MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TRÀN

Một phần của tài liệu Tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước (Trang 29 - 34)

Để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ĐTNN, đòi hỏi phải tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, làm cho Việt Nam thực sự là một trong những địa bàn đầu tư hấp dẫn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.

Về môi trường pháp lý, cần khẩn trương soạn thảo các văn bản hướng dẫn Luật Ðầu tư, Luật Doanh nghiệp và ban hành sớm các văn bản này để các nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương có thời gian tìm hiểu và chuẩn bị áp dụng.. Ðồng thời, tiến hành rà soát các chính sách liên quan để kịp thời chỉnh sửa, hoàn chỉnh, bảo đảm sự thống nhất của cả hệ thống luật pháp chính sách về đầu tư; khẩn trương rà soát các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường để thực hiện theo đúng lộ trình.

Về thủ tục hành chính, tập trung sức hoàn thiện cơ chế một cửa ở các cơ quan cấp phép và quản lý đầu tư, tăng cường phân cấp mạnh hơn nữa quản lý đầu tư đi đôi với tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, hải quan,...

Về kết cấu hạ tầng, tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó có việc ban hành quy chế khuyến khích tư nhân đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, phấn đấu không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ðể phát huy lợi thế về nguồn nhân lực, cần tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong nước và nước ngoài, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư.

Về xúc tiến đầu tư, cần triển khai xây dựng các đầu mối xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm, đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, nhất là chuyển mạnh sang hình thức vận động đầu tư theo dự án và đối tác trọng điểm.

Cần duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà đầu tư, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, bảo đảm các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ.

Cần ban hành các chính sách hợp lý nhằm phát triển nhanh ngành công nghiệp phụ trợ, bảo đảm giải quyết tốt hơn việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện cho các nhà ÐTNN. Trong quá trình đó, cần chú trọng sự liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước và nước ngoài, tăng cường tác động lan tỏa của ÐTNN đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Mặc dù sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng hoạt động ÐTNN tại Việt Nam đang đứng trước những thời cơ mới chưa từng có. Ðiều này đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương và địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nắm bắt thời cơ mới để tạo nên một làn sóng đầu tư nước ngoài mới có hiệu quả, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.

Bên cạnh việc chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động trực tiếp của nó đến tăng trưởng kinh tế cần chú ý tới tác động tràn của nó đối với khu vực kinh tế trong nước.Sau đây là một số giải pháp:

Hoàn thiện thể chế phát hiện thị trường các yếu tố đặc biệt là thị trường lao động thị trường công nghệ,thị trường bất động sản thị trường vốn,đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước ,thúc đẩy quá trình mạnh mẽ hội nhập kinh tế qiốc tế,nhanh chóng hình thành hệ thống doanh nghiệp phụ trợ để cùng với các doanh nghiệp FDI tạo nên những nhóm ngành có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Một trong những lý do chính cản trở việc xuất hiện tác động tràn là sự chênh lệch về trình độ công nghệ và thiếu sự liên kết giữa hai khu vực doanh nghiệp. Chênh lệch về công nghệ thể hiện qua nức độ tập trung vốn trên đầu lao động thường gây trở ngại cho chuyển giao công nghệ ở những ngành đòi hỏi vốn lớn như cơ khí điện tử. Do vậy để nâng cao hiệu quả tác động tràn một mặt các doanh nghiệp trong nước cần phải đổi mới công nghệ mặt khác cần phải nâng cao trình độ của lao động để tăng khả năng tiếp thu của người lao động trong việc sử dụng những công nghệ có tính phức tạp.

Để nâng cao trình độ người lao động, cần tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong nước và nước ngoài, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư.

Để nâng cao trình độ người lao động, cần tăng cường mạnh mẽ giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong nước và nước ngoài, nhằm đap ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, và cung cấp các dịch vụ sau bán hàng, từ đó có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Để nâng cao tính liên kết

Đối với kênh chuyến giao công nghệ thì cần phải có một sự liên kết chặt chẽ giữa công ty mẹ và công ty con đối với các công ty xuyên quốc gia. Các công ty mẹ thường chú trọng đến việc cung cấp công nghệ, cung cấp dây chuyền sản xuất cho các công ty con, còn các công ty con là nơi vận hành các kết quả nghiên cứu, là nơi vận hành các dây chuyền sản xuất mới nhất. Do đó các công ty con này khi chuyển giao cho dây chuyền công nghệ cho các công ty nhà nước thì không những phải hướng dẫn việc vận hành, sử dụng công nghệ đó mà còn phải đào tạo công nhân lành nghề để việc sử dụng các công nghệ đó một cách có hiệu quả hơn.

Chú trọng thu hút vốn đầu tư nhưng đồng thời cần nhấn mạnh hơn nữa tác động tràn. Thay vì khuyến khích thu hút FDI vào một số ngành như hiện nay, chỉ nên quy định lĩnh vực cấm đầu tư và cho phép đầu tư vào mọi lĩnh vực ngoài các lĩnh vực cấm

Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp mở cửa hơn nữa cho sự gia nhập thị trường của doạnh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước trong một số ngành mà hiện nay vẫn do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ. Đồng thời thực hiện cam kết về giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Mục đích của các biện pháp trên là nhằm giảm mức độ tập trung của FDI vào một số ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, thu hút nguồn vốn này vào tất cả các ngành, qua đó tạo cơ hội để có tác động lan toả cho các doanh nghiệp trong nước và kinh tế.

Kết luận

Trong khoảng gần 20 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành Việt Nam đã thu được những kết quả khá ấn tượng về thu hút FDI. Cùng với sự tăng

trưởng nhanh về GDP chung của cả nền kinh tế, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP. Thành quả trên được đánh giá là lết quả của cải cách chính sách kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong giai đoạn vừa qua, đồng thời kết quả đó cũng gợi mở về quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong thời gian qua chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam không kém hấp dẫn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng hiệu lực và tính thực thi chính sách thấp làm giảm dòng vốn FDI đăng ký và gây khó khăn cho giải ngân nguồn vốn này. Dù xét dưới góc độ nào, biến động thất thường về FDI đăng ký sẽ bất lợi cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh trong khu vực về thu hút FDI ngày càng gay gắt hơn.

Ngoài ra, ít dự án có quy mô lớn cũng là một dấu hiệu không tốt nếu xét về chuyển giao công nghệ và phổ biến kiến thức. Các Công ty lớn thường có năng lực về công nghệ, nên sự hiển diện của các Công ty này ít ra cũng là biểu hiện cho việc đầu tư sản xuất các hàng hoá vốn có hàm lượng công nghệ cao. Các Công ty lớn còn mang lại niềm hy vọng cho nước nhận đầu tư có được tác động tràn tích cực từ kênh chuyển giao công nghệ và kiến thức.

Mức thu nhập cao phản ánh năng suất lao động cao của khu vực có vốn FDI là một biểu hiện bình thường ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động cao từ khu vực FDI thường mong đợi sẽ lan toả ra các khu vực khác, và thực tế ở một số quốc gia điều đó đã được kiểm định là có xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt Nam cũng cần phải xem xét. Khu vực có vốn FDI tập trung trong các ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, tức được bảo hộ và trong chừng mực nào đó có sức mạnh thị trường. Do vậy, khả năng sinh ra tác động tràn tích cực hay tác động lan toả chắc chắn bị hạn chế. FDI tập trung cao trong các ngành được bảo hộ, tập trung vốn có thể ngăn cản quá trình di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp FDI. Như vậy, khả năng xuất hiện tác động tràn tích cực do di chuyển lao động là rất hạn chế.

Do vậy chính phủ cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam nhưng đồng thời cần chú ý tới tác động tràn của FDI tới khu vực kinh tế trong nước để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương, Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Thống kê, 2004.

2. Lê Minh Toàn, Tìm hiểu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

3. Ngô Công Thành, Thực trạng và xu hướng vận động của các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, 2000.

4. Nguyễn Bích Đạt, Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: kết quả và giải pháp thúc đẩy, Tạp chí Kinh tế và dự báo (số375, trang 3-5), 2004.

5. Mai Ngọc Cường, Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Báo cáo đề tài cấp bộ B98-38-14, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 1999. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh.

7. Vũ Trường Sơn, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam, NXB Thống ×ê, 1997.

8. Ngô Công Thành, Xu hướng vận động và phát triển của các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế (số 125, trang 21-22), 2001. 9. Lê Việt Anh, Khía cạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hội nhập kinh tế. Hội thảo khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân, 1998.

10.Vũ Chí Lộc, Giáo trình Đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục, 1997.

11. Những nội dung kinh tế - tài chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam,NXB Tài chính.

12. Đỗ Thị Thủy, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoáở Việt Nam giai đoạn 1988 - 2005, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, 2001.

13. Lê Thế Giới, Các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển (số 87, trang 8 -10), 2004.

14. Báo cáo tình hình và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn tới, Bộ kế hoạch đầu tư, 2004.

15. Paul Samuelson & Wiliam D.Nordhause, Kinh tế học (bản dịch), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.

16. Ngô Công Thành, Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, 2005.

17. Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2004

18. Phùng Xuân Nha, Đầu tư quốc tế, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001. 19. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 43, NXB Tiến bộ, Matxcơva, 1978.

20. UNCTAD, World Investment Report, New York and Geneva,1998

21. http://www.customs.gov.vn/Default.aspx?tabid=1&mid=520&ItemID=1068

23. http://www.vneconomy.com.vn/vie/article_to_print.php?id=479061caf89590 24. http://www.vneconomy.com.vn/vie/article_to_print.php?id=050610100044 25. http://www.coem.org.vn/vn/asp/infoDetail.asp?area=1&cat=565&ID=1804 26. http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=55&article=44533 27. http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=55&article=50260 28. http://www.neu.edu.vn/thongtin_tt/2005/So%2016/cm9.htm 29. http://www.neu.edu.vn/thongtin_tt/2005/So%2018/cm9.htm

Một phần của tài liệu Tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước (Trang 29 - 34)