FDI có thể ảnh hưởng tới nến kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hú
Trang 1Lời mở đầu
FDI có thể ảnh hưởng tới nến kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xãhội Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớnnhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế Kỳ vọng nàydường như được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch địnhchính sách với 3 lý do chính Một là, FDI góp phần làm tăng thặng dư của tài sản vốn,góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô Hai là, cácnước đang phát triển thường có tỷ lệ tích luỹ vốn thấp và vì vậy, FDI được coi là mộtnguồn vốn quan trọng để bổ sung đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinhtế Ba là, FDI tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàngchuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao tràn củaFDI, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng làđóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung Trên thực tế không phải nước nào cũngđạt được cùng một lúc hai kỳ vọng này Một số nước thu hút được dòng vốn FDI khálớn nhưng tác động tràn hầu như không xảy ra Ở kỹ năng quản lý và trình độ laođộng.v.v… Tác động này được xem là tác động một tình thế khác, vốn FDI vào mộtnước có thể làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn nàyvào tăng trưởng là thấp Cả hai trường hợp trên đều được coi là không thành công vớichính sách thu hút FDI chưa tận dụng triệt để và lãng phí nguồn lực này dưới góc độtăng trưởng kinh tế, đặc biệt là của các nước đang phát triển, thông qua hai kênh tácđộng ở trên.
tập trung giải thích và làm rõ tác động gián tiếp của FDI tới tăng trưởng kinh tế.
Kết luận
Trong khoảng gần 20 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành Việt
Trang 2trưởng nhanh về GDP chung của cả nền kinh tế, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP Thành quả trên được đánh giá là lết quả của cải cách chính sách kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong giai đoạn vừa qua, đồng thời kết quả đó cũng gợi mở về quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nướcngoài.
Trong thời gian qua chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam không kém hấpdẫn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng hiệu lực và tính thực thichính sách thấp làm giảm dòng vốn FDI đăng ký và gây khó khăn cho giải ngânnguồn vốn này Dù xét dưới góc độ nào, biến động thất thường về FDI đăng ký sẽ bấtlợi cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranhtrong khu vực về thu hút FDI ngày càng gay gắt hơn.
Ngoài ra, ít dự án có quy mô lớn cũng là một dấu hiệu không tốt nếu xét vềchuyển giao công nghệ và phổ biến kiến thức Các Công ty lớn thường có năng lực vềcông nghệ, nên sự hiển diện của các Công ty này ít ra cũng là biểu hiện cho việc đầutư sản xuất các hàng hoá vốn có hàm lượng công nghệ cao Các Công ty lớn cònmang lại niềm hy vọng cho nước nhận đầu tư có được tác động tràn tích cực từ kênhchuyển giao công nghệ và kiến thức.
Mức thu nhập cao phản ánh năng suất lao động cao của khu vực có vốn FDI làmột biểu hiện bình thường ở các nước đang phát triển Năng suất lao động cao từ khuvực FDI thường mong đợi sẽ lan toả ra các khu vực khác, và thực tế ở một số quốcgia điều đó đã được kiểm định là có xảy ra Tuy nhiên, trong trường hợp của ViệtNam cũng cần phải xem xét Khu vực có vốn FDI tập trung trong các ngành sản xuấtthay thế nhập khẩu, tức được bảo hộ và trong chừng mực nào đó có sức mạnh thịtrường Do vậy, khả năng sinh ra tác động tràn tích cực hay tác động lan toả chắcchắn bị hạn chế FDI tập trung cao trong các ngành được bảo hộ, tập trung vốn có thểngăn cản quá trình di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp FDI Như vậy, khảnăng xuất hiện tác động tràn tích cực do di chuyển lao động là rất hạn chế.
Do vậy chính phủ cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi tạo điều kiện cho các nhàđầu tư nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam nhưng đồng thời cần chú ý tới tác động tràncủa FDI tới khu vực kinh tế trong nước để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển hơnnữa
Trang 3Phần một
LÝ LUẬN CHUNGI FDI
1 Các khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư vàngười sử dụng vốn đầu tư là một chủ thể Có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhânngười nước ngoài trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vậnhành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra
Theo IMF thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tổ chức kinh tế(nhà đầu tư trựctiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mụcđích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanhnghiệp đặt tại nền kinh tế đó.
Theo luật đầu tư trực tiếp nước ngoài thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổchức, cá nhân người nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sảnnào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồnghoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theoquy định của luật này.
Kể từ năm 1996 thì khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc nhàđầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào khác đểtiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở mộtnước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ một tài sản nào khác vào quốc gia đó để cóđược quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc giađó với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình.
Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế cónhân tố nước ngoài : chủ đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm đầu tư từ các quốc gia khácnhau Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sự khác biệt về quốc tịch hoặclãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào quan hệ đầu tư trực tiếp nướcngoài mà còn thể hiện ở việc di chuyển tư bản trong đầu tư trực tiếp vượt ra khỏi biêngiới một quốc gia.
Qua đó ta có thể thấy được đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay có hai đặc điểmnổi bật đó là : có sự di chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư trực tiếptham gia vào quá trình hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư.
Trong thực tiễn, FDI được thực hiện theo những hình thức khác nhau, trong đónhững hình thức được áp dụng phổ biến bao gồm:
Trang 4+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh+ Doanh nghiệp liên doanh
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Ngoài những hình thức đầu tư trên , còn một vài hình thức đầu tư 100% vốn nướcngoài khác như BOT( xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), BTO( xây dựng –chuyển giao – kinh doanh)…
2 Vai trò FDI đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước đangphát triển:
2.1 FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế:
Từ thế kỷ trước, nhà kinh tế học Paul Samuelson đã đưa ra lý thuyết “vòng luẩnquẩn của sự chậm tiến và cú huých từ bên ngoài” Theo lý thuyết này, đa số các nướcđang phát triển đều thiếu vốn, do khả năng tích luỹ vốn hạn chế “Những nước dẫnđầu trong chạy đua tăng trưởng phải đầu tư ít nhất 20% thu nhập quốc dân vào việctạo vốn Trái lại, những nước nông nghiệp lạc hậu thường chỉ có thể tiết kiệm được5% thu nhập quốc dân Hơn nữa, phần nhiều trong khoản tiết kiệm nhỏ bế này phảidùng để cung cấp nhà cửa và những công cụ giản đơn cho số dân đang tăng lên”
Trong cuốn “Những vấn đề hình thành vốn ở các nước chậm phát triển”,R.Nurkes đã trình bày có hệ thống việc giải quyết vấn đề vốn Theo ông, xét về lượngcung người ta thấy khả năng tiết kiệm ít ỏi, tình hình đó là do mức độ thấp của thunhập thực tế Mức thu nhập thực tế phản ánh năng suất lao động thấp, đến lượt mình,năng suất lao động tháp phần lớn do tình trạng thiếu tư bản gây ra Thiếu tư bản lại làkết quả của khả năng tiết kiệm ít ỏi đưa lại Và thế là cái vòng được khép kín Trongcái “vòng luẩn quẩn của sự nghoè đói” đó, nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn Do vậy,mở6 cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài được ông xem là giải pháp thực tế nhất đốivới các nước đang phát triển.
Samuelson cũng cho rằng, để phát triển kinh tế phải có cú huých từ bên ngoàinhằm phá vỡ cái “vòng luẩn quẩn” đó, phải có đầu tư của nước ngoài vào các nướcđang phát triển Theo ông, nếu có quá nhiều trở ngại đối với việc đi tìm nguồn tiếtkiệm trong nước để tạo áôn thì tại sao không dựa nhiều hơn vào các nguồn bên ngoài?“Chẳng phải lý thuyết kinh tế đã từng nói với chúng ta rằng, một nước giàu sau khi đãhút hết những dự án đầu tư có lợi nhuận cao cho mình, cũng có thể làm lợi cho chínhnó và nước nhận đầu tư bằng cách đầu tư vào những dự án lợi nhuận cao ra nướcngoài đó sao”
FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển mà còn là một luồn vốn ổnđịnh hơn so với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác, bởi FDI dựa trên quan điểm dàihạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ nướctiếp nhận đầu tư, do vậy, ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huống bất lợi.
Trang 5Có thể nới công nghệ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và sự phát triển củamọi quốc gia, đối với các nước đang phát triển thì vai trò này càng được khẳng địnhrõ Bởi vậy, tăng cường khả năng công nghệ luôn là một trong những mục tiêu ưu tiênphát triển hàng đầu của mọi quốc gia Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này đòi hỏikhông chỉ cần nhiều vốn mà còn phải có một trình độ phát triển nhất định của khoahọc - kỹ thuật.
Lênin cũng đã từng khẳng định: “Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa đượcxây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chứcnhà nước có khoa học khiến cho hàng triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặtmột tiêu chuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm thì khôngthể nói đến chủ nghĩa xã hội được”
Đầu tư nước ngoài (đặc biệt là FDI) được coi là nguồn quan trọng để phát triểnkhả năng công nghệ của nước chủ nhà Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnhchính là chuyển giao công nghệ sãn có từ bên ngoài vào và sự phát triển khả năngcông nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà Đây là những mụctiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI thường được thực hiện chủ yếubởi các TNC, dưới các hình thức chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của mộtTNC và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNC Phần lớn công nghệ đượcchuyển giao giữa các chi nhánh của các TNC sang nước chủ nhà (nhất là các nướcđang py_ được thông qua các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệpliên doanh mà bên nước ngoài nắm phần lớn cổ phần dưới các hạng mục chủ yếu nhưtiến bộ công nghệ, ap công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm trachất lượng, công nghệ quản líy, công nghệ marketing Theo số liệu thống kê của trungtâm nghiên cứu TNC của Liên hợp quốc, các TNC đã cung cấp khoảng 95% trong sốcác hạng mục công nghệ mà các chi nhánh của TNC ở các nước đang phát triển nhậnđược trong năm 1993
Cùng với hình thức chuyển giao trên, chuyển giao công nghệ giữa các chi nhánhcủa các TNC cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây Trong giai đoạn80-96 các TNC đã thực hiện khoảng 8254 hợp đồng chuyển giao công nghệ theo kênhnày, trong đó 100 TNC lớn nhất thế giới chiếm bình quân khoảng 35%
Bên cạnh việc chuyển giao các công nghệ sẵn có, thông qua FDI, các TNC còngóp phần làm tăng năng lực ngiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ của nước chủnhà Đến năm 1993 đã có 55% chi nhánh của các TNC lớn và 45% chi nhánh của cácTNC vừa và nhỏ thực hiện các hoạt động R&D ở các nước đang phát triển Trongnhững năm gần đây, xu hướng này còn tiếp tục tăng nhanh ở các nước đang phát triểnchâu á
Mặt khác, trong quá trình sử dụng các công nghệ nước ngoài )nhất là ở các doanhnghiệp liên doanh) các doanh nghiệp trong nước học được cách thiết kế, chế tạo từ
Trang 6một trong những tác động tích cực quan trọng của FDI đối với việc phát triển côngnghệ ở các nước đang phát triển.
2.3 FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm:
Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là thu được lợi nhuận tối đa, củngcố chỗ đứng và duy trì thế cạnh tranh trên thị trường thế giới Do đó, họ đặc biệt quantâm đến việc tận dụng nguồn lao động rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư Số lao độngtrực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng nhanh ở các nước đangphát triển Ngoài ra, các hoạt động cung ứng dịch vụ và gia công cho các dự án FDIcũng tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm Trên thực tế, ở các nước đang phát triển, cácdự án FDI sử dụng nhiều lao động đã tạo nhiều việc làm cho phụ nữ trẻ Điều nàykhông chỉ mang lại cho họ lợi ích về thu nhập cao mà còn góp phần quan trọng vào sựnghiệp giải phóng phụ nữ ở các nước này.
FDI cũng có tác động tích cực trong phát triển nguồn nhân lực của nước chủ nhàthông qua các dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo Các cá nhân làm việc chocác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ bảnthân khi tiếp cận với công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến Các doanh nghiệp FDIcũng có thể tác động tích cực đến việc cải thiện nguồn nhân lực ở các công ty khácmà họ có quan hệ, đặc biệt là các công ty bạn hàng Những cải thiện về nguồn nhânlực ở các nước tiếp nhận đầu tư còn có thể đạt hiệu quả lớn hơn khi những người làmviệc trong các doanh nghiệp FDI chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp trongnước hoặc tự mình thành lập doanh nghiệp mới
Đầu tư nước ngoài còn có vai trò đáng kể đối với tăng cường sức khoẻ và dinhdưỡng cho người dân nước chủ nhà thông qua các dự án đầu tư vào ngành y tế, dượcphẩm, công nghệ sinh học và chế biến thực phẩm.
2.4 FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu:
Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng Nhờ có đẩy mạnh xuất khẩu,những lợi thế so sánh của yếu tố sản xuất ở nước chủ nhà được khai thác có hiệu quảhơn trong phân công lao động quốc tế Các nước đang phát triển tuy có khả năng sảnxuất với mức chi phí có thể cạnh tranh được nhưng vẫn rất khó khăn trong việc thâmnhập thị trường quốc tế Bởi thế, khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng vào xuấtkhẩu luôn là ưu đãi đặc biệt trong chính sách thu hút FDI của các nước này Thôngqua FDI các nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trường thế giới, vì hầu hếtcác hoạt động FDI đều do các TNC thực hiện ở tất cả các nước đang phát triển, cácTNC đều đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu do vị thế và uy tín củachúng trong hệ thống sản xuất và thương mại quốc tế Đối với các TNC, xuất khẩucũng đem lại nhiều lợi ích cho họ thông qua sử dụng các yếu tố đầu vào rẻ, khai thácđược hiệu quả theo quy mô sản xuất (không bị hạn chế bởi quy mô thị trường của
Trang 7nước chủ nhà) và thực hiện chuyên môn hoá sâu từng chi tiết sản phẩm ở những nớicó lợi thế nhất, sau đó lắp ráp thành phẩm.
2.5 FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự pháttriển nội tại nền kinh tế mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tếđang diễn ra mạnh mẽ hiện nay FDI là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tếđối ngọi, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình liênkết kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi qgh phải thay đổi cơ cấu kinh tếtrong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế Sự chuyển dịch cơ cấukinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI Ngược lại, chính FDI lại góp phần thúc đẩynhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước chủ nhà, vì nó làm xuất hiện nhiềulĩnh vực và ngành nghề kinh tế mới và góp phần nâng cao nhanh chóng trình độ kỹthuật và công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, phát triển năng suất lao động của các ngànhnày Mặt khác, dưới tác động của FDI, một số ngành nghề được kích thích phát triển,nhưng cũng có một số ngành nghề bị mai một và dần bị xoá bỏ.
II TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI:1 Khái niệm:
Các chuyên gia thực hiện nghiên cứu tác động của đầu tư nước ngoài tới tăngtrưởng kinh tế ở Việt Nam cho rằng, kỳ vọng lớn nhất của các nước đang phát triểntrong việc thu hút đầu tư nước ngoài là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế với hai lýdo chính
Thứ nhất, đầu tư nước ngoài được coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sungvốn đầu tư trong nước
Thứ hai, đầu tư nước ngoài tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiêntiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức,nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động
Tác động này được xem là tác động tràn của đầu tư nước ngoài, góp phần làmtăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăngtrưởng kinh tế nói chung.
Vậy Tác động tràn là tác động gián tiếp xuất hiện khi có mặt của các doanhnghiệp FDI làm cho các doanh nghiệp trong nước thay đổi hành vi của mình nhưthay đổi công nghệ, thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh…
Có 4 kênh xuất hiện tác động tràn nhiều nhất: kênh di chuyển lao động, kênh phổbiến & chuyển giao công nghệ, kênh liên kết sản xuất và kênh cạnh tranh.
Trang 82.1 Kênh di chuyển lao động:
Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nướcđược coi là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tràn tích cực tác động tràn xảyra nếu như số lao động này sử dụng kiến thức đã học được trong thời gian làm việc tạicác doanh nghiệp FDI vào công việc trong doanh nghiệp trong nước Có hai cách đểtạo ra tác động tràn Đó là số lao động này tự thành lập Công ty riêng hoặc làm thuêcho các doanh nghiệp trong nước, nhất là trong cùng ngành mà doanh nghiệp FDIđang hoạt động.
2.2 Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ:
Đây là một kênh rất quan trọng để tạo ra tác động tràn tích cực của FDI Cho đếnnay chỉ tiêu hay được dùng để đo khả năng hấp thụ công nghệ là trình độ học vấnhoặc trình độ chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp và chỉ tiêu biểu thị chođổi mới công nghệ của doanh nghiệp thể hiện qua chỉ tiêu cho các hoạt động R&D.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xuất hiện tác động tràn là khả năng tiếp thucông nghệ mới của chính các doanh nghiệp FDI Nhiều nghiên cứu cho rằng côngnghệ mới chủ yếu do các công ty mẹ tạo ra , trong khi đó các công ty con ở các nướcđang phát triển hầu như chỉ tập trung đến khâu sản xuất chiếm lĩnh thị trường dựa trêncác lợi thế về công nghệ do công ty cung cấp.Do đó khả năng tiếp thu công nghệ củacác công ty con hoạt động ở nước nhận đầu tư ngày càng cao , càng có lợi cho quátrình sinh ra tác động tràn tích cực qua rò rỉ công nghệ.
2.3 Kênh liên kết sản xuất
Kênh liên kết sản xuất là một kênh rất quan trọng tạo ra tác động tràn Tác động “ngược chiều “ có thể xuất hiện nên các doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệuhoặc phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài Mức độ tác động càngcao nếu khối lượng sản phẩm phân phối hoặc nguyên liệu cung cấp càng nhiều, tức làquan hệ tỷ lệ thuận.
Trong liên kết sản xuất tồn tại dưới hai hình thức đó là liên kết dọc và liên kếtngang Liên kết dọc là sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào củadoanh nghiệp kia Liên kết ngang là các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sảnphẩm.
2.4 Kênh cạnh tranh
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho cácdoanh nghiệp trong nước , trước hết là đổi mới doanh nghiệp trong cùng nhóm ngành.Để thu được biểu hiện của kênh tác động này chúng ta cần thu nhập những thông tinhvề sức ép cạnh tranh thị trường của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự đánh giá Trongkhu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa các doanh nghiệp nàyvới nhau thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ đang chịu sức ép cạnh tranhmạnh ngang nhau từ các doanh nghiệp FDI và chính các doanh nghiệp trong nước.Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm như chủng loại , mẫu
Trang 9mã, thì các doanh nghiệp trong nước lại đánh giá cao nhất về công nghệ có trình độcao hơn từ các doanh nghiệp FDI
Việt Nam tiếp tục được nước ngoài đánh giá cao về tiềm năng nhưng dòng chảyFDI vào Việt Nam từ nửa sau thập niên 1990 đã giảm nhanh và hiện nay cũng chưahồi phục (Xem Hình 2)
Trang 10Tuy các yếu tố về kinh tế vĩ mô, về dân số, lao động, về vị trị địa lý vẫn thuận lợinhưng chính sách liên quan đến FDI của Việt Nam chưa ổn định, thiếu nhất quán, haythay đổi và chưa có chiến lược phát triển công nghiệp lâu dài Đến năm 2000, ViệtNam mới sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài theo hướng cạnh tranh được với các nướcchung quanh Hơn nữa, việc vận dụng luật vào việc quản lý thực tế vẫn chưa có hiệuquả.
Biểu 1 cho thấy vị trí của FDI trong các chỉ tiêu của kinh tế Việt Nam So với kinhnghiệm các nước Á châu khác, vị trí nầy khá cao Chẳng hạn tỉ trọng của FDI trongtổng đầu tư của Việt Nam xấp xỉ với Malaixia và cao hơn Thái Lan nhiều (trong giaiđoạn 1988-93, xem Biểu 2) So với Trung Quốc những năm gần đây thì con số củaViệt Nam cũng cao hơn.
Trang 11Tuy ở mức cao trong tổng đầu tư, FDI ở Việt Nam vẫn còn ít nếu xét trên một sốchỉ tiêu khác Biểu 3 so sánh Việt Nam với Trung Quốc nói chung và tỉnh QuảngĐông (một tỉnh có nhiều điều kiện như dân số, vị trí địa lý giống Việt Nam) nói riêng.FDI tính trên đầu nguời ở Việt Nam chỉ bằng 60% của nước Trung Quốc rộng lớn vớisố dân 1,3 tỉ và chỉ bằng 13% của tỉnh Quảng Đông Như Biểu 3 cho thấy, FDI cótương quan mật thiết với các chỉ tiêu về thành quả phát triển như GDP trên đầu ngườivà kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp Từ nhận xét nầy, có thể nói tỉ lệ của FDItrong tổng đầu tư ở Việt Nam cao là vì đầu tư vốn trong nước (nội lực) còn quá ít.Việt Nam cần huy động vốn trong dân, cải thiện môi trường đầu tư cho dân doanhhơn nữa để tăng nội lực Tóm lại, tỉ lệ khá cao của FDI không có nghĩa là Việt Namkhông cần ngoại lực nhiều hơn mà vấn đề ở đây là cả nội lực và ngoại lực đều cầntăng cường.
Trang 12Xét về chất, FDI tại Việt Nam cho đến nay có các đặc tính chưa mang lại hiệuquả tích cực cho phát triển kinh tế Trước hết có thể thấy tỉ trọng của FDI trong sảnxuất công nghiệp khá cao (gần 40% năm 2000) nhưng chỉ chiếm độ 10% trong laođộng công nghiệp (Biểu 1) Dĩ nhiên điều đó cũng có nghĩa là năng suất lao động củacác doanh nghiệp FDI cao hơn các thành phần kinh tế khác Nhưng FDI ít tạo ra côngăn việc làm không phải chỉ vì lý do đó mà chủ yếu vì cho đến nay FDI có khuynhhướng tập trung vào những ngành thay thế nhập khẩu và ít dùng lao động Như Biểu 1cho thấy, vị trí của FDI trong tổng nhập khẩu cao hơn trong tổng xuất khẩu Dĩ nhiêncác doanh nghiệp FDI nhập khẩu nhiều nguyên liệu và máy móc để phục vụ cho cảcác dự án đầu tư hướng về xuất khẩu nhưng nếu phần lớn FDI là hướng về xuất khẩuthì tỉ lệ của FDI trong nhập khẩu sẽ thấp hơn nhiều
Để phân tích sâu hơn tính chất của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, ta thửchia khu vực công nghiệp chế biến (manufacturing sector) thành 23 ngành và tính thửtỉ lệ của tư bản dùng cho mỗi lao động (capital/labor ratio, viết tắt là K/L) và tỉ lệ xuấtkhẩu trong tổng doanh số bán ra (export/sales, viết tắt là E/S) trong từng ngành.Thống kê về tư bản được tính bằng cách cộng tất cả kim ngạch đầu tư đã thực hiện từtrước đến thời điểm cuối năm 2002 Thống kê về lao động lấy số liệu vào cuối năm2002, kim ngạch xuất khẩu và doanh số bán ra là của năm 2002
Trong Hình 3, trục tung đo tỉ lệ E/S và trục hoành đo tỉ lệ K/L Ta thấy ngay rằngtrừ một vài ngoại lệ, những ngành có hàm lượng lao động cao (tỉ lệ K/L thấp) lànhững ngành mà FDI hoạt động chủ yếu là phục vụ xuất khẩu (tỉ lệ E/S cao), điểnhình là may mặc, giày dép, chế biến đồ gỗ, Điều này hợp với lý luận cơ bản về kinhtế quốc tế vì Việt Nam là nước phong phú về lao động nên có lợi thế so sánh trong cácngành có hàm lượng lao động cao
Trang 13Nhưng cho đến nay những ngành mà kim ngạch FDI chiếm vị trí hàng đầu lànhững ngành thay thế nhập khẩu Bốn ngành có kim ngạch FDI nhiều nhất (kimthuộc, thực phẩm và đồ uống, ô tô xe máy và hoá chất) chiếm tới 53% tổng kim ngạchFDI (luỹ kế từ 1988 đến 2002) đều là những ngành có tỉ lệ K/L cao và tỉ lệ E/S thấp.Những ngành thay thế nhập khẩu nầy thường là những ngành được bảo hộ bằng hàngrào quan thuế khá cao Do được bảo hộ và do kỳ vọng vào sự lớn mạnh của thị trườnggần 80 triệu dân, doanh nghiệp nước ngoài có khuynh hướng muốn đầu tư vào cácngành thay thế nhập khẩu.
Dĩ nhiên không phải tất cả các dự án FDI có mục đích thay thế nhập khẩu đềuđáng bị chỉ trích như ta thấy ở một số nghiên cứu khác Nếu các ngành đó dần dầnkhông cần bảo hộ vẫn cạnh tranh được trên thị trường thế giới và do đó chuyển từthay thế nhập khẩu sang xuất khẩu trong tương lai thì vẫn đáng được đánh giá cao(xem như là những ngành non trẻ có thể được bảo hộ trong thời gian nhất định) Mộtđiểm nữa là nếu các dự án FDI thay thế nhập khẩu đó có hiệu quả lan toả (spill overeffects), tác động tích cực trong việc chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh,kích thích phát triển các doanh nghiệp bản xứ và phát triển các ngành công nghiệpphụ trợ trong nước thì những phí tổn bảo hộ cho toàn xã hội sẽ nhỏ đi và các dự ánFDI đó cũng đáng được đánh giá tích cực Nhưng lịch sử FDI của các ngành nầy cònngắn chưa có cơ sở để đánh giá các ngành thay thế nhập khẩu hiện nay thoả mãn cácđiều kiện của những ngành công nghiệp non trẻ không Do đó, ở đ ây ta sẽ chỉ phântích hiệu quả lan toả của các dự án FDI kể cả các dự án thay thế nhập khẩu và hướngvề xuất khẩu
Trang 14II TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI ĐẾN KHU VỰC KINH TẾ TRONGNƯỚC:
1 Kênh di chuyển lao động:
Có thể thấy chỉ tiêu này rất cao ở khu vực doanh nghiệp FDI (43,4%) và cao nhấtở nhóm ngành may mặc và da giày Trong số chuyển đi, khoảng 42% là lao động cókỹ năng, tỷ lệ thấp nhất trong nhóm ngành dệt may - da giày (37%) và cao nhất lànhóm ngành chế biến thực phẩm (50,3%) Nếu so sánh chỉ tiêu này thì khả năng cóthể sinh ra tác động tràn ở ngành chế biến thực phẩm cao hơn là dệt may.
Tuy nhiên 32% số doanh nghiệp FDI được hỏi cho rằng lao động đã chuyển đikhỏi chủ yếu chuyển tới các doanh nghiệp FDI khác, 23% cho rằng số lao động này tựmở Công ty và 18% trả lời lao động chuyên đi làm cho các doanh nghiệp trong nước(số còn lại trả lời không biết) Như vậy, tuy tính linh hoạt về di chuyển lao động khácao của khu vực doanh nghiệp FDI trong ba nhóm ngành trên, nhưng 1/3 số lao độngchỉ di chuyển trong nội bộ khu vực doanh nghiệp FDI và rất có thể phần lớn trong sốhọ là lao động có kỹ năng Kết quả này có phần ủng hộ cho nhận định về hiện tượng co cụmvề lao động của khu vực FDI hay thấy ở các nước đang phát triển.
Chỉ có 4,6% doanh nghiệp trong nước thuộc nhóm ngành chế biến thực phẩm trả lờiđã tiếp nhận lao động từ doanh nghiệp FDI, trong khi không doanh nghiệp nào trong hainhóm còn lại tuyển được lao động từ các doanh nghiệp FDI chuyển sang.
Tổng hợp kết quả các cuộc điều tra gần đây cho thấy các doanh nghiệp FDI tíchcực chuyển giao công nghệ cho lao động ở nhà máy và chuyển giao tri thức điềuhành, quản lý cho kỹ sư, nhân viên quản lý các cấp người Việt Nam Khi nguời ViệtNam không hoặc chưa thoả mãn các điều kiện về chuyên môn, doanh nghiệp nướcngoài mới đưa người ở các nước khác đến Người nước khác ở đây không nhất thiết làngười nước gốc của MNCs mà kể cả người ở các nước thứ ba Đặc biệt nhiều công tyFDI gốc Đài Loan hoặc Hong Kong thường thuê kỹ sư người ở Trung Quốc, công tyFDI Nhật thường thuê người Đài Loan, v.v Sau 3-4 năm hoạt động, các doanhnghiệp FDI dần dần tìm người Việt Nam thay thế để giảm phí tổn sản xuất Tiềnlưong của một kỹ sư người Việt Nam bằng nửa người Trung Quốc và bằng 1/4 ngườicùng trình độ từ Đài Loan sang.
Để tăng hiệu quả việc di chuyển lao động, điều tiên quyết của Việt Nam là cầntăng cường giáo dục, đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực cần thiết Chính sách gầnđây của Việt Nam (hạn chế doanh nghiệp FDI chỉ được dùng người nước ngoài tronggiới hạn 3% tổng lao động trong công ty) là không có cơ sở khoa học và chỉ làm môitrường FDI ở Việt Nam xấu hơn.
Về việc di chuyển lao động, chưa có số liệu đầy đủ để phân tích có hệ thốngnhưng những thông tin liên quan thu thập được trong mấy năm qua cho thấy là hiệuquả chuyển giao rất yếu vì các lý do sau: Thứ nhất, phần lớn đối tác phía Việt Namtrong các liên doanh FDI là doanh nghiệp quốc doanh (SOEs) Người quản lý, lãnhđạo kinh doanh được gửi tới các liên doanh thường là cán bộ ở SOEs hoặc ở các bộ
Trang 15chủ quản của SOEs liên quan Trong số nầy cũng có nhiều người vốn có tinh thầndoanh nghiệp, tinh thần trách nhiệm và ham học hỏi nên đã làm việc hiệu quả trongcác liên doanh, tích cực hấp thu tri thức và kinh nghiệm từ đồng nghiệp nước ngoài.Nhưng một phần khá lớn họ là những người hành động như các quan chức và dồn hếtquan tâm về những vấn đề khác, thay vì làm cho liên doanh phát triển Thứ hai,nguyên tắc nhất trí 100% thành viên hội đồng quản trị áp dụng vào việc quyết địnhcác vấn đề kinh doanh trong liên doanh kéo dài quá lâu, cải thiện quá chậm gây ảnhhưởng hoạt động của doanh nghiệp FDI Vì lý do nầy, MNCs đầu tư ở Việt Nam cókhuynh hướng lập doanh nhgiệp 100% vốn nước ngoài thay vì liên doanh Các liêndoanh trong quá khứ cũng có khuynh hướng xin chuyển sang hình thức 100% vốnnước ngoài
Tóm lại, phân tích kết quả từ hai góc độ: (1) lao động chuyển đi khỏi doanhnghiệp FDI và (2) nguồn lao động mới tuyển dụng của doanh nghiệp trong nước đềucho thấy có hiện tượng di chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và trong nước,nhưng ở mức rất thấp Ngay cả khi chưa tính đến kỹ năng của số lao động di chuyểnnày, điều đó cũng có nghĩa là khả năng xuất hiện tác động tràn cũng rất thấp theokênh này.
2 Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ:
Kết quả điều tra cho thấy, năm 2003 các doanh nghiệp trong nước có tỷ lệ laođộng có kỹ năng thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động kỹ năng của doanhnghiệp FDI Đáng quan tâm hơn tỷ trọng này còn có xu hướng giảm đi theo các năm
Các doanh nghiệp FDI chỉ tiêu cho hoạt động R&D cao gấp gần 3 lần so với cácdoanh nghiệp trong nước, trong đó mức chênh lệch cao nhất ở nhóm ngành cơ khí -điện tử Nếu tính cả chỉ tiêu mức độ tập trung vốn thì có thể thấy sản phẩm có khíđiện tử của khu vực doanh nghiệp FDI có hàm lượng công nghệ cao hơn nhiều và vìvậy khả năng năng xẩy ra tác động tràn là thấp.
Chi cho R&D ở nhóm ngành dệt may cao hơn hẳn so với ngành chế biến thựcphẩm và mức chênh lệch giữa doanh nghiệp trong và nước ngoài là thấp Đáng lưu ýlà xu hướng giảm tỷ trọng chi tiêu bình quân cho R&D so với doanh thu trong khuvực doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong nhóm ngành cơ khí, điện tử Điều này có thể cónhiều nguyên nhân, chẳng hạn các doanh nghiệp không có đối thủ cạnh tranh trongnước.
kết quả điều tra cho thấy tới 70% doanh nghiệp FDI rất ít khi tiếp cận với côngnghệ từ Công ty mẹ chuyển giao và 36% cho rằng ý tưởng đổi mới công nghệ bắtnguồn từ nhu cầu thực tiễn cũa Như vậy, thực tế là các doanh nghiệp FDI ở Việt Namhoạt động khá độc lập với Công ty mẹ ở nước ngoài đặc biệt là trong đầu tư đổi mớicông nghệ Có 2 cách lý giải cho điều này Một là bản thân các Công ty mẹ cũng làCông ty nhỏ, do đó năng lực cho hoạt động R&D không cao và không thể hỗ trợ
Trang 16là các Công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các Công ty vừa và nhỏ.Cách lý giải thứ 2 là Việt Nam chưa phải là thị trường đầu tư trọng tâm, hoặc trình độcông nghệ trong nước yếu dẫn đến không cần thiết phải đầu tư với công nghệ caohơn Chúng tôi cho rằng có thể trong thực tiễn cả hai cách lý giải này đều đúng và bổsung cho nhau.
Như vậy, dù phân tích dưới góc độ nào, kết quả điều tra mẫu 93 doanh nghiệpphần nào phản ánh thực tế ở Việt Nam là ít thấy biểu hiện về tác động tràn tích cựcthông qua kênh chuyển giao công nghệ và nếu xuất hiện thì các tác động cũng chỉ ởmức thấp Theo như kết quả điều tra thì tác động này dễ xảy ra hơn đối với nhómngành dệt may và chế biến thực phẩm.
3 Kênh liên kết sản xuất:
Kết quả điều tra cho thấy, chỉ 31% nguyên liệu sản xuất mà các doanh nghiệp FDIsử dụng được mua từ các doanh nghiệp trong nước, số còn lại mua từ doanh nghiệpFDI, nhập khẩu hoặc mua trực tiếp từ hộ gia đình Quan trọng hơn, chỉ số này hầunhư không thay đổi qua 3 năm từ 2001 – 2003 Về lý do nhập khẩu nguyên liệu, có tới42,6% doanh nghiệp FDI cho rằng nguyên liệu đó không có ở Việt Nam, 15% chorằng có những giá cao hơn nhập ngoại, 25% cho rằng chất lượng không tốt bằngnguyên liệu ngoại nhập.
Kết quả cũng tương tự khi xem cơ cấu nguồn cung cấp nguyên liệu của các doanhnghiệp trong nước Trung bình cho cả 3 ngành chỉ 8% - 13% tổng giá trị nguyên liệumà doanh nghiệp sử dụng được mua từ các doanh nghiệp FDI trong nước.
Xét kênh phân phối sản phẩm cho thấy tỷ lệ sản phẩm mà các doanh nghiệp FDIphân phối thông qua các doanh nghiệp trong nước tương đối thấp, nhất là nhóm ngànhdệt may Một nguyên nhân khách quan quan trọng là chính sách áp đặt tỷ lệ xuất khẩubắt buộc với doanh nghiệp FDI.
Hiệu quả lan toả từ FDI đến các thành phần khác trong nền kinh tế càng cao thìnội lực càng được tăng cường Qua sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI với các doanhnghiệp trong nước (SOEs, doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị cá thể, ), công nghệ vànăng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI đến các thành phần khác
của nền kinh tế Để kiểm chứng hiệu quả nầy, xét ngành cụ thể là ngành may mặc:
Dệt vải và may mặc là những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam Năm2001, hai ngành nầy chiếm độ 11% giá trị tính thêm trong toàn bộ ngành công nghiệpchế biến.Từ đầu thập niên 1990s, may mặc trở thành ngành xuất khâủ hàng đầu củaViệt Nam Vào giữa thập niên 1990, ngành nầy chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩuvà độ 50% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp Với sự lớn mạnh của ngành dagiày và một số ngành xuất khẩu khác, vị trí của ngành may mặc có giảm nhưng vẫnchiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2001.