rà soát, lập kế hoạch và danh sách đối tượng; trên tinh thần cố gắng chi tiền hỗ trợ đến tay người dân được nhanh nhất, góp phần hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Có thể nói việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 là một trong những chủ trương đúng, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng được hỗ trợ. Do đó để thực hiện tốt chính sách trên, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cần phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do gặp dịch bệnh COVID-19. Công tác giám sát phải bảo đảm tính khách quan, công tâm, trách nhiệm; phát huy vai trò giám sát trực tiếp của người dân ở địa bàn thôn, ấp, khu phố. Chú trọng giám sát việc lập danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động. Đồng thời thực hiện giám sát việc hỗ trợ người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng (bao gồm cả thân nhân người có công cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hằng tháng); giám sát việc hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội đang sinh sống tại địa phương.

Nếu tổ chức tốt việc giám sát chính sách hỗ trợ cho người dân do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 thì sẽ ngăn chặn được tình trạng lợi dụng chính sách để tham ô, tham nhũng lãng phí, lợi ích nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về việc thực hiện nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid 2019 trên địa bàn xã cổ linh huyện pác nặm (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w