Số tiền được hỗ trợ do đại dịch covid-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về việc thực hiện nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid 2019 trên địa bàn xã cổ linh huyện pác nặm (Trang 51 - 58)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/NQ-CP VỀ CÁC BIỆN

4.1.2. Số tiền được hỗ trợ do đại dịch covid-2019

4.1.2.1. Tổng số tiền hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng do đại dịch covid-2019

Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người mà còn tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân, nhất là những người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Trong thời điểm đất nước còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, phải đối phó với dịch Covid-19, việc hỗ trợ người dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn cho thấy tinh thần đẹp đẽ và truyền thống lá lành đùm lá rách của người dân Việt Nam. Thực hiện nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-2019. Nội dung hỗ trợ cụ thể như sau:

-Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng.

-Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.

-Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.

-Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

-Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

-Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

+ Các chính sách khác

- Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.

- Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện...) trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.

Bảng 4.3. Số tiền hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-2019 đợt 1ở xã Cổ Linh ở xã Cổ Linh STT 1 2 3 4

Nguồn: UBND xã Cổ Linh (2020)

Từ bảng 4.3. cho thấy, tổng số tiền hỗ trợ cho người dân khó khăn do đại dịch covid-2019 đợt 1 ở xã Cổ Linh là 2.097.750.000 đồng, trong đó hỗ trợ người

có công và đối tượng bảo trợ xã hội là 1.500.000 đồng/người, hỗ trợ hộ nghèo và hộ cận nghèo là 750.000 đồng/người. Thực tế, hiện nay ở xã Cổ Linh vẫn còn thiếu sót các đối tượng chưa được hưởng hỗ trợ, nguyên nhân chính dẫn đến việc bỏ sót đối tượng phải đề nghị bổ sung là do cán bộ trong quá trình lập danh sách đã bỏ sót đối tượng; đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo trùng họ tên với đối tượng BTXH, nên bị loại bỏ khi lập danh sách (vì sợ trùng với đối tượng BTXH); đối tượng BTXH đã thoát nghèo chuyển sang cận nghèo không còn được hưởng chế độ BTXH nữa, nhưng chưa được cập nhật vào danh sách đề nghị hỗ trợ thuộc diện hộ cận nghèo.

Đối với hỗ trợ đợt 2 của xã Cổ Linh đã gửi công văn đề nghị thẩm định đến cơ quan thuế huyện Pác Nặm. Đến nay, chưa có tiền để phát hỗ trợ đợt 2. Vì vậy, thời gian tới UBND xã Cổ Linh cần tiếp tục theo dõi, đôn đốc các thôn, bản đẩy nhanh tiến độ rà soát, lập danh sách, thẩm định, phê duyệt để kịp thời chi trả cho các đối tượng còn lại theo quy định. Đồng thời, theo dõi sát sao, nắm bắt thông tin, phản ánh của người dân để kịp thời tham mưu UBND huyện Pác Nặm chỉ đạo thực hiện.

Trong cơ chế hoạt động của Chương trình hỗ trợ tiền do đại dịch Covid - 19, trên cơ sở dự toán đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho huyện, Phòng Tài chính huyện phối hợp với kho bạc nhà nước thực hiện quản lý và cấp phát theo các mục tiêu cho các đối tượng được thụ hưởng. Vốn hỗ trợ được đưa trực tiếp đến người dân cho phép người dân có toàn quyền sử dụng theo mục tiêu hỗ trợ. Tuy nhiên, việc phân bổ vốn giữa các mục tiêu chưa hợp lý cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình. Việc phân bổ vốn giữa các mục tiêu không hợp lý sẽ dẫn đến mất cân đối cũng như giảm hiệu quả chương trình.

4.1.2.2. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về số tiền được hỗ trợ do đại dịch covid-2019

Từ bảng 4.4 cho thấy, có 4 người dân (chiếm 20,00%) ở Bản Cảm và 5 người dân (chiếm 35,00%) ở Khuổi Trà đánh giá rất hài lòng về số tiền được hỗ trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP. Có 13 người dân (chiếm 65,00%) ở Bản Cảm và 7 người dân (chiếm 35,00%) ở Khuổi Trà đánh giá hài lòng về số tiền được hỗ

trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP. Thực tế hiện nay, xã Cổ Linh là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Pác Nặm, kinh tế rất khó khăn, nên khi nhận được hỗ trợ của Nhà nước thì khiến đa số người dân vui mừng và rất hài lòng.

Bảng 4.4. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về số tiền được hỗ trợ do đại dịch covid-2019 STT Nội dung 1 Rất hài lòng 2 Hài lòng 3 Trung bình 4 Chưa hài lòng

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Kết quả phỏng vấn một số người dân được nhận tiền hỗ trợ trên địa bàn xã Cổ Linh ở hộp 4.1 và 4.2 như sau:

Hộp 4.1. Người dân vui mừng vì được nhận hỗ trợ

ông rất vui vì trong lúc khó khăn thì được nhận tiền hỗ trợ. Gia đình ông không chỉ ông mà cả gia đình ông cũng được nhận 750 nghìn đồng/người (thuộc đối tượng hộ cận nghòe, được hưởng 250.000 đồng/người/tháng).

Ông Hứa Văn Tân, 49 tuổi thôn Bản Cảm

Hộp 4.2. Phỏng vấn người có công với cách mạng ở xã Cổ Linh

Đại dịch COVID-19 khiến gia đình tôi bị ảnh hưởng nặng nề.Do gia đình tôi không thể đi làm thuê được nên không có cái ăn,phải ngô,mèn mén ít ăn cơm hơn.Từ khi nhận được tiền hỗ trợ cuộc sống đã cải thiện hơn,nhưng tôi thấy số tiền hỗ trợ vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của gia đình.

Ông Giàng Văn Sì 45 tuổi, thôn Khuổi Trà Sau khi có Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Kế hoạch số 45 của UBND tỉnh về việc triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, xã đã thành lập Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ các thành viên; tổ chức rà soát

danh sách các đối tượng xác nhận các điều kiện thuộc diện hỗ trợ, tránh trùng lặp, bảo đảm nguyên tắc mỗi người chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất và hỗ trợ đúng đối tượng. Việc triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo kiểm tra, rà soát thẩm định danh sách trên nguyên tắc tránh trùng, tránh sót. Đồng thời chỉ đạo phòng lao động - thương binh và xã hội các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn sau khi có quyết định phê duyệt hỗ trợ kinh phí của UBND tỉnh sẽ tổ chức chi trả đến tận tay các đối tượng và thực hiện ngay việc niêm yết công khai tại địa phương để các tổ chức chính trị - xã hội và người dân thực hiện việc giám sát chi trả. Ghi nhận ngày đầu thực hiện việc trao tiền hỗ trợ tại xã, người dân đều rất phấn khởi, tin tưởng vào biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ và sự hỗ trợ kịp thời về kinh tế cho nhân dân trong lúc khó khăn. Việc hỗ trợ bảo đảm công khai, minh bạch; quy trình thực hiện thủ tục hỗ trợ chặt chẽ; cán bộ chi trả được trang bị kiến thức, kỹ năng để kịp thời giải thích thấu đáo cho người dân khi có yêu cầu. Tuy nhiên,bảng còn cho thấy có 2 người dân(chiếm 10%) ở Bản Cảm và 7 người dân(chiếm 35%) ở Khuổi Trà đánh giá trung bình về số tiền được nhận từ việc hỗ trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP.Bên cạnh đó cũng có người dân đánh giá chưa hài long,cụ thể ở Bản Cảm có 1 người dân(chiếm 5%) và Khuổi trà có 2 người dân(chiếm 10%).Nguyên nhân là do họ thấy số tiền hỗ trợ vẫn chưa đủ để trang trải cuộc sống hằng ngày.Người dân vẫn mong muốn nhà nước hỗ trợ nhiều hơn,để bù đắp lại những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây ra.

4.1.3. Đánh giá chung

4.1.3.1. Kết quả đạt được

Kết quả, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan; đặc biệt là sự nhiệt huyết của cán bộ của ngành tại các huyện Pác Nặm và cán bộ xã Cổ Linh đã tạo điều kiện hoàn thành sớm nhất việc rà soát, lập danh sách, thông tin, hỗ trợ kịp thời đến từng đối tượng hỗ trợ, hạn chế thấp nhất các sai sót. Công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng đã góp phần tạo sự thông suốt trong nội bộ và nhân dân, với quyết

tâm chính trị cao nhất để sớm đưa nghị quyết của Chính phủ đến với người dân. Đặc biệt là tinh thần và sự chủ động, tích cực của các cấp, các ngành trong việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 mang lại kết quả cao.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã thành lập Tổ hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn để Phối hợp với các Sở, ban, gành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện thống nhất chính sách hỗ trợ theo quy định, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch. Qua đó, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ở xã Cổ Linh.

4.1.3.2. Khó khăn, vướng mắc

Tuy nhiên, qua giám sát nhận thấy vẫn còn một số khó khăn như đối với nhóm đối tượng là người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn xã: Đối tượng rà soát hỗ trợ nhiều và đa dạng nên quá trình lập danh sách còn chậm so với tiến độ; vẫn còn một số người dân thật sự gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng không đủ điều kiện hỗ trợ như: những người lao động tự do làm các nghề cắt tóc… những người không có đủ các giấy tờ tùy thân… Đối với nhóm đối tượng là người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo: Thời gian rà soát, lập danh sách ngắn, đối tượng hỗ trợ rất lớn nên trong quá trình lập danh sách đối tượng hỗ trợ vẫn còn một vài đối tượng bị trùng. Đối tượng bảo trợ xã hội và người nghèo, cận nghèo là đối tượng đặc thù về hạn chế trình độ, lớn tuổi, khuyết tật… nên việc nhận thay, ủy quyền (đại diện đối tượng hoặc cả gia đình) chiếm số lượng lớn, ảnh hưởng đến thời gian cấp phát cũng như quyết toán (giấy nhận thay hoặc giấy ủy quyền,…). Nhiều người đi làm ăn xa hoặc vắng nhà do nhiều lý do khác nhau nên ảnh hưởng đến thời gian cấp phát...

Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân của các tồn tại, sai phạm nói trên là do cá biệt có địa phương vẫn còn tình trạng bệnh thành tích; việc bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cơ sở được thực hiện thiếu nghiêm túc; một số cán bộ ở cơ sở thiếu gương mẫu khi đưa người nhà không đủ điều kiện vào danh sách hộ

cận nghèo... Trên cơ sở phản ánh của người dân, tình trạng này đã được kịp thời phát hiện, ngăn chặn và các cơ quan chức năng đã xử lý nghiêm khắc.

Thực tế cho thấy, chủ trương hỗ trợ tiền đối với các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã được nhiều địa phương thực hiện có hiệu quả; qua đó góp phần quan trọng giúp người dân sớm ổn định đời sống.

Để việc chi trả gói hỗ trợ dành cho các hộ khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 được thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng, thiết nghĩ cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của gói hỗ trợ; phổ biến rõ quy định về các nhóm đối tượng và điều kiện được nhận hỗ trợ; đồng thời, cơ quan chức năng các cấp theo phân công nhiệm vụ cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kể cả kiểm tra đột xuất các địa phương nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm. Có thể nói, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, trong thời gian qua công tác triển khai, rà soát lập danh sách đối tượng hỗ trợ và cấp phát kinh phí cho các đối tượng, địa phương thực hiện rất tích cực và có trách nhiệm nên tiền hỗ trợ của chính phủ đã được nhanh chóng trao tận tay đến từng người có công, từng người nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội. Trong quá trình thực hiện hầu hết các địa phương với tinh thần làm việc khẩn trương, kể cả buổi trưa, tối, thứ bảy, chủ nhật, lễ 30/4/2020, 01/5/2020 và huy động nhiều cán bộ các ngành, các cấp tham gia để kịp tiến độ chi hỗ trợ người dân. Qua đó, người dân rất phấn khởi trước chủ trương của Chính phủ. Có thể nói đây là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước nên được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã góp phần hỗ trợ các người dân vượt qua khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về việc thực hiện nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid 2019 trên địa bàn xã cổ linh huyện pác nặm (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w