1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải thích tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước

31 773 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 429 KB

Nội dung

FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hú

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và

xã hội Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳvọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Kỳ vọng này dường như được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và cácnhà hoạch định chính sách với ba lý do chính

Một là, FDI góp phần làm tăng thặng dư của tài sản vốn, góp phần cải thiệncán cân thanh toán nói chung cà ổn định kinh tế vĩ mô

Hai là, các nước đang phát triển thường có tỷ lệ tích luỹ vốn thấp và vì vậy,FDI thường được coi là nguồn vốn quan trọng để bổ sung đầu tư trong nước nhằmmục đtiêu tăng trưởng kinh tế

Ba là, FDI tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễdàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao

kỹ năng quản lý và trình độ lao động.v.v…

Tác động này được xem là các tác động tràn của FDI, góp phần làm tăng năngsuất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởngkinh tế nói chung Trên thực tế không phải nước nào cũng đạt được cùng một lúchai kỳ vọng này Một số nước thu hút được dòng vốn FDI khá lớn nhưng tác độngtràn hầu như không xảy ra Ở một tình thế khác, vốn FDI vào một nước có thể làmtăng vốn đầu tư cho nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn này vào tăngtrưởng là thấp Cả hai trường hợp trên đều được coi là không thành công với chínhsách thu hút FDi chưa tận dụng triệt để và lãng phí nguồn lực này dưới góc độ tăngtrưởng kinh tế, đặc biệt là của các nước đang phát triển

Đề tài “Giải thích tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước” sẽ tập

trung giải thích và làm rõ tác động gián tiếp của FDI tới tăng trưởng kinh tế

Trang 2

2 Các kênh chủ yếu xuất hiện tác động tràn 8

Phần hai: TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI ĐẾN KHU VỰC KINH

TẾ TRONG NƯỚC

I Tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong những năm qua 10

II Tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước

2 Kênh phổ biến và chuyển giao công nghệ 15

III Phân tích định lượng tác động tràn

1 Tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của doanh nghiệp 20 trong nước

2 Khả năng hấp thụ tác động tràn của khu vực kinh tế trong nước 22

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 3

Phần một

LÝ LUẬN CHUNG

I FDI

1 Các khái niệm:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư

và người sử dụng vốn đầu tư là một chủ thể Có nghĩa là các doanh nghiệp, các cánhân người nước ngoài trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu

tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra

Theo IMF thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tổ chức kinh tế (nhà đầu tưtrực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác.Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lýdoanh nghiệp đặt tại nền kinh tế đó

Theo luật đầu tư trực tiếp nước ngoài thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổchức, cá nhân người nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tàisản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợpđồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàitheo quy định của luật này

Kể từ năm 1996 thì khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việcnhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nàokhác để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài

Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một

nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ một tài sản nào khác vào quốc gia đó để

có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tạiquốc gia đó với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình

Trang 4

Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế

có nhân tố nước ngoài: chủ đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm đầu tư từ các quốc giakhác nhau Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sự khác biệt về quốctịch hoặc lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào quan hệ đầu tưtrực tiếp nước ngoài mà còn thể hiện ở việc di chuyển tư bản trong đầu tư trực tiếpvượt ra khỏi biên giới một quốc gia

Qua đó ta có thể thấy được đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay có hai đặcđiểm nổi bật đó là: có sự di chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư trựctiếp tham gia vào quá trình hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư.Trong thực tiễn, FDI được thực hiện theo những hình thức khác nhau, trong đónhững hình thức được áp dụng phổ biến bao gồm:

+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh

+ Doanh nghiệp liên doanh

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Ngoài những hình thức đầu tư trên, còn một vài hình thức đầu tư 100% vốnnước ngoài khác như BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BTO (xây dựng

- chuyển giao - kinh doanh), BT (xây dựng - chuyển giao)…

2 Vai trò FDI đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển:

2.1 FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế:

Từ thế kỷ trước, nhà kinh tế học Paul Samuelson đã đưa ra lý thuyết “vòngluẩn quẩn của sự chậm tiến và cú huých từ bên ngoài” Theo lý thuyết này, đa sốcác nước đang phát triển đều thiếu vốn, do khả năng tích luỹ vốn hạn chế “Nhữngnước dẫn đầu trong chạy đua tăng trưởng phải đầu tư ít nhất 20% thu nhập quốcdân vào việc tạo vốn Trái lại, những nước nông nghiệp lạc hậu thường chỉ có thểtiết kiệm được 5% thu nhập quốc dân Hơn nữa, phần nhiều trong khoản tiết kiệmnhỏ bé này phải dùng để cung cấp nhà cửa và những công cụ giản đơn cho số dânđang tăng lên”

Trong cuốn “Những vấn đề hình thành vốn ở các nước chậm phát triển”,R.Nurkes đã trình bày có hệ thống việc giải quyết vấn đề vốn Theo ông, xét vềlượng cung người ta thấy khả năng tiết kiệm ít ỏi, tình hình đó là do mức độ thấpcủa thu nhập thực tế Mức thu nhập thực tế phản ánh năng suất lao động thấp, đếnlượt mình, năng suất lao động tháp phần lớn do tình trạng thiếu tư bản gây ra.Thiếu tư bản lại là kết quả của khả năng tiết kiệm ít ỏi đưa lại Và thế là cái vòngđược khép kín Trong cái “vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói” đó, nguyên nhân cơ

Trang 5

bản là thiếu vốn Do vậy, mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài được ông xem làgiải pháp thực tế nhất đối với các nước đang phát triển.

Samuelson cũng cho rằng, để phát triển kinh tế phải có cú huých từ bên ngoàinhằm phá vỡ cái “vòng luẩn quẩn” đó, phải có đầu tư của nước ngoài vào các nướcđang phát triển Theo ông, nếu có quá nhiều trở ngại đối với việc đi tìm nguồn tiếtkiệm trong nước để tạo vốn thì tại sao không dựa nhiều hơn vào các nguồn bênngoài? “Chẳng phải lý thuyết kinh tế đã từng nói với chúng ta rằng, một nước giàusau khi đã hút hết những dự án đầu tư có lợi nhuận cao cho mình, cũng có thể làmlợi cho chính nó và nước nhận đầu tư bằng cách đầu tư vào những dự án lợi nhuậncao ra nước ngoài đó sao”

FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển mà còn là một luồng vốn

ổn định hơn so với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác, bởi FDI dựa trên quan điểmdài hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủnước tiếp nhận đầu tư, do vậy, ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huống bấtlợi

2.2 FDI cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển:

Có thể nói công nghệ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và sự phát triểncủa mọi quốc gia, đối với các nước đang phát triển thì vai trò này càng được khẳngđịnh rõ Bởi vậy, tăng cường khả năng công nghệ luôn là một trong những mụctiêu ưu tiên phát triển hàng đầu của mọi quốc gia Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêunày đòi hỏi không chỉ cần nhiều vốn mà còn phải có một trình độ phát triển nhấtđịnh của khoa học - kỹ thuật

Lênin cũng đã từng khẳng định: “Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa đượcxây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổchức nhà nước có khoa học khiến cho hàng triệu người phải tuân theo hết sứcnghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sảnphẩm thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được”

Đầu tư nước ngoài (đặc biệt là FDI) được coi là nguồn quan trọng để phát triểnkhả năng công nghệ của nước chủ nhà Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnhchính là chuyển giao công nghệ sãn có từ bên ngoài vào và sự phát triển khả năngcông nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà Đây là nhữngmục tiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài.Chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI thường được thực hiện chủyếu bởi các TNC (công ty xuyên quốc gia), dưới các hình thức chuyển giao trongnội bộ giữa các chi nhánh của một TNC và chuyển giao giữa các chi nhánh của cácTNC Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNC sangnước chủ nhà (nhất là các nước đang phát triển được thông qua các doanh nghiệp100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh mà bên nước ngoài nắm phầnlớn cổ phần dưới các hạng mục chủ yếu như tiến bộ công nghệ, sản phẩm côngnghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệquản lý, công nghệ marketing Theo số liệu thống kê của trung tâm nghiên cứu

Trang 6

TNC của Liên hợp quốc, các TNC đã cung cấp khoảng 95% trong số các hạng mụccông nghệ mà các chi nhánh của TNC ở các nước đang phát triển nhận được trongnăm 1993

Cùng với hình thức chuyển giao trên, chuyển giao công nghệ giữa các chinhánh của các TNC cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây Tronggiai đoạn 80-96 các TNC đã thực hiện khoảng 8254 hợp đồng chuyển giao côngnghệ theo kênh này, trong đó 100 TNC lớn nhất thế giới chiếm bình quân khoảng35%

Bên cạnh việc chuyển giao các công nghệ sẵn có, thông qua FDI, các TNC còngóp phần làm tăng năng lực ngiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ của nướcchủ nhà Đến năm 1993 đã có 55% chi nhánh của các TNC lớn và 45% chi nhánhcủa các TNC vừa và nhỏ thực hiện các hoạt động R&D ở các nước đang phát triển.Trong những năm gần đây, xu hướng này còn tiếp tục tăng nhanh ở các nước đangphát triển châu Á

Mặt khác, trong quá trình sử dụng các công nghệ nước ngoài (nhất là ở cácdoanh nghiệp liên doanh) các doanh nghiệp trong nước học được cách thiết kế, chếtạo từ công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng củamình Đây là một trong những tác động tích cực quan trọng của FDI đối với việcphát triển công nghệ ở các nước đang phát triển

2.3 FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm:

Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là thu được lợi nhuận tối đa,củng cố chỗ đứng và duy trì thế cạnh tranh trên thị trường thế giới Do đó, họ đặcbiệt quan tâm đến việc tận dụng nguồn lao động rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư Sốlao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng nhanh ởcác nước đang phát triển Ngoài ra, các hoạt động cung ứng dịch vụ và gia côngcho các dự án FDI cũng tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm Trên thực tế, ở cácnước đang phát triển, các dự án FDI sử dụng nhiều lao động đã tạo nhiều việc làmcho phụ nữ trẻ Điều này không chỉ mang lại cho họ lợi ích về thu nhập cao mà còngóp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở các nước này

FDI cũng có tác động tích cực trong phát triển nguồn nhân lực của nước chủnhà thông qua các dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo Các cá nhân làmviệc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cơ hội học hỏi, nâng caotrình độ bản thân khi tiếp cận với công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến Cácdoanh nghiệp FDI cũng có thể tác động tích cực đến việc cải thiện nguồn nhân lực

ở các công ty khác mà họ có quan hệ, đặc biệt là các công ty bạn hàng Những cảithiện về nguồn nhân lực ở các nước tiếp nhận đầu tư còn có thể đạt hiệu quả lớnhơn khi những người làm việc trong các doanh nghiệp FDI chuyển sang làm việccho các doanh nghiệp trong nước hoặc tự mình thành lập doanh nghiệp mới

Trang 7

Đầu tư nước ngoài còn có vai trò đáng kể đối với tăng cường sức khoẻ và dinhdưỡng cho người dân nước chủ nhà thông qua các dự án đầu tư vào ngành y tế,dược phẩm, công nghệ sinh học và chế biến thực phẩm.

2.4 FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu:

Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng Nhờ có đẩy mạnh xuất khẩu,những lợi thế so sánh của yếu tố sản xuất ở nước chủ nhà được khai thác có hiệuquả hơn trong phân công lao động quốc tế Các nước đang phát triển tuy có khảnăng sản xuất với mức chi phí có thể cạnh tranh được nhưng vẫn rất khó khăntrong việc thâm nhập thị trường quốc tế Bởi thế, khuyến khích đầu tư nước ngoàihướng vào xuất khẩu luôn là ưu đãi đặc biệt trong chính sách thu hút FDI của cácnước này Thông qua FDI các nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trườngthế giới, vì hầu hết các hoạt động FDI đều do các TNC thực hiện Ở tất cả các nướcđang phát triển, các TNC đều đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuấtkhẩu do vị thế và uy tín của chúng trong hệ thống sản xuất và thương mại quốc tế.Đối với các TNC, xuất khẩu cũng đem lại nhiều lợi ích cho họ thông qua sử dụngcác yếu tố đầu vào rẻ, khai thác được hiệu quả theo quy mô sản xuất (không bị hạnchế bởi quy mô thị trường của nước chủ nhà) và thực hiện chuyên môn hoá sâutừng chi tiết sản phẩm ở những nơi có lợi thế nhất, sau đó lắp ráp thành phẩm

2.5 FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự pháttriển nội tại nền kinh tế mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh

tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay FDI là một bộ phận quan trọng của hoạt độngkinh tế đối ngọi, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quátrình liên kết kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi qgh phải thay đổi cơcấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế Sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thếgiới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI Ngược lại, chính FDI lại gópphần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước chủ nhà, vì nólàm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh tế mới và góp phần nâng caonhanh chóng trình độ kỹ thuật và công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, phát triển năngsuất lao động của các ngành này Mặt khác, dưới tác động của FDI, một số ngànhnghề được kích thích phát triển, nhưng cũng có một số ngành nghề bị mai một vàdần bị xoá bỏ

II TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI:

Trang 8

Thứ hai, đầu tư nước ngoài tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệtiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiếnthức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động

Tác động này được xem là tác động tràn của đầu tư nước ngoài, góp phần làmtăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăngtrưởng kinh tế nói chung

Vậy Tác động tràn là tác động gián tiếp xuất hiện khi có mặt của các doanh nghiệp FDI làm cho các doanh nghiệp trong nước thay đổi hành vi của mình như thay đổi công nghệ, thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh…

Có 4 kênh xuất hiện tác động tràn nhiều nhất: kênh di chuyển lao động, kênhphổ biến & chuyển giao công nghệ, kênh liên kết sản xuất và kênh cạnh tranh

2 Các kênh chủ yếu xuất hiện tác động tràn:

2.1 Kênh di chuyển lao động:

Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trongnước được coi là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tràn tích cực Tácđộng tràn xảy ra nếu như số lao động này sử dụng kiến thức đã học được trong thờigian làm việc tại các doanh nghiệp FDI vào công việc trong doanh nghiệp trongnước Có hai cách để tạo ra tác động tràn Đó là số lao động này tự thành lập Công

ty riêng hoặc làm thuê cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là trong cùng ngành

mà doanh nghiệp FDI đang hoạt động

2.2 Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ:

Đây là một kênh rất quan trọng để tạo ra tác động tràn tích cực của FDI

Sự chuyển giao có 3 loại: Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp là hình tháichuyển giao giữa công ty đa quốc gia (MNC) với công ty con tại nước ngoài tứcdoanh nghiệp FDI

Hình thái thứ hai là chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanhnghiệp bản xứ hoạt động trong cùng ngành Người quản lý bản xứ làm việc trongdoanh nghiệp FDI sau khi học hỏi được nhiều kinh nghiệm có thể mở công ty riêngcạnh tranh lại với công ty FDI Đối với doanh nghiệp FDI đây là một sự tổn thấtnhưng đối với kinh tế của nước nhận FDI thì đây là hiện tượng tốt vì công nghệđược lan truyền sang toàn xã hội góp phần tăng cường nội lực Một thí dụ khác củahình thái này là xí nghiệp bản xứ đã có sẵn và hoạt động cạnh tranh trong cùnglãnh vực với doanh nghiệp FDI có thể quan sát, nghiên cứu hoạt động của doanhnghiệp FDI từ đó cải thiện hoạt động của mình Có thể gọi hình thái thứ hai liênquan đến chuyển giao công nghệ là sự chuyển giao hàng ngang giữa các doanhnghiệp vì là sự chuyển giao giữa các doanh nghiệp độc lập và ở trong cùng mộtngành

Hình thái thứ ba là chuyển giao hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong đódoanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ sang các doanh nghiệp bản xứ sản xuất

Trang 9

sản phẩm trung gian (điển hình là sản phẩm công nghiệp phụ trợ như phụ tùng,linh kiện xe máy) cung cấp cho doanh nghiệp FDI, hoặc trường hợp doanh nghiệpbản xứ dùng sản phẩm của doanh nghiệp FDI để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng(chẳng hạn doanh nghiệp bản xứ dùng nguyên liệu chất dẻo - plastic - do doanhnghiệp FDI cung cấp để sản xuất các loại đồ dùng trong nhà) Trong cả hai trườnghợp, công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp bản xứ,

và đây là hiệu quả lan toả lớn nhất, quan trọng nhất nên các nước đang phát triểnđặc biệt quan tâm và đưa ra các chính sách làm tăng hiệu quả này

2.3 Kênh liên kết sản xuất

Kênh liên kết sản xuất là một kênh rất quan trọng tạo ra tác động tràn Tácđộng “ngược chiều” có thể xuất hiện nên các doanh nghiệp trong nước cung cấpnguyên liệu hoặc phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài Mức độtác động càng cao nếu khối lượng sản phẩm phân phối hoặc nguyên liệu cung cấpcàng nhiều, tức là quan hệ tỷ lệ thuận

Liên kết sản xuất bao gồm hai hình thức là liên kết dọc (sản phẩm của doanhnghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp kia) và liên kết ngang (cácdoanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm)

2.4 Kênh cạnh tranh

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo ra áp lực cạnh tranh lớn chocác doanh nghiệp trong nước, trước hết là đổi mới doanh nghiệp trong cùng nhómngành Trong khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa cácdoanh nghiệp này với nhau thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ đangchịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ các doanh nghiệp FDI và chính cácdoanh nghiệp trong nước Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất vềsản phẩm như chủng loại, mẫu mã, thì các doanh nghiệp trong nước lại đánh giácao nhất về công nghệ có trình độ cao hơn từ các doanh nghiệp FDI

Phần hai

TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI ĐẾN KHU VỰC KINH TẾ

TRONG NƯỚC

Trang 10

I TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA:

Từ đầu thập niên 1990, kinh tế vĩ mô của Việt Nam được ổn định, tốc độ pháttriển kinh tế cũng lên quỹ đạo và ở mức tương đối cao Quan hệ với Trung Quốc

và các nước khác trong khu vực đã bình thường hoá Nhật đã quyết định viện trợtrở lại (1992) và Hội nghị các nhà tài trợ giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng đãđược quyết định sẽ tổ chức hằng năm (bắt đầu năm 1993) Sự chuyển biến thuậnlợi nầy cùng với vị trí địa lý tốt, tình hình chính trị, xã hội ổn định và một nước códân đông, có nguồn lao động phong phú đã làm cho Việt Nam trở thành môitrường đầu tư nhiều tiềm năng Theo kết quả thăm dò hằng năm về kế hoạch đầu tưnước ngoài của vài ngàn doanh nghiệp lớn Nhật Bản do Ngân hàng hợp tác quốc tếNhật Bản (JBIC) thực hiện, Việt Nam đã sớm trở thành một trong những môitrường mà doanh nghiệp Nhật chú ý Việt Nam xếp thứ 5 trong lần thăm dò năm

1992 Năm 1993 Việt Nam ở vị trí thứ 4 và trong 2 năm liên tiếp sau đó đã vươnlên vị trí thứ 2 Từ năm 1996 vị trí của Việt Nam giảm nhưng hầu như năm nàocũng nằm trong 5 nước được doanh nghiệp Nhật đánh giá cao về tiềm năng

Việt Nam tiếp tục được nước ngoài đánh giá cao về tiềm năng nhưng dòng chảyFDI vào Việt Nam từ nửa sau thập niên 1990 đã giảm nhanh và hiện nay cũngchưa hồi phục (Xem Hình 2)

Tuy các yếu tố về kinh tế vĩ mô, về dân số, lao động, về vị trị địa lý vẫn thuậnlợi nhưng chính sách liên quan đến FDI của Việt Nam chưa ổn định, thiếu nhấtquán, hay thay đổi và chưa có chiến lược phát triển công nghiệp lâu dài Đến năm

2000, Việt Nam mới sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài theo hướng cạnh tranh được

Trang 11

với các nước chung quanh Hơn nữa, việc vận dụng luật vào việc quản lý thực tếvẫn chưa có hiệu quả.

Biểu 1 cho thấy vị trí của FDI trong các chỉ tiêu của kinh tế Việt Nam So vớikinh nghiệm các nước Á châu khác, vị trí nầy khá cao Chẳng hạn tỉ trọng của FDItrong tổng đầu tư của Việt Nam xấp xỉ với Malaixia và cao hơn Thái Lan nhiều(trong giai đoạn 1988-93, xem Biểu 2) So với Trung Quốc những năm gần đây thìcon số của Việt Nam cũng cao hơn

Tuy ở mức cao trong tổng đầu tư, FDI ở Việt Nam vẫn còn ít nếu xét trên một

số chỉ tiêu khác Biểu 3 so sánh Việt Nam với Trung Quốc nói chung và tỉnhQuảng Đông (một tỉnh có nhiều điều kiện như dân số, vị trí địa lý giống Việt Nam)nói riêng FDI tính trên đầu nguời ở Việt Nam chỉ bằng 60% của nước Trung Quốcrộng lớn với số dân 1,3 tỉ và chỉ bằng 13% của tỉnh Quảng Đông Như Biểu 3 cho

Trang 12

thấy, FDI có tương quan mật thiết với các chỉ tiêu về thành quả phát triển nhưGDP trên đầu người và kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp Từ nhận xét nầy,

có thể nói tỉ lệ của FDI trong tổng đầu tư ở Việt Nam cao là vì đầu tư vốn trongnước (nội lực) còn quá ít Việt Nam cần huy động vốn trong dân, cải thiện môitrường đầu tư cho dân doanh hơn nữa để tăng nội lực Tóm lại, tỉ lệ khá cao củaFDI không có nghĩa là Việt Nam không cần ngoại lực nhiều hơn mà vấn đề ở đây

là cả nội lực và ngoại lực đều cần tăng cường

Xét về chất, FDI tại Việt Nam cho đến nay có các đặc tính chưa mang lại hiệuquả tích cực cho phát triển kinh tế Trước hết có thể thấy tỉ trọng của FDI trong sảnxuất công nghiệp khá cao (gần 40% năm 2000) nhưng chỉ chiếm độ 10% trong laođộng công nghiệp (Biểu 1) Dĩ nhiên điều đó cũng có nghĩa là năng suất lao độngcủa các doanh nghiệp FDI cao hơn các thành phần kinh tế khác Nhưng FDI ít tạo

ra công ăn việc làm không phải chỉ vì lý do đó mà chủ yếu vì cho đến nay FDI cókhuynh hướng tập trung vào những ngành thay thế nhập khẩu và ít dùng lao động.Như Biểu 1 cho thấy, vị trí của FDI trong tổng nhập khẩu cao hơn trong tổng xuấtkhẩu Dĩ nhiên các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nhiều nguyên liệu và máy móc đểphục vụ cho cả các dự án đầu tư hướng về xuất khẩu nhưng nếu phần lớn FDI làhướng về xuất khẩu thì tỉ lệ của FDI trong nhập khẩu sẽ thấp hơn nhiều

Để phân tích sâu hơn tính chất của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, ta thửchia khu vực công nghiệp chế biến thành 23 ngành và tính thử tỉ lệ của tư bản dùngcho mỗi lao động (viết tắt là K/L) và tỉ lệ xuất khẩu trong tổng doanh số bán ra(viết tắt là E/S) trong từng ngành Thống kê về tư bản được tính bằng cách cộng tất

cả kim ngạch đầu tư đã thực hiện từ trước đến thời điểm cuối năm 2002 Thống kê

về lao động lấy số liệu vào cuối năm 2002, kim ngạch xuất khẩu và doanh số bán

ra là của năm 2002

Trang 13

Trong Hình 3, trục tung đo tỉ lệ E/S và trục hoành đo tỉ lệ K/L Ta thấy ngayrằng trừ một vài ngoại lệ, những ngành có hàm lượng lao động cao (tỉ lệ K/L thấp)

là những ngành mà FDI hoạt động chủ yếu là phục vụ xuất khẩu (tỉ lệ E/S cao),điển hình là may mặc, giày dép, chế biến đồ gỗ, Điều này hợp với lý luận cơ bản

về kinh tế quốc tế vì Việt Nam là nước phong phú về lao động nên có lợi thế sosánh trong các ngành có hàm lượng lao động cao

Nhưng cho đến nay những ngành mà kim ngạch FDI chiếm vị trí hàng đầu lànhững ngành thay thế nhập khẩu Bốn ngành có kim ngạch FDI nhiều nhất (kimthuộc, thực phẩm và đồ uống, ô tô xe máy và hoá chất) chiếm tới 53% tổng kimngạch FDI (luỹ kế từ 1988 đến 2002) đều là những ngành có tỉ lệ K/L cao và tỉ lệE/S thấp Những ngành thay thế nhập khẩu nầy thường là những ngành được bảo

hộ bằng hàng rào quan thuế khá cao Do được bảo hộ và do kỳ vọng vào sự lớnmạnh của thị trường gần 80 triệu dân, doanh nghiệp nước ngoài có khuynh hướngmuốn đầu tư vào các ngành thay thế nhập khẩu

Dĩ nhiên không phải tất cả các dự án FDI có mục đích thay thế nhập khẩu đềuđáng bị chỉ trích như ta thấy ở một số nghiên cứu khác Nếu các ngành đó dần dầnkhông cần bảo hộ vẫn cạnh tranh được trên thị trường thế giới và do đó chuyển từthay thế nhập khẩu sang xuất khẩu trong tương lai thì vẫn đáng được đánh giá cao(xem như là những ngành non trẻ có thể được bảo hộ trong thời gian nhất định).Một điểm nữa là nếu các dự án FDI thay thế nhập khẩu đó có hiệu quả lan toả, tácđộng tích cực trong việc chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh, kích thíchphát triển các doanh nghiệp bản xứ và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợtrong nước thì những phí tổn bảo hộ cho toàn xã hội sẽ nhỏ đi và các dự án FDI đócũng đáng được đánh giá tích cực Nhưng lịch sử FDI của các ngành nầy còn ngắn

Trang 14

chưa có cơ sở để đánh giá các ngành thay thế nhập khẩu hiện nay thoả mãn cácđiều kiện của những ngành công nghiệp non trẻ không Do đó, ở đ ây ta sẽ chỉphân tích hiệu quả lan toả của các dự án FDI kể cả các dự án thay thế nhập khẩu vàhướng về xuất khẩu

II TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI ĐẾN KHU VỰC KINH TẾ TRONG NƯỚC:

1 Kênh di chuyển lao động:

Trong số lao động chuyển đi khỏi khu vực doanh nghiệp FDI, khoảng 42% làlao động có kỹ năng, tỷ lệ thấp nhất trong nhóm ngành dệt may - da giày (37%) vàcao nhất là nhóm ngành chế biến thực phẩm (50,3%) Nếu so sánh chỉ tiêu này thìkhả năng có thể sinh ra tác động tràn ở ngành chế biến thực phẩm cao hơn là dệtmay

Tuy nhiên 32% số doanh nghiệp FDI được hỏi cho rằng lao động đã chuyển đikhỏi chủ yếu chuyển tới các doanh nghiệp FDI khác, 23% cho rằng số lao độngnày tự mở Công ty và 18% trả lời lao động chuyên đi làm cho các doanh nghiệptrong nước (số còn lại trả lời không biết) Như vậy, tuy tính linh hoạt về di chuyểnlao động khá cao của khu vực doanh nghiệp FDI trong ba nhóm ngành trên, nhưng1/3 số lao động chỉ di chuyển trong nội bộ khu vực doanh nghiệp FDI và rất có thểphần lớn trong số họ là lao động có kỹ năng Kết quả này có phần ủng hộ cho nhận định

về hiện tượng co cụm về lao động của khu vực FDI hay thấy ở các nước đang phát triển.Chỉ có 4,6% doanh nghiệp trong nước thuộc nhóm ngành chế biến thực phẩm trảlời đã tiếp nhận lao động từ doanh nghiệp FDI, trong khi không doanh nghiệp nào tronghai nhóm còn lại tuyển được lao động từ các doanh nghiệp FDI chuyển sang

Để tăng hiệu quả việc di chuyển lao động, điều tiên quyết của Việt Nam là cầntăng cường giáo dục, đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực cần thiết Chính sách gầnđây của Việt Nam (hạn chế doanh nghiệp FDI chỉ được dùng người nước ngoàitrong giới hạn 3% tổng lao động trong công ty) là không có cơ sở khoa học và chỉlàm môi trường FDI ở Việt Nam xấu hơn

Về việc di chuyển lao động, chưa có số liệu đầy đủ để phân tích có hệ thốngnhưng những thông tin liên quan thu thập được trong mấy năm qua cho thấy làhiệu quả chuyển giao rất yếu vì các lý do sau: Thứ nhất, phần lớn đối tác phía ViệtNam trong các liên doanh FDI là doanh nghiệp quốc doanh (SOEs) Người quản

lý, lãnh đạo kinh doanh được gửi tới các liên doanh thường là cán bộ ở SOEs hoặc

ở các bộ chủ quản của SOEs liên quan Trong số nầy cũng có nhiều người vốn cótinh thần doanh nghiệp, tinh thần trách nhiệm và ham học hỏi nên đã làm việc hiệuquả trong các liên doanh, tích cực hấp thu tri thức và kinh nghiệm từ đồng nghiệpnước ngoài Nhưng một phần khá lớn họ là những người hành động như các quanchức và dồn hết quan tâm về những vấn đề khác, thay vì làm cho liên doanh pháttriển Thứ hai, nguyên tắc nhất trí 100% thành viên hội đồng quản trị áp dụng vàoviệc quyết định các vấn đề kinh doanh trong liên doanh kéo dài quá lâu, cải thiện

Trang 15

quá chậm gây ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp FDI Vì lý do nầy, MNCsđầu tư ở Việt Nam có khuynh hướng lập doanh nhgiệp 100% vốn nước ngoài thay

vì liên doanh Các liên doanh trong quá khứ cũng có khuynh hướng xin chuyểnsang hình thức 100% vốn nước ngoài

Tóm lại, phân tích kết quả từ hai góc độ: (1) lao động chuyển đi khỏi doanhnghiệp FDI và (2) nguồn lao động mới tuyển dụng của doanh nghiệp trong nướcđều cho thấy có hiện tượng di chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và trongnước, nhưng ở mức rất thấp Ngay cả khi chưa tính đến kỹ năng của số lao động dichuyển này, điều đó cũng có nghĩa là khả năng xuất hiện tác động tràn cũng rấtthấp theo kênh này

2 Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ:

Cho đến nay, chỉ tiêu hay được dùng để đo khả năng hấp thụ công nghệ là trình

độ học vấn hoặc chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp và chỉ tiêu biểu thịcho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thể hiện qua chỉ tiêu cho các hoạt độngR&D Kết quả điều tra cho thấy, năm 2003 các doanh nghiệp trong nước có tỷ lệlao động có kỹ năng thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động kỹ năng của doanhnghiệp FDI Đáng quan tâm hơn tỷ trọng này còn có xu hướng giảm đi theo cácnăm

Các doanh nghiệp FDI chỉ tiêu cho hoạt động R&D cao gấp gần 3 lần so vớicác doanh nghiệp trong nước, trong đó mức chênh lệch cao nhất ở nhóm ngành cơkhí - điện tử Nếu tính cả chỉ tiêu mức độ tập trung vốn thì có thể thấy sản phẩm cókhí điện tử của khu vực doanh nghiệp FDI có hàm lượng công nghệ cao hơn nhiều

và vì vậy khả năng năng xẩy ra tác động tràn là thấp

Chi cho R&D ở nhóm ngành dệt may cao hơn hẳn so với ngành chế biến thựcphẩm và mức chênh lệch giữa doanh nghiệp trong và nước ngoài là thấp Đáng lưu

ý là xu hướng giảm tỷ trọng chi tiêu bình quân cho R&D so với doanh thu trongkhu vực doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong nhóm ngành cơ khí, điện tử Điều này cóthể có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các doanh nghiệp không có đối thủ cạnhtranh trong nước

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xuất hiện tác động tràn là khả năng tiếpcận công nghệ mới của chính các doanh nghiệp FDI Nhiều nghiên cứu cho rằngcông nghệ mới chủ yếu do các Công ty mẹ tạo ra, trong khi các Công ty con ở cácnước đang phát triển hầu như chi tập trung vào khâu sản xuất chiếm lĩnh thị trườngdựa trên các lợi thế về công nghệ do Công ty cung cấp Vì vậy, khả năng tiếp cậncông nghệ mới của các Công ty con hoạt động ở nước nhận đầu tư càng cao, càng

có lợi cho quá trình sinh ra tác động tràn tích cực qua rò rỉ công nghệ Tuy nhiên,kết quả điều tra cho thấy tới 70% doanh nghiệp FDI rất ít khi tiếp cận với côngnghệ từ Công ty mẹ chuyển giao và 36% cho rằng ý tưởng đổi mới công nghệ bắtnguồn từ nhu cầu thực tiễn cũa Như vậy, thực tế là các doanh nghiệp FDI ở ViệtNam hoạt động khá độc lập với Công ty mẹ ở nước ngoài đặc biệt là trong đầu tư

Ngày đăng: 27/11/2012, 13:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

I. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA: - Giải thích tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước
I. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA: (Trang 10)
Trong Hình 3, trục tung đo tỉ lệ E/S và trục hoành đo tỉ lệ K/L. Ta thấy ngay rằng trừ một vài ngoại lệ, những ngành có hàm lượng lao động cao (tỉ lệ K/L thấp)  là những ngành mà FDI hoạt động chủ yếu là phục vụ xuất khẩu (tỉ lệ E/S cao),  điển hình là ma - Giải thích tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước
rong Hình 3, trục tung đo tỉ lệ E/S và trục hoành đo tỉ lệ K/L. Ta thấy ngay rằng trừ một vài ngoại lệ, những ngành có hàm lượng lao động cao (tỉ lệ K/L thấp) là những ngành mà FDI hoạt động chủ yếu là phục vụ xuất khẩu (tỉ lệ E/S cao), điển hình là ma (Trang 13)
Kết quả mô hình đánh giá tác động của FDI tới NSLĐ của các DN - Giải thích tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước
t quả mô hình đánh giá tác động của FDI tới NSLĐ của các DN (Trang 22)
3. NA. Khi số quan sát để chạy cho mô hình quá ít có thể ảnh hưởng tới kết quả. - Giải thích tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước
3. NA. Khi số quan sát để chạy cho mô hình quá ít có thể ảnh hưởng tới kết quả (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w